Lưu trữ cho từ khóa: trước khi mang thai

Chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai

Để việc thụ thai được thành công và sinh ra đứa con khoẻ mạnh thì thời điểm trước khi mang thai, vợ chồng bạn cần phải tuân thủ theo một chế độ ăn uống, sinh hoạt cực kỳ khoa học.

Tin liên quan:

  • Nên thay đổi chế độ dinh dưỡng trước khi thụ thai
  • Chế độ dinh dưỡng giúp sinh con theo giới tính?
  • Các loại dưỡng chất cần thiết khi mang thai

Lời khuyên dành cho vợ

Các chuyên gia khuyên bạn, nếu trước đó bạn là người nghiện thuốc lá hay rượu thì hãy nhanh chóng từ bỏ thói quen xấu này trước khi có ý định làm mẹ.

Đã có không ít những minh chứng chỉ ra rằng, người mẹ hút thuốc và uống rượu trong thời gian trước, trong khi mang bầu và sau khi sinh sẽ không chỉ khiến cho bé mà ngay cả chính người mẹ cũng phải “gánh chịu” những hậu quả khôn lường. Cho nên, không có bất cứ lý do nào để bạn trở thành “nạn nhân” của rượu và thuốc lá.

Không nên tiếp tục áp dụng bất cứ biện pháp tránh thai nào, điều này rất dễ hiểu vì các biện pháp tránh thai chính là rào cản khiến cho việc thụ thai không thực hiện được.

Để đạt được hiệu quả trong quá trình thụ thai, các chị em phụ nữ cũng cần đặc biệt quan tâm tới chế độ dinh dưỡng trong thời điểm trước đó.

Một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học phải bao gồm các loại thực phẩm có nhiều chất xơ, tăng cường rau xanh, trái cây, bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất cần thiết, hạn chế các chất béo gây hại, các loại thực phẩm tạo nên hàm lượng cholesterol xấu trong máu.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên bạn nên tránh ăn những loại thực phẩm gây dị ứng đối với cơ thể. Dị ứng thức ăn có thể gây nên những tác hại như phá vỡ quá trình hấp thu dinh dưỡng.

Soy products

Bổ sung thêm  axit folic

Thiếu axit folic là một hiện tượng thường thấy ở phụ nữ. Loại vitamin B9 này đóng vai trò chủ chốt đảm bảo cho quá trình phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Chính vì vậy, nếu thiếu axit folic trong giai đoạn thụ thai hay trong những ngày đầu mang thai, sẽ có nguy cơ làm chậm quá trình tăng trưởng của thai nhi hoặc gây những dị tật nghiêm trọng như nứt đốt sống.

Những số liệu nghiên cứu mới nhất cũng đều cho thấy việc bổ sung loại vitamin này trong thời gian một năm trước khi quyết định mang bầu sẽ làm giảm 70% nguy cơ sinh non. Các thức ăn chứa nhiều axít folic gồm các loại rau như: rau chân vịt, rau cải xanh; các loại đỗ và ngũ cốc, gan, thịt gà, và một số hoa quả như cam, bưởi.

Bổ sung omega-3

Omega-3 là chất không thể thiếu trong suốt quá trình mang bầu và cả trước khi mang thai. Đặc biệt, nó không thể thiếu trong quá trình phát triển trí não của trẻ. Khi omega-3 trong cơ thể ít sẽ kéo theo nguy cơ sinh non và trẻ sinh thiếu cân. Chính vì thế, các bà mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ omega-3 trước khi mang thai. Cá (cá thu, cá hồi, cá ngừ, cá mòi…), dầu thực vật là những thực phẩm giúp cung cấp omega-3.

Xin nhắc lại rằng, chế độ dinh dưỡng lành mạnh cần được cân đối và điều chỉnh thật hài hoà đối với cả vợ và chồng trong thời gian chuẩn bị mang thai. Các chuyên gia khuyên bạn, để có một khởi đầu thật tốt dành cho bé, bạn nên áp dụng các nguyên tắc vàng trên từ 6 tháng trước đó.

An toàn khi lựa chọn thực phẩm

An toàn thực phẩm luôn là khâu quan trọng hàng đầu mà các bà nội trợ cần chú ý và trước thời điểm thụ thai thì điều này càng cần thiết hơn bao giờ hết.

Để đảm bảo được an toàn khi chọn và mua thực phẩm bạn cần “bỏ túi” vài mẹo nhỏ sau đây.

Đối với các loại thực phẩm phải chọn loại tươi sống, không bị chuyển mùi, màu, không có chứa các chất bảo quản và phụ gia (chất giữ màu, chống nấm mốc, chống thiu thối, giữ tươi lâu, và lưu hương).

Đó đều là những loại hoá chất gây hại cho sức khoẻ. Thêm vào đó, bạn nên đi chợ vào buổi sáng vì đây là thời điểm mà thực phẩm tươi ngon nhất. Không nên ăn những loại thực phẩm đã để quá lâu, bốc mùi, chuyển vị, chuyển màu.

Lưu ý đối với chồng

Bỏ thuốc và rượu cũng vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Bởi thuốc lá và rượu chính là “kẻ thù” nguy hiểm gây nên những dị tật, chậm phát triển trí não, cũng như chứng bệnh đao nguy hiểm cho thai nhi. Chính vì vậy, bạn nên bằng cách này hay cách khác tránh xa rượu và thuốc lá.

Chế độ dinh dưỡng là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của thai nhi. Một chế độ ăn uống không khoa học sẽ là tác nhân gây “tích tụ” những độc tố trong cơ thể, đồng nghĩa với việc có những ảnh hưởng “tiêu cực” tới chất lượng “con giống” và tỷ lệ thụ thai. Chế độ ăn uống được xem là lành mạnh phải tuân theo các tiêu chí dưới đây.

che-do-dinh-duong-truoc-khi-mang-thai

Hạn chế các loại chất béo và mỡ động vật:

Các chuyên gia khuyên bạn, nếu có ý định thụ thai, nam giới nên cắt giảm 75% các loại chất béo so với thông thường. Và cũng nên hạn chế các món ăn có nhiều mỡ như các món rán, chiên, xúc xích, thịt đóng hộp. Bởi các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo cao, sẽ gây cho bạn cảm giác đầy bụng, khó tiêu.

Bổ sung đa dạng các loại rau xanh và trái cây:

Thay bằng việc ăn quá nhiều các loại thực phẩm có nhiều mỡ, bạn nên bổ sung thêm các loại rau xanh (nhất là các loại rau lá sẫm màu), trái cây để tăng chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Và nên nhớ là hãy đa dạng các loại thực phẩm, không nên  “dập khuôn” một vài loại thực phẩm, không chỉ tạo cảm giác nhàm chán mà còn gây thiếu chất.

Hạn chế ăn muối:

Bạn nên hạn chế ăn muối trong các món ăn cũng như trong quá trình chế biến món ăn.

Bổ sung protein:

Một chế độ dinh dưỡng hoàn hảo, không thể “vắng mặt” thành phần protein. Protein tập trung chủ yếu trong các loại thịt tươi, trứng, thịt gà (không ăn da), đậu, cá, vừng, các loại hạt…Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn một lượng vừa đủ, quá lạm dụng sẽ gây nên những tác hại “phản chủ”.

Đừng quên kiểm tra sức khỏe tình dục

Một số bệnh lây truyền bằng đường tình dục có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của bạn.

Vì các bệnh này không nhất thiết gây ra triệu chứng, bạn có thể không hay biết là mình có bị nhiễm hay không. Vì lý do đó, người ta khuyên mọi phụ nữ có ý muốn thụ thai nên đi kiểm tra sàng lọc xem mình có là phụ nữ lành mạnh thực sự hay không. Việc kiểm tra này tìm xem có dấu hiệu bị:

- Nhiễm vi khuẩn Chlamydia, lậu và giang mai, là những bệnh có thể trị khỏi bằng thuốc kháng sinh.

- Những siêu vi như hạt cơm, mụn rộp herpes, viêm gan, HIV.

Nói chung, vi khuẩn chlamydia nếu không chữa trị là một nguyên nhân chính gây vô sinh và chửa ngoài dạ con.

Theo Lamsao.com

Có nên dùng axít folic trước khi mang thai?

Tôi thấy có lời khuyên nên dùng axít folic trước khi mang thai để phòng tránh bệnh tim mạch, hở hàm ếch cho con sinh ra… Tôi có nên làm theo không?.

Tôi mới cưới, dự định sinh con ngay. Đọc một số thông tin về bà bầu, tôi thấy có lời khuyên nên dùng axít folic trước khi mang thai để phòng tránh bệnh tim mạch, hở hàm ếch cho con sinh ra… Tôi có nên làm theo không?. – (Lan Vy, vyhuy7980@…)

co-nen-dung-axit-folic-truoc-khi-mang-thai

Chào bạn,

Các nghiên cứu cho thấy tình trạng thiếu axít folic có thể gây khiếm khuyết ống thần kinh mà biểu hiện là nứt đốt sống, thoát vị não… làm tăng nguy cơ dị tật ở tim, chi, đường tiểu, sứt môi, hở hàm ếch… Tất cả các khiếm khuyết này xảy ra sớm trong những ngày đầu của thai kỳ, do đó người phụ nữ nên bổ sung chất này từ trước khi có thai.

Axít folic có nhiều trong rau lá xanh như súp lơ xanh, cải làn; trong các loại hạt như đỗ tương, đỗ đỏ, đỗ đen và các loại hoa quả và nước hoa quả thuộc họ cam quýt; đặc biệt có nhiều trong gan gia súc và gia cầm. Chỉ cần kết hợp hài hoà sản phẩm tự nhiên nêu trên, phụ nữ hoàn toàn có thể phòng tránh tình trạng thiếu hụt axít folic.

Ngoài ra cũng có thể dùng bổ sung sinh tố theo tư vấn của bác sĩ. Hiện nay có những viên thuốc kết hợp axít folic và chất sắt được khuyên nên dùng cho thai phụ. Cần lưu ý axít folic rất dễ bị phân huỷ bởi nhiệt độ cao cũng như quá trình chế biến. Ngâm, rửa cũng như luộc rau quá lâu cũng là nguyên nhân gây thất thoát thành phần axít folic trong nguồn thực phẩm xanh. Đó thường là lý do gây thiếu hụt nguồn dự trữ axít folic trong cơ thể, cho dù thành phần của chế độ dinh dưỡng hoàn toàn hợp lý.

PGS.TS.BS Vũ Thị Nhung

Theo SGTT.vn

Thai phụ mắc tiểu đường tăng gấp 3 lần nguy cơ bị nhiễm trùng

ANTĐ - Một nghiên cứu mới đây cho thấy phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường tăng gấp 3 lần nguy cơ bị các nhiễm trùng nguy hiểm so với thai phụ không mắc bệnh tiểu đường.

Dạng nhiễm trùng nguy hiểm có thể do MRSA (tụ cầu vàng kháng methicillin).

Nghiên cứu cho thấy tăng nguy cơ có liên quan với bệnh tiểu đường ảnh hưởng tới phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu thuộc đại học California, Los Angeles thì nguy cơ không xảy ra ở thai phụ không mắc bệnh tiểu đường.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Ảnh minh họa
Các kết quả này được đưa ra sau khi nhóm nghiên cứu phân tích dữ liệu gồm hơn 3,5 triệu phụ nữ tại một bệnh viện. Họ phát hiện 5% số bà mẹ bị tiểu đường trong thời gian mang thai và 1% bị tiểu đường trước khi mang thai. Có 600 ca nhiễm MRSA ở các bà mẹ sau khi sinh. Nguồn nhiễm hay gặp nhất là qua da, đường tiết niệu, cơ quan sinh dục, nhiễm trùng vết thương và nhiễm trùng máu.

Mặc dù nghiên cứu phát hiện ra mối liên quan giữa nguy cơ nhiễm MRSA ở thai phụ mắc bệnh tiểu đường song không chứng minh mối quan hệ nhân quả.

Linh Linh
Theo MM

Phát hiện sớm và ngăn ngừa dị tật trước khi mang thai

Tầm soát dị tật thai nhi từ trước khi sinh ra đem lại sự khỏe mạnh cho thế hệ tương lai.

Dị tật bẩm sinh ở trẻ em là tất cả những dị dạng, khuyết tật xuất hiện ngay từ lúc mới sinh ra. Dị dạng là những cấu trúc bất thường mà lẽ ra nó không có ở người bình thường hoặc có hình dạng bất thường. Ví dụ như có 6 ngón tay là một dị dạng vì bình thường chúng ta chỉ có 5 ngón tay trên một bàn tay. Khác với dị dạng, khuyết tật là những khuyết thiếu về cấu tạo trong khi hình dạng thì vẫn giữ nguyên như bình thường. Ví dụ khuyết tật tim bẩm sinh dạng thông hai buồng tim.

Ước tính trung bình có khoảng 3-4% trẻ em sinh ra bị dị tật bẩm sinh. Bốn nhóm dị tật bẩm sinh hay gặp: dị tật tim bẩm sinh, sứt môi-hở hàm ếch, hội chứng Down và nứt ống sống.

Hai nguyên nhân cơ bản gây dị tật: đó là đột biến gen di truyền (những hỏng hóc nằm trong gen) và nhiễm độc (sự phơi nhiễm với chất độc từ môi trường bao gồm cả thuốc điều trị, vi rút và vi khuẩn).

phat-hien-som-va-ngan-ngua-di-tat-truoc-khi-mang-thai

Phát hiện sớm và ngăn ngừa

Nên khám sức khỏe tiền hôn nhân. Điều này không được thuận với phong tục văn hóa Việt Nam và có vẻ mang tính “thực dụng” nhưng là điều cần thiết.

Nếu như cả vợ cả chồng đều bị chung một dị tật bẩm sinh thì nguy cơ đứa con bị dị tật bẩm sinh rất cao. Nếu cả bố mẹ vợ/chồng đều có dị tật này thì có thể nó sẽ xuất hiện tiếp theo ở thế hệ con cháu.

Cần phải tìm hiểu kỹ các nguy cơ con bị dị tật bẩm sinh nếu một trong hai người đang mang dị tật bẩm sinh. Nếu dị tật này xuất hiện ở các thế hệ trước đó và các thành viên khác thì cũng cần được lưu ý. Các bác sĩ sẽ cho lời khuyên đúng đắn trước khi ra quyết định sinh con.

Lưu ý về tiêm phòng một số bệnh gây dị tật bẩm sinh cao như cúm, rubella. Thời gian mang thai sau khi tiêm phòng tối thiểu phải cách 1 tháng và tối đa không được quá 1 năm. Không nên có thai sớm sau tiêm.

Trong quá trình mang thai, tuyệt đối giữ gìn trong 3 tháng đầu tiên. Không tiếp xúc với chất độc hóa học như thuốc trừ sâu, không tiếp xúc với người ốm và người nhiễm vi rút.

Xét nghiệm chẩn đoán. Tầm soát dị tật khi đang mang thai đã có thể thực hiện được bằng siêu âm, xét nghiệm AND từ máu mẹ hoặc dịch ối. Việc này được chỉ định trong một số trường hợp, theo yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa.

Chụp chiếu trong thời kỳ đầu của thai nhi như: X-quang, chụp CT không tốt cho thai nhi vì đó là các tia phóng xạ có nguy cơ cao gây dị tật, cần tránh các nguồn tia này.

Khi mang thai người mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, lưu ý axit folic, sắt, vitamin B12 và vitamin D nhưng cần theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu phải dùng thuốc điều trị cần tuân thủ theo đơn và khám lại theo hướng dẫn của bác sĩ.

(Theo Thanhnien)

Đề phòng sinh non, sảy thai do u xơ tử cung

Mặc dù đa số u xơ tử cung (UXTC) là u lành tính nhưng người bệnh cần hết sức đề phòng vì có thể bị sinh non, sảy thai, suy thai… nếu không được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Nhiều chuyên gia cho rằng UXTC có thể gây hiếm muộn do làm thay đổi lớp nội mạc tử cung, không thuận lợi cho sự làm tổ của trứng đã được thụ tinh, gây chèn ép, làm gập vòi tử cung hoặc làm bít lỗ cổ tử cung. Với những người đã mang thai, UXTC có thể làm sảy thai liên tiếp do kích thích nội mạc tử cung, ngoài ra còn có thể gây sinh non, dễ làm cho ngôi thai và nhau thai bất thường (nhau tiền đạo), gây kéo dài cơn chuyển dạ hoặc làm cho sản phụ phải mổ lấy thai. Khi sổ nhau, sản phụ có UXTC dễ băng huyết do sót nhau hoặc tử cung co hồi kém. 

(Ảnh do Nga Phụ Khang cung cấp)

Đặc biệt, UXTC còn có khả năng gây tử vong cho thai nhi (thai chết lưu). Các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành nghiên cứu và kết luận: tỷ lệ thai nhi tử vong ở những phụ nữ mắc UXTC cao hơn nhiều lần so với những phụ nữ bình thường. Vì vậy, những thai phụ có UXTC cần được theo dõi chặt chẽ trong thai kỳ, phòng ngừa sảy thai, sinh non, tử vong thai nhi bằng cách nghỉ ngơi, dùng thuốc chống co bóp tử cung (nếu cần) theo chỉ định của bác sĩ. Trước những nguy cơ của UXTC, đặc biệt trong thai kỳ, bệnh nhân nên có biện pháp điều trị hợp lý, triệt để UXTC trước khi mang thai hoặc có dự định mang thai.

Hiện nay, nhiều bác sĩ và bệnh nhân có xu hướng lựa chọn sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, an toàn và đã được khẳng định qua nhiều hội thảo khoa học uy tín, trong đó nổi bật là thực phẩm chức năng Nga Phụ Khang. Nga Phụ Khang với thành phần chính là cây trinh nữ hoàng cung giúp giảm kích thước và ức chế sự phát triển của khối u, kết hợp với một số dược liệu quý khác như: hoàng kỳ, hoàng cầm, khương hoàng… có tác dụng thu nhỏ kích thước khối u, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, cải thiện các triệu chứng, ngăn chặn biến chứng của UXTC, tạo cơ hội cho chị em thực hiện thiên chức làm mẹ của mình.

Do những ảnh hưởng của khối u đến thai nhi nên bệnh nhân cần có biện pháp điều trị hợp lý, triệt để UXTC trước khi dự định mang thai bằng việc sử dụng Nga Phụ Khang hàng ngày, kết hợp với các phương pháp khác theo chỉ định của bác sĩ; nếu phát hiện UXTC khi đã mang thai thì cần được bác sĩ theo dõi thai kỳ chặt chẽ.

Nga Phụ Khang dẫn đầu dòng sản phẩm thiên nhiên

Nga Phụ Khang có thành phần chính là Trinh nữ hoàng cung phối hợp với các dược liệu quý khác, dẫn đầu dòng sản phẩm thiên nhiên trong phòng ngừa, hỗ trợ điều trị UXTC, u nang buồng trứng, ung thư cổ tử cung, rối loạn kinh nguyệt… mà không gây tác dụng phụ. Tại Mỹ, Nga Phụ Khang được sử dụng hơn 10 năm qua với tên gọi Healthy Prostate & Ovary (HPO) cho các trường hợp bị những bệnh về buồng trứng, tử cung. Để đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh nên uống Nga Phụ Khang 3 lần/ngày, mỗi lần 2-3 viên, sử dụng theo từng đợt liên tục từ 2-3 tháng.

Điện thoại tư vấn: 04.37757066 / 08.39770707

Khám sức khoẻ tổng quát & chủng ngừa trước khi mang thai

(Webtretho) Để có một thai kỳ khoẻ mạnh và em bé phát triển mỹ mãn, các bà mẹ đang lên kế hoạch có con nên có sự chuẩn bị kỹ càng về mặt thể chất và sức khoẻ. Trong đó, khám sức khoẻ tổng quát và tiêm chủng trước khi mang thai là việc rất quan trọng phải làm đấy mẹ nhé!

>> Hãy cùng tìm hiểu về việc khám sức khoẻ tổng quát và các mũi tiêm chủng cần thực hiện trước khi đón "tin vui"!

Phụ nữ cần khám và tư vấn trước khi mang thai

Tôi nghe nói nhiều đến việc cần chuẩn bị thể lực thật tốt trước khi bắt đầu thai kỳ. Cụ thể là những gì?

Hỏi: Tôi nghe nói nhiều đến việc cần chuẩn bị thể lực thật tốt trước khi bắt đầu thai kỳ. Cụ thể là những gì?

Trả lời: Những cặp vợ chồng trẻ ngày nay không sinh nhiều con nhưng đặt nhiều kỳ vọng vào đứa con sẽ ra đời.

Và giống như người làm ruộng phải chuẩn bị đất khi gieo hạt, người phụ nữ cũng phải chuẩn bị cho chính họ, đó là ý nghĩa và tầm quan trọng của việc được thầy thuốc khám và tư vấn ngay từ khi chưa mang thai.

Có một đứa con khỏe mạnh cả về thể chất và tâm trí là mong muốn tha thiết của mọi cặp vợ chồng trẻ nhưng muốn biến mong muốn đó thành hiện thực cần có sự hiểu biết và cần có những bước chuẩn bị rất nghiêm túc cho đứa con sẽ ra đời, không chỉ chuẩn bị về mặt tâm lý và tình cảm đối với đứa con mong đợi mà còn cần bảo đảm rằng chính cơ thể của cặp vợ chồng và môi trường sống của họ cũng thích hợp với ý định đó.

Khám và nhận tư vấn toàn diện

Trao đổi với thầy thuốc về ý định mang thai, để được tư vấn thế nào là một thể chất và lối sống thuận lợi cho thai nghén.

Tư vấn trước hôn nhân và tư vấn trước khi mang thai hiện nay không những là một khâu yếu, một địa chỉ khó tìm mà cả việc tuyên truyền, giáo dục để phụ nữ nhận thức được ý nghĩa và sự cần thiết của những chuẩn bị cho mang thai cũng còn trống vắng ở nhiều bệnh viện, vì thế nhiều phụ nữ còn có ý nghĩ sai lầm rằng chỉ khi nào có thai mới cần gặp thầy thuốc.

- Người phụ nữ được khám toàn diện, xem đã có miễn dịch với những bệnh gì, nếu chưa có miễn dịch, cần tiêm chủng phòng bệnh ít nhất 3 tháng trước khi có thai.

- Nếu lại đang có một bệnh nào đó như bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, hen… cần kiểm soát những bệnh đó.

- Đang dùng thuốc gì cũng cần báo cho thầy thuốc biết, có khi phải thay đổi hoặc phải điều chỉnh.

- Cần trả lời về lịch sử bệnh của gia đình vì một số bệnh có tính di truyền, nếu nghiêm trọng sẽ được thông báo về nguy cơ tiềm ẩn.

- Đôi khi phải tầm soát về mặt gen học, phát hiện sớm một số bệnh bẩm sinh để có kế hoạch điều trị ngay từ khi trẻ sinh ra.

Thực hành lối sống lành mạnh

Chuẩn bị mang thai là động cơ tuyệt vời để người phụ nữ tìm kiếm sức khỏe và xem xét lại mọi thói quen trong lối sống.

- Thuốc lá: Với phụ nữ có thói quen hút thuốc lá thì lúc này là thời điểm thuận lợi nhất để từ bỏ thuốc lá, vì thuốc lá làm giảm cơ may thụ thai ở phụ nữ và làm giảm số lượng tinh trùng ở nam giới.

Phụ nữ có thai mà hút thuốc còn có xu hướng sinh con nhẹ cân hơn so với phụ nữ không hút thuốc lá và những trẻ sinh ra dễ có nhiều vấn đề về phát triển.

Ngoài ra, còn dễ sảy thai và con đẻ ra bị chết. Điều quan trọng cần biết là cả người chồng cũng cần bỏ hút thuốc lá vì hít phải khói thuốc có thể làm tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên, thai chết lưu, đẻ non, thai nhẹ cân và hội chứng đột tử ở trẻ em.

- Rượu: Uống rượu khi mang thai có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho trẻ, bao gồm chậm phát triển tâm trí, có khuyết tật về học tập và những vấn đề về hành vi.

Rượu cũng làm giảm khả năng thụ thai, giảm 50% cơ may thụ thai so với những phụ nữ không uống rượu.

Người chồng cũng cần giảm hay bỏ rượu vì rượu ảnh hưởng xấu đến cả số lượng và chất lượng của tinh trùng.

-Stress (căng thẳng thần kinh): Có nghiên cứu đã chứng minh rằng những kỹ thuật giảm stress như thư giãn, thiền, yoga làm tăng tỷ lệ thụ thai ở những phụ nữ điều trị hiếm muộn. Thường xuyên vận động cũng là cách tốt nhất để giảm stress.

-Dinh dưỡng: Nếu đã quá cân và muốn giảm cân thì cần thực hành giảm cân ngay từ khi chưa có thai vì thai nghén không phải là lúc để thực hiện chế độ ăn kiêng, giảm cân.

Ngay từ khi chưa thụ thai đã nên bổ sung hàng ngày folic acid để bảo vệ trẻ không bị dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống, thiếu não hay vô não, tụt não… mỗi ngày 400 – 800 microgam folic acid khi đang muốn thụ thai có thể giảm dị tật bẩm sinh ống thần kinh cho trẻ đến 50%, giảm cơ may sảy thai.

Làm được những việc nói trên là chuẩn bị cho cơ thể người phụ nữ nhưng đồng thời tạo ra một môi trường sẵn sàng để có thai cũng như để thai phát triển thuận lợi.

Với phụ nữ đang dùng viên thuốc tránh thai thì thầy thuốc khuyên ngừng dùng thuốc mà thay bằng phương pháp ngăn cản trong vài tháng trước khi thụ thai.

Đôi khi phải mất vài tháng chu kỳ kinh mới trở lại đều đặn cho nên trong thời gian này cũng khó xác định khi nào có rụng trứng để tăng cơ may có thai.

Tiền sử thai nghén và sinh sản

Tiền sử mang thai và kết quả thai nghén có tầm quan trọng, bởi một số biến chứng như sảy thai, cao huyết áp, rau tiền đạo, khuyết tật bẩm sinh hay thai chết lưu có thể xuất hiện lặp lại khi mang thai.

Biết tiền sử này cho phép bác sĩ đưa ra những xét nghiệm cần thiết, các điều trị hỗ trợ, hay đơn giản là những tư vấn cho lần mang thai. Khi được chăm sóc, điều trị đúng đắn theo tư vấn của bác sĩ, khả năng mang thai khỏe mạnh sẽ cao hơn nhiều so với các thai phụ không hiểu biết.

Việc tìm hiểu về nguồn gốc gia đình cũng thực sự cần thiết trước khi bạn mang thai. Bạn và chồng nên cùng tìm hiểu về nguồn gốc cả hai bên gia đình xem các thế hệ trước có mắc bệnh di truyền nguy hiểm nào không.

Nếu có, bạn nên trao đổi trưc tiếp với bác sĩ để tìm cách loại bỏ các yếu tố di truyền với thai nhi.

BACSI.com (Theo AF)

Những điều cần lưu ý trước khi mang thai

Các chuyên gia thuộc trường Cao đẳng sinh sản Mỹ đã đưa ra lời khuyên sau dành cho những phụ nữ nào chuẩn bị mang thai, theo trang tin healthday.com.

Đó là:

1. Lên kế hoạch đi bác sĩ khám để hỏi thăm tình hình sức khỏe của bản thân cũng như để nhận biết một số mối nguy hiểm tiềm tàng.

2. Có chế độ ăn uống khỏe mạnh và thường xuyên tập thể dục.

3. Bảo đảm rằng bạn không quá thừa cân.

4. Uống vitamin có chứa a-xít folic.

5. Tránh dùng chất cồn, thuốc lá.

6. Nếu bạn đang gặp một số rắc rối về sức khỏe (như tiểu đường hoặc bị huyết áp cao), cố gắng kiểm soát chúng trước khi mang thai. Nhớ hỏi bác sĩ việc kiểm soát bệnh sẽ thay đổi như thế nào trong suốt thời gian mang thai.

(Theo Khoemoingay)