Lưu trữ cho từ khóa: vàng da

Nguyên nhân gây vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da là một hiện tượng nhiều trẻ sơ sinh gặp phải. Nếu là vàng da sinh lý, bé sẽ tự khỏi sau một thời gian ngắn, song có nhiều trường hợp vàng da biểu hiện bệnh lý của bé

Chất bilirubin chính là nguyên nhân gây ra bệnh vàng da. Trong cơ thể con người, các tế bào máu mới luôn được hình thành và các tế bào cũ bị phá hủy. Bilirubin là chất nằm trong nhóm các tế bào cũ bị phá hủy. Bình thường, chất này qua gan và được đào thải ra ngoài. Tuy nhiên, với cơ thể non nớt của bé sơ sinh, gan hoạt động chưa tốt, điều này khiến chất này tích tụ trong cơ thể trẻ.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên vàng da song chủ yếu là: vàng da sinh lý, vàng da do nhiễm khuẩn, vàng da do giang mai, vàng da do virus, vàng da tan máu do bất đồng yếu tố Rh, vàng da nhân, vàng da tan máu do bất đồng nhóm máu A, B, O, vàng da do tắc mật bẩm sinh.

Vàng da sinh lý

Đây là hiện tượng rất nhiều trẻ sơ sinh gặp phải, chứng này xuất hiện từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 3 sau khi bé ra đời và bình thường sẽ tự khỏi trong vòng 1 tuần đầu tiên. Biểu hiện của bệnh là da trẻ có màu vàng nhạt và không kèm theo bất kỳ một dấu hiệu nào khác. Vàng da sinh lý thường chỉ thoáng qua và tự khỏi, khác hoàn toàn với những trường hợp vàng da bệnh lý khác (được nêu dưới đây). Nếu như hiện tượng này là bình thường thì vàng da bệnh lý lại có thể khiến trẻ bị nhiễm độc thần kinh hoặc tử vong rất nhanh.

Nếu sau 3 tuần, da bé vẫn bị vàng thì chứng tỏ đây là bệnh lý chứ không phải do sinh lý. Cha mẹ nên theo dõi và đưa trẻ ngay tới bệnh viện để khám.

nguyen-nhan-gay-vang-da-o-tre-so-sinh

Vàng da là một hiện tượng nhiều trẻ sơ sinh gặp phải, thường là vàng da sinh lý, bé sẽ tự khỏi sau một thời gian ngắn, song có nhiều trường hợp vàng da biểu hiện bệnh lý của bé. (Ảnh minh họa)

Vàng da do bé bị nhiễm khuẩn

Đây là một dạng bệnh lý mà không ít trẻ gặp phải. Bé bị vàng da do sau khi sinh ra, da hoặc rốn của bé bị nhiễm khuẩn. Phần lớn là do sự chăm sóc không đúng cách của cha mẹ. Biểu hiện của bệnh xuất hiện có thể sớm mà cũng có thể muộn. Bé bị vàng da do nhiễm khuẩn thường vàng da kèm sốt, nước tiểu vàng, khóc chơi không nhiệt tình, ăn ít, nôn mửa tiêu chảy liên tục. Vì vậy, nếu bé gặp phải những triệu chứng trên, cha mẹ cần nhanh chóng đưa bé tới viện để điều trị, mẹ cần cho bé ăn càng nhiều càng tốt (đặc biệt là tăng cường bú mẹ).

Vàng da nhân

Bệnh nhi có các biểu hiện thần kinh như cứng hàm, cứng người, tím tái, vật vã, không chịu ăn, quấy khóc, hôn mê li bì, co giật, rối loạn thần kinh thực vật… Những trường hợp này thường nặng, dễ tử vong nếu không được theo dõi sớm, chẩn đoán kịp thời. Trẻ cần phải được điều trị tại các trung tâm nhi khoa chuyên sâu bằng nhiều phương pháp chăm sóc tích cực.

Vàng da nhân để lại di chứng thần kinh khá rõ nét. Nếu thấy trẻ có những biểu hiện nêu trên, cha mẹ cần đưa bé tới bệnh viện để khám trực tiếp để đánh giá mức độ phát triển về tâm thần, vận động, phản xạ, trương lực cơ, đo thính lực…

Vàng da do bệnh giang mai mẹ truyền sang con

Sau sinh, bé bị vàng da tuy nhẹ, nhạt màu song kéo dài, khi khám bé sẽ có biểu hiện gan to. Bệnh này cần được chẩn đoán kịp thời để phát hiện ra bé bị bệnh vàng da do bệnh giang mai lây từ người mẹ. Bệnh này rất nguy hiểm, tuy nhiên nếu được phát hiện kịp thời, bé sẽ được hạn chế khả năng bệnh nặng lên. Tốt hơn cả, người mẹ nên khám sức khỏe kỹ trước khi có em bé.

Vàng da do bất đồng nhóm máu

Thường gặp ở những trường hợp người mẹ mang nhóm máu O, trẻ nhóm A hoặc B. Đây là tình trạng tán huyết đồng miễn dịch gây nên khi có bất đồng nhóm máu ABO giữa bà mẹ và trẻ. Biểu hiện bệnh đó là trẻ bỏ bú hoặc bú kém, xuất hiện những cơn co giật lạ. Nếu được điều trị sớm, bé có khả năng tránh được tình huống nguy hiểm.

Vàng da do tắc mật bẩm sinh

Đây là một bệnh bẩm sinh chưa rõ nguyên nhân. Trẻ sinh ra bị teo đường mật nếu không điều trị hoặc điều trị không kịp thời thì biểu hiện bệnh sẽ nặng dần, gây xơ gan, tăng áp lực tĩnh mạch, dễ dẫn tới tử vong. Khi bị tắc mật, mật bị ứ lại và gây vàng da. Bệnh lý này có thể xảy ra trong thời kỳ phôi thai. Biểu hiện bệnh là: vàng da, mắt vàng, phân có màu xanh, vàng của mật ở những ngày đầu sau đẻ, nước tiểu màu vàng, gan to, cứng ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào độ nặng nhẹ của bệnh, các tĩnh mạch giãn nổi lên dưới da bụng, bụng chướng to. Cha mẹ nên để ý tới con và nếu có những triệu chứng trên cần đưa trẻ tới ngay bệnh viện để chẩn đoán, cần tiến hành xét nghiệm máu, phân, siêu âm.

Vàng da do virus viêm gan

Bệnh này là do bé bị lây từ người mẹ. Biểu hiện của bệnh là vàng da ít nhưng kéo dài, nước tiểu vàng đặc, gan to, phân bạc màu. Cha mẹ nên nhạy cảm và quan sát những biểu hiện bất thường của con để kịp thời đưa tới viện điều trị sớm. Vàng da do virus viêm gan gây ra nếu phát hiện sớm, có khả năng trị dứt bệnh.

Vàng da tan máu do bất đồng yếu tố Rh

Bệnh lý vàng da xảy ra khi người mẹ có yếu tố Rh (-), người bố có yếu tố Rh (+), con sinh ra có yếu tố Rh (+). Trong trường hợp này, khi người mẹ đang mang thai, một số hồng cầu của thai nhi Rh (+) vào máu của mẹ Rh (-). Cơ thể người mẹ phản ứng lại bằng cách sinh ra những kháng thể chống Rh (+). Các kháng thể này vào cơ thể của thai nhi và gây nên tan máu. Biểu hiện bệnh đó là trẻ ngoài bị vàng da còn bị thiếu máu, xuất huyết, gan to, lách to.

Theo Afamily.vn

Vàng da do nguyên nhân trước gan là gì?

Vàng da là tình trạng bệnh lý xảy ra khi sắc tố mật (Bilirubin) trong máu cao hơn bình thường và ngấm vào da và niêm mạc.
Tôi thấy người mệt mỏi, da vàng, đi khám được kết luận vàng da do nguyên nhân trước gan (vàng da tan máu). Xin tòa soạn cho biết, nguyên nhân và đặc điểm của loại vàng da này? Tại sao stercobilinogen và urobilinogen tăng? - Trần Thu Hằng (Quảng Ninh).
vang-da-do-nguyen-nhan-truoc-gan-la-gi
Ảnh minh họa – Internet

BSCK II Vũ Đức Chung

, Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện 354:
Vàng da là tình trạng bệnh lý xảy ra khi sắc tố mật (Bilirubin) trong máu cao hơn bình thường và ngấm vào da và niêm mạc. Nhận biết thì dễ, nhưng phải tìm nguyên nhân gây vàng da mới giúp cho việc điều trị có hiệu quả. Vàng da tan máu là loại vàng da do tăng cường dung huyết nên hemoglobin được chuyển thành bilirubin tăng.
Nguyên nhân có thể do nhiễm cầu trùng (liên cầu trùng dung huyết, ký sinh trùng), nhiễm độc, truyền máu khác loại (ABO, Rh…). Đặc điểm của loại vàng da này là bilirubin tự do tăng cao trong máu, không có trong nước tiểu vì bilirubin tự do không tan trong nước. Gan làm việc tối đa nên bilirubin kết hợp tăng, làm cho phân sẫm màu, stercobilinogen và urobilinogen tăng.
Theo Kienthuc.net.vn
The post Vàng da do nguyên nhân trước gan là gì? appeared first on Tin Sức Khỏe.

Trứng vịt lộn gây vàng da

Trứng vịt lộn là thực phẩm, vị thuốc bổ nhưng nếu không biết cách ăn lại là gây thừa vitamin A, cholesterol... dễ làm hại gan, gan nhiễm mỡ, tăng nguy cơ tim mạch.

Cháu Nguyễn Quang Duy (4,5 tuổi ở Đống Đa, Hà Nội) vốn dĩ còi cọc. Khi thấy con thích ăn trứng vịt lộn, sáng nào mẹ cũng cho ăn, thậm chí có khi cho ăn hai quả một lúc. Bởi theo chị, trứng vịt lộn đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển. Lúc đầu cháu Duy lớn nhanh chị rất mừng, nhưng sau đó cháu chán trứng, da thì vàng vọt lại thêm triệu chứng buồn nôn và bơ phờ. Đưa con đi khám, mẹ mới hay con mình bị gan do ăn quá nhiều trứng dẫn tới thừa vitamin A.

Ăn nhiều trứng lộn thường xuyên khiến lượng vitamin A dư thừa dẫn đến hại gan.

Lương y Trần Văn Quảng, Hội Đông y Việt Nam cho biết, nhiều trường hợp bị xơ gan, trướng bụng do ăn nhiều trứng, nhất là trứng vịt lộn. Đông y xem trứng lộn là bài thuốc bổ huyết, ích trí, tinh mắt dùng phối hợp với các vị thuốc khác để bồi bổ. Tuy nhiên, trứng vịt tính lạnh, mát, người tỳ vị hư ăn vào dễ đầy trệ, không tiêu, gây báng bụng. Đặc biệt, người bị ung nhọt độc ăn vào dễ bị đùn thịt thừa gây nguy hiểm cho tính mạng.

GS Bùi Minh Đức, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, so với trứng thường, trứng lộn tốt hơn nhiều. Bởi trong quá trình phát triển từ trứng vịt thành trứng vịt lộn (bào thai vịt), một số chất bị tiêu hao biến đổi thành nhiều chất cần thiết cho sự tăng trưởng của bào thai vịt tạo nên giá trị bổ dưỡng. Tuy nhiên, việc sử dụng nhất thiết phải đúng liều lượng và đúng cách thì mới đem lại hiệu quả. Ăn nhiều trứng vịt lộn mỗi ngày và ăn liên tục có thể làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, góp phần gây ra các bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường... và protein không tốt cho người bị bệnh gút. Bởi trong một quả trứng vịt lộn có 182kcal năng lượng, 13,6g protein, 12,4g lipit, 82mg canxi, 212mg phốtpho, 600mg cholesterol... Ngoài ra, còn có chất  sắt, gluxit, vitamin B1 và C...

Đặc biệt, theo các chuyên gia, việc cho trẻ nhỏ ăn nhiều trứng vịt lộn gây hại gan là do hàm lượng vitamin A trong trứng  cao. Trung bình trong 100g trứng lộn vào khoảng 1.000mcg, trong đó nhu cầu của trẻ chỉ ở khoảng 300 - 500mcg. Ăn nhiều trứng lộn thường xuyên khiến lượng vitamin A dư thừa. Vì vitamin A được hòa tan trong dầu mỡ nên khi dư thừa, chúng tích lũy dưới da, gan làm vàng da, bong tróc biểu bì, gây ảnh hưởng đến việc hình thành xương. Còn thành phần cholesterol trong trứng cũng cần thiết với trẻ để phát triển các tế bào thần kinh nhưng ăn thường xuyên trứng lộn sẽ là nguyên nhân tích lũy cholesterol dẫn đến làm cao mỡ gan, mỡ máu, tăng nguy cơ tim mạch.

Vì thế, với trẻ dưới 5 tuổi, hệ tiêu hóa kém thì không nên cho ăn trứng vịt lộn để tránh tình trạng sình bụng, tiêu chảy và nếu ăn nhiều thì trứng lộn lại hóa độc dược. Với trẻ lớn hơn, chỉ nên cho bé ăn nửa quả trứng vịt (tương đương 4 - 5 quả trứng cút) mỗi lần và một tuần 1 - 2 lần. Người khoẻ chỉ nên ăn 2 - 3 quả/tuần. Những người có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch... cũng nên kiêng hoặc không ăn nhiều vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Tốt nhất nên ăn vào buổi sáng, tránh buổi tối vì có thể gây khó tiêu, ngủ không yên giấc.

Meo.vn (Theo Bee)

Trẻ bị vàng da và cách điều trị

Ảnh minh họa - Nguồn: Inmagine

Khi những đứa trẻ còn nằm trong bụng mẹ, chúng hoàn toàn lệ thuộc vào nguồn thức ăn và oxy cung cấp qua đường dây rốn được kết nối giữa người mẹ với bé.

Và việc cung cấp oxy vào cơ thể đứa bé được trợ giúp bởi các hồng huyết cầu trong máu của bào thai. Sau khi sinh, đứa bé bắt đầu hô hấp bằng phổi và do vậy, không cần đến sự trợ giúp của các hồng huyết cầu nữa. Lúc này, cơ thể trẻ bắt đầu tiến hành loại bỏ các hồng huyết cầu thừa ra khỏi cơ thể. Quá trình thải loại này làm sản sinh ra các sắc tố màu da cam (bilirubin) trong máu trẻ. Đồng thời, gan có chức năng loại thải các biliru¬bin này ra khỏi máu và chuyển ra ngoài qua đường tiết niệu của trẻ.

Tuy nhiên, do gan của trẻ sơ sinh vẫn còn trong giai đoạn phát triển, nên nó không thể kiểm soát được lượng biliru¬bin gia tăng đột biến trong khoảng thời gian vài ngày sau khi sinh. Kết quả là một lượng lớn bilirubin bị hòa lẫn vào máu, dẫn đến da của trẻ có màu hơi vàng. Mặc dù, theo các chuyên gia, biểu hiện vàng da ở những đứa trẻ sơ sinh là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu lượng bilirubin hiện diện quá nhiều trong máu trẻ trong thời gian dài, đây được xem là tình huống nguy hiểm. Trong trường hợp này, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị.

Dưới đây là vài phương pháp điều trị bạn có thể tham khảo và thực hiện trong trường hợp trẻ bị vàng da sau khi sinh:

- Cho trẻ bú sữa mẹ là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để giúp giảm lượng bilirubin trong máu trẻ sơ sinh. Vì trong sữa mẹ có chứa vài loại dưỡng chất quan trọng giúp các cơ quan chức năng của cơ thể trẻ phát triển. Bạn nên cho trẻ bú sữa mẹ cách mỗi hai giờ sau khi sinh. Việc cho trẻ bú sữa mẹ thường xuyên có thể giúp cơ thể trẻ thải loại bilirubin thừa ra khỏi cơ thể và nhờ thế sẽ giảm triệu chứng vàng da.

-Tắm nắng cũng là liệu pháp hiệu quả để điều trị chứng vàng da ở trẻ sơ sinh. Trong lúc tắm nắng cho trẻ, bạn nhớ phải cởi bỏ hết quần áo và đặt trẻ nằm dưới ánh nắng mặt trời hoặc trong phòng có nắng ấm chiếu vào trong khoảng 10 phút. Thời điểm tắm nắng lý tưởng cho trẻ là vào khoảng từ 7-8 giờ sáng.

- Trong trường hợp mức bilirubin trong máu của trẻ cao, bác sĩ có thể thực hiện liệu pháp chữa bệnh bằng ánh sáng để giải quyết vấn đề. Trong suốt quá trình điều trị, trẻ sẽ được nằm dưới luồng ánh sáng đặc biệt ở bệnh viện trong vòng 24 giờ hoặc nhiều hơn. Các loại ánh sáng đặc biệt này có tác dụng giúp giảm nhẹ chứng vàng da bằng cách loại thải mức bilirubin trong máu.

- Một liệu pháp nữa để trị chứng vàng da ở trẻ sơ sinh là thay thế sữa mẹ bằng một loại sữa chế biến đặc biệt dành cho trẻ. Tùy thuộc vào mức bilirubin trong cơ thể trẻ, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ bú bằng nguồn sữa bột (có thành phần tương tự sữa mẹ) trong khoảng thời gian 48 giờ. Sau khi mức bilirubin trong máu trẻ đã trở lại bình thường, bác sĩ sẽ đề nghị cho bé bú sữa mẹ trở lại.


Meo.vn (Theo PNO)


Chờ 3 phút hãy cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh

Nên chờ vài phút sau khi em bé chào đời mới cắt dây rốn để tăng cường lượng sắt cho trẻ và là cách tốt nhất bảo vệ sức khỏe trẻ.


Theo một nghiên cứu được công bố trực tuyến trên Thời báo Y tế  Anh (BMJ) thì việc không cắt dây rốn ngay sau khi sinh không liên quan gì đến bệnh vàng da của trẻ và các vấn đề khác cho trẻ.

Cụ thể, các nhà nghiên cứu Thụy Điển đã chia ngẫu nhiên 400 trẻ để kẹp dây rốn trong vòng 10 giây hoặc hơn 3 phút sau khi sinh.

Những trẻ này được kiểm tra nồng độ sắt khi được 4 tháng tuổi. Kết quả cho thấy những trẻ trì hoãn thời gian kẹp dây rốn có nồng độ sắt cao hơn và chưa đầy 1% số trẻ này bị thiếu hụt sắt so với gần 6% số trẻ được kẹp dây rốn ngay sau khi sinh.

Điều này đồng nghĩa với cứ 20 trẻ được kẹp dây rốn sau khi sinh 3 phút hoặc hơn thì có thể phòng ngừa được một trường hợp thiếu sắt.

Số trường hợp thiếu máu sơ sinh cũng ít hơn ở những trẻ được kẹp và cắt dây rốn muộn. Cắt dây rốn muộn cũng không làm tăng nguy cơ vàng da hoặc các biến chứng khác.

Nhóm nghiên cứu nói thiếu sắt làm suy giảm khả năng phát triển ở trẻ nhỏ. Các kết quả này cho thấy trì hoãn thời gian kẹp dây rốn cũng mang lại lợi ích sức khỏe cho trẻ em ở các vùng có tỉ lệ thiếu sắt tương đối thấp và nên được cân nhắc áp dụng như một thực hành chuẩn cho những ca sinh đủ tháng.

Vài năm trước, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã dỡ bỏ hướng dẫn cắt dây rốn sớm trong tài liệu hướng dẫn của mình mặc dù chưa có  tài liệu chính thức về thời điểm cụ thể nào nên cắt dây rốn cho trẻ.

Meo.vn (Theo Dantri)

Viêm gan B ở trẻ sơ sinh

Trong các loại viêm gan do virus thì viêm gan B là nguy hiểm nhất. Trẻ em và người lớn đều có thể bị nhiễm virus viêm gan B, đặc biệt trẻ sơ sinh khi bị nhiễm thì hậu quả rất xấu có thể xảy ra.

Nguyên nhân

Ở Việt Nam, theo thống kê của một số tác giả có khoảng từ 10 – 13% số phụ nữ đang mang thai bị nhiễm virút viêm gan B. Đây là một tỷ lệ rất lớn. Sự lây truyền virút viêm gan B từ mẹ sang cho con trong thời kỳ mang thai là rất nguy hiểm. Mức độ nguy hiểm khác nhau tùy theo từng thời gian mang thai của người mẹ. Nếu người mẹ bị bệnh viêm gan B ở thời kỳ đầu của thai kỳ (3 tháng đầu) thì có tỷ lệ mẹ truyền mầm bệnh cho con khoảng 1% và vào 3 tháng giữa của thai kỳ lên tới 10%, đặc biệt nếu vào giai đoạn 3 tháng cuối từ 60 – 70%.

Để đánh giá sự tiến triển của virút viêm gan B trong cơ thể người bị lây nhiễm, phương pháp thông thường và có thể áp dụng ở các phòng xét nghiệm của bệnh viện tuyến tỉnh là xác định HBsAg và HBeAg.

Người ta thống kê cho thấy rằng, khi xét nghiệm máu của một người mẹ đang mang thai ở 3 tháng cuối mà thấy cả 2 loại HBsAg và HbeAg cùng dương tính thì tỷ lệ truyền bệnh từ mẹ sang cho con lên tới từ 90 – 100%. Tuy vậy, nếu xét nghiệm chỉ thấy HBsAg dương tính, trong khi đó HbeAg âm tính tỷ lệ người mẹ truyền bệnh cho con thấp hơn nhiều (khoảng 20%).

Viêm gan B ở trẻ sơ sinh, Khoa nhi, Sức khỏe đời sống, viem gan b, tre so sinh, thai nhi, benh ung thu, bao

Trẻ cần được tiêm ngừa vắc-xin viêm gan B

Sự nguy hiểm

Trẻ sơ sinh bị nhiễm virút viêm gan B bởi sự lây truyền từ người mẹ là một vấn đề nan giải trong công tác chữa bệnh. Số trẻ bị nhiễm virút viêm gan B từ người mẹ có thể trở thành viêm gan cấp tính, chiếm tỷ lệ khoảng từ 5 -7%.

Số trẻ sơ sinh bị viêm gan cấp tính thường không có triệu chứng lâm sàng điển hình mà hầu hết là biểu hiện bệnh không rõ ràng.

Viêm gan B cấp tính ở trẻ sơ sinh có thể có một số triệu chứng như vàng da, nước tiểu vàng, bú kém. Xét nghiệm máu sẽ thấy men gan và các chỉ số bilirubin máu cũng tăng rất cao. Các biểu hiện này rất dễ bị bỏ qua vì trẻ thường ở trong phòng thiếu ánh sáng và nhất là quan sát dưới ánh sáng đèn rất khó đánh giá hoặc có phát hiện được thì đôi khi có thể nhầm với trẻ vàng da sinh lý nên không đưa trẻ đi khám bệnh ngay.

Người ta cũng thấy rằng có tới 50% số trẻ sơ sinh bị viêm gan B từ người mẹ có thể trở thành viêm gan mạn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành, thậm chí ung thư gan.

Điều trị và phòng bệnh

Khi trẻ sinh ra nghi ngờ bị viêm gan B, cần cho trẻ đi khám bệnh ngay ở cơ sở y tế có đủ điều kiện xét nghiệm. Sau khi khám bệnh xác định trẻ bị viêm gan B, cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ và khi thấy trẻ vàng da thuyên giảm hoặc hết thì nên đưa trẻ đi khám định kỳ hàng tháng trong vòng khoảng 6 tháng.

Đối với trẻ sau khi sinh ra mà không bị viêm gan B thì cần được tiêm phòng vắc-xin mũi 1 trong vòng 24 giờ sau sinh. Trẻ đó phải được tiêm phòng mũi thứ 2 sau một tháng cách mũi 1 và mũi thứ 3 khi trẻ được 2 tháng tuổi.

Đối với phụ nữ nếu xét nghiệm máu chưa bị nhiễm virút viêm gan B, cần tiêm phòng vắc-xin ngay sau khi xét nghiệm. Đối với phụ nữ đang mang mầm bệnh virút viêm gan B muốn mang thai, cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Đối với phụ nữ chưa tiêm phòng vắc-xin mà trong thời kỳ mang thai bị viêm gan B càng cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để biết nên xử trí như thế nào, nhất là bị viêm gan B trong các tháng từ tháng thứ 3 của thai kỳ trở đi.

Đối với các cặp vợ chồng mà cả hai chưa bị nhiễm virút viêm gan B, cần tiêm phòng để được an toàn khi người vợ mang thai. Nếu một trong 2 người bị nhiễm virút viêm gan B thì người còn lại cũng khẩn trương tiêm phòng vắc-xin ngay.

Theo PGS.TS.Bùi Khắc Hậu (Sức khỏe & Đời sống)

Nhận biết sớm sỏi mật

Sỏi mật là trong lòng ống mật có những viên sỏi nhỏ, to, hay bùn mật ở vị trí trong gan hoặc ngoài gan, ở túi mật. Bệnh có thể gây viêm phúc mạc mật, sốc nhiễm khuẩn, chảy máu tiêu hóa… rất nguy hiểm.

Sỏi mật hình thành như thế nào?

Người ta thấy có hai loại sỏi mật thường được hình thành là sỏi cholesterol và sỏi sắc tố mật.

Loại sỏi cholesterol: vì một lý do nào đó làm cho các thành phần dịch mật thay đổi tỷ lệ: nồng độ cholesterol tăng lên, nồng độ chất làm tan (muối mật - lecithin) giảm xuống, khi đó cholesterol kết tủa tạo ra những tinh thể là tiền đề cho sự hình thành sỏi mật. Những yếu tố làm giảm bài tiết muối mật gồm: bệnh ở đoạn ruột cuối làm giảm hấp thu muối mật; người béo: dự trữ muối mật giảm, sản xuất muối mật tăng nhanh nhưng không nhanh bài tiết; người cao tuổi. Những trường hợp làm tăng tổng hợp cholesterol: chế độ ăn giàu calo, dùng thuốc oestrogen, cloflbrat. Vai trò của túi mật: túi mật tái hấp thu nước nên làm cho cholesterol được cô đặc hơn; đồng thời túi mật tiết ra chất mueus có tác dụng làm cho cholesterol và sắc tố mật dễ bị kết tủa.

Người bị sỏi mật cần có chế độ ăn hạn chế mỡ động vật.

Sự hình thành sỏi sắc tố mật: ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á hay gặp loại sỏi này. Nguyên nhân là do trứng giun đũa hoặc xác giun làm “nhân” cho sắc tố mật và canxi bám vào gây sỏi. Nếu giun đũa lên đường mật nó gây nhiễm khuẩn và tăng áp lực trong đường mật, gây ra những vết loét xước và sau đó là những chít hẹp xơ vòng ở những nhánh mật phân thùy gan, phía trên vòng xơ ống mật giãn to, mật bị ứ đọng dần dần từ đó hình thành sỏi mật.

Biểu hiện của bệnh sỏi mật

Một người bị sỏi mật sẽ có các dấu hiệu sau: đau bụng với tính chất đau ở vùng hạ sườn phải (HSP), kiểu đau quặn gan, thường xảy ra sau bữa ăn nhiều mỡ, đau nhiều về đêm khoảng 23 - 24 giờ; khi đau kèm theo nôn, bệnh nhân không dám thở mạnh; cơn đau kéo dài vài giờ đến vài ngày. Rối loạn tiêu hoá: chậm tiêu, bụng trướng hơi, bệnh nhân sợ mỡ, táo bón hoặc tiêu chảy sau bữa ăn. Cơn đau nửa đầu (Migraine), đau nửa đầu dữ dội, khi đau có nôn nhiều. Sốt do bị viêm đường mật, túi mật, sốt cao đột ngột kéo dài vài 3 giờ; sốt và đau HSP đi đôi với nhau, nếu đau nhiều thì sốt cao; có khi sốt kéo dài vài tuần, hằng tháng; có khi sốt nhẹ 37,5 - 380C; nếu không viêm thì không sốt.


Vàng da và niêm mạc xảy ra sau đau và sốt 1 - 2 ngày; vàng da kiểu tắc mật gồm da, niêm mạc vàng, nước tiểu vàng, phân bạc màu; vàng da có ngứa, thuốc chống ngứa không kết quả, mạch chậm; vàng da mất đi chậm hơn đau và sốt. Ba chứng: đau, sốt, vàng da còn gọi là Tam chứng Charcot  tái phát nhiều lần, khoảng cách giữa các đợt vài tuần, vài tháng, vài năm. Khám thấy: gan to đều, mức độ to từ mấp mé dưới bờ sườn  đến 5 - 6cm dưới bờ sườn tùy mức độ tắc mật; mặt gan nhẵn, mật độ chắc, bờ tù, ấn đau tức. Túi mật to cùng với gan to, túi mật to, đau khi sờ nắn, có thể co cứng HSP. Xét nghiệm máu: bilirubin toàn phần tăng. Siêu âm thấy sỏi túi mật, sỏi ống mật. Chụp phim Xquang thấy sỏi.

Trên thực tế thường gặp ba thể bệnh chính như sau: một là trường hợp điển hình có Tam chứng Charcot, hội chứng tắc mật, bệnh tái phát nhiều lần, với các triệu chứng như trên chẩn đoán đúng sỏi mật 60- 75%. Hai là triệu chứng lâm sàng không điển hình: có cơn đau quặn gan, không vàng da, không tắc mật; hoặc tắc mật nhưng không đau quặn gan. Ba là bệnh nhân bị sỏi nhưng đến bệnh viên cấp cứu vì biến chứng như: viêm phúc mạc mật với các dấu hiệu nhiễm khuẩn nặng, bụng cứng, vàng da; sốc nhiễm khuẩn; sốt, túi mật to, đau; chảy máu tiêu hoá: nôn ra máu có hình thỏi kiểu như ruột bút chì; đau bụng cấp, nôn, trướng bụng.

Lưu ý trong điều trị và phòng bệnh

Việc dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn là rất quan trọng trong điều trị viêm nhiễm đường mật do sỏi. Tốt nhất là dựa vào kháng sinh đồ để dùng thuốc vừa hiệu quả, vừa rút ngắn thời gian mắc bệnh cho bệnh nhân. Trường hợp chưa làm được kháng sinh đồ thì phải dùng các loại kháng sinh có hoạt phổ rộng, liều cao như: colistin, cephalosporin, ampixillin, gentamyxin… Các thuốc giãn cơ, giảm co thắt như atropin, spasmaverin…; thuốc lợi mật như: sunfat magie, siro actiso, sorbitol…; các thuốc làm tan sỏi dùng trong các trường hợp viên sỏi nhỏ dưới 2cm, túi mật còn tốt, bệnh nhân không thể mổ được, hoặc đề phòng sỏi tái phát sau mổ. Phẫu thuật trong các trường hợp: sỏi gây viêm túi mật hoại tử, viêm phúc mạc mật, viêm tụy cấp, đau dữ dội mà dùng thuốc giảm đau không kết quả, chảy máu đường mật, áp-xe đường mật dọa vỡ, viêm đường mật kéo dài, tắc mật kéo dài,  tái phát nhiều lần, sỏi túi mật… Lấy sỏi qua máy soi tá tràng…

Bệnh nhân bị sỏi mật cần thực hiện một chế độ ăn kiêng hợp lý đó là: kiêng ăn mỡ, nhất là các loại thịt mỡ động vật như bò, gà, lợn… Ăn giảm calo: chỉ ăn  2.000 calo/24 giờ. Uống các loại nước thuốc nam có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh như nước  khoáng, nước nhân trần, actiso.

Phòng bệnh sỏi mật cần thực hiện nhiều biện pháp sau đây: khám bệnh định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh là nguyên nhân gây sỏi mật như bệnh ở đoạn ruột cuối làm giảm hấp thu muối mật, rối loạn lipid máu; kiểm soát ăn uống chống thừa cân béo phì; tránh ăn chế độ ăn giàu calo; tránh dùng các thuốc oestrogen chữa bệnh cho người có bệnh sỏi mật từ trước; định kỳ 6 tháng một lần tẩy giun, thực hiện ăn chín uống sôi để tránh nhiễm giun.

ThS. Bùi Quỳnh Nga

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Biểu hiện bị ngộ độc nấm

Có nhiều loại nấm gây độc có biểu hiện khác nhau.

Thời gian phát độc thông thường từ 1-11 giờ sau khi ăn. Trong đó ngộ độc nấm đỏ là nhanh nhất, chỉ diễn ra từ 1-6 giờ sau khi ăn. Biểu hiện là gây toát mồ hôi, chảy dãi, nôn mửa, tiêu chảy co đồng tử, trường hợp nặng có thể hôn mê, co giật.


Loại nấm độc màu vàng sáp sẽ xuất hiện những biểu hiện đau bụng, nôn, sau đó xuất hiện vàng da sau 8-10 giờ ăn. Nhưng nguy hiểm nhất là loại nấm độc màu nhạt xảy ra từ 9-11 giờ sau khi ăn. Biểu hiện đau bụng, vô niệu, hôn mê. Cùng với nấm độc màu vàng sáp, nấm độc màu vàng nhạt có thể dẫn đến tử vong.

Chuyên gia tư vấn Kim Mai

Meo.vn (Theo Giadinhnet)

Tác dụng phụ do Co-trimoxazol

Không được dùng thuốc cho người bệnh đã xác định bị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ hoặc người bệnh gan nặng vì có thể viêm gan nhiễm độc.

Co-trimoxazol là một trong những loại thuốc kháng sinh khá quen thuộc trong các nhà thuốc, hiệu thuốc. Được dùng điều trị các nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, nhiễm khuẩn đường hô hấp (đợt cấp của viêm phế quản mạn, viêm phổi cấp ở trẻ em) hay nhiễm khuẩn đường tiêu hóa (lỵ trực khuẩn, thương hàn)…

Thế nhưng khi dùng thuốc cần lưu ý và đề phòng với những tác dụng độc không mong muốn do thuốc gây ra. Có khoảng 10% người bệnh dùng thuốc gặp các tác dụng phụ này. Hay gặp nhất xảy ra ở đường tiêu hóa với các triệu chứng buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

Các phản ứng trên da như ngoại ban, ngứa, mụn phỏng cũng xảy ra ở khoảng 2% người bệnh dùng thuốc. Các biểu hiện trên thường nhẹ nhưng trên thực tế cũng có những trường hợp xảy ra hội chứng nhiễm độc da rất nặng có thể gây tử vong như hội chứng Lyell.


Khi dùng co-trimoxazol phải chú ý đề phòng tác dụng phụ của thuốc

Khi dùng co-trimoxazol người bệnh dễ bị thiếu hụt acid folic (đặc biệt ở người bệnh cao tuổi và khi dùng thuốc liều cao dài ngày). Thuốc có thể gây thiếu máu tan huyết ở những người thiếu hụt G-6PD.

Để khắc phục tình trạng này có thể bổ sung thêm acid folic mà không làm giảm tác dụng kháng khuẩn của thuốc. Khi uống thuốc người bệnh cần phải uống với nhiều nước (tối thiểu là 1 cốc nước 200ml) để tránh thuốc kết tinh thành sỏi. Không phơi nắng trong thời gian uống thuốc để tránh phản ứng mẫn cảm ánh sáng.

Không được dùng thuốc cho người bệnh đã xác định bị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ hoặc người bệnh bị bệnh gan nặng vì có thể viêm gan nhiễm độc. Trẻ em dưới 2 tuổi cũng không được dùng thuốc này.

Thuốc có thể gây vàng da trẻ em thời kỳ chu sinh và cản trở chuyển hóa acid folic. Vì thế, chỉ dùng lúc mang thai khi thật cần thiết. Nếu cần phải dùng thuốc trong thời kỳ mang thai, điều quan trọng là phải dùng thêm acid folic. Thời kỳ cho con bú không được dùng  vì trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với tác dụng độc của thuốc.

Theo DS Hoàng Thu Thủy

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Những loại thuốc gây…viêm gan

Hầu như mọi thuốc đều được chuyển hóa ở gan, thế nên nếu gan có vấn đề gì thì tất yếu cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi thuốc. Một số thuốc còn có mức độ gây viêm gan nặng và điển hình...

Gan dễ bị ảnh hưởng

Gan là một cơ quan thải độc và chống độc đặc biệt của cơ thể. Tác dụng chống độc của gan thể hiện ở chỗ sẽ phân hủy thuốc và các chất độc thành những chất không độc rồi thải trừ ra khỏi cơ thể.

Do tính đặc thù mang nét “cửa ra vào” như thế mà gan dễ bị tấn công và hay bị viêm nhất do độc tính của thuốc. Mặc dù tỷ lệ bị nhiễm độc gan do thuốc không nhiều nhưng nó lại gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Theo những quan sát thống kê, tỷ lệ bị bệnh lý của gan do thuốc vào khoảng 1,4% và chỉ có 20% trong số bệnh nhân này là có thể sống sót. Còn lại đa phần thì bị nhiễm độc nặng và tử vong. Các thuốc khác nhau có độc tính với gan khác nhau và tỷ lệ gây bệnh cho gan cũng khác nhau. Tỷ lệ gây độc gan của thuốc phụ thuộc vào độc tính của chúng và tần suất được sử dụng. Độc tính càng lớn, mức độ sử dụng càng thường xuyên thì bệnh gan do thuốc càng nhiều.

Hình ảnh gan bình thường và viêm gan mạn tính chuyển thành xơ gan.

 

Các thuốc gây ra viêm gan

Các thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm non-steroid

Đại diện của nhóm này như acetaminophen, diclofenac, ibuprofen, naproxen, nimesulide, piroxicam, sulindac. Những thuốc này tuy có cấu tạo hoá học khác nhau nhưng đều chung một tác dụng là hạ sốt, chống viêm và giảm đau. Tuy nhiên, ngoài tác dụng chính thì tác dụng phụ của nó cũng vô cùng đáng ngại. Một trong các tác dụng phụ của nhóm này là gây ra viêm gan vàng da, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Nhất là khi chúng ta sử dụng thuốc loại acetaminophen với tên thuốc thông thường là paracetmol.

Paracetamol là một thuốc hạ sốt quá quen thuộc. Nếu sử dụng một hai liều hạ sốt thì không thành vấn đề nhưng nếu sử dụng nồng độ cao và kéo dài thì sẽ gây ra viêm gan, nhất là gan ở trẻ em. Tỷ lệ gây bệnh về gan dao động từ 30-40%, một tỷ lệ không hề nhỏ trong sự cố viêm gan do thuốc.

Vấn đề viêm gan vàng da được đặt ra khi thời gian sử dụng thuốc là trên một tuần. Bắt đầu từ thời điểm này, dấu hiệu viêm gan vàng da bắt đầu xuất hiện. Và nếu chúng ta không chú ý thì chỉ sau một thời gian ngắn nữa, bệnh sẽ đi vào giai đoạn điển hình.

Thuốc kháng giáp trạng

Thiouracil là loại thuốc điển hình của nhóm này. Thuốc có tác dụng ức chế hấp thu iốt vào trong tuyến giáp nên nó làm giảm sự tổng hợp hormon thyroxin, dùng điều trị cho những trường hợp có nhiễm độc giáp như bệnh Basedow. Tuy nhiên, thuốc cũng gây viêm gan. Ngay trong tuần đầu tiên sử dụng men gan đã bắt đầu tăng cao. Nếu như đối tượng sử dụng thuốc mà bị bệnh tuyến giáp nặng thì họ sẽ được chỉ định dùng liều cao, có khi lên đến 8 viên trong một ngày. Liều cao như thế thì không cần một tuần mà chỉ cần khoảng ba ngày là có thể dẫn tới biến chứng trên gan.

Mặt khác, thuốc lại phải sử dụng kéo dài mới đủ liệu trình điều trị nên nguy cơ gây viêm gan của nó là rất lớn. Do đó, trong chiến lược sử dụng thuốc cũng như việc tuân thủ điều trị, cả thầy thuốc và bệnh nhân phải dè chừng nhóm thuốc này. Tỷ lệ gây viêm gan của nó là 10%.

Thuốc trị lao

Thuốc trị lao có rất nhiều loại và phác đồ điển hình trị bệnh lao thường là phối hợp 4 thuốc trong đợt tấn công. Trong số các thuốc trị lao thì isoniazid, pyrazinamide, rifampicin là những thuốc gây viêm gan nặng nề nhất, đặc biệt là isoniazid. Tác hại trên gan của thuốc này nguy hiểm chẳng kém gì thuốc kháng giáp trạng tổng hợp. Ngay trong thời gian đầu dùng thuốc, thuốc đã làm men gan tăng cao (như viêm gan thực thụ). Mặc dù chưa gây ra vàng da ngay nhưng nó có thể hủy hoại toàn bộ gan của người bệnh.

Cũng giống như thuốc trị bệnh Basedow, thuốc trị lao cũng phải sử dụng liên tục trong thời gian dài. Do đó mà tác hại trên gan như được cộng lên theo cấp số cộng. Nếu không được bảo vệ đầy đủ thì sau khi chữa khỏi lao rất có thể chúng ta phải quay sang chữa thêm bệnh gan.

Thuốc trị động kinh

Cho đến nay có khoảng 20 thuốc chống động kinh tính cả thế hệ cũ và thế hệ mới. Mỗi một thuốc chống động kinh có cơ chế tác động khác nhau nhưng nhìn chung chúng đều đem lại hiệu quả là tăng tính ức chế trên những tế bào thần kinh xung quanh ổ động kinh. Và do đó thuốc có tác dụng ngăn chặn và kìm hãm sự phát cơn, giảm độ lan tràn của cơn và động kinh được kiểm soát. Nhưng đáng tiếc là dù thuốc mới hay thuốc cũ, thì chúng đều là những hợp chất hoá học có thể làm thay đổi tính toàn vẹn của gan. Hai thuốc valproat và phenytoin gây ra hủy hoại gan tương đối rõ. Mức độ hủy hoại gan tùy thuộc vào nồng độ sử dụng và phụ thuộc vào tình trạng gan của bệnh nhân. Nếu trong thời gian dùng thuốc mà gan người bệnh có vấn đề sẵn thì kể như chúng ta phải điều trị hai bệnh đồng thời động kinh và viêm gan. Tỷ lệ gây ra bệnh gan do thuốc động kinh là 7%.

Cảnh giác với tác dụng phụ gây viêm gan của thuốc.

 

Thuốc chống ung thư

Có quá nhiều thuốc chống ung thư mà chúng vẫn hay được gọi là hóa chất chống ung thư. Những thuốc này là những thuốc cực độc và chuyện viêm gan do thuốc này là chuyện không có gì phải bàn cãi. Thuốc chống ung thư được coi như là những thuốc độc, cực độc với cơ quan tiết mật. Gan có thể sẽ bị viêm ngay sau ngày truyền đầu tiên và chỉ hai đến ba hôm sau là có biểu hiện rõ ràng. Điển hình là các thuốc cyclophosphamide, cisplatin, doxorubicin. Do vậy, trong trị liệu ung thư chúng ta phải cân nhắc và tính toán sao cho ít ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân nhất. Nếu không sẽ không hoàn thành được chương trình điều trị vì sức khỏe bệnh nhân sa sút không thể chống đỡ tiếp được.

Điều người bệnh không nên bỏ qua

Vì vậy, đối với các thuốc gây độc cho gan này, bác sĩ phải có chiến lược điều trị thích hợp, còn người bệnh thì cần tự theo dõi sức khỏe của mình đặc biệt là vấn đề gan mật để có những thông tin phản hồi. Tránh quan niệm uống thuốc thì phải “bị như thế” mà cố tình không thông báo cho bác sĩ, như vậy chẳng khác nào chúng ta cố tình làm bệnh của mình thêm phức tạp.

Meo.vn (Theo Sức khỏe & Đời sống)