Lưu trữ cho từ khóa: trừ thấp

Cốt khí củ – Khu phong trừ thấp

Cốt khí củ còn gọi là hổ trượng, điền thất, hoạt huyết đan, nam hoàng cầm. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ, củ. Thu hái củ quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu (tháng 8, 9)… Theo Đông y, cốt khí củ vị ngọt đắng, tính mát, có tác dụng khu phong, trừ thấp, hoạt huyết thông kinh, giảm đau, giải độc, lợi tiểu. Chữa phong thấp tê bại, đau nhức gân xương; ứ huyết do ngã, chấn thương, kinh nguyệt bế tắc gây đau đớn, sau khi đẻ huyết hôi bị tích lại gây bụng trướng, đái dắt, đái buốt, đái ra máu. Dùng ngoài trị mụn nhọt, lở ngứa, làm thuốc cầm máu. Liều dùng: 8 - 12g, dạng thuốc sắc, thuốc bột, rượu.

Một số cách dùng cốt khí củ làm thuốc:

Chữa phong thấp, đau nhức xương

- Cốt khí củ 12g, đơn gối hạc 12g, cỏ xước 8g, hy thiêm 8g, uy linh tiên 6g, binh lang 6g. Các vị sao vàng hạ thổ. Sắc uống 2 lần trong ngày. Ngày 1 thang.

- Cốt khí củ 12g, dây đau xương 12g, rễ lá lốt 12g, rễ cỏ xước 12g, bồ bồ 8g, cam thảo nam 8g, mã đề 8g, quế chi 6g. Sắc uống ngày 1 thang; kết hợp xoa bóp bằng rượu ngâm quế chi, huyết giác.

Chữa thương tích, ứ máu, đau bụng: Cốt khí củ 20g, cây lá móng 16g. Sắc lấy 300ml nước, cô lại còn 150ml, thêm 20ml rượu, chia uống 2 lần trong ngày.

Chữa sưng vú: Cốt khí củ 12g, hạt muồng 12g, rễ lá lốt 10g, rễ bồ công anh 10g, bạch truật 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

TS.Nguyễn  Đức Quang

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

Bài thuốc nam chữa cháy nắng

Nắng nóng, nhiều người sau khi ở ngoài nắng xuất hiện các tổn thương ở dạng mạn tính như da dày lên, hóa sừng, đen sạm, thậm chí sưng đỏ tấy, bỏng rát.

Đông y cho rằng, cháy nắng là do bẩm sinh da thịt không bền chắc, không kích ứng với ánh nằng cường độ mạnh hoặc do thử thấp nhiệt, độc xâm phạm vào cơ thể, ứ đọng ở cơ bắp, ngấm vào bì phu (da) dẫn đến cháy nắng. Dưới đây là cách điều trị da cháy nắng.

Thể nhiệt độc: Vùng da cháy nắng bỏng, sưng thũng, mặt da căng, sáng bóng hoặc có những nốt sần đỏ mọc dày đặc, nóng rát và đau, kèm theo miệng khô, khát nước, bồn chồn không yên. Để điều trị cần thanh nhiệt, lương huyết, giải độc và tiêu thũng với bài thuốc: Huyền sâm 12g, trúc diệp (lá che hoặc trúc) 10g, kim ngân hoa 10g, bồ công anh 10g, vỏ đậu xanh 15g, cam thảo 6g, thông thảo 6g, sắc nước ngày uống 2 lần, uống liên tục 5 - 7 ngày. Trường hợp khát nhiều thêm củ sắn dây 20g, lô căn (rễ sậy 20g); Nếu sưng nóng đau nhiều, thêm vỏ núc nác 12g, chi tử (hạt dành dành) 10g.

Thể thấp độc: Vùng da bị cháy nắng nổi ban đỏ, sưng thũng, nóng rát, đau nhức, mụn nước nhỏ mọc dày đặc, vỡ loét chảy nước, miệng khát nhưng không uống được nhiều nước. Để chữa trị cần thanh nhiệt, giải độc và trừ thấp bằng bài thuốc: Rễ cỏ tranh 30g, sinh thạch cao 30g, sinh địa 15g, đan bì 15g, đại thanh diệp (lá cây bọ mẩy) 15g, hạt mã đề 15g, ý dĩ nhân 30g, sắc uống ngày 1 thang liên tục trong hai tuần.    

Lương y Nguyễn Văn

Meo.vn (Theo Bee)

Tác dụng của lá chè xanh

Bác sĩ vui lòng cho em biết tắm bằng Trà xanh có những tác dụng gì ? Có phải lá chè xanh có tác dụng chữa bệnh ngoài da không a? Cách thức dùng như thế nào là tốt nhất ạ ? Em cảm ơn các bác sỹ nhiều! Trân trọng! (Đào Thị Thuý)

Trả lời:

Nói đến chè xanh, chúng ta đều vô cùng quen thuộc, nhưng để hiểu hết về tác dụng phòng và chữa bệnh của nó thì không phải ai cũng biết hết, vì thế trong bài viết này chúng tôi xin cung cấp những thông tin cần thiết về tác dụng chữa bệnh của lá chè xanh để bạn đọc tham khảo và áp dụng.

Uống chè xanh chữa bệnh gì?

- Cảm mạo: Dùng 3g lá chè, 1g muối ăn, hãm nước sôi uống 4-6 lần trong một ngày, hợp với những người bị cảm sốt, ho có đờm vàng, đau họng.

Nếu cảm sợ lạnh, ho có đờm trắng thì dùng 3g lá chè, 3 miếng gừng đem hãm với nước sôi uống.

- Phong nhiệt, đau đầu: Đau đầu, thậm chí đau như búa bổ, mặt đỏ, mắt đỏ, miệng khát, nước tiểu vàng, dùng 6g lá chè, 10g hoa cúc, hãm với nước sôi, ngày uống 2-3 lần.

- Trúng nắng (cảm nắng): 6g lá chè, 6g đạm trúc diệp, hãm với nước sôi, một lúc sau uống nóng, mỗi ngày 2-3 lần, dùng cho người bị chứng bệnh thử nhiệt tân phiền, miệng khát thích uống nước, đi tiểu ít, nước tiểu vàng.

- Đi tả dài ngày: Đi tả lâu chưa khỏi, dùng 6g lá chè, 2 quả ô mai, 15g đường đỏ, hãm với nước sôi đậy kín nắp sau 15 phút thì uống, mỗi ngày 2-3 lần, liên tục trong 3 ngày.

- Ăn không tiêu: Lấy 10g lá chè, 10g bột sơn trà đã sao, 10g đường đỏ, đổ nước sôi vào hãm, 10 phút sau uống, có thể hỗ trợ trị bệnh ăn không tiêu, đầy, đau bụng, ợ chua, ăn kém.

- Hen suyễn: Những người bị hen suyễn lâu ngày chữa không khỏi, có thể dùng 3g mộc nhĩ trắng, 10g hạnh đào, 30g đường phèn, đổ nước vào đun cho đến khi mộc nhĩ chín nhừ, đổ vào nước chè đã hãm (30g lá chè), ngày uống một lần, uống liên tục 7-10 ngày.

- Bệnh lao hạch: Lấy 3-5g lá chè xanh, hãm uống một lần, ngày hai lần, uống kiên trì thường xuyên sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị.

- Bệnh viêm gan vàng da, vàng mắt cấp tính: Lấy một nắm chè, hãm với nước sôi uống ngày nhiều lần, chè có tác dụng lợi tiểu, trừ thấp làm cho bệnh vàng da vàng mắt lui dần.

- Bệnh cholesterol trong máu cao: Lấy một nắm chè hãm với nước sôi uống, ngày uống 2-3 lần.

- Bệnh béo phì: 3g lá chè, 10g quyết minh tử hãm uống hoặc đun lên uống.

- Viêm đường tiết niệu: Lá chè có tác dụng lợi tiểu, kiềm chế vi khuẩn, đồng thời tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, do đó uống nước chè vừa phải có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm nhiễm hệ tiết niệu. Có thể dùng kết hợp với kim tiền thảo có tác dụng lợi thủy thông niệu, mỗi lần 6g, hãm với nước sôi uống, có hiệu quả cao.

- Phụ nữ đau bụng kinh: 3g lá chè, 2 miếng gừng, 10g đường đỏ, hãm với nước sôi 5 phút, uống sau bữa ăn.

- Đau bụng, đau răng: 3g lá chè hãm với nước sôi 5 phút sau rót lấy nước rồi đổ vào 3g giấm đã làm lâu, đảo đều rồi uống, ngày 3 lần.

Lá chè xanh chữa bệnh ngoài da

- Bị bỏng: Lấy nước chè nguội ngâm vết bỏng hoặc dùng vải mỏng nhúng vào nước chè nguội rồi đắp vào chỗ bỏng hoặc vẩy nước chè đặc nguội vào chỗ bỏng, sẽ giảm đau đớn, phòng ngừa bị phồng da, giúp vết bỏng mau lên da non.

- Bị ong đốt: Lấy một ít bã chè đã hãm một lần, xát vào chỗ bị ong đốt, hoặc lấy lá chè giã nát đắp vào chỗ đau.

- Bệnh đậu mùa, thủy đậu, mẩn ngứa, mụn nhọt: Đem lá chè nghiền thành bột, hòa với nước chè đặc đắp vào chỗ đau hoặc thường xuyên dùng nước chè đặc để tắm, rửa chỗ đau.

- Viêm da do lội ruộng (nước ăn chân): 400g lá chè già, 60g phèn chua, đổ vào nước đun thành nước đặc, để nguội bôi vào chỗ đau.

- Da bị nẻ: Trước khi đi ngủ lấy một dúm chè nhỏ nhai nát, nhuyễn thì đắp vào chỗ nẻ, rồi lấy băng buộc vào, sáng hôm sau thì bỏ ra.

- Da bị lở loét: Dùng chè vụn đun lấy nước rửa lúc nước chè còn ấm, hoặc dùng lá chè vụn đắp vào chỗ đau.

- Da bị cháy nắng: Dùng nước chè lạnh rửa lên chỗ da bị cháy nắng. Nếu da bị cháy nắng nhiều có thể cho nước chè đặc vào nước tắm. Ngâm chỗ da bị cháy nắng vào nước đó, mấy phút sau thì lau khô rồi bôi giấm vào sẽ thấy hiệu quả.

- Tóc thưa: thường xuyên dùng bàn chải chấm vào nước chè để qua đêm rồi chải lên lông mày hoặc chỗ tóc thưa.

- Viêm kết mạc cấp tính: Dùng 5-10g lá chè, sau khi đun sôi thì xông hơi vào mắt bị viêm, ngày 2-3 lần.

- Đau răng, nhiệt miệng: Thường xuyên dùng nước chè súc miệng, triệt để lợi dụng tác dụng diệt khuẩn tiêu viêm, sinh cơ của lá chè để trị bệnh đau răng và nhiệt miệng.

- Lỗ đeo khuyên tai bị viêm (còn gọi nên tổ kén): Bỏ khuyên tai ra, dùng cồn hoặc nước muối nhạt rửa sạch, lấy cuộng lá chè to vừa lỗ khuyên tai xuyên thay khuyên tai, chứng viêm ngứa hôm sau sẽ khỏi.

Theo VnMedia

Trà dược ngừa viêm khớp

Tiết trời mưa phùn gió bấc lạnh lẽo là điều kiện thuận lợi cho bệnh lý viêm khớp phát sinh và phát triển. Trong y học cổ truyền, các bệnh khớp nói chung đều thuộc phạm vi chứng tý, phát sinh do nhiều nguyên nhân, trong đó 4 nhân tố chính là phong, hàn, thấp và nhiệt. Về mùa lạnh, phong, hàn và thấp là 3 nhân tố chủ đạo mà cổ nhân thường gọi là chứng phong hàn thấp tý. Khi bị các chứng bệnh này, ngoài việc dùng các thuốc chống viêm, giảm đau và thực hành lý liệu pháp của y học hiện đại thì các biện pháp của y học cổ truyền như thuốc sắc, châm cứu xoa bóp, trà thuốc... cũng rất hiệu quả. Trong bài viết này xin được giới thiệu với độc giả một số công thức trà dược để phòng chống viêm khớp về mùa lạnh, có thể sử dụng để điều trị dự phòng, điều trị hỗ trợ các thuốc khác trong giai đoạn bệnh tái phát và điều trị duy trì khi bệnh đã ổn định.

Bài 1: Thổ ngưu tất (rễ cỏ xước) 30g, kê huyết đằng 30g. Hai vị tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 30 phút có thể dùng được, uống thay trà trong ngày.Công dụng: thanh nhiệt khứ thấp, hoạt huyết thư cân, dùng cho bệnh viêm khớp có dấu hiệu sưng nóng. Trong bài, thổ ngưu tất vị đắng chua, tính bình, có công dụng hoạt huyết hoá ứ, trừ thấp lợi niệu, thanh nhiệt giải độc; kê huyết đằng vị đắng, tính ấm, có công dụng hoạt huyết bổ huyết, thư cân hoạt lạc.

Bài 2: Thổ phục linh 40g, uy linh tiên 30g, phòng kỷ 10g. Các vị tán vụn, mỗi ngày lấy 30g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 30 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: trừ thấp hoạt lạc, giải độc giảm đau, dùng cho bệnh viêm khớp có triệu chứng đau cố định, tại chỗ nề nhẹ. Trong bài, thổ phục linh vị ngọt, tính bình, có công dụng giải độc, trừ thấp, lợi quan tiết; uy linh tiên vị cay mặn, tính ấm, có công dụng trừ phong thấp, thông kinh lạc và giảm đau; phòng kỷ vị cay đắng, tính lạnh, có công dụng trừ phong thấp, lợi niệu giảm đau.

Bài 3: Sinh địa 50g, khương hoạt 30g, độc hoạt 30g, kê huyết đằng 40g, đương quy 30g, thiên ma 20g, ngưu tất 20g, tỳ giải 20g. Tất cả sấy khô tán vụn, mỗi ngày lấy 20 - 30g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 30 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày, người uống được rượu có thể pha thêm chút ít hoàng tửu thì càng tốt. Công dụng: khu phong trừ thấp, hoạt huyết giảm đau, dùng cho bệnh viêm khớp lâu ngày, khí huyết suy nhược, các khớp có biểu hiện viêm dính và biến dạng. Trong bài, sinh địa và đương quy có tác dụng tư âm bổ huyết; khương hoạt trừ phong thấp nửa trên, độc hoạt trừ phong thấp nửa dưới cơ thể; ngưu tất và kê huyết đằng hoạt huyết bổ thận; tỳ giải thải thấp qua đường tiết niệu.

Bài 4: Dâm dương hoắc 30g, uy linh tiên 30g, xuyên khung 30g, nhục quế 30g, ké đầu ngựa 30g. Tất cả tán vụn, mỗi ngày lấy 30 - 40g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 30 phút có thể dùng được, uống thay trà trong ngày, có thể pha thêm một chút rượu thì càng tốt.

Bài 5: Hoàng kỳ 10g, quế chi 4,5g, bạch thược sao 7,5g, ngũ gia bì 6g, gừng tươi 2 lát. Các vị thái vụn hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút có thể dùng được, uống thay trà trong ngày. 

ThS. Hoàng Khánh Toàn

Cá chạch chữa đái tháo đường

Theo Y học cổ truyền, cá chạch vị ngọt, tính bình, có công dụng bồi bổ  tì vị, dưỡng thận, trừ thấp làm hết vàng da, cầm đi lỏng... Dưới dạng món ăn bài thuốc, người xưa đã dùng cá chạch để chữa đái tháo đường, liệt dương, trĩ, viêm gan, mụn nhọt, lở loét ngoài da...

TIN LIÊN QUAN

Thịt cá sấu giúp làm lành vết thương

Chữa đái tháo đường: Cá chạch bỏ đầu đuôi 10 con, làm sạch phơi khô,  đốt thành than, rồi tán bột. Lá sen tươi phơi khô  tán bột. Hai thứ lượng bằng nhau trộn đều, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần hai thìa nhỏ, dùng để chữa bệnh đái tháo đường.

Bồi bổ cơ thể: Cá  chạch 120g rán vàng, hoàng kỳ 15g, đẳng sâm 15g, hoài sơn 30g, đại táo 15g, gừng tươi 5g. Tất cả đem sắc kỹ, lấy nước bỏ bã, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng bổ tỳ vị, bổ huyết, dùng thích hợp cho những người suy nhược cơ thể, gầy yếu, thiếu máu, trẻ em suy dinh dưỡng...

Cá chạch có thể chữa viêm gan truyền nhiễm.

Viêm gan vàng da: Cá chạch 250g, đậu phụ 500g. Cá chạch làm sạch bỏ đầu đuôi, đậu phụ xắt miếng đem nấu chín rồi cho cá chạch vào, đun sôi một lát là được, chế thêm hành, gừng tươi và gia vị, dùng làm canh ăn. Công dụng bổ tỳ vị, trừ thấp, dùng thích hợp cho người bị viêm gan vàng da, tiểu tiện không thông.

Chữa liệt dương: Cá chạch 250g, mỡ lợn, hạt tiêu, gia vị vừa đủ. Nấu thành canh ăn liền trong vòng nửa tháng. Có thể  cho thêm tôm sống tươi 30g và một chút rượu vang. Công dụng bổ thận, trợ dương.

Chữa trĩ: Cá chạch 250g, cát cánh 6g, địa du 18g, hoa hòe 9g, kha tử 9g. Tất cả  sắc kỹ bỏ bã lấy nước uống. Công dụng chữa trĩ, xuất huyết, trĩ sa không tự co lên  được.

Viêm gan truyền nhiễm: Chạch nuôi trong nước sạch 1 ngày, sau đó làm sạch, bỏ phủ tạng, sấy khô ở nhiệt độ 1000C rồi tán thành bột mịn. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 10g.

BSCKII Nguyễn Đức Lê  (bee.net.vn)

Trà dược phòng chống viêm khớp mùa lạnh

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiTiết trời mưa phùn gió bấc lạnh lẽo là điều kiện thuận lợi cho bệnh lý viêm khớp phát sinh và phát triển, trong đó phải kể đến các chứng bệnh thường gặp như hư xương sụn cột sống cổ, hư xương sụn cột sống thắt lưng, viêm quanh khớp vai, viêm khớp dạng thấp, viêm thoái hóa khớp gối, viêm cột sống dính khớp... Khi bị các chứng bệnh này, việc dùng các thuốc chống viêm, giảm đau và thực hành lý liệu pháp là hai vấn đề không thể thiếu trong thực tiễn lâm sàng của y học hiện đại. Tuy nhiên, vì còn khá nhiều các tác dụng phụ nên những tân dược loại này không hẳn đã là chỗ dựa đáng tin cậy của người bệnh.

Trong y học cổ truyền, các bệnh khớp nói chung đều thuộc phạm vi chứng tý, phát sinh do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến 4 nhân tố chính là phong, hàn, thấp và nhiệt. Tùy theo từng mùa mà các nhân tố này giữ vai trò chính phụ khác nhau, về mùa lạnh, phong, hàn và thấp là 3 nhân tố chủ đạo mà cổ nhân thường gọi là chứng phong hàn thấp tý. Về mặt trị liệu, ngoài việc kê đơn bốc thuốc và châm cứu xoa bóp, người xưa còn sử dụng một chế phẩm rất độc đáo được gọi là trà dược. Trong bài viết này xin được giới thiệu với độc giả một số công thức trà dược điển hình để phòng chống viêm khớp về mùa lạnh.

Bài 1:  Thổ ngưu tất (rễ cỏ xước) 30g, kê huyết đằng 30g. Hai vị tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 30 phút có thể dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt khứ thấp, hoạt huyết thư cân, dùng cho bệnh viêm khớp có dấu hiệu sưng nóng. Trong bài, thổ ngưu tất vị đắng chua, tính bình, có công dụng hoạt huyết hóa ứ, trừ thấp lợi niệu, thanh nhiệt giải độc; kê huyết đằng vị đắng, tính ấm, có công dụng hoạt huyết bổ huyết, thư cân hoạt lạc. Nghiên cứu hiện đại cho thấy cả hai vị đều có tác dụng chống viêm khá tốt, riêng thổ ngưu tất đã có những công trình nghiên cứu ứng dụng điều trị viêm họng và bệnh bạch hầu đạt hiệu quả cao.

Bài 2: Thổ phục linh 40g, uy linh tiên 30g, phòng kỷ 10g. Các vị tán vụn, mỗi ngày lấy 30g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 30 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: trừ thấp hoạt lạc, giải độc giảm đau, dùng cho bệnh viêm khớp có triệu chứng đau cố định, tại chỗ nề nhẹ. Trong bài, thổ phục linh vị ngọt, tính bình, có công dụng giải độc, trừ thấp, lợi quan tiết; uy linh tiên vị cay mặn, tính ấm, có công dụng trừ phong thấp, thông kinh lạc và giảm đau; phòng kỷ vị cay đắng, tính lạnh, có công dụng trừ phong thấp, lợi niệu giảm đau. Nghiên cứu hiện đại đã chứng minh cả 3 vị đều có tác dụng kháng khuẩn chống viêm, uy linh tiên và phòng kỷ còn có tác dụng giảm đau rất thích hợp đối với việc trị liệu viêm khớp.

Bài 3: Sinh địa 50g, khương hoạt 30g, độc hoạt 30g, kê huyết đằng 40g, đương quy 30g, thiên ma 20g, ngưu tất 20g, tỳ giải 20g. Tất cả sấy khô tán vụn, mỗi ngày lấy 20 - 30g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 30 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày, người uống được rượu có thể pha thêm chút ít hoàng tửu thì càng tốt. Công dụng: khu phong trừ thấp, hoạt huyết giảm đau, dùng cho bệnh viêm khớp lâu ngày, khí huyết suy nhược, các khớp có biểu hiện viêm dính và biến dạng. Trong bài, sinh địa và đương quy có tác dụng tư âm bổ huyết; khương hoạt trừ phong thấp nửa trên, độc hoạt trừ phong thấp nửa dưới cơ thể; ngưu tất và kê huyết đằng hoạt huyết bổ thận; tỳ giải thải thấp qua đường tiết niệu. Nghiên cứu hiện đại đã chứng minh thiên ma, ngưu tất và độc hoạt đều có tác dụng chống viêm và giảm đau rõ rệt.

Bài 4: Dâm dương hoắc 30g, uy linh tiên 30g, xuyên khung 30g, nhục quế 30g, ké đầu ngựa 30g. Tất cả tán vụn, mỗi ngày lấy 30 - 40g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 30 phút có thể dùng được, uống thay trà trong ngày, có thể pha thêm một chút rượu thì càng tốt. Công dụng: tráng dương hoạt huyết, khứ phong trừ thấp, dùng cho chứng viêm khớp giai đoạn muộn khi các khớp đã biến dạng, thể trạng suy yếu, toàn thân đau mỏi, sợ lạnh, tay chân lạnh... Trong bài, dâm dương hoắc vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ thận tráng dương, khứ phong trừ thấp; nhục quế vị ngọt, tính nóng, có công dụng bổ nguyên dương, ấm tỳ vị, trừ hàn, thông huyết mạch; xuyên khung hoạt huyết; uy linh tiên và ké đầu ngựa trừ phong thấp. Nghiên cứu hiện đại đã chứng minh dâm dương hoắc có tác dụng chống viêm; xuyên khung, nhục quế, uy linh tiên và ké đầu ngựa đều có khả năng giảm đau rõ rệt.

Bài 5: Hoàng kỳ sống 10g, quế chi 4,5g, bạch thược sao 7,5g, ngũ gia bì 6g, gừng tươi 2 lát. Các vị thái vụn hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút có thể dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: bổ khí huyết, trừ phong thấp, dùng cho chứng viêm khớp ở người suy nhược cơ thể, thiếu máu, các khớp đau nhưng không sưng nóng, chườm nóng đỡ đau.

Nhìn chung, các phương trà dược nói trên đều rất đơn giản, dễ chế, dễ dùng, rẻ tiền và đạt hiệu quả ở một mức độ nhất định. Có thể sử dụng để điều trị dự phòng, điều trị hỗ trợ các thuốc khác trong giai đoạn bệnh tái phát và điều trị duy trì khi bệnh đã ổn định.

Sức khoẻ & đời sống

Đậu đen khử độc cơ thể

Đậu đen tên khoa học là Vigna cylindrica, thuộc họ đậu, Đông y hay gọi với tên ô đậu, hắc đại đậu... thường được dân gian sử dụng như một loại thức ăn ngon, bổ, rẻ.

Theo y học cổ truyền, đậu đen tính hơi ôn, vị ngọt, quy kinh thận, có tác dụng trừ thấp , giải độc, bổ thận, bổ huyết, bồi bổ cơ thể. Nhiều sách cổ viết rằng, ăn đậu đen chữa được chứng thủy thũng, tê thấp, bổ thận, giải độc cơ thể, phụ nữ dùng lâu ngày thì làm đẹp dung nhan.

Trong đậu đen có chứa nhiều sinh tố A, B, C, PP, protit, gluxit, lipit, muối khoáng. Hàm lượng axit amin cần thiết trong đậu đen rất cao gồm: lysin, methionin, tryptophan, phenylalanin, alanin, valin, leucin... do đó đậu đen được xem như một loại thuốc bổ. Ngoài ra, còn một nhóm chất rất quan trọng tạo màu sắc đỏ tím cho lớp vỏ ngoài của đậu đen được gọi là anthocyanidin, đây là nhóm chất có tác dụng kháng oxy hóa tế bào rất cao, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống ung thư, kéo dài tuổi thọ, chống lão hóa tế bào.

Vì vậy, đậu đen không chỉ tốt cho người già, trẻ em, phụ nữ mà  nam giới sử dụng cũng tăng cường chức năng của thận, bổ tinh, ích huyết, chữa liệt dương, tai ù, huyết áp cao.

Đậu đen khử độc cơ thể, Sức khỏe, Khu doc, giai doc, doc, dau den, dau, che dau den, qua dua, toi, rua sach, ha thu o
Đậu đen tốt cho mọi người

Đậu đen có thể chế biến những món dưới đây.

Chè đậu đen hoặc nấu nước uống để thanh lọc cơ thể:

Mỗi ngày từ 20 - 40g. Chè đậu đen, đại táo mỗi loại 30g, nấu chung ăn liên tục trong 3 - 4 ngày. chữa suy nhược,

Canh nước dừa, đậu đen chữa đau nhức ở các khớp xương hoặc ngộ độc rượu lâu ngày:

Lấy một quả dừa xiêm nhỏ không già quá, vạt đầu, rồi bỏ 20g đậu đen đã rửa sạch vào quả dừa, đậy nắp dừa lại sau đó đem chưng cách thủy khoảng 3 - 4 giờ cho đậu nhừ rồi đem ra uống nước, ăn cái, mỗi tháng chỉ cần ăn 1 - 2 lần là đủ, các khớp xương sẽ cử động nhẹ nhàng linh hoạt hơn.

Canh đậu đen với tỏi chữa người mệt mỏi, tiểu tiện bí táo:

Lấy một củ tỏi rửa sạch, đập dập múi tỏi, không làm nát quá, cho vào nồi chung với 1/2 chén đậu đen đã rửa sạch, nấu lửa nhỏ đến khi đậu mềm rồi nêm chút đường muối cho vừa miệng rồi ăn, mỗi ngày ăn một lần lúc sáng sớm sẽ tốt cho người bệnh.

Đậu đen chế hà thủ ô chữa di tinh, liệt dương, tay chân mỏi yếu, râu tóc bạc sớm:

Lấy 50g đậu đen nấu nước rồi lấy nước đậu chưng cách thủy với 300g hà thủ ô đỏ trong 2 - 3 giờ, vớt ra để ráo phơi khô để dành dùng dần, dạng nước sắc mỗi ngày 15 - 20g hoặc 5g dạng bột.

Đậu đen rất bổ, tuy nhiên chỉ thích hợp cho người ở tạng nhiệt (người nóng), còn đối với người thể hàn khi chế biến nên thêm vài lát gừng sẽ tốt hơn. Chú ý khi chế biến cần đun lâu, kỹ vì như vậy hoạt chất trong vỏ mới thoát ra ngoài và dịch chiết có màu đỏ tím, đó chính là màu của anthocyanidin, chất này giúp tăng cường tác dụng tốt của đậu đen cho cơ thể. Ngoài ra, cần nấu cho đậu đen chín nhừ sẽ dễ tiêu hóa và dễ hấp thu.

Giải độc cơ thể từ đậu đen

Đậu đen tên khoa học là Vigna cylindrica, thuộc họ đậu, Đông y hay gọi với tên ô đậu, hắc đại đậu... thường được dân gian sử dụng như một loại thức ăn ngon, bổ, rẻ.

Theo y học cổ truyền, đậu đen tính hơi ôn, vị ngọt, quy kinh thận, có tác dụng trừ thấp , giải độc, bổ thận, bổ huyết, bồi bổ cơ thể. Nhiều sách cổ viết rằng, ăn đậu đen chữa được chứng thủy thũng, tê thấp, bổ thận, giải độc cơ thể, phụ nữ dùng lâu ngày thì làm đẹp dung nhan.

Trong đậu đen có chứa nhiều sinh tố A, B, C, PP, protit, gluxit, lipit, muối khoáng. Hàm lượng axit amin cần thiết trong đậu đen rất cao gồm: lysin, methionin, tryptophan, phenylalanin, alanin, valin, leucin... do đó đậu đen được xem như một loại thuốc bổ. Ngoài ra, còn một nhóm chất rất quan trọng tạo màu sắc đỏ tím cho lớp vỏ ngoài của đậu đen được gọi là anthocyanidin, đây là nhóm chất có tác dụng kháng oxy hóa tế bào rất cao, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống ung thư, kéo dài tuổi thọ, chống lão hóa tế bào.

Đậu đen tốt cho mọi người

Vì vậy, đậu đen không chỉ tốt cho người già, trẻ em, phụ nữ mà  nam giới sử dụng cũngt tăng cường chức năng của thận, bổ tinh, ích huyết, chữa liệt dương, tai ù, huyết áp cao.

Đậu đen có thể chế biến những món dưới đây.

Chè đậu đen hoặc nấu nước uống để thanh lọc cơ thể: Mỗi ngày từ 20 - 40g. Chè đậu đen, đại táo mỗi loại 30g, nấu chung ăn liên tục trong 3 - 4 ngày. chữa suy nhược,

Canh nước dừa, đậu đen chữa đau nhức ở các khớp xương hoặc ngộ độc rượu lâu ngày: Lấy một quả dừa xiêm nhỏ không già quá, vạt đầu, rồi bỏ 20g đậu đen đã rửa sạch vào quả dừa, đậy nắp dừa lại sau đó đem chưng cách thủy khoảng 3 - 4 giờ cho đậu nhừ rồi đem ra uống nước, ăn cái, mỗi tháng chỉ cần ăn 1 - 2 lần là đủ, các khớp xương sẽ cử động nhẹ nhàng linh hoạt hơn.

Canh đậu đen với tỏi chữa người mệt mỏi, tiểu tiện bí táo: Lấy một củ tỏi rửa sạch, đập dập múi tỏi, không làm nát quá, cho vào nồi chung với 1/2 chén đậu đen đã rửa sạch, nấu lửa nhỏ đến khi đậu mềm rồi nêm chút đường muối cho vừa miệng rồi ăn, mỗi ngày ăn một lần lúc sáng sớm sẽ tốt cho người bệnh.

Đậu đen chế hà thủ ô chữa di tinh, liệt dương, tay chân mỏi yếu, râu tóc bạc sớm: Lấy 50g đậu đen nấu nước rồi lấy nước đậu chưng cách thủy với 300g hà thủ ô đỏ trong 2 - 3 giờ, vớt ra để ráo phơi khô để dành dùng dần, dạng nước sắc mỗi ngày 15 - 20g hoặc 5g dạng bột.

Đậu đen rất bổ, tuy nhiên chỉ thích hợp cho người ở tạng nhiệt (người nóng), còn đối với người thể hàn khi chế biến nên thêm vài lát gừng sẽ tốt hơn. Chú ý khi chế biến cần đun lâu, kỹ vì như vậy hoạt chất trong vỏ mới thoát ra ngoài và dịch chiết có màu đỏ tím, đó chính là màu của anthocyanidin, chất này giúp tăng cường tác dụng tốt của đậu đen cho cơ thể. Ngoài ra, cần nấu cho đậu đen chín nhừ sẽ dễ tiêu hóa và dễ hấp thu.

DS Lê Kim Phụng

Cẩn trọng khi dùng ấu tẩu

Củ ấu tẩu có độc nhưng qua kinh nghiệm chế biến khéo léo của người dân Tây Bắc đã trở thành nguyên liệu của món cháo rất ngon và có ích cho sức khỏe Khi du lịch ở các tỉnh vùng Tây Bắc như Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu..., bạn thường được giới thiệu có món cháo đặc sản ấu tẩu ăn vào có lợi cho sức khỏe. Ở các chợ của vùng này, củ ấu tẩu cũng được bán để ai có nhu cầu thì mua về tự chế biến.

Một điểm bán cháo ấu tẩu được nhiều người đến thưởng thức tại thành phố Tuyên Quang. Ảnh: ĐỖ HÙNG

Phải ngâm kỹ

Nguyên liệu chính của món cháo ấu tẩu là củ ấu tẩu (còn gọi là gấu tàu, ấu tàu, cố y, co ú tàu, thảo ô...). Đây là loại củ có độc nhưng qua kinh nghiệm lâu đời cùng với cách chế biến khéo tay của người dân Tây Bắc, nó đã trở thành nguyên liệu của một món ăn ngon và có ích cho sức khỏe. Cháo ấu tẩu được nấu với gạo nếp cái hoa vàng có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, giảm đau cơ, xua tan mệt mỏi, khi ăn cùng với lá tía tô có tác dụng giải cảm.

Như đã nói, củ ấu tẩu có độc tố nên trước khi chế biến cần lưu ý phải ngâm kỹ trong nước vo gạo đậm đặc một đêm. Sau đó, rửa thật sạch và đem hầm hơn4 giờ, tới khi củ mềm, bở tơi đem tán thành bột. Tô cháo ấu tẩu nóng có màu nâu đậm, vị hơi đăng đắng, bùi, dẻo, hòa cùng vị ngọt của nước xương hầm, mùi thơm ngon của trứng, tạo thành một hương vị đặc sắc, ngon miệng và hấp dẫn.

Củ ấu tẩu có màu đen, mỏ nhọn, được thu hoạch từ cây ô đầu mọc hoang ở vùng núi cao các tỉnh vùng Tây Bắc. Vào mùa Xuân, ở một kẽ lá của cây nảy ra chồi để sau này thành cành mang hoa, đồng thời dưới đất, nơi gần cổ rễ mẹ, mọc ra rễ con. Cuối thu sang đông, khi cây nở hoa thì rễ con (phụ tử) thành củ con xúm xít quanh củ mẹ (ô đầu). Vào thời kỳ này, người ta thu hái phụ tử.

Ô đầu và phụ tử đều là những vị thuốc nhưng nên nhớ là ô đầu rất độc (xếp vào bảng độc A), có tác dụng trừ phong, táo thấp, dùng chữa phong thấp, tê đau, sưng nhức các khớp, bán thân bất toại, đau bụng do hàn, vết loét lâu ngày không liền miệng (không dùng chung với các dược liệu như bán hạ, qua lâu, bối mẫu, bạch liễm, thiên hoa phấn, bạch cập).

Phụ nữ có thai tránh dùng

Trong đông y, củ ô đầu tươi thái nhỏ, ngâm rượu hoặc giã nát, nghiền mịn, tẩm rượu bôi vào chỗ đau (dùng xoa bóp bên ngoài để giảm đau, trị nhức mỏi chân tay) nhưng không dùng khi có vết thương hở, không được uống. Đặc biệt phụ nữ có thai không được dùng.

Với phụ tử, sau khi chế biến thì giảm độc (xếp vào bảng độc B) và được xem là một trong 4 vị thuốc quý của đông y (sâm, nhung, quế, phụ). Nhưng để thành vị thuốc quý, người ta phải ngâm phụ tử trong một dung dịch hỗn hợp gồm nước, muối ăn và magiê clorua (MgCl2) trong 10 ngày rồi vớt ra đem phơi, tối lại đem ngâm thêm 5 – 6 ngày. Sau đó phơi khô sẽ được vị thuốc diêm phụ (tức phụ tử muối, sinh phụ tử).

Phụ tử có tác dụng hồi dương cứu nghịch, bổ hỏa, trợ dương, trục phong hàn, trừ thấp khí, dùng chữa ra nhiều mồ hôi, trụy mạch, chân tay tê bại do phong hàn thấp, dương hư sợ lạnh, ngực bụng lạnh đau, thận dương suy, tả lụy lâu ngày, thủy thũng. Những người bị tình trạng âm hư dương thịnh, phụ nữ có thai không nên dùng.

Dùng 3-4 g ô đầu ngâm rượu xoa bóp. Phụ tử (chế) dùng 4-12 g dạng thuốc sắc. Lưu ý, hiện trên thị trường dược liệu, hai vị thuốc ô đầu và phụ tử phần lớn phải nhập từ Trung Quốc.

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc

Thành phần hóa học chính trong ô đầu và phụ tử là ancaloit có tên là aconitin, chiếm 90%. Aconitin nguyên chất là một chất độc mạnh. Với liều 1 mg có thể gây ngộ độc nặng, liều 2-3 mg đủ làm chết một người trưởng thành. Bệnh nhân ngộ độc aconitin ban đầu cảm thấy bần thần với triệu chứng tê lưỡi, tê các ngón tay, ngón chân, tay chân lạnh buốt rồi không đứng được, cảm giác khuỵu xuống, hoa mắt chóng mặt, vã mồ hôi, nói khó, chảy nước dãi, tiêu chảy, buồn nôn, ngực tức, da lạnh, tim đập nhanh... Xét nghiệm máu thấy rối loạn điện giải, thông thường giảm kali, can-xi, suy chức năng gan, thận.

Bánh chưng là một loại thuốc quý

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiChất diệp lục của lá dong làm bánh chưng có màu xanh đặc biệt, ưa nhìn dễ ngửi. Đồng thời lá dong có tác dụng giải tửu độc, nhuận tràng, tiêu thấp nhiệt.

Xét về mặt y dược học thì bánh chưng là một dược liệu quý giá, đơn giản, dễ kiếm, lại rất tự nhiên bởi nó vừa là thuốc, vừa là món ăn.

Tại sao vậy?

Bánh chưng điều hòa được âm dương, lưu thông được khí huyết, giải trừ được bệnh tật (theo tiên sinh lương y họ Ngô) mà tác giả Mạnh Khang đã ghi lại lý giải điều đó như sau:

Gạo nếp chín nhừ trong thủy, hỏa có công năng kiện tỳ, trợ tiêu hóa, bổ cả tỳ dương và cả tỳ âm.

Thịt lợn tính bình hòa có hàm lượng dinh dưỡng cao, mỡ lợn tính ôn nhuận làm trơn tru, hoạt tràng vị và tăng cường thế ôn, chống cự hàn tà.

Hành củ còn gọi là thông bạch, có tác dụng hành khí tiêu thực, hoạt huyết, giảm thống và giải được tà khí phong hàn.

Đậu xanh dưỡng can giải độc, sáng mắt và thư cân hoạt lạc.

Hạt tiêu ấm tì vị, trợ bệnh môn hỏa, thông tam tiêu, tiêu thực và sát trùng.

Tinh dầu cà cuống phương hướng khai khiếu, tỉnh tì, gây cảm giác ngon miệng.

Chất diệp lục của lá dong làm bánh chưng có màu xanh đặc biệt, ưa nhìn dễ ngửi. Đồng thời lá dong có tác dụng giải tửu độc, nhuận tràng, tiêu thấp nhiệt. Nhân dân ta hay dùng lá dong khi có ai quá chén say sưa, thì mang lá dong sấy sắc nước cho họ uống, kịp thời giải tửu độc ngay, công hiệu lạ lùng.

Chính vì có sự điều hòa 5 vị trong một món ăn mà tăng thêm khẩu vị ngon, bồi dưỡng sức khỏe. Đó chính là giữ được mức quân bình của ngũ hành sinh khắc chế hóa trong cơ thể, là cách khéo vận dụng ngũ hành để lặp lại thăng bằng âm dương. Lá dong có tính bình can, thông đại trạng, trừ thấp tiêu viêm, mùi thơm của nó thanh được uế khí. Thật là một pháp công bổ kiêm thi, hàn nhiệt tịnh dụng nhất âm, nhất dương chi vị đạo, dẫn đến toàn chân nhất khí.

Theo KTĐT