Lưu trữ cho từ khóa: Tuổi teen

Các vấn đề sức khỏe liên quan đến tuổi teen.

Bí quyết giúp trẻ vị thành niên ngủ đủ giấc

Bệnh viện Cleveland (Mỹ) đưa ra một số lời khuyên sau giúp trẻ vị thành niên tạo thói quen ngủ đủ:

- Đi ngủ và thức dậy đúng giờ, bao gồm cả cuối tuần

- Chợp mắt khoảng 30 phút vào buổi trưa để tăng cường năng lượng

bi-quyet-giup-tre-vi-thanh-nien-ngu-du-giac

Ảnh minh họa

- Tập thể dục đều đặn, đặt mục tiêu tập luyện 30-60 phút/ngày, ít nhất 4 ngày/tuần

- Tránh các thực phẩm và đồ uống chứa caffein vào buổi tối, cũng như tránh rượu và chất kích thích

- Không đi ngủ với cái bụng đói, bạn có thể chọn những món ăn nhẹ lành mạnh

- Để đầu óc thoải mái và thư thái trước khi đi ngủ

- Đảm bảo không gian phòng ngủ sạch sẽ, thư giãn và thoải mái

Theo Anninhthudo.vn

Thanh thiếu niên ngủ không đủ giấc tăng nguy cơ bị béo phì

Một nghiên cứu mới cho thấy thanh thiếu niên ngủ chưa đầy 6 giờ/đêm tăng nguy cơ bị béo phì so với những trẻ ngủ hơn 8 giờ/đêm.

Các nhà nghiên cứu tại Trường Y tế công cộng Mailman, Đại học Columbia (Hoa Kỳ) và Trường Y tế công cộng Gillings, Đại học Bắc Carolina cho biết, thanh thiếu niên ngủ ít tăng nguy cơ bị béo phì ở tuổi 21 và nguy cơ này cao hơn 20% ở những trẻ 16 tuổi ngủ chưa đầy 6 giờ.

thanh-thieu-nien-ngủ-khong-du-giac-tang-nguy-co-bị-beo-phi

Ảnh minh họa

Béo phì làm tăng nguy cơ bị các vấn đề sức khỏe như bệnh tim, tiểu đường và thậm chí là ung thư.

Tác giả nghiên cứu nói thông điệp đối với các bậc phụ huynh là đảm bảo rằng con họ ngủ hơn 8 giờ/đêm.

Ngủ ngon giấc vào ban đêm không chỉ giúp trẻ tỉnh táo khi ở trường, mà còn giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Journal of Pediatrics.

Theo Anninhthudo.vn

Cách trì hoãn dậy thì sớm ở trẻ

Bác sĩ Trần Thu Thủy, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết,hiện nay, tình trạng trẻ em (nhất là các bé gái) dậy thì sớm gia tăng nhanh chóng ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Việc dậy thì sớm ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của trẻ.

Việc trì hoãn dậy thì sớm tạo cho xương cơ hội phát triển theo tốc độ riêng trong giai đoạn dài hơn, các khớp không bị ngừng quá sớm và trẻ có cơ hội đạt chiều cao lý tưởng hơn khi trưởng thành. Điều này cũng giúp tâm trí, cảm xúc và các kỹ năng xã hội của trẻ có cơ hộp đuổi kịp sự phát triển thể chất. Nếu dậy thì xảy ra đúng thời điểm, các hệ cơ quan sẽ  sẵn sàng để có thể phối hợp nhịp nhàng.

Việc trẻ bước vào thời kỳ dậy thì ở độ tuổi nào phụ thuộc một số yếu tố, trong đó có giới tính (nữ dậy thì sớm hơn nam), mức độ hoạt động thể chất (nữ béo phì dậy thì sớm hơn các bạn thể trạng bình thường), hàm lượng estrogen ngoại lai đưa vào cơ thể …

cach-tri-hoan-day-thi-som-o-tre

Ảnh minh họa.

Cách trì hoãn dậy thì sớm ở trẻ

Chế độ tập luyện: Chế độ tập luyện nghiêm túc hàng ngày là phương thức an toàn và hiệu quả nhất trong làm giảm tốc độ dậy thì sớm ở các bé gái. Trên thực tế, các nữ vận động viên điền kinh trẻ tuổi đôi khi chỉ bắt đầu dậy thì sau khi giảm chế độ luyện tập, hoặc tăng lượng mỡ cơ thể lên mức 16%.  Chưa có bằng chứng cho thấy béo phì dẫn tới dậy thì sớm ở các bé trai. Ngược lại, trẻ trai béo phì có xu hướng dậy thì muộn hơn so với trung bình.

Chế độ ăn uống lành mạnh: Ngoài tập luyện đều đặn, các bé gái thừa cân cần phấn đấu đạt trọng lượng cơ thể chuẩn thông qua chế độ ăn với hàm lượng calo lành mạnh. Chế độ ăn hợp lý đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong giảm cân. Nói như thế không có nghĩa là các em cần bỏ bữa hoặc ăn ít hơn nhu cầu thiết yếu của cơ thể.

Hạn chế ảnh hưởng của estrogen ngoại lai lên cơ thể cũng tỏ ra hiệu quả trong giảm tốc độ dậy thì. Việc gia tăng tiếp xúc với các hoóc môn giới tính như estrogen có thể làm khởi phát dậy thì sớm ở các bé gái. Estrogen có thể tìm thấy trong thực phẩm như thịt, sữa (nếu người chăn nuôi sử dụng  hoóc môn  kích thích tăng trưởng), thuốc trừ sâu. Estrogen cũng liên quan chặt chẽ tới các vật dụng làm từ chất dẻo (chai đựng nước, đồ đựng thức ăn, đồ chơi)… Mỗi lần uống một ngụm nước từ chiếc chai nhựa, ăn thức ăn được hâm nóng trong hộp nhựa, trẻ lại đưa vào cơ thể những hóa chất độc hại kích thích tổng hợp estrogen.

Trong số các sản phẩm trên có cả những loại không chứa BPA (Bisphenol A). BPA và các hóa chất nói trên hoạt động giống như estrogen trong cơ thể, bám vào các cảm thụ thể nhận dạng hoóc môn này ở một số hệ cơ quan, trong đó có hệ sinh dục và có thể dẫn tới dậy thì sớm.

Bổ sung thực phẩm giàu quercitin: Việc tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu quercitin cũng góp phần giảm thiểu ảnh hưởng của estrogen ngoại lai. Quercitin, nhờ khả năng gắn kết với cảm thụ thể estrogen của tế bào, có thể cạnh tranh và hạn chế tác dụng tiêu cực của hoóc môn này.

Các thực phẩm chứa quercitin hết sức đa dạng, và cần được khuyến khích đưa vào thực đơn hàng ngày của trẻ. Quercitin có nhiều trong các loại quả họ cam chanh bưởi, táo, nho đỏ, hành tây đỏ, cà chua, bông cải xanh và các loại rau xanh, trà xanh và trà đen… Hiện chưa rõ quercitin bổ sung ở dạng dược phẩm có mang lại hiệu quả không.

Theo Phạm Minh/VnMedia.vn

The post Cách trì hoãn dậy thì sớm ở trẻ appeared first on Tin Sức Khỏe.

Những rắc rối sức khỏe bạn gái thường gặp ở tuổi 16

Tuổi 16 thường mang theo khá nhiều những thắc mắc về sức khỏe mà XX không biết “tỏ” cùng ai.

Mụn

Đây là vấn đề thường thấy nhất ở các bạn gái độ tuổi này. Nguyên nhân chủ yếu gây mụn ở tuổi dậy thì là do nội tiết tố. Khi nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, các tuyến bã dưới da sẽ hoạt động mạnh, kích thích sản sinh một lượng lớn chất nhờn để bảo vệ da. Tuy nhiên, khi lượng dầu thừa này trộn lẫn với tế bào chết và bụi bẩn cũng như vi khuẩn trên da sẽ khiến cho mụn trứng cá phát triển. Cách an toàn nhất để xử lý vấn đề này là rửa mặt thường xuyên và bắt đầu sử dụng sữa rửa mặt thích hợp để làm sạch da.

nhung-rac-roi-suc-khoe-ban-gai-thuong-gap-o-tuoi-16

Rối loạn kinh nguyệt

Khi các cơ quan trong cơ thể còn chưa phát triển hoàn thiện, việc rối loạn chu kì là điều thường thấy. Tuy nhiên, nếu bạn đã 16 tuổi mà vẫn chưa thấy kinh nguyệt xuất hiện, bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn nhé. Thêm vào đó, nếu kinh nguyệt đột nhiên biến mất, một chu kì kéo dài quá mức bình thường, lượng máu ra quá nhiều hoặc những cơn đau quá sức chịu đựng của bạn, bạn nên chú ý đi kiểm tra, bởi đó không còn là sự rối loạn thông thường nữa.

Mùi hôi cơ thể

Việc ra mồ hôi là hoạt động bài tiết hoàn toàn tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, các vi khuẩn thường trú trên da mới là tác nhân thật sự gây ra “rau mùi”, không chỉ ở các XX mà còn cả các XY nữa. Để ngăn ngừa các vi khuẩn này “hoành hành”, bạn hãy chú giữ gìn vệ sinh cho cơ thể luôn được sạch sẽ nhé. Kể cả trong mùa đông rét buốt, bạn vẫn nên duy trì tắm với nước ấm một lần mỗi ngày để mùi hôi không khiến bạn phải đối mặt với những tình huống xấu hổ.

nhung-rac-roi-suc-khoe-ban-gai-thuong-gap-o-tuoi-16

Vấn đề cân nặng

Những rắc rối về cân nặng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng sức khỏe của bạn gái, không chỉ ở thời điểm hiện tại mà cả trong tương lai. Tuy nhiên, XX thường bị ám ảnh bởi ngoại hình nhiều hơn hết. Dù động lực là gì đi chăng nữa, XX cũng nên tính toán một kế hoạch giảm cân hay tăng cân điều độ và thông minh. Nhịn ăn quá đà hay sụt cân nhanh chóng không phải là một dấu hiệu tốt, thậm chí nó còn gây ra tác dụng phụ là rối loạn chu kì kinh nguyệt nữa đấy. Tập thể dục đều đặn là biện pháp phù hợp nhất với các nàng “mũm mĩm” và cả “còm nhom”.

Trầm cảm/Stress

Không chỉ đơn giản là một đôi lúc tâm trạng tồi tệ và có cảm giác cô đơn, hội chứng trầm cảm tuổi dậy thì là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng mà tất cả các bạn đều có nguy cơ phải đối mặt. Sự thay đổi dễ thấy nhất là việc sử dụng các chất kích thích, rượu bia, mang thai ngoài ý muốn, là nạn nhân của bạo lực, thậm chí là có ý muốn tự tử. Đừng khiến bản thân đắm chìm vào đó không lối thoát. Hãy thử một lần chia sẻ với bố mẹ, thầy cô, bạn bè hay bất cứ ai bạn cảm thấy tin tưởng để tìm cách quay trở lại cuộc sống đúng hướng nhé.

Theo Kim Dung/Kenh14.vn

Phòng tránh rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

Bước vào tuổi dậy thì, cùng với sự phát triển sức khỏe thể chất, các em gái cũng bước vào giai đoạn kinh nguyệt, với nhiều phiền toái lúc đầu. Một trong số đó, khiến nhiều phụ huynh cũng như các em gái hết sức lo lắng, là trường hợp rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì. Nhiều bà mẹ có con gái trong độ tuổi dậy thì cũng lo lắng với đa dạng các biểu hiện rối loạn kinh nguyệt. Trong nhiều trường hợp, các em gái bị rong kinh, kinh nguyệt không đều, ảnh hưởng đến tâm lý.

Ở tuổi vị thành niên, kinh nguyệt có thể chưa đều trong khoảng 1 – 2 năm đầu do hoạt động của buồng trứng chưa ổn định. Thông thường, nữ bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt từ 10 – 18 tuổi. Thời gian hành kinh từ 3 – 7 ngày, lượng máu kinh khoảng 60ml.

phong-tranh-roi-loan-kinh-nguyet-tuoi-day-thi

Các trường hợp rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì như vô kinh nguyên phát: quá 18 tuổi chưa hành kinh; vô kinh thứ phát: quá 3 tháng chưa hành kinh nếu trước đó kinh rất đều và quá 6 tháng chưa hành kinh nếu trước đó kinh không đều; vô kinh giả: máu kinh vẫn có nhưng màng trinh kín hoặc cổ tử cung bị dính nên máu kinh không chảy ra ngoài, còn gọi là bế kinh; rong kinh: hành kinh kéo dài trên 7 ngày… do chức năng buồng trứng chưa phát triển hoàn chỉnh, không có tác hại việc sinh sản trong tương lai.

Do vậy, trong giai đoạn tuổi dậy thì, các bậc phụ huynh cần chú trọng tuyên truyền cho các em biết về sự phát triển tâm sinh lý tuổi dậy thì, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe sinh sản. Các em gái cần có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, giữ vệ sinh trong những ngày có kinh nguyệt, cần chú ý thay băng vệ sinh thường xuyên, cách 4 giờ/lần, phòng tránh các bệnh lý phụ khoa, tránh nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe sinh sản.

Ngoài ra, yếu tố dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong kích hoạt sự dậy thì, lượng mỡ trong cơ thể phải chiếm 15% khối lượng cơ thể thì mới đảm bảo chức năng buồng trứng bình thường. Dậy thì muộn thường được thấy ở những người suy dinh dưỡng mạn tính. Do vậy, trong giai đoạn tuổi dậy thì, các em cần thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, phù hợp với độ tuổi.

Để điều trị các rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì, gia đình có thể đưa các em gái đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn, hỗ trợ điều trị. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh nên quan tâm, giúp đỡ nhiều hơn khi con bước vào tuổi dậy thì, theo dõi sự phát triển cơ thể của các em và đến cơ sở y tế khám, tư vấn khi thấy bất thường.

BS. Thanh Thủy

Theo Suckhoedoisong.vn

Phòng tránh rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

Bước vào tuổi dậy thì, cùng với sự phát triển sức khỏe thể chất, các em gái cũng bước vào giai đoạn kinh nguyệt, với nhiều phiền toái lúc đầu. Một trong số đó, khiến nhiều phụ huynh cũng như các em gái hết sức lo lắng, là trường hợp rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì. Nhiều bà mẹ có con gái trong độ tuổi dậy thì cũng lo lắng với đa dạng các biểu hiện rối loạn kinh nguyệt. Trong nhiều trường hợp, các em gái bị rong kinh, kinh nguyệt không đều, ảnh hưởng đến tâm lý.

Ở tuổi vị thành niên, kinh nguyệt có thể chưa đều trong khoảng 1 – 2 năm đầu do hoạt động của buồng trứng chưa ổn định. Thông thường, nữ bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt từ 10 – 18 tuổi. Thời gian hành kinh từ 3 – 7 ngày, lượng máu kinh khoảng 60ml.

phong-tranh-roi-loan-kinh-nguyet-tuoi-day-thi

Các trường hợp rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì như vô kinh nguyên phát: quá 18 tuổi chưa hành kinh; vô kinh thứ phát: quá 3 tháng chưa hành kinh nếu trước đó kinh rất đều và quá 6 tháng chưa hành kinh nếu trước đó kinh không đều; vô kinh giả: máu kinh vẫn có nhưng màng trinh kín hoặc cổ tử cung bị dính nên máu kinh không chảy ra ngoài, còn gọi là bế kinh; rong kinh: hành kinh kéo dài trên 7 ngày… do chức năng buồng trứng chưa phát triển hoàn chỉnh, không có tác hại việc sinh sản trong tương lai.

Do vậy, trong giai đoạn tuổi dậy thì, các bậc phụ huynh cần chú trọng tuyên truyền cho các em biết về sự phát triển tâm sinh lý tuổi dậy thì, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe sinh sản. Các em gái cần có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, giữ vệ sinh trong những ngày có kinh nguyệt, cần chú ý thay băng vệ sinh thường xuyên, cách 4 giờ/lần, phòng tránh các bệnh lý phụ khoa, tránh nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe sinh sản.

Ngoài ra, yếu tố dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong kích hoạt sự dậy thì, lượng mỡ trong cơ thể phải chiếm 15% khối lượng cơ thể thì mới đảm bảo chức năng buồng trứng bình thường. Dậy thì muộn thường được thấy ở những người suy dinh dưỡng mạn tính. Do vậy, trong giai đoạn tuổi dậy thì, các em cần thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, phù hợp với độ tuổi.

Để điều trị các rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì, gia đình có thể đưa các em gái đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn, hỗ trợ điều trị. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh nên quan tâm, giúp đỡ nhiều hơn khi con bước vào tuổi dậy thì, theo dõi sự phát triển cơ thể của các em và đến cơ sở y tế khám, tư vấn khi thấy bất thường.

BS. Thanh Thủy

Theo Suckhoedoisong.vn

Những rối loạn về cơ xương khớp ở tuổi dậy thì

Cha mẹ thường ít quan tâm đến những cơn đau xương khớp của trẻ mới lớn bởi suy nghĩ “tuổi dậy thì mà, cơ xương khớp đang phát triển”. Điều này không sai, tuy nhiên, theo BS Võ Quang Đình Nam, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, trong giai đoạn xương phát triển nhanh của tuổi dậy thì, trẻ sẽ gặp những rối loạn về cơ xương khớp đáng lo ngại.

Đau chân: trẻ có triệu chứng đau ở chân không rõ vị trí; đau về đêm, ban ngày hoàn toàn bình thường, triệu chứng xảy ra trong vài ngày rồi hết hẳn, sau đó tái diễn. Những biểu hiện trên là triệu chứng của quá trình tăng trưởng mà y học gọi là đau tăng trưởng. Đau tăng trưởng có thể từ đau nhẹ gây cảm giác khó chịu thoáng qua đến đau dữ dội. Đau tăng trưởng thường bắt đầu sau ba tuổi và có thể kéo dài đến tuổi dậy thì. Tuy nhiên, để loại trừ những trường hợp đau do bệnh lý, cần đưa bé đi khám nếu thấy bé đi khập khiễng hoặc kèm theo sốt.

Đau lưng: rất có thể đau lưng cơ năng hoặc bị bệnh về cột sống. Những bệnh lý liên quan đến cột sống có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào và bệnh lý thường gặp là vẹo cột sống vô căn (VCSVC). VCSVC nghĩa là căn nguyên chưa được biết, như vậy không thể phòng ngừa. VCSVC có thể khởi phát ở tuổi nhũ nhi, tuổi thiếu nhi, nhưng phần lớn khởi phát ở tuổi thiếu niên (từ 10 tuổi ở bé gái, 12 tuổi ở bé trai) và thường gặp ở bé gái. VCSVC nếu khởi phát càng sớm thì vẹo sẽ càng nặng. Tuy nhiên, ở lứa tuổi dậy thì, vẹo cột sống diễn tiến nhanh.

nhung-roi-loan-ve-co-xuong-khop-o-tuoi-day-thi

Hình trước và sau mổ của bệnh nhân nữ 15 tuổi vẹo cột sống vô căn

Đau khớp gối: trẻ hay than đau đầu gối, thường gặp ở trẻ vận động thể thao cường độ cao. Rất có thể trẻ bị bệnh Osgood – Schlatter (viêm xương sụn vô khuẩn lồi củ chày ở gối): Trẻ ở tuổi dậy thì, sụn tăng trưởng vùng lồi củ xương chày vẫn còn hoạt động nên bị kích thích khi trẻ vận động gập duỗi gối, dẫn đến cốt hóa xương sụn quá mức, gây phì đại lồi củ trước xương chày và gây đau. Điều trị bệnh này chủ yếu là bảo tồn bằng thuốc giảm đau, hạn chế vận động quá mức như đá bóng, đạp xe đạp đường dài; đôi khi cần phẫu thuật lấy bớt phần xương sụn phì đại nếu điều trị bảo tồn không hiệu quả.

Đau gót chân: thường gặp ở bé trai hiếu động, vận động nhiều. Y học gọi là bệnh Sever (viêm xương sụn vô khuẩn gót chân). Tuổi dậy thì, trẻ lớn nhanh, xương vì thế cũng tăng trưởng nhanh hơn, trong khi gân cơ – dây chằng thì lại chậm hơn. Vì thế, khi trẻ vận động, hệ thống gân cơ – dây chằng vùng xương gót chân sẽ tạo một áp lực đè lên xương sụn gót chân và làm cho xương sụn này bị tổn thương. Hạn chế vận động nặng và thuốc kháng viêm sẽ cải thiện triệu chứng đau. Đôi khi cần mang nẹp bất động hoặc bó bột để giảm đau.

Đau cứng khớp, đau ửng đỏ kèm sưng: rất có thể trẻ đã bị viêm khớp dạng thấp thiếu niên. Phần lớn bệnh diễn tiến trong vòng vài năm, cần điều trị tích cực bằng thuốc kháng viêm mạnh, thuốc ức chế miễn dịch và vật lý trị liệu. Một số trường hợp kéo dài qua tuổi trưởng thành và để lại di chứng nặng nề gây thoái hóa cứng khớp, đặc biệt là các khớp ngón tay, bàn tay.

Ngoài ra, còn một số rối loạn cũng thường gặp ở tuổi dậy thì như bàn chân bẹt, hoại tử vô mạch chỏm xương đùi, trượt chỏm xương đùi, bán trật khớp chè đùi, lõm ngực…

Để phát triển tốt về thể chất và chiều cao, trẻ cần phải có chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ các chất dinh dưỡng và các yếu tố vi lượng, cụ thể là ăn nhiều rau quả, thịt cá, uống nhiều sữa tươi. Theo BS Đình Nam, việc bổ sung canxi và vitamin D rất cần thiết cho trẻ, nhất là khi trẻ vừa trải qua một căn bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc mắc bệnh kháng vitamin D. Cần chọn môn thể thao phù hợp với tố chất và sở thích của trẻ.

Theo Phunuonline.com.vn

Nữ giới tuổi dậy thì ăn ít chất béo giúp giảm nguy cơ ung thư vú

Bạn gái đến tuổi dậy thì có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú nếu tuân thủ chế độ ăn ít chất béo, một phát hiện mới từ các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Michigan, Mỹ.

“Điều này rất quan trọng bởi vì ngay cả khi ung thư phát sinh từ đột biến ngẫu nhiên thì dấu hiệu gen cho thấy một dạng gần giống ung thư vú do chế độ ăn uống ảnh hưởng mạnh”, giáo sư sinh lý học Sandra Haslam, tại MSU’s College of Human Medicine, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết.

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống nhiều chất béo của bà mẹ trong thời gian mang thai có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú ở con gái. Nghiên cứu này, dựa trên các mô hình tiền lâm sàng, rằng một chế độ ăn nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa, có thể dẫn đến biến chứng sức khỏe lâu dài.

Nghiên cứu mới này được tiến hành trên mô hình động vật. Một nhóm chuột cái được duy trì chế độ ăn uống nhiều chất béo cao trong khi nhóm khác đã được ăn các loại thực phẩm ít chất béo.

Sau bốn tuần, các nhà nghiên cứu đã điều tra dấu hiệu di truyền của chúng và phát hiện ra rằng những con chuột ăn nhiều chất béo có thay đổi trong gen mô vú khi so sánh với những con chuột có chế độ ăn uống bình thường.

“Điều quan trọng cần lưu ý là mô hình thử nghiệm của chúng tôi không liên quan gì đến chuyện tăng cân do ăn uống nhiều chất béo. Những phát hiện này mới có liên quan đến đối tượng rộng hơn nhiều chứ không chỉ những người thừa cân,” Richard Schwartz, giáo sư vi sinh học và nói Phó Hiệu trưởng tại trường College of Natural Science. “Điều này cho thấy thủ phạm là chất béo tự chứ không phải là tăng cân”.

Giáo sư Schwartz cho rằng cần nghiên cứu thêm để thiết lập được một mối liên hệ giữa chế độ ăn giàu chất béo và ung thư ở phụ nữ.

Tuy nhiên, ông nói thêm rằng một chế độ ăn uống cân bằng từ khi còn nhỏ để giảm biến chứng sức khỏe trong tương lai luôn luôn là điều tốt hơn.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Breast Cancer Research.

Theo Motthegioi.vn

Rối loạn cảm xúc ở thanh thiếu niên

Ai có lúc cảm thấy buồn chán và cảm giác buồn chán là chuyện bình thường trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi một thanh thiếu niên cảm thấy buồn chán quá thường xuyên, quá nhiều, hoặc quá lâu, đó có thể mắc một chứng bệnh rối loạn tâm lý, cảm xúc.

Dấu hiệu rối loạn cảm xúc ở thanh thiếu niên

Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng Phòng Điều trị bệnh nhân tâm thần nam và Điều trị nghiện chất, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia – Bệnh viện bạch mai cho biết , chứng rối loạn tâm lý, cảm xúc ở thanh thiếu niên có thể biểu hiện dưới dạng tâm trạng buồn chán, cáu giận hoặc cực kỳ nhạy cảm. Dưới đây là một số dấu hiệu của bệnh:
- Thường xuyên cảm thấy tuyệt vọng, vô dụng, có lỗi hoặc tự ti
- Ít quan tâm hơn tới các hoạt động mà trước đây các em đã từng vui thích.
- Thiếu sinh lực và sự nhiệt tình, và thường xuyên cảm thấy chán nản
- Khó tập trung chú ý
- Có những thay đổi đáng kể về khẩu vị hoặc cân nặng
- Xa lánh những người lớn hoặc giao tiếp kém
- Thường xuyên nghĩ tới cái chết, gây tổn hại cho bản thân, hoặc tự tử
- Thường xuyên cảm thấy khó chịu trong cơ thể, thí dụ như đau đầu, nhức mỏi cơ, đau bụng, hoặc mệt mỏi
- Có tâm trạng tức giận, cáu gắt, thù hận hoặc các hành vi nguy hiểm nghiêm trọng hơn
- Bật khóc, la hét, kêu la hoặc cáu giận mà không rõ nguyên nhân
- Thường xuyên nghỉ học hoặc có kết quả học tập kém
- Nghiện rượu và ma túy
Theo bác sĩ Dũng, thanh thiếu niên có thể khó nhận biết và mô tả về cảm xúc và cảm giác của các em. Các em có thể vẫn chưa biết cách bộc lộ bản thân bằng từ ngữ. Các em có thể biểu hiện cảm xúc của mình qua hành vi. Đôi khi những người lớn hiểu lầm những hành vi này là hành động không vâng lời hoặc thích thể hiện, nhưng đó có thể là các dấu hiệu của chứng rối loạn tâm lý, trầm cảm.
Các bệnh về thể chất và tâm thần khác cũng có các triệu chứng giống như các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Và cũng có khả năng là một đứa trẻ có thể cùng lúc mắc bệnh trầm cảm và một căn bệnh khác, thí dụ như chứng rối loạn cảm xúc lo âu hoặc các khuyết tật về nhận thức. Do đó, điều quan trọng là em cần được bác sĩ chuyên khoa khám kiểm tra kỹ lưỡng để chẩn đoán chính xác.
roi-loan-cam-xuc-o-thanh-thieu-nien
Ảnh minh họa.

Nguyên nhân gây rối loạn tâm lý ở thanh thiếu niên

Theo bác sĩ Dũng, hiện vẫn chưa hiểu rõ được nguyên nhân chính xác gây ra đa số các chứng rối loạn tâm thần. Thông thường, các chứng rối loạn tâm thần phát sinh từ các yếu tố di truyền kết hợp với các yếu tố sinh học khác, và các yếu tố nuôi dưỡng cũng như các yếu tố môi trường khác. Sự ảnh hưởng giữa sinh học và môi trường là rất phức tạp. Bộ não ảnh hưởng tới hành vi, và kinh nghiệm ảnh hưởng tới sự phát triển của bộ não.
Bệnh rối loạn tâm lý, trầm cảm di truyền trong gia đình, qua đó cho thấy khả năng dễ mắc bệnh về mặt sinh học có thể là do di truyền. Các yếu tố khác, có thể là tâm trạng căng thẳng ở nhà, trường học hoặc cơ quan và các biến cố căng thẳng trong cuộc sống như chấn thương, mất mát, hoặc bệnh mãn tính cũng là các yếu tố chính gây rối loạn tâm lý.

Biện pháp điều trị

Bác sĩ Dũng cho biết, bản thân các em thanh thiếu niên bị rối loạn tâm lý không phải là những người yếu đuối và các em không có khiếm khuyết về tính cách. Tâm lý của các em là rất thật và không thể kỳ vọng vào việc các em chỉ cần “vui vẻ lên.” Các em thanh thiếu niên bị rối loạn tâm lý cần được điều trị và bệnh trầm cảm của các em là có thể chữa khỏi được.
Về vấn đề trị liệu tâm lý, nghiên cứu cho thấy rằng liệu pháp giao tiếp hoặc hành vi nhận thức rất hữu ích cho những người mắc bệnh rối loạn tâm lý. Hai liệu pháp này giúp thanh thiếu niên chú trọng tới các mối quan hệ cá nhân gây trở ngại cho các em và các lối suy nghĩ tiêu cực thường liên quan tới bệnh rối loạn tâm lý, trầm cảm. Các biện pháp điều trị khác có thể là trị liệu tâm lý cho gia đình và trị liệu theo nhóm.
Hãy đưa con của bạn đến khám bác sĩ chuyên khoa, yêu cầu khám kiểm tra sức khỏe toàn diện cho trẻ. Cho bác sĩ biết về những hành vi của trẻ khiến bạn cảm thấy lo ngại.
Theo Kim Thảo/VnMedia.vn
The post Rối loạn cảm xúc ở thanh thiếu niên appeared first on Tin Sức Khỏe.

Những chứng bệnh tâm lý thường gặp ở tuổi dậy thì

Bệnh tâm lý có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của chúng ta đấy!

Stress

tamly3

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, căn bệnh stress rất phổ biến, nhất là ở lứa tuổi dậy thì. Theo các chuyên gia tâm lý, độ tuổi nhạy cảm này thường dễ bị áp lực từ học tập, gia đình, bạn bè… Thậm chí, cả những suy nghĩ tiêu cực về vóc dáng hay khả năng của bản thân cũng dẫn đến stress.

Khi rơi vào trạng thái stress, các bạn sẽ cảm thấy thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng, lo âu, suy nghĩ nhiều… Nguy hiểm hơn, stress ở lứa tuổi dậy thì còn có thể dẫn đến hành vi tự tử. Vì thế, điều này cần được phòng tránh và phát hiện từ sớm để có thể điều trị kịp thời.

Rối loạn tâm lý

tamly2

Tuổi dậy thì là lứa tuổi có rất nhiều thay đổi về tâm sinh lý. Vì thế, chúng ta thường dễ bị tác động bởi chuyện học hành, bài vở, nhất là khi bước vào mùa thi. Không những thế, một số bạn còn thường xuyên phải thức khuya hay phải nhờ đến sự trợ giúp của café để tỉnh táo hơn. Điều này càng khiến cho sức khỏe của chúng mình bị suy giảm, tinh thần mệt mỏi, lo âu, rối loạn tâm lý… Bên cạnh đó, việc ăn uống và sinh hoạt thất thường ở lứa tuổi này cũng dễ khiến chúng ta mắc bệnh hơn.

Các biểu hiện dễ thấy nhất của căn bệnh rối loạn tâm lý là biếng ăn, mất ngủ, mệt mỏi, dễ cáu gắt, lo âu, học tập giảm sút… Nặng hơn, một số trường hợp còn có cả các biểu hiện như nói năng lung tung, khóc cười vô cớ, dễ hoảng sợ, ngại tiếp xúc với người khác…, thậm chí còn có ý định tự tử nữa đấy!

Rối loạn cảm xúc

tamly1

Rối loạn cảm xúc là một căn bệnh tâm lý xảy ra khi có tình trạng rối loạn tại não bộ, gây nên những bất ổn về tinh thần như chuyển từ cảm xúc hưng phấn sang cảm xúc ức chế một cách nhanh chóng hoặc ngược lại. Nguyên nhân của căn bệnh này thường là do những biến đổi ở tuổi dậy thì sẽ khiến chúng mình nhạy cảm hơn, dễ bị tác động bởi các áp lực trong học tập, làm việc…

Vì thế, khi có các biểu hiện của rối loạn cảm xúc như chán ăn, mất ngủ, gầy sút, hoạt động chậm chạp, mất tập trung, hay quên…, các bạn cần tham khảo ý kiến các chuyên gia tâm lý để điều chỉnh kịp thời và tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn nhé!

Rối loạn hành vi

Ở tuổi dậy thì, những định hình về xã hội xung quanh chưa thể toàn diện như người trưởng thành. Các bạn có thể bị tác động chỉ từ sách báo, phim ảnh bạo lực, các văn hóa phẩm đồi trụy và cả từ bạn bè xấu. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến rối loạn hành vi và gây nên những hậu quả nghiêm trọng như gây thương tích cho người khác, chống người thi hành công vụ, trộm cắp, đua xe mạo hiểm…

Khi mắc phải căn bệnh này, các bạn trẻ thường có hành vi xâm phạm sớm và rất khó thích ứng với xã hội. Một số trường hợp có thể thích ứng với các hoạt động xã hội nhưng vẫn có hành vi chống đối, phạm pháp. Việc điều trị căn bệnh này cũng rất khó khăn, đòi hỏi phải có sự phối hợp khắt khe từ bản thân người bệnh và những người xung quanh. Do đó, cách tốt nhất là chúng mình hãy phòng tránh ngay từ đầu nhé!

Trầm cảm

Trầm cảm là căn bệnh rối loạn tâm thần thường gặp với nhiều triệu chứng như hay buồn bã, không quan tâm tới mọi thứ xảy ra xung quanh và cả với bản thân, dễ mệt mỏi, mất hi vọng vào tương lai… Căn bệnh này thường rất dễ mắc phải ở lứa tuổi dậy thì do độ tuổi nhạy cảm này dễ chịu áp lực từ xung quanh, từ học hành, bố mẹ, thầy cô, bạn bè hay cả từ các chất kích thích…

Khi bị trầm cảm, các bạn thường tự cô lập mình với thế giới bên ngoài. Thậm chí, rất nhiều bạn chỉ quan tâm tới thế giới “ảo” và sống trong thế giới này. Điều này khiến cho cuộc sống của các bạn trở nên nhàm chán, u ám, thiếu niềm tin…

Tips giúp phòng chống các biến đổi tâm lý ở tuổi dậy thì

- Khi có biểu hiện của các bệnh tâm lý như trên, các bạn nên tâm sự với người thân trong gia đình hoặc bạn bè để tìm sự giúp đỡ.

- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, tránh tiếp xúc với các loại phim ảnh, các trò chơi bạo lực hay văn hóa phẩm đồi trụy…

- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể bằng các thực phẩm lành mạnh, chăm chỉ tập thể dục để tăng cường sức khỏe…

- Nếu bệnh không giảm hoặc có các dấu hiệu nặng hơn, các bạn hãy tới gặp bác sĩ tâm lý ngay để có hướng điều trị kịp thời nhé!

Theo Kenh14.vn