Lưu trữ cho từ khóa: uống nước dừa

Mang thai những tháng đầu có được uống nước dừa?

Thức ăn cần chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm. Chưa có nghiên cứu nào công bố về sự liên quan giữa nước dừa và thai.

Em có thai 16 tuần. Em nghĩ cần phải ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng nhưng lại hay ăn thức ăn nhanh, do công việc bận và thích uống nước dừa. Nghe nói mấy tháng đầu không được uống nước dừa? Khi nào thì em có thể đi bộ thể dục? - Nguyễn Đoan Trang (quận 2, TPHCM).

mang-thai-nhung-thang-dau-co-duoc-uong-nuoc-dua

Ảnh minh họa.

ThS.BS Ngô Thị Yên

, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Từ Dũ TPHCM:

Em có thể uống sữa tươi kết hợp chế độ ăn uống phù hợp điều kiện kinh tế và sức khoẻ. Bác sĩ khám thai sẽ tư vấn cụ thể về chế độ ăn uống sinh hoạt, chứ không phải ai cũng “ăn nhiều chất bổ dưỡng”.

Thức ăn cần chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm. Chưa có nghiên cứu nào công bố về sự liên quan giữa nước dừa và thai. Thức ăn hay nước uống nào cũng nên dùng lượng vừa phải.

Việc đi bộ thể dục trong thai kỳ do bác sĩ khám thai hướng dẫn tùy thuộc tình trạng sức khoẻ của mẹ và thai nhi.

Theo Kienthuc.net.vn

Có nên uống nước dừa khi hành kinh?

Khi có kinh hoặc có mụn mà uống nước dừa thì có hại gì không? Vì sao người bị cao huyết áp không nên ăn dầu dừa?”.

Chào BS,
 
BS cho em hỏi: “Chất dinh dưỡng trong quả dừa non và dừa già khác nhau như thế nào? Khi có kinh hoặc có mụn mà uống nước dừa thì có hại gì không? Vì sao người bị cao huyết áp không nên ăn dầu dừa?”. Em xin cảm ơn. – Ngọc Khuê (Bình Định)

co-nen-uong-nuoc-dua-khi-hanh-kinh

Giá trị dinh dưỡng của quả dừa tùy thuộc vào độ tuổi của nó. Ở dừa già, hầu hết các chất bổ dưỡng đều tập trung vào cơm dừa, trong đó nhiều nhất là chất béo (27%).

Ở dừa non, hàm lượng chất béo trong nước dừa và cơm dừa rất thấp (1%). Trong cơm dừa non và nước dừa non có nhiều vitamin và tương tự dịch truyền. Do vậy, nó là loại nước giải khát rất tốt. Khi có kinh, có mụn, bạn vẫn có thể uống nước dừa và ăn cơm dừa mà không việc gì.

Dầu dừa chủ yếu chứa các axit béo no, đặc biệt là các axit béo không nối đôi, nếu ăn nhiều sẽ không tốt cho tim mạch.

BS Diệu Phương

(Theo VnExpress)

Bà bầu uống nước dừa thì đứa trẻ sinh ra sẽ trắng trẻo, có đúng không?

Ở một số nơi truyền tai nhau rằng bà mẹ mang bầu nếu uống nước dừa thì sau này đứa trẻ sinh ra sẽ có làn da trắng như tuyết. Mong mọi người cho mình biết thêm về thông tin và thực hư ra sao về việc này? - (Như Mai - trannhumai… @yahoo.com)

Trả lời

Chào bạn,

Câu hỏi thắc mắc của bạn rất được nhiều bà mẹ quan tâm: BS ơi, tôi phải ăn uống những gì để bé có làn da trắng, mắt to, xinh đẹp và thông minh…?


Theo các chuyên gia, nếu bạn muốn con mình có một làn da trắng và mịn màng, hãy bổ sung thực phẩm và nước uống có nhiều vitamin A và C trong thời gian mang thai. Vitamin A có tác dụng bảo vệ các tế bào biểu mô, giúp da mịn, mắt sáng, còn vitamin C lại làm giảm sắc tố melanin giúp da trắng sáng hơn.

Thực phẩm chứa nhiều vitamin C có cà chua, nho, quýt, táo, lê… Các bà mẹ đã từng mang bầu thường cho rằng uống nhiều nước mía, nước dừa, nước rau má con sanh ra sẽ sạch và da dẻ trắng hơn, cũng có bà mẹ khuyên nên uống sữa dành cho bà bầu…

Màu sắc da của con người ảnh hưởng bởi: di truyền, khí hậu, tác động của môi trường… những người sống ở vùng nắng nóng, có nhiều ánh nắng sẽ có thêm chất melanin (màu đen) trong da để chống lại tia cực tím, bảo vệ các tế bào mạnh khỏe nằm dưới da. Ngược lại, ở khí hậu lạnh thì người ta sẽ có làn da trắng hồng hơn.

Do vậy, màu sắc da của con chủ yếu được di truyền từ cha mẹ, ngoài ra còn chịu sự tác động của khí hậu, môi trường, chế độ ăn uống như các bạn nghĩ chỉ có tính chất tham khảo.

Là phụ nữ, ai cũng muốn mình sinh được đứa con xinh đẹp, thông minh nên thường nghe theo những lời mách bảo, truyền miệng… nhưng ở góc độ chuyên môn, AloBacsi mong các bà mẹ nên quan tâm đến ăn uống, sinh hoạt hợp lý… để bé sinh ra được khỏe mạnh.

Thân mến!

Meo.vn (Theo alobacsi)

Lợi ích của dừa

Vào thời điểm nắng nóng như hiện nay, một ly nước dừa sẽ giúp bạn giải khát, đồng thời giúp làm mát cơ thể.

Được xem như chất dưỡng ẩm nhẹ nhàng, nước dừa giúp loại bỏ lớp dầu dư thừa tiết ra ở da. Bạn có thể nhỏ một ít nước dừa vào bồn nước khi tắm. Nước dừa còn được xem như là dầu dưỡng tóc hoặc dầu gội cho tóc nhiều dầu.

Thường xuyên uống nước dừa kích thích máu lưu thông và kiểm soát nồng độ a-xít trong cơ thể.

Theo báo The Times of India dẫn nguồn tin từ các chuyên gia, uống nước dừa giúp bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, vì đây là nguồn phong phú chất xơ, can-xi, ma-giê và kali tự nhiên. Nước dừa còn có công dụng kháng khuẩn và chống nấm.

Ngoài ra, dừa có thể được sử dụng như thuốc. Vì dừa giúp ngừa các bệnh liên quan tới thận, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và tiểu đường. Dừa còn trợ giúp tiêu hóa.

Meo.vn (Theo Thanh niên)

Dừa – nước bổ mùa hè

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiNhững nghiên cứu gần đây cho thấy dừa có tác dụng trị liệu rất tốt đối với những bệnh phù nề do suy tim thể sung huyết.

Dừa còn có khả năng kích thích sinh tân dịch, ích khí, kiện tỳ, lợi thuỷ, nên rất thích hợp cho người vị âm bất túc, tân dịch tổn thương, miệng khát, khí hư, phù nề. Đông y cho rằng dừa có vị ngọt, tính bình, sinh tân, lợi niệu, sát khuẩn, tác dụng bổ dưỡng và tăng cường thể trạng, ích khí, khử phong, trị bệnh cam, viêm nhiệt, háo khát, tân dịch bị tổn thương, miệng nôn trôn tháo, phù nề, tiểu tiện ít, bệnh về ký sinh trùng đường ruột, diệt côn trùng, bị lở loét, viêm da,...

Ăn cùi dừa và uống nước dừa sẽ giúp cho da dẻ mịn màng, giữ sắc mặt vui vẻ, làm cho người càng thêm đẹp. Song cũng có tài liệu lại còn nói nước dừa có vị ngọt, mát, tính bình, có tác dụng tiêu khát, giải độc, giảm mệt nhọc, chữa thổ huyết, phù thũng, trừ phong nhiệt (đó là sự kết hợp giữa phong tà với nhiệt tà mà sinh ra các triệu chứng như phát sốt, nhức đầu, gai rét, sợ gió, ra mồ hôi, tắc mũi, ho, đau rát họng, khát nước, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng hay hơi vàng, mạch phù sác),... Hoặc còn nói là thứ bình bổ, mùi vị thơm ngon, giàu dinh dưỡng, nên được mọi người ưa thích.

Để cùng tham khảo và có thể áp dụng được hiệu quả, dưới đây xin trình bày những phương thuốc trị bệnh từ dừa.

* Chữa chứng viêm nhiệt, háo khát, tân dịch tổn thương, mồ hôi nhiều, phù thũng, tiểu ít đỏ: Ngày uống nước dừa 3 lần, mỗi lần 150ml – 200ml.

* Dùng cho người xuất huyết, miệng nôn, trôn tháo, suy yếu, mệt rã rời: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1 ly nước dừa (khoảng 150ml), cho thêm đường và vài hạt muối ăn, khuấy tan rồi uống.

* Làm giảm cholesterol và điều hoà huyết áp: Hàng ngày thường xuyên ăn và uống nước dừa còn non sẽ tác dụng điều hoà được huyết áp và góp phần làm hạ cholesterol máu.

* Là thức ăn tốt cho bệnh nhân béo phì: Đối với bệnh béo phì thì cùi dừa và nước của nó có tác dụng tốt trong khẩu phần ăn thường ngày. Vì người ta đã nghiên cứu thấy trong 100g nước dừa chỉ cung cấp cho cơ thể có 2 calorie. Còn 100g cùi dừa non cũng chỉ cho có 41calorie; nếu đem so sánh với gạo ta sẽ thấy 100g gạo cung cấp tới 350calorie, như vậy mỗi khi ăn cùi dừa non và uống nước dừa này sẽ tạo ra được cảm giác no để giảm được ăn.

* Trị truỵ tim và tính sung huyết, bệnh phù: Khi đang chữa chứng bệnh này kết hợp uống nước dừa non tươi vừa phải thì hiệu quả trị liệu sẽ tăng cao nhờ tác dụng của nước dừa làm khoẻ tim và lợi tiểu.

* Chữa sán sơ mít, sán lát: Mỗi lần lấy nửa quả đến một quả dừa lúc đầu uống nước, sau đó ăn cùi dừa vào buổi sáng khi đang đói. Ăn hết một lần, không cần uống thuốc xổ, đến 3 giờ sau có thể ăn thức khác.

* Chữa táo bón, bí đại tiện: Hàng ngày ăn nửa quả cùi dừa đến 1 quả vào lúc sáng và tối, cần ăn vài ngày liền sẽ hiệu quả.

* Chữa suy nhược cơ thể, ăn uống kém: Lấy cùi dừa nạo thái thành miếng nhỏ, nấu với chút gạo nếp nhừ thành cháo, ngày ăn 2 lần, có tác dụng kiện tỳ, khai vị. Cần ăn liền vài ngày.

* Chữa ghẻ lở, nấm, nẻ: Lấy loại dầu dừa được ép từ cùi dừa, hàng ngày bôi ngoài da trên chỗ có bệnh, ngày 2 – 3 lần, bôi cho đến khi khỏi bệnh.

* Chữa trúng phong, đau tim, đau khớp: Lấy vỏ quả dừa 30g, sắc lấy nước đặc uống, ngày 2 lần, có tác dụng hoạt huyết hết đau.

* Giải độc, mẩn ngứa, nấm da: Lấy vỏ quả dừa đập dập, sắc lấy nước rửa ngoài vết thương, nơi bị ngứa, hay nấm sẽ có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ thấp, sát khuẩn...

* Chữa bệnh ăn không ngon: Lấy cùi dừa cắt miếng nhỏ cho vào nồi đất có nắp đậy cùng gạo nếp, thịt gà lượng mỗi thứ vừa ăn cho 1 bữa. Đậy nắp kín và tất cả cho vào nấu cách thuỷ chín và ăn.

* Trị viêm dạ dày, ruột: Lấy nước dừa vô khuẩn từ trong quả dừa tươi mới hái để tiêm tĩnh mạch, mỗi lần từ 300 – 500ml. (chỉ làm ở cơ sở có điều kiện vì dễ sảy ra nguy hiểm cho tính mạng). Một quả dừa chứa từ 500 – 800ml nước dừa.

* Dùng cho trường hợp khí huyết đều hư, cơ thể suy nhược: Cùi dừa nạo thành miếng hoặc sợi rồi ép lấy nước cho vào hầm cùng với 30g cẩu kỷ tử, hắc táo 50g, gà mái 1 con (rửa sạch chặt miếng), đến khi thịt gà nhừ đem ra ăn, chia làm nhiều lần ăn trong ngày. Mỗi tuần có thể ăn 2 đến 3 lần. Cần ăn trong 2 – 3 tuần liền.

Theo Báo Nông Nghiệp

Cẩn thận khi mua dừa xiêm

Rất ít người biết rằng những quả dừa xiêm ngọt lịm đã bị tiêm thêm đường hoá học và vẻ trắng phau kia là nhờ dung dịch chuyên dùng để… tẩy vải.

'Công nghệ' làm ngọt dừa

Giống như nhiều người, điểm dừng quen thuộc của chị Nhung là một trong những quán giải khát gần Gò Đống Đa (Hà Nội). Khu vực này bán khá nhiều loại dừa Thái Lan đã bóc vỏ sẵn - một loại quả khá phổ biến tại Hà Nội trong vài năm trở lại đây.

Theo chị Nhung, đây là cách giải khát rất an toàn bởi trong vô vàn thứ hoa quả đang bán trên thị trường, dừa thuộc dạng lành (không thuốc trừ sâu mà cũng chẳng chất bản quản…).

Quả thực, với giá thành không quá đắt (10 - 12 nghìn đồng/quả) khu vực này thu hút không ít người đến uống nước dừa tại chỗ hoặc mua đem về, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng. Với những quả dừa trắng phau, khách chỉ việc cắm ống hút vào lỗ mầm quả dừa là có thể thưởng thức nước dừa mát lạnh, ngọt lừ.

Thế nhưng theo lời tiết lộ của anh Thanh, một đầu mối chuyên giao dừa cho nhiều quán giải khát ở Hà Nội: loại dừa xiêm mà các chủ quán vẫn gọi là dừa Thái Lan thực chất được trồng ở Bến Tre. Loại dừa này có vị ngọt và thơm ngon và được rất nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, do sức tiêu thụ trên thị trường khá lớn nên thường xuyên không đáp ứng được nhu cầu.

Không bỏ lỡ cơ hội, nhiều hàng giải khát đã mua loại dừa có chất lượng kém hơn hẳn với giá khá rẻ (1 - 3 nghìn đồng, tuỳ thời điểm) rồi 'phù phép' biến chúng thành 'dừa Thái' bán cho khách. Phương pháp thực hiện khá đơn giản, người bán hàng chỉ việc lóc vỏ quả dừa sao cho chỉ còn một lớp vỏ mỏng ngà rồi thêm đường hoá học bằng cách tiêm qua lỗ mầm trên đầu quả dừa. Vậy là loại nước dừa non có vị chua chua sẽ trở nên ngọt lừ và được bán với giá gấp 6 - 8 lần giá trị thực của nó.

Để giữ cho vỏ dừa trắng phau cả ngày, không bị thâm đen do chảy nhựa, nhiều người bán hàng dùng phương pháp ngâm quả dừa trong nước phèn chua đặc. Nhưng cách này tỏ ra không mấy hiệu quả nên sau đó họ đã dùng một cách vừa nhanh vừa rẻ tiền là ngâm dừa bằng nước có pha thêm thuốc tẩy Javen - loại chuyên dùng tẩy trắng vải. Với một lượng nhỏ thuốc tẩy pha vào thùng nước, một lượng lớn quả dừa sẽ trắng phau suốt cả ngày. 'Công nghệ' này còn được áp dụng để làm trắng măng. Đó cũng là lý do tại sao măng tre bán ở chợ hiện nay cứ trắng phau chứ không vàng vàng, thâm thâm như ngày xưa!

Theo khảo sát của phóng viên, ở một số khu vực tập trung đông các quán giải khát như phố Tây Sơn, Phan Đình Phùng, Hàng Hành,  Kim Liên…loại dừa 'Thái' này được khá nhiều người ưa chuộng.

Độc hại dừa tiêm đường hóa học

Theo Viện Vệ sinh y tế công cộng TPHCM, đường hóa học (hay là chất ngọt tổng hợp) là chất không có trong tự nhiên, thường có vị ngọt gấp 200 lần so với đường kính saccharose (đường tự nhiên khai thác từ mía, củ cải đường) và tuyệt nhiên không hề có một giá trị dinh dưỡng nào khác và thường được chỉ định đối với người mắc bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay vẫn đang tồn tại rất nhiều những chất tạo ngọt có gốc hóa học là sodium cyclamate - một loại đường hóa học không hề có trong danh mục các loại phụ gia thực phẩm đã được Bộ Y tế cho phép lưu hành tại Việt Nam. Nguyên do là loại đường hóa học này có thể gây ra ung thư gan, ung thư phổi, dị dạng bào thai, ảnh hưởng đến các yếu tố di truyền... Hơn nữa các chất chuyển hóa của cyclamate như mono và di cyclohexylamin còn độc hại hơn cả cyclamate (chỉ cần 0,7% đã có tác dụng kích thích và gây ung thư cho chuột). Từ những nguy cơ gây bệnh khi sử dụng lâu dài, hiện nhiều nước trên thế giới (trong đó có VN) đã không cho phép sử dụng cyclamate làm phụ gia thực phẩm.

Tuy nhiên, do đặc tính tạo ngọt cao, giá thành lại khá rẻ nên đường hoá học vẫn thường được bán ở tất cả các sạp hành khô trong chợ. Chỉ 1 viên đường hoá học (500 - 1.200đ) là đủ làm ngọt hàng chục quả dừa.

Về vấn đề một số người bán hàng vì muốn bán được nhiều hàng để tăng lợi nhuận mà dùng nước tẩy để làm trắng củ, quả, ông Nguyễn Xuân Lãng, trưởng phòng Phân tích và Kiểm tra môi trường, Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam cho biết: Chất tẩy Javen vốn dĩ chỉ dùng trong công nghiệp, nếu dùng để tẩy thực phẩm sẽ gây clo hoá các chất hữu cơ, sinh độc và dần dần ảnh hưởng đến cơ thể người. Thậm chí, thuốc tẩy Javen nồng độ cao khi vào đường tiêu hóa sẽ gây bỏng nặng, có thể làm loét, thủng dạ dày, thậm chí tử vong nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.

Theo kinh nghiệm của một người bán giải khát: để phát hiện quả dừa xiêm bị tiêm đường hoá học cần để ý đến phần cuống (mỏm) của quả dừa đó. Nếu phần mỏm này sùi bọt nước thì đích thị quả dừa đó bị 'tiêm'.  Tuy nhiên, những quả dừa đã tiêm đó đã được để vào trong tủ lạnh thì cũng đành 'bó tay', không phân biệt được.

Chính vì vậy, cách tốt nhất để có được quả dừa an toàn, là người mua nên chọn loại quả dừa chưa bị bóc vỏ, còn nguyên ở chùm. Khi muốn uống nước dừa tại chỗ, hãy yêu cầu người phục vụ chặt tại chỗ, tuyệt đối không ngâm không rửa gì. Hãy bằng lòng với hình ảnh khi vạt vỏ ra xong, vỏ dừa sẽ thâm đen, đó chính nhựa do vỏ dừa tiết ra.

Để tránh bị lừa khi mua dừa xiêm, hãy chọn mua ở các quầy hàng đảm bảo hoặc trong những siêu thị có uy tín chuyên cung cấp hoa quả tươi.

P. Thanh /Theo Dân trí

Tại sao nên uống nước dừa khi bầu bí?

Bác sĩ khuyên tôi nên uống nước dừa trong suốt giai đoạn thai nghén. Xin hỏi, nước uống này đem lại lợi ích gì?

Dừa luôn được xem là nguồn dinh dưỡng quý giá tốt cho sức khoẻ. Nước dừa non từ các quả dừa có màu xanh mướt là một trong những loại nước giàu dinh dưỡng nhất, là một trong những nguồn bổ sung chất điện giải tuyệt vời nhất. Nó rất giàu clorua, kali và magiê và chứa 1 lượng đường, muối và protein hợp lý. Kali giúp điều chỉnh huyết áp và nhanh chóng giải cơn khát do cơ thể bị mất muối. Nó cũng rất hữu hiệu trong việc thay thế nước điện giải khi bị tiêu chảy. Không chất béo, cholesterol và hơn thế, nó còn giúp cải thiện các cholesterol tốt trong cơ thể.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Vào mùa hè nóng bức, khi bạn muốn thoả cơn khát thì không gì tốt bằng nước dừa. Nó hoàn toàn có thể thay thế cho các loại nước có đường và năng lượng cao như các loại đồ uống có ga hay nước hoa quả.

Nước dừa cũng là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên và cũng giúp tăng tiết nước tiểu, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm đường tiết niệu cũng như giảm nguy cơ sỏi thận.

Nước dừa cũng giúp giảm tình trạng táo bón, cải thiện chức năng đường ruột và các vấn đề về tiêu hoá như tăng tiết axit dạ dày, viêm loét dạ dày.

Táo bón, đầy bụng, ợ hơi là những vấn đề thường gặp khi mang thai và nước dừa hoàn toàn có thể khắc phục được vấn đề này.

Nước dừa cũng rất giàu axit lauric mà khi vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành monolaurin, có tác dụng chống lại các vi rút, vi khuẩn có lớp vỏ lipit; kháng nấm giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch.

Với tất cả những lợi ích tuyệt vời kể trên, nước dừa luôn được khuyến nghị cho các bà mẹ đang mang thai.

Theo Dân Trí