Lưu trữ cho từ khóa: ve sinh

Vệ sinh vùng kín đúng cách khi trời trở lạnh

Nhiều phụ nữ thường nghĩ mùa hè nóng bức, mồ hôi nhiều sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại ở “vùng kín” phát triển, làm tăng các bệnh phụ khoa. Nhưng trên thực tế bệnh phụ khoa lại gia tăng hơn trong mùa đông. Dưới đây là những cách giúp vùng kín luôn “khỏe mạnh” trong mùa đông:

Rửa bằng nước ấm

Vào mùa đông, nhiều chị em thường có thói quen rửa vùng kín bằng nước nóng. Cách làm này tuy có thể đem lại sự dễ chịu, ấm áp nhất định nhưng lại có thể gây nguy hiểm cho “cô bé”! Lí do là vì đây là bộ phận rất nhạy cảm với các tác động bên ngoài. Nhiệt độ nước quá nóng có thể gây ra kích ứng, làm cho da khô và lâu dần sẽ gây ra hiện tượng vùng kín bị “vô cảm”. Vì vậy, vào mùa đông, bạn chỉ nên sử dụng nước ấm dưới 30 độ để rửa. Điều này không chỉ mang lại cảm giác dễ chịu nhất định, làm sạch mà còn đảm bảo an toàn cho “cô bé”.

Rửa bằng dung dịch vệ sinh phù hợp

Nhiều chị em tiện thể khi tắm thì dùng luôn xà bông hay sữa tắm để vệ sinh vùng kín mà không biết rằng đây là việc làm rất tai hại. Bởi sữa tắm và nhất là xà bông có chứa nhiều chất tẩy rửa như kiềm và cồn nên rất dễ gây kích ứng những vùng da nhạy cảm trên cơ thể, đặc biệt là “vùng kín”. Việc dùng xà bông hay sữa tắm để rửa có thể làm khô da, mất cân bằng độ pH tự nhiên và tạo cơ hội cho vi khuẩn và nấm phát triển, gây ra các căn bệnh viêm nhiễm ở “vùng kín”.

vesinh 

Không nên dùng xà bông để làm sạch vùng kín. (Ảnh minh họa)

Do đó, theo các chuyên gia, chúng ta chỉ nên sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ để rửa một lần trong ngày, những lần khác chỉ cần rửa sạch bằng nước ấm. Các bạn cũng cần lưu ý chọn loại dung dịch vệ sinh của các nhà sản xuất có uy tín để đảm bảo an toàn cho “cô bé”.

Lau chùi không đúng cách

Nhiều bạn nữ có thói quen lau vùng kín theo chiều từ sau ra trước. Đây là một động tác rất nguy hiểm vì sẽ mang vi khuẩn từ vùng hậu môn vào vùng kín. Thậm chí, nếu lau quá mạnh tay còn có thể khiến vùng kín bị tổn thương.

Ngoài ra, nhiều người còn sử dụng khăn giấy hay khăn ướt có mùi thơm để lau. Điều này ẩn chứa khá nhiều mối nguy hại bởi trong các loại khăn giấy như thế đều có chứa nhiều hương liệu tạo mùi thơm và chất khử trùng mạnh, có thể gây tổn hại đến vùng kín của bạn gái.

Giữ ấm vùng kín

Thời tiết lạnh cũng là lúc tất cả các bộ phận trên cơ thể của chúng ta cần phải giữ ấm để thích nghi. “Vùng kín” cũng không ngoại lệ. Nếu để không khí lạnh xâm nhập vào ‘cô bé” thì có thể khiến “cô bé” suy yếu, giảm khả năng phòng bệnh, kết quả là dễ bị vi khuẩn tấn công, gây ra bệnh phụ khoa. Điều này thường xảy ra ở những chị em có sở thích mặc váy trong mùa đông.

Thay quần lót thường xuyên

Vào mùa đông, thời tiết lạnh khiến nhiều phụ nữ ngại vệ sinh vùng kín, thay đồ lót không thường xuyên. Trong khi vào mùa này lượng quần áo luôn luôn mặc nhiều hơn mùa hè, nhất là các loại quần dày, bó sát như quần jean, quần tất. Việc này khiến cho lượng dịch tiết ra nhiều nhưng không thoát được, tạo môi trường thuận lợi cho các loại nấm phát triển. Nếu bạn không thay quần lót đều đặn sẽ khiến các bệnh viêm nhiễm phụ khoa có xu hướng tăng lên.

quan

Thói quen mặc quần bó sát cũng khiến chị em dễ bị viêm nhiễm phụ khoa

Một điều lưu ý nữa là, khi về nhà, chị em nên hạn chế mắc các loại quần áo bó sát chỉ nên mặc những bộ đồ đơn giản, thoải mái để vùng kín được thông thoáng.

Theo Megafun.vn

7 nguyên tắc trong việc vệ sinh cơ thể

Cơ thể sạch sẽ cũng là bí quyết giúp bạn phòng ngừa bệnh tật. Muốn được như vậy, bạn không nên bỏ qua các nguyên tắc vệ sinh như dưới đây.

1. Đánh răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày

danhrang

Đánh răng sáng, tối là điều bắt buộc, nhưng ngoài ra, trong ngày, sau khi ăn, nếu cần thiết bạn có thể đánh răng. Tuy nhiên, bạn cần nhớ không nên đánh răng ngay sau khi ăn mà hãy chờ khoảng 30 phút để tránh tình trạng axit làm mòn răng. Đánh răng giúp làm giảm mảng bám, vi khuẩn trên răng, ngăn ngừa sự hình thành cao răng, gây sâu răng. Hơn nữa, việc này cũng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa hơi thở có mùi khó chịu.

2. Dùng chỉ nha khoa hàng ngày

Ngoài việc đánh răng, dùng chỉ nha khoa cũng là điều hết sức cần thiết. Dùng chỉ nha khoa cũng làm giảm vi khuẩn trong miệng và loại bỏ thức ăn bám lại trên răng gây ra vi khuẩn. Trong nhiều trường hợp, đánh răng không loại bỏ được vi khuẩn sâu trong kẽ răng nhưng chỉ nha khoa có thể giúp bạn làm được điều này, nhờ đó răng miệng bạn khỏe mạnh hơn.

3. Rửa mặt hàng ngày

danhrang1

Không phải rửa mặt nhiều là sẽ tốt. Bạn chỉ cần rửa mặt khi cần thiết (buổi sáng, buổi tối hoặc khi ra ngoài về…). Rửa mặt quá mạnh dễ khiến da bị mất chất nhờn, lớp biểu bì bên ngoài da cũng bị ảnh hưởng khiến cho khả năng bảo vệ cơ thể của da bị suy giảm. Khi rửa mặt, hãy chú ý vệ sinh những “ngóc ngách” trên mặt như khóe miệng, hốc mắt… để loại bỏ hết bụi bẩn và vi trùng trú ngụ trong đó.

4. Không gội đầu quá mạnh

danhrang2

Gội đầu là việc bạn cần làm để giữ cho tóc sạch. Tóc sạch không phải chỉ vì mục đích thẩm mĩ mà còn là điều kiện cần thiết để loại bỏ gàu trên tóc, giảm tình trạng da đầu tích nhiều dầu, về lâu dài sẽ dẫn tới ngứa đầu hoặc viêm da đầu. Cũng giống như mặt, bạn không cần thiết phải gãi đầu quá mạnh khi gội để tránh tình trạng tổn thương da đầu, vi trùng dễ xâm nhập gây ra nấm đầu.

5. Giữ tay sạch sẽ

Rửa tay sau khi đi vệ sinh, sau khi ăn hoặc sau khi tiếp xúc với những vật có nguy cơ nhiễm khuẩn cao là điều hết sức cần thiết. Rửa tay là một trong những cách phòng bệnh hiệu quả vì nếu tay bạn lây vi khuẩn, vi khuẩn sẽ vào cơ thể rất nhanh vì tay thường xuyên chạm vào mặt, da của bạn.

6. Tắm hàng ngày

danhrang3

Nhiều người cho rằng không cần thiết phải tắm khi cơ thể không ra mồ hôi, không có mùi cơ thể… Nhưng điều này không đúng. Cho dù cơ thể không có mùi hôi nhưng sau cả ngày sinh hoạt, vận động, các chất bẩn vẫn bám trên da bạn. Hơn nữa, trong một ngày, một lượng tế bào da cũng tự chết đi và đọng lại trên da. Nếu bạn không tắm để loại bỏ da chết với bụi bẩn thì sẽ tăng nguy cơ xuất hiện vi trùng gây viêm da.

Hơn nữa, tắm rửa hàng ngày còn giúp cơ bắp thư giãn để giải tỏa căng thẳng, trầm cảm. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, tắm có thể giúp gia tăng lượng bạch cầu trong máu, gián tiếp cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể và giúp máu tuần hoàn tốt hơn.

7. Vệ sinh “vùng kín” bằng nước sạch

Thông thường, trong môi trường âm đạo có sự cân bằng giữa các vi khuẩn tốt và vi khuẩn xấu. Khi sự cân bằng đó bị phá vỡ do svi khuẩn xấu phát triển quá mức thì bạn sẽ mắc các bệnh phụ khoa. Vì vậy, giữ vệ sinh “vùng kín” là điều hết sức cần thiết.

Để giữ vệ sinh cho “vùng kín”, chị em nên mặc đồ lót thoáng mát, luôn khô ráo và hàng ngày nên rửa vệ sinh bằng nước sạch. Trong những ngày “đèn đỏ”, chị em nên thay băng vệ sinh trong vòng 4 – 6 tiếng để hạn chế vi khuẩn trong âm đạo phát triển. Nên thay băng vệ sinh và rửa sạch âm hộ nhiều lần trong những ngày có kinh.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý một vài nguyên tắc giữ vệ sinh khác như sau:

- Che miệng khi hắt hơi: Đây không chỉ là cách cư xử lịch sự mà còn giúp tránh lây bệnh sang cho những người khỏe mạnh (trong trường hợp bạn đang mắc bệnh nào đó).

- Cắt móng tay: Cắt và làm sạch móng tay, móng chân của bạn ít nhất một lần mỗi tuần hoặc khi móng dài ra. Móng tay, móng chân dài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi trùng “ẩn nấp” dưới móng và tăng nguy cơ hại hại cho sức khỏe nếu chẳng may chúng xâm nhập vào cơ thể qua việc dùng tay chạm vào thức ăn.

Theo ttvn.vn

The post 7 nguyên tắc trong việc vệ sinh cơ thể appeared first on Tin Sức Khỏe.

Những cách đơn giản để tạm biệt “cứt trâu” cho bé

(Webtretho) "Cứt trâu" là hiện tượng thường gặp ở nhiều trẻ sơ sinh khi các bã nhờn vẫn còn bám lại trên thóp, đầu bé, tuy không gây hại nhưng làm bé "kém đẹp". Một vài mẹo nhỏ từ kinh nghiệm của các mẹ sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề này.

Ảnh: Getty images

"Bạn dùng baby oil của Johnson như thế này nhé: bôi dầu vào những chỗ có 'cứt trâu', chờ khoảng 8-10 tiếng sau thì dùng lược bí chải nhẹ lên đó, sau đó gội sạch lại bằng dầu gội đầu. Đảm bảo chỉ sau 1 lần là có thể sạch hết. Vấn đề là không để bé có thể bị lại. Mình thì thường xuyên dùng dầu gội đầu và nước chanh thay nhau để gội đầu cho bé hàng ngày."

"Các mẹ lấy vaseline (loại hộp bôi thuốc nẻ tròn dẹt của Nga ý) bôi lên chỗ bị cứt trâu để khoảng 20 phút lấy lược chải nhẹ hoặc lấy tay xoa nhẹ là nó tự bong. Làm thế vài lần là khỏi. Bé nhà mình ngày trước cũng bị cứt trâu mà dùng baby oil cũng chẳng thấy đỡ mình được mọi người mách cho cách này. Hết ngay."

"Để chữa cứt trâu trên đầu bạn có thể mua savon Oilatum (khoảng 50.000VND) để gội đầu cho bé. Trước đây bé nhà mình cũng bị cứt trâu, gội và thoa đủ thứ không hết, cuối cùng bác sỹ Nhi Đồng 1 chỉ loại savon này mà hết đấy. "

"Cún của bety lúc sanh ra đầu rất sạch, vậy mà sau tháng thứ 2 thì bị ở hai chân mày trước, bety đã dùng cây tăm bông (cotton buds) để thấm vào baby oil của Johnsons và xát nhẹ nhẹ lên chỗ có cứt trâu thì tróc ra liền, hết phần chân mày thì đến thóp thở (đỉnh đầu), cũng lặp lại bước cũ thế là đầu của Cún sạch trơn".

Và còn nhiều kinh nghiệm khác nữa, bạn hãy cùng trao đổi với các mẹ nhé!

Cách lau đồ dùng nhà bếp bị ám khói, mỡ, bẩn lâu ngày

(Webtretho) "Các mẹ Biết Tuốt ơi, có cách nào lau sạch được các thiết bị nhà bếp bẩn lâu ngày không nhỉ? Thỉnh thoảng nhìn mà mẹ cháu thấy ngứa mắt quá: nào là bếp ga, máy hút mùi, lò vi sóng, tường cạnh bếp đun nữa, ngày nào cũng lau rồi nhưng lâu ngày vẫn cứ bám cáu lại, bẩn quá. Lại cả đáy nồi inox nữa, mẹ cháu cũng đã dùng nước rửa bát rồi nhưng chỉ đỡ đi thôi, không biết có loại nào chuyên dụng hơn không nhỉ? Các mẹ chỉ giùm mẹ cháu với!"

webtretho_vệ sinh bếp

Trong bếp có rất nhiều vết bẩn cứng đầu, phải chùi sao cho sạch? (Ảnh: Inmagine)

Lời "cầu cứu" trên đây của ID Son Son có lẽ cũng là tâm sự của rất nhiều chị em phụ nữ khác. Phải làm sao đây, phải làm sao? Bạn hãy cùng vào chia sẻ kinh nghiệm giữ nhà bếp của mình sạch bong kin kít nhé!

Vệ sinh kính sát tròng đúng cách

Tôi thường xuyên đeo kính áp tròng nhưng không biết cách để vệ sinh đúng cách, nhờ BS chỉ giùm tôi với.

Chào bạn,

Nếu bạn đang sử dụng loại kính áp tròng có thể sử dụng nhiều lần, bạn cần biết cách bảo quản và vệ sinh đúng cách để nó không gây ảnh hưởng tới đôi mắt của mình.

ve-sinh-kinh-sat-trong-dung-cach

Bạn nên:

- Thay hộp ngâm kính mỗi tháng một lần để đảm bảo cho kính áp tròng luôn được đặt trong môi trường dung dịch sạch, không có bụi bẩn tích tụ trong thời gian dài.

- Vệ sinh hộp ngâm kính áp tròng bằng nước sôi.

- Chọn dung dịch rửa kính có date dài.

- Đậy nắp hộp dung dịch khi ngâm kính áp tròng để hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào nước.

- Ngâm kính áp tròng ngập trong dung dịch vệ sinh kính.

- Vệ sinh tay sạch sẽ, nhất là ngón tay bạn dùng để lấy kính áp tròng đưa vào bắt.

- Bảo quản kính trong khay chuyên dùng, không dùng chai lọ hoặc chén bát đựng tùy tiện.

Bạn không nên sử dụng lại dung dịch rửa kính cũ, không dùng xà phòng để rửa, không dùng nước muối hoặc các dung dịch không dành để rửa kính áp tròng; không vội lấy kính áp tròng ra khỏi dung dịch, để đảm bảo rằng vi khuẩn có hại đã bị diệt hết ít nhất phải ngâm kính trong vòng 4 giờ. Khi mang kính ra sử dụng thì không nên dùng miệng thổi khô nước.

Chúc các bạn sức khỏe!

(Theo Đẹp online)

Kinh nghiệm vệ sinh dọc đường về quê ăn Tết cho mẹ bầu

(Webtretho) Ai đã từng đi xe khách đường dài để về quê hoặc du lịch thì đều hiểu được những khổ sở của việc này - từ đau mỏi mình mẩy cho đến nỗi niềm tế nhị liên quan đến nhu cầu bài tiết. Đối với các bà mẹ mang thai có nhu cầu bài tiết thường xuyên hơn nhiều so với người bình thường, vấn đề này quả là rắc rối gấp bội.

Sắp đến Tết rồi, lại có những mẹ đang chuẩn bị phải khăn gói quả mướp ngồi xe khách nhiều giờ đồng hồ để về quê. Bạn hãy cùng chia sẻ kinh nghiệm giúp họ bớt khổ sở hơn trong vấn đề tế nhị này để vui vẻ về đoàn viên cùng gia đình nhé!

 

Vệ sinh tủ lạnh để cả gia đình “tốt bụng” hơn trong năm mới

(Webtretho) Khi xuân về Tết đến, ngoài việc tính chuyện vui chơi, sắm sửa, về quê… thì chúng ta cũng không thể nào không nhắc đến chuyện vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa cho tươm tất để đón năm mới. Và bạn hãy nhớ ghi thêm “vệ sinh tủ lạnh” vào danh sách những công việc phải làm để bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa và sức khỏe chung của cả gia đình.

Vệ sinh tủ lạnh không chỉ để căn bếp của bạn trông tươm tất gọn gàng, mà quan trọng hơn là vì thực phẩm để quá lâu trong tủ lạnh hoặc bảo quản không đúng nhiệt độ có thể chứa nhiều vi khuẩn gây nên nhiều bệnh tật. Vậy nên:

Khi hoài nghi, tốt nhất hãy vứt đi!

Nếu thực phẩm có màu hoặc mùi lạ thì bạn đừng bao giờ nếm thử làm gì. Những mốc meo mà bạn nhìn thấy được trên bề mặt của thực phẩm chỉ là bề nổi, bên dưới nó có thể có những chất độc mà bạn không thể nào quan sát được bằng mắt thường. Đối với một số thực phẩm như phô mai cứng, salami, hoặc một số loại trái cây cứng, bạn có thể cắt bỏ đi bề mặt bị hư và dùng tiếp nhưng phải cắt cả phần thật rộng quanh vùng mốc mà bạn thấy. Tuy vậy, nói chung là thực phẩm đã bị mốc thì bạn đừng tiếc nữa.

webtretho_thực phẩm bị hỏng

Nếu đã nghi ngờ chất lượng của thực phẩm trong tủ lạnh, tốt nhất là bạn không nên dùng nó nữa (Ảnh: Inmagine)

Bên cạnh đó, không phải lúc nào bạn cũng có thể nhận biết thực phẩm đã hư qua mùi và bề ngoài của chúng, đừng đem sức khỏe của mình ra làm “con tốt”. Các chuyên gia FDA khuyên bạn rằng: “Nếu không chắc chắn về chất lượng thực phẩm thì tốt nhất là bạn không nên sử dụng!”

Có thể bạn đã biết cần vứt đi những chai lọ, hộp đựng những thứ thực phẩm kỳ bí “khai quật” được trong tủ lạnh. Nhưng còn những hũ đựng gia vị đã mở ra sử dụng lay lắt cả mấy năm trời rồi thì sao? Hầu hết chúng giữ được sự tươi ngon trong vòng đôi ba tháng được cất giữ ở các ngăn trên cánh cửa tủ. Thành phần axit sẽ giúp chúng có khả năng tự chống nhiễm khuẩn cao hơn so với các loại thực phẩm khác, tuy vậy, chất lượng của chúng chắc chắn cũng sẽ giảm dần theo thời gian.

Ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa

Trách nhiệm bảo quản thực phẩm của bạn bắt đầu ngay khi bạn thanh toán hóa đơn tại siêu thị, vì thế bạn nên kiểm tra kỹ càng chất lượng và hạn sử dụng của sản phẩm trước khi quyết định chọn mua. Và sau khi mua, hãy về thẳng nhà để sắp xếp chúng, bạn hãy xem hướng dẫn sử dụng in trên nhãn sản phẩm để quyết định cách cất trữ nào là tốt nhất.

Giữ môi trường trong tủ lạnh sạch sẽ cũng là việc không kém quan trọng. Hãy lau sạch các loại thức ăn trong tủ ngay khi chúng bị rơi vãi; và mỗi tuần một lần, hãy lau bên trong tủ lạnh, các ngăn, và cả miếng ron cao su bằng chất tẩy rửa nhẹ để khử trùng. Ngoài ra, hãy bảo đảm nhiệt độ trong tủ lạnh không quá 4oC và ngăn đông đá không cao hơn 0oC. Bạn hãy kiểm tra nhiệt độ tủ thường xuyên, đặc biệt là vào mùa hè để kịp thời điều chỉnh.

Những việc nên và không nên trong bảo quản thực phẩm

- Dù bạn thấy tủ lạnh nhà mình có thiết kế các vỉ để trứng ở các ngăn cánh cửa tủ nhưng ngày nay, các chuyên gia khuyên bạn hãy để nguyên trứng trong hộp và cất trong ngăn chính tủ lạnh.

webtretho_trứng và sữa

Nếu bạn có thói quen cất trứng và sữa ở các ngăn trên cánh cửa tủ lạnh, hãy sửa đi nhé! (Ảnh: Inmagine)

- Đừng rửa thực phẩm tươi sống nếu bạn chưa định dùng ngay.

- Hãy để không khí lưu thông trong tủ lạnh hoặc tủ đông, đừng lèn kín hết tất cả các chỗ trống. Nếu không khí không lưu thông tốt, bạn sẽ rất khó để kiểm soát nhiệt độ trong tủ.

- Hành tây và khoai tây nên được cất trong nơi khô ráo mát mẻ chứ đừng cho vào tủ lạnh hoặc cất bên dưới bồn rửa ẩm ướt.

- Sử dụng sản phẩm theo hạn dùng ghi trên bao bì sản phẩm, tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng hạn dùng này sẽ không được áp dụng sau khi bao bì sản phẩm đã được mở ra (vd: nếu bạn mở bao bì sản phẩm để sử dụng trước 3 tuần so với hạn in trên bao bì, thì thời gian để bạn phải tiêu thụ hết chỗ thực phẩm này sẽ không còn là 3 tuần nữa mà chỉ còn như hạn sử dụng các thực phẩm chế biến khác – 3-5 ngày).

- Thức ăn đã nấu xong, bạn có thể để ở bên ngoài tối đa 2 tiếng trước khi cho vào hộp đựng kín và cất trong tủ lạnh, chỗ thực phẩm này nên sử dụng trong 3 – 5 ngày.

- Các loại thịt, cá tươi phải được bảo quản ở ngăn đá của tủ lạnh và phải được bọc kín để tránh nước thịt rỉ, dính sang những thực phẩm khác. Nhìn chung, các loại thịt tươi (bò, heo, gà, cá…) chỉ nên trữ trong tủ lạnh trong vòng 1-2 ngày, thức ăn chế biến sẵn mua ở siêu thị cũng 1-2 ngày.

>> Nếu gia đình bạn có ý định thay một chiếc tủ lạnh mới, để đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của gì đình mình, mời bạn tham khảo một số kinh nghiệm chọn mua tủ lạnh.

Món ngon đường phố “vừa ăn vừa run”

Những món ngon trên đường phố như ngô luộc, xúc xích… từ lâu đã quen thuộc với nhiều người. Nhưng theo các chuyên gia, đây lại là những món ngon tiềm ẩn nhiều căn bệnh vào người.


xuc-xich
Đồ ăn vặt đường phố tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh

1. Nem chua rán:

Chỉ 2.000 đồng, mọi người đã được thưởng thức một chiếc nem chua rán nóng. Địa bàn hoạt động chính của những “gánh hàng nem” chính là những nơi tập trung nhiều học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, đây lại là loại thực phẩm rất mất vệ sinh.

Trong nem chua tồn tại các loại vi khuẩn gây thối rữa, vi khuẩn gây bệnh và các ký sinh trùng như giun sán. Thống kê của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), có tới 88% nem chua, giò chả chứa vi khuẩn gây bệnh đường ruột.

PGS.TS Phan Thị Sửu (Hội Khoa học kỹ thuật ATTP) cho biết: Đồ chiên rán như nem chua rán thường dùng dầu, mỡ chiên đi chiên lại nhiều lần gây biến chất vì tạo thành axit béo dạng xấu (trans fat) không có lợi cho sức khỏe, gây  đầy bụng, khó tiêu, nguy hiểm cho người béo phì và bị bệnh tim mạch.

Ngoài ra, nem chua rán thường có độ mặn cao, nếu ăn thường xuyên sẽ tạo thành thói quen ăn mặn gây thừa muối, tạo ra nguy cơ tăng huyết áp. Nguy cơ tăng huyết áp càng cao ở những trẻ thừa cân, béo phì. Trẻ bình thường ăn mặn về lâu dài cũng có nguy cơ cao mắc bệnh tăng huyết áp khi lớn. Ngoài ra ăn cay, nóng quá cũng không tốt cho dạ dày, đường ruột.

2. Xúc xích:

Ở khắp các vỉa hè, khu chợ, bên cạnh trường học thì xúc xích là món được nhiều giới trẻ ưa chuộng. Nhiều em nhỏ trở thành “tín đồ” của món ăn này. Xúc xích khi đã qua lò nướng hoặc đem rán thì dù là hàng “xịn” hay hàng nhái đều rất khó phân biệt được.

Vì thế, hầu hết các quầy xúc xích vỉa hè đều lấy hàng đã qua sơ chế. Khách đến mua, nếu yêu cầu làm nóng, sẽ được chủ quán đảo qua lò nướng nên khó có thể nhận biết được đây là xúc xích của hãng nào và có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không.

PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết, rất nhiều xúc xích được bán rong có nguồn gốc không rõ ràng, được chế biến từ thịt ôi thiu trong những cơ sở tư nhân thiếu an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xúc xích thường phải sử dụng chất bảo quản tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây bệnh. Các chất bảo quản sử dụng phổ biến trong xúc xích là kali sorbate và nitrit. Chất này vừa bảo quản thực phẩm lâu vừa làm xúc xích tươi, đỏ màu. Tuy nhiên, trong quá trình tiêu hóa, chất này sẽ phản ứng với axit amin có trong thịt để tạo thành chất gây ung thư nitrosamine ở ruột của chúng ta.

Ăn nhiều xúc xích, trẻ có thể lâm vào 3 tình trạng: Thừa năng lượng dẫn đến béo phì, dễ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư…Chán ăn dẫn đến suy dinh dưỡng. Trẻ có thể rối loạn tiêu hóa kéo dài, rối loạn hệ thần kinh, gây ra trạng thái kích động, cười đùa ngoài tầm kiểm soát.

3. Ngô luộc:

Ngô vốn là một loại ngũ cốc rất giàu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người bán hàng dùng những “mánh khóe” làm cho cho ngô vừa ngon, ngọt lại vừa tiết kiệm được nhiên liệu. Họ thường cho thêm một lượng đường hóa học nhất định, thậm chí là dùng cả pin và muối diêm để luộc ngô.

Các chuyên gia cho biết, việc luộc ngô với pin sẽ khiến ngô nhiễm chì. Ngộ nhiễm độc chì làm suy giảm trí tuệ, lùn, khả năng học kém, rối loạn tư duy. Muối diêm chỉ được sử dụng trong một số thực phẩm nhất định như trong thịt lạp sường để tiêu diệt vi sinh vật trong thịt chứ không thể dùng cho ngô.

Đặc biệt, khi dùng muối diêm, cũng phải dùng với 1 liều lượng cho phép để tránh độc hại. Vì muối diêm có chứa nhiều nitrit nếu không tuân thủ về liều lượng thì sẽ gây bệnh ung thư.

4. Hoa quả dầm

Các loại hoa quả dầm cũng là món ăn đường phố được nhiều người ưa thích bán nhan nhản tại các cổng trường học, cổng chợ. Đáng lo ngại là các loại xoài dầm, cóc dầm, dứa dầm… màu đỏ choét, ngọt lịm được phơi bày giữa đường không có che đậy.

PGS.TS Phan Thị Sửu cho biết, các loại hoa quả xanh có vị chua như xoài, cóc, dứa, ômai… có lượng axit lớn, khi ăn quá nhiều trong thời gian dài dễ dẫn đến thừa axit trong dạ dày. Khi các loại quả trộn với bột ớt không rõ nguồn gốc, mức độ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các quầy hàng rong không cao nguy cơ ngộ độc thực phẩm là khó tránh khỏi.

Hơn nữa, để làm hoa quả dầm người bán hàng thường sử dụng đường hóa học. Đường hóa học không tạo năng lượng, không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất nguy hại nếu là đường hóa học cyclamate. Đây là loại đường bị cấm sử dụng trong thực phẩm, không tốt cho gan, thận.

(Theo GĐXH)

Những nghề nghiệp tăng nguy cơ hen suyễn

 Vệ sinh, làm đồng án, in ấn và làm tóc là những công việc có liên quan đến sự phát triển bệnh hen suyễn ở người lớn.

Kết luận trên được đưa ra sau khi các nhà khoa học tại Đại học Imperial College London (Anh) theo dõi mối liên quan giữa công việc và bệnh hen suyễn ở gần 10.000 người trong 15 năm, theo báo The Telegraph.

Giới nghiên cứu phát hiện 9% trong số những người tham gia mắc hen suyễn trước 42 tuổi, trong đó không có người nào mắc bệnh này khi còn nhỏ.

hoa-chat
Làm công việc vệ sinh có nguy cơ mắc hen suyễn cao do tiếp xúc hóa chất -
Ảnh: Reuters

Nghiên cứu mới cho thấy môi trường làm việc có tác động tới nguy cơ hen suyễn ở người lớn nhiều hơn so với việc hút thuốc.

Theo đó, người làm công việc vệ sinh, nông dân, thợ làm tóc và công nhân in có nguy cơ mắc hen suyễn cao.

Trong đó, nông dân, công nhân in và thợ làm tóc có nguy cơ mắc hen suyễn cao lần lượt gấp bốn, ba và gần hai lần so với nhân viên văn phòng.

Theo các nhà khoa học nói trên, các sản phẩm làm sạch, enzim, kim loại và vải nằm trong số những vật liệu ở môi trường làm việc được xác định có liên quan đến nguy cơ hen suyễn.

Tác giả nghiên cứu Rebecca Ghosh cho rằng, phần lớn chủ lao động, nhân viên và các nhân viên y tế hiện chưa nhận ra nguy cơ hen suyễn từ môi trường làm việc.

Do đó, việc nâng cao nhận thức rằng hen suyễn hoàn toàn có thể phòng tránh được sẽ góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh này.

Còn nhà phân tích nghiên cứu về hen suyễn Malayka Rahman nhấn mạnh: “Nghiên cứu mới tập trung vào một nhóm người, đặc biệt là những người làm các công việc liên quan đến vệ sinh, người lau dọn hay nhân viên chăm sóc cá nhân tại nhà, vốn có nguy cơ mắc hen suyễn do phơi nhiễm hóa chất mà họ tiếp xúc trong công việc hằng ngày. Chúng tôi khuyên bất kỳ ai làm việc trong các lĩnh vực được nghiên cứu trên gặp vấn đề khó thở nên tìm đến bác sĩ”.

Nghiên cứu mới được đăng trên chuyên san Thorax.

(Theo Thanhnien)

Thói quen giúp bé khỏe mạnh trong năm mới

Hãy bắt đầu năm mới với những giải pháp lành mạnh dưới đây để giúp bé yêu luôn mạnh khỏe.

1. Dành thời gian cho con: Dù cuộc sống bận rộn thế nào thì bạn cũng đừng quên dành thời gian cho con trẻ. Những giờ phút cả gia đình được quây quần vui đùa bên nhau không chỉ tốt cho trẻ mà còn tốt cho cả bản thân bạn nữa.

tre-em

2. Làm sạch răng bằng chỉ tơ nha khoa mỗi tối: Ngay cả nếu bọn trẻ nhà bạn không thể tự sử dụng chỉ tơ thì bạn hãy giúp trẻ mỗi tối. Điều này không những đảm bảo vệ sinh răng, lợi mà còn giúp trẻ hình thành một thói quen tốt.

3. Ra ngoài trời để cải thiện tâm trạng: Dạo bộ cùng gia đình, đạp xe tới thư viện, hít thở không khí trong lành và tận hưởng ánh sáng mặt trời là những cách hữu hiệu giúp mọi người cải thiện tâm trạng.

4. Đơn giản hóa bữa ăn nhanh: Hãy cắt nhỏ rau củ và trữ trong tủ lạnh để bọn trẻ luôn có sẵn những bữa ăn nhanh lành mạnh và tốt cho sức khỏe.

5. Nuôi dưỡng tâm hồn trẻ: Hãy hỏi bọn trẻ xem chúng muốn học gì mỗi tháng và lên kế hoạch học tập cùng con nhằm nâng cao sự hiểu biết và khả năng tưởng tượng của con.

6. Tăng lượng sữa: Tăng lượng sữa ít béo, sữa chua và các sản phẩm từ sữa có thể giúp trẻ bổ sung calci rất tốt cho xương.

7. Rửa tay: Cùng trẻ tạo thói quen rửa tay trước mỗi bữa ăn và sau khi đi vệ sinh để loại bỏ vi khuẩn và phòng ngừa bệnh tật.

8. Đảm bảo bữa sáng: Hãy bắt đầu mỗi ngày với bữa sáng cân bằng và giàu protein.

(Theo ANTD)