Lưu trữ cho từ khóa: uống sữa

Lợi ích của sữa đối với phụ nữ

Một ly sữa mỗi ngày có thể giúp chị em phụ nữ tránh được bệnh viêm khớp rất hiệu quả. Đây chính là ích lợi của sữa đối với sức khỏe của chị em.

Nếu bạn là phụ nữ, bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích từ sữa (kể cả sữa không béo hoặc ít béo), bao gồm cả việc tránh tình trạng đầu gối bị lỏng lẻo, đau do viêm khớp. Đây là ích lợi của sữa đối với sức khỏe phụ nữ, kết luận này được rút ra từ một nghiên cứu mới của Mỹ.

Viêm xương khớp (viêm khớp) là một bệnh thoái hóa khớp gây đau và sưng khớp ở tay, hông, hoặc đầu gối. Tiến sĩ Bing Lu, tại Brigham & Women ở Boston, nói: “Tiêu thụ sữa đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe của xương nhưng nó có tác dụng với phụ nữ nhiều hơn. Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu lớn nhất điều tra tác động của lượng sữa đối với sự phát triển của viêm khớp đầu gối”.

loi-ich-cua-sua-doi-voi-phu-nu

Một ly sữa mỗi ngày có thể giúp chị em phụ nữ tránh được bệnh viêm khớp rất hiệu quả. Ảnh minh họa

Hơn sáu triệu người ở Anh bị viêm xương khớp ở một hoặc cả hai đầu gối, trong đó,1/5 là nhóm người 50 tuổi và một nửa số người trong đó ở độ tuổi trên 80, theo tổ chức nghiên cứu viêm khớp của Vương quốc Anh.

Bệnh viêm xương khớp phổ biến hơn ở phụ nữ hơn so với nam giới và hơn một triệu người lớn mỗi năm phải đi khám bác sĩ về căn bệnh này. Khi các bác sĩ đánh giá mức độ nghiêm trọng của viêm xương khớp, họ sử dụng chẩn đoán hình ảnh để xác định số lượng tổn thương khớp bằng cách đo không gian tồn tại giữa các khớp. Không gian này bị thu hẹp có nghĩa là bệnh nhân đang bị mất sụn và nguy cơ viêm xương khớp ngày càng tồi tệ.

Trong nghiên cứu mới đây của Mỹ, tổng cộng có 888 nam giới và 1.260 phụ nữ bị viêm khớp đầu gối đã tham gia theo dõi, kiểm tra trong suốt 4 năm sau đó.

Khi lượng sữa mà mỗi người tiêu thụ được tăng lên, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng tổn thương khớp ở phụ nữ giảm đi. Những phụ nữ không uống sữa, uống ít hơn 3 ly/tuần, uống 4-6 ly/tuần và uống hơn 7 ly/tuần sẽ có độ giảm không gian quanh khớp lần lượt là 0.38mm, 0.29mm, 0.29mm và 0.26mm tương ứng. Những phụ nữ ăn pho mát mỗi ngày có thể làm cho bệnh nặng hơn.

loi-ich-cua-sua-doi-voi-phu-nu

Đối với nam giới, chỉ những người tiêu thụ với hàm lượng cao mới có thể giúp cải thiện sức khỏe nói chung. Ảnh minh họa

Ngoài ra, các yếu tố khác như chỉ số khối cơ (BMI) và chế độ ăn uống cũng có thể làm cho bệnh viêm khớp trầm trọng hơn. Riêng đối với nam giới, chỉ những người tiêu thụ với hàm lượng cao mới có thể giúp cải thiện sức khỏe nói chung.

“Phát hiện của chúng tôi chỉ ra rằng những phụ nữ thường xuyên uống sữa có thể làm giảm sự tiến triển của bệnh viêm khớp. Nghiên cứu sâu hơn về lượng sữa và sự chậm trễ trong tiến trình viêm khớp là cần thiết”, Tiến sĩ Lu cho biết.

Ông cho biết không rõ lý do tại sao sữa lại có tác dụng đó với phụ nữ nhưng đó có thể là do sự tăng nồng độ canxi cho xương khớp hoặc là một phần của một chế độ ăn uống lành mạnh giúp chống lại bệnh béo phì.

Tiến sĩ Shivani Sahni và Robert McLean, đến từ Đại học Harvard cũng đồng ý với kết luận này.

Theo Afamily.vn

Cách hay giúp bạn ngon miệng khi uống sữa

Sữa cung cấp nhiều canxi, giúp cơ thể có được một khung xương khỏe mạnh. Tuy nhiên không phải ai cũng uống được sữa. 5 mẹo nhỏ dưới đây có thể giúp bạn cảm thấy ngon miệng hơn khi lựa chọn thức uống bổ dưỡng này.

Sau khi uống sữa, một số người sẽ có triệu chứng bao tử bị đầy hơi, nôn nao, đau bụng. Đó là do cơ thể không thể dung nạp được lactose, thành phần đường trong sữa. Nhưng sữa lại là nguồn cung cấp canxi chính mà các thực phẩm khác khó thay thế được, nên thay vì nói không, bạn hãy cố gắng làm quen với sữa theo những cách sau:

1. Tìm hiểu loại sữa mình uống

Nếu đang uống sữa nguyên kem, bạn có thể thay thế bằng sữa gạn một nửa hay toàn bộ chất béo. Tuy cùng chủng loại nhưng nhiều người lại có cảm nhận khác nhau về mùi vị của sữa. Bạn có thể thử uống sữa đậu nành, sữa dừa hay các loại khác như sữa gạo, sữa không béo hay có mùi vani cũng rất ngon.

cach-hay-giup-ban-ngon-mieng-khi-uong-sua

2. Uống mỗi lần một ít

Khi pha sữa, bạn có thể cho thêm một ít ngũ cốc hoặc rót sữa vào ly nhỏ để uống mỗi lần một ít vì khi uống một lượng sữa nhỏ, cảm nhận mùi vị của sữa cũng ít hơn. Nếu không quen với mùi sữa, bạn chỉ nên uống mỗi lần 1 muỗng và sau đó tăng dần lên.

3. Thêm độ lạnh cho sữa

Sữa bảo quản ở nhiệt độ phòng thường có mùi khó chịu hơn khi giữ trong tủ lạnh. Để giảm mùi khó chịu của sữa, bạn hãy làm lạnh trước khi uống bằng cách cho 1 viên đá nhỏ hoặc để ngăn mát tủ lạnh. Tránh làm ấm trước khi uống sẽ khiến mùi càng khó chịu hơn vì váng sữa nổi lên trên bề mặt của sữa.

cach-hay-giup-ban-ngon-mieng-khi-uong-sua

4. Tạo mùi cho sữa

Bạn có thể thêm nước ép trái cây, nước si rô, bột sữa, trái cây nghiền, sinh tố trái cây, mật ong… để giảm bớt mùi và tăng thêm hương vị hấp dẫn cho sữa.

Uống sữa với sô-cô-la tan chảy tạo cảm giác như bạn không uống sữa vậy. Nếu không thích sô-cô-la, có thể thay bằng nước si rô dâu. Một lựa chọn khác cũng rất thú vị là thêm hương trái cây vào sữa, uống vào mỗi buổi sáng, thức uống thơm ngon này sẽ giúp khởi đầu một ngày với tinh thần tỉnh táo và sảng khoái.

5. Kết hợp với thực phẩm khác

Để giảm mùi của sữa, hãy ăn kèm với món bạn thích. Bạn có thể nhúng bánh mì hay bánh lạt vào sữa, hoặc sau khi uống sữa thì ăn thêm một cái bánh nhỏ hay miếng táo.

Theo Phunuonline.com.vn

Uống sữa dễ gây ung thư và tiểu đường

Theo nghiên cứu, sữa có nguy cơ gây ra vô số bệnh như eczema, hen suyễn và tăng cân. Thậm chí, nhiều bằng chứng khoa học còn phát hiện thấy sữa dễ gây ung thư và tiểu đường.

Thông tin về một số tác hại từ sữa mà người tiêu dùng có thể chưa hề hay biết.

Sữa chứa hormon gây ung thư

Sữa bò chứa hàng loạt các hormon từ bò. Điều này càng minh chứng rõ sản phẩm có nguy cơ gây ung thư cao, đặc biệt là ung thư vú và ung thư tiền liệt tuyến cho người sử dụng.

uong-sua-de-gay-ung-thu-va-tieu-duong

Sữa có khả năng gây ung thư cho người sử dụng. Ảnh minh họa

Thực tế, một lượng lớn estrogen và progesterone đang tồn tại trong sữa. Ngoài ra, hormon tăng trưởng cũng được tiêm vào bò sữa hàng tuần giúp chúng phát triển nhanh hơn và sản xuất nhiều sữa hơn.

Vì vậy, khi người tiêu dùng uống sữa bò cũng đồng nghĩa với việc hoạt chất tăng trưởng IGF-1 sẽ phát tán gây ra hàng loạt bệnh tật, đặc biệt là ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến, tăng huyết áp, tiểu đường và bệnh nữ hóa tuyến vú ở nam giới (hiện tượng ngực phát triển bất thường ở nam giới).

Sữa giàu chất đạm gây ung thư và tiểu đường

Trong cuốn “Nghiên cứu Trung Quốc”, một cuộc nghiên cứu dinh dưỡng lớn nhất từng được thực hiện, Tiến sĩ T. Colin Campbell, một giáo sư danh dự trong dinh dưỡng hóa sinh tại Đại học Cornell, Mỹ, đã giải thích mối tương quan giữa nguy cơ ung thư và việc tiêu thụ chất đạm động vật.

Ông nhận thấy rằng, đạm trong sữa góp phần thúc đẩy mọi giai đoạn ung thư trong cơ thể. Mặt khác, lượng tế bào ung thư cũng có thể kiểm soát được dựa vào chế độ ăn.Thêm nữa, sữa còn tiềm ẩn nhiều nguy hại gây ra hàng loạt căn bệnh như cường giáp, suy giáp, viêm khớp dạng thấp, bệnh đa xơ cứng, tiểu đường loại 1 và bệnh lở ngoài da.

Sữa gây hại cho làn da

Sữa có thể là nguyên nhân gây bệnh eczema, mụn trứng cá và nhiều bệnh về da khác.

uong-sua-de-gay-ung-thu-va-tieu-duong

Sữa còn có nguy cơ gây hại cho da. Ảnh minh họa

Trên thực tế, hoạt chất trung gian tăng trưởng IGF-1 dễ gây hiện tượng viêm, mụn trứng cá, tấy đỏ và đau nhức trên da. Ngoài ra, sữa còn khiến da người dùng sản xuất bã nhờn dư thừa (dầu) làm lỗ chân lông bị tắc nhiều hơn, xuất hiện nhiều mụn trứng cá hơn và khiến làn da trở nên đen sạm.

Ngộ nhận về sữa và canxi

Hầu hết mọi người đều cho rằng, uống sữa sẽ giúp con người tăng cường canxi trong cơ thể cho xương chắc khỏe và phát triển tốt. Tuy nhiên, một thử nghiệm lâm sàng lại cho kết quả ngược lại. Cuộc  Nghiên cứu sức khỏe của y tá Harvard (Mỹ) đã theo dõi hơn 75.000 phụ nữ trong vòng 12 năm. Kết quả cho thấy, sữa không có tác dụng bảo vệ xương chắc khỏe.

Ngược lại, lượng canxi trong các sản phẩm làm từ sữa lại có thể khiến nguy cơ gãy xương ở mức cao hơn. Nguyên nhân là do sữa vào cơ thể có tính axit rất cao. Vì vậy, để vô hiệu hóa lượng axit này, cơ thể buộc phải chiết khoáng chất từ xương ra để cố gắng cân bằng và tiêu hóa nó.

Theo Vietq.vn

Người già uống sữa dành cho trẻ em có được không?

Nếu người lớn sức khoẻ bình thường, không mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính vẫn có thể sử dụng được.

Tôi được tặng sữa bột công thức dành cho trẻ em từ 0 – 6 tháng tuổi, nhưng gia đình không có trẻ nhỏ. Xin bác sĩ tư vấn giúp là người lớn, người già thì có uống sữa này được không?

Đặng Kim Thành (quận 2, TPHCM)

nguoi-gia-uong-sua-danh-cho-tre-em-co-duoc-khong

Ảnh minh họa.

BSCKI Nguyễn Thị Ánh Vân

, Phó trưởng khoa Dinh dưỡng Lâm sàng, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM:

Sữa bột công thức dành cho trẻ em sẽ thay đổi tùy theo nhu cầu phát triển của trẻ ở mỗi độ tuổi khác nhau. Trong thành phần tỷ lệ đạm béo luôn cao hơn so với nhu cầu của người lớn.

Nếu người lớn sức khoẻ bình thường, không mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính vẫn có thể sử dụng được, nhưng phải được tính toán nhu cầu năng lượng, tỷ lệ các chất dinh dưỡng và trừ bớt các thực phẩm khác trong ngày. Sữa công thức này không phù hợp với người lớn tuổi, béo phì, dư cân hoặc đang mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, tăng mỡ máu.

Theo Kienthuc.net.vn

Trẻ em chỉ nên uống từ 2 – 3 ly sữa một ngày

Sữa luôn là ưu tiên hàng đầu của các mẹ khi lên danh mục thực phẩm cho trẻ. Tuy nhiên trẻ nên uống bao nhiêu sữa là đủ? Câu hỏi này thì ngay cả các bác sĩ nhi khoa cũng chưa chắc có thể đưa ra câu trả lời thỏa đáng.

Theo một nghiên cứu vừa mới được công bố của trường Đại học Toronto thì việc uống quá nhiều sữa làm giảm hàm lượng sắt trong máu của trẻ em.

Theo tiến sĩ Maguire thuộc bệnh viên St. Michael, Toronto thì “một trong những câu hỏi thường xuyên từ các bậc phụ huynh là trẻ nên uống bao nhiêu sữa là đủ. Và điều đáng ngạc nhiên là ngay cả các bác sĩ nhi khoa cũng chưa chắc có thể đưa ra câu trả lời thỏa đáng”.

tre-em-chi-nen-uong-tu-2-3-ly-sua-mot-ngay

Sữa tốt cho sức khỏe.

Chúng ta đều biết sữa bổ sung vitamin D cho trẻ, một loại vitamin chủ yếu được hấp thụ thông qua ánh nắng mặt trời, tuy nhiên trẻ uống quá nhiều sữa sẽ bị thiếu sắt. Vì vậy, Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đề nghị trẻ em chỉ nên uống từ 2 – 3 ly sữa một ngày (khoảng 500 – 700ml).

Tiến sĩ Maguire và đồng nghiệp đã tiến hành quan sát 1.300 trẻ từ 2-5 tuổi, họ nghiên cứu thời gian hoạt động ngoài trời, màu da (các bé có da tối màu khó hấp thụ vitamin D qua ánh nắng hơn), chỉ số cơ thể (BMI), và việc liệu các bé có uống sữa bình hay không vì khi hết sữa bình sẽ được đổ đầy lại. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy hàm lượng vitamin D của các bé uống nhiều sữa tăng lên, tuy nhiên lượng sắt trong cơ thể lại giảm.

APP đề xuất trẻ sơ sinh cần 400 đơn vị vitamin D (khoảng 10mcg) mỗi ngày, với trẻ lớn và người trưởng thành lượng vitamin D cần thiết là 800 đơn vị vitamin D (khoảng 20mcg) mỗi ngày. Trẻ dưới 12 tháng tuổi được khuyến cáo không nên uống sữa bò.

tre-em-chi-nen-uong-tu-2-3-ly-sua-mot-ngay

Trẻ chỉ nên uống 2 ly sữa một ngày.

Giáo sư Maguire cho biết thêm: “Vitamin D giúp giảm nguy cơ mắc bệnh về xương cho trẻ, đồng thời thiếu sắt là nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu và làm chậm quá trình phát triển trí tuệ.”

Theo tính toán của các chuyên gia, 2 ly sữa một ngày sẽ giúp trẻ cân bằng hàm lượng vitamin D và sắt cần thiết cho cơ thể. Với những trẻ da tối màu, do không hấp thụ nhiều vitamin D từ mặt trời vào mùa đông thì nên được uống vitamin D theo hướng dẫn của bác sĩ.  Trẻ bình thường chỉ cần bổ sung vitamin D bằng thực phẩm và ánh nắng mặt trời là đủ.

– Thực phẩm:  Có rất ít thực phẩm chứa vitamin D. Các loại cá có nhiều mỡ như cá hồi, cá ngừ đại dương, cá thu và dầu gan cá là những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin D nhất. Ngoài ra còn có gan bò, pho mát, lòng đỏ trứng gà, trứng vịt, nấm, nước cam, ngũ cốc dinh dưỡng.

– Phơi nắng: phơi nắng trước 8 giờ sáng từ 5-30 phút, và không sử dụng kem chống nắng.

Theo Phunutoday.vn

Vì sao uống sữa đều đặn thì móng tay chân rất cứng?

Đầu ngón tay, chân chứa rất nhiều dây thần kinh nên cực kỳ nhạy cảm. Do đó, nhiệm vụ của móng là bảo vệ đầu ngón tay và ngón chân.
Khi tôi uống sữa đều đặn thì móng tay chân rất cứng, ngược lại thì không, xin hỏi có phải đây là biểu hiện canxi trong sữa lên cơ thể không?Nguyễn Anh Tuấn (Thanh Hóa).
vi-sao-uong-sua-deu-dan-thi-mong-tay-chan-rat-cung
Ảnh minh họa.

BS Hoàng Xuân Đại

, nguyên cán bộ cao cấp Bộ Y tế:
Móng tay được làm bằng protein và chất sừng, giống như mái tóc. Đầu ngón tay và ngón chân chứa rất nhiều dây thần kinh nên chúng cực kỳ nhạy cảm. Do đó, nhiệm vụ của móng là bảo vệ đầu ngón tay và ngón chân.
Móng tay sẽ phát triển nhanh hơn móng chân. Móng tay tăng trưởng khoảng 2,5mm/tháng, trong khi móng chân chỉ phát triển khoảng 1mm/tháng. Còn trong sữa chứa tỷ lệ proteine cao nên khi uống sữa sẽ cung cấp đủ như cầu protein cho móng phát triển. Cũng có thể chất canxi trong sữa trong quá trình chuyển hóa các chất cũng là yếu tố hỗ trợ cho việc phát triển của móng.
Theo Kienthuc.net.vn
The post Vì sao uống sữa đều đặn thì móng tay chân rất cứng? appeared first on Tin Sức Khỏe.

Có phải không nên uống sữa sau khi sinh mổ?

Tôi chuẩn bị sinh con đầu lòng, đi khám bác sĩ nói phải sinh mổ vì tôi bị tăng huyết áp. Mẹ chồng tôi bảo, nếu sinh mổ thì không được uống sữa trong những ngày đầu.
Xin quý báo cho biết, điều này có đúng không? Chế độ ăn uống sau sinh mổ thế nào? - Hà Thị Lan (Lai Châu)
co-phai-khong-nen-uong-sua-sau-khi-sinh-mo
Ảnh minh họa – Internet
Khi sinh mổ tùy theo phương pháp được mổ: Gây tê hay gây mê mà sản phụ sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách ăn uống sau mổ khác nhau. Nếu sinh mổ có gây tê thì sẽ được cho ăn uống sớm, lúc đầu có thể ăn cháo loãng, sau mổ 3 giờ có thể chuyển sang ăn cơm, không cần chờ sau khi đi trung tiện mới được ăn như quan điểm xưa.
Nếu sinh mổ có gây mê thì chỉ ăn uống lại sau khi đã tỉnh hoàn toàn không còn cảm giác buồn nôn, lúc đầu có thể ăn cháo loãng, sau đó từ từ chuyển sang ăn cơm từ khoảng 6 – 8 giờ sau mổ, nếu sau khi ăn cơm bụng không đầy hơi thì có thể ăn cơm tiếp tục như bình thường.
Sau mổ 3 ngày đầu không nên uống sữa ngay vì sau khi đẻ mổ người phụ nữ thường có thời gian liệt ruột cơ năng, nên bụng bị chướng hơi. Khi chưa thông ruột (chưa trung tiện) mà uống sữa sẽ dễ bị tiêu chảy. Khi đã có trung tiện (hết liệt ruột) thì người phụ nữ đẻ mổ có thể ăn uống bình thường.
Sau khi sinh dù phải sinh thường hay sinh mổ, cơ thể ít nhiều cũng mất đi một lượng máu nhất định. Do vậy để đảm bảo cơ thể được phục hồi nhanh chóng sau sinh, sản phụ cần có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, cân bằng. Điều này cũng giúp cơ thể sản xuất ra sữa mẹ đều đặn.
Do vậy, sau sinh cần phải ăn đa dạng các loại thực phẩm như: thịt lợn, thịt bò, thịt gà, cá, trứng… đây là những thực phẩm giàu đạm và sắt, giúp mau lành vết mổ và phòng chống thiếu máu, thiếu sắt. Hạn chế ăn uống những chất kích thích như hành, tỏi, ớt, rượu, bia, cà phê, thuốc lá… Nếu sản phụ mắc các bệnh như tim mạch, đái tháo đường, bệnh lý gan thận  thì chế độ ăn phải được cân đối bởi các bác sĩ chuyên khoa.

BS Song Hà

Theo Suckhoedoisong.vn
The post Có phải không nên uống sữa sau khi sinh mổ? appeared first on Tin Sức Khỏe.

Vì sao bị đau bụng mỗi khi uống sữa?

Tôi muốn tăng cân nhưng cứ uống sữa xong thì hay bị đau bụng và tiêu chảy. Nguyên nhân tại sao?

Tôi 32 tuổi, cao 1,70m nặng 57kg. Tôi muốn tăng cân nhưng cứ uống sữa xong thì hay bị đau bụng và tiêu chảy. Nguyên nhân tại sao? Làm sao để có thể tăng cân? Muốn uống được sữa thì phải uống thêm cái gì nữa, mua ở đâu. – (Huu Chi)

vi-sao-bi-dau-bung-moi-khi-uong-sua

Chào bạn,

Uống sữa bị đau bụng có 2 khả năng :

Trong sữa có đường lactose, nếu ruột non của bạn không có men latase để “cắt” lactose thành đường glucose thì ruột lập tức có phản ứng theo kiểu “đánh đuổi” kẻ lạ ra khỏi lãnh địa của mình: bụng sôi ọc ọc, đau quặn và đi cầu ra hết.

Còn lý do thứ hai là từ nhỏ bạn không được uống sữa, nay vì suy dinh dưỡng nên bắt đầu “nạp” sữa vào trong khi dây chuyền chuyển hóa đường lactose để lâu quá đã bị gỉ sét, không vận hành được.

Lý do thứ ba là theo Đông y, hệ thống tỳ vị của bạn bị suy giảm, không có khả năng tiếp nhận, tiêu hóa thực phẩm. Nếu vì lý do này thì uống thuốc Đông y kiện tỳ vị sẽ ổn ngay. Còn một lý do nữa là có thể bạn có bệnh ở dạ dày hoặc ruột, nếu vì lý donày bạn phải đi nội soi tìm ra nguyên nhân mới mong chữa trị triệt để được. Chẳng hạn bị viêm dạ dày cấp, viêm tá tràng cũng gây phản ứng với sữa kiểu này. Đó là chưa kể chất lượng sữa trên thị trường của ta đang có vấn đề (melamin, hàm lượng protein thấp…)

Sau khi đã loại các nguyên nhân rồi mà uống sữa vẫn bị đau bụng thì còn một cách là bạn làm sữa chua mà ăn. Cùng khối lượng định uống bạn mua một hũ sữa chua Vinamilk gầy men, biến chúng thành sữa chua. Các men trong sữa chua đã biến chúng thành dạng dễ tiêu hóa rồi. Nếu cơ thể bạn vẫn chưa chịu dung nạp vì thể tạng bạn “hàn” thì bạn nên uống thêm mỗi ngày 1 ly nước gừng dưới dạng trà gừng hay nấu nước gừng làm cho toàn thân ấm rồi hãy uống sữa.

Chúc bạn sẽ uống được sữa và mau tăng cân.

BS Lê Thúy Tươi

(Theo Tuổi Trẻ)

3 Thắc mắc thường gặp của mẹ khi chăm con

Những lo lắng khi chăm con luôn luôn làm các mẹ đau đầu. Dưới đây là 3 vấn đề các mẹ hay thắc mắc nhất trong quá trình chăm con.

1. Bé uống nhiều sữa mà vẫn không tăng cân, nguyên nhân vì đâu?

Nếu bé đã ăn đủ khẩu phần theo khuyến cáo mà vẫn không tăng cân thì cha mẹ nên xem xét lại các yếu tố sau:

- Lượng sữa bé ăn hàng ngày đã đủ chưa? Mẹ cho ăn hay người khác cho bé ăn rồi báo cáo lại? Vì có thể việc đo lường lượng sữa không được chính xác.

- Sữa được pha phải đúng với hướng dẫn của nhà sản xuất, không dùng nước rau, nước khoáng hay nước cháo để pha sữa cho con vì nó sẽ làm thay đổi thành phần của sữa khiến bé khó hấp thu hơn.

- Thiếu vitamin D cũng là một trong những lý do khiến bé khó hấp thu các dưỡng chất dinh dưỡng khác từ sữa, đặc biệt là canxi. Vì vậy mẹ nên cho bé phơi nắng ít nhất 15 phút mỗi ngày. Nếu không có điều kiện cho con tắm nắng, mẹ có thể bổ sung vitamin D3 cho con qua đường uống theo chỉ định của bác sĩ.

- Nếu bé bị bệnh lý nhiễm khuẩn như: loạn khuẩn, nấm đường ruột... thì cũng khó tăng cân. Trong trường hợp này mẹ nên làm xét nghiệm phân cho bé để phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời.

cham-con

2. Bé quá biếng ăn, mẹ phải làm gì?

Bé biếng ăn hầu hết là do người lớn. Có thể các mẹ khó chấp nhận điều này nhưng đó là sự thật. Vì vậy nếu chẳng may bé nhà bạn biếng ăn thì bạn cũng đừng cố đè bé ra mà đút thức ăn vào miệng vì càng làm vậy thì tình trạng biếng ăn càng nặng. Không những thế, việc ép trẻ ăn lại còn ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý của trẻ. Để trẻ hết biếng ăn, mẹ nên điều chỉnh theo những gợi ý sau:

- Hãy để cho trẻ ăn theo nhu cầu, tuyệt đối không nên ép con ăn.

- Mỗi bữa ăn chỉ nên kéo dài đúng 30 phút. Hết 30 phút, bạn ngưng bữa ăn dù bé không ăn được muỗng nào. Đừng xót con nhé!

- Lúc cho con ăn, mẹ hãy nói chuyện với bé. Nếu bé khóc, nhè, phun... mẹ đừng mắng mỏ hay cáu giận mà hãy lau sạch miệng cho con rồi cho ăn tiếp. Tuyệt đối không hù họa, không cho xem tivi hay chơi đồ chơi để "làm mồi".

- Theo bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng quốc gia), nếu áp dụng tất cả những cách trên một thời gian dài mà bé vẫn biếng ăn, mẹ có thể mạnh tay hơn bằng cách cho bé nhịn đi một vài bữa. Áp dụng cách này mẹ phải chấp nhận bé sẽ sụt cân một thời gian đầu. Nhưng yên tâm, đây là cách mạnh tay nhưng khá hiệu quả.

3. Nấu cháo cho bé ăn cả ngày rồi để vào bình giữ nhiệt có làm mất chất của cháo hay không?

Về nguyên tắc khi con ăn dặm, các mẹ nên nấu một nồi cháo trắng để cho bé ăn cả ngày. Đến bữa mẹ lấy cháo và thêm thịt, hoặc cá, tôm và rau cho bé ăn để đổi bữa cho con.

Trong trường hợp mẹ quá bận phải nấu cháo và thức ăn sẵn cho bé thì nên bảo quản bằng cách để tủ lạnh và hâm lại khi ăn, không nên bảo quản cháo bằng bình giữ nhiệt. Vì nhiệt độ của thức ăn trong bình giữ nhiệt vẫn sẽ giảm, chỉ có điều là giảm chậm hơn so với khi để ở bên ngoài. Và về nguyên tắc thì khi nhiệt độ của thức ăn giảm xuống dưới 60 độ C thì vi khuẩn sẽ bắt đầu phát triển mạnh trở lại và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ không còn đảm bảo nữa.

Khi bảo quản thức ăn cho bé bằng tủ lạnh, mẹ nên lưu ý những điều sau:

- Một là là thời gian từ khi thực phẩm được nấu chín đến khi cho vào tủ lạnh không được quá dài, tốt nhất là dưới 2 giờ vì nếu để ở bên ngoài thì sau 2 giờ kể từ khi được nấu chín, thực phẩm sẽ không còn an toàn nữa.

- Hai là nhiệt độ của tủ lạnh phải đạt khoảng 5 độ C trở xuống và khi hâm lại thì phải hâm đến 75 độ C trở lên và thực phẩm phải nóng đều và không hâm nóng quá 2 lần vì thức ăn sẽ bị mất chất.

(Theo Afamily)