Tình trạng thiếu Kẽm và Selen ở trẻ em đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng ở nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Con số điều tra đáng báo động tại Việt Nam cho thấy có trên 50% trẻ từ 6 tháng đến 7 tuổi thiếu Kẽm huyết thanh và Selen tương đối, trong đó nhóm gặp nguy cơ cao nhất là nhóm trẻ từ 6 tháng đến 17 tháng tuổi và nhóm trẻ gặp vấn đề về suy dinh dưỡng và tiêu chảy. Một số nghiên cứu khác cũng cho ra những con số báo động khi hàm lượng Selen huyết thanh thấp ở học sinh THCS là 15,9%, học sinh tiểu học là 75,6%, và trẻ mẫu giáo, mầm non là 62,3%.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng:
- 26,5% trẻ từ 11-17 tuổi thiếu thiếu kẽm
- 50%-90% trẻ bị suy dinh dưỡng kéo dài thiếu kẽm
- 51,9% trẻ từ 6 tháng đến 75 tháng tuổi thiếu kẽm
- 15,9% trẻ em từ 11-17 tuổi thiếu selen
- 75,6% trẻ em cấp 1 thiếu selen
- 62,3% trẻ em từ 12-72 tháng tuổi ở nông thôn thiếu selen
|
Kẽm và Selen đối với tăng trưởng và miễn dịch
Đối với tăng trưởng
Kẽm giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác, vì thế thiếu kẽm sẽ gây biếng ăn do rối loạn vị giác, làm suy thoái quá trình phát triển và tăng trưởng bình thường ở trẻ. Kẽm tham gia vào thành phần của trên 300 enzym kim loại; kẽm là chất xúc tác không thể thiếu được của ARN-polymeraza, có vai trò quan trọng trong quá trình nhân đôi AND, tổng hợp protein, thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp và điều hòa chức năng của trục hormone dưới đồi như GH (Growth hormone), IGF-I là những hormone tăng trưởng và kích thích tăng trưởng.
Selen cần cho chuyển hóa i-ốt và có chức năng như một loại enzyme trong quá trình tạo hormone tuyến giáp nhằm kích thích đầu vào năng lượng, cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và duy trì.
Đối với miễn dịch
Thiếu kẽm làm tổn thương chức năng miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, từ đó làm giảm tăng trưởng, phát triển của trẻ, làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ. Trong một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy bổ sung kẽm cho trẻ giúp làm giảm 18% trường hợp tiêu chảy, 41% trường hợp viêm phổi và làm giảm tỷ lệ tử vong trên 50%.
Thiếu Selen gây ức chế khả năng đề kháng chống nhiễm trùng, hậu quả của suy giảm chức năng bạch cầu và tuyến ức bởi Selen đóng vai trò thiết yếu trong men Glutathione peroxidase ảnh hưởng tới mọi thành phần của hệ miễn dịch, không loại trừ sự phát triển và hoạt động của bạch cầu.
Dấu hiệu của thiếu Kẽm và Selen
Thiếu kẽm, dấu hiệu thường thấy là ăn không ngon, vị giác bất thường, rụng tóc, tiêu chảy kéo dài, thương tổn ở da và mắt, chậm lớn, cơ quan sinh dục chậm trưởng thành, sụt cân, thiếu máu, chậm lành vết thương và kém minh mẫn.
Thiếu selen ở mức trầm trọng có liên quan đến bệnh Keshan – một bệnh rối loạn ở tim và tổn thương cơ tim nặng nề, xuất hiện chủ yếu ở trẻ em và phụ nữ trong tuổi sinh đẻ. Thiếu selen mức độ nhẹ thường khó thấy các triệu chứng đặc biệt, tuy nhiên nó góp phần làm xuất hiện các tổn hại tế bào quan trọng cũng như thúc đẩy quá trình lão hóa và nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa. Thiếu selen trong chế độ ăn lâu dài dẫn đến nguy cơ ung thư, bệnh tim và suy giảm miễn dịch.
Nhu cầu Kẽm và Selen khuyến nghị cho trẻ em Việt Nam
Nhu cầu kẽm ở trẻ dưới 1 tuổi vào khoảng 5mg/ngày, ở trẻ 1-10 tuổi khoảng 10mg/ngày, thanh thiếu niên và người trưởng thành khoảng 15mg/ngày đối với nam và 12mg/ngày đối với nữ.
Nhu cầu selen ở trẻ 0-6 tháng là 6 mcg/ngày, trẻ 7-12 tháng là 10 mcg/ngày, trẻ 1-3 tuổi là 17 mcg/ngày, trẻ 4-9 tuổi khoảng 20 mcg/ngày, đối với thanh thiếu niên 10-18 tuổi nhu cầu là 26 mcg/ngày ở nữ và 32 mcg/ngày ở nam (Nguồn: FAO/WHO 2002 và 2004)
(Ảnh do Biolife cung cấp)
Nguồn cung cấp Kẽm và Selen cho cơ thể
Thức ăn nhiều kẽm là tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng…). Với trẻ nhũ nhi, để có đủ kẽm, nên cố gắng cho bú mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò. Lượng kẽm trong sữa mẹ ở tháng đầu tiên là cao nhất (2-3 mg/lít), sau 3 tháng thì giảm dần còn 0,9mg/l. Lượng kẽm mà người mẹ mất qua sữa trong 3 tháng đầu ước tính khoảng 1,4 mg/ngày. Do đó, người mẹ cần ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm để có đủ cho cả hai mẹ con.
Hàm lượng Selen cao trong cá, hải sản (20,8 – 40,5 đến mcg/100g) và trứng (40,2 mcg đến 14,9 mcg/100g), vừa phải ở thịt gia cầm, đậu hạt và thấp ở sữa bò, ngũ cốc, rau và hoa quả.
Hàm lượng Kẽm và Selen từ hạt đậu xanh nảy mầm tự nhiên(Ảnh do Biolife cung cấp)
Hạt đậu xanh nảy mầm tự nhiên với công nghệ Bio-Enrich (Ảnh do Biolife cung cấp)
Các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu thành công công nghệ Bioenrich tăng hàng nghìn lần hàm lượng khoáng vi lượng như Kẽm, Selen, Sắt… trong mầm các loại đỗ. Với các thành tựu của khoa học và công nghệ, con người ngày càng chủ động hơn với các nguồn bổ sung khoáng vi lượng tự nhiên cần thiết hàng ngày. Gần đây nhất, công ty CP Biolife đã cho ra đời sản phẩm UpKid từ công nghệ Bioenrich (www.biolife.vn) điều khiển quá trình nảy mầm của hạt đỗ xanh, giúp chuyển hóa với hiệu suất tối đa khoáng chất vi lượng Kẽm và Selen vô cơ sang cấu trúc hữu cơ tự nhiên thân thiện với cơ thể của trẻ nhỏ, tăng khả năng hấp thu hoàn toàn tới 90%, không để lại dư thừa trong cơ thể.
|