Lưu trữ cho từ khóa: tụy tạng

Bệnh nhân tiểu đường ngày càng trẻ hóa

Tiểu đường là bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chưa có thuốc phòng ngừa. Bệnh tiểu đường được xếp vào bệnh lý nội tiết, với đặc điểm có đường gluco trong máu tăng cao. Triệu chứng điển hình biểu hiện trên người tiểu đường là “3 tăng, 1 giảm”: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều nhưng sụt cân, mệt mỏi, đói.



Nguyên nhân gây bệnh

Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Thị Hương Lan, khoa Khám bệnh, Viện Y dược học dân tộc TP.HCM, sau khi hấp thu thực phẩm, các thành phần này sẽ được tiêu hóa thành dạng vật chất dinh dưỡng đơn giản thì cơ thể mới hấp thụ được. Qua tác dụng của insulin- một kích thích tố được tụy tạng (còn gọi lá lách) tiết ra. Những chất đơn giản mới hợp thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần như: glucoza, albumin, axit béo cố định và dự trữ. Nhưng người bị bệnh tiểu đường do insulin trong cơ thể không đủ hay tính mẫn cảm của insulin thấp không thể tiến hành sự trao đổi bình thường các chất đường, đạm, chất béo khiến cho chất dinh dưỡng từ thức ăn không được cơ thể sử dụng và dự trữ. Đường không được sử dụng dẫn đến nồng độ đường trong máu tăng cao vượt quá giới hạn quy định. Khi đường trong máu tăng cao đến 160 – 180 ml% (8,9 – 10.0mmol/l), đường gluco sẽ được đào thải qua thận ra ngoài thành “tiểu đường”.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh tiểu đường và y học vẫn chưa có thuốc khống chế những nhân tố gây bệnh này. Tiểu đường được chia làm 2 loại:

Tiểu đường type 1: Thể bệnh xảy ra khi tụy tạng tiết ra không đủ insulin. Bệnh xuất hiện ở trẻ em hoặc thanh niên dưới 30 tuổi. Nhưng bệnh cũng có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Người bị bệnh tiểu đường tuýp 1 phải chích insulin hàng ngày.

- Tiểu đường Type 2: Thể bệnh không phụ thuộc vào insulin. Bệnh xảy ra khi các tế bào của cơ thể trở nên “đề phòng” với insulin khiến giảm lượng glucoz (có thể được các tế bào này sử dụng vào 1 thời điểm nào đó) giảm đi. Trên 90% người bệnh thuộc thể này là người ≥ 40 tuổi. Các triệu chứng 3 tăng, 1 giảm trên lâm sàng không thấy rõ. Người bị bệnh tiểu đường type 2 có thể kiềm chế được lượng đường trong máu bằng cách kiểm soát trọng lượng cơ thể, tập thể dục thường xuyên và có chế độ ăn uống hợp lý. Phương pháp điều trị tiểu đường type 2 là dùng thuốc uống để hạ thấp lượng đường trong máu. Chỉ chích insulin trong những trường hợp không còn đáp ứng với thuốc uống hoặc không kiểm soát được chế độ ăn.

Phòng ngừa

Điểm quan trọng của tiểu đường là dự phòng, phát hiện và điều trị bệnh sớm nhằm ngăn ngừa các biến chứng như: biến chứng mạch máu gây bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành, mạch máu não, mạch máu ngoại vi ... Biến chứng thần kinh: đau dây thần kinh, viêm dây thần kinh ngoại biên ... Biến chứng ở mắt: cườm, đục thủy tinh thể, mù sắc ... Các biến chứng khác: dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm ở phổi, da, ... Thiểu năng sinh dục...

Những trường hợp cần thường xuyên kiểm tra: người có nguy cơ mắc bệnh cao gồm: gia đình có cha hoặc mẹ bệnh tiểu đường; tiểu đường khi mang thai; mỡ trong máu cao; bệnh lý tim mạch; béo phì; thừa cân. Người trên 45 tuổi cần lưu ý đặc biệt.

Ngày nay, bệnh nhân tiểu đường ngày càng trẻ hóa do lối sống, như ăn quá dư thừa chất đường, chất đạm, chất béo, uống nhiều bia rượu và lười vận động thể lực, lạm dụng các thuốc hỗ trợ sức khỏe khiến tần suất bệnh ngày một gia tăng ở những người dưới 40 tuổi.

Bệnh nhân tiểu đường nên có máy đo đường huyết cá nhân. Khi sử dụng máy đo đường huyết tại nhà, nồng độ gluco trong máu được xác định qua mao mạch ngón tay nên cho kết quả rất nhanh. Nên kiểm tra đường huyết trước khi ăn và kiểm tra đường trong máu sau khi ăn 2 giờ.

Kiểm tra đường huyết nhiều lần không chỉ giúp kiểm soát đường huyết mà còn điều chỉnh chế độ điều trị (dinh dưỡng, thuốc...) phù hợp và dự phòng các biến chứng tiểu đường.

Những nguyên tắc cần tuân thủ trong chế độ dinh dưỡng

Tiểu đường là do rối loạn bài tiết insulin trong cơ thể, chế độ ăn phản ánh lượng đường trong máu và trong nước tiểu. Điều chỉnh chế độ ăn góp phần giảm nhẹ gánh nặng của tuyến tụy, giúp khống chế lượng đường trong máu và đường trong nước tiểu, hạn chế những biến chứng có thể xảy ra.

- Tiểu đường type 1: điều trị bằng chế độ dinh dưỡng và tiêm insulin.

- Tiểu đường type 2:

• Giai đoạn nhẹ: điều trị bằng chế độ dinh dưỡng.

• Giai đoạn nặng: điều trị bằng chế độ dinh dưỡng phối hợp thuốc.

Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ (A.D.A) đưa ra khuyến cáo:

Khống chế hấp thu lipid (chất béo): Lượng lipid không vượt quá 20%/ngày. Dầu nấu ăn nên dùng: dầu đậu nành, dầu cải, dầu bắp, dầu mè... Hạn chế chất béo động vật như mỡ heo, mỡ bò, phô mai ... Việc này rất có lợi cho việc phòng ngừa tăng cholesterol máu dự phòng biến chứng mạch máu.

Khống chế protid (chất đạm): Protid là cơ sở cung cấp năng lượng cho tất cả hoạt động sống của cơ thể. Đối với người tiểu đường, chất đạm chiếm không quá 20% năng lượng trong ngày. Protid có lợi là thịt nạc, sữa, các loại đậu ... Nếu người bệnh có thêm biến chứng ở thận thì lượng protid nên ít hơn.

Khống chế chất đường (cacbonhydrat): Lượng cacbonhydrat hấp thu chiếm 50% so với tổng số năng lượng mà cơ thể cần dùng mỗi ngày. Cacbonhydrat chủ yếu có trong mì, gạo, bún, trái cây... Các loại ngũ cốc thô như yến mạch, kiều mạch, gạo lức có chỉ số đường thấp nên khi ăn đường huyết tăng chậm, khuyến khích người bị tiểu đường nên dùng.

Tăng cường thực phẩm nhiều chất xơ: Lượng chất xơ hấp thụ khoảng 20- 40g mỗi ngày. Chất xơ chủ yếu có trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật như rau, củ, quả, đậu, yến mạch, ... chúng có tác dụng giảm đường huyết , giảm mỡ trong máu, giảm phát sinh các biến chứng ...

Cung cấp đủ vitamin và khoáng chất: Đối với bệnh lý tiểu đường cần cung cấp đủ vitamin nhóm B,C, canxi, kẽm, crôm ... Đây là những chất dinh dưỡng không thể thiếu để duy trì sức khỏe, tăng cường sức đề kháng.

Phân bổ bữa ăn hợp lý: Để phòng ngừa hiện tượng đường huyết tăng giảm đột ngột tạo gánh nặng cho tụy tạng, người bệnh cần ăn đúng giờ, đủ liều lượng, hạn chế đường, chia nhỏ các bữa ăn từ 3 bữa chính thành 6 bữa ăn nhỏ.

 

Meo.vn (Theo TPO)

Tại sao bị hạ đường huyết?

Cháu năm nay 15 tuổi, mỗi bữa ăn 2 bát cơm, nhưng vì sao cháu rất hay bị xỉu vào buổi chiều? Nếu có gì ăn thì đỡ ngay, nghe nói do hạ đường huyết. Xin hỏi tại sao?

Vũ Thanh Thảo (Thanh Hóa)

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đường huyết bị hạ thấp. Nguyên nhân biết được gồm: bị lả do đói; người ốm nặng, lâu ngày không ăn được; mắc các bệnh ung thư, bệnh đường ruột, bệnh gan, bệnh nội tiết. Bệnh tuyến nội tiết: u tuyến tụy ở các đảo Langerhans, có một u (chiếm 80%) hay nhiều u, u lành tính hay ác tính, bài tiết ra insulin. Những bệnh nhân bị u tụy tạng có triệu chứng rất nặng, thường xảy ra cơn hôn mê, co giật. Bệnh nhân phải ăn luôn miệng nên bị chứng béo phì. Bệnh của một số tuyến nội tiết khác như giảm năng thùy trước tuyến yên, giảm năng tuyến thượng thận. Do tăng insulin đột ngột: ở người sau cắt dạ dày (hội chứng Dumping), sau gắng sức. Người đang điều trị bệnh tiểu đường, bị hạ đường huyết xuất hiện 1-2 giờ sau khi tiêm insulin. Các trường hợp không biết được nguyên nhân (chiếm khoảng 70%), triệu chứng thường nhẹ. Trước hết, nếu hay bị hạ đường huyết cháu phải đi khám để loại trừ các nguyên nhân do bệnh khác kể trên. Nếu hay bị hạ đường huyết vào buổi chiều cháu nên xem lại năng lượng của bữa trưa có đủ hay không. Ở tuổi cháu, tuổi đang lớn, nhu cầu về các chất dinh dưỡng rất cao, nếu ăn không đủ chất, đến cuối giờ chiều, lượng đường trong máu giảm sẽ dẫn đến hạ đường huyết. Những người hay bị hạ đường huyết không rõ nguyên nhân cần chuẩn bị sẵn đường, bánh, kẹo, khi thấy đói thì ăn ngay.

ThS. Hà Hùng
(suckhoe-doisong)

Rối loạn tiêu hóa, chớ coi thường!

Rối loạn tiêu hóa (RLTH) là một hội chứng gây ra bởi sự co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa đưa đến đau bụng và thay đổi vấn đề đại tiện. Đây không phải là một căn bệnh dẫn đến tử vong mà 'chỉ' là một hội chứng tuy khó chịu, nhưng hoàn toàn không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, khi bị RLTH, người bệnh sẽ gặp những bất tiện trong sinh hoạt do bị thay đổi về chuyện đại tiện, bị đầy hơi hoặc đau bụng. Đây là một hội chứng rất thông thường, mà gần như ai cũng có thể bị.

Theo những nghiên cứu gần đây, người ta nhận thấy RLTH có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân, trong đó sự bài tiết của chất serotonin nơi tiết hợp thần kinh chạy dọc theo hệ thống tiêu hóa có thể đóng một vai trò chính yếu. Một giả thuyết khác được đưa ra với khí methane thặng dư trong ruột già (và ruột non) đưa đến RLTH.

Thay đổi vấn đề đại tiện

'Bệnh' tiến triển chậm nhưng mỗi ngày một trầm trọng hơn. Sự thay đổi thói quen đại tiện trở nên rõ ràng hơn. Đi vệ sinh bỗng dưng không còn đều đặn như trước. Hơn nữa, người bệnh cảm thấy đau bụng từng cơn, ngày táo bón, ngày tiêu chảy. Tùy theo bệnh tình, mà người bệnh có khuynh hướng táo bón nhiều hơn tiêu chảy hoặc ngược lại.

Đau bụng

Những cơn đau bụng thay đổi tùy theo cá nhân và được diễn tả như đau sơ sơ, nhè nhẹ, lâm râm, quặn từng cơn, nặng bụng, sình bụng, xon xót, ran rát, đau như 'dao cắt'. Đau có thể liên tục, nhè nhẹ suốt ngày, co thắt, nhức nhối từng cơn. Bệnh nhân thường đau bụng dưới bên tay trái, nhưng họ cũng có thể bị đau ở nhiều chỗ khác nhau. Đau cùng một lúc, hoặc mỗi ngày đau một chỗ khác nhau. Họ cũng có thể bị đau toàn bụng chứ không nhất thiết đau ở vị trí nào nhất định. Trong một vài trường hợp hiếm hoi, cơn đau có thể lan ra sau lưng.

Đầy hơi

Sình bụng là một trong những triệu chứng tiêu biểu của RLTH. Bụng 'căng to như cái trống'. Bệnh nhân ợ hơi liên tục hoặc 'đánh rắm' liên miên. Bụng thường rất thon nhỏ vào buổi sáng khi mới thức dậy, rồi to dần khi ngày từ từ trôi qua. Bụng 'phì lớn' nhanh như người có bầu. Ngoài ra, một số bệnh nhân có những triệu chứng của bệnh đau dạ dày, với những cơn ợ chua, đắng hoặc hôi miệng, buồn nôn, nôn mửa, v.v...

Tâm lý đóng một vai trò quan trọng khi nói về hội chứng RLTH. Vì thế buồn phiền, chán nản, u sầu sẽ làm những triệu chứng kể trên trở nên thường xuyên và trầm trọng hơn kể cả phụ nữ trong những ngày thấy kinh nguyệt cũng có thể gặp RLTH.

Xác định bệnh bằng cách nào?

Vì RLTH mang cùng triệu chứng với nhiều bệnh hiểm nghèo hơn, đáng kể nhất là ung thư (nhất là ung thư đường ruột), hoặc các bệnh khác như bệnh đau bao tử, bệnh ợ chua, bệnh nhiễm khuẩn, viêm đại tràng, bệnh liên quan đến tuyến giáp trạng, sán lãi, viêm tụy tạng mạn tính, bệnh không dung nạp sữa (lactose intolerance)..., bệnh nhân cần đi khám và làm các xét nghiệm để chẩn đoán xác định. Tùy theo tình trạng bệnh lý và tuổi tác, bác sĩ sẽ có những chỉ định xét nghiệm khác nhau.

Sau đây là những điều bạn nên biết: Nếu tự nhiên bị biếng ăn, mất ngủ, sút cân, nóng sốt, đại tiện ra máu, mất quá nhiều nước, hoặc cơ thể trở nên khác thường một cách kỳ lạ vô nguyên cớ, nhất là ở những người trên 50 tuổi, có lẽ đây không phải là những triệu chứng của hội chứng RLTH. Những bệnh nhân này nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Cách chữa trị hiệu quả?

Thay đổi cách thức ăn uống: Thức ăn, nước uống không gây ra RLTH nếu bảo đảm vệ sinh, tuy nhiên cũng có loại thức ăn đồ uống có thể làm 'bệnh' trở nên trầm trọng hơn.

- Các thức ăn sau đây có thể gây ra sình bụng: Hành tây, tỏi, đậu, cần tây, bắp cải, mận, chuối, nho khô, rau húng quế v.v... Đừng uống quá nhiều cà phê cũng như uống sữa. Tránh các thức ăn, nước uống chứa quá nhiều sorbitol (đây là đường dùng trong các loại nước ngọt ăn kiêng), kẹo cao su hoặc quá nhiều đường fructose (như trong mật ong và một số trái cây).

- Bệnh nhân nên ăn nhiều rau, uống nhiều nước nhất là đối với bệnh nhân có khuynh hướng táo bón.

- Tập thể dục đều đặn có thể giúp cho cơ thể nói chung và hệ thống tiêu hóa nói riêng được hoạt động một cách đắc lực hơn.

Dùng thuốc khi nào?

Tùy theo từng cá nhân, bác sĩ có thể sẽ phải chữa trị bằng nhiều loại thuốc khác nhau. Tuy nhiên trong trường hợp RLTH, thuốc chỉ đóng một vai trò phụ trong việc chữa trị mà thôi. Nếu dùng chỉ nên dùng khi thật cần và càng dùng ít càng tốt.

Các loại thuốc tiêu biểu như dicyclomine HCl (bentyl), hyoscyamine sulfate (levsin) có thể thuyên giảm chứng đau bụng kèm theo tiêu chảy. Vì bệnh có khuynh hướng thay đổi theo chu kỳ từ tiêu chảy đến táo bón, nên bệnh nhân thường uống thuốc cầm loperamide (imodium) hoặc diphenoxylate (lomotil) khi bị tiêu chảy và uống thuốc sổ khi bị táo bón. Một số bệnh nhân RLTH với biểu hiện tiêu chảy có thể cảm thấy dễ chịu hơn khi uống amitriptyline (elavil), một loại thuốc chữa bệnh u sầu.

Tóm lại: Tuy hội chứng tiêu hóa vẫn được xem là một 'bệnh tâm lý', một số thuốc có thể làm thuyên giảm những triệu chứng một cách đáng kể, tuy nhiên, sự thành công trong việc chữa trị một phần phụ thuộc chế độ ăn uống của người bệnh.  

Theo SK&DS

Sản xuất insulin từ tế bào gốc để trị bệnh tiểu đường

Các nhà khoa học Anh và Mỹ cho biết họ có thể sử dụng tế bào gốc lấy từ máu trong dây rốn của trẻ sơ sinh để giúp bệnh nhân tiểu đường loại 1 khôi phục khả năng sản xuất insulin trong cơ thể.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Nghiên cứu này được xem là bước đột phá quan trọng trong việc ứng dụng tế bào gốc, mở ra niềm hy vọng lớn lao cho bệnh nhân tiểu đường loại 1.

Theo một báo cáo công bố ngày 26/05/2007, các chuyên gia cho biết sau 4 năm nghiên cứu, đây là lần đầu tiên họ có khả năng phát triển một số lượng lớn tế bào gốc từ máu dây rốn và sử dụng chúng để thay thế những tế bào sản xuất insulin bị hư hại ở tuyến tụy của bệnh nhân tiểu đường.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dây rốn bởi vì đó là nơi đặc biệt chứa rất nhiều tế bào gốc mới của phôi người, và dây rốn cũng dễ được cung cấp bởi những phụ nữ sinh con bằng phẫu thuật mở tử cung để tại các bệnh viện của khoa Y trường Đại học Texas.

Nhóm nghiên cứu cho rằng 'đây là sự chứng minh đầu tiên rằng những tế bào gốc lấy từ dây rốn người có thể được sử dụng để tổng hợp insulin'. Nghiên cứu này vừa được giới thiệu trên tạp chí y học Cell Proliferation, ấn bản tháng 6/2007.

Tiến sĩ Randall Urban, thành viên nhóm nghiên cứu và là giáo sư nội khoa của trường Đại học Texas, phát biểu: 'Khám phá này mang lại cho chúng tôi khả năng tiềm tàng trong việc sản xuất insulin từ tế bào mầm ở người trưởng thành để điều trị cho bệnh nhân tiểu đường'.

Theo trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư Larry Denner, chuyên gia về nội khoa – nội tiết của trường Đại học Texas, những tế bào gốc từ dây rốn có khả năng sản xuất một hợp chất có tên là C-peptide, một chất protein tiền thân của insulin và chỉ hiện diện khi tế bào sản xuất ra insulin. Do đó, sự hiện diện C-pep chứng minh rằng ít nhất đã có một lượng insulin nhất định được sản xuất bởi tế bào gốc được dùng thay thế cho tế bào tụy tạng đã hư hại hoặc bị phá hủy'.

Theo ông, 'điều kiện tiên quyết của chúng tôi trong việc sản xuất insulin là phải có sự hiện diện của C-peptide'.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Các nhà khoa học Anh và Mỹ cho biết họ đã sản xuất được insulin từ tế bào gốc lấy từ dây rốn trẻ sơ sinh để điều trị bệnh tiểu đường. (Ảnh: www.neonet.ch)

Nhóm nghiên cứu cho biết họ hy vọng sẽ tạo ra các mô tụy tạng mới cho bệnh nhân tiểu đường. Ở những người bị tiểu đường loại 1, cơ thể họ không còn khả năng sản xuất insulin bởi vì những tế bào đó đã bị phá hủy.

Theo tiến sĩ Denner, các nhà khoa học đang cố gắng tạo ra một lĩnh vực y học tái tạo mới, trong đó tế bào gốc lấy từ máu bệnh nhân sẽ được nuôi và biến đổi trong phòng thí nghiệm để thay thế cho những tế bào máu hoặc các mô bị hư hại.

Bằng phương thức này, trong việc cấy ghép tế bào và cơ quan nội tạng, các bác sĩ sẽ tránh được một khó khăn lớn nhất, đó là phản ứng thải loại của cơ – một tình trạng mà để tránh được thì người được ghép phải uống thuốc ức chế miễn dịch suốt đời.

Trong báo cáo về nghiên cứu này, các chuyên gia cũng hy vọng rằng trong tương lai, họ sẽ sản xuất được một phương tiện thay thế cho tế bào gốc lấy từ phôi người – một vấn đề đang gây nhiều tranh cãi hiện nay trên thế giới.

Tại Mỹ, Quốc hội nước này đang tranh luận về việc có nên tăng ngân sách liên bang cho nghiên cứu tế bào gốc hay không. Nhưng người phản đối sử dụng tế bào gốc cho rằng thử nghiệm trên phôi người là một điều sai trái, trong khi những người ủng hộ thì nói rằng đó là điều cần thiết để tạo nên sự chuyển biến tích cực trong nhiều lĩnh vực y học khác nhau.

Minh Quang (Theo Science Daily, Reuters)/VietNamNet

Chú thích ảnh:

Ảnh 1: Các nhà khoa học Anh và Mỹ cho biết họ đã sản xuất được insulin từ tế bào gốc lấy từ dây rốn trẻ sơ sinh để điều trị bệnh tiểu đường. (Ảnh: www.neonet.ch)

Ảnh 2: Các chuyên gia hy vọng trong tương lai, họ sẽ sản xuất được một phương tiện thay thế cho tế bào gốc lấy từ phôi người – một vấn đề đang gây nhiều tranh cãi hiện nay. Trong ảnh: Các tế bào gốc của phôi người. (Ảnh: www.news.wisc.edu)

Tiểu đường không chỉ vì hảo ngọt

Ăn quá ngọt tất nhiên là yếu tố thuận lợi dẫn đến bệnh tiểu đường. Nhưng nếu tưởng chỉ vì thế thì lầm.


Bệnh tiểu đường, như tên gọi, là bệnh lý liên quan đến rối loạn biến dưỡng chất đường! Tuy nhiên, bệnh không hẳn là do ăn ngọt.

Bằng chứng là nhiều người kiêng cữ đúng cách vẫn bị bệnh! Thí dụ cụ thể như ở CHLB Đức. Sau gần 20 năm liên tục phát động chiến dịch phòng chống tiểu đường, bao gồm: Tầm soát miễn phí, hướng dẫn cách ăn uống cữ ngọt cũng như chế độ vận động…, số người bệnh tiểu đường ở Đức tăng đến 400%! Đáng lo hơn nữa là số nạn nhân mù mắt, cụt chân tay do biến chứng tiểu đường cũng tăng lên theo.

Theo dữ liệu chắc chắn từ kết quả nghiên cứu ở nhiều quốc gia, bệnh tiểu đường rõ ràng có mối liên hệ mật thiết với bệnh gan, bệnh tụy và bệnh đường ruột mãn tính: Nhiều thầy thuốc thuộc trường phái coi trọng quan điểm y học toàn diện đã từ lâu nhấn mạnh về vai trò của “tam giác vàng giữa bụng” bao gồm lá gan, tụy tạng và khung ruột trong bệnh tiểu đường.

Theo họ, bệnh tiểu đường bùng phát mạnh khi có bàn tay phá hoại ngấm ngầm của căn bệnh nào đó trong lá gan hay trên khung ruột. Vì thế, phải tầm soát và điều trị đến nơi đến chốn bệnh viêm gan cũng như viêm đại tràng mãn, như giải pháp đón đầu bệnh tiểu đường.

Một nguyên nhân nữa là lạm dụng thuốc tăng đường huyết: Thói quen vừa chớm đau dùng ngay thuốc mạnh là “mốt” ăn khách ở xứ mình. Bên cạnh thuốc an thần, thuốc giảm đau, thuốc giải cảm…, đứng đầu trong danh sách thuốc làm tăng đường huyết hơn xa chén chè thuốc kháng viêm có cấu trúc corticosteroid!

Cuộc sống quá căng thẳng vì stress làm nội tiết tố của tuyến thượng thận và tuyến giáp trạng nếu được phóng thích liên hồi vì stress là lý do khiến chức năng điều chỉnh đường huyết của tụy tạng thông qua nội tiết tố insulin sớm bị tê liệt. Ngày nào nông dân xứ mình chưa yên tâm ra đồng vì nông phẩm bị ép giá, ngày đó bệnh tiểu đường, cũng như lái buôn thiếu chữ tín, luôn luôn chực chờ từng cơ hội.

WHO quy định tổng gia vị mặn trong và ngoài bếp mỗi người ăn là 6g muối/ngày, tuy nhiên ở VN, tỉ lệ này quá thừa, lên đến 12 – 14 giờ/ngày. Việc ăn nhiều chất béo, đạm, đường… nhưng thiếu rau xanh, hoa quả là một trong những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường.

Theo Dân Việt

Phát hiện thú vị về cơ thể con người

Bạn nhìn mọi người và nhìn bạn trong gương sẽ thấy cơ thể chúng ta có vẻ như rất đối xứng: trên mặt, hai bên có hai tai, hai mắt, mũi ở giữa… Vậy thực ra cơ thể chúng ta có đối xứng hay không? Bạn bảo có, tôi bảo không. Đọc bài dưới đây xem ai đúng nhé.

Hình thức có vẻ đối xứng, nhưng chất lượng thì không

Chúng ta cùng xem xét từ trên xuống dưới để xem cơ thể chúng ta đối xứng và không đối xứng thế nào.

Tai phải xử lý thông tin tốt hơn tai trái: nghiên cứu của TS. Luca Tommasi và Daniele Marzoli thuộc Đại học Chieti (Italia) tiến hành quan sát thái độ của hàng trăm người về cách họ lắng nghe và cách họ phản ứng, cho thấy con người thích nghe ở phía tai phải hơn bởi khi đó họ dễ xử lý thông tin hơn và dễ thực hiện yêu cầu được đề ra. Các nhà khoa học tin rằng “lợi thế tai phải”, là thông tin nhận qua tai phải được xử lý bằng bán cầu não trái có xu hướng giải mã thông tin bằng lời nói logic hơn và tốt hơn bán cầu não phải. Vì vậy, bí quyết để muốn ai đó thực hiện theo yêu cầu đặt ra là hãy nói vào tai phải của họ. Mắt phải tinh hơn mắt trái: nghiên cứu của Đại học Vinhius (Liên Xô cũ) cho mỗi người thử nhìn ba vật thể khác nhau lần lượt bằng mắt phải, rồi mắt trái, cuối cùng là bằng cả hai mắt nhìn độc lập với nhau (dùng một tấm ngăn giữa hai mắt). Kết quả là ở tất cả mọi người, mắt phải đều xác định vật thể tốt hơn mắt trái. Từ đó kết luận rằng: Bán cầu não phải nhận thông tin thị giác nhanh nhạy hơn bán cầu não trái. Một thực tế là khi tập bắn súng, chúng ta dễ thấy hai mắt không đồng đều và có sức nhìn rất khác nhau. Nheo mắt phải thấy gượng, khó khăn và không kín bằng mắt trái. Nhưng mở mắt phải mà ngắm thì dễ bắt mục tiêu và bắn trúng hơn là nheo mắt phải, ngắm bằng mắt trái. Rõ ràng là mắt phải tinh hơn nhiều. Năng lực của lỗ mũi bên trái và lỗ mũi bên phải có một số khác biệt tinh tế, nhất là cảm thụ mùi của lỗ mũi trái và phải không hoàn toàn giống nhau. Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi dùng lỗ mũi phải để ngửi ta thường có sự đánh giá “xông xênh” hơn. Nếu dùng lỗ mũi trái để phân biệt mùi thì kết quả sẽ chính xác hơn. Điều này được lý giải vì bán cầu não phải điều khiển cảm tính nên lỗ mũi phải chịu pha trộn sắc thái cảm tính. Lỗ mũi bên trái bị chi phối bởi bán cầu não trái nên sẽ nghiêng theo lý tính và thực tế.

Qua hình thức bề ngoài đối xứng, cơ thể giấu kín sự không đối xứng bên trong. Hai bán cầu não có hình dạng tương tự, song nửa não phải có những trung tâm chỉ huy các chức năng khác với chức năng do nửa não trái đảm nhiệm. Trái tim chỉ có một và không tròn trĩnh, lại còn đặt lệch sang ngực trái. Phổi phải to hơn phổi trái và có nhiều thùy hơn.  Có một buồng gan thì lại xếp lệch sang bên bụng phải. Một lá lách, xếp lệch bên trái, một tụy tạng để lệch ở bên phải. Ruột non, ruột già sắp xếp ở hai bên phải trái chả cân đối tí nào. Hai quả thận thì quả to quả bé, thận trái cao hơn thận phải một đốt sống. Hai tinh hoàn ở nam cũng “kẻ 8 lạng người nửa cân”. Ở trình độ phân tử, đơn cử chất hữu cơ anilin tổng hợp thì có cả hai dạng phân tử quay phải và quay trái, nhưng trong cơ thể sống chỉ tồn tại một dạng phân tử anilin quay trái mà thôi.

Đại thể thì đối xứng nhưng chi tiết lại so lệch

Hai tay về đại thể rất cân xứng, nhưng về chi tiết, đường nét thì không: Nếu bạn thuận tay phải thì tay phải bao giờ cũng to hơn tay trái và ngược lại, bạn thuận tay trái thì tay trái rõ ràng to hơn tay phải. Bàn tay và các ngón tay, đường chỉ tay, đường vân tay khác nhau rất nhiều giữa hai bên phải trái. Bình thường, huyết áp ở hai cánh tay có thể chênh lệch nhau 10mmHg. Còn khi mắc bệnh, huyết áp hai tay hơn kém nhau tới 50mmHg, nhất là ở phụ nữ bị nhiễm độc thai nghén. Hai chân cũng y chang như thế. Nhìn chung, nửa người bên phải mạnh hơn nửa trái: hàm bên phải nhai nhiều và khỏe hơn, chân tay phải cũng cứng cáp hơn chân tay trái. Quả thận trái hay bị ứ nước và viêm bể thận hơn quả thận phải do các mạch máu vào thận trái được bố trí khác thận phải. Ở phụ nữ, tử cung thường vặn từ trái sang phải, làm cho dây chằng rộng bên trái căng hơn, cản trở tuần hoàn máu, do đó khi mang thai, chân trái hay bị phù hơn chân phải.

Có chuyện kể rằng, một em bé đi theo cha vào rừng kiếm củi, mải mê với tiếng chim kêu vượn hót không may bị lạc. Người cha trở lại chỗ con đứng lúc trước, rồi cứ xiên tay trái mà đi, quả nhiên tìm thấy con. Một người nhắm mắt hay bịt mắt mà đi thì thế nào cũng hướng về bên trái, vì chân phải khoẻ hơn chân trái, đẩy xuống đất mạnh hơn nên đã lái người sang trái. Còn có một giả thuyết cho rằng, ưu thế của nửa người phải là do một lực sinh ra khi trái đất quay. Minh chứng cho điều này người ta thấy số người thuận tay trái ở Bắc bán cầu chỉ có khoảng 3%, nhưng ở Nam bán cầu lại rất nhiều, chẳng hạn ở Nam Phi tới 26%.

Như vậy là ý kiến của bạn và tôi đều đúng nhưng chưa đủ. Chúng ta lấy ý kiến của bạn và tôi bổ sung cho nhau là nhận thức đúng về cơ thể vừa đối xứng vừa không đối xứng của mình.

TS. Phạm Phú Vinh

Bệnh Ung Thư Tụy Tạng

Chuyên mục 'Sức Koẻ và Đời Sống' của Đài Á Châu Tự Do, phát thanh vào sáng Thứ Năm hàng tuần, do Quỳnh Như phụ trách.

Chương trình 'Sức Khoẻ và Đời Sống' mong kết nối các chuyên viên y tế trong và ngoài nước với thính giả của Đài, để đáp ứng nhu cầu mở rộng thông tin, tích lũy kiến thức y học của qúy vị, nhằm hỗ trợ qúy vị chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ.

Ung thư là một chứng bệnh nguy hiểm, khó phát hiện nếu không qua các xét nghiệm, đồng thời cũng không dễ điều trị. Trong các loại bệnh ung thư thì bệnh Ung Thư Tụy Tạng là một trong những bệnh ung thư có tỉ lệ tử vong rất cao, mặc dù bệnh này tương đối ít phổ biến. Nói chung bệnh ung thư tụy tạng hay những bệnh liên quan đến tụy tạng đều rất nguy hiểm và bệnh nhân phải chịu một sự đau đớn vô cùng.  

Quỳnh Như xin giới thiệu vị khách mời của Chương Trình Sức Khỏe và Đời Sống hôm nay là Bác sĩ Cao Thanh Sơn, chuyên khoa Giải Phẫu Gan, Mật và Tụy Tạng. Với hơn 14 năm kinh nghiệm, Bác sĩ Sơn hiện đang làm việc tại các bệnh viện ở khu vực Quận Cam thuộc tiểu bang California. Bác sĩ Cao Thanh Sơn tốt nghiệp Đại Học Stanford về chuyên ngành Giải Phẩu thay Gan, thay Thận, thay Tụy.  

Bệnh Ung Thư Tụy Tạng

Bác sĩ Cao Thanh Sơn sẽ trình bày với quý vị những thông tin cần biết về bệnh Ung Thư Tụy Tạng và những vấn đề liên quan đến chứng bệnh này. Mời qúy thính giả theo dõi sau đây.

Quỳnh Như : Quỳnh như xin chào Bác Sĩ đã đến tham gia với Chương Trình Sức Khoẻ và Đời Sống hôm nay. Thưa Bác Sĩ, xin Bác Sĩ cho biết qua về chứng bệnh gọi là Ung Thư Tụy Tạng.

BS Cao Thanh Sơn : Vâng. Vấn đề ung thư tuỵ tạng bên Mỹ gọi là "pancreatic cancer" thì một năm có khoảng 34 đến 38 ngàn người bên Mỹ bị cái bệnh như vậy, tức là cái bệnh cancer này rất là hiếm, tại vì ta thấy với khoảng 300 triệu người mà có khoảng 38 ngàn người bị ung thư mỗi năm. Vấn đề quan trọng là sau khi bị ung thư thì khoảng 34 ngàn người mỗi năm bị chết, tại vì bệnh này hơi khó chữa. Vì vấn đề như vậy cho nên hơi khó khăn cho mọi người hiểu về cái này tại vì nó không có được phổ biến như những bệnh khác trong nước Mỹ này.

   Vấn đề quan trọng là sau khi bị ung thư thì khoảng 34 ngàn người mỗi năm bị chết, tại vì bệnh này hơi khó chữa. Vì vấn đề như vậy cho nên hơi khó khăn cho mọi người hiểu về cái này tại vì nó không có được phổ biến như những bệnh khác trong nước Mỹ này.

   Bác sĩ Cao Thanh Sơn

Quỳnh Như :  Xin Bác Sĩ giới thiệu sơ qua về vị trí tụy tạng nằm ở đâu trong cơ thể, nằm phía dưới lá gan hay ở vị trí nào?

BS Cao Thanh Sơn :  Vâng. Tuỵ tạng có hình dạng như cây gậy cong cong, nằm phía sau bụng. Thường thường cái bụng như một cái bọc, trong đó có gan, ruột, dạ dày. .. Sau cái bọc đó thì có tuỵ tạng. Như vậy tuỵ tạng nằm trước xương sống nhưng nằm sau bụng, vì vậy những người bị bệnh này thường thường họ không đau bụng trước mà thường là họ đau phía sau lưng, cho nên có sự khó khăn cho mọi người tìm ra căn bệnh sớm là vì vị trí của tuỵ tạng làm cho người ta khó định được bệnh mà chỉ nghĩ là mình bị đau lưng mà thôi.

Tuỵ tạng là bộ phận tiết ra chất Insulin để điều hoà lượng đường trong người, cho nên nếu tuỵ tạng bị hư thì người ta có thể bị bệnh đái đường chẳng hạn, thứ hai nữa là tuỵ tạng tiết ra chất để tiêu hoá thức ăn, tức là những enzim để tiêu hoá thức ăn giúp con người hấp thụ được chất dinh dưỡng, vì vậy tuỵ tạng rất quan trọng cho cuộc sống của một con người.

   Nếu tuỵ tạng bị hư thì người ta có thể bị bệnh đái đường chẳng hạn, thứ hai nữa là tuỵ tạng tiết ra chất để tiêu hoá thức ăn, tức là những enzim để tiêu hoá thức ăn giúp con người hấp thụ được chất dinh dưỡng, vì vậy tuỵ tạng rất quan trọng cho cuộc sống của một con người.

   Bác sĩ Cao Thanh Sơn

Triệu chứng-Nguyên nhân

Quỳnh Như : Như Bác sĩ đã nói là người ta khó biết được là mình bị mắc bệnh liên quan đến tụy, cho nên thường thì những biểu hiện của bệnh này như thế nào, thưa Bác Sĩ?

BS Cao Thanh Sơn :  Thường thì 90% bệnh ung thư của tuỵ tạng nằm ngay ở đầu của tuỵ tạng, vì tuỵ tạng giống như một cây gậy thì ngay ở đầu của tuỵ tạng có ống dẫn vào túi mật thì ngay ở đấy 90% ung thư tuỵ tạng nằm ngay ở vị trí đó. Khi ung thư ngày càng lớn ra thì nó sẽ làm cho bộ phận bệnh bên cạnh bị hẹp lại và khi bị như vậy thì ống dẫn mật sẽ bị tắt.

Và khi bị tắt như vậy thì da người bệnh bị vàng lên tại vì chất mật không chạy vô ruột được như bình thường nên bị đọng trong người nên nó làm cho da và mắt người bệnh bị vàng đi. Do đó những người ung thư tuỵ tạng một là da bị vàng, hai là họ bị mất trọng lượng vì họ không hấp thụ được chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Và như tôi đã nói, khi đã bị như vậy rồi thì cơ thể người bệnh hơi bị đau và cái đau âm ỉ kéo dài chứ không phải cái đau bình thường như ta bị đau bụng. Cái đau này mình hơi khó mà biết được. Bời vậy những người vô khám bệnh mà da họ bị vàng là vì tuỵ tạng của họ làm cho nhữngbộ phận bên cạnh bị hẹp vô.

   Da người bệnh bị vàng lên tại vì chất mật không chạy vô ruột được như bình thường nên bị đọng trong người nên nó làm cho da và mắt người bệnh bị vàng đi. Do đó những người ung thư tuỵ tạng một là da bị vàng, hai là họ bị mất trọng lượng

   Bác sĩ Cao Thanh Sơn

Quỳnh Như : Như vậy, nguyên nhân nào đưa đến chứng bệnh ung thư tuỵ tạng, thưa Bác Sĩ?

BS Cao Thanh Sơn :  Cái đó không ai biết được nhưng mà người ta nghĩ là những người thường hay hút thuốc lá thì có thể, không phải là nó làm cho người ta bị ung thư mà có thể nó là tác nhân để gây ung thư, chẳng hạn như các ca sĩ tài tử Mỹ bị chết vì ung thư tuỵ tạng thì hầu hết họ đều có hút thuốc, nhưng nói như vậy không phải là tất cả những người hút thuốc lá đều bị ung thư tuỵ tạng. Đó là một vấn đề. Một vấn đề khác là có những người mà tuỵ tạng của họ bị nóng do uống rượu thì những người này có thể dần dà bị ung thư tuỵ tạng, nhưng mà không phải chắc chắn bị một trăm phần trăm. Đây là một vấn đề còn nằm trong vòng tranh cãi và người ta coi hút thuốc hay uống rượu có thể tạo cơ hội cho ung thư tuỵ tạng chứ không hẳn là nguyên nhân gây ra ung thư tuỵ tạng.

Quỳnh Như : Ngoài chứng bệnh ung thư tụy tạng thì còn có những chứng bệnh nào khác liên quan đến tuyến tụy không ạ?

BS Cao Thanh Sơn : Vâng. Chẳng hạn những người uống rượu thì họ làm cho ống dẫn của tuỵ tạng bị tắt đi. Khi mà ống dẫn của tuỵ tạng bị tắt thì những enzim của tuyến tuỵ không chạy được vào trong ruột mình nữa, khiến cho những enzim này tựa như chất acit quay ngược trở lại ăn chính tuỵ  tạng làm cho tuyến tuỵ bị chết đi.

Trong lúc bị như vậy thì trong người bệnh tiết ra một chất làm giảm đau tụ lại nơi đầu tuỵ tạng thành một vết sẹo và chính nơi đó mà các chất của tuỵ tạng để giúp cho sự tiêu hoá lại đọng lại nơi đó gây nên chứng viêm tuỵ tạng. Nơi bị viêm trở thành một bọc nước mỗi ngày một lớn và làm cho sự tiêu hoá không được bình thường; thứ hai nữa là nó làm cho người bệnh bị đau liên tục.

Vì vậy thứ nhất mình phải mổ để thông lại ống dẫn của tuỵ tạng để truyền các enzim của tuỵ tạng vào ruột đặng tiêu hoá thức ăn thì mới sống bình thường được, còn nếu không thì sẽ bị đau hoài. Và thứ nữa là có thể cái bọc sẽ bể thì các chất của tuỵ tạng sẽ lan tràn đầy trong bụng rất là nguy hiểm và người bị bệnh như vậy có thể bị chết.

Những người bị bệnh về tuỵ tạng có thể gặp một loại ung thư rất là hiếm là loại ung thư này tiết ra một chất hormon để giữ con người được khoẻ mạnh bình thường, thì đó là một loại ung thư nhẹ chứ không phải loại ung thư nặng như thường thấy trong tuỵ tạng.

Thứ ba nữa là những người chẳng hạn bị sạn trong túi mật và hạt sạng chạy xuống làm tắt nghẽn ống dẫn mật và ống dẫn từ tuỵ tạng và sẽ làm cho tuỵ tạng mỗi ngày một bị hư, khi nó hư cũng như là người mình cứ tiết ra chất gây sẹo thì sẹo đó càng ngày càng chiếm nhiều chỗ của tuỵ tạng  thì tuỵ tạng càng ngày càng bị hư, và khi tuỵ tạng bị hư thì ống dẫn nước của tuỵ tạng càng ngày càng bị bó hẹp khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn và họ cứ phải uống thuốc giảm đau cả đời. Cho nên bệnh tuy tạng nguy hiểm là vậy.

Bác sĩ Cao Thanh Sơn giải thích một số vấn đề liên quan đến bệnh Ung Thư Tụy Tạng. Quỳnh Như xin hẹn gặp lại quý vị vào tuần tới.  

Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.

Theo rfa.org

Học ăn để tránh mang họa

Ăn khi đang quạu quọ, vừa ăn vừa tính toán thì thà nhịn đói ngồi thiền còn có ích hơn.

Mặc dù là nước được tiếng có kỹ thuật hiện đại trong ngành y dược nhưng nếu so với các nước khác ở châu Âu thì một trong các đặc điểm của ngành y ở CHLB Đức là người dân và thầy thuốc rất trân trọng kinh nghiệm y học dân gian.Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Bằng chứng là bên cạnh các liệu pháp như vi lượng đồng căn theo bác sĩ Hahnemann hay thủy liệu pháp của lương y Kneipp thì những phương thuốc gia truyền của các dưỡng đường tu viện rất được ưa chuộng. Trong đó, mặt mạnh phải kể đến chính là chế độ dinh dưỡng nhằm mục tiêu kép vừa tái tạo cơ quan bị thương tổn vừa giải độc toàn diện cho cơ thể. Cụ thể là không chỉ quan tâm đến món ăn mà còn là cách ứng xử khi ngồi vào bàn ăn.

Tám nguyên tắc

Chế độ dinh dưỡng bí truyền nói trên được xây dựng trên 8 nguyên tắc sau:

1. Ăn chậm, nhai kỹ: Miếng ăn được nhai tối thiểu 10 lần, 20 lần càng tốt. Về khoa học, điều này không khó hiểu bởi nhờ nhai kỹ mà thức ăn xuống đến bao tử ở dạng dễ hấp thu nhất, nghĩa là vốn ít mà lời nhiều nhờ không lãng phí nguyên liệu.

2. Ăn trong trạng thái thoải mái: Mục đích là để hoạt chất của tuyến yên có dịp trung hòa hết lượng nội tiết tố thặng dư do stress, để lượng nước chua trong dạ dày được bài tiết với vận tốc hòa hoãn. Bao tử nhờ đó khỏi bị viêm loét. Ăn khi đang quạu quọ, vừa ăn vừa tính toán thì thà nhịn đói để dùng thời gian đó ngồi thiền còn có ích hơn.

3. Uống nhiều nước trước bữa ăn: Mục đích để vừa giảm độ chua của dịch vị vừa giúp bao tử xay nhuyễn thức ăn một cách nhẹ nhàng. Máy xay cứ nhào hoài đồ cứng thì tránh sao khỏi cháy?

4. Không ăn quá no: Vì sẽ khiến trái tim gồng mình bơm thêm máu đến trục tiêu hóa rồi quên não bộ, thành tim, đáy mắt...

5. Tránh tối đa ăn rau tươi sống nhưng không bảo đảm an toàn vệ sinh trong bữa cơm chiều để tránh hiện tượng lên men suốt đêm trong khung ruột, vì đó là nguyên nhân gây mất ngủ và nhiều thể dạng rối loạn biến dưỡng do các cơ quan giải độc như gan, thận phải làm việc ngoài giờ.

6. Quân bình giữa thực phẩm gốc động vật và rau quả tươi theo tỉ lệ món đỏ đừng hơn phân nửa món xanh để độ pH trong máu đừng quá chua. Rau quả và mễ cốc nên gấp 3 lần thịt, cá.

7. Tránh hay giảm món tráng miệng quá ngọt ngay sau bữa ăn để đường huyết không bội tăng khiến tụy tạng mau mệt vì bù đầu với việc điều chỉnh.

8. Thỉnh thoảng nhịn đói ít ngày trong tháng hay một ngày trong tuần (uống đủ nước nhưng không ăn). Cũng có thể chỉ ăn một bữa vào vài ngày trong tuần để các cơ quan trọng yếu giữ nhiệm vụ giải độc như gan, thận, khung ruột có dịp nghỉ xả hơi nhờ không phải đối đầu với độc chất ngoại lai hay phế phẩm nội sinh từ quá trình biến dưỡng.

Rượu hoặc bia - chỉ một ly

Thêm một điểm vui nữa là trong chương trình dinh dưỡng nói trên không thấy nghiêm cấm rượu bia nhưng nên nhớ là họ chỉ hoan nghênh ly rượu vang đỏ hay cốc bia đen sau mỗi bữa ăn và chỉ một ly mà thôi chứ không phải uống xả láng.

Những nguyên tắc dinh dưỡng nêu trên có thể xem là sản phẩm độc quyền của y học dân gian ở Đức. Trên thực tế, các nguyên tắc này đều đã được đề cập theo nhiều kiểu trong y thư của tất cả nền y học cổ truyền. Vấn đề là nhiều người biết nhưng áp dụng hay không là chuyện khác. Nếu so sánh với thói quen ăn uống của VN thì sẽ hiểu tại sao nhiều bệnh chứng nghiêm trọng như ung thư, cao huyết áp, tiểu đường, thấp khớp, dị ứng...  lại có tỉ lệ cao đến thế?

(Theo NLĐ)

7 tư thế Yoga dễ tập

Rất nhiều động tác Yoga cần có sự hướng dẫn của chuyên gia. Tuy nhiên, có không ít động tác đơn giản mà mọi người đều có thể thực hiện để lấy lại sự cân bằng và hòa hợp giữa thể xác và tinh thần, khắc chế stress.

Thế trái núi với các ngón tay đan xen vào nhau

Chuẩn bị: Đứng thẳng trên sàn nhà hoặc mặt ván bằng phẳng, hai bàn chân sát nhau, hai bàn tay buông dọc hai bên thân.

Động tác: Bám chặt hai bàn chân trên sàn, thót bụng vào, kéo giãn hai chân và thân người về phía trên. Nâng xương ức và mở rộng lồng ngực. Đưa hai cánh tay thẳng ra phía trước, các ngón tay đan nhau. Thở ra trong khi xoay hai bàn tay đan nhau từ trong ra ngoài và duỗi thẳng hai cánh tay về phía trước mặt.

 

Từ từ hít vào trong khi nâng dần hai cánh tay lên phía trên, khỏi đầu, cho đến khi hai cánh tay thẳng và sóng dọc theo thân mình, tức vuông góc với mặt sàn. Duỗi thẳng hai cánh tay, hai khuỷu tay thẳng. Giữ nguyên tư thế này khoảng 20 giây. Từ từ thở ra trong khi buông lỏng toàn thân và đưa hai cánh tay trở về vị trí ban đầu.

Tác dụng: Kéo giãn cột sống, chống vẹo thoái hóa cột sống và các chứng tê mỏi ở vùng vai, cánh tay, cổ tay, khớp gối. Ngoài ra, việc thực hành tư thế này ở đầu mỗi buổi tập có thể xem là việc để làm nóng người và kéo giãn các khớp, chuẩn bị cho các tư thế tiếp theo.

Thế rắn hổ mang

Chuẩn bị: Nằm sấp trên sàn, hai bàn tay úp xuống ở khoảng hai vai, các ngón tay hướng lên phía trên.

Động tác: Hít vào, sức nặng tựa trên hai bàn tay, từ từ nâng đầu và ngực lên, đầu ngửa lên trần nhà, cằm nhô ra phía trước. Trong tư thế này, phần cơ thể từ rốn tới chân luôn luôn chạm mặt sàn. Khi đã hít vào tối đa cũng là lúc hai khuỷu tay thẳng lên. Giữ nguyên tư thế này từ 10-20 giây. Thở ra trong khi từ từ buông lỏng hai cánh tay, thân mình trở lại vị trí ban đầu.

Tác dụng: Giúp cho xương sống dẻo dai, làm săn chắc cơ bụng, kích thích tiêu hóa, tăng cường sự lưu thông khí huyết ở vùng lưng, hông, cổ và những vị trí mà sinh hoạt hàng ngày khó ảnh hướng đến như ruột, gan, lách, phổi.

Thế bánh xe

Chuẩn bị: Nằm ngửa trên sàn nhà. Co cả hai đầu gối và kéo hai bàn chân lại sát mông. Gấp khuỷu tay lại, đặt hai bàn tay ở hai bên đầu, lòng bàn tay úp xuống, ngón tay hướng xuống dưới dọc theo thân mình.

Động tác: Hít vào thật sâu trong khi từ từ nâng thân mình lên, sức nặng tựa trên hai bàn tay và hai bàn chân, giãn thẳng cánh tay và khuỷu tay, ngửa đầu ra phía sau, ưỡn ngực và đẩy cột sống lên cao. Giữ nguyên tư thế này vài giây trước khi từ từ thở ra, buông lỏng thân người và trở về tư thế ban đầu.

Tác dụng: Giúp căng giãn và làm mềm dẻo cột sống; kích thích các tuyến yên, tuyến tùng và tuyến giáp; tăng cường sức mạnh cho các cơ quan vùng xương chậu, bụng và vùng ngực; gia tăng chức năng hấp thu và tiêu hóa. Tư thế này cũng thúc đẩy sự lưu thông khí huyết đến các cơ quan và ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Tuy nhiên ở động tác này, vị trí đầu thấp hơn tim nên những người có huyết áp cao hoặc đang bị các chứng nhức đầu không nên tập.

Thế căng giãn lưng

Chuẩn bị: Ngồi thẳng lưng, hai chân duỗi thẳng. Hai bàn chân đặt sát cạnh nhau.

Động tác: Thở ra trong khi từ từ khom người cúi xuống cho tới khi đầu chạm gối, hai đầu gối vẫn thẳng, hai đùi vẫn ép sát xuống sàn, hai cánh tay đưa thẳng ra tối đa và cố chạm vào bàn chân. Có thể dùng hai bàn tay nắm lấy hai cổ chân hoặc đan chéo hai bàn tay ôm lấy hai bàn chân để dễ gập người lại. Giữ yên ở tư thế này từ 10-20 giây. Hít vào, nhấc đầu và thân mình lên, từ từ buông lỏng hai bàn tay, buông lỏng toàn thân, trở về tư thế ban đầu.

Tác dụng: Giúp kéo giãn cột sống và các cơ vùng lưng, vùng vai; cho phép sinh lực tuôn tràn đến từng bộ phận, giải tỏa áp lực lên hệ thống thần kinh dọc theo hai bên tủy sống. Tư thế cũng có tác dụng xoa dịu tuyến thượng thận, tăng cường hoạt động của bộ máy sinh dục và bài tiết, thúc đẩy chức năng của gan và cải thiện tiêu hóa.

 

Đặc biệt, động tác gập mình về phía trước có công năng giải tỏa những ứ trệ ở các đốt sống thắt lưng và hoạt hóa Luân xa 3. Các đốt sống thắt lưng là nơi dễ bị vôi hóa nhất. Dưới đốt sống thắt lưng thứ hai là Luân xa 3, còn được gọi là Luân xa sức khỏe vì nó kiểm soát toàn bộ hoạt động của dạ dày, gan, túi mật, tụy tạng và cả hệ thần kinh. Do đó, thực hành tốt tư thế này có ý nghĩa rất quan trọng cho việc phòng và chữa bệnh.

Thế vặn cột sống

Chuẩn bị: Ngồi trên sàn, hai chân thẳng ra.

Động tác: Gấp chân trái lại, đặt gót chân áp sát vào mông phải. Gấp chân phải lại, đặt bàn chân phải phía ngoài đầu gối trái. Đầu gối phải sát dưới nách trái. Hít vào trong khi duỗi tay trái ra để nắm được cổ chân phải hoặc các ngón chân phải. Từ từ quay mạnh tay phải về phía sau lưng, đồng thời thân mình quay 1/4 vòng về bên phải, bàn tay phải tựa xuống sàn. Giữ nguyên tư thế này khoảng 10 giây trước khi thở ra và từ từ buông lỏng toàn thân để trở về tư thế ban đầu. Tập lại động tác này lần nữa theo chiều ngược lại.

Tác dụng: Làm mềm dẻo cột sống, có tác dụng tốt cho những dây thần kinh dọc 2 bên cột sống và những bắp thịt ở vùng bụng, vùng thắt lưng.

Thế xác chết

Chuẩn bị: Nằm thoải mái trên sàn nhà hoặc trên ván qua một lớp chăn mỏng. Nới lỏng quần áo. Hai tay để tự nhiên dọc bên thân hoặc hai bàn tay chồng lên nhau và úp trên bụng. Có thể đắp thêm một lớp chăn mỏng trên người nếu cảm thấy lạnh.

Động tác: Với tư thế này, một số tài liệu Yoga khuyên hít thở sâu và thực hành buông lỏng toàn thân và từng bộ phận cơ thể theo một thứ tự nhất định từ đầu xuống chân, hoặc từ chân lên đầu. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm riêng của tác giả, để đơn giản và dễ thực hành, người tập không nhất thiết phải thở sâu và kiểm soát buông lỏng từng bộ phận. Mục đích của tư thế là thư giãn toàn diện.

 

Do đó, nếu thở sâu, người tập sẽ cần đến sự cố gắng về mặt ý thức và sự căng cơ thực tế ở vùng bụng. Cả hai điều này đều không có lợi cho yêu cầu thư giãn. Chỉ cần thở bình thường, nhưng lưu ý thở chậm nhẹ và đều ở thì thở ra là đủ. Thì thở ra là thì ức chế thần kinh. Sự kéo dài thì thở ra một cách chậm và đều sẽ gây hiệu ứng thư giãn tốt. Về thực hành thư giãn cơ bắp, sẽ dễ dàng cho người mới tập nếu chỉ ám thị chung thư giãn toàn thân, và chỉ cần quan tâm giãn mềm cơ mặt hoặc cơ bàn tay, cơ bàn chân là đủ. Mặt, bàn tay hoặc bàn chân là những vùng phản xạ có đủ những điểm phản chiếu ứng với toàn bộ cơ thể, nên thư giãn được một vùng thì toàn thân sẽ thư giãn.

 

Mặt khác, theo học thuyết Paplov, khi tập trung gây ức chế thần kinh, một vùng ở một điểm của vỏ não thì sự ức chế sẽ lan tỏa gây ức chế toàn bộ vỏ não. Tóm lại, công thức để thực hành tư thế xác chết là nằm thoải mái, hít thở điều hòa, thì thở ra chậm và dài. Trong khi thở ra, nhẩm ý nghĩ buông lỏng toàn thân, đặc biệt buông lỏng hai bàn tay và hai bàn chân.

Tác dụng: Giúp giãn mềm cơ bắp và loại bỏ mọi tạp niệm, mọi cảm xúc. Trong điều kiện này, nhịp thở sẽ chậm lại, nhịp tim giảm xuống, thần kinh giao cảm sẽ tự điều hòa và cơ thể sẽ được tiếp thêm năng lượng để tăng cường sinh lực. Do đó tư thế này rất hữu ích cho những người bị rối loạn thần kinh giao cảm, dễ bị căng thẳng, cáu gắt, mất ngủ, cao huyết áp…

Trên thực tế, đối với người tập Yoga, sau khi thực hành những tư thế căng giãn tối đa, lúc nằm xuống, việc thư giãn sẽ tự đến rất dễ dàng.

Thế ngồi hoa sen

Chuẩn bị: Quần áo nới lỏng. Ngồi xếp bằng tự nhiên.

Động tác: Dùng hai bàn tay nắm lấy bàn chân trái đặt lên đùi phải, gót chân áp sát bụng. Kế tiếp dùng hai bàn tay nắm lấy cổ chân phải và đặt chân phải lên đùi trái, kéo nhẹ gót chân áp sát bụng. Lưng thẳng, buông lỏng phần vai, hai mắt khép hờ, đầu lưỡi chạm nhẹ nướu răng trên. Hai bàn tay đặt trên hai đầu gối, hai lòng bàn tay ngửa lên trời, đầu ngón tay cái chạm đầu ngón tay trỏ. Hai bàn tay cũng có thể đan xen vào nhau đặt trước bụng dưới, hai đầu ngón tay cái chạm nhau.

 

Giữ yên tư thế và bất động. Tập trung tư tưởng vào bên trong, quan sát hơi thở vào và ra hoặc quan sát sự di chuyển của những dòng năng lượng trong cơ thể cũng như sự đến và đi của những cảm xúc, những tư tưởng đang diễn ra… Thời gian không giới hạn. Nếu chỉ nhằm mục đích thể dục thông thường hoặc để giải tỏa stress thì chỉ cần thực hành khoảng 10 phút mỗi lần.

Tác dụng: Tư thế này có thể cải thiện tuần hoàn huyết ở vùng xương chậu, khớp háng, khớp gối và hai chân. Đặc biệt thế hoa sen có tác dụng điều hòa cảm xúc, làm êm dịu thần kinh và giúp dễ tập trung tư tưởng. Do đó, đây là thế ngồi thuận tiện nhất cho việc thiền định. “Thiên nhân hợp nhất” hay sự hòa hợp giữa “cái tôi” và cái vô cùng của vũ trụ trong triết học phương Đông

(Theo sk&đs)