Lưu trữ cho từ khóa: vacxin

Bắt đầu chuẩn bị phát triển loại vắcxin kháng virus cúm H7N9

Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết đang thu thập thêm thông tin và bắt đầu chuẩn bị phát triển loại vắcxin kháng virus cúm H7N9.

Theo Đài NHK, trong tuyên bố hôm 2/4, CDC khẳng định trung tâm đã bắt đầu triển khai các bước tiến tới bào chế vắcxin như việc nghiên cứu gen của chủng virus này.

Theo CDC, tình hình vẫn đang tiến triển và còn quá sớm để đánh giá mối nguy hiểm của chủng virus mới song CDC sẽ cập nhật thông tin ngay sau khi có kết quả nghiên cứu.

bat-dau-chuan-bi-phat-trien-loai-vacxin-khang-virus-cum-h7n9

Trong khi đó, một chuyên gia về cúm gia cầm của Nhật Bản nhận định công bố của Trung Quốc về 4 ca mới nhiễm H7N9 cho thấy tình hình có thể rất nghiêm trọng.

Theo ông Oshitani Hitoshi, giáo sư Đại học Tohoku, những bệnh nhân bị xác định nhiễm bệnh cho tới nay đều là những người có triệu chứng nghiêm trọng và rằng số trường hợp nhiễm bệnh ở Trung Quốc có thể cao hơn nếu tính tới những trường hợp bệnh nhẹ.

Khi số lượng bệnh nhân tăng tới mức như hiện nay, chúng ta không thể phủ nhận sự thật rằng virus này có thể dễ dàng lây lan sang người. Ông cho rằng cho tới nay chủng H7N9 chưa được lưu tâm nhiều. Tuy nhiên, số lượng người nhiễm bệnh tăng nhanh cho thấy virus này đã biến thể ở điểm nào đó.

(Theo Vietnam+)

Các loại vacxin người lớn nên tiêm phòng

Theo Cơ quan Kiểm soát & Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC), lâu nay người ta mới chỉ quan tâm đến tiêm chủng mở rộng cho trẻ nhỏ, lãng quên việc tiêm phòng vacxin cho nhóm người trưởng thành (20 – 50). Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, CDC khuyến cáo 8 loại vacxin dưới đây nên tiêm phòng cho nhóm lực lượng lao động quan trọng này của xã hội.

1. Tday

Tday là loại vacxin chống bệnh uốn ván, bạch hầu và ho gà, từng được tiêm khi con người ta còn nhỏ, nhưng hiện nay căn bệnh này đang có chiều hướng tái phát trở lại, vì vậy cần được tiêm phòng càng sớm càng tốt.

- Nhóm người cần tiêm: Tất cả người lớn

- Lịch tiêm: Nếu còn nhỏ chưa tiêm phòng uốn ván thì nên tiêm mũi tiêm 3 kết hợp nói trên, sau đó cứ 10 năm lại tiêm mũi uốn ván tăng cường.

2. HPV

Mặc dù đã được khuyến cáo dùng cho nhóm người vị thành niên, nhưng thực tế mới chỉ có 2,1% số người tiêm

- Nhóm người cần tiêm: Dưới 21 tuổi. Vacxin  HPV phát huy tác dụng cao nhất ở nhóm người chưa hoạt động tình dục và phơi nhiễm virus HPV, vì vậy nên tiêm phòng càng sớm trước khi bước vào cuộc sống tình dục.

- Lịch tiêm: Có thể tiêm 3 mũi, một khi dưới 26 tuổi, mũi 2 sau mũi 1 hai tháng và mũi 3 sau mũi 1 khoảng 6 tháng.

cac-loai-vacxin-nguoi-lon-nen-tiem-phong

3. Viêm gan B

Viêm gan siêu vi B có thể gây ra nhiều hiểm họa về sức khỏe cho con người, nhất là người còn trong độ tuổi sinh sản và có cuộc sống tình dục mạnh, bởi nó có thể gây lan truyền qua các chất tiết của cơ thể người bệnh.

- Nhóm người cần tiêm: Có cuộc sống tình dục mạnh mẽ, sống chung với người viêm gan B mạn tính, những người mắc bệnh tiểu đường từ 59 tuổi trở ra. Bác sĩ không khuyến cáo những người già tiêm phòng vacxin này bởi bệnh viêm gan siêu vi B có chiều hướng giảm theo tuổi tác.

- Lịch tiêm: Nên tiêm 3 mũi, mũi đầu càng sớm càng tốt, mũi 2 sau mũi 1 khoảng 1 tháng và mũi 3 sau mũi 14 tháng.

4. Viêm gan A

Đây là căn bệnh có mối quan hệ rất mật thiết và có hậu quả giống như bệnh viêm gan B, thủ phạm dẫn đến căn bệnh nan y như xơ gan, ung thư gan. Không giống viêm gan B, viêm gan A có thể lan truyền qua đường ăn uống, du lịch.

- Nhóm người cần tiêm: Những người có sở thích đi du lịch đến những vùng dễ mắc bệnh như Nam hoặc Trung Mỹ, châu Phi, Trung Đông hay Ấn Độ.

- Lịch tiêm: Nên tiêm 2 mũi, mũi đầu tiên bât kỳ vào thời điểm nào, mũi thứ hai sau mũi thứ nhất khoảng nửa năm. Nếu đi du lịch thì nên tiêm trước 1 tháng trước khi khởi hành.

5. Viêm màng não

Mọi người đều có rủi ro mắc bệnh viêm màng não cao qua thông qua chất tiết cơ thể, tiếp xúc với người đã người nhiễm bệnh. Bệnh khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và nhóm vị thành niên từ 16 – 21 tuổi, những người sống trong môi trường gần gũi, ưa.

- Những người cần tiêm vacxin: Sinh viên mới nhập trường, thanh niên mới nhập ngũ, những người vừa du lịch đến vùng có rủi ro mắc bệnh cao (nhất là châu Phi).

- Lịch tiêm: Tiêm một mũi bất kỳ nếu là sinh viên mới nhập trường và đã tiêm mũi đầu vào năm 16 tuổi thì tiêm mũi bổ sung trước khi đi học.

6. Sởi, quai bị và rubella

Nhóm bệnh này đã được con người thanh toán, nhưng gần đây đang có nguy cơ tái trở lại, nhất là khi ngành công nghiệp du lịch bùng nổ.

- Những người cần tiêm: Nhóm người có rủi ro mắc bệnh cao, sinh sau năm 1957 và khi còn nhỏ chưa tiêm.

- Lịch tiêm: Tiêm mũi bất kỳ và mũi thứ 2 sau mũi thứ nhất 4 tuần. Ở những nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Anh tỷ lệ mắc bệnh rất cao nên khi đi du lịch đến các nước này cũng nên tư vấn tiêm phòng trước khi chuyến đi được bắt đầu.

7. Bệnh phế cầu khuẩn

Đây là căn bệnh nhiễm trùng phổi nghiêm trọng, chiếm 15 – 50% trong các ca viêm phổi, nhất là nhóm người có vấn đề về phổi, gan, tim và thận cũng như nhóm có sức khỏe hệ thống miễn dịch yếu.

- Nhóm người cần tiêm phòng: Trên 65 tuổi, có hệ thống miễn dịch yếu hoặc nhóm người mắc bệnh mãn tính. Nếu là người nghiện thuốc lá, hen suyễn nên tiêm phòng từ khi bước vào tuổi 19 để giảm nguy cơ mắc bệnh.

- Lịch tiêm: Tiêm một mũi bất kỳ và tư vấn bác sĩ tiêm mũi thứ 2 vào thời điểm thích hợp.

8. Bệnh Zona

Bệnh zona hay giời leo (Shingles) là căn bệnh do siêu vi trùng Varicella-zoster gây bệnh thủy đậu tạo nên. Vì vậy sau khi bị thủy đậu nếu hệ thống miễn dịch yếu thì bệnh này lại có nguy cơ tái phát, nhất là người lớn tuổi, người bị bệnh mãn tính.

- Nhóm cần tiêm: Người từ 60 tuổi trở ra, nhóm người trẻ tuổi ít khi mắc bệnh này.

- Lịch tiêm: Tiêm mũi 1 bất kỳ vào thời điểm thích hợp.

(Theo Nongnghiep)

Chích ngừa cúm an toàn cho thai phụ

 Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học khẳng định, chích ngừa cúm hoàn toàn an toàn cho phụ nữ mang thai ở bất cứ thời điểm nào của thai kỳ và thậm chí có thể làm giảm nguy cơ sảy thai và các biến chứng.

mang-thai

Các nhà nghiên cứu Mỹ và Na Uy xem xét các hồ sơ y tế của 113.331 phụ nữ mang thai ở Na Uy trong đại dịch cúm 2009-2010 cho thấy có 2.794 bà mẹ tương lai được chẩn đoán cúm, trong khi đó những người đã tiêm phòng cúm giảm 70% khả năng mắc bệnh. Những người phụ nữ bị cúm trong thời gian mang thai tăng gấp 2 lần nguy cơ sảy thai.

Theo các nhà nghiên cứu, không có bằng chứng về tác hại của vaccine phòng cúm đối với phụ nữ mang thai, vì vậy Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tiêm vaccine phòng cúm.

(Theo ANTD)

Tiêu chảy ở trẻ do Rota virút đang vào mùa

Theo thống kê tại khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi ngày hiện nay tại đây có trung bình 20-30 trẻ nhập viện trong tình trạng tiêu chảy nặng, trong khi ngày thường là 5-10 bệnh nhân.

Đáng chú ý là nhiều trẻ bị tiêu chảy do Rota vi-rút. Bệnh hay phát mạnh vào mùa đông và thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là lứa tuổi từ 3 tháng đến 24 tháng tuổi. Bị mắc bệnh này, trẻ thường đi ngoài nhiều lần trong ngày dẫn đến việc mất nước, mất muối, rối loạn điện giải, và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng được nên các bà mẹ cần hết sức lưu ý đến việc phòng bệnh cho con.

tieu-chay-o-tre-do-rota-virut-dang-vao-mua

Rota vi-rút và những triệu chứng

Theo bác sĩ Bùi Thu Hương, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi ngày, tại khoa có khoảng 20-30 bệnh nhi mắc bệnh tiêu chảy phải nhập viện. Đây đều là những bệnh nhân nặng, có dấu hiệu rối loạn điện giải. Ngày 13-12, lượng bệnh nhân lên đến 80 cháu trong khi khoa chỉ có 30 giường điều trị nên nhiều giường phải ghép 2-3 cháu.

Tiêu chảy cấp do Rota vi-rút là bệnh nhiễm khuẩn dạ dày ruột cấp do vi-rút Rota gây nên. Bệnh hay phát mạnh vào mùa đông và thường gặp ở trẻ nhỏ. Vi-rút lây chủ yếu qua đường tiêu hóa, qua lan truyền vi-rút từ phân người bệnh vào môi trường xung quanh như nguồn nước, đồ vật, đặc biệt là qua bàn tay.

Theo bác sĩ Bùi Thu Hương, trẻ bị nhiễm vi-rút Rota thường có các triệu chứng: nôn nhiều trong 1-2 ngày đầu, sốt cao, ho húng hắng, sau 24h đi ngoài nhiều lần với tốc độ mạnh, xét nghiệm phân sẽ phát hiện được vi-rút rota. Nếu trẻ tiêu chảy mất nước nặng với 7 dấu hiệu sau thì phải được nhập viện: tốc độ tiêu chảy mạnh hơn, nôn nhiều hơn, khát nhiều hơn, ăn kém, điều trị không đỡ sau 1-2 ngày, sốt cao, máu trong phân. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể bị mất nước, mất muối dẫn đến trụy mạch, thậm chí tử vong nếu không được bù nước kịp thời.

Ngoài những triệu chứng trên, trẻ có thể sổ mũi, ho. Chính những biểu hiện này khiến nhiều người dễ nhầm với viêm đường hô hấp và cho trẻ uống kháng sinh. Điều này càng làm cho bệnh trở nên nặng hơn. Vì vậy các bậc cha mẹ cần chú ý đưa trẻ đi khám, điều trị kịp thời, đúng phác đồ để tránh những biến chứng đáng tiếc.

Không tự ý điều trị cho trẻ

Thực tế hiện nay nhiều bà mẹ khi thấy con bị đi ngoài đã tự ý sử dụng thuốc, tự ý điều trị khiến bệnh càng nặng thêm. Vi-rút Rota gây trẻ bị đi ngoài, nhưng cũng nhiều bà mẹ thấy con bị đi ngoài lại tưởng là mọc răng nên không cho đi khám. Ngược lại cũng có những bà mẹ lại cho rằng con bị tiêu chảy nên đã tự ý mua thuốc tiêu chảy về điều trị. Điều này là hết sức nguy hiểm. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, không được dùng thuốc cầm tiêu chảy vì chúng không có tác dụng tiêu diệt vi-rút mà còn làm giảm nhu động ruột, làm liệt ruột khiến phân không thải ra ngoài được. Trong khi đó trẻ vẫn tiếp tục bị tiêu chảy mà phân không được bài xuất ra ngoài, ứ đọng lại trong ruột gây chướng bụng, thủng ruột, tắc ruột, thậm chí dẫn đến tử vong.

Ngoài ra, cũng không nên sử dụng các thuốc chống nôn. Việc dùng thuốc chống nôn có thể gây ức chế thần kinh, khiến trẻ ngủ li bì, khó phát hiện nếu tình trạng bệnh nặng hơn. Tốt nhất khi trẻ bị tiêu chảy, cần bù nước và chất điện giải bằng dung dịch oresol. Tuy nhiên cần lưu ý cách dùng. Trên thực tế, nếu uống không đúng cách cũng khiến mất tác dụng hoặc phản tác dụng (nếu pha dung dịch thiếu tỉ lệ nước chỉ dẫn thì trẻ uống vào sẽ tăng tiêu chảy; pha loãng hơn chỉ dẫn sẽ không có tác dụng bù nước và chất điện giải). Vì vậy, cần pha oserol đúng theo hướng dẫn ghi trên bao bì, tuyệt đối không tự ý chia nhỏ gói thuốc và pha làm nhiều lần. Đồng thời không nên cho trẻ tu hoặc uống liên tục Oserol mà cho trẻ uống từng thìa một, khoảng 2 phút/lần bởi uống nhiều và liên tục, trẻ sẽ càng tiêu chảy mạnh hơn. Dung dịch bù nước đã pha nếu quá 12 giờ không uống hết phải bỏ đi.

Để điều trị bệnh tiêu chảy cho trẻ, điều quan trọng là phải bù nước kịp thời bằng nhiều cách và tùy thuộc vào mức độ mất nước của trẻ. Có 3 mức độ mất nước: Mất nước nhẹ: Trẻ khát nước và đòi uống. Ở trẻ nhỏ chưa biết nói thường quấy khóc nhiều chỉ khi cho uống nước đủ mới hết khóc. Mất nước vừa: ngoài khát nước trẻ có biểu hiện khô mắt, niêm mạc môi, miệng khô, da nhăn nheo. Các trẻ nhỏ có thể thóp lõm xuống, mắt trũng lại, ngủ mắt nhắm không kín, trẻ khóc không có nước mắt, nước dãi… Mất nước nặng: Ngoài các triệu chứng trên sẽ thấy trẻ có dấu hiệu đặc biệt về thần kinh như lừ đừ, có khi vật vã, hoặc li bì hôn mê, hoặc có những cơn co giật.

Bên cạnh đó, không nên kiêng khem quá mức trong việc ăn uống. Cần cho trẻ ăn những thức ăn dễ tiêu như cháo loãng,  vẫn có thể uống sữa bình thường… Nếu trẻ dùng sữa mà bị tiêu chảy nhiều thì nên dùng loại không có lactose.

Tốt nhất là phòng bệnh cho trẻ

Tiêu chảy cấp do Rota vi-rút là một bệnh nguy hiểm, dễ dẫn tới tử vong vì mất nước, mất muối… vì vậy phòng bệnh cho trẻ là biện pháp tốt nhất. Do bệnh thường gặp và nặng ở trẻ nhỏ nên việc phòng ngừa bằng uống vacxin Rota càng sớm càng tốt. Hiện nay, tại các Trung tâm y tế dự phòng huyện, tỉnh đã có loại vaccin Rota dạng uống phòng ngừa tiêu chảy do Rotavirut rất hiệu quả. Vì vậy cha mẹ nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi đi uống vaccin này để ngăn ngừa khỏi sự tấn công của Rota vi-rút . Lịch uống vaccin cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi là 2 liều, khoảng cách tối thiểu giữa 2 liều là 1 tháng. Bên cạnh đó, cần giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh bàn tay sạch sẽ bởi Rota vi-rút chủ yếu gây bệnh cho trẻ qua đường tiêu hóa, từ phân của người bệnh, bám vào bề mặt các vật dụng trong gia đình, qua tay bé hoặc tay của người chăm sóc dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh cho bé. Do đó cần giữ vệ sinh môi trường, bàn tay, đồ ăn, nước uống, chất thải vệ sinh, thậm chí cả đầu vú người mẹ hết sức sạch sẽ để phòng bệnh cho trẻ.

Theo thống kê, có đến 95% trẻ em đều bị nhiễm vi-rút Rota ít nhất một lần trước 5 tuổi. Hàng năm, tiêu chảy cấp do vi-rút Rota gây ra tước đi sinh mạng hơn 600.000 trẻ em trên toàn thế giới và tỉ lệ trẻ tử vong vì bệnh này rất cao ở các nước đang phát triển.

(Theo ANTD)

“Yêu” ngày nào có thể tránh thai tự nhiên?

Nên quan hệ an toàn trước khi rụng trứng 7 ngày và sau khi rụng trứng 2 ngày, tức là từ ngày 10- 18 của chu kỳ.

Vợ chồng em tránh thai theo phương pháp tự nhiên tính vòng kinh, đến ngày nhạy cảm thì sử dụng bao cao su. Vòng kinh của em thường là từ 30-32 ngày.

Vậy những ngày nào “quan hệ” thì an toàn. Nếu em vừa “sạch”, hai vợ chồng đã “yêu nhau”, thì có sợ dính thai không?

Em định đi tiêm phòng Rubella thì nên tiêm lúc nào để không sợ bị dính bầu? Ngoài Rubella thì em còn nên tiêm phòng bệnh nào nữa để có thai an toàn? - (Quyên - pham…@gmail.com)


Trả lời:

Trứng có thể sống trong tử cung 1-2 ngày, tinh trùng sống được 5-7 ngày. Ngày có kinh được tính là ngày thứ nhất. Vòng kinh của em là 30-32 ngày, như vậy, em sẽ rụng trứng trong khoảng giữa kinh kỳ từ ngày 15-16.

Như vậy em nên quan hệ an toàn trước khi rụng trứng 7 ngày và sau khi rụng trứng 2 ngày, tức là từ ngày 10- 18 của chu kỳ. Tuy nhiên, đây là phương pháp tránh thai có nhiều rủi ro mang thai ngoài ý muốn. Trứng có thể bị kích thích mà rụng “bất ngờ”. Vì thế, để tránh thai tuyệt đối, em nên dùng bao cao su trong tất cả các lần “yêu”.

Em không nói rõ em “đèn đỏ” trong bao nhiêu ngày nên cũng khó biết liệu em có thể mang thai ngay sau khi “đèn xanh” hay không. Vì vacxin thường có độc tố nên theo lý thuyết, sau khi tiêm phòng Vacxin nào em cũng không nên có thai ngay, mà nên đợi sau khi tiêm 1-6 tháng, tùy loại thuốc.

Tuy nhiên, nếu như có thai ngay sau khi tiêm ngừa thì cũng không nên quá hoảng hốt. Chưa có nghiên cứu nào cho thấy thai nhi bị ảnh hưởng do mẹ tiêm phòng. Khi có thai, em nên đến các cơ sở sản phụ khoa tin cậy để được tư vấn cụ thể. Tốt nhất, em nên có sự chuẩn bị tốt về mặt sức khỏe khoảng 3 tháng trước khi sẵn sàng mang thai.

Ngoài phòng Rubella có thể tiêm phòng cả Vacxin phòng cúm, phòng viêm gan siêu vi B, uống viên vi chất để bổ sung kẽm, axit folic - những chất cần cho thai nhi sau này.

Theo BS. Nguyễn Thị Hoài Đức (Viện Sức khỏe sinh sản và Gia đình)

Meo.vn (Theo Dep)


Bà bầu tiêm phòng Rubella có tác dụng bao lâu?

Nếu bây giờ em muốn tiêm phòng Rubella mà hơn một năm nữa em mới có bầu thì có sợ thuốc hết tác dụng không?


Em năm nay 27 tuổi, đã kết hôn được nửa năm. Nhưng cuộc sống còn eo hẹp nên vợ chồng em chưa muốn có con. Em dự định khoảng năm 2013 mới sinh con.

Xin bác sĩ cho biết, trong thời gian kế hoạch này (em không sử dụng bất cứ loại tránh thai nào, chỉ tính theo chu kỳ kinh nguyệt thôi) em muốn tiêm ngừa bệnh Rubela, vì e nghe nói là tiên ngừa bệnh sẽ rất tốt cho em bé sau này và cũng phải tiêm một thời gian mới được có thai. Vậy nếu bây giờ em muốn tiêm phòng Rubella mà hơn một năm nữa em mới có bầu thì có sợ thuốc hết tác dụng không? - Thu Anh (tranthu…@gmail.com)

Trả lời:

Tiêm phòng vacxin Rubella có tác dụng trên 10 năm. Vì thế, hai năm nữa bạn mới có thai thì có thể tiêm ngừa Rubella từ bây giờ. Tuy nhiên, trước khi em có ý định có thai thì nên đi làm xét nghiệm kháng thể Rubella tại BV Phụ sản, xem cơ thể đã đủ lượng kháng thể cần thiết hay chưa.
Nếu thiếu thì bác sĩ có thể chỉ định cho em tiêm ngừa thêm liều. Vì độc tố thuốc ngừa rubella khá độc nên sau khi tiêm ngừa từ 3-6 tháng em mới nên có thai.

Có thể nói thêm là tránh thai bằng cách tính chu kỳ kinh nguyệt của em có tính rủi ro khá cao. Nếu vòng kinh của em đều đặn 28 ngày thì có thể kiêng quan hệ tình dục với chồng từ ngày 10-16 của vòng kinh, tuy nhiên, không loại trừ trường hợp trứng rụng sớm hoặc muộn hơn. Nên có thể em vẫn có khả năng mang thai.

Vì thế, nếu tiêm phòng Rubella em cần phải sử dụng các biện pháp ngừa thai hiệu quả hơn (tốt nhất là dùng bao cao su) để tránh có thai ít nhất sau 3 tháng tiêm ngừa.

Theo BS Nguyễn Thanh Hà, BV Phụ Sản T.Ư

Meo.vn (Theo Danviet)

Quai bị gây biến chứng gì?

Bệnh quai bị do virut thuộc họ Myxovirus gây nên. Khi bị quai bị, người bệnh có biểu hiện sốt, đau đầu, chán ăn, ngủ kém, sưng tuyến nước bọt một hoặc hai bên. Bệnh có thể lây sang người lành qua nước bọt của người bệnh.

Virut gây bệnh quai bị còn có thể gây tổn thương cho một số bộ phận khác của cơ thể như viêm tinh hoàn (ở trẻ trai), viêm buồng trứng (ở trẻ gái), viêm tụy, viêm não, viêm màng não. Trẻ trai trong độ tuổi dậy thì bị mắc quai bị, ngoài viêm tinh hoàn còn có thể gặp viêm mào tinh hoàn, viêm thừng tinh hoàn, trường hợp bệnh nặng còn có thể gây tràn dịch màng tinh hoàn nếu không được chăm sóc, điều trị đúng có thể dẫn đến teo tinh hoàn một hoặc cả hai bên, ảnh hưởng đến hoạt động sinh dục và sinh sản.

Khi một người bị bệnh quai bị thì cần được cách ly ít nhất 10 ngày, đặc biệt không tiếp xúc với đối tượng có nguy cơ cao như lứa tuổi thanh thiếu niên. Khi chăm sóc người bệnh, cả người bệnh và người nhà cần đeo khẩu trang y tế để hạn chế virut lây sang người chăm sóc và người lành. Tiêm vacxin phòng bệnh quai bị đến nay vẫn là biện pháp hữu hiệu để tạo cho cơ thể có đủ kháng thể đặc hiệu chống lại virut quai bị một cách chủ động.

Meo.vn (Theo SK&ĐS))

Xu hướng mới trong việc chích ngừa cho trẻ

Trong sáu tháng đầu đời trẻ cần thiết phải chủng ngừa để phòng rất nhiều bệnh như: Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà, Bại liệt, Viêm gan B, Viêm màng não mủ do Hib, … Tuy nhiên, việc chích ngừa cho trẻ cũng khiến các bậc phụ huynh ái ngại với những phản ứng phụ sau chủng ngừa như: đỏ, sưng ở chỗ tiêm, mà thường xuyên và phổ biến nhất là sốt (có thể sốt cao từ 38 đến 400c).  Tuy nhiên, với sự tiến bộ của khoa học ngày nay, các bà mẹ đã tìm thấy giải pháp tốt nhất trong việc chủng ngừa các bệnh nguy hiểm này cho con mình.

Lợi ích và hiệu quả từ Vắc-Xin Phối Hợp Thành Phần Ho Gà Vô Bào

Trước đây, khi sinh cháu đầu tiên, chị Lê Xuân Thư  (Quận 3) đã rất lo lắng, mất ăn mất ngủ mỗi lần cho con đi chích ngừa, vì không hiểu sao mỗi lần chích ngừa, bé thường bị sốt, bỏ ăn đến cả 1, 2 ngày. Mội lần như vậy, chị Thư phải bỏ công bỏ việc để chăm con. Cứ đến thời gian cho cháu đi chích ngừa là chị lại thấy rất ngại. Cho đến khi sinh bé thứ hai, qua tư vấn của bác sĩ và tìm hiểu bạn bè, những người đi trước, chị quyết định chọn vắc-xin phối hợp có thành phần ho gà vô bào để chích ngừa cho con bởi tính hiệu quả và an toàn của nó.

Chủng ngừa vắc-xin phối hợp để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nguy hiểm

Không như chị Thư, chị Mai Thị Mộng Thu (giáo viên mầm non, Tân Bình) đã quyết định cho bé Sơri con mình tiêm vắc-xin phối hợp có thành phần ho gà vô bào, sau khi được bác sĩ tư vấn rất kỹ về lợi ích cũng như hiệu quả của vacxin phối hợp thành phần ho gà vô bào. Khi mới sinh, chị đã rất lo lắng, thậm chí hoang mang khi nghĩ đến lịch tiêm chủng dày đặc mà con chị phải trải qua. Chị đã hỏi thăm bạn bè, tìm hiểu thông tin trên mạng và các tài liệu, bài báo viết về những vacxin vừa có thể giúp phòng ngừa các bệnh nguy hiểm cho trẻ, vừa không gây ra những phản ứng phụ đáng tiếc. sau khi đươc các bác sỹ tư vấn, chị quyết định cho con tiêm vacxin phối hợp thành phần ho gà vô bào. Theo chị, ngoài việc giúp con chị phòng ngừa được nhiều trong các bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ như: Ho gà, Bạch hầu, Uốn ván, viêm màng não mủ, vắc xin này còn giúp chị tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian đi lại và rất an tâm khi đưa cháu đi tiêm ngừa.

Vắc-xin phối hợp có thành phần ho gà vô bào – giúp bảo vệ trẻ khỏi những bệnh nguy hiểm tốt hơn mà lại ít sốt hơn

Vắc-xin phối hợp có thành phần ho gà vô bào là loại vắc-xin phối hợp phòng ngừa một số nhiều trong số các bệnh  nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ như: Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà,  Viêm gan B, Viêm màng não mủ do Hib… chỉ trong 1 mũi tiêm nên làm giảm số mũi tiêm đáng kể.

Vắc-xin phối hợp đã có từ lâu , với rất ít thành phần kháng nguyên quan trọng của vi khuẩn ho gà được chọn lọc lại (chứ không phải như các vắc-xin phối hợp ho gà toàn tế bào trước đây – sử dụng toàn bộ tế bào vi khuẩn ho gà để sản xuất). Đây là vacxin được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới như là một xu hướng mới: tiên tiến, tiết kiệm.

Vắc-xin phối hợp ho gà vô bào giảm thiểu các phản ứng phụ cho trẻ, tiết kiệm chi phí và thời gian nhiều hơn - Ảnh: Inmagine

BS. Nguyễn Ngọc Anh Tuấn – Trưởng Phòng Khám & Tiêm ngừa – Viện Pasteur cho biết: “Lợi ích của vắc-xin phối hợp ho gà vô bào chính là giảm các phản ứng phụ sau tiêm cho trẻ, trẻ ít sốt hơn nhiều, bớt sưng, bớt đau và giảm số mũi tiêm đáng kể cho trẻ, nên các bậc phụ huynh thấy an tâm hơn đồng thời tiết kiệm chi phí và thời gian khi cho con đi chích ngừa”

Tại Việt nam, vắc xin phối hợp ho gà vô bào đã có mặt từ nhiều năm nay và đã được chứng minh là có hiệu quả phòng bệnh và ít tác dụng phụ, làm giảm đáng kể những bất tiện và hệ lụy trong việc chủng ngừa cho trẻ em.

Các bậc phụ huynh nên cho trẻ chích ngừa sàng sớm càng tốt để trẻ được phòng ngừa các bệnh nguy hiểm. Có thể liên hệ Viện Pasteur, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2, Từ Dũ, Hùng Vương, Đai Học Y Dược, các Trung tâm Y tế Dự phòng TPHCM, TP Hà Nội & các tỉnh thành trên cả nước để được tư vấn.

Vắc-xin phối hợp có thành phần Ho Gà Vô Bào là vắc-xin dịch vụ, nên các bậc cha mẹ cần tự trả chi phí.

Các vắc-xin này thường được tiêm từ 2 tháng tuổi, với 3 liều cơ bản, cách nhau ít nhất 1 tháng và 1 liều nhắc  trong năm tuổi thứ hai. Ngoài 3 liều cơ bản, liều nhắc cũng rất quan trọng góp phần đảm bảo hiệu quả phòng các bệnh nguy hiểm trên cho trẻ. Các bậc cha mẹ nên cho con chủng ngừa đủ liều và đúng thời hạn để nâng cao hiệu quả phòng bệnh cho trẻ.

Trẻ trong 6 tháng đầu đời cần phòng ngừa các bệnh sau:

Mới sinh 2 tháng 3 tháng 4 tháng

Lao

Viêm gan B (lần 1)

Viêm gan B (lần 2) Viêm gan B (lần 3) Viêm gan B (lần 4)
Bạch hầu (lần 1) Bạch hầu (lần 2) Bạch hầu (lần 3)
Uốn ván (lần 1) Uốn ván (lần 2) Uốn ván (lần 3)
Ho gà (lần 1) Ho gà (lần 2) Ho gà (lần 3)
Bại liệt (lần 1) Bại liệt (lần 2) Bại liệt (lần 3)

Viêm màng não mủ do HIB(lần 1)

Viêm màng não mủ do HIB (lần 2) Viêm màng não mủ do HIB (lần 3)