Lưu trữ cho từ khóa: tử vong

TP.HCM lập hội đồng xem xét vụ tử vong sau khi tiêm vắc xin

Ca tử vong đầu tiên sau tiêm vắc xin “5 trong 1” tại TP.HCM đang được Sở Y tế TP.HCM lập hội đồng xem xét.

Hôm nay 14.1, thông tin từ Sở Y tế TP.HCM, cho biết Sở đang lập hội đồng để xem xét về trường hợp một em bé tử vong sau tiêm vắc xin “5 trong 1” trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Đó là vắc xin ngừa năm bệnh gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não mủ và viêm gan siêu vi B, mà thời gian qua xảy ra một số ca tai biến sau khi tiêm rải rác tại các tỉnh thành.

Trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin trên tại TP.HCM theo Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM đó là bé trai ngụ Q.Thủ Đức, xảy hồi cuối tháng 10.2012.

Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP, bác sĩ Trần Phủ Mạnh Siêu cho biết, trường hợp này phía trung tâm đã đến nơi cư ngụ của bé bị tử vong để tìm hiểu dịch tễ, và đã cung cấp toàn bộ thông tin, dữ liệu cho Sở Y tế TP.HCM.

Trước ca tử vong trên, Viện Pasteur TP.HCM cũng đề nghị Sở Y tế TP.HCM sớm họp hội đồng, đưa ra nhận định, đánh giá để báo cáo về Cục Y tế dự phòng và Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

(Theo Thanhnien)

HCM: Bệnh nhân đầu tiên ghép gan ở Bệnh viện Chợ Rẫy đã tử vong

Chiều 21.12, Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy, TP.HCM thông tin cho báo chí biết, bệnh nhân đầu tiên được ghép gan tại BV này đã tử vong. Đây cũng là trường hợp đầu tiên ghép gan trên người lớn ở khu vực phía Nam.

Đó là bệnh nhân C.T.K.Đ (nữ, 52 tuổi, quê ở tỉnh Đắk Nông). Bà Đ. được các bác sĩ (BS) của BV Chợ Rẫy và BV Asan (Hàn Quốc) tiến hành ghép gan vào ngày 12.10 vừa qua.

Nữ bệnh nhân được chính người con trai 22 tuổi (là sinh viên) cho một phần gan. Sau ca phẫu thuật, tình trạng sức khỏe của cả hai mẹ con diễn tiến tốt. Bà Đ. không có hiện tượng thải ghép (gan mới ghép vào không bị cơ thể bệnh nhân phản ứng đào thải), và được điều trị theo đúng quy trình ghép tạng.

Các BS cho biết, bệnh nhân phục hồi tốt sau mổ, việc ăn uống, đi lại bình thường và cả chức năng gan hoạt động bình thường. Hằng ngày, các xét nghiệm của bệnh nhân đều được BV Chợ Rẫy cập nhật, trao đổi với các chuyên gia của BV Asan, dự kiến 2 tháng sau mổ sẽ cho bệnh nhân ra viện.

Tuy nhiên, đến đêm 11.12, bệnh nhân diễn biến xấu, bị xuất huyết tiêu hóa ồ ạt. Sau khi hồi sức tích cực và cầm máu thành công cho bệnh nhân, phía BV Chợ Rẫy thông báo cho BV Asan biết. BV Asan đã cử BS sang BV Chợ Rẫy để hỗ trợ điều trị cho bà Đ.

Nhưng tình trạng bà Đ. ngày càng nặng hơn và đã tử vong vào đêm 20.12.

BV Chợ Rẫy cho biết sẽ thành lập hội đồng chuyên môn để đánh giá về ca ghép lần đầu này và rút ra những kinh nghiệm cho những ca ghép tiếp theo.

 (Theo Thanhnien)

Tránh mặt sát thủ bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành được ví von là “sát thủ”, vì là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới.

Bệnh thường gặp ở người có tiền sử gia đình mắc bệnh mạch vành sớm, người hút thuốc lá, người mắc bệnh tăng huyết áp, rối loạn chuyển hoá mỡ, tiểu đường, người béo phì, ít hoạt động thể lực, hay bị stress… Bạn có thể tự mình xác định mức độ nguy cơ mắc bệnh để có phương thức phòng ngừa thích hợp sớm.


Tim bơm máu đi nuôi cơ thể, và chính nó cũng được nuôi dưỡng bởi hệ thống mạch máu gọi là mạch vành. Bệnh mạch vành là tình trạng lớp nội mạc của mạch vành bị tổn thương, thường là do những mảng xơ vữa gây hẹp lòng mạch máu.

Càng ngày, mảng xơ vữa hình thành nhiều hơn càng khiến tim không nhận đủ máu nuôi dưỡng (thiếu máu cơ tim) gây ra triệu chứng đau thắt ngực, khó thở…

Nếu một hoặc nhiều nhánh mạch vành bị tắc hoàn toàn (do mảng xơ vữa bị nứt, vỡ, loét hoặc do hình thành cục máu đông) sẽ gây ra nhồi máu cơ tim, có thể đưa tới choáng tim, suy tim, rối loạn nhịp tim, tử vong…

Tự kiểm tra phát hiện bệnh

Trả lời những câu hỏi sau, bạn có thể biết mình có nguy cơ mắc bệnh mạch vành hay không: bạn có hút thuốc lá? Bạn có thừa cân? (tự xác định nhờ chỉ số BMI: cân nặng (kg)/chiều cao (m)2, BMI ³ 25 là bạn thừa cân). Huyết áp của bạn (có thể tự xác định bằng máy đo huyết áp điện tử). Bạn có bệnh tiểu đường (đã khám và được chẩn đoán)? Lượng cholesterol toàn phần, HDL cholesterol trong máu (làm xét nghiệm máu)? Tiền căn bệnh mạch vành của người thân trong gia đình?

Bạn nằm trong nhóm nguy cơ thấp nếu có tất cả các yếu tố sau: không hút thuốc lá; không thừa cân; huyết áp tâm thu < 120mmHg, huyết áp tâm trương < 80mmHg; không có bệnh tiểu đường; cholesterol toàn phần < 200mg/dL, HDL cholesterol > 40mg/dL; gia đình không có ai mắc bệnh mạch vành sớm (trước 55 tuổi).

Người trong nhóm nguy cơ thấp cần tiếp tục duy trì lối sống điều độ, lành mạnh, không cần can thiệp gì thêm. Bạn có nguy cơ cao nếu có một trong các yếu tố sau: đã được xác định có bệnh lý mạch máu; có bệnh tiểu đường týp 2; trên 65 tuổi và có ít nhất hai yếu tố nguy cơ nêu trên. Nếu không ở trong hai nhóm nguy cơ vừa kể, nguy cơ mắc bệnh mạch vành của bạn ở mức trung bình.

Điều trị: Phải tuỳ trường hợp cụ thể

Nếu bạn ở trong nhóm nguy cơ cao thì cần nhờ bác sĩ tim mạch kiểm tra, được tư vấn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh bằng chế độ sinh hoạt, lối sống phù hợp, điều trị bằng thuốc nếu cần. Nếu ở trong nhóm nguy cơ trung bình, bạn cần nhờ bác sĩ tư vấn thay đổi lối sống.

Ngoài ra, có thể làm các xét nghiệm không xâm lấn (điện tâm đồ gắng sức, siêu âm tim gắng sức, chụp phim CT đa lớp cắt dựng hình mạch vành…)

Điều trị bệnh mạch vành phức tạp và tuỳ thuộc từng trường hợp cụ thể, từ nhẹ tới nặng mà có phương pháp từ đơn giản đến phức tạp, như điều chỉnh lối sống, dùng thuốc, can thiệp động mạch vành qua da (nong bằng bóng, đặt giá đỡ), phẫu thuật bắc cầu mạch vành.

Người bệnh mạch vành cần khám bệnh định kỳ để theo dõi và có phương thức điều trị kịp thời. Nếu có điều trị thuốc, cần tuân thủ chế độ điều trị của bác sĩ.

Lối sống cho người bệnh mạch vành

Lối sống lành mạnh giúp ngăn chặn và làm chậm diễn tiến của bệnh mạch vành. Những biện pháp cần áp dụng trong sinh hoạt hàng ngày: tuyệt đối không hút thuốc lá; theo dõi và kiểm soát huyết áp; kiểm tra mức mỡ trong máu thường xuyên và giữ cholesterol máu không cao.

Nếu mắc bệnh tiểu đường thì cần điều trị và kiểm soát tốt mức đường huyết. Thường xuyên vận động và tập thể dục ở mức vừa sức (đi bộ ngắn, tập thái cực quyền…), tuy nhiên, cần tránh các hoạt động gắng sức nhiều, đột ngột (đi bộ nhanh, leo cầu thang…)

Có chế độ ăn uống hợp lý, đủ dinh dưỡng, giàu vitamin. Kiêng các loại thực phẩm chứa nhiều mỡ (nội tạng động vật, tim, gan, thịt mỡ, bơ, lòng đỏ trứng, da gà, trứng cá…); ăn các loại rau tươi, hoa quả, các loại đậu và chế phẩm từ đậu nành, thịt nạc, cá, tôm…; hạn chế dùng trà đặc, càphê; ít ăn mặn; không uống rượu, bia… Tránh để thừa cân. Sống vui khoẻ, điều độ, có giờ giấc nghỉ ngơi, tránh để bị stress.

Trong sinh hoạt, nếu gặp tình trạng khó thở, đau ngực nhiều, cần nằm yên tại chỗ ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, tránh di chuyển, cố gắng giữ bình tĩnh, ngậm viên Risordan 5mg dưới lưỡi. Nếu triệu chứng không giảm hoặc trở nên nặng hơn, cần tới bệnh viện ngay.

Theo BS. CK1 Ngô Bảo Khoa

Meo.vn (Theo Saigontiepthi)

Trầm cảm làm tăng nguy cơ đột quỵ

Một số bệnh nhân thường trầm cảm sau khi họ bị đột quỵ. Ngược lại, một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Y tế cộng đồng Harvard (Mỹ) lại cho rằng trầm cảm cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ và tử vong.

Nghiên cứu mới được thực hiện dựa trên sự phân tích và tổng hợp từ 28 nghiên cứu với hơn 300.000 người tham gia. Kết quả sau một thời gian theo dõi (từ 2-29 năm) cho thấy những người trầm cảm tăng 45% nguy cơ bị một loại đột quỵ nào đó, và 55% nguy cơ tử vong do những đột quỵ này khi so với những người không bị trầm cảm.

Theo các nhà nghiên cứu, trầm cảm là tình trạng khá phổ biến và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nó không được chẩn đoán và điều trị một cách đầy đủ. Vì vậy, kết quả của nghiên cứu này là một bằng chứng cho thấy cần theo dõi, phát hiện sớm và điều trị thích hợp chứng trầm cảm cho người bệnh.

BS NGUYỄN TẤT BÌNH

Meo.vn (Theo Journal of the American Medical Association)

Vắc – xin chống thoái hóa não

Các nhà khoa học vừa cho biết, họ đã tìm được một loại vắc - xin mới có khả năng chống lại các bệnh liên quan đến não, nhất là bệnh thoái hoá não thường gặp ở người già.

Loại vắc - xin mới này làm suy giảm sự lan rộng của bệnh thoái hoá não, trước hết là trên động vật. Sau đó, nếu kết quả khả quan, nó sẽ được cân nhắc thận trọng trước khi áp dụng trên cơ thể con người.

Căn bệnh nguy hiểm này đã làm chết nhiều người.

Điều quan trọng là trước khi có thông báo về loại vắc - xin mới này, chưa có bất kỳ một phương thuốc hay liệu pháp điều trị nào mang lại tính khả thi.

Bệnh thoái hoá não (CJD - Creutzfeldt-Jakob Disease) là một bệnh do hai nhà tâm thần học Hans G. Creutzfeld (1883 - 1964) và Alfons M. Jakob (1884 - 1931) tìm ra.

Bệnh làm cho não thoái hoá dẫn đến tử vong (nhất là ở những người từ 50 đến 65 tuổi). Nguyên nhân là do có một loại protein không bình thường xâm nhập vào não. Sau đó, chúng tích tụ lại và phá huỷ não bộ, khiến bệnh nhân mắc chứng mất trí nhớ, không nói được, tứ chi tê cứng, cơ mặt co lại.

Rất nhiều nhóm nghiên cứu ở Mỹ và Châu Âu đã làm việc với nhiều loại vắc - xin để có thể nhanh chóng kìm hãm bệnh này, nhất là khi nó ngày càng bùng phát mạnh ở người cao tuổi.

Một mẫu thử của GS Thomas Wisniewski cùng các đồng nghiệp của ông cho thấy, loại protein này tấn công các gien và có dạng hình giống con rệp.

Những nỗ lực y học

Rất nhiều các chú chuột đã ngậm loại vắc - xin này vào miệng trong vòng 400 ngày. Kết quả là những triệu chứng của căn bệnh này gần như biến mất, trong khi những con chuột khác dần chết do không được dùng thuốc. Nếu không có vắc - xin này, chỉ trong vòng 120 ngày, những chú chuột đã có khả năng mắc và phát triển bệnh nhanh chóng.

GS Thomas Wisniewski cho biết, ông cùng các đồng nghiệp đang nghiên cứu lại quy trình sản xuất loại vắc - xin này để chúng được ứng dụng rộng rãi hơn, đầu tiên là trên những con vật nhỏ, sau đó là đến con người.

Phát biểu tại Học Viện Thần kinh học, Mỹ, ông giải thích: 'Việc tìm ra loại vắc - xin này là một bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ con người. Nếu nó chứng minh được khả năng của mình, nó sẽ được sử dụng như một liệu pháp điều trị hữu ích đối với những người mắc bệnh thoái hoá não'.

Cẩm Quyên (Theo BBC)

Vắc – xin chống thoái hóa não

Các nhà khoa học vừa cho biết, họ đã tìm được một loại vắc – xin mới có khả năng chống lại các bệnh liên quan đến não, nhất là bệnh thoái hoá não thường gặp ở người già.

Loại vắc – xin mới này làm suy giảm sự lan rộng của bệnh thoái hoá não, trước hết là trên động vật. Sau đó, nếu kết quả khả quan, nó sẽ được cân nhắc thận trọng trước khi áp dụng trên cơ thể con người.

Căn bệnh nguy hiểm này đã làm chết nhiều người.

Điều quan trọng là trước khi có thông báo về loại vắc – xin mới này, chưa có bất kỳ một phương thuốc hay liệu pháp điều trị nào mang lại tính khả thi.

Bệnh thoái hoá não (CJD – Creutzfeldt-Jakob Disease) là một bệnh do hai nhà tâm thần học Hans G. Creutzfeld (1883 – 1964) và Alfons M. Jakob (1884 – 1931) tìm ra.

Bệnh làm cho não thoái hoá dẫn đến tử vong (nhất là ở những người từ 50 đến 65 tuổi). Nguyên nhân là do có một loại protein không bình thường xâm nhập vào não. Sau đó, chúng tích tụ lại và phá huỷ não bộ, khiến bệnh nhân mắc chứng mất trí nhớ, không nói được, tứ chi tê cứng, cơ mặt co lại.

Rất nhiều nhóm nghiên cứu ở Mỹ và Châu Âu đã làm việc với nhiều loại vắc – xin để có thể nhanh chóng kìm hãm bệnh này, nhất là khi nó ngày càng bùng phát mạnh ở người cao tuổi.

Một mẫu thử của GS Thomas Wisniewski cùng các đồng nghiệp của ông cho thấy, loại protein này tấn công các gien và có dạng hình giống con rệp.

Những nỗ lực y học

Rất nhiều các chú chuột đã ngậm loại vắc – xin này vào miệng trong vòng 400 ngày. Kết quả là những triệu chứng của căn bệnh này gần như biến mất, trong khi những con chuột khác dần chết do không được dùng thuốc. Nếu không có vắc – xin này, chỉ trong vòng 120 ngày, những chú chuột đã có khả năng mắc và phát triển bệnh nhanh chóng.

GS Thomas Wisniewski cho biết, ông cùng các đồng nghiệp đang nghiên cứu lại quy trình sản xuất loại vắc – xin này để chúng được ứng dụng rộng rãi hơn, đầu tiên là trên những con vật nhỏ, sau đó là đến con người.

Phát biểu tại Học Viện Thần kinh học, Mỹ, ông giải thích: “Việc tìm ra loại vắc – xin này là một bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ con người. Nếu nó chứng minh được khả năng của mình, nó sẽ được sử dụng như một liệu pháp điều trị hữu ích đối với những người mắc bệnh thoái hoá não”.

Theo BBC

5 vấn đề sức khỏe chị em phải đối mặt

Trong cuộc sống phức tạp hiện nay, chị em phải đối mặt với khá nhiều những vấn đề liên quan đến sức khỏe. Có thể kể ra các vấn đề đó như sau.

Các nghiên cứu khoa học đã được tiến hành và đi đến kết luận rằng, các yếu tố như chế độ ăn kiêng và giữ trọng lượng cơ thể vừa phải sẽ giúp chị em có cuộc sống khỏe mạnh và kéo dài sức khỏe.

Trong cuộc sống phức tạp hiện nay, chị em phải đối mặt với khá nhiều những vấn đề liên quan đến sức khỏe. Có thể kể ra các vấn đề đó như sau:

Các bệnh liên quan đến tim

Mặc dù nhiều người cho rằng bệnh tim mạch phần lớn xảy ra ở cánh đàn ông, nhưng thực tế phụ nữ cũng có thể bị bệnh tim. Phổ biến nhất là bệnh mạch vành với tỷ lệ tử vong lên tới 30% chị em bị bệnh. Các triệu chứng của các bệnh này thường là: đau ngực, đau hàm, đau vai, buồn nôn, nôn mửa và khó thở.

Các yếu tố rủi ro gây bệnh bao gồm: tuổi tác gia tăng, di truyền, hút thuốc lá, huyết áp cao và cholesterol cao, béo phì, tiểu đường và ít vận động. Phụ nữ lớn tuổi sẽ có nguy cơ bị bệnh tim cao hơn các chị em khác ít tuổi hơn.

Bệnh mạch vành hoặc bệnh tim xảy ra là do động mạch vành bị hẹp hoặc tắc nghẽn, khiến máu cung cấp đến tim bị chặn và hạn chế. Theo thời gian sẽ có tác động không tốt cho tim.

Ung thư vú

Ung thư vú là một trong những bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ, nó chỉ đứng sau bệnh ung thư phổi vì nó có thể dẫn đến cái chết. Một trong tám chị em bị ung thư vú có thể không qua khỏi.

 

Chị em phụ nữ thường lảng tránh việc đi khám ung thư vú vì lý do tâm lý: sợ bị chẩn đoán đúng bệnh. Tuy nhiên, bằng những cách tự kiểm tra tại nhà, chị em cũng có thể phát hiện những dấu hiệu dễ thấy của căn bệnh này như là: có cục u bên trong vùng ngực, chất dịch chảy ra từ đầu núm vú hoặc kích thước, hình dạng vú thay đổi.

Các biện phap điều trị ung thư vú có thể bao gồm bức xạ, lumpectomy, phẫu thuật, hóa trị và và liệu pháp hormon.

Loãng xương

Loãng xương gây ra bởi nguyên nhân xương trong cơ thể bạn bị suy yếu. Đây còn được gọi là "bệnh giòn xương" và dễ dẫn tới gãy xương. Mặc dù bệnh loãng xương được coi là "bình thường" ở những phụ nữ lớn tuổi nhưng việc phòng ngừa loãng xương là rất cần thiết đối với chị em ở bất kì lứa tuổi nào.

Các yếu tố gây nguy cơ loãng xương bao gồm: quan hệ tình dục đồng tính nữ, tuổi tác gia tăng, cơ thể gầy yếu, khung xương mỏng, di truyền, hormone giới tính, chu kỳ kinh nguyệt không thường xuyên và mất estrogen do mãn kinh, chế độ ăn uống thiếu canxi và vitamin D, hút thuốc và quá nhiều rượu.

Trầm cảm

Có vẻ như bệnh trầm cảm thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới. Các chuyên gia tin rằng phụ nữ có nhu cầu cần được giao tiếp cao hơn nam giới, nếu không họ sẽ có khuynh hướng chán nản. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng, chị em nên nuôi các con vật trong nhà hoặc tham gia công việc tình nguyện nào đó.

Thay đổi nội tiết tố cũng có thể gây ra trầm cảm, đặc biệt là sau khi sinh con và xung quanh thời kỳ mãn kinh. Các yếu tố rủi ro như: huyết thống gia đình, các vấn đề về tim, các vấn đề hôn nhân, thuốc và uống rượu quá mức,… cũng có thể khiến chị em rơi vào căng thẳng, thậm chí là căng thẳng quá mức.

Thời kỳ tiền mãn kinh

Thường thì ở tuổi 51, hầu hết chị em phụ nữ sẽ đi vào thời kì mãn kinh. Nhiều phụ nữ mãn kinh có dấu hiệu đau khớp.

Phụ nữ đã đến tuổi mãn kinh khi không có kinh khoảng một năm. Những thay đổi hoặc triệu chứng có thể đã bắt đầu trong một khoảng thời gian dài trước đó, và khác nhau tùy mỗi người, kể cả với mức độ nặng nhẹ. Có chị em khi ở giai đoạn này sẽ rơi vào trạng thái người lúc nào cũng nóng ran, giấc ngủ chập chờn, âm đạo bị khô, tâm trạng thất thường…

 

Bé 6 tháng suýt chết vì… mẹ cho ăn

Con đang quấy khóc nhưng mẹ cứ ráng đút bình sữa để ép bé ăn. Kết quả, bé gái mới 6 tháng tuổi đã bị sặc và rơi vào trạng thái nguy kịch.

Bé Nh. đang được điều trị vì sặc sữa. Ảnh: BVN

Thông tin trên được Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM cho biết ngày 23/3.

Bệnh nhi tên là Nguyễn Thị Thanh Nh., ngụ tại tỉnh Long An. Bé Nh. Nhập viện trong tình trạng tím tái, nhịp tim không ổn định, người co cứng.
Ngay lập tức bé Nh. đã được can thiệp cấp cứu bằng các biện pháp như đặt nội khí quản trợ thở, uống thuốc đề phòng não bị phù, cân bằng điện giải…
Sau một thời gian tích cực cứu chữa, các bác sĩ cho biết tính mạng của bệnh nhi đã được cứu lại.
Qua đó, các bác sĩ cảnh báo phụ huynh cần cho các bé ăn và uống sữa một cách từ từ, tuyệt đối không đút thức ăn khi các bé đang khóc. Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã ghi nhận rất nhiều trường hợp bị tử vong hoặc phải sống đời sống thực vật, bị di chứng nặng nề do sặc sữa, sặc đồ ăn.

Người cao tuổi có cần bổ sung vitamin?

Vitamin có vai trò hết sức quan trọng, bảo đảm các chuyển hóa, các quá trình hóa học trong cơ thể, trong đó các quá trình phản ứng men rất hệ trọng mà các quá trình đó vốn đã giảm sút theo tuổi già. Từ đó nổi lên vấn đề vitamin với người cao tuổi rất bức thiết, cần phải quan tâm cung cấp cho họ đầy đủ.

Càng cao tuổi, hấp thu và chuyển hóa vitamin càng giảm

Ở người cao tuổi, khả năng bài tiết dịch vị giảm, đặc biệt giảm HCl làm trở ngại cho hoạt động của các vi khuẩn lên men ở ruột, giảm khả năng tổng hợp một số vitamin của chúng, do đó gây cho cơ thể người cao tuổi thiếu một số vitamin. Trong khi đó, đối với người cao tuổi, nhu cầu về nhiều loại vitamin đều tăng lên. Các vitamin có tác dụng lớn trong việc ngăn ngừa những hiện tượng già trước tuổi, cơ thể suy nhược… Nhiều nhà khoa học đã tổng kết những số liệu nghiên cứu cho thấy sự thấm vitamin qua màng ruột người già giảm sút, sự hấp thu và chuyển hóa vitamin bị biến đổi nặng. Nhiều nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ teo dạ dày ở người già rất cao (Krasinski: 31,5%), sự kém tiết dịch dạ dày và ruột sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu thức ăn, các chất khoáng và vitamin.Nguoi cao tuoi co can bo sung vitamin


Những vitamin cần thiết

Nói chung, các loại vitamin đều cần với người cao tuổi, nổi bật là các vitamin sau:

Beta caroten và vitamin A: beta caroten là tiền chất vitamin A (khi ăn vào cơ thể, nó được chuyển thành vitamin A), nhưng điều đặc biệt là các betacaroten có khả năng khử các gốc tự do (một chất gây hại cho cơ thể) tốt hơn vitamin A; nó còn giúp trẻ hóa làn da, giảm tử vong do bệnh tim mạch. Còn vitamin A thì giúp quá trình tạo da, niêm mạc và tăng sức đề kháng chống nhiễm khuẩn, rất cần cho người bị khô mắt, rụng tóc…

Vitamin E: là chất chống oxy hóa chiến lược nhất hiện nay. Nó có tác dụng chống xơ cứng tổ chức, kích thích dinh dưỡng hệ thần kinh cơ, làm trẻ hóa tế bào, giúp chữa các bệnh ở mô tạo keo… Ngoài ra, vitamin E còn có tác dụng rất rõ trong việc phòng ngừa bệnh tim mạch, giảm sự mệt mỏi, suy nhược.

Vitamin C: tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa, giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sức đề kháng của cơ thể; khi thiếu nó, nhiều phản ứng miễn dịch sinh học của cơ thể giảm xuống. Vitamin C có nhiều tác dụng tốt đối với người cao tuổi như giúp tổng hợp lipid, protein, tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng với nhiễm khuẩn, bảo vệ tốt các mạch máu và hệ hô hấp.

Vitamin D2: có tác dụng trong phòng chống loãng xương, hỗ trợ thuốc chống lao và chống co giật.

Các vitamin B: vitamin B1 giúp chuyển hóa glucid và dẫn truyền thần kinh, dùng chữa tê phù, viêm đa thần kinh, đau xương khớp. Vitamin B2 làm lành các tổn thương mắt, da và niêm mạc. Vitamin B6 tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa ở hệ thần kinh…

Tuy nhiên, ngoài tác dụng riêng biệt của từng vitamin, nhiều công trình điều tra dịch tễ học trên quy mô lớn đã cho thấy ảnh hưởng của nhiều loại vitamin đối với bệnh tật người cao tuổi. Thiếu nhiều vitamin thường làm cho người già có một số triệu chứng dễ mệt, ăn kém ngon, người gầy, bụng đầy – có nhiều hơi, hay ợ hơi, hay đánh trung tiện, đau vùng thượng vị, đau vùng trước tim, giấc ngủ không sâu, hay quên, giảm trí nhớ, chóng mặt, đau đầu, người xanh xao, đau lưng, mỏi khớp, khả năng làm việc giảm, sức đề kháng với bệnh tật kém, mắt mờ, tai nghe kém, khả năng sinh dục yếu… Từ giảm sút hàm lượng các vitamin của cơ thể tất yếu đưa đến rối loạn chuyển hóa các chất dễ dẫn tới các bệnh như đái tháo đường, mỡ máu, gút… So với người trẻ tuổi, ở người cao tuổi, hàm lượng vitamin A giảm sút có chừng mực nhưng vitamin nhóm B và C giảm sút rất nhiều.

Rất cần được bổ sung

Hiện nay, việc bảo vệ sức khỏe cho người cao tuổi bằng các vitamin rất được coi trọng. Nhiều cuộc điều tra về dinh dưỡng đã chứng minh rằng những người trên 60 tuổi, dù có vẻ khỏe mạnh, nhưng cơ thể thường thiếu vitamin và khoáng chất. Các chất này thường có vai trò trong tất cả các phản ứng sinh hóa, giúp dự trữ và nhớ lại các ký ức, đặc biệt là vitamin B1, B6, chất khoáng như kẽm. Ngoài ra, vitamin B6, B9, B12 còn ngăn tích tụ homocystein, một sản phẩm được tạo ra từ sự chuyển hóa các protein có thể gây độc hại cho các tế bào thần kinh. Xu hướng chung là phối hợp nhiều loại vitamin khác nhau. Với những người cao tuổi ăn uống kém, nên chú ý bổ sung thường xuyên chế phẩm polyvitamin có kèm theo một số nguyên tố khoáng đa lượng và vi lượng (selen, mangan, magiê, đồng, kẽm, lưu huỳnh, brom…).

Những người cao tuổi còn có khả năng ăn uống và tiêu hóa tốt thì nên bổ sung vitamin bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin. Trong thực tế, nên có cách ăn nhiều thức ăn tươi hỗn hợp, nếu có điều kiện thì nên tìm ăn những thức ăn giàu các loại vitamin mà cơ thể đang thiếu hụt. Thí dụ, vitamin E có nhiều trong mầm giá đỗ, hành, rau xà lách, trứng, dầu thực vật… Vitamin A có nhiều ở mỡ cá, gan gia súc gia cầm và caroten có nhiều trong gấc, cà rốt, cà chua, bí đỏ, đu đủ, xoài muỗm… Vitamin B1 có nhiều trong men bia, thịt (gà, bò, lợn…), đậu đỗ, lớp ngoài của hạt gạo (cám). Còn vitamin C thì có nhiều trong rau quả tươi. Người cao tuổi ăn nhiều rau quả tươi rất tốt, nó có tác dụng chống xơ mỡ động mạch, chống táo bón, điều hòa tiêu hóa, tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng và có nhiều vitamin, nhất là vitamin C. Nếu cần thì có thể bổ sung chế phẩm polyvitamin hoặc thực phẩm chức năng giàu vitamin.

(Theo SK&ĐS)

Bị đau thắt ngực dễ chuyển bệnh tim

Theo một nghiên cứu tại Anh, những nam giới từng đau thắt ngực sẽ có nguy cơ mắc các rối loạn nghiêm trọng ở tim hơn. Và thông điệp của nghiên cứu này là người bệnh hãy từng bước thay đổi lối sống để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh nặng.

http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/08/13/a57chua-benh-tim-13809.jpg

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những bệnh nhân bị đau thắt ngực là nam giới có nguy cơ bị một cơn đau tim cao gấp 2 lần và nguy cơ tử vong do liên quan tới bệnh tim cao gấp 3 lần so với bình thường.

Các yếu tố nguy cơ như giới tính, tuổi tác và thói quen hút thuốc liên quan với việc tăng nguy cơ đau tim. Các yếu tố tương tự như béo phì cũng làm nguy cơ tử vong do bệnh tim tăng cao.

Trưởng nhóm nghiên cứu, TS Brian Buckley, cho biết: Hiện chưa thể giải thích tại sao nam giới lại có nhiều nguy cơ hơn. Một số tin rằng vấn đề có thể là vì nam giới ít khi tuân thủ lời khuyên của bác sĩ. Số khác thì cho rằng nam giới lười đi khám. Ngoài ra, phụ nữ cũng được bảo vệ bởi hormone giới tính oestrogen.

'Nếu bác sĩ chẩn đoán mắc chứng đau thắt ngực, đừng quá lo lắng, điều đó không hẳn là sẽ kết thúc bằng một cơn đau tim. Nhưng bạn cần làm theo những gì bác sĩ khuyên, cả trong dùng thuốc lẫn thay đổi lối sống', TS Buckley nhấn mạnh.

Còn TS Mike Knapton, Giám đốc y tế của Quỹ Tim Anh quốc, đánh giá đây là một nghiên cứu quan trọng bởi vì nó dựa trên một số lượng bệnh nhân lớn chứ không phải là 1 nhóm bệnh nhân.

TS Knapton khẳng định: 'Đây là một tin tốt lành đối với những người đang sống chung với chứng đau thắt ngực. Và chưa bao giờ là quá muộn để thay đổi lối sống, từ bỏ hút thuốc….'.

Nghiên cứu được thực hiện trên các bệnh nhân Anh do ĐH Quốc gia Ireland kết hợp với ĐH Aberdeen và đăng tải trên tạp chí British.

Thu Uyên

Theo BBC