Lưu trữ cho từ khóa: Ung thư da

Những dấu hiệu cảnh báo tiền ung thư da do ánh nắng

Thói quen thích tắm nắng ngoài bãi biển, làm việc, đi lại quá nhiều dưới ánh nắng mặt trời có thể phá hủy làn da của bạn. Quá trình này có thể làm biến đổi da gây dày sừng do ánh nắng, một dấu hiệu đầu tiên của ung thư da. Bạn có thể nhận biết về triệu chứng tiền ung thư da qua những dấu hiệu dưới đây.

Những dấu hiệu cảnh báo tiền ung thư da do ánh nắng

1.Biểu hiện

Theo ThS Lê Hữu Doanh – Bộ môn Da liễu, Trường Đại học Y Hà Nội, dày sừng ánh nắng thường xuất hiện ở vùng da cơ thể thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời như vùng mặt, da đầu, mặt duỗi cẳng tay, mu tay.

Biểu hiện ban đầu của bệnh gồm: Một rát màu hồng, rám hoặc đôi khi không có thay đổi nào về màu sắc. Bề mặt da thô, khô, có ít vảy da.

2. Da sẫm màu   cũng có thể mắc

Dày sừng ánh nắng thường xuất hiện ở người da sáng màu và trên 40 tuổi, đặc biệt có nhiều năm tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Ở một số nước với khí hậu nóng và nắng nhiều, 50% người da sáng màu (chủ yếu là người da trắng) có thể xuất hiện tổn thương dày sừng ánh nắng.

Tuy nhiên, dày sừng ánh nắng cũng có thể xuất hiện ở người da sẫm màu. Đôi khi, tổn thương dày sừng ánh nắng cũng gặp ở người trẻ tuổi do phải tiếp xúc nhiều và thường xuyên với ánh nắng mặt trời.

3. Dày sừng ánh nắng có điều trị được không?

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều có thể gây hại cho làn da của bạn. Qua thời gian, tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời có thể phá hủy các tế bào da, có thể dẫn đến bệnh dày sừng ánh nắng, tiến triển thành ung thư tế bào gai.

Ung thư tế bào gai có thể lan rộng, xâm lấn hoặc di căn. Điều này giải thích tại sao cần chẩn đoán sớm và điều trị dày sừng ánh nắng. Các phương pháp sau đây có thể được áp dụng cho điều trị dày sừng ánh nắng:

Các tổn thương khu trú: Thường áp dụng điều trị áp lạnh Nitơ, đốt laser CO2, đốt điện. Với các tổn thương lan tỏa (đây là biểu hiện hay gặp của bệnh, ngoài ra, một số những biến đổi của dày sừng ánh nắng mà chưa phát hiện bằng mắt thường), việc điều trị các thuốc bôi như 5 FU (Fluorouracil), Immiquimod, quang động lực sẽ có hiệu quả tốt. Các phương pháp phẫu thuật thường ít được chỉ định điều trị dày sừng ánh nắng. Ngoài ra, phương pháp dùng hormone Melanotan cũng đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý, mọi phương pháp điều trị cần phải được theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa da liễu.

4. Phòng ngừa thế nào?

Cũng theo ThS Lê Hữu Doanh, khi hoạt động bên ngoài quá nhiều, việc tiếp xúc ánh nắng mặt trời có thể gây hại cho làn da của bạn. Ngoài tổn thương dày sừng ánh nắng, các biểu hiện khác do tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời như bỏng nắng, đỏ da, tăng sắc tố, nếp nhăn, khô da, ung thư da. Theo báo cáo, khoảng hơn 90% các ung thư da xuất hiện ở vùng da tiếp xúc với ánh nắng.

Nhằm ngăn ngừa bệnh dày sừng ánh nắng và các tổn hại khác trên da do tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời gây nên, các bác sĩ chuyên khoa da liễu khuyên các bạn một số điểm lưu ý sau nhằm bảo vệ làn da của mình:

• Tránh tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng, đặc biệt vào thời điểm mà nhiều ánh nắng nhất trong ngày (từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều).

• Sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) từ 15 trở lên. Bôi chất chống nắng ít nhất 15 đến 30 phút trước khi ra ngoài.

• Sử dụng các kem chống nắng phổ rộng có thể bảo vệ chống lại cả tia cực tím UVA và UVB.

• Phải bôi lại kem chống nắng sau 2 giờ, bôi cả khi trời có mây.

• Khi ra ngoài, cần đội mũ rộng vành, mặc quần áo dài để hạn chế tiếp xúc với ánh nắng.

Theo Giadinh.net.vn

Máy sấy móng tay có thể gây ung thư da

Tia cực tím từ máy sấy móng tay có thể gây lão hóa và ung thư da và công suất càng cao thì lượng bức xạ có hại càng nhiều.
Hiện nay các cửa hàng chăm sóc móng được trang bị thêm máy sấy khô móng tay bằng tia UV. Tia cực tím (tia UV) làm cho sơn móng tay khô nhanh, bóng đẹp hơn.
may-say-mong-tay-co-the-gay-ung-thu-da
Máy sấy móng tay cũng là tác nhân gây bệnh ung thư da
Tuy nhiên các bức xạ cực tím có thể làm tăng quá trình lão hóa da tay và gây ung thư da.Các nghiên cứu cho thấy các loại mấy sấy móng tay rất đa dạng công suất và có mức độ bức xạ khác nhau. Công suất càng cao thì lượng bức xạ có hại càng nhiều.
Nghiên cứu của tạp chí da liễu JAMA cho thấy cứ 8 phút các tia UV phơi nhiễm 1 lần. Những tổn thương do tia cực tím gia tăng theo cấp số nhân. Theo đó, mỗi khách hàng dùng dịch vụ sấy móng tay UV ở cấp độ cao nhất trung bình 8 lần/2năm da có thể bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến ung thư da. Ngược lại, nếu như sử dụng máy sấy móng cấp độ thấp, lượng bức xạ giảm đáng kể, ít có nguy cơ gây ung thư.
Các cuộc nghiên cứu vẫn đang tiếp tục được tiến hành để khẳng định mối nguy hại từ bức xạ cực tím do máy sấy móng tay. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo người tiêu dùng nên sử dụng kem chống nắng, đeo găng tay chống tia cực tím.
Theo Vietq.vn
The post Máy sấy móng tay có thể gây ung thư da appeared first on Tin Sức Khỏe.

Biện pháp bảo vệ da và ngăn chặn ung thư da

Ung thư da là một trong những ung thư thường gặp. Dưới đây là một số khuyến cáo và các biện pháp giúp bạn bảo vệ làn da mình và tránh các nguy cơ bị ung thư da.

bien-phap-bao-ve-da-va-ngan-chan-ung-thu-da

Bạn nên kiểm tra các nốt ruồi của mình một cách thường xuyên

1. Không nên tin tưởng vào kết luận của 1 bác sỹ duy nhất

Mỗi bác sỹ có một trình độ tay nghề và kinh nghiệm riêng. Các nhà nghiên cứu từ đại học Emory University School of Medicine xem hồ sơ của hơn 2.000 bệnh nhân u ác tính thấy rằng, bác sỹ da liễu đã chuẩn đoán được những bệnh nhân bị ung thư ngay ở giai đoạn đầu hơn những người đang mắc phải căn bệnh ung thư được chuẩn đoán bởi những bác sỹ khác. Các bác sỹ chuyên khoa da liễu có nhiều kỹ năng hơn trong việc tìm ra các khối u nhỏ hơn và ít khi họ đánh giá chúng là không có vấn đề gì liên quan đến sức khỏe.

2. Đừng xem thường ung thư tế bào đáy

Hàng triệu ca ung thư tế bào đáy mới mỗi năm. Trong số đó, khoảng 5 – 10% có thể kháng điều trị, diễn ra định kỳ hơn và đòi hỏi phẫu thuật mở rộng hơn. Một số tế bào nền còn tấn công, làm tổn hại da xung quanh, thậm chí xâm lấn vào phần xương và sụn. Đó là lý do tại sao, nếu nghi ngờ về sự phát triển bất thường ở phần nào đó của cơ thể, bạn nên đi khám bác sĩ kịp thời để loại bỏ nó.

3. Giảm cà phê hàng ngày để chống lại bệnh ung thư da

Các nhà nghiên cứu gần đây cho biết: Mỗi thức uống chứa caffeine của bạn mỗi ngày sẽ làm giảm 5% tỷ lệ bạn không phát triển khối u ác tính sau này trong cuộc sống. Giảm một vài loại cà phê Venti Starbucks, khoảng 570g ở mỗi người giúp giảm 30% nguy cơ (hoặc nhiều hơn). Ernest L. Abel, tiến sĩ, giáo sư của OB-GYN tại Đại học Wayne State of Medicine cho biết: Những người uống nhiều cà phê có xu hướng ở trong nhà nhiều hơn.

4. Lưu ý kiểm tra các nốt ruồi             

Phụ nữ thường quan tâm đến các nếp nhăn, phàn nàn chúng và đến gặp một bác sĩ da liễu, bác sỹ thẩm mỹ hơn rất nhiều so với việc kiểm tra các nốt ruồi.

Trong một nghiên cứu từ Đại học California, San Francisco School of  Medicine, các nhà nghiên cứu đã giả như bệnh nhân, gọi đến hơn 800 bác sĩ da liễu trên khắp đất nước để xem mất bao lâu họ sẽ nhận được các cuộc hẹn với các bác sỹ. Kết quả đáng lo ngại: Khi các “bệnh nhân” này yêu cầu điều trị Botox, sự chờ đợi điển hình là 8 ngày. Nhưng khi yêu cầu của họ liên quan đến một nốt ruồi thay đổi, nó đã lên đến trung bình là 26 ngày. Một nốt ruồi thay đổi không phải là một triệu chứng không đáng kể. Hãy chắc chắn rằng nhân viên tiếp tân biết lý do tại sao bạn cần một cuộc hẹn. Nếu điều đó không được thực hiện, bạn nên đến các cơ sở y tế khác hoặc xin giới thiệu bác sỹ chuyên khoa khác.

bien-phap-bao-ve-da-va-ngan-chan-ung-thu-da

Kem chống nắng chưa đủ để bảo vệ làn da bạn khỏi “sự tấn công” của tia cực tím

5. Kem chống nắng không bảo vệ da bạn hoàn toàn

Theo luật, nhãn kem chống nắng phải liệt kê các yếu tố bảo vệ ánh nắng mặt trời quen thuộc, như hiệu quả các khối sản phẩm UVB giúp chống cháy nắng. Hay với kem chống nắng giúp ngăn chặn tia UVA – thâm nhập sâu hơn vào lớp đáy của da và có thể gây ra những thay đổi tế bào nguy hiểm. FDA – Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ đã đề xuất một quy tắc chống nắng mới bao gồm sửa đổi nhãn cho UVA. David J. Leffell, Giám đốc điều hành, giáo sư da liễu và phẫu thuật tại đại học Yale School of Medicine đề nghị, lựa chọn kem chống nắng phổ rộng, trong đó cung cấp UVA cao hơn (cũng như UVB ) để bảo vệ da tốt hơn. Tuy nhiên, FDA cảnh báo rằng, kem chống nắng là không đủ – bạn phải mặc quần áo chống nắng và thực hiện các biện pháp an toàn chống ánh nắng mặt trời.

6. Ghế nằm phơi nắng chưa hẳn đã tốt

Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy, hơn 15% phụ nữ ở độ tuổi 40, 10% ở tuổi 50 và những người trong độ tuổi 60 sử dụng giường tắm nắng, tắm nắng trong nhà – nên dừng lại. Phơi mình với ghế nằm phơi nắng trước 35 tuổi làm tăng đáng kể nguy cơ bị khối u ác tính. Tự bảo vệ mình bằng cách tự kiểm tra thận trọng da hàng tháng và đến các trung tâm y tế kiểm tra da hàng năm.

7. Không có một quy tắc bất biến

Một loại, khối u ác tính amelanotic không có màu nâu hoặc đen. Một loại, khối u ác tính có nhiều mấu nhỏ, thường đối xứng, với đường viên khá thường xuyên và ít màu sắc. Khối u ác tính xâm lấn có thể nhỏ hơn 6 mm. Do đó, bạn đừng bỏ qua bất cứ một sự thay đổi nốt ruồi nào dù là nhỏ nhất vì nó có thể không giống với trường hợp bệnh da nào điển hình, nhưng nguy cơ thì khôn lường.

8. Da trắng – tỷ lệ ung thư da cao hơn

Nếu bạn có nước da tối màu, ung thư da là ít phổ biến. Theo Hugh Gloster, bác sỹ y khoa, giáo sư da liễu tại Đại học Cincinnati: Không ai biết chắc chắn lý do tại sao nhưng trong số những người Mỹ gốc Phi, người châu Á và Tây Ban Nha, bức xạ tia cực tím không đóng một vai trò mạnh mẽ trong ung thư biểu mô tế bào vảy và khối u ác tính như ở người da trắng. Ông đã phát hiện ra rằng, những ai không phải là người da trắng có nhiều khả năng phát triển khối u ác tính ở lòng bàn chân và lòng bàn tay hơn trên các khu vực tiếp xúc nhiều ánh nắng mặt trời như mặt và ngực. Điều này có thể là do các bác sĩ ít chú ý ung thư da ở những bệnh nhân da đen nên bệnh có thể được chẩn đoán sau, ở giai đoạn nguy hiểm hơn. Tia UV đóng một phần trong tất cả các loại ung thư da. Vì vậy, dù có màu da nào, bạn cũng cần phải tự bảo vệ mình trong ánh mặt trời.

9. Ung thư da ở các bộ phận sinh dục

Trong một nghiên cứu gần đây các hồ sơ tử vong quốc gia, người ta đã thấy rằng ung thư da không ác tính trên bộ phận sinh dục ngoài, mặc dù hiếm hơn nhiều so với các bộ phận khác của cơ thể nhưng gây nhiều trường hợp tử vong. Phụ nữ là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương. Tỷ lệ chết vì ung thư này ở nữ giới gấp khoảng 3 lần so với nam giới. Hãy chắc chắn bạn đã kiểm tra các khu vực bộ phận sinh dục khi làm bài kiểm tra da hàng tháng. Nếu bất cứ điều gì có vẻ đáng ngờ, nên đến gặp một bác sĩ da liễu.

10. Chồng bạn là trợ thủ giúp phát hiện sớm ung thư da

Chồng của bạn có thể không giúp nhiều trong các việc nhà, nhưng khi nói đến ung thư da, anh ấy có thể là một cứu cánh. Hãy nhờ anh ấy quan sát và kiểm tra da bạn đều đặn trong các kỳ tự thăm khám da. Điều này có thể tạo ra những khác biệt rất lớn. Nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng, cái chết do khối u ác tính có thể được giảm đến 63% nếu những người này kiểm tra da hàng tháng, phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

11. Cẩn thận khi sơn móng

Ngón chân sơn màu trông đẹp, nhưng những gì nằm bên dưới có thể gây chết người.Khối u ác tính của bàn chân có thể ẩn dưới, xung quanh các móng và giữa các ngón chân. Ung thư này thường đã lây lan trong thời gian nó được chẩn đoán nên tỷ lệ tử vong là 50%. Nếu bạn yêu thích việc đánh bóng ngón chân của mình, nên loại bỏ các màu ít nhất mỗi tháng một lần và kiểm tra toàn bộ chân của bạn. Ngoài ra, đừng quên kem chống nắng – trên đỉnh, lòng bàn chân, ngón chân và mắt cá chân.

Theo Anninhthudo.vn

Tỉ lệ ung thư da tăng gấp 8 lần ở tuổi trung niên

Một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng trong số đàn ông và phụ nữ tuổi trung niên, tỷ lệ ung thư da tăng gần gấp 8 lần giữa năm 1970-2009.

ti-le-ung-thu-da-tang-gap-8-lan-o-tuoi-trung-nien

Ảnh minh họa.

Bác sĩ da liễu Jerry Brewer, điều tra viên chính của nghiên cứu cho biết: “Phụ nữ độ tuổi từ 40 – 50 có tỷ lệ tăng cao nhất, theo kết quả điều tra từ trước đến nay”. Đã có mối quan tâm rộng rãi trong những năm gần đây về tỷ lệ tăng của khối u ác tính, ảnh hưởng tới 75.000 người Mỹ mỗi năm và kết quả là gần 9.000 trường hợp tử vong.

Nhóm của Tiến sĩ Brewer đã tiến hành một nghiên cứu dựa trên dữ liệu từ các dự án dịch tễ học Rochester. Họ phát hiện ra rằng trong số những người da trắng gốc Tây Ban Nha ở độ tuổi 40 – 60, tỷ lệ mắc ung thư da tăng 4,5 lần ở nam giới và 24 lần ở phụ nữ. Đặc biệt, phụ nữ dưới 50 có sự gia tăng đáng kể khối u ác tính. Mặc dù vậy, đàn ông có nhiều khả năng có tổn thương sâu hơn.

“Tỷ lệ sống được cải thiện có thể là do nâng cao nhận thức công cộng, kiểm tra chụp chiếu thường xuyên hơn, và phát hiện các bệnh ung thư da ở giai đoạn đầu”, Tiến sĩ Brewer nói. “Mọi người có thể đến gặp bác sĩ da liễu, và chúng tôi có đủ công cụ mới, hiện đại để xem chi tiết của một nốt ruồi và phát hiện khối u ác tính sớm.”

Nghiên cứu này theo sát gót các phát hiện của năm ngoái, trong đó nhóm các nhà khoa học của Tiến sĩ Brewer đã ghi nhận tình trạng đáng báo động của khối u ác tính ở thanh thiếu niên, tuổi từ 18 đến 39. Nhóm của ông sẽ tiếp tục theo dõi các xu hướng của khối u ác tính và tỉ lệ sống ở người trưởng thành trên 60 tuổi.

Ung thư da có thể được ngăn chặn. Tiến sĩ Brewer đề xuất 4 cách đơn giản để cải thiện cơ hội ngăn ngừa ung thư da:

1. Tránh việc sử dụng giường tắm nắng.

2. Sử dụng kem chống nắng.

3. Thường xuyên tự kiểm tra da của bạn để phát hiện dấu hiệu bất thường.

4. Đến bác sĩ da liễu kiểm tra hàng năm.

Theo Kienthuc.net.vn

Cách giữ an toàn cho chúng ta dưới ánh nắng mắt trời trong mùa hè

Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời cũng có thể gây ra phát ban trên da, ung thư da và có hại cho mắt.

bao ve da duoi anh nang mat troi

Bạn có biết rằng ánh nắng mặt trời không chỉ ảnh hưởng đến làn da mà còn có tác động đến cả đôi mắt của bạn. Vì vậy, việc bảo vệ cơ thể, chống lại các tia có hại từ ánh nắng mặt trời như UVA và UVB là việc cần thiết và bắt buộc. Mặc dù tia UVB có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ vitamin D3 nhưng nếu tiếp xúc quá nhiều, đặc biệt vào những thời điểm ánh mặt trời gay gắt thì tia này lại trở thành có hại.

Để bảo vệ mình an toàn dưới ánh mặt trời, bạn không được phép quên các bước đơn giản sau đây:

- Bôi kem chống nắng có SPF 15 hoặc cao hơn

- Đeo kính mát để chống lại các tia cực tím

- Uống nhiều nước để phòng mất nước trong cơ thể

- Mặc áo chống nắng, đội mũ

- Cố gắng tránh ánh nắng mặt trời trong khoảng 11 giờ trưa – 4 giờ chiều.

(Theo aFamily)

Những rủi ro sức khỏe vào mùa hè

Cũng như các mùa khác trong năm, mùa hè cũng tiềm ẩn những nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu không biết bảo vệ mình, bạn có thể mắc phải 7 rủi ro sức khỏe như sau.

Mùa hè là thời gian tuyệt vời cho những hoạt động ngoài trời hoặc đi du lịch. Nhưng hãy biết cách phòng tránh những rủi ro sức khỏe vào mùa hè nhé.

1. Nguy cơ ung thư da

Ung thư da là một trong những rủi ro sức khỏe phổ biến nhất trong các bệnh ung thư. Vào mùa hè, nguy cơ ung thư da càng tăng do bạn phải tiếp xúc với quá nhiều tia UV trong ánh mặt trời. Nếu phát hiện sớm, ung thư da có thể được điều trị một cách dễ dàng. Ung thư da phổ biến hơn ở những đối tượng sau đây:

- Ở ngoài ánh mặt trời lâu hoặc bị cháy nắng
- Có da và tóc sáng màu
- Người có tiền sử bệnh ung thư da trong gia đình
- Người trên 50 tuổi.

Để tránh nguy cơ ung thư da phát triển vào mùa hè, hãy trang bị mũ, nón, khẩu trang, kinh để bảo vệ da trước khi ra ngoài tiếp xúc ánh mặt trời.

nhung-rui-ro-suc-khoe-vao-mua-he

2. Tăng thân nhiệt

Tăng thân nhiệt có thể gây ra một nhóm các bệnh liên quan đến nhiệt độ cơ thể, từ kiệt sức đến đột quỵ…

Khi thân nhiệt liên tục tăng, nó có thể có ảnh hưởng lâu dài và gây ra bệnh tim, máu lưu thông kém và béo phì. Thậm chí, lúc thân nhiệt tăng, các loại thuốc như thuốc cao huyết áp, trợ tim và trầm cảm có thể không có tác dụng… Đây cũng là một trong số những rủi ro thường gặp nhất vào mùa hè.

Kiệt sức và đột quỵ là hai bệnh có thể gặp ngay lập tức khi nhiệt độ cơ thể tăng quá cao. Trong đó, đột quỵ là bệnh nghiêm trọng có thể đe dọa cuộc sống. Cũng giống như bị sốt, nhiệt độ cơ thể quá cao có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn ở não, chân tay… Một số dấu hiệu của đột quỵ do nhiệt độ bao gồm:

- Đầu óc mơ hồ
- Thở ngắn, thở nhanh
- Không ra mồ hôi nữa
- Cảm thấy có dòng điện chạy nhanh trong người

Nếu thấy có các dấu hiệu này, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.

3. Ngộ độc thực phẩm

Mùa hè là thời điểm có tỉ lệ ngộ độc thực phẩm cao nhất. Nhiệt độ cao khiến đồ ăn dễ bị hỏng. Đặc biệt khi chúng ta đi chơi, dã ngoại hay mang cơm đến chỗ làm, đồ ăn được bảo quản lâu và khi bỏ ra thường có dấu hiệu ôi, thiu.

Vậy nên, chúng ta cần tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm bằng cách làm theo các hướng dẫn đơn giản về an toàn thực phẩm và xử lý thực phẩm. Thông thường, thực phẩm cần được cất trữ ở nơi có nhiệt độ mát như tủ lạnh. Nếu không để trong tủ lạnh thì nên để nơi thông thoáng và tránh đậy kín.

4. Tổn thương mắt

Tia UV trong ánh mặt trời có thể làm hỏng đôi mắt của bạn. Nếu bạn ra ngoài dưới ánh mặt trời gay gắt trong mùa hè thì mức độ tổn thương mắt càng tăng. Vì vậy, hãy chắc chắn để đeo kính râm để tránh tia cực tím từ ánh mặt trời.

Nếu có thể, hãy chọn các loại kính có tác dụng lọc 100% tia UV để bảo vệ mắt là tốt nhất.

5. Cơ thể mất nước

Cơ thể bạn có thể dễ dàng bị mất nước dưới cái nóng của mùa hè. Khi thiếu nước, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể có thể gặp khó khăn. Đây chính là lý do tại sao bạn nên bổ sung nhiều nước hơn vào mùa hè. Hãy uống nước bất cứ khi nào bạn khát hoặc không khát để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể và các hoạt động của cơ thể, tránh những rủi ro sức khỏe đáng tiếc nhé.

6. Côn trùng cắn

Hầu hết các loại côn trùng khi cắn đều gây ngứa và khó chịu. Ngoài ra, một số loài côn trùng còn mang một bệnh truyền nhiễm và lây sang cho con người. Điều đặc biệt là các loại côn trùng này thường sản sinh nhiều vào mùa hè như: muỗi, kiến, bọ xít…

Hãy học cách tự bảo vệ mình và người thân tránh bị côn trùng đốt và cắn bằng cách vệ sinh khu vực sống sạch sẽ, mặc quần áo dài tay nếu như khu vực đó có nhiều côn trùng gây hại…

7. Nhiễm virus gây bệnh chân tay miệng

Virus gây bệnh chân tay miệng (Coxsackie) thường tăng mạnh vào mùa hè và thường gặp ở trẻ em. Khi bị nhiễm virus này, trẻ có thể bị sốt, đau họng, loét miệng, nổi mụn nước nhỏ trên miệng, bàn tay và bàn chân. Sốt, chảy nước dãi, và không muốn ăn uống cũng là dấu hiệu của một nhiễm virus coxsackie ở trẻ mới biết đi.

Coxsackie được lan truyền từ người này sang người khác qua nước bọt, chất nhầy và phân. Các triệu chứng thường tự biến mất trong vòng một tuần.

Để phòng bệnh, dù là người lớn hay trẻ con cũng cần giữ vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là trẻ con. Nếu thấy có dấu hiệu ngứa và nổi mụn ở chân, tay, miệng, hãy đi khám càng sớm càng tốt.

(Theo TTVN)

Sơn móng tay dạng gel có thể gây ung thư da

Sơn dạng gel có thể giúp móng tay bóng đẹp nhưng dùng thường xuyên loại sơn này làm tăng nguy cơ ung thư da.

Sơn móng tay dạng gel sử dụng một loại dầu bóng đặc biệt, được làm cứng và khô dưới ánh sáng tia cực tím. Loại sơn móng dạng gel có thể giữ màu sắc bóng đẹp trong nhiều tuần mà không hề bị phai hay tróc.

Tuy nhiên, những người sử dụng sơn móng tay dạng gel trong thời gian dài cho biết móng tay của họ xuất hiện dấu hiệu bị bong tróc và gãy. Trong khi đó, các chuyên gia y tế cảnh báo sơn móng tay dạng gel thậm chí còn gây ra những nguy cơ về sức khỏe.

son-mong-tay-dang-gel-co-the-gay-ung-thu-da

Sơn móng tay dạng gel làm tăng nguy cơ ung thư da.

Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường đại học Y New York (Mỹ) đã phát hiện thấy rằng đèn tia cực tím được sử dụng để làm cứng sơn gel có thể gây tổn thương da tương tự như nằm phơi nắng. Điều này đồng nghĩa bạn có thể sở hữu một bộ móng tay hoàn mỹ sau khi sơn gel, nhưng đổi lại, làn da tay của bạn trở nên nhăn nheo.

“Những phụ nữ thường xuyên sử dụng sơn móng tay dạng gel cần chú ý tới nguy cơ mắc bệnh ung thư da”, tiến sĩ Chris Adigun, người đứng đầu nghiên cứu cảnh báo.

Vì thế, tiến sĩ Chris Adigun khuyên phụ nữ chỉ nên sử dụng sơn móng tay dạng gel cho những dịp đặc biệt nhằm giảm nguy cơ bị ảnh hưởng từ hóa chất. Bởi vì móng tay phải mất 6 tuần để trở bình thường sau khi sơn dạng gel.

(Theo TTVN)

Nguy cơ ung thư vì bóng đèn huỳnh quang

Đèn huỳnh quang compact tiết kiệm năng lượng (CFL) được sử dụng phổ biến ở các bàn làm việc, tuy nhiên theo một nghiên cứu mới từ Đại học Stony Brook (Mỹ), nếu ngồi dưới bóng đèn thường xuyên và liên tục (ít nhất là 5 giờ liên tục) thì có thể nhiễm bức xạ của tia cực tím (UV) phát ra từ bóng đèn.

nguy-co-ung-thu-vi-bong-den-huynh-quang

Các nhà nghiên cứu đã lấy mẫu của các tế bào da ở người và đặt chúng dưới hai bóng đèn CFL trong 4 ngày để theo dõi phản ứng xảy ra. Kết quả cho thấy, các tế bào da ngừng phát triển và thay đổi hình dạng, đây chính là những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư da.

Giáo sư Miriam Rafailovich tại Sony Brook cho biết, không giống như các bóng đèn sợi đốt kiểu cũ, bóng đèn CFL phát tán bức xạ tia cực tím giống như bức xạ cực tím của mặt trời, điều này cũng giống như khi bạn ngồi trên bãi biển một ngày dài dưới ánh nắng mặt trời, bức xạ nhiệt sẽ làm thay đổi ADN trong các tế bào da, khiến chúng bị đột biến và phát triển ung thư.

Theo các chuyên gia, chúng ta không nên tiếp xúc quá gần với bóng đèn huỳnh quang, khi làm việc hoặc sinh hoạt dưới bóng đèn compact nên để cách tối thiểu 60cm. Và nên sử dụng đèn compact có mũ chụp xuống (bóng được bao lại giống bóng đèn dây tóc thông thường) để giữ an toàn.

(Theo ANTD)

Cha mẹ mắc ung thư dễ di truyền sang con

 Một nghiên cứu mới đây cho thấy những người có cha mẹ mắc bệnh ung thư khi đã có tuổi cũng tăng nguy cơ bị một số dạng ung thư.

Vẫn biết rằng con của những người bị ung thư khi còn trẻ phải đối mặt với nguy cơ ung thư cao hơn, tuy nhiên còn chưa rõ liệu cha mẹ mắc ung thư thư khi đã già có di truyền sang con hay không.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu gồm gần 8 triệu người Thụy Điển và cha mẹ của họ. Theo nghiên cứu được đăng tải trực tuyến trên tờ BMJ ngày 20/12 thì nguy cơ ung thư cao nhất là ở những người có cha mẹ bị bệnh ung thư khi còn trẻ.

Tuy nhiên nguy cơ con bị dạng ung thư giống cha mẹ cũng cao hơn đáng kể ở những người có cha mẹ bị ung thư khi ≥ 80 tuổi.

cha-me
Ảnh minh họa

Nguy cơ tăng tương ứng là 1,6% đối với u lympho không Hodgkin, 2,8% đối với ung thư bàng quang, 3,5% đối với ung thư da, 4,6% đối với u hắc tố, 5% đối với ung thư phổi, 6,4 đối với ung thư đại-trực tràng, 8,8% đối với ung thư vú và 30,1% đối với ung thư tuyến tiền liệt.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng khoảng 35-81% các trường hợp ung thư ở cha mẹ xảy ra khi họ ngoài 69 tuổi.

Các nhà nghiên cứu kết luận trong mục thông tin mới của tạp chí rằng các yếu tố không phải di truyền không thể lý giải về việc tăng nguy cơ ung thư ở những người có cha mẹ mắc ung thư. Điều này đồng nghĩa với nguy cơ ung thư có tính gia đình phần lớn là do di truyền.

Mặc dù nghiên cứu này phát hiện ra mối liên quan giữa cha mẹ bị bệnh ung thư và nguy cơ cao hơn ở con, song nó không chứng minh mối quan hệ nhân quả.

 (Theo ANTD)

Một số loại bệnh ung thư do nghề nghiệp

Tôi nghe nói, một số công việc phải làm lâu dài có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư do môi trường lao động. Xin chuyên gia cho biết về vấn đề này.

(Hoàng Hà, Hòa Bình)

benh-ung-thu

Vấn đề bạn hỏi chính là “ung thư (UT) nghề nghiệp”. Khi người lao động phải tiếp xúc với các chất gây UT hoặc có thể gây UT mà mắc bệnh UT được gọi là UT nghề nghiệp.

Các loại UT nghề nghiệp như: UT phổi do tiếp xúc với amiăng và hít phải bụi amiăng; tiếp xúc với các chất asen, cadmi, crôm, niken, silic. Một số UT nghề nghiệp phổ biến khác như: UT da, mũi, miệng, gan do tiếp xúc với hóa chất sử dụng trong công nghiệp. Vì vậy, cần thực hiện tốt các biện pháp an toàn lao động như: sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động, đảm bảo môi trường làm việc có nồng độ chất độc hại dưới mức cho phép. Lưu ý, những người thường xuyên phải làm việc ngoài trời, thiếu phương tiện che nắng, có nguy cơ mắc UT da cao hơn ở những vùng da hở, nhất là vùng da đầu mặt. Tránh tiếp xúc với tia nắng gắt khi lao động ngoài trời bằng cách đội mũ, mặc quần áo che nắng, bôi kem chống nắng.

(Theo Thanhnien)