Lưu trữ cho từ khóa: uống bia

Những loại bệnh cấm kỵ uống bia

Bên cạnh những tác dụng của bia như có tính kháng viêm, giảm nguy cơ bệnh tim mạch vành… thì bia lại không phải là loại đồ uống phù hợp với những người mắc bệnh dưới đây.

Uống bia có thể giúp ngăn ngừa việc hình thành các cục máu đông có thể gây tắc động mạch ở tim, cổ và não, nguyên nhân chính gây ra tình trạng đột quỵ của người. Trong bia có nhiều chất giúp phân giải các chất béo trong cơ thể và giúp bộ máy tiêu hoá làm việc tốt hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng uống được bia.

Những loại bệnh cấm kỵ uống bia

Người bị viêm dạ dày mạn tính

Sau khi vào cơ thể, bia sẽ gây chướng bụng trên, khiến bệnh nhân có cảm giác chán ăn. Hậu quả là bệnh viêm dạ dày càng nặng thêm.

Người bị viêm gan

Sau khi vào cơ thể, chất cồn trong bia phải trải qua quá trình lọc và chuyển hóa ở gan. Các độc tố của bia sẽ tích tụ ở gan và làm cho bệnh ngày càng nặng thêm.

Người bị loét dạ dày và tá tràng

Những người này thường có nhiều axit dạ dày. Trong bia có nhiều CO2, khi vào cơ thể sẽ làm tăng axit dạ dày, gây đau bụng do vết loét kịch phát, thậm chí còn gây thủng ở nơi loét, đe dọa tính mạng.

Người đang uống thuốc

Bia có thể kết hợp với nhiều loại thuốc, gây tác dụng phụ, đặc biệt là với các loại thuốc kháng sinh, an thần, hạ huyết áp, chống tiểu đường và chống đông máu.

Người bị bệnh rối loạn mỡ máu

Uống bia nhiều làm cho tình trạng nhiễm mỡ máu nhanh chóng tăng lên sẽ thúc đẩy quá trình vữa xơ động mạch, đặc biệt là động mạch vành và động mạch não dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Mặt khác bia cũng gây ra tăng huyết áp ở những người có sẵn bệnh.

Người đang bị sỏi tiết niệu

Trong mạch nha để làm bia có chứa một số thành phần như kali và các muối kháng, có thể làm cho hạt sỏi bị to lên nhanh chóng. Do đó, bệnh nhân bị sỏi trong hệ tiết niệu nên uống ít hoặc không uống bia.

Bệnh gout

Các nhà khoa học thuộc Đại học Sức khỏe cộng đồng Harvard tại Boston (Mỹ) đã tìm hiểu mối liên quan giữa việc uống bia, rượu mạnh và rượu vang với nồng độ axit uric trong máu trên 14.809 người có độ tuổi thấp nhất là 20. Kết quả cho thấy nồng độ axit uric trong máu ở những người thường xuyên uống bia là lớn nhất, sau đó là những người uống nhiều rượu mạnh.

Theo Vietgiaitri.com

Uống bia để giảm đau do viêm đường tiết niệu có đúng không?

Bố tôi năm nay 60 tuổi, năm ngoái ông đã phải đi nằm viện nửa tháng do viêm đường tiết niệu. Sau khi ra viện, bình quân 1 tháng tái phát 1 lần và tự mua thuốc uống 2 – 3 ngày lại thấy khỏi. Tháng 10/2013, khi ông đang về quê, bệnh lại tái phát, không tiện có thuốc, ông liều uống một cốc bia, không ngờ, cơn đau hết tức thì ngay lúc nào không biết. Và từ đó, cứ mỗi lần khi bị đau, ông đều uống một cốc bia và tự khắc khỏi đau. Vậy xin hỏi cách điều trị như bố tôi có đúng không? Vì sao?

Mai Nguyễn (Hà Đông, Hà Nội)

uong-bia-de-giam-dau-do-viem-duong-tiet-nieu-co-dung-khong

Ảnh minh họa.

BS Yên Lâm Phúc

, Học viện Quân y 103:

Rất tiếc, bạn không mô tả rõ triệu chứng bệnh tình của bố bạn. Do đó, chúng tôi không thể nói rõ cho bạn về điều thắc mắc này. Bởi cùng một cơn đau, nhưng lần trước là đau do viêm đường tiết niệu, nhưng lần này có thể đau do sỏi thận, do viêm cơ thắt lưng chậu, do viêm cột sống, do thoái hóa cột sống. Bệnh tình của mỗi lần khác nhau nên điều trị cũng khác nhau.

Đặc biệt, bạn cũng không mô tả rõ thuốc mà bố bạn đang uống là thuốc gì, có phải kháng sinh hay không. Nếu kháng sinh mà chỉ uống 3 ngày rồi tự dừng thuốc trong điều trị bệnh thì thực lợi bất cấp hại. Vì viêm đường tiết niệu khó mà trị khỏi dứt điểm trong vòng 3 ngày được. Hơn nữa, bệnh cứ 1 tháng tái phát 1 lần. Điều này đã đưa đến 2 tình huống: Bệnh của ông cụ không còn đơn thuần là viêm đường tiết niệu nữa. Hoặc là vi khuẩn đã kháng thuốc kháng sinh.

Hiện nay, không có bệnh viêm đường tiết niệu nào mà chữa khỏi bằng bia cả. Uống bia vào mà tự dưng thấy đỡ thì thường chỉ gặp ở người nghiện rượu, bia nên cần phải kiểm tra lại vấn đề này. Để xác định được đúng có viêm đường tiết niệu hay không, chúng tôi khuyên không nên uống thuốc vội ở lần đau tới của ông cụ. Hãy cố gắng đi tới bệnh viện, chụp phim X-quang thận tiết niệu, siêu âm thận và làm xét nghiệm nước tiểu. Chi phí cho các xét nghiệm này không lớn, chỉ khoảng 200.000đ, nhưng có thể giúp tìm ra chính xác bệnh.

Theo Kienthuc.net.vn

Vì sao uống bia lại dễ bị tái phát bệnh gout?

Tôi bị bệnh gout, uống thuốc theo đơn của bác sĩ, bệnh đã đỡ. Nhưng tôi để ý mỗi khi vui với bạn bè mà uống bia thì bệnh gout của tôi lại tái phát. Xin hỏi bác sĩ: vì sao uống bia dễ tái phát bệnh gout?

Nguyễn Văn Hoàng ([email protected]
/* */
)

vi-sao-uong-bia-lai-de-bi-tai-phat-benh-gout

Bệnh gout là do rối loạn chuyển hóa axit uric. Nếu nồng độ axit uric trong máu càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng. Có nhiều nguyên nhân gây tăng axit uric, trong đó uống bia, rượu là một nguyên nhân làm tăng axit uric.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Sức khỏe cộng đồng Harvard (Mỹ) nghiên cứu sự liên quan giữa việc uống bia, rượu mạnh và rượu vang với nồng độ axit uric trong máu cho thấy: nồng độ axit uric trong máu ở những người uống bia là cao nhất, rồi đến người uống nhiều rượu mạnh, trong khi những người uống rượu vang thì nồng độ axit uric bình thường. Theo đó, nguy cơ mắc bệnh gout cao nhất khi uống bia, sau đó là uống rượu mạnh. Người ta cho rằng khi uống bia, cơ thể khó đào thải axit uric, nồng độ axit uric tích tụ gây tái phát bệnh gout.

BS. Nguyễn Bằng Việt

Theo Suckhoedoisong.vn

Vì sao bị đau bụng sau khi uống bia?

Tôi uống bia hay bị đau bụng đi ngoài, ngày đi mấy lần. Ăn nghệ vàng được một năm thì khỏi, sức khoẻ cải thiện tốt. Đầu năm 2013 tôi uống bia thì bị đau lại, xuống cân nhanh. Biểu hiện này là bệnh gì? Tôi có thể tập tạ, đá bóng… được không?” – Quốc Toàn, kieuquoctoan22@…

vi-sao-bi-dau-bung-sau-khi-uong-bia

PGS.TS.BS Bùi Hữu Hoàng, trưởng phân khoa tiêu hoá – gan mật bệnh viện đại học Y dược TP.HCM:

Triệu chứng mà bạn mô tả giống hội chứng ruột kích thích. Hội chứng này thường xuất hiện khi ăn uống không điều độ, nhất là uống rượu bia nhiều, ăn các thức ăn dầu mỡ hoặc bị stress căng thẳng thường xuyên. Do vậy, bạn nên điều chỉnh lại cách ăn uống, sinh hoạt và hạn chế rượu bia. Triệu chứng có thể cải thiện khi uống các thuốc điều chỉnh co bóp nhu động ruột và men vi sinh ruột. Bạn nên đi khám lại tại các phòng khám chuyên khoa tiêu hoá để được kê toa thích hợp. Một số trường hợp nhiễm khuẩn H.pylori ở dạ dày, sau khi dùng kháng sinh cũng có thể giảm triệu chứng. Bạn có thể tập thể dục, thể hình như bình thường.

Theo SGTT.vn

Uống nước giải khát trộn bia sẽ khiến nhanh say

Theo chuyên gia, trộn bia với các loại nước giải khát, tăng lực không những không giúp hóa giải cơn say mà còn có thể khiến chị em say nhanh hơn.

Trong các buổi tiệc, gặp mặt ngày tết chị em phụ nữ khó tránh khỏi việc uống bia rượu. Vì thế nhiều chị em chọn cách trộn lẫn nước tăng lực, giải khát với bia để thể hiện hoặc đối phó với chiêu "rượu bất khả ép, ép bất khả từ" của cánh mày râu.

uong-nuoc-giai-khat-tron-bia-se-khien-nhanh-say

Thay vì uống 1 mà pha chế thành 5 ly thì đã có 2,5 ly là bia, uống nhiều chị em say vẫn cứ say

Theo BS.CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc TT Dinh Dưỡng TP HCM thì việc pha thêm nước giải khát, nước tăng lực làm loãng độ cồn có trong bia khiến quá trình say diễn ra chậm hơn chứ không giúp chống say.

Thực tế, những người nhạy cảm với nồng độ cồn thấp uống hợp chất này lúc bụng đang đói sẽ say nhanh vì khi dạ dày trống, cồn thẩm thấu qua đường ruột và hấp thụ vào máu rất nhanh, làm cơn say đến nhanh hơn.

Trao đổi với PV, TS.Trần Ngọc Quyển, Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng cho biết, người uống hợp chất bao gồm cồn và cafein (có trong nước giải khát) có thể suy giảm khả năng nhận thức. Còn theo công bố của Cơ quan quản lý thuốc và dược phẩm Mĩ (FDA) thì hỗn hợp "2 trong 1" này khiến người uống có những hành vi bạo lực, liều lĩnh như đánh nhau, lái xe ẩu…

Tết âm lịch sắp đến gần, chị em phụ nữ nên cân nhắc trước khi sử dụng "tuyệt chiêu" để tránh rước họa vào thân.

(Theo Dân trí)

Bị bệnh tiểu đường có được uống bia?

“Xin bác sĩ cho biết người bị tiểu đường có được uống bia không?”.

Người tiểu đường có thể uống bia, nhưng với điều kiện miễn là số calo đem lại không quá 10% nhu cầu năng lượng mỗi ngày. Nếu mỗi ngày bạn tiếp nhận 3.000 calo thì được phép uống 2 lon bia, vì mỗi lon bia cung cấp 150 calo.

bi-benh-tieu-duong-co-duoc-uong-bia

Uống bia cũng như uống rượu, nếu điều độ thì tốt cho tim mạch vì làm tăng cholesterol tốt LDH. Nếu uống 1 lon bia thì sẽ thêm được 9% nhu cầu về vitamin B6, PP, một chút kiềm và lân, giúp cho điều hòa chuyển hóa.

Tuy nhiên nếu dùng vượt quá giới hạn 10% nhu cầu calo thì rượu, bia sẽ ngăn cản chuyển hóa các vitamin B1 và C, kẽm và magiê. Những người nghiện rượu thường bị thương tổn hệ thần kinh và gan. Ngoài ra, uống bia nhiều sẽ dẫn đến đi tiểu nhiều, có thể gây tình trạng háo nước, không có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.

BS Nguyễn Lân Đính

(Theo Sức khỏe & Đời sống)

Bia chai, bia hơi – Bia nào hại hơn?

Bia là thức uống được đấng mày râu lựa chọn để giải khát. Nhiều người băn khoăn không biết nên uống bao nhiêu và uống bia chai tốt hơn hay bia hơi tốt hơn.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Mùa nóng, nhiều người có suy nghĩ uống vài cốc bia để giải khát, thậm chí uống 4 – 5 cốc liền. Vậy uống bia bao nhiêu là đủ, nếu vượt quá sẽ ảnh hưởng thế nào cho sức khoẻ?

GS.TS Hoàng Đình Hòa, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ, theo cảnh báo của WHO, cứ 1kg thể trọng trong một ngày chỉ nên đưa vào cơ thể 1g cồn = 1.2ml cồn, mà hàm lượng cồn có trong bia khoảng 4 – 5%, tương ứng 40 – 50ml cồn có trong 1lít bia.

Như vậy, một người có thể trọng khoảng 60kg, trong một ngày đêm chỉ nên uống tối đa 1 – 1.5lít bia, nhưng uống rải ra trong ngày, chẳng hạn buổi trưa uống 1 cốc (1/2lít), buổi chiều uống 1 cốc (1/2lít).

bia-chai-bia-hoi-bia-nao-hai-hon

Trong bia có nhiều hợp chất như rượu bậc cao, andehit (axit với rượu trung gian)… nếu uống liền một lúc, trong thời gian ngắn với số lượng nhiều thì những chất này đi vào cơ thể, có thể gây đau đầu. Nếu cảm giác này thường xuyên sẽ có hại tới hệ tuần hoàn.

Cơ thể hấp thụ cồn rất nhanh, chưa kịp giải phóng năng lượng, dẫn đến tim làm việc nhiều khiến mạch máu giãn, thậm chí vỡ mạch máu, nhồi máu cơ tim. Mặt khác trong bia có một số chất đường, béo, hàm lượng đường chiếm 25g/lít, dẫn đến người béo phì, ảnh hưởng đến huyết áp và có nguy cơ bị tiểu đường cao. Điều đặc biệt, người uống bia, rượu nhiều, thời gian đầu có thể nhu cầu tình dục cao, nhưng nó sẽ giảm dần.

Hiện nay, chúng ta có bia hơi, bia chai, quy trình công nghệ sản xuất, thành phần hóa học của các loại bia không có gì khác nhau. Tuy vậy, bia chai do chế biến ở dạng không thanh trùng, tức là nhiệt độ thấp để bảo quản được lâu nên có hàm lượng cồn nhiều hơn bia hơi, chế biến ở dạng thanh trùng, nhiệt độ cao.

Chính vì vậy, nếu uống bia chai nhiều có hại hơn bia hơi.

(Theo Amthuc365)

Uống 1 ly bia sẽ giết chết 100.000 tế bào não

Ở một góc độ nào đó, người ta dùng tửu lượng để đánh giá mức độ thân thiện, nhưng đâu biết rượu đang giết dần giết mòn cơ thể chúng ta.

Một cơn say làm 10 triệu tế bào não chết

"Đa tửu bại tâm" bởi lẽ não là nơi "hút" rượu nhiều nhất. Kế đó mới là gan, thận, cơ bắp. Trong 100g máu có 0,52ml rượu nguyên chất, thì trong não có 0,41ml; thận có 0,39ml; cơ bắp có 0,33ml. Người uống rượu thường rơi vào trạng thái phấn khích tinh thần, khó kiểm soát hành vi và suy nghĩ của mình. Nếu uống 50g cồn hằng ngày sẽ để lại tác hại vĩnh viễn với hệ thần kinh. Ước lượng vào khoảng 100.000 tế bào não sẽ bị giết chết khi uống một ly bia. Trong một cơn say rượu con số tế bào não chết đi có thể lên đến 10 triệu.

Rượu, bia cũng ảnh hưởng đến tình dục và khả năng có con. Rượu làm giảm tính tự kiềm chế và vì thế tăng hưng phấn tình dục. Cồn thuộc vào các chất có tác dụng độc hại đến tinh hoàn và tinh trùng. Nam giới uống rượu trước khi sinh hoạt tình dục chẳng những làm tăng khả năng sẩy thai mà còn có thể ảnh hưởng đến việc phát triển của đứa con sinh ra.

Có người phản ứng mạnh thiên về giãn nở mạch máu bên ngoài, co mạch nội tạng. Nhưng cũng có những người thần kinh lại phản ứng bằng cách giãn nở hệ mạch máu trong các cơ quan nội tạng như tim, gan, dạ dày, ruột, lá lách; còn mạch máu ở da thì co lại. Khi bị rượu tác động mạnh tới não, các mạch máu bên trong co nhưng mạch máu dưới da lại giãn mạnh nên mặt đỏ bừng bừng.

Ở nhóm khác, thần kinh phản ứng bằng cách ra lệnh giãn các mạch máu nội tạng, co mạch máu ở ngoại vi nên da mặt bị tái. Khi quá chén, mạch máu các cơ quan nội tạng thường bị giãn nở nhiều, có thể gây các hậu quả chảy máu dạ dày, ruột, thận, lá lách và xơ cứng động mạch vành...

Uống rượu nhiều tăng bệnh gút

Các cơ quan tiêu hóa, rượu được hấp thụ trên toàn tuyến, bắt đầu ngay từ màng niêm mạc trong miệng. Ở đấy, rượu đi thẳng vào máu và phân tán ra trên toàn cơ thể, hấp thụ ở ruột đi cùng với máu đến gan và được phân hủy một phần ở đó. Theo khảo sát, khoảng 1/3 số người uống rượu sẽ bị viêm gan do rượu; 9 -25% tiến triển sang xơ gan rượu. Uống rượu suốt nhiều năm khiến các tế bào gan bị tổn thương thường xuyên.

Đa số người uống rượu nhiều sẽ bị gan nhiễm mỡ, đây là giai đoạn sớm của bệnh gan do uống rượu, nếu bệnh nhân ngừng uống rượu ở giai đoạn này bệnh có thể tự khỏi. Bên cạnh đó, khi uống rượu cũng đồng nghĩa với việc axit uric trong máu tăng cao, dẫn đến nguy cơ cao về bệnh gút.

BS Nguyễn Vĩnh Tường (Giám đốc Phòng khám Victoria Healthcare TPHCM)

(Theo Kienthuc)

Uống bia giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư…

Bia được xem là loại đồ uống khoái khẩu không chỉ riêng những đấng mày râu mà thậm chí là cả với những chị em phụ nữ thời hiện đại trong nhừng ngày hè nóng nực, oi bức. Bên cạnh khả năng thanh nhiệt, đã khát thì bia còn có hàng “tá” những ích lợi đối với sức khỏe.

Hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Theo kết quả từ một số cuộc nghiên cứu thì việc uống bia một cách đều đặn chẳng những không gây hại cho sức khỏe như nhiều người vẫn tưởng mà thậm chí còn mang lại những ích lợi đối với sức khỏe tim mạch.

Uống bia điều độ có tác dụng làm tăng hàm lượng cholesterol tốt HDL trong cơ thể và làm giảm 30% nguy cơ bị những rắc rối do chứng tim mạch tấn công. Hơn nữa, uống bia thường xuyên có thể giảm tới 20% nguy cơ đột quỵ, căn bệnh có nguy cơ tử vong cao đối với con người.

Không chỉ dừng lại ở đó, hàm lượng vitamin B6 và folate có trong bia cũng giúp ngăn chặn quá trình hình thành chất homocysteine trong máu. Homocysteine trong máu là tiền nguyên nhân phá vỡ mạch máu, có thể dẫn đến chứng xơ vữa động mạch.

Giảm nguy cơ mắc sỏi thận

Một nghiên cứu do các chuyên gia người Mỹ thực hiện được công bố trên tạp chí khoa học và sức khỏe Hoa Kỳ cho rằng, những nam giới có thói quen uống bia có chừng mực sẽ có tác dụng giảm 40% nguy cơ mắc chứng sỏi thận so với những người không có thói quen này.

Cũng theo các chuyên gia thì với người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên nếu duy trì được thói quen uống bia điều độ cũng sẽ giúp giảm nguy cơ mắc chứng bệnh mất trí so với những người không uống bia.
Gìn giữ tuổi xuân cho phụ nữ

Một nghiên cứu được thực hiện bởi trường đại học Harvard Mỹ cho thấy việc uống bia với một lượng nhỏ sẽ là “vũ khí” hữu hiệu giúp cho chị em phụ nữ chống lại những dấu hiệu của tuổi tác.

Hơn thế nữa, hợp chất bioflavonoids được tìm thấy trong nguyên liệu chính sản xuất ra bia giúp đẩy nhanh quá trình sản sinh hormone oestrogen, giúp cân bằng hormone trong cơ thể chị em phụ nữ, nhất là trong giai đoạn tiền mãn kinh.

Giúp chắc xương

Uống bia với một lượng nhỏ còn giúp cho chị em phụ nữ nói chung và cánh nam giới nói riêng đặc biệt phòng tránh được nguy cơ bị loãng xương hay gãy xương. Điều này đã được các nhà khoa học Anh chứng minh bằng minh chứng khoa học.Lý giải cho điều này vì bia có thể cung cấp silicon (20%) cho cơ thể, giúp xương chắc hơn.
Ngừa ung thư

Các nhà nghiên cứu tìm thấy chất xanthohumol trong nguyên liệu men bia có khả năng ức chế những enzyme, hạn chế quá trình gây ung thư. Vì thế uống bia có thể giúp bạn giảm thiểu nguy cơ bị ung thư, đặc biệt là ung thư ruột và ung thư tuyền tiền liệt ở nam giới.

“Mỹ phẩm” dành cho chị em

Ngoài vai trò là một “thần dược” với sức khỏe thì uống bia còn giúp chị em phụ nữ chăm sóc nhan sắc một cách hiệu quả. Có thể dùng bia với nhiều mục đích làm đẹp khác nhau như chăm sóc tóc, dưỡng da, dưỡng thể…Công thức rất đơn giản và hiệu quả có thể trông thấy ngay trước mắt.
Vậy, uống bia thế nào là có chừng mực?

Theo các chuyên gia sức khỏe thì chỉ những người đã trưởng thành mới nên uống bia và mới có thể tận thu được những lợi ích của nó nếu biết uống có kiểm soát. Với chị em phụ nữ chỉ nên uống tối đa một ly bia mỗi ngày và con số này ở nam giới là 2 ly mỗi ngày.

Uống nhiều hơn mức “quy định” này bạn sẽ có nguy cơ phải đối mặt với những chứng bệnh nguy hiểm như ung thư gan, trĩ, béo phì, tăng huyết áp và những rắc rối khác về sức khỏe.

Uống bia là “thủ phạm” dẫn đến chứng “bụng bia”?

Người được gọi là mắc chứng “bụng bia” là người có vòng eo quá khổ. Trên thực tế nhiều người cho rằng nguyên nhân gây nên chứng bụng bia chính là do uống quá nhiều bia mà nên.Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì điều này chỉ đúng một phần vì bên cạnh bia thì việc thu nạp một lượng quá lớn hàm lượng calo trong chế độ ăn uống từ những thực phẩm giàu đạm, đường, chất béo mới là “thủ phạm” gây nên hiện tượng này.
Trong 300 ml bia (tương đương với 1 cốc bia) có chứa 150 đơn vị calo vì thế nó cũng tạo điều kiện cho vòng eo dễ “phát phì”. Ngoài ra bia cũng kích thích cơ thể bạn nhanh đói hơn và dự trữ nhiều chất béo, nhiều calo và đường hơn trong cơ thể.

Vì thế nếu không muốn chứng bụng bia “viếng thăm” thì bạn cần làm phép tính để tình toán hàm lượng calo thu nạp vào cơ thể. Nếu bạn đang thuộc tuyp người béo phì, vòng eo quá khổ thì tốt nhất nên hạn chế việc dùng bia.

Lưu ý: Hãy nhớ rằng bia chỉ mang lại những tác dụng tích cực nếu bạn biết kiểm soát chừng mực nó. Khi uống bia nên chọn bia đen hơn là bia vàng vì bia đen không chỉ có hương vị hấp dẫn hơn bia vàng mà còn có chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn bia vàng. Bia sẽ có hương vị ngon hơn khi được bảo quản tốt và nên sớm sau khi chế biến.
(Theo VTC)

Những trường hợp không nên uống bia

Uống bia cũng có những tối kỵ, nếu bạn hay người thân của bạn thường xuyên uống bia thì càng không nên bỏ qua những cấm kị dưới đây để giữ cho cơ thể khỏe mạnh.

Bia rất giàu axit amin và các vitamin. Trong thời tiết nóng nực thì nó trở thành một thức uống không chỉ thích hợp mà còn “khoái khẩu” cho các đấng mày râu.

Không nên dùng bia để làm dịu cơn khát

Bia được rất nhiều người dân dùng như một thức uống để làm dịu cơn khát, giảm tiết mồ hôi. Nhưng trên thực tế uống bia có thể làm dịu cơn khát nhưng lại khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn.

Theo các chuyên gia y tế, uống bia giúp đem lại cảm giác mát mẻ nhưng khi đi vào cơ thể nó kích thích sự tiết hormone tuyến thượng thận, khiến nhịp tim, mạch máu mở rộng, tăng bề mặt nhiệt, do đó làm tăng sự bốc hơi nước, gây khô miệng. Đồng thời, bia cũng kích thích thận, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và đòi hỏi bài tiết, muốn đi tiểu làm cơ thể mất độ ẩm hơn.

Ngoài ra, bia hòa tan trong máu, làm độ nhớt máu tăng lên, buộc máu từ ngoại mạch phải hấp thụ nước để pha loãng máu trong các tĩnh mạch, do đó gây ra khô miệng.

Không ăn với thực phẩm nướng

Nhiều người uống bia có sở thích dùng với đồ nướng. Trong mùa hè này chế độ ăn uống đó càng phổ biến hơn. Tuy nhiên, cách ăn nó có khả năng gây bệnh gout, thậm chí ung thư. Các chuyên gia khuyến cáo rằng thực phẩm nướng chủ yếu là hải sản, nội tạng động vật và thịt… Trong khi đó, bia là loại thực phẩm chuyển hóa purine cao, là một yếu tố quan trọng trong việc gây bệnh gúout Nếu đồng thời ăn thịt nướng khi uống bia thì nguy cơ bệnh gout tương đối cao.

Ngoài ra, trong quá trình nướng, không chỉ sản xuất các chất benzopyrene gây ung thư chẳng hạn như axit nucleic trong thịt sau khi phân hủy nhiệt tạo ra đột biến gen có thể gây ra ung thư.

Uống bia làm cho mạch máu đường tiêu hóa giãn ra và hòa tan các chất nhầy của bề mặt niêm mạc đường tiêu hóa, khiến protein càng dễ dàng được hấp thụ vào cơ thể, làm tăng nguy cơ gây ung thư của các chất gây ung thư. Vì vậy, uống rượu bia nên được tránh ăn thịt nướng, nếu bạn thực sự muốn ăn, hãy ăn thêm một số loại rau lá xanh để có thể làm giảm tác dụng phụ.

Không uống bia quá lạnh

Thời tiết nắng nóng, oi bức, uống bia đem lại cảm giác vô cùng thoải mái, dễ chịu. Tuy nhiên, nhiệt độ bia quá thấp không chỉ ảnh hưởng đến hương vị mà còn có thể dẫn đến các bệnh khác nhau. Các chuyên gia nói rằng bia chỉ nên được lưu trữ trong tủ lạnh với nhiệt độ kiểm soát trong khoảng 5 – 10 độ C.

Bởi vì độ hòa tan của CO2 hàm chứa trong bia sẽ biến đổi tăng hay giảm tùy theo nhiệt độ, các thành phần của bia sẽ điều chỉnh trong không gian nhiệt độ này để hình thành được mùi vị tốt nhất. Bia có nhiệt độ quá thấp không những uống không ngon mà còn làm cho protein ở trong bia bị phân giã, thành phần dinh dưỡng bị phá hỏng.

Quan trọng hơn, nhiệt độ bia quá thấp sẽ làm suy giảm nhiệt độ cơ thể người uống, dẫn đến lưu lượng máu giảm, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Trường hợp nặng có thể dẫn đến đau bụng co thắt, tiêu chảy và các bệnh đường tiêu hóa khác, và có thể dẫn đến tá tràng tăng nhãn áp, dẫn đến áp lực tụy keo để kích thích bài tiết tuyến tụy, gây viêm tụy cấp tính.

Không nên uống quá nhiều

Hàm lượng cồn ở trong bia không cao, dinh dưỡng phong phú nên nhiều người cứ thoải mái uống. Nhưng trong thực tế uống bia không giới hạn gây ra nhiều hệ lụy.

Có nhiều người có thói quen uống bia thì uống liền một lúc 3-4 cốc, đại lượng nước uống vào rất nhanh sẽ bị đào thải ra ngoài nhưng cồn thì sẽ nhanh chóng được hấp thụ, làm cho cồn trong máu tăng cao. Nếu suốt cả mùa hè ngày nào cũng uống nhiều bia sẽ khống chế ảnh hưởng đến sự hoạt động thông thường của tế bào, cũng có thể dẫn đến sự tích trữ mỡ từ đó gây ra “bụng bia” và còn ảnh hưởng đến chức năng thông thường của tim mạch.

Các chuyên gia chỉ rằng uống nhiều bia sẽ tăng gánh nặng của thận, gan, tim và gây tổn hại các cơ quan quan trọng. Trong khi đó, quy trình sản xuất bia-rượu bia có chứa axit oxalic, nucleotide đen, khi đi vào cơ thể dễ làm tăng axit uric, thúc đẩy hình thành sỏi.

Người béo không nên uống bia tươi

Bia tươi là là loại bia phải thông qua màng lọc thanh trùng để tẩy trừ vi khuẩn và tạp chất, sau đó đóng vào bình không vi khuẩn. Ở trong nhiệt độ từ 5-10oC, các loại thành phần dinh dưỡng và các mùi vị ở trong bia tươi cũng ổn định nhất. Loại bia này giữ lại được các enzyme hoạt động, chứa các axit amin và protein hòa tan phong phú hơn, và do đó nó có xu hướng phổ biến hơn so với bia nấu chín. Nhưng nên chú ý những người béo không thích hợp để uống bia tươi.

Các chuyên gia tư vấn, bia tươi có chứa nấm men có thể tồn tại trong cơ thể người, có thể thúc đẩy sự tiết dịch dạ dày trong cơ thể người, tăng cường sự thèm ăn của một người. Những người béo uống bia tươi dễ hấp thu chất béo hơn so với bia nấu chín thông thường khiến cho bệnh béo phì có xu hướng trầm trọng hơn.

(Theo Giadinh)