Lưu trữ cho từ khóa: tức ngực

Suy tim – “điểm hẹn” của nhiều bệnh tim mạch

Suy tim là hội chứng mãn tính làm cho cơ tim yếu đi, không đáp ứng đủ nhu cầu oxy của cơ thể. Nhiều người lầm tưởng nguyên nhân suy tim chỉ do những tổn thương thực thể tại tim, nhưng thực tế nhiều bệnh của mạch máu cũng có thể dẫn đến suy tim. Các chuyên gia tim mạch đã nhận định: “Suy tim là con đường chung cuối cùng của hầu hết các bệnh tim mạch”.

Những con đường dẫn tới suy tim và biểu hiện thường gặp

Ở người trẻ, suy tim có thể do các dị tật tim bẩm sinh hoặc hẹp hở van tim, hậu quả của bệnh viêm khớp do liên cầu khuẩn ở tuổi thiếu niên không được điều trị dự phòng thích hợp. Ở người lớn tuổi, suy tim thường do các bệnh tim mạch mãn tính như: bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành, xơ vữa mạch, bệnh huyết khối, rối loạn mỡ máu, rối loạn nhịp tim…

Dấu hiệu hay gặp nhất ở người bị suy tim là khó thở. Lúc đầu chỉ khó thở khi hoạt động gắng sức, về sau khó thở xảy ra thường xuyên hơn kể cả lúc nghỉ ngơi, đặc biệt ở tư thế nằm nên người bệnh thường phải ngồi dậy để thở. Mệt mỏi, phù chi, tiểu đêm cũng là những dấu hiệu quan trọng trong chẩn đoán. Một triệu chứng khó thấy hơn và không được chú ý nhiều trong suy tim là ho không có đờm kéo dài, ho tăng khi nằm ngủ.

(Ảnh được cung cấp bởi Ích Tâm Khang)

Hậu quả nặng nề do suy tim

Không kể đến hậu quả tử vong do đột tử mà nguyên nhân chính là suy tim, thì hậu quả lâu dài đối với người bệnh chính là sự suy giảm chất lượng cuộc sống. Người bệnh suy tim thường xuyên bị mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, đau tức ngực do thiếu oxy, ho, phù, khó thở do ứ trệ tuần hoàn. Các triệu chứng này làm mọi hoạt động của người bệnh bị hạn chế và gây tâm lý hoang mang, bi quan về tình hình bệnh tật. Trong suy tim cấp, người bệnh có thể bị tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Ích Tâm Khang – Giải pháp an toàn cho trái tim “không khỏe”

Người bệnh suy tim buộc phải dùng thuốc suốt đời, vì thế những giải pháp từ thiên nhiên mang tính an toàn cao sẽ phù hợp cho việc sử dụng lâu dài trong hỗ trợ điều trị.

Thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang với nhiều thành phần làm tăng cường các yếu tố có lợi cho tim như: tăng lưu lượng máu tới nuôi dưỡng cơ tim, giảm tình trạng ứ trệ tuần hoàn (cao đan sâm); tiêu cục máu đông (cao natto); giúp bổ sung thêm nguồn năng lượng cho tim (l-carnitin); ngăn ngừa quá trình hình thành mảng xơ vữa (cao vàng đằng). Chính vì vậy, Ích Tâm Khang giúp giảm nhanh các triệu chứng mệt mỏi, ho, phù, khó thở, xanh xao, hồi hộp; làm chậm tiến trình suy tim và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Suy tim là “điểm dừng chân” cuối cùng của nhiều bệnh tim mạch. Suy tim khó có thể chữa khỏi hoàn toàn, các phương pháp điều trị đều hướng đến mục tiêu: giảm triệu chứng và làm chậm lại tiến trình suy tim. Vì vậy việc phát hiện và điều trị tích cực các yếu tố nguy cơ, cũng như sử dụng thêm những giải pháp an toàn và hiệu quả bền vững cho trái tim “không khỏe” là vấn đề mấu chốt để cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

ĐT tư vấn: 04. 3775 9865 – 08.3977.8085

Website: http://www.dongtay.net.vn/

Hay tức ngực, khó thở có phải bị bệnh phổi?

“Cháu 22 tuổi, thường tức ngực, khó thở. Lúc leo dốc hoặc nằm ngửa cháu cảm thấy nghẹt thở. Nhưng đi khám lại không phát hiện gì.

Khám điện tim hay siêu âm thì thấy không có bệnh, nhưng chụp X quang thì bác sĩ bảo bị viêm phế quản. Sao bị viêm phổi mà cháu không bị ho hay có hiện tượng gì ngoài tức ngực, khó thở. Người cháu bây giờ như một bộ xương, làm gì cũng thấy mệt. Liệu cháu có bị bệnh phổi không?”.

hay-tuc-nguc-kho-tho-co-phai-bi-benh-phoi

Viêm phế quản rất ít khi gây khó thở. Bệnh do vi khuẩn gây nên, điều trị kháng sinh không ít thì nhiều đều có kết quả. Nếu bạn đã điều trị bằng kháng sinh nhiều lần mà không có kết quả thì chắc chắn đó không phải bệnh viêm phế quản.

Trong bệnh lao, người bệnh thường sốt hoặc có cảm giác hâm hấp nóng hoặc gai gai lạnh, mệt mỏi, giảm sút khả năng làm việc cả về trí óc lẫn chân tay. Thường tức ngực không có nguyên nhân rõ ràng, khó thở ở nhiều mức độ khác nhau. Ho có thể nhiều hoặc ít, có khi chỉ có vài tiếng khúc khắc, có đờm ít hoặc nhiều. Hay đổ mồ hôi, thường là ban đêm. Đặc biệt là trạng thái gầy yếu, sút cân không có lý do rõ ràng, có thể giảm từ một vài cân đến 8-9 cân tùy từng trường hợp.

Để xác định có phải là bệnh lao phổi hay không, bạn cần phải đi khám bệnh để xét nghiệm đờm, chụp phổi và làm phản ứng Mantoux.

1. Xét nghiệm đờm: Nếu thấy trực khuẩn kháng cồn, kháng toan thì có thể bạn bị bệnh lao. Nếu không tìm thấy thì cũng chưa loại trừ được bệnh này vì có thể bệnh phẩm không có hoặc có rất ít đờm, nhiều nước bọt; chất khạc không phải từ vùng phổi bị tổn thương hoặc số vi khuẩn trong 1 ml đờm quá ít (dưới 5.000 con), kính hiển vi quang học soi trực tiếp không phát hiện được.

2. Chụp X quang phổi: Nếu thấy tổn thương nhu mô phổi vùng dưới xương đòn, có thể nghĩ tới lao phổi. Nếu không phát hiện thấy thì cũng chưa loại trừ được bệnh lao phổi vì có thể tổn thương quá nhỏ, ở sâu hoặc lấp sau xương đòn, xương sườn, không phát hiện được.

3. Phản ứng Mantoux: Nếu phản ứng dương tính kết hợp có một số dấu hiệu trên thì có thể nghĩ tới lao phổi.

Phát hiện, chẩn đoán lao phổi nhiều khi rất khó. Trong những trường hợp này, bạn nên đến thầy thuốc chuyên khoa lao để được chẩn đoán chính xác. Nếu là lao, việc điều trị không khó khăn. Nếu điều trị đúng cách, đủ liều lượng thuốc, đủ thời gian thì tỷ lệ khỏi rất cao, không nên bi quan.

PGS-TS Hoàng Minh

(Theo Sức khỏe & Đời sống)

Bị tức ngực mỗi khi lo lắng, xúc động là do bệnh gì?

Mỗi lần gặp chuyện lo lắng, bực tức, sợ hãi thì bạn gái em bị đau buốt ở giữa ngực, kèm theo cảm giác tê cóng toàn thân.

Thưa bác sĩ,

Bạn gái em năm nay 24 tuổi. Mỗi lần gặp chuyện lo lắng, bực tức, sợ hãi (công việc, tiền bạc, tình cảm, cãi nhau, stress…) thì bạn gái em bị đau buốt ở giữa ngực, kèm theo cảm giác tê cóng toàn thân rất đáng sợ. Tuy chỉ thoáng qua rồi hết, khi gặp áp lực thì bị lại nhưng bạn ấy thật sự bất an với tình trạng đó.

Chị em làm bác sĩ tim mạch, có bảo uống bổ sung magie B6 nhưng hình như không có tác dụng rõ ràng.

Em rất lo lắng, lên mạng tìm hiểu nhưng không có thông tin. Em không biết đó là bệnh gì, thuộc chuyên khoa nào, nên đi khám ở đâu, có chữa khỏi được hay không, phải làm gì khi bị như thế… nên nhờ AloBacsi tư vấn, hỗ trợ giúp em.

Em xin cảm ơn rất nhiều!(Hoàng Nam – Đại học Bách Khoa)

Chào Hoàng Nam,

Trong điều kiện đã khám bác sĩ chuyên khoa và loại trừ các bệnh lý tim mạch hay hô hấp, các biểu hiện tim đập nhanh, cảm giác khó thở, nghẹt thở, đau buốt giữa ngực, choáng váng, cảm giác lạnh buốt từ mặt cho đến tê cóng toàn thân… xuất hiện từ nhiều phút đến cả giờ lặp đi lặp lại thành từng cơn, có liên quan với sự việc gây căng thẳng cụ thể (công việc, tiền bạc, tình cảm…) là biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật.

Biểu hiện này có thể gặp trong các trường hợp: phản ứng cấp với stress, rối loạn dạng cơ thể, lo âu, bệnh lý trầm cảm… Các biểu hiện này lặp đi lặp lại và có thể biến mất tự nhiên nhưng lại gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng tự kiểm soát và giải quyết vấn đề của bệnh nhân, tác động đến công việc, học tập và các sinh hoạt cá nhân khác.

Cần thăm khám xác định nguyên nhân thực sự bên dưới mới có thể đưa ra hướng điều trị chính xác nhằm mang lại hiệu quả tối ưu. Tùy theo căn nguyên mà có sự lựa chọn thuốc thích hợp (chống trầm cảm, giải lo âu…) trong thời gian đủ lâu với sự theo dõi sát sao bởi bác sĩ chuyên khoa tâm lý- tâm thần, đi kèm với biện pháp trị liệu tâm lý tương ứng.

Tùy theo bệnh cảnh mà tỷ lệ đáp ứng với điều trị (tỷ lệ khỏi bệnh) có khác nhau, nhưng nhìn chung với một lựa chọn thuốc phù hợp trong thời gian hợp lý đa phần sẽ khỏi bệnh hoàn toàn.

Khi các biểu hiện này diễn ra, cách tốt nhất là bệnh nhân cần học các tự trấn tĩnh mình – thông qua việc kiểm soát hơi thở, tự thư giãn… để có thể vượt qua được; tuy nhiên cốt lõi vẫn là không để xuất hiện các biểu hiện trên. Do đó, em nên đưa bạn gái đến khám tại chuyên khoa tâm lý tâm thần để có thể giải quyết sớm nhất.

Thân chào!

Theo BS-CK2 Phạm Quỳnh Diệp

 (Theo Alobacsi)

Dấu hiệu nhận biết cơn đau ngực nguy hiểm

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên những cơn đau ngực như do tim mạch, do phổi và màng phổi, do cơ xương thành ngực, do thần kinh…và thậm chí do tâm căn.

Tuy nhiên có một số dấu hiệu chứng tỏ mức độ nguy hiểm của những cơn đau ngực cần được nhận biết sớm để có biện pháp xác định chẩn đoán và xử trí kịp thời. Dưới đây là các dấu hiệu báo trước một cơn đau ngực nguy hiểm.

Tính chất của cơn đau ngực

Các cơn đau ngực xảy ra cấp tính, ít hoặc không có dấu hiệu báo trước, mức độ đau dữ dội, đau như bóp nghẹt lấy tim khiến cho người bệnh vật vã, lo sợ hoảng hốt bao giờ cũng là triệu chứng của các bệnh nặng như nhồi máu cơ tim (NMCT), tràn khí màng phổi (TKMP), phình tách động mạch chủ (ĐMC) vỡ…

Vị trí của cơn đau

Đau ngực trái, ngay tại vị trí của tim thường là biểu hiện của NMCT cấp. Tuy nhiên, nhiều khi cơn đau dữ dội ngay dưới mũi ức cũng cần được loại trừ nguyên nhân do NMCT thành sau dưới. Đau ngực phải hoặc bên trái không trùng với vị trí của tim có thể do TKMP. Đau ngực phía sau lưng có thể là biểu hiện của phình tách ĐMC.

Hướng lan

Một cơn đau có hướng lan rõ ràng thường kèm với một bệnh lý tương ứng gây ra cơn đau đó ví dụ như cơn đau dữ dội ngực trái lan lên vai và cánh tay trái gặp trong NMCT, cơn đau ngực lan ra phía sau có thể thấy trong phình tách ĐMC ngực…

Tần xuất và thời gian tồn tại cơn đau

Một cơn đau ngực kéo dài không bao giờ đi kèm một tiên lượng tốt. Nó chứng tỏ đã có tổn thương các cơ quan trong lồng ngực như tim, phổi, màng phổi…. Những cơn đau ngực trái kéo dài trên 2 phút và tái diễn liên tục trong vòng 30 phút thường là triệu chứng của NMCT. Đau ngực liên tục không thuyên giảm có thể do TKMP, viêm phổi thùy gây ra.

Triệu chứng đi kèm

Nếu đau ngực kèm theo khó thở thì thường biểu hiện một bệnh lý nguy hiểm thực sự như NMCT, TKMP, nhồi máu phổi (NMP). Mức độ khó thở càng nhiều, bệnh càng nặng. Đau ngực kèm biểu hiện của sốc như vã mồ hôi, chi lạnh, huyết áp tụt… đương nhiên là một cấp cứu khẩn cấp và nguyên nhân đầu tiên phải nghĩ đến là NMCT có sốc, NMCT thất phải, NMP diện rộng… Nếu đau ngực có sốc kèm triệu chứng mất máu thì phải loại trừ nguyên nhân do phình tách ĐMC ngực vỡ. Đau ngực, khó thở, lồng ngực gồ cao bên đau, có tràn khí dưới da là triệu chứng của TKMP có van. Đau ngực, khạc đờm màu rỉ sắt, có hội chứng nhiễm trùng là biểu hiện của viêm phổi thùy.

Các bệnh tật đi kèm

Cơn đau ngực cấp xảy ra ở bệnh nhân tăng huyết áp, xơ vữa mạch, đái tháo đường thường có nguyên nhân do NMCT, phình tách ĐMC ngực. Đau ngực dữ dội, đột ngột ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần loại trừ do nguyên nhân TKMP. Đau ngực dữ dội ở bệnh nhân nằm bất động lâu, bệnh nhân có bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới, phụ nữ đang dùng thuốc tránh thai, phụ nữ có thai… phải chú ý đến nguyên nhân thuyên tắc mạch phổi do huyết khối….

Mức độ đáp ứng điều trị

Một cơn đau ngực thông thường sẽ dễ dàng mất đi khi điều trị bằng các thuốc giảm đau thông thường hoặc thậm chí tự thoái triển. Cơn đau ngực trái không mất đi khi điều trị bằng các thuốc giãn mạch vành và giảm đau có thể là biểu hiện của NMCT cấp. Các cơn đau do NMP, phình tách ĐMC ngực, TKMP cũng đều đáp ứng điều trị kém, gây đau đớn rất nhiều cho bệnh nhân.

Một số thói quen có hại

Hút thuốc lá đã được chứng minh là nguyên nhân hàng đầu của nhiều loại bệnh tật trong đó có xơ vữa động mạch. Đau ngực ở một bệnh nhân nghiện thuốc lá thường có căn nguyên do bệnh mạch vành hoặc động mạch chủ ngực. Bệnh nhân nghiện rượu, xơ gan do rượu nên chú ý đến nhồi máu phổi do huyết khối tĩnh mạch chi dưới hoặc viêm phổi.

Tiền sử gia đình

Một bệnh nhân đau ngực nhiều mà tiền sử có bố mẹ, anh chị em ruột bị tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim hoặc đột tử không rõ lý do, hoặc mắc các bệnh lý rối loạn hệ thống dẫn truyền của tim như hội chứng Brugada, hội chứng Wolff - Parkinson - White, các bệnh lý của hệ động mạch như hội chứng Marfan, hội chứng Ehlers - Danlos cũng nên được chú ý tham khảo.

Tuổi tác, giới tính

Đau ngực ở người trẻ thì ít có căn nguyên do mạch vành bị xơ vữa. Các bệnh lý gây đau ngực nhiều ở tuổi này thường gặp là TKMP tự phát do vỡ các kén khí bẩm sinh ở phổi hoặc viêm phổi thùy. Bệnh lý mạch vành và động mạch chủ cũng thường gặp ở người cao tuổi và ở nam nhiều hơn nữ.

Làm gì khi bạn có biểu hiện một cơn đau ngực nguy hiểm?

Khi bệnh nhân bị đau ngực nhiều cộng với có thêm các yếu tố gợi ý như trên, nhất thiết phải kiểm tra kỹ càng để loại trừ các nguyên nhân có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân như NMCT cấp, TKMP, phình tách ÐMC ngực, nhồi máu phổi. Ngoài việc hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng, các biện pháp cận lâm sàng như chụp XQ tim phổi, chụp CT ngực, làm điện tim, chụp cắt lớp đa dãy, siêu âm doppler hệ thống mạch, chụp mạch phổi, xét nghiệm troponin T, I… sẽ giúp thầy thuốc xác định chẩn đoán. Về phía bệnh nhân, nếu thấy xuất hiện một cơn đau ngực có các biểu hiện như trên nên khẩn trương đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi xử trí.

Tiến sĩ - Bác sĩ VŨ ÐỨC ÐỊNH

(Theo Suckhoedoisong)

Triệu chứng bệnh đau thắt ngực

Lối sống thay đổi, có nhiều thói quen xấu như nghiện thuốc lá, ăn uống quá dư thừa … là nguyên nhân làm số người bị các cơn đau thắt ngực ngày càng gia tăng.

Đau thắt ngực là gì?

Đau thắt ngực là một thuật ngữ y học, chỉ triệu chứng của bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ. Nguyên nhân gây bệnh là một nhánh nhỏ của động mạch vành bị hẹp, làm cho một vùng cơ tim không được cấp máu đầy đủ nên không đảm bảo nuôi dưỡng cơ tim.

Tuy nhiên, nhiều người bệnh cho rằng đau thắt ngực là cơn đau có cảm giác như thắt lại ở vùng ngực. Thực tế có rất nhiều cơn đau như vậy do các bệnh lý khác ở tim, phổi, thực quản, dạ dày, xương sườn, thần kinh, và ở cơ… nhưng lại không phải do thiếu máu cơ tim cục bộ nên không được gọi là cơn đau thắt ngực.

Cơn đau thắt ngực thường tái diễn nhiều lần, mỗi cơn đau thường kéo dài từ 2 đến 10 phút. Cơn đau quá ngắn dưới 1 phút hoặc quá dài trên 15 phút, thường không phải là đau thắt ngực.

Những người có nguy cơ đau thắt ngực?

Bệnh thường xuất hiện ở tuổi trên 40 với nam chiếm 80%, trên 45% với nữ giới. Những người mắc các bệnh béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, người ăn quá nhiều chất béo, có thói quen hút thuốc lá, ít vận động, hay phải lo nghĩ, gia đình tiền sử có người bị đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não… đều là đối tượng có nguy cơ bị cơn đau thắt ngực.

Khi nào xuất hiện cơn đau thắt ngực

Đau thắt ngực xuất hiện sau một hoạt động gắng sức như làm việc nặng, chạy, leo dốc cầu thang, quan hệ tình dục… Nếu cơn đau xuất hiện khi nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ… thường không phải là đau thắt ngực. Yếu tố tâm lý như xúc động mạnh, bực tức, cáu giận, lo sợ… cũng có thể là nguyên nhân xuất hiện cơn đau.

Ngưỡng đau là mức độ gắng sức của người bệnh để xuất hiện cơn đau. Ví dụ như đau xuất hiện sau mỗi lần đi bộ được đúng 1km. Động mạch vành càng hẹp thì ngưỡng đau càng thấp, có những bệnh nhân chỉ vận động tăng lên một chút là đã xuất hiện cơn đau.

Đa số bệnh nhân có ngưỡng đau ổn định (cơn đau thắt ngực ổn định). Ví dụ như khi leo cầu thang lên đến tầng 3 là xuất hiện cơn đau, sáng chạy thể dục đến đúng một địa điểm là thấy đau, xách đến xô nước thứ 2 là thấy đau.

Tuy nhiên, một số bệnh nhân có cơn đau thắt ngực không ổn định. Đó là biểu hiện của bệnh càng ngày càng nặng lên, các cơn đau xuất hiện dày lên, đau dữ dội hơn, chỉ chạy đoạn ngắn, leo mấy bậc cầu thang… đã đau. Đau thắt ngực không ổn định rất nguy hiểm vì khó phân biệt với nhồi máu cơ tim.

Tự cắt cơn đau như thế nào?

Đa số đau xuất phát từ giữa ngực ngay sau xương ức, hoặc bên ngực trái vùng trước tim. Sau đó đau lan từ ngực lên vai trái. Nếu lan xa hơn sẽ xuống cánh tay trái, cẳng tay trái, ngón tay trái và thường là ngón út. Số ít trường hợp lan lên cổ, tay phải, thượng vị nhưng không bao giờ lan xuống đến rốn.

Khi đang hoạt động gắng sức mà xuất hiện cơn đau, phải tự dừng ngay hoạt động lại và nghỉ ngơi, cơn đau sẽ hết sau vài phút. Khi có những dấu hiệu cơn đau tức ngực, người bệnh cần đến ngay các trung tâm y tế để được các bác sĩ khám và chẩn đoán xác định cơn đau thắt ngực.

Hiện có rất nhiều thuốc tốt để điều trị và dự phòng cơn đau thắt ngực, nhưng cần phải có chỉ định và theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc chuyên khoa.

Để phòng cơn đau tức ngực, chế độ ăn giảm mỡ và muối, không hút thuốc lá. Đồng thời cần tăng cường luyện tập thể dục và vận động thân thể, điều trị tốt các bệnh béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.

(Theo Dân trí)

Những triệu chứng thường gặp khi mang bầu

Mệt mỏi, những cơn đau, khó chịu… luôn khiến các bà bầu lo lắng. Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia giúp chị em nhận biết và phòng tránh các hiện tượng này.

1. Đau dạ dày

Những cơn đau dạ dày có thể xuất hiện ngay khi từ tháng đầu mang thai và mức độ tăng dần lên ở những tháng thai kỳ tiếp theo.

Trong thời gian mang thai, hoóc-môn progestetone tăng tiết, điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống cơ của ống tiêu hóa và thúc đẩy sự hồi lưu chất lỏng trong dạ dày.

Để ngăn chặn triệu chứng này kịp thời, các thai phụ cần hạn chế, tốt nhất là loại bỏ những thức ăn chua, trà, cà phê, gia vị cay và giảm những món ăn chứa nhiều mỡ và đồ uống có ga.

Theo các chuyên gia, những thai phụ gặp phải triệu chứng này cần tích cực ăn bánh mỳ vào bữa sáng và ăn rải rác trong ngày. Ruột bánh mỳ giúp hút dịch và axit chua trong dạ dày, do đó nó có thể làm giảm các cơn đau.

2. Táo bón

Sự bài tiết hoóc-môn progesteron tăng và việc thai nhi chèn ép là những nguyên nhân chính gây nên bệnh táo bón.

Các tốt nhất để phòng tránh căn bệnh khó chịu này là chăm chỉ luyện tập thể thao, hạn chế ngồi quá lâu một chỗ, thực hiện một chế độ ăn giầu chất xơ, uống nhiều nước,…

Ngoài ra thai phụ đôi khi còn cảm thấy bị chướng bụng. Nguyên nhân chính là do ống tiêu hóa lười hoạt động và dạ con ngày một phát triển. Tránh ăn những thực phẩm lên men như su hào muôi, thịt nguội, …

3. Thiếu máu

Đây là một hiện tượng sinh lý thường gặp trong suốt thời kỳ mang thai với các biểu hiện như mệt mỏi, thở dốc, chóng mặt, ù tai.

Một chế độ thực phẩm giàu chất sắt (thịt đỏ, gan, rau xanh,…) và giàu vitamin B9 là biện pháp tốt nhất giúp các thai phụ phòng chống hiện tượng nguy hiểm này.

Ngoài ra, bác sỹ có thể kê thêm viên sắt dùng trong suốt thời kỳ mang thai.

4. Mặt bừng bừng và khó thở

Những hiện tượng này gây ra sự khó chịu tức thời cho chị em. Cách duy nhất để hạn chế tình trạng này là:

- Hạn chế ăn đồ ăn cay, cà phê, trà,…

- Mặc quần áo cot-ton thoáng mát.

- Luôn để phòng ngủ thoáng mát, vệ sinh,..

- Không đi bộ hoặc chơi thể thao quá sức

- Không để những cảm xúc hồi hộp, lo âu tấn công

- Không làm việc quá sức

- Giữ trạng thái tinh thần thoải mái.

5. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Trong thời kỳ mang thai, sức đề kháng giảm sút, cộng với những yếu tố kích thích và cơ địa là nguyên nhân chính gây nên bệnh.

Ngay khi thấy những dấu hiệu sau các thai phụ cần lập tức đi khám bác sỹ: đau khi đi tiểu và sau đó cơn đau tăng lên dữ dội.

Để phòng căn bệnh này, chị em cần uống nhiều nước mỗi ngày, không nhịn tiểu và không ăn các gia vị cay nóng.

6. Viêm âm đạo

Đây là loại viêm nhiễm thường gặp ở phụ nữ mang thai. Sự thay đổi môi trường trong âm đạo là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển.

Khi xuất hiện nhiều khí hư ở âm đạo đi kèm với các triệu chứng như ngứa và đau, hãy lập tức đến khám bác sỹ phụ khoa ngay khi những triệu chứng này xuất hiện.

Giữ vệ sinh vùng kín, thường xuyên thay quần lót, mặc quần rộng rãi,… là những biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh.

7. Đau ngực

Sự thay đổi hoóc-môn của cơ thể trong suốt quá trình mang thai làm ngực to và căng hơn bình thường. Ngay ở giai đoàn đầu mang thai, các bà mẹ đã cảm thấy đau ngực và hiện tượng này còn tăng lên ở cuối thai kỳ cộng với việc sữa bắt đầu xuất hiện.

Không cần phải lo lắng về điều này, đây là hiện tượng tự nhiên. Để giảm cơn đau, cách tốt nhất là mặc áo lót thoải mái, bằng chất liệu cot-ton. Ngoài ra thể dục cũng là một biện pháp hay: bơi, đi bộ,…

8. Tắc tĩnh mạch

Sự phát triển của thai sẽ có thể chèn ép các mạnh máu ở bụng làm tăng nguy cơ tắc tĩnh mạch. Đau đớn, chân nặng nề, giãn tĩnh mạch, phù chân là hậu quả mà nó có thể gây ra.

Hãy lập tức đến khám bác sỹ ngay khi thấy những triệu chứng này. Chắc chắn bác sỹ sẽ giúp bạn điều trị khỏi bệnh, nhưng tốt nhất các thai phụ hãy phòng tránh bằng cách: không nên đứng quá lâu, không nên đi dưới trời nắng nhiều, không nên mặc quần áo chật, không nên tắm nước quá nóng,…). Ngoài ra, chị em cũng nên đi bộ nhiều, bơi, khi ngủ nên để chân cao hơn đầu,…

9. Bệnh trĩ

Thay đổi hoóc-môn, táo bón, sức nặng của tử cung,… là những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng giãn tĩnh mạch ở hậu môn của phụ nữ mang thai.

Để tránh được bệnh táo bón, mà tương lai sẽ là bệnh trĩ, tốt nhất là chị em nên phòng bệnh. Thực phẩm nhiều chất xơ, rau xanh,… là những thứ được khuyên dùng. Ngoài ra chị em nên vẫn động nhiều và uống nhiều nước.

10. Khó ngủ

Ngay ở 3 tháng đầu của thai kỳ, rất nhiều chị em đã gặp phải hiện tượng mất ngủ hoặc ngù gà, ngủ không sâu. Mang bầu thường gây cho chị em những rối loạn về tâm sinh lý, do đó hiện tượng mất ngủ hay ngủ không ngon là bình thường.

Ở 3 tháng tiếp theo, chị em hầu như không còn mất ngủ nữa, giấc ngủ đã sâu hơn. Tuy nhiên vào 3 tháng cuối của thai kỳ, thai to, thai nhi cử động nhiều,cổ tử cung co bóp,… là nguyên nhân gây nên tình trạng mất ngủ của thai phụ.

Để hạn chế vấn đề này, chị em có thể tập yoga, tắm nước ấm để thư giãn trước khi ngủ,…

Dung Nhi/ Theo Santé

Giải quyết 6 triệu chứng bất thường kỳ ‘đèn đỏ’

‘Đèn pin’ nổi loạn, đau bụng, tức ngực, tính khí bất thường… Bạn có gặp phải các triệu chứng này mỗi khi nguyệt san ‘ghé thăm’?

Mỗi tháng các XX lại gặp “đèn đỏ” mất mấy ngày và rõ ràng là có tới 80% các bạn gặp phải một trong những triệu chứng như đau lưng, bụng, tức ngực, chóng mặt, dễ nổi cáu… Hãy xem những thực phẩm nào có thể giúp bạn bớt phiền não trong những ngày ấy nhé!

1.Tính khí bất thường

Ăn nhiều chuối sẽ giúp tâm trạng thoải mái, bớt căng thẳng hơn trong kỳ đèn đỏ. Ảnh: Xinhuanet.

Rất nhiều bạn có tâm lý bất ổn trong những ngày “đèn đỏ” ghé thăm như căng thẳng, mệt mỏi, cáu giận vô cớ… Nguyên nhân là do các bạn đang bị thiếu vitamin B6. Vitamin B6 giúp ổn định trạng thái cảm xúc, chính vì vậy khi kì kinh nguyệt đến, bạn hãy bổ sung cho mình vitamin B6, kết hợp với magie nhé.

Những chất này thường thấy trong củ cải, chuối, súp lơ.

2.Tức ngực

Ngũ cốc rất hữu ích với bạn gái hay bị tức ngực mỗi khi nguyệt san “ghé thăm”.

Một số bạn khác khi gần đến kì nguyệt san lại phát hiện ra ngực mình đang có sự thay đổi về kích cỡ, nhiều lúc thật khó chịu. Thật ra, đây là một triệu chứng vô cùng phổ biến vào thời điểm “tiền kinh nguyệt”, các bạn biết điều này nhưng không hề biết rằng khi cơ thể được cung cấp đầy đủ vitamin E thì triệu chứng tức ngực cũng được giảm đi tới 11%. Chính vì vậy, bạn hãy nhớ bổ sung vitamin E mỗi kì “đèn đỏ” bằng thuốc viên hoặc thực phẩm

Đề cử cho bạn một số thực phẩm hữu ích giảm tức ngực như: rau bina, dầu thực vật và các loại ngũ cốc.

3. Đau bụng

Cá trị đau bụng rất hiệu quả.

Lý do chính khiến không ít XX bị đau bụng liên tục trong vòng 2-3 ngày là vì thiếu các axit béo cần thiết.

Thực phẩm cần thiết cho bạn là thịt cá, đặc biệt là cá hồi, cá ngừ.

4. Mất ngủ

Các loại thịt giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn trong ngày kinh nguyệt.

Có những bạn lại “đặc biệt” hơn – dễ mất ngủ khi tới ngày ấy, khi tỉnh dậy thì cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Tryptophan có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.

Ăn các thực phẩm chứa Tryptophan như thịt gà, thịt bò, quả hồ đào có thể giúp bạn sở hữu một giấc ngủ dễ chịu hơn trong những ngày “đèn đỏ”.

5. “Đèn pin” nổi loạn

Để “đèn pin” thôi “phát sáng”, hãy ăn nhiều bí đỏ bạn nhé!

E hèm, ai mà không gặp vấn đề này trong ngày ấy thì là quá may mắn í ^^ Nếu như bạn muốn bớt bớt “đèn pin” đi thì nhanh chóng thu nạp thêm kẽm nhé. Kẽm còn giúp bạn giảm bớt tiết bã nhờn, chống viêm nhiễm nữa.

Thực phẩm lí tưởng cho bạn là thịt dê, tôm, ngao sò, bí đỏ.

6. Nghiện đồ ngọt

Lạc và các thực phẩm tôm cá… sẽ trị việc nghiện ăn đồ ngọt trong kỳ nguyệt san.

Một số bạn cảm thấy mình ít đói hơn hay thèm đồ ngọt “điên đảo” mỗi khi đến ngày ấy. Nguyên nhân gây ra điều này là sự gia tăng estrogen và canxi bị cản trở hòa tan trong cơ thể bạn, sự thiếu hụt canxi cũng là nguyên nhân gây nên tâm trạng bất thường ở các bạn nữ hay các chứng bệnh phù nề ở người có tuổi. Để đảm bảo sức khỏe cho mình, hãy ăn, uống các thực phẩm giàu canxi nhé.

Những ngày này đừng lười ăn tôm, cá, rong biển, sữa và các chế phẩm từ sữa, lạc, hoa quả tươi nha.

BACSI.com (Theo Ione)

 

Khỏe, đẹp nhờ bưởi

Bưởi vị ngọt hơi chua, tính hàn, có công hiệu đối với tiêu hóa, điều chỉnh khí huyết, làm tan đờm, giải độc do uống rượu.

Có thể trị các triệu chứng ăn không tiêu, chướng bụng, buồn nôn, ho nhiều đờm, người uống quá nhiều rượu bị say.

Vỏ bưởi vị ngọt pha đắng và cay, tính ôn. Có tác dụng tiêu thực, tan đờm, chống tức ngực do ho, có thể dùng cho các bệnh như ho nhiều đờm, ăn không tiêu, tức ngực, đau chướng bụng do lạnh. Nhân hạt bưởi có thể dùng chữa sa ruột.

Hoa bưởi đào bị đắng, cay, tính ôn. Có tác dụng tiêu phong hàn, phong thấp, tan đờm, tiêu thức... trị các chứng phong hàn, ho, ngứa cổ họng, ăn không tiêu, tức ngực, buồn nôn.

Bài thuốc ứng dụng

1. Phụ nữ có thai hay nôn ọe: Bưởi 5- 8 quả, bỏ vỏ hạt, vắt lấy đường đun nhỏ lửa cho sôi, thêm vào 500g mật ong, 100g đường kính, 10ml nước gừng tươi, đun thành dạng sền sệt rồi cho vào lọ dùng dần. Mỗi lần một thìa canh pha với nước sôi, ngày uống 2 lần.

2. Ho nhiều đờm: Múi bưởi bỏ hạt, cắt nhỏ cho vào bình miệng rộng, đổ rượu ngập rồi đun cho nhừ, trộn thêm mật ong, thỉnh thoảng xúc một thìa ngậm trong miệng.

3. Ăn không tiêu: Vỏ bưởi rửa sạch, gọt vỏ lớp ngoài cùng rồi cắt thành sợi, đổ đường trắng vào ngâm trong một tuần, mỗi lần uống 15g, ngày 2-3 lần.

4. Họng ngứa, ho, đờm loãng máu trắng: Bưởi đào 10g, trộn với đường và nước, ép lấy nước, thay nước chè.

5. Chữa đầy bụng, ăn uống không tiêu, đau bụng: Vỏ bưởi khô sao vàng thơm 12g, vỏ quýt sao thơm 12g, gừng tươi 3 lát. Tất cả sắc với 300ml nước lấy 100ml, chia làm 2 lần uống nóng trong ngày.

6. Người già ho lâu ngày: Cùi bưởi và đường phèn đun chín, mỗi ngày uống 50-100g.

7. Ho khan: Vỏ bưởi nghiền thành bột, đun nóng với ngư tinh (bán ở các hiệu thuốc bắc), ngày uống 4 lần, mỗi lần 3- 6g.

8. Chữa tức ngực đau sườn, giải uất trong gan: Dùng vỏ một quả bưởi còn nguyên, đem nướng cháy rồi cạo vỏ, cho vào nước sạch ngâm một ngày cho hết đắng. Sau đó cắt thành miếng rồi cho vào đun với nước, khi gần chín cho 2 củ hành vào, thêm muối, dầu ăn, dùng ăn kèm trong bữa ăn.

9. Cảm cúm, nhức đầu, sốt cao, sổ mũi, ngạt mũi, không ra mồ hôi: Lá bưởi 50g, lá sả 20g, lá hương nhu 20g, lá tre 20g. Tất cả cho vào nồi, bịt kín miệng đun sôi 5 phút rồi đem xông.

10. Chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng: Hạt bưởi để cả vỏ cứng 100g, rửa sạch cho vào cốc thủy tinh to, rót 200ml nước sôi, đậy kín, ủ nóng trong 2- 3 giờ. Hạt bưởi sẽ tiết ra chất nhầy làm cho cốc nước đặc, sánh như cháo, gạn bỏ hạt uống nước sau bữa ăn 2 tiếng. Uống liên tục hằng ngày khi hết đau thì thôi.

Bưởi còn chữa đái đường, béo phì và tim mạch. Bưởi chứa nhiều vitamin, nhất là vitamin C. Gần đây, các nhà khoa học còn phát hiện trong nước bưởi có chứa insulin, có thể làm hạ đường huyết. Mỗi ngày ăn một quả bưởi chua sẽ có tác dụng rất tốt cho những người mắc bệnh đái đường, béo phì và người mắc bệnh tim mạch.

Chướng bụng buồn nôn: Bưởi 1 quả (bỏ hạt, ép lấy nước), trần bì 9g, gừng tươi 6g, thêm đường đỏ nấu lên rồi uống.

Meo.vn (Theo Nongnghiep)

Đau tức ngực khi chạy bộ

Trước đây em thường chạy tập thể dục vào buổi sáng. Một bữa tự dưng đang chạy thì giữa ngực em đau nhói, càng chạy càng đau.

Chào bác sĩ,

Em 35 tuổi (nam), nặng 72kg, cao 1.7m, em đang làm đầu bếp tại Singapore. Trước đây em thường chạy tập thể dục vào buổi sáng. Chạy được 4 tháng, một bữa tự dưng đang chạy thì giữa ngực em đau nhói. Càng chạy càng đau dữ dội và khó thở, nếu ngừng lại đi bộ một chút thì hết.

Em đã đi khám ở BV Tim Tâm Đức nhưng BS ở đó bảo không có bệnh gì. Nhưng bây giờ vẫn còn đau nên làm việc mệt và vẫn không chạy được. BS cho em biết em bị bệnh gì vậy? Cảm ơn BS rất nhiều!

(Doan Hung Manh - Singapore)

http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2011/10/04/082chay-bo2.jpg
Ảnh minh họa

Trả lời:

Chào bạn,

Cơn đau thắt ngực thường xảy ra sau khi bệnh nhân gắng sức, trải qua những stress về cảm xúc nặng nề, hoặc sau khi ăn quá nhiều. Triệu chứng của bạn mô tả là cơn đau thắt ngực khi gắng sức.

Cơn đau thắt ngực thường đau sau xương ức, lan lên cổ vai ra cánh tay trái. Đau như bị bóp nghẹt, đè nặng, có thể kèm mệt lả người, khó thở. Có thể đau ra sau lưng, hoặc chỉ nặng ngực, nghẹn ở cổ… Cơn đau có thể chỉ vài giây đến 10-15 phút, khi nghỉ ngơi sẽ giảm.

Cơn đau thắt ngực thường do thiếu máu cơ tim. Bạn đã khám nhưng không rõ bác sĩ có chỉ định đo điện tâm đồ, làm nghiệm pháp gắng sức, siêu âm tim gắng sức, chụp động mạch vành…? Bạn nên đi khám lại và làm thêm một số nghiệm pháp cần thiết trên để chẩn đoán chính xác nhé.

Bên cạnh đó, bạn cần nghỉ chạy bộ, nên đi bộ vừa sức thôi, hạn chế gắng sức, không hút thuốc lá, tránh lo âu căng thẳng để không tránh tái phát các cơn đau thắt ngực.

Chúc bạn luôn vui - khỏe để nấu thật nhiều món ăn ngon!

Meo.vn (Theo alobacsi)

Phổi bưng mủ vì ngoáy mũi

Một người đàn ông ở Đài Nam, phía nam Đài Loan gần đây đã bị tắc phổi do nhiễm trùng chỉ vì thói quen ngoáy mũi. Tuy nhiên, cuối cùng ông đã được chữa khỏi sau khi bác sĩ dùng chọc dò ngực để lấy áp xe ở phổi.

Ông Yu Hao-chang, một bác sĩ tai mũi họng của Bệnh viện Chi Mei, Liuying, Đài Nam cho biết hôm 28/8, một bệnh nhân nam trên 60 tuổi gần đây đã tới bệnh viện để điều trị viêm mũi.

http://bee.net.vn/dataimages/201108/original/images762008_298phoi.jpg
Ảnh minh họa: AP

Sau những bước điều trị ban đầu, bệnh viêm mũi không được cải thiện. Bệnh nhân thậm chí còn bị tức ngực và hoảng loạn sau vài ngày.

Qua chụp cắt lớp vi tính, bác sĩ phát hiện thấy phổi của bệnh nhân đang mưng mủ - ông Yu nói.

Sau khi chọc dò ngực để lấy áp-xe phổi, hiện bệnh nhân đã bình phục.

Meo.vn (Theo Asiaone)