Lưu trữ cho từ khóa: vành tai

Giúp con bú bình

Khi con được 4 tháng tuổi, thời gian nghỉ thai sản đã hết, các bà mẹ mới “giật mình” tìm cách tập cho trẻ bú bình. NHưng đây quả là một “cuộc chiến” bởi trẻ đã quen và yêu thích bầu vú mẹ.

Phản xạ bú mút có ngay từ khi bé vừa sinh ra. Phản xạ này giúp bé có thể ngậm vú mẹ và bú sữa mẹ. Đối với những bé bú mẹ trong thời gian dài, sau đó chuyển sang bú bình bé dễ dàng nhận thấy núm “ti” giả cứng và không thoải mái như khi bú mẹ. Vì vậy, việc tập cho bé bú bình thường khá vất vả, nếu không nắm bắt được tâm lý của bé, bạn sẽ khó để “dỗ” bé sử dụng “phương tiện thay thế” này.

Làm quen với “ti” giả

Trước khi tập cho con bú bình, bạn hãy giúp con làm quen với “ti” giả. Bạn nên chọn mua “ti” giả (lưu ý “ti” giả và đầu “ti” bình sữa phải giống nhau để tạo cho bé cảm giác quen thuộc), vệ sinh sạch sẽ bằng cách tiệt trùng, sau đó đưa bé cầm chơi. Trẻ con giai đoạn này thường cho vào miệng những gì có trong tay, vì vậy bé cũng dễ dàng đưa “ti” giả vào miệng. Lúc đầu sẽ là cắn, nhai, sau đó là mút, bú. Nếu bạn nhận thấy bé có vẻ thích và hài lòng với “ti” giả đang ngậm trong miệng, có nghĩa bước đầu bạn đã thành công.

Nên chú ý, bạn chỉ tập cho bé làm quen với “ti” giả trong thời gian ngắn, để tránh trường hợp bé “ghiền” “ti” giả.

Chọn bình sữa cho con

Bạn nên lựa chọn bình sữa hình dáng đầu “ti” tương đương với vú mẹ (ví dụ như: đầu “ti” tròn đầy, vừa phải…). Nếu sữa mẹ chảy nhiều, nên chọn loại bình cổ rộng (sữa sẽ chảy nhanh hơn), và ngược lại.

Bạn cũng nên chú ý đến chất liệu của núm “ti”. Có thể mua cùng lúc nhiều loại núm như núm làm bằng cao su hoặc silicon để bé thử. Khi bé hài lòng với núm nào nhất, nên duy trì loại núm đó trong suốt giai đoạn bé bú bình.

Tập bằng sữa mẹ

Với những bé được bú mẹ ngay từ khi lọt lòng, bé sẽ khó chấp nhận loại sữa có mùi, vị khác. Vì vậy, để bé có “thiện cảm” với bình sữa, giai đoạn đầu nên vắt sữa mẹ vào bình và tập cho bé bú. Sữa mẹ tạo cho bé cảm giác thân thuộc và dễ dàng bú mút. Khi bé đã thực sự quen bú bình bạn mới nên thay bằng sữa công thức. Tuy nhiên cũng cần tập để cho bé làm quen dần, chẳng hạn như: 3 cữ sữa mẹ, 1 cữ sữa công thức/ngày, sau đó tăng lên 2 cữ sữa mẹ, 2 cữ sữa công thức/ngày…

Tập bú vào giờ nhất định

Khi bé chưa thực sự quen với việc bú bình, bạn nên tập cho bé bú vào một thời gian nhất định trong ngày. Nếu bé “dễ chịu” có thể cho bé bú bình vào lúc bé đang đói. Trong trường hợp bé không chịu bú khi thức - kể cả lúc đang đói, bạn nên tập cho bé bú lúc bé lơ mơ ngủ (ngủ chưa say), lúc này phản xạ mút, bú của bé sẽ lên cao nên bé dễ chấp nhận núm “ti” hơn. Nếu khi ngủ mà bé vẫn không chịu bú bình, bạn nên sờ nhẹ vào vành tai bé, bé sẽ hơi tỉnh (đừng để bé thức giấc), theo quán tính mút “ti” mẹ mà bé chịu bú bình. Nếu kiên trì bạn sẽ thành công.

Tư thế bú

Khi cho bé bú bình, bạn nên chú ý để bé nằm gối cao đầu, hơi nghiêng một chút để không bị sặc sữa. Với bé mới tập bú bình, bạn hãy tạo cho bé cảm giác như đang được ti mẹ, từ tư thế ôm bé, chỗ ngồi đến cách cầm bình... Như vậy bé sẽ có cảm giác quen thuộc, không lạ với ti bình.

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

Trẻ sơ sinh hay trớ có nên gối cao đầu?

Tôi mới sinh con đầu lòng được mấy tháng, cháu hoàn toàn khỏe mạnh nhưng cứ mỗi lần cho bú xong đặt cháu ngủ được lúc thì lại bị trớ sữa.

Có người khuyên gối cao đầu lên, có người lại khuyên không được gối cao đầu vì gây nghẹo cổ khó thở. Tôi không biết làm thế nào là đúng, xin quý báo tư vấn. - Đỗ Thị Tuyết (Quảng Ninh)

Trẻ sơ sinh không nên gối cao đầu

Do đặc điểm giải phẫu sinh lý về dạ dày và ruột mà trẻ sơ sinh dễ bị nôn, các đặc điểm đó là: vận động của thực quản yếu, các lớp cơ phát triển chưa hoàn thiện, thức ăn đi qua chậm, dễ bị tắc đọng, lớp cơ ở tâm vị phát triển không tốt, bị lỏng lẻo, đóng không chặt làm cho thức ăn trong dạ dày chảy ngược lên thực quản, do dạ dày ở tư thế nằm ngang nên không thể chứa nhiều thức ăn (bú nhiều). Nhất là khi trẻ vừa bú no đặt trẻ nằm ngửa hoặc vần trẻ nhiều, như thay tã trẻ sẽ dễ bị nôn.

Để giảm bớt hiện tượng trớ sữa ta có thể lót chăn kê nửa người phía trên của bé hơi cao lên hoặc cho bé nằm nghiêng bên phải. Khi trẻ nằm nghiêng chú ý đừng để vành tai của bé bị chèn gập về phía trước. Tốt nhất với những trẻ hay trớ sữa thì không nên cho bú quá no, khi bú xong, nhẹ nhàng để bé nằm sấp vào vai mẹ rồi vỗ khe khẽ vào lưng bé, để đẩy khí ra khỏi dạ dày qua động tác nấc như vậy có thể tránh được trớ sữa.

Bình thường trẻ sơ sinh ngủ thì không cần gối cao mà chỉ nên dùng khăn tay gấp lại làm đôi kê là đủ. Nếu gối cao sẽ gây gập cổ khiến trẻ khó thở. Vì trẻ mới sinh, xương sống của trẻ vốn thẳng khi nằm ngửa thì lưng và gáy cũng nằm trên một mặt phẳng không gây ra tình trạng căng cơ bắp nên không cần gối kể cả khi trẻ nằm nghiêng. Nếu vẫn thực hiện như trên mà bé vẫn nôn trớ nhiều gây sút cân thì cần nghĩ tới hẹp thực quản bẩm sinh, phải khám và điều trị sớm.          

Theo BS Trần Thị Hạnh

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Bí kíp “nhẹ” đầu sau ngày làm việc căng thẳng

Những căng thẳng trong cuộc sống, công việc dễ khiến mọi người có cảm giác “điên đầu” thường xuyên.

Kiểm soát hơi thở kết hợp day ấn một số huyệt vị có thể giúp thư giãn, giảm stress và an thần. Nhờ đó, giảm được những nguy cơ xấu cho hệ thần kinh và sức khỏe.

Ảnh minh họa

Vuốt ấm vành tai

Dùng ngón tay trỏ và ngón cái vuốt dọc vành tai cùng bên từ trên xuống dưới. Vuốt chậm và nhẹ khoảng 21 lần, cho hai vành tai ấm lên. Tác động này giúp tái lập cân bằng bên trong cơ thể, điều hoà thần kinh, thư giãn toàn thân, khí huyết lưu thông.

Vuốt dọc xương chân mày

Dùng hai ngón tay trỏ và giữa vuốt từ đầu chân mày, dọc theo xương chân mày ra đến chân tóc phía ngoài đuôi mắt. Vuốt chậm và nhẹ khoảng 21 lần.

Động tác này tạo thư giãn cơ bắp giữa vùng cánh tay và bàn tay. Hai bàn tay có những huyệt vị quan trọng liên quan đến nhiều bộ phận cơ thể nên nếu được thư giãn, toàn thân cũng sẽ dễ chịu.

Vuốt dọc hai bên mũi

Dùng ngón trỏ vuốt lần lượt mỗi bên mũi, rồi dùng hai bàn tay vuốt cùng lúc hai bên. Vuốt dọc từ điểm giữa hai chân mày, dài theo hai bên thân mũi, qua khoé miệng đến tận góc cằm. Vuốt chậm và nhẹ khoảng 21 lần. Động tác này giúp khí huyết lưu thông ra ngoài, làm gia tăng tác dụng thư giãn.

Day ấn huyệt ấn đường

Dùng ngón trỏ của bàn tay phải ấn nhẹ vào điểm giữa hai chân mày, phía trên sống mũi trong vài giây, day thành vòng tròn chung quanh điểm này khoảng 21 vòng. Khi tác động vào huyệt ấn đường, cơ thể sẽ tiết ra chất endorphine nội sinh, có tác dụng giảm đau, an thần.

Kích thích vùng sau đầu

Đặt nguyên hai bàn tay vào hai vùng gáy ở sau đầu, sát cạnh phía sau tai. Vuốt nhẹ từ trên xuống dưới phía sau hai vành tai. Vuốt khoảng 21 lần. Động tác này có tác dụng điều trị thần kinh suy nhược và làm đầu óc nhẹ nhõm.

Quan sát hơi thở

Sau khi thực hành năm động tác trên (mỗi động tác kéo dài khoảng năm hoặc sáu phút), ngồi thoải mái trên một cái ghế có chỗ tựa lưng, hai tay đặt nhẹ trên đùi hoặc nằm xuống nghỉ ở một nơi yên tĩnh, thoáng mát.

Trong thời gian này, quan sát hơi thở bằng cách tập trung tư tưởng ở vùng bụng dưới, hoặc tại vùng đan điền (dưới rốn khoảng ba phân). Lúc hít vào, bụng dưới hơi phồng lên. Lúc thở ra, bụng dưới hơi xẹp xuống.

Nên nhớ là chúng ta cần thư giãn, vì vậy không cần quan tâm đến hơi thở sâu hay cạn, nhiều hơi hay ít hơi. Chỉ cần thở nhẹ, thở bình thường là đủ. Điều quan trọng là phải quan sát để biết rõ ta đang hít vào hay đang thở ra thông qua chuyển động phồng lên hay xẹp xuống của làn da bụng.

Động tác này có thể thực hành trong một buổi tập cùng năm động tác trên, cũng có thể tập riêng lẻ, tuỳ theo ý thích và điều kiện thời gian của mỗi người.

Chậm, nhẹ và tập trung tâm ý vào từng động tác là điều cần thiết để phương pháp đạt được hiệu quả. Chú tâm quan sát sự lên xuống của da bụng để cảm giác âu lo hoặc căng thẳng mất đi.

Việc chú tâm này còn giúp tạo nên quán tính thở sâu của cơ thể, rất hữu ích cho dưỡng sinh, tăng cường sức khỏe về lâu dài.

Theo Lương y Võ Hà

Meo.vn (Theo Saigontiepthi)

http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2011/11/11/nhe-dau.jpg

Vệ sinh cho trẻ đúng cách

Nhiều ông bố, bà mẹ nghĩ rằng việc tắm rửa, vệ sinh cho trẻ đơn giản và không cần phải học

Vì thế không ít phụ huynh tắm gội không đúng cách cho trẻ, hậu quả có thể gây nên một số bệnh như cảm lạnh, viêm phổi, ho… Không nên dùng nước quá nóng, bởi da trẻ em rất mỏng, dễ bị tổn thương. Khi pha nước để tắm cho trẻ, bạn nên dùng khuỷu tay để thử độ nóng của nước. Bạn nên cho nước lạnh vào thau trước, sau đó từ từ pha thêm nước nóng. Đối với trẻ nhỏ, bạn tuyệt đối không dùng vòi sen xịt nước thẳng vào người của trẻ và không dội nước từ trên đầu xuống. Điều này sẽ khiến trẻ sợ nước và không thích tắm.

 

Nên tắm từng bộ phận cho trẻ, hạn chế cởi bỏ hết quần áo trên người trẻ khi tắm, nên tắm nhanh cho trẻ và tắm nơi kín gió. Tắm xong nên dùng khăn khô quấn quanh người trẻ để giữ ẩm, lau khô và mặc quần áo nhanh cho trẻ để tránh bị cảm lạnh. Hạn chế để nước vào tai trẻ bằng cách dùng tay bạn che lấy vành tai của trẻ. Trước khi tắm cho trẻ, cần phải cho trẻ ra khỏi phòng máy lạnh trước khoảng 10 phút. Tắm xong mới gội đầu. Đây là cách tắm gội rất khoa học không chỉ cho trẻ nhỏ mà còn cho cả người lớn. Gội đầu sau khi tắm giúp não bộ kịp tiếp nhận và thích ứng với những tín hiệu thay đổi của cơ thể. Làm như vậy có tác dụng bảo vệ bộ não trẻ. Nên dùng loại sữa tắm dành cho trẻ nhỏ. Và không nên lạm dụng sữa tắm đối với trẻ, bởi da trẻ em còn non nớt, sữa tắm có thể làm da trẻ bị dị ứng. Vùng mông, bộ phận sinh dục và hậu môn của bé là vùng thường xuyên dơ bẩn bởi chúng tiếp xúc với phân và nước tiểu. Đây cũng là vùng da dễ bị tổn thương nhất. Vì thế bạn cần đặc biệt chú ý chăm sóc, lau rửa cho bé. Đừng bao giờ tắm vào lúc trẻ đói bụng. Trẻ sẽ khóc lóc, quẫy đạp lung tung. Và cũng không nên tắm khi mới vừa cho ăn no xong, bởi vì những cử động mạnh sẽ dễ làm trẻ bị ọc thức ăn. Tốt hơn hết bạn hãy tắm trẻ vào khoảng thời gian trước khi bé ngủ. Theo hướng dẫn của các nữ hộ sinh trong bệnh viện, mỗi lần bé đi tiêu, tiểu thì phải thay tã lót ngay, nhất là đối với các bé gái. Bạn phải rửa sạch phân và nước tiểu cho bé bằng nước ấm. Khi trẻ đi tiêu, trước khi rửa, dùng chỗ sạch của miếng lót lau sạch phân, lau từ trước ra sau, không để phân dính lâu vào da, không làm bẩn bộ phận sinh dục. Sau đó dùng nước ấm 37oC để rửa. Dội nước rửa từ trên xương mu xuống dưới, từ trước ra sau. Rửa cả mông cho bé. Rửa đến đâu dội nước đến đó, không được đặt đít bé trong chậu nước mà rửa, tốt nhất là dùng tay để rửa. Sau đó dùng khăn sô sạch, mềm thấm khô nước, tránh chà xát mạnh làm tổn thương da của bé. Khi trẻ bị rôm sảy, bạn có thể dùng nước chè xanh hoặc nước khổ qua để tắm cho trẻ, làm như vậy đều đặn trong một tuần, các nốt rôm sảy ở trẻ sẽ lặn hết. Dùng 1/2 quả chanh, bóp lấy nước tắm cho trẻ cũng là một phương pháp tốt giúp chống lại rôm sảy ở trẻ.


Meo.vn (Theo Người Lao động)

Phẩu thuật chỉnh hình tai có phức tạp?

Xin bác sĩ giúp cháu:

Cháu 22 tuổi (nam). BS ơi, 2 tai cháu rất xấu vì bị vểnh ra và có 1 cục thịt thừa ở gần dái tai bên phải. Cháu rất mất tự tin nên lúc nào cũng để tóc dài phủ tai. Cháu nghe nói một số bệnh viện ở TPHCM có thể chỉnh hình lại tai.

Vậy cho cháu hỏi, phẫu thuật như thế có phức tạp không, chi phí là bao nhiêu? Sau khi phẫu thuật có biến chứng gì không? Bao lâu sau thì lành bệnh? Xin chân thành cảm ơn BS! (Cháu ở Bình Dương)

http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/bientapkhoahoc/20110510/tai.jpg
Ảnh minh họa

Trả lời:

Chào bạn!

Bacsi rất thông cảm và chia sẻ nỗi băn khoăng của bạn.

Vành tai ngoài chức năng nghe còn giúp cho chúng ta có khuôn mặt cân đối. Trong trường hợp bất thường như tai của bạn, vành tai bị vểnh và có thịt thừa ở nắp tai làm cho mất thẩm mỹ khiến bạn tự ti.

Về cấu trúc, vành tai là một cái loa bằng sụn, ngoài có da bao bọc, vành tai có những chỗ lồi và chỗ lõm.

Vểnh tai là vành tai to và đưa ngang ra phía trước như tai lừa. Muốn làm cho tai hết vểnh người ta phải cắt bớt da và sụn ở rãnh sau tai, khâu lại vành tai vào cốt mạc và da ở vùng trước xương chũm. Nếu có thịt thừa ở nắp tai thì sẽ được phẫu thuật cắt đi phần da thừa.

Hiện nay, nhờ vào sự phát triển của ngành thẩm mỹ thì các phẫu thuật như vậy không còn quá khó khăn nữa.

Tại TPHCM có rất nhiều cơ sở thẩm mỹ có thể làm được phẫu thuật này. Bạn có thể đến khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ của BV Chợ Rẫy hoặc các cơ sở y tế tư nhân có phẫu thuật thẩm mỹ được Nhà nước cho phép để được tư vấn về kinh phí phẫu thuật.

Thường thì thời gian lành vết thương sau phẫu thuật là 7-10 ngày.

Chúc bạn sớm lấy lại sự tự tin!

Meo.vn (Theo alobacsi)

Xoa tai tăng sức nghe và dưỡng thân

Xoa tai không chỉ có tác dụng về thính giác mà còn tác động đến toàn bộ cơ xương của cơ thể.

Xoa vuốt vành tai: Dùng 2 lòng bàn tay chà xát, xoa 2 vành tai cho nóng lên, sau đó dùng 1 ngón tay cái và ngón trỏ của 2 tay kéo dãn vành tai từ trên xuống dưới. Vì tai là một tổ chức sụn nên chúng ta có thể chà xát thoải mái cho nóng lên. Bài này có tác dụng khai mở, tăng cường bộ phận thu nạp âm thanh của chức năng nghe.

http://news.giadinhnho.comhttp://news.bacsi.com/images/stories/song_khoe/chua_sap_xep/15648_giu_suc_khoe_cho_doi_tai.jpg
Xoa tai không chỉ có tác dụng về thính giác mà còn tác động đến toàn bộ cơ xương của cơ thể.

Bập bùng màng nhĩ: Dùng 2 lòng bàn tay áp vào loa tai nhiều lần, sẽ tạo nên âm thanh như tiếng ve, tiếng gió, tiếng mưa. Âm thanh do áp lực từ bàn tay sinh ra sẽ làm rung động màng nhĩ để khuếch đại âm thanh nhiều lần. Công pháp này giúp tăng cường chức năng thứ 2 của tính nghe là khuếch đại âm thanh.

Gây rung chấn ống nghe: Đóng chặt vành tai lại và dùng ngón cái ấn phía ngoài để ống tai ngoài căng tức, tạo áp để thông thoáng ống tai, tạo sức lan tỏa của âm thanh mạnh hơn. Đây là pháp tăng cường chức năng thứ 3 của tính nghe, là tăng tính lan tỏa của âm thanh.

Tiếng trống trời: Dùng 2 lòng bàn tay áp chặt vào loa tai 2 bên và dùng 2 ngón tay cái và trỏ để gõ vào hai ụ xương ngọc chẩm phía trên gáy. Ta sẽ nghe thấy âm thanh trầm ấm, vang sâu (nghe như tiếng trống trận), còn gọi là tiếng trống trời.

Đây là phương pháp để tăng cường chức năng thứ 4 của tính nghe, là tác động để tăng cường, dẫn truyền âm thanh qua hệ thống xương. Có 12 xương liên kết và tổ hợp với nhau để dẫn truyền âm thanh, trong đó có những xương rất nhỏ như xương đá, xương đe, xương búa - cũng là những xương bé nhất trên cơ thể.

Meo.vn (Theo Bee)

Mẹo nhỏ làm giảm cơn tăng huyết áp

Một số thao tác như vuốt ấm vành tai, vuốt dọc hai bên mũi… có thể ngăn nguy cơ tai biến về não trước khi bệnh nhân được bác sĩ chăm sóc.Tăng huyết áp là tình trạng chỉ số huyết áp đo được bằng hoặc lớn hơn 140/90 mmHg, có thể gây tai biến mạch máu não nếu không được điều trị kịp thời. Những thao tác đơn giản sau có thể làm giảm huyết áp khi có cơn, nhưng chỉ áp dụng cho các trường hợp nhẹ chưa có biến chứng.

Vuốt ấm hai vành tai

Dùng ngón cái và ngón trỏ vuốt dọc vành tai từ trên xuống dưới khoảng 9-10 lần. Vành tai và cột sống có những điểm phản xạ tương ứng với nhau, do đó vuốt ấm vành tai cũng là tác động vào cột sống lưng, vừa có tác dụng điều hòa thần kinh giao cảm, vừa kích thích sự lưu thông khí huyết.

Nếu có người bên cạnh, có thể nhờ họ ngồi sau lưng, dùng bàn tay phải vuốt dọc sống lưng từ trên gáy xuống eo để tăng tác dụng.

Vuốt dọc hai bên mũi

Mỗi bàn tay vuốt một bên mũi. Dùng ngón tay trỏ vuốt từ huyệt ấn đường (điểm giữa hai đầu chân mày) xuống dọc theo hai bên mũi qua khóe miệng đến tận chót cằm. Vuốt chậm, nhẹ 15-20 lần.

Việc kích thích huyệt ấn đường làm phóng thích endorphine nội sinh, giúp an thần, hạ huyết áp và giáng khí. Vuốt dọc theo hai bên mũi xuống cằm làm tăng sự lưu thông khí huyết, gây ấm người và làm nhẹ áp lực ở phần đầu.

Vuốt dọc hai chân mày

Dùng hai ngón tay trỏ và giữa vuốt từ ấn đường, đi dài theo chân mày ra thái dương, đến tận chân tóc ở phía ngoài đuôi mắt, mỗi bên khoảng 10 lần. Vùng chân mày và hai cánh tay có những điểm phản xạ tương ứng nhau. Do đó động tác này giải tỏa sự sung huyết tại những huyệt vị hay bị tắc nghẽn ở vùng trán, làm cho khí huyết lưu thông ra hai cánh tay và bàn tay, giúp giảm nhẹ áp lực ở đầu.

Ngồi hoặc nằm thư giãn, tập trung vùng đan điền

Theo y học cổ truyền, thần ở đâu khí ở đó. Do đó khi tập trung ý nghĩ tại vùng đan điền, khí trong cơ thể từ phía trên đầu sẽ lưu chuyển xuống dưới nên có tác dụng hạ khí. Việc tập trung tư tưởng càng tốt, hiệu quả hạ khí càng cao. Động tác này cần kéo dài hơn 10 phút.

Mỗi khi cảm nhận được những dấu hiệu tăng huyết áp như căng, nặng ở vùng thái dương, đau đầu, mờ mắt, mắt đỏ hay trong người thấy bực tức vô cớ, ngực sườn đầy tức…, người bệnh nên ngồi xuống, áp dụng lần lượt 4 động tác trên. Bình tĩnh và tự tin là yếu tố cần thiết trong quá trình thực hiện. Sau khoảng 15 phút thực hành, bệnh nhân có thể cảm thấy bớt khó chịu ở vùng đầu, nhịp đập của tim chậm lại, tay chân ấm lên. Đó là lúc huyết áp đã hạ bớt.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống

Hạch ở chân, tay là biểu hiện của bệnh gút?

“Gần đây cơ thể tôi xuất hiện một số hạch nhỏ dưới da vùng tay chân, ấn vào thì không đau và có cảm giác, giống như vết muỗi đốt nhưng không có màu sắc, gần đây có một số hạch nhỏ ở trên người. Gót chân bên trái của tôi rất đau, nhất là khi ngủ dậy. Đây có phải triệu chứng của bệnh gút không?”.

Trả lời

Đau, ngứa có thể là do dị ứng mà nguyên nhân có thể ở bên trong hoặc bên ngoài cơ thể như: thức ăn trứng, tôm, cua, nấm; dùng thuốc; côn trùng đốt, tiếp xúc với cây, nuớc, gió lạnh; do điều kiện sinh lý mệt nhọc, gắng sức, cảm xúc gây rối loạn thần kinh vận mạch.

Biểu hiện là những nốt sẩn, giới hạn rõ, tròn, không đều, kích thước từ vài mm đến vài cm; thương tổn giới hạn ở một vùng hoặc rải rác khắp cơ thể. Bệnh có thể tiến triển thành từng đợt, có những trường hợp tái phát liên tục nhiều lần trở thành mạn tính.

Ngoài ra, cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác như:

- Viêm nang lông.

- U thần kinh.

- Các nang do ký sinh trùng.

- Hạt trophi trong bệnh gút

Bệnh gút thường có những triệu chứng đặc trưng là cơn sưng tấy dữ dội ở vùng khớp ngón bàn chân cái, kéo dài vài ngày thì khỏi nhưng hay tái phát, viêm đau, sưng tấy; có thể gặp ở những ngón chân khác hoặc khớp cổ chân, khớp gối… Khi trở thành mạn tính, bệnh kèm theo nổi u cục ở quanh khớp, dưới da, vành tai gọi là hạt tô phi.

Hạt này mềm, không đau, trong chứa một chất trắng như phấn. Khi có nhiều hạt này là biểu hiện của gút mạn tính và thuờng kèm theo tổn thương ở thận. Nếu có điều kiện, bạn nên đi khám thêm chuyên khoa da liễu và xét nghiệm axit uric trong máu và nước tiểu để xác định bệnh.

Theo Thanh Niên

Sửa mũi ở bệnh viện: An toàn là hàng xa xỉ!

Chỉnh sửa mũi là một nhu cầu khá lớn của nhiều người, nhất là phụ nữ. Nắm bắt được nhu cầu này, nhiều bệnh viện đã 'lấn sân' các thẩm mỹ viện để thực hiện các ca chỉnh sửa. Thế nhưng, không phải ai sửa xong cũng có được chiếc mũi như ý mà thay vào đó là 'tiền mất tật mang' dù đã tìm đến những nơi có 'tên tuổi'...

Trâu lành thành trâu... què

Trong đơn gởi đến Văn phòng khiếu nại của người tiêu dùng và các cơ quan báo chí, bà Thái Thị Kim Loan (469/1 KP.3, P. An Phú Đông, Q.12, TP. HCM) ghi: 'Do có nhu cầu nâng mũi, nên vào khoảng tháng 06/2009 tôi đã dến Bệnh viện Đại học y dược TP. HCM (cơ sở 1) để thực hiện. Khi đến nơi, tôi được TS. BS Trần Thị Bích Liên tư vấn và phẫu thuật theo phương pháp cấy sụn vành tai của chính bệnh nhân. Sau 14 ngày làm phẫu thuật, đẹp đâu không thấy mà chỉ thấy cái mũi sưng to và mất 13 triệu đồng tiền viện phí. 

 

Mũi sửa phải hài hòa với những nét chung của khuôn mặt và hợp với cá tính của người sửa (Ảnh minh họa)

Trao đổi với báo giới, TS. BS Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa thẩm mỹ của bệnh viện Đại học y dược TP. HCM, đã phát biểu: 'Nếu muốn phẫu thuật lại thì bệnh viện sẽ hỗ trợ tất cả chi phí, còn nếu không muốn tiếp tục thực hiện thì bệnh viện sẽ hoàn trả lại chi phí ca phẫu thuật'.

Thế nhưng, trái với những gì TS. BS Trần Anh Tuấn đã nói, ngay sau khi một số phương tiện truyền thông đăng tải lời phát biểu ấy, BS. Liên đã có động thái không hay. 'Bà ấy gọi điện thoại mạt xát tôi với những câu mà tôi không tiện nói ra đây, đồng thời chỉ đồng ý hỗ trợ tôi số tiền 3 triệu đồng'. bà Loan bức xúc nói.

Nhận thấy sự 'làm ăn bất nhất' của những người ở bệnh viện này, bà Loan đã nhờ cơ quan chức năng can thiệp.

Phúc đáp văn bản số khiếu nại của bà Loan, PGS. TS Phan Chiến Thắng - Giám đốc Bệnh viện Y dược Tp. HCM - trả lời: 'Khi nhận được khiếu nại của bà Loan, bệnh viện đã tiếp xúc với bệnh nhân để giải quyết những thắc mắc, khiếu nại của bệnh nhân. Sau khi nghe bệnh viện giải thích các vấn đề chuyên môn cũng như chi phí phẫu thuật, bệnh nhân Loan đã hài lòng với cách giải quyết của bệnh viện'.

Và cũng như nhiều trường hợp khác, 'tai nạn' này được giải quyết theo kiểu cho có: bồi hoàn chi phí bỏ ra để thực hiện ca phẫu thuật. Đây không phải là lần đầu các 'quý bà' bị biến 'mũi lành thành mũi... bệnh'. Hầu như năm nào cũng có một vài vụ, song đây chỉ là bề nổi của tảng băng việc các bà, các cô gặp nạn trong việc phẫu thuật chỉnh sửa sắc đẹp.

Riêng bà Loan, theo các chuyên gia về phẫu thuật thẩm mỹ, nếu muốn tiếp tục thực hiện việc nâng mũi thì bà phải đợi từ 3 - 6 tháng sau. Bởi các mô da ở vùng phẫu thuật cần có thời gian để phục hồi.

Thận trọng khi chỉnh sửa mũi

Qua tìm hiểu chuyên môn từ các bác sĩ chuyên khoa về phẫu thuật thẩm mỹ chúng tôi được biết hiện nay đang có trào lưu các quý bà đua nhau 'sửa mũi kiểu Hàn', với giá từ 10 -15 triệu đồng/lần. Việc chạy theo trào lưu này là do nhiều người mong 'phom' mũi của mình giống các 'ngôi sao màn bạc' Hàn Quốc.

Tuy nhiên, chiếc mũi đẹp phải cân đối, hài hòa với khuôn mặt. Không thể có chiếc mũi đẹp nếu cái mũi quá cao trên khuôn mặt quá nhỏ và ngắn, bởi khi đó chiếc mũi nổi bật lên trông rất 'dị dạng'.

Còn xét về mặt kỹ thuật 'giống Hàn quốc' thì không phải. Bởi vì kỹ thuật chỉnh sửa mũi trước nay vẫn như vậy. Cụ thể, nâng sống mũi cao lên với người mũi thấp và hạ sống mũi xuống đối với những người bị mũi két. Hoặc phẫu thuật chỉnh hình làm ngay sống mũi do lệch bẩm sinh hay tai nạn.

Mặc dầu ngày nay việc sửa mũi đã rất phổ biến vì đơn giản, dễ thực hiện, bất cứ cơ sơ thẩm mỹ nào cũng có thể làm được, nhưng để có một cái mũi đẹp, hài hòa với khuôn mặt, đòi hỏi phải có đôi bàn tay khéo léo và cái nhìn thẩm mỹ của một bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm.

Theo TS. BS Lê Hạnh - Trưởng khoa thẩm mỹ và tạo hình Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. HCM), mũi là trung tâm của khuôn mặt, việc chỉnh sửa hình dạng mũi ảnh hưởng rất lớn đến sắc diện chung của một người.

'Bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài vào cơ thể đều có một tỷ lệ biến chứng nhất định, sửa mũi cũng không ngoại lệ, nhất là thực hiện ở những cơ sở không an toàn. Các biến chứng thường gặp là nhiễm trùng mũi hay hiện tượng không dung nạp chất liệu độn, gây viêm ở vết cắt. Chỉ cần những sai biệt nhỏ về kích thước, hình dạng tính bằng ly đủ làm cho một mũi xấu đi hay đẹp hơn', BS Hạnh nói.

Điều quan trọng nữa là mũi sửa phải hài hòa với những nét chung của khuôn mặt và hợp với cá tính của người sửa. Phẫu thuật viên chỉnh hình mũi cần có đầy đủ kiến thức về giải phẫu học, kinh nghiệm, khéo tay và cảm nhận cái đẹp tinh tế...

(Theo Tieudung)

Nâng mũi sao cho đẹp và an toàn?

Tôi muốn nâng mũi nhưng lại sợ biến chứng. Nghe nói để hạn chế điều này có thể dùng chính sụn của mình để nâng mũi. Xin bác sĩ giới thiệu về liệu pháp này? H.Phương (Tân Phú, TP.HCM)


Trả lời:

Đặc điểm của người châu Á là sống mũi thường thấp và ngắn, đầu mũi thường to, cánh mũi dày và bè ra hai bên, hai lỗ mũi rộng và tròn làm cho gương mặt chưa được thanh tú, vì thế tùy theo bạn bị khiếm khuyết ở điểm nào để cải thiện. Hiện có hai phương pháp làm đẹp cho vùng mũi là đặt sụn tự thân và sụn nhân tạo.

Nâng mũi bằng sụn nhân tạo: chỉ cần một lần mổ tại vùng mũi và đặt chất liệu độn (gồm hai loại sụn: Mỹ, Hàn Quốc đã được kiểm nghiệm an toàn và tương đương 90% sụn thật). Sống mũi sẽ cao hơn, đầu mũi cao và thon nhỏ lại nhưng không nhọn, không đỏ. Cánh mũi hai bên thu lại tạo cho hai lỗ mũi hình trái xoan thanh tú. Tuy nhiên, độ cao của mũi sẽ được bác sĩ tính toán sao cho phù hợp với sống mũi hiện có của bạn.

Nâng mũi bằng sụn tự thân: bác sĩ sẽ mổ lấy sụn từ vành tai hoặc cân cơ thái dương, sau đó sẽ tạo dáng cho mũi.

Sau khi nâng mũi khoảng 6-12 giờ, vùng mũi sẽ sưng lên nhiều hay ít tùy vào cơ địa mỗi người. Sự sưng nề kéo dài hai đến ba ngày. Sau khi cắt chỉ, vùng mũi có thể còn sưng nhẹ, vùng đầu mũi có thể đỏ nhẹ, đặc biệt là ở người có đầu mũi to và thường sau ba tháng mới cảm thấy tự nhiên.

BS thẩm mỹ Phạm Xuân Khiêm
(Trung tâm thẩm mỹ Glamour World,
34 Trần Quốc Thảo, Q.3, TP.HCM)

(Theo Phunu)