Lưu trữ cho từ khóa: TS

Bài thuốc chữa bệnh từ hồng hoa

Hồng hoa là hoa khô của cây hồng hoa (Carthamus tinctorius L.) còn gọi cây rum. Hồng hoa có tác dụng làm hạ huyết áp và mỡ máu, tăng cường khả năng miễn dịch, chống viêm. Theo y học cổ truyền, hồng hoa vị cay, tính ôn; vào tâm can, có tác dụng hoạt huyết khứ ứ, thông kinh chỉ thống. Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh có dùng vị thuốc hồng hoa.

Hoạt huyết thông kinh

Bài 1: hồng hoa 12g, dùng rượu sắc, chia uống làm 3 lần. Trị đau bụng kinh.

Bài 2: hồng hoa 6g, xuyên khung 4g, đương quy 12g, hương phụ 12g, diên hồ sách 12g. Sắc uống hoặc ngâm rượu để uống. Uống trước khi thấy kinh. Trị đau bụng kinh.

bai-thuoc-chua-benh-tu-hong-hoa

Hồng hoa.

Bài 3: hồng hoa 4g, ích mẫu thảo 20g, sơn tra 20g. Thêm lượng đường đỏ vừa đủ. Sắc uống. Trị sau khi đẻ huyết hôi không ra hết.

Bài 4: hồng hoa 10g, xuyên khung 10g, ngưu tất 10g, ngâm với 500ml rượu trong 7 ngày. Uống sáng chiều, mỗi lần không quá 15ml trước bữa ăn 15 – 30 phút. Dùng cho các trường hợp đau đầu, đau mỏi toàn thân, đau tức ngực, đau quặn bụng, đau bụng kinh.

Bài 5: hồng hoa 4g, đương qui 12g, đan sâm 15g, tất cả sắc lấy nước bỏ bã; cho 100g gạo nếp vào nấu cháo. Khi cháo chín cho thuốc vào, nấu cho vừa mức ăn là được. Cho ăn khi đói. Dùng cho các trường hợp kinh nguyệt không đều do huyết hư huyết ứ.

Bài 6: hồng hoa 12g, hương phụ 18g, gạo nếp 60g. Dược liệu sắc lấy nước bỏ bã; gạo nấu cháo. Khi cháo chín cho thuốc vào, nấu cho vừa mức ăn là được. Mỗi ngày 1 lần, cho ăn khi đói. Cho uống trước kỳ kinh, do kinh nguyệt kéo dài sau kỳ, kinh ít, sẫm tím, có huyết khối, đau trướng tức vùng tiểu khung và đau tức vùng bụng ngực, liên sườn và hai vú.

Bài 7: hồng hoa 10g, gừng tươi 8g, đậu đen 50g. Hồng hoa, gừng gói trong vải xô, cùng nấu chín, vớt bỏ gói bã thuốc, cho thêm muối và chút gia vị thích hợp. Ngày 1 lần cho ăn, liên tục trong 10 ngày. Dùng cho bệnh nhân huyết hư thiếu máu.

Trừ ứ, trị chấn thương

Bài 1: hồng hoa 12g, đào nhân 12g, sài hồ 12g, đương quy 12g, đại hoàng 8g. Dùng rượu loãng sắc uống.

Bài 2: hồng hoa 250g, đào nhân 250g, quy vĩ 250g, chi tử 500g. Nghiền chung thành bột mịn; thêm một lượng bột mỳ quấy hồ với giấm, đắp lên vết thương.

Bài 3: hồng hoa 30g, rượu 500ml, ngâm trong 7 ngày. Mỗi lần uống 20 – 30ml. Ngày 2 – 3 lần.

Hoạt huyết, mọc sỏi

Đương quy 8g, hồng hoa 12g, tử thảo 12g, lá đại thanh 12g, liên kiều 12g, ngưu bàng tử 12g, hoàng liên 6g, cam thảo 4g, cát căn 12g. Sắc uống. Dùng khi nốt sởi khó mọc, nhọt độc sưng.

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai và người kinh nguyệt nhiều quá không được dùng.

TS. Nguyễn Đức Quang

Theo Suckhoedoisong.vn

Giọng nói cũng có thể khiến nam giới bị kích thích

Trên thực tế, giọng nói là một trong những điều làm nên sức hấp dẫn của phái đẹp trong mắt đấng mày râu. Rất nhiều chàng trai chỉ nghe một cô gái nói chuyện là đã sẵn sàng làm mọi điều để chinh phục trái tim người đẹp.

giong-noi-cung-co-the-khien-nam-gioi-bi-kich-thich

Ảnh minh họa – Internet

Mới đây, nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra lý do vì sao khi nghe giọng nói của phụ nữ, nam giới lại cảm thấy kích thích và nóng ran khắp người.

TS. Melanie Shoup-Knox thuộc Đại học James Madison và TS. Nate Pipitone thuộc Đại học bang Adams đã tìm ra nguyên nhân của hiện tượng nói trên. Các nhà nghiên cứu tiến hành thử nghiệm đo các xung điện trên da, nhịp tim của những người đàn ông trong vòng 5 giây khi được nghe giọng nói của phụ nữ trong thời kỳ “rụng trứng”, là thời điểm lượng nội tiết tố nữ tăng cao. Kết quả cho thấy: lượng xung điện trên da của các nam tình nguyện viên tăng mạnh lên khoảng 20% và tốc độ phản ứng của hệ thần kinh họ cũng nhanh khoảng 5%. Đó chính là biểu hiện của đấng mày râu bị thu hút đặc biệt và thấy bị kích thích bởi giọng nói của người đẹp đang trong thời kỳ có nồng độ nội tiết tố tăng cao. Các nhà khoa học nhấn mạnh, chị em có nồng độ nội tiết tố nữ càng cao thì giọng nói càng trở nên cuốn hút và hấp dẫn các chàng trai. TS. Melanie cho biết: “Khả năng phản ứng với giọng nói của phụ nữ giúp cho nam giới nhận biết và nhạy cảm hơn khi lựa chọn nửa kia của mình. Ngược lại, những phụ nữ có nồng độ tiết tố nữ tăng cao trong cơ thể sẽ có lợi thế hơn những người khác trong việc được các anh chàng để ý”. Các nhà nghiên cứu cho biết, giọng nói của phái yếu có sự thay đổi theo chu kỳ hàng tháng. Sự gia tăng nồng độ nội tiết tố trong cơ thể chính là yếu tố gây nên sự thay đổi vô thức của giọng nói mà ngay cả bản thân chị em cũng không hay biết. Trong khi các chàng trai lại rất nhạy cảm với sự thay đổi của giọng nói người đẹp.

BS. Ninh Thanh Tùng

Theo Suckheodoisong.vn

Bệnh chàm thể tạng ở trẻ em

Chàm thể tạng là một bệnh viêm da rất hay gặp ở trẻ em. Bệnh tuy lành tính nhưng rất lại gây khó chịu bởi ngứa ngáy và hay tái phát lại nhiều lần.

Bệnh có thể tái phát lại nhiều lần

Bệnh nhân P. (2 tuổi, ở Hà Nội) là bệnh nhi thường xuyên của phòng khám Da Liễu – bệnh viện nhi Trung ương từ hơn một năm nay. Ngay từ khi 10 tháng tuổi bé đã phải chung sống với những cơn ngứa do bệnh chàm thể tạng, đặc biệt những lúc ăn xong. Các vết chàm tập trung quanh mắt và miệng khiến bé rất khổ sở. Bé thường gãi cho đến khi chảy máu vẫn chưa đỡ.

Theo tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Mai Hương – chuyên khoa Da Liễu, Bệnh viện Nhi Trung Ương cho biết, bệnh chàm hay còn gọi là viêm da cơ địa thường hay gặp ở trẻ dưới 2 tuổi trong đó trường hợp khởi phát trước 1 tuổi chiếm khoảng 50-60%.

Bệnh này thường liên quan đến yếu tố cơ địa, các bệnh dị ứng như hen phế quản, mày đay, viêm mũi dị ứng. Trong gia đình, nếu cả 2 bố mẹ đều bị viêm da cơ địa thì 80% con sinh ra mắc bệnh này. Nếu 1 trong 2 người bị thì xác xuất bệnh ở con giảm xuống còn 50%.

Nhiều nguyên nhân gây nên chàm thể tạng

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm cơ địa do tác nhân bên trong cơ thể như bị thần kinh, sang chấn tâm lý, thay đổi nội tiết, rối loạn chuyển hóa. Ngoài ra cũng do môi trường như dị ứng phấn hóa, dị ứng các loại thức ăn.

Đa số trẻ hay bị bệnh vào mùa thu đông, một số ít vào mùa hè.

Chàm thể tạng có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, song tất cả các đối tượng mắc bệnh này đều có chung một triệu chứng cơ năng là ngứa.

Viêm da cơ địa ở giai đoạn ấu thơ thường gặp ở trẻ 2-3 tháng tuổi với biểu hiện thương tổn cơ bản là xuất hiện mụn nước tập trung thành đám ở những vị trí như má, trán, cằm, tay, chân, lưng, bụng. Bệnh tiến triển qua các giai đoạn: tấy đỏ – sẩn – mụn nước – chảy nước – đóng vảy – bong vảy.

Viêm da cơ địa ở trẻ em thường gặp ở lứa tuổi 2-5 tuổi. Bệnh biểu hiện khi trẻ xuất hiện những nốt sẩn cao hơn mặt da, tập trung thành mảng hoặc rải rác, mụn có thể mọc thành từng đám ở mặt duỗi, khuỷu tay, khoeo chân, cổ tay, mi mắt.

Triệu chứng điển hình của bệnh là các thương tổn da khô kèm theo ngứa. Do ngứa gãi nhiều mà da bị dày, bệnh nhân càng ngứa và gãi gây làm cho bệnh nặng hơn và có nguy cơ bị bội nhiễm vi trùng. Bệnh có yếu tố di truyền, gia đình và hay xuất hiện ở những người có bệnh dị ứng khác như hen, viêm mũi dị ứng. Có tới 35% trẻ viêm da cơ địa có biểu hiện hen trong cuộc đời.

benh-cham-the-tang-o-tre-em

Chàm thể tạng là một bệnh viêm da rất hay gặp ở trẻ em. Bệnh tuy lành tính nhưng rất lại gây khó chịu bởi ngứa ngáy và hay tái phát lại nhiều lần. Ảnh minh họa

Những điều nên làm cho trẻ bị chàm thể tạng

Khi trẻ bị chàm thể tạng, cần chăm sóc trẻ hết sức cẩn thận, không nên cho trẻ tắm lâu trong nước xà phòng hay sữa tắm mà nên tắm bằng nước ấm để giúp đỡ ngứa.

Nếu tắm xà phòng cho trẻ, tuyệt đối không dùng xà bông giặt đồ hoặc xà phòng có tính chất tẩy rửa, chỉ dùng các loại sữa tắm có độ ẩm để làm cho da mát.

Tuyệt đối không được đắp các loại lá không rõ nguồn gốc.

Tránh mặc các loại quần áo bằng chất liệu len, sợi tổng hợp gây bí tắc da bé. Nên cho trẻ mặc những loại quần áo mềm, làm bằng chất liệu bông để tránh làm tổn thương da.

Hạn chế để trẻ ra nhiều mồ hôi, giữ cho da bé luôn khô, thay tã lót cho bé.

TS. Hương khuyến cáo, gia đình có trẻ mắc chàm cần lưu ý:

– Nên vệ sinh cơ thể trẻ bằng các loại sữa tắm dịu nhẹ. Hạn chế dùng xà phòng, các chất tẩy rửa quá mạnh.

- Không tắm trẻ bằng nước quá nóng, quá lâu.

- Sau khi tắm cho bé, có thể sử dụng các loại kem làm ẩm da thích hợp, có thể lưu kem trên da cả ngày, nhất là mùa đông.

- Đặc biệt cần tuyệt đối tránh các kích thích bệnh như chà xát, gãi, sang chấn thần kinh, các loại lông súc vật như chó mèo…

Trong trường hợp bé bị mắc viêm da cơ địa, gia đình cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được thăm khám, tuyệt đối không tự ý chữa bệnh cho con bằng các phương pháp dân gian truyền miệng để tránh tình trạng viêm nhiễm trầm trọng thêm.

Theo Minh Tuyết/Afamily.vn