Lưu trữ cho từ khóa: trị sỏi

Bệnh sỏi thận rất dễ tái phát

Bệnh sỏi thận có nhiều cách chữa như uống thuốc để làm tan sỏi, tán qua da, phẫu thuật. Tuy nhiên, có đến 60% số bệnh nhân xuất hiện sỏi trở lại sau đó.


Nguyên nhân gây sỏi thận. Sỏi thận hình thành do lượng nước cung cấp cho cơ thể hàng ngày, hay nồng độ các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho tăng cao. Những chất này lắng đọng trong đài, bể thận và kết thành sỏi. Những viên nhỏ có thể tự ra ngoài theo nước tiểu mà không gây triệu chứng gì. Những viên lớn hơn có thể vẫn di chuyển được theo dòng nước tiểu nhưng gây đau đớn và chảy máu đường tiết niệu, hay mắc lại ở những chỗ hẹp của niệu quản, gây viêm tắc niệu quản.

Có những viên sỏi nằm lại trong đài bể thận hoặc trong bể thận rồi phát triển to dần, choán hết đài bể thận, gây ra những tai biến nghiêm trọng làm huỷ hoại thận và các chức năng của cơ quan này. Sỏi thận có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn nên rất dễ làm tổn thương thận tạo nên những vết sẹo, dẫn đến suy thận.

Khi thấy đau là sỏi đã lớn. Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng nên bệnh nhân thường không biết mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi lớn lên gây đau đớn, hay đi tiểu ra sỏi mới biết.

Nhiều cách chữa nhưng hay tái phát. Bệnh sỏi thận có nhiều cách chữa như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, phẫu thuật, uống thuốc làm tan sỏi. Tuy nhiên hơn 60% số người từng bị sỏi thận sẽ bị tái phát, do đó việc ngăn ngừa tái phát sỏi sau điều trị là rất quan trọng.

Làm gì để tránh tái phát. Để ngăn chặn sự hình thành sỏi mới, cần loại bỏ các nguyên nhân hình thành sỏi thận như uống nhiều nước, giảm lượng thức ăn giàu oxalat, canxi như các loại quả hạnh nhân, sô cô la, nước chè, rau chân vịt, dâu tây. Ăn ít chất đạm động vật nếu bị sỏi acid uric.

Ngoài ra có thể uống một một số loại thuốc giúp kiểm soát lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu như thuốc cốm trị sỏi thận Sirnakarang. Từ nhiều năm nay, các thầy thuốc đã sử dụng Sirnakarang trong điều trị sỏi cho rất nhiều bệnh nhân. Phần lớn bệnh nhân sử dụng đều cho thấy hiệu quả điều trị rõ rệt như: giảm kích thước sỏi thận, giảm các cơn đau quặn thận, giảm các biến chứng do sỏi thận gây ra.

Thuốc cốm Sirnakarang chứa cao Kim Tiền Thảo có tác dụng lợi tiểu, pha loãng dòng nước tiểu, làm ngưng sự gia tăng kích thước của hòn sỏi, đồng thời hòa tan sỏi theo cơ chế “nước chảy đá mòn”. Sirnakarang có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, làm giảm sự phù nề của niệu quản, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi di chuyển xuống dưới và đái ra ngoài. Đông y gọi đó là tác dụng bài thạch lâm thông (tống sỏi ra ngoài và thông đường niệu). Với tác dụng đa cơ chế đó, Sirnakarang ngăn ngừa sự hình thành sỏi từ mầm mống ban đầu, bào mòn, phá vỡ sỏi cũ và tống chúng ra ngoài, ngăn ngừa tái phát sỏi. Sirnakarang giúp giảm sự đau đớn khi sỏi di chuyển và ngăn ngừa các biến chứng nhiễm khuẩn do sỏi gây ra. Sirnakarang được bào chế dạng cốm dễ hấp thu nên cho hiệu quả cao hơn các dạng bào chế khác. Thuốc cốm Sirnakarang được sản xuất theo tiêu chuẩn GMP-Who và được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Sỏi thận, sỏi đường tiết niệu dễ tái phát, do đó cần tuân thủ chế độ sinh hoạt đủ nước, giảm lượng thức ăn giàu oxalat, canxi, đạm động vật,... Thay đổi môi trường sống cũng là một trong những phương pháp phòng tránh sỏi đường tiết niệu hiệu quả mang lại cho bệnh nhân một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Thanh Vân.

ĐT tư vấn: 0436686226 - 04.66756717 Website: www.nhatha.vn

Meo.vn

Bị tiểu đường nên biết đến trái sa kê

Lá sa kê có thể phối hợp với một số vị thuốc khác trị sỏi thận, gút, tiểu đường, tăng huyết áp...

Sa kê tên khoa học là Artocarpus altilis, thuộc họ dâu tằm (Moraceae) là loại cây được trồng nhiều ở miền Tây Nam bộ nước ta. Các bộ phận như trái, rễ, lá, vỏ và nhựa của cây sa kê có nhiều dược tính nên được sử dụng làm thuốc trị bệnh.

Theo Đông y, cây sa kê có tác dụng tốt đối với một số bệnh về chuyển hóa. Cụ thể: Thịt của trái sa kê có tác dụng bổ tỳ, ích khí; hạt sa kê thì bổ trung ích khí, lợi trung tiện; vỏ cây có tác dụng sát trùng tiêu viêm, tiêu độc, dùng để trị ghẻ; nhựa cây sa kê pha loãng trị tiêu chảy, lỵ; rễ sa kê có tính làm dịu, sát khuẩn, dùng để trị ho, hen suyễn, các chứng rối loạn dạ dày, đau răng hay bệnh về da rất hiệu quả; lá sa kê phối hợp với lá đu đủ non tươi, giã với vôi để đắp trị mụn nhọt.Lá sa kê có thể phối hợp với một số vị thuốc khác trị sỏi thận, gút, tiểu đường, tăng huyết áp...

http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2011/20111027-150103-1-IMG-3801.jpeg

Trong dân gian còn sử dụng lá sa kê để trị phù thũng hay viêm gan vàng da bằng cách lấy lá già (còn tươi) nấu uống. Lá sa kê còn có thể phối hợp với một số vị thuốc khác trị sỏi thận, gút, tiểu đường, tăng huyết áp...

Dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc trị bệnh từ cây sa kê.

- Chữa viêm gan vàng da: Lá sa kê tươi 100g, diệp hạ châu tươi 50g, củ móp gai tươi 50g, cỏ mực khô 20 – 50g. Nấu chung, lấy nước uống trong ngày.

- Trị đau răng: Lấy rễ cây sa kê, nấu nước ngậm và súc miệng.

- Trị bệnh gút, sỏi thận: Dùng lá sa kê già (còn tươi) 100g, dưa leo 100g, cỏ xước khô 50g, cho 3 thứ vào nồi nấu lấy nước uống trong ngày.

- Trị chứng tăng huyết áp dao động: Dùng lá sa kê vàng (vừa rụng) 2 lá, rau ngót tươi 50g, lá chè xanh tươi 20g, nấu chung lấy nước uống trong ngày.

- Trị tiểu đường týp 2: Lấy lá sa kê già 100g (khoảng 2 lá), quả đậu bắp tươi 100g, lá ổi non 50g, cho vào nồi nấu lấy nước uống hằng ngày.

Lưu ý, chỉ nên dùng lá sa kê sắc uống trong trường hợp phù thũng, bí tiểu hoặc viêm nhiễm, còn bình thường không nên uống thường xuyên, nhất là uống quá nhiều sẽ không có lợi, bởi vì ngoài tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, lá sa kê còn chứa độc tính nhất định.


Meo.vn (Theo NNVN)

Rau ngò ôm

Rau ngò ôm, ngò gai là cặp rau thơm đi kèm nhiều nhất trong các món ăn Việt Nam như canh chua, lẩu, phở, chân giò giả cầy...

Ngò ôm mọc dễ dàng trong môi trường nóng và nhiều nước, như trong ruộng lúa. Chúng mọc nổi trên mặt nước nhưng cũng có thể trồng trên cạn nếu tưới nhiều nước; khi đó rau mọc thành bụi, thu hái toàn cây quanh năm. Ngò ôm có hương vị nằm giữa chanh và thì là. Rau ngò ôm chứa tinh dầu có thành phần flavonoid và tanin nên có tính kháng khuẩn và chống oxy hóa cao.



Trong y học cổ truyền, ngò ôm được dùng để chữa trị sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, làm thuốc lợi tiểu, chữa những cơn đau thắt bụng. Có thể dùng tươi hoặc phơi sấy khô làm thuốc. Một số nghiên cứu dược học tại Việt Nam cho thấy rau ngò ôm có độc tính không đáng kể và độ sử dụng an toàn khá cao, có tác dụng lợi tiểu, giãn cơ, chống co thắt. Theo GS Đỗ Tất Lợi, rau ngò ôm ngoài những tác dụng trị liệu kể trên còn được dùng để đắp lên vết thương, vết loét. Ngày dùng 10-16g dưới dạng thuốc sắc hay viên hoàn.

Lưu ý: Rau ngò ôm có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm và rối loạn tiêu hóa, vì thân rau có nhiều lông và thường mọc ở ao hồ bị nhiễm bẩn, rất khó rửa sạch để diệt hết vi khuẩn.

Meo.vn (Theo TNO)

Câu chuyện về cây diệp hạ châu

Tác giả : BS. QUÁCH TUẤN VINH (Tham khảo tài liệu trên Internet)
Nicole Maxwell, tác giả cuốn Witch Doctor?s Apprentice, được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1961 trên cơ sở những nghiên cứu được tiến hành từ năm 1950 tại Peru, đã coi Chanca Piedra như một dược liệu quan trọng nhất để chữa bệnh. Bà Nicole Maxwell thường xuyên gặp gỡ các pháp sư và những người Ấn Ðộ ở vùng sông Amazon. Thời gian sau đó, bà được gặp một người Ðức đã từng sử dụng Chanca Piedra trong chữa bệnh tại Ðức. Ông ta nói rằng có tới 94% bệnh nhân của mình được hỏi đều cho biết sỏi thận đã hoàn toàn loại trừ sau 1-2 tuần điều trị. Tuy nhiên vài giờ sau khi loại bỏ được sỏi thận, một vài bệnh nhân đã bị chuột rút. Những thầy thuốc khác đã phỏng vấn những bệnh nhân được Nicole Maxwell cho sử dụng Chanca Piedra. Họ đều nói rằng có thể sử dụng vào bất cứ thời gian nào và không xảy ra tác dụng phụ gì.
CHANCA PIEDRA LÀ CÂY THUỐC GÌ?

Ðó chính là cây Phyllanthus ninuri, một cây thuốc cùng họ với cây Phyllanthus amarus mà dân ta gọi là diệp hạ châu đắng, còn cây diệp hạ châu ngọt được gọi với tên Phyllanthus urinaria..., cũng đã trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam dưới tên gọi dân dã là chó đẻ răng cưa, hoặc mỹ miều hơn là diệp hạ châu (ngọc dưới lá).

Những cây thuốc cùng họ Euphorbiaceae cũng được tìm thấy ở nhiều quốc gia trên thế giới, và người ta cho rằng đây là một dược thảo phổ biến ở các nước nhiệt đới. Tại Ấn Ðộ, theo mô tả của các nhà khoa học, cây thuốc này có thể cao từ 30-60cm và có hoa màu vàng. Ngoài ra còn được tìm thấy ở các nước khác như Trung Quốc (Phyllanthus urinaria), Cu Ba, Nigeria, Guam, Philippines... Toàn bộ cây được sử dụng làm thuốc, có tác dụng giảm đau, chữa viêm gan... Các nhà khoa học đã chứng minh đây là một cây thuốc mang lại nhiều ích lợi cho sức khỏe con người.
NHỮNG CÔNG DỤNG CỦA CÂY DIỆP HẠ CHÂU

Tại Pháp, Chanca Piedra còn được sử dụng điều trị sỏi thận, sỏi mật. Sản phẩm của Chanca Piedra gọi là Pilosuryl, được bán như một thuốc lợi tiểu. Chanca Piedra có thể sử dụng kéo dài nhằm khôi phục chức năng bình thường của gan và giải độc cơ thể (do gan có chức năng thải độc, chống độc cho cơ thể). Việc ăn các thức ăn có nhiều bơ, sữa, thịt, đường, thức ăn nhanh, hóa chất sát trùng, uống nước tiệt trùng bằng Clo, nước chứa ký sinh trùng, sử dụng thuốc tránh thai ở phụ nữ trẻ và hormone ở phụ nữ mãn kinh, điều trị bằng các hormone steroid, hóa trị liệu điều trị ung thư, sử dụng thuốc chữa bệnh tim mạch và ngăn ngừa chống loãng xương... cũng chính là những nguyên nhân thường gặp gây tổn hại cho gan.

Một nghiên cứu được tiến hành tại trường Ðại học Dược Santa Catarina (Brazil) vào năm 1984 về Chanca Piedra đã phát hiện có một alkaloid là phyllan thoside. Alkaloid này có tác dụng chống co thắt mạnh. Phyllanthoside có tác dụng chống co thắt cơ vân và cơ trơn, do vậy có thể giải thích được hiệu quả chữa bệnh của nó trong điều trị sỏi thận, sỏi mật.

Các nhà nghiên cứu Brazil cũng khám phá tác dụng giảm đau mạnh và bền vững của vài giống Phyllanthus, bao gồm Phyllanthus niruri. Trong một cuốn sách có tựa đề "Cats claw, cây leo chữa bệnh" của Peru, tác giả Kenneth Jones đã dành hẳn một chương mục để nói về Chanca Piedra. Chúng ta biết rằng, morphin là một thuốc giảm đau gây nghiện cổ điển nhất trên thế giới và indomethacin cũng là một thuốc chống viêm, giảm đau. Thế nhưng, trong các cuộc thử nghiệm, Phyllanthus niruri có tác dụng giảm đau mạnh hơn indomethacin gấp 4 lần và mạnh hơn 3 lần so với morphin!

Tác dụng giảm đau của Phyllanthus đã được các nhà khoa học Brazil cho là do acid gallic, ester ethyl và hỗn hợp steroid như beta sitosterol và stigmasterol. Từ những năm 1960 đã có thông tin nói về Chanca Piedra. Những nghiên cứu của Brazil và Ấn Ðộ trước hết được áp dụng trên những người bản xứ. Trong một vài nghiên cứu khác đã được báo cáo, người ta không thấy có sự khác biệt nào của Phyllanthus niruni và Phyllanthus amarus vì các hoạt chất của 2 cây này là giống nhau. Trong thực tế, các nhà khoa học cho rằng nó chỉ là một loại cây với hai tên gọi khác nhau mà thôi. Tác dụng chống co thắt của Chanca Piedra trong nghiên cứu giữa năm 1980 của các nhà khoa học Brazil đã giải thích tác dụng điều trị sỏi thận và sỏi bàng quang trong dân gian của cây thuốc này.

Những Alkaloid của Phyllanthus có tác dụng làm giãn cơ, đặc biệt là đối với cơ quan bài tiết. Các nhà nghiên cứu phỏng đoán nó có tác dụng làm mòn sỏi ở đường tiết niệu (thận và bàng quang). Nghiên cứu của Nhật Bản và Ấn Ðộ trong năm 1980 đã xác định những tác dụng điều trị của Chanca Piedra đối với bệnh gan là do tác dụng của các hoạt chất phyllanthin, hypophyllathin và triacontanal. Glycoside được tìm thấy trong Chanca Piedra đã ức chế men Aldose reductase (AR), do các nhà nghiên cứu Nhật Bản kết luận thông qua một nghiên cứu tiến hành vào những năm 1988-1989. Còn vào các năm 1994-1995, các nhà khoa học Brazil đã phát hiện tác dụng giảm đau của Chanca Piedra. Trong một ghi chú đặc biệt, cuối những năm 80, Break Stone đã gây được sự chú ý đối với toàn thế giới về tác dụng chống virus viêm gan B của cây thuốc này.

Những thử nghiệm lâm sàng trên trẻ em với bệnh viêm gan truyền nhiễm bằng một thuốc chứa Phyllanthus amarus của Ấn Ðộ đã cho kết quả hứa hẹn trong cả Invivo và Invitro. Nghiên cứu Invitro về sự ức chế virus viêm gan B của Break Stone được báo cáo tại Ấn Ðộ vào năm 1982. Trong nghiên cứu trên Invivo, Break Stone cũng đã loại trừ virus gây bệnh viêm gan B ở những động vật có vú trong 3-6 tuần.

Những nghiên cứu khác tiến hành vào những năm 1990-1995 đã cho thấy Chanca Piedra có tác dụng chống lại virus viêm gan B.

Chúng ta cũng biết rằng virus viêm gan B không chỉ tồn tại trong giai đoạn cấp tính mà còn tồn tại trong cơ thể và có thể tiến tới gây ung thư gan. Các nghiên cứu cho thấy có tới 90% bệnh nhân bị ung thư gan đã từng mắc bệnh viêm gan virus B và đây quả là một điều đáng sợ! Phyllanthus niruri và Phyllanthus amatrus đã cho thấy các dược chất tự nhiên không độc mà nó chứa đựng có tác dụng đối với virus viêm gan B.

Cây thuốc này còn có tác động tới cả hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi mà AIDS trở thành đại dịch nguy hiểm trên thế giới và cho tới nay việc điều trị vẫn còn là một thách thức đối với khoa học, thì những nghiên cứu gần đây nhất của Break Stone đã phát hiện tác dụng chống virus HIV của cây thuốc này. Vào năm 1992, các nhà khoa học Nhật Bản cũng đã khám phá tác dụng ức chế sự phát triển HIV-1 của Phyllanthus niruri thông qua sự kìm hãm quá trình nhân lên của virus HIV với cao lỏng của cây thuốc. Trong một nghiên cứu khoa học được tiến hành vào năm 1996, Viện nghiên cứu Dược học Bristol Myezs Squibb cũng đã chiết xuất được ít nhất một hoạt chất có tác dụng này và người ta đã đặt tên nó là "Nuruside".
DIỆP HẠ CHÂU CÓ ÐỘC TÍNH KHÔNG?

Người ta không gặp bất cứ độc tính nào ngoại trừ hiện tượng gây chứng chuột rút trong thời gian sử dụng thuốc. Nếu có hiện tượng chuột rút thì cần giảm 1/2 liều điều trị, thuốc đảm bảo an toàn ở phụ nữ có thai.

(ykhoanet.com)

Chữa sỏi mật bằng y học cổ truyền

Tôi nghe nói, bệnh sỏi mật có thể chữa bằng y học cổ truyền, nhờ Báo Thanh Niên tư vấn giúp một vài cách chữa bệnh này theo y học cổ truyền. Tôi biết ơn nhiều! Nguyễn Ngọc Phương Dung (huyện Long Thành, Đồng Nai)

- Trả lời: Sỏi mật thường có các triệu chứng: đau bụng vùng hạ sườn phải, đau lên vai phải; sốt cao liên tục có rét run; vàng da, có thể có ngứa; có thể có gan to, túi mật to… Sỏi mật có thể gây ra các biến chứng như: viêm túi mật cấp, viêm màng bụng mật, viêm đường mật, túi mật tích nước, xơ gan ứ mật. Tây y điều trị sỏi mật bằng nội khoa, hoặc ngoại khoa (phẫu thuật) – nếu đau dữ dội hoặc tái phát nhiều lần thì phẫu thuật cắt bỏ túi mật hoặc mổ ống mật chủ yếu lấy hết sỏi và sau đó dẫn lưu.

Ngoài ra, sỏi mật có thể điều trị bằng y học cổ truyền. Tùy theo thể bệnh mà có những bài thuốc trị khác nhau, chẳng hạn: Sỏi mật do can đởm khí trệ (triệu chứng: sườn phải đau quặn từng cơn, lan sau lưng lên vai, có sốt rét ở mức độ nhẹ, miệng đắng không muốn ăn, buồn nôn hoặc nôn…) thì dùng bài thuốc gồm: sài hồ 6g, chỉ xác 9g, bạch thược 9g, xuyên khung 6g, hương phụ 9g, cam thảo 3g, xuyên luyện tử 9g, diên hồ sách 9g, kim tiền thảo 30g. Còn sỏi mật do can đởm thấp nhiệt (triệu chứng: sườn phải trướng đau kéo dài hoặc có cơn lan lên vai, sốt cao sợ rét, miệng đắng họng khô, buồn nôn…) thì dùng bài thuốc gồm: kim tiền thảo 60g, nhân trần 15g, uất kim 9g, chỉ xác 9g, mộc hương 9g, hổ tượng căn 9g, bồ công anh 30g, liên kiều 12g, diên hồ sách 9g, kê nội kim 6g. Sỏi mật do huyết ứ nhiệt kết (triệu chứng: sườn phải nhói đau kéo dài nhiều ngày, sốt, rét, đêm nặng hơn, vùng đau có thể sờ thấy u cục, bụng trướng, đại tiện táo…), thì dùng bài thuốc gồm: đào nhân, mang tiêu 9g (chiêu), diên hồ sách 9g sinh hoàng 9g (cho sau) – mỗi thứ 9g, cam thảo 6g, nhân trần 12g, kim tiền thảo 30g. Sỏi mật do nhiệt độc nội thịnh (triệu chứng: bụng sườn quặn đau trướng đầy, sốt cao rét run, đại tiện táo, tiểu tiện đỏ, ra nhiều mồ hôi, chất lưỡi đỏ sẫm…) thì dùng bài thuốc: nhân trần 15g, sơn chi 9g, đại hoàng 6g, kim ngân hoa 9g, liên kiều 12g, đan bì 9g, xích thược 9g.

Các bài thuốc trên, sắc uống mỗi ngày 1 thang.

ST

Điều cần biết về sỏi thận

Sỏi thận là bệnh do các viên sỏi được tạo thành trong thận gây nên với những biểu hiện dữ dội như cơn đau quặn thận và các biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn, suy thận cấp hoặc mạn tính.

Sỏi được tạo thành trong thận với nhiều kích cỡ khác nhau, từ cỡ nhỏ như những hạt cát tới sỏi lớn bằng quả trứng. Có những sỏi nhỏ tự ra ngoài qua đường tiểu, nhưng cũng có sỏi thận lớn gây đau đớn và không thể tự ra được nếu không có sự can thiệp của thầy thuốc.

Nguyên nhân tạo sỏi là gì?

Vì có những rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, sỏi thận hình thành do lượng nước tiểu quá ít (mất nước do uống ít nước hoặc lao động quá sức), hay nồng độ các chất khoáng tăng cao trong nước tiểu. Các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt-pho lắng đọng trong đài, bể thận kết thành sỏi.  Nếu sỏi nhỏ (nhỏ hơn hay như hạt cát) có thể tự ra ngoài trong quá trình bài tiết nước tiểu mà không gây triệu chứng gì. Nhưng với sỏi lớn, tùy theo kích thước nhỏ to mà xảy ra các trường hợp: di chuyển theo dòng nước tiểu ra ngoài được nhưng có thể gây đau đớn và chảy máu đường tiết niệu; mắc lại ở những chỗ hẹp của niệu quản gây viêm tắc niệu quản; sỏi nằm lại trong đài bể thận, hoặc trong bể thận rồi phát triển to dần choán hết đài bể thận, gây ra những tai biến nghiêm trọng làm huỷ hoại thận và các chức năng của thận. Do sỏi thận có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn nên rất dễ làm tổn thương thận tạo nên những vết sẹo trong thận, dẫn đến  suy thận. Có 4 loại sỏi thận chính:

- Sỏi canxi là loại phổ biến nhất, khoảng 80-90% sỏi thận là canxi oxalat và canxi phosphat. Lượng canxi dư thừa trong cơ thể được đào thải qua thận, do nồng độ quá nhiều khó có thể hòa tan trong nước tiểu, nó sẽ kết hợp với các khoáng chất khác tạo thành sỏi. Những người có lượng vitamin D cao, bị cường tuyến giáp, hay những người bị suy thận  dễ bị sỏi canxi.

- Sỏi phosphat ammonium magnesium do vi khuẩn lên men ure gây nên. Sỏi thường được hình thành sau khi bị viêm đường tiết niệu mạn tính do tạo ra enzym làm tăng lượng amoniac trong nước tiểu. Lượng amoniac nồng độ cao làm vi khuẩn có thể phát triển nhanh hơn tạo điều kiện cho sỏi khuẩn hình thành. Sỏi khuẩn thường có nhiều cạnh nhọn, với kích thước lớn làm tổn thương đến thận.

- Sỏi acid uric hình thành do quá nhiều axit uric trong nước tiểu. Khi lượng axit tăng cao, khoáng chất hình thành kết hợp với canxi và oxalat tạo nên sỏi.  Chế độ ăn giàu chất đạm động vật, người bị bệnh gút có nguy cơ bị sỏi urat cao.  

- Sỏi cystine hiếm gặp hơn. Cystine là một loại amino acid. Ở người bị bệnh xistine niệu làm cho thận không hấp thu lại xistine. Xistine không được hòa tan tốt trong nước tiểu, khi nồng độ cao sẽ tạo thành sỏi.

Biểu hiện bệnh ra sao?

Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng nên bệnh nhân thường không biết mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi gây đau đớn, hay đi tiểu ra sỏi mới biết. Khi phát bệnh có các triệu chứng sau: cơn đau thận do sỏi gây tắc bể thận và niệu quản, gây đau vùng thắt lưng, lan xuống hố chậu, bìu, kèm nôn hay trướng bụng. Có khi chỉ đau âm ỉ vùng thắt lưng do sỏi không gây tắc; Đái ra máu do sỏi gây tổn thương đường tiết niệu hay do nhiễm khuẩn gây tổn thương thận chảy máu. Bệnh nhân có thể có sốt cao 38 – 39o, và/hoặc ớn lạnh,  thận to đau, cảm giác bỏng rát, đau khi tiểu, nước tiểu đục do nhiễm khuẩn.

Chữa trị sỏi thận như thế nào?

Để điều trị sỏi thận hiệu quả thì việc xác định loại sỏi là rất quan trọng. Có nhiều cách để loại trừ sỏi thận mà không phải phẫu thuật. Uống nhiều nước, trên 2 lít một ngày có thể làm cho sỏi tự ra khi đi tiểu. Hạn chế các thức ăn chứa nhiều canxi, oxalat như sữa, pho mát, nước chè đặc; ăn ít đạm động vật nếu bị sỏi acid uric. Một số phương pháp điều trị sỏi thận có thể áp dụng:

- Tán sỏi ngoài cơ thể: Các sỏi đài bể thận nhỏ, đường kính dưới 20 mm có thể dùng năng lượng tạo nên từ sóng siêu âm chiếu qua da vào viên sỏi và phá vỡ sỏi.  Sóng siêu âm cao hay thấp sẽ tán viên sỏi ra thành nhiều mảnh nhỏ đường kính dưới 4mm để nó tự ra ngoài qua đường tiểu.

- Tán sỏi thận qua da là phương pháp đưa một máy tán sỏi vào cơ thể qua da vùng thắt lưng vào thận, viên sỏi sẽ bị tán vỡ ra nhờ sóng siêu âm và sau đó được hút ra ngoài qua ống. Phương pháp này có thể tán được những sỏi lớn, rắn ngay trong bể thận đã giãn rộng, có thể rửa sạch, lấy hết cặn sỏi và dẫn lưu bể thận qua da.  

- Phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp: sỏi lớn đường kính trên 40mm, sỏi san hô nhiều gai cạnh găm vào đài bể thận, đài bể thận giãn hay ứ nước...

Làm gì để phòng sỏi tái phát?

Khoảng hơn 50% số người đã từng bị sỏi thận sẽ bị tái phát nên cách tốt nhất là thực hiện biện pháp phòng ngừa như sau : thay đổi thói quen sinh hoạt, nên uống đủ nước (khoảng 2 đến 3 lít nước mỗi ngày); giảm lượng thức ăn chứa nhiều oxalat, canxi như các loại quả hạnh nhân, sô cô la, nước chè, rau chân vịt, dâu tây, ăn ít chất đạm động vật nếu bị sỏi acid uric; uống một số loại thuốc giúp kiểm soát lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu;  người bị sỏi thận do tuyến giáp tiết ra nhiều hormon cần điều trị triệt để bằng phẫu thuật tuyến giáp.

Theo Sức Khỏe&Đời Sống

Nguy hiểm với những biến chứng của sỏi thận

Sỏi thận là bệnh do các viên sỏi được tạo thành trong thận gây nên với những biểu hiện dữ dội như: cơn đau quặn thận và các biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn, suy thận cấp hoặc mạn tính.

Sỏi được tạo thành trong thận với nhiều kích cỡ khác nhau, từ cỡ nhỏ như những hạt cát tới sỏi lớn bằng quả trứng. Có những sỏi nhỏ tự ra ngoài qua đường tiểu nhưng cũng có sỏi thận lớn gây đau đớn và không thể tự ra được nếu không có sự can thiệp của thầy thuốc.

Nguyên nhân tạo sỏi là gì?

Vì có những rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, sỏi thận hình thành do lượng nước tiểu quá ít (mất nước do uống ít nước hoặc lao động quá sức), hay nồng độ các chất khoáng tăng cao trong nước tiểu. Các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt-pho lắng đọng trong đài, bể thận kết thành sỏi.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Sỏi ở đài bể thận và niệu quản.

Nếu sỏi nhỏ (nhỏ hơn hay như hạt cát) có thể tự ra ngoài trong quá trình bài tiết nước tiểu mà không gây triệu chứng gì. Nhưng với sỏi lớn, tùy theo kích thước mà xảy ra các trường hợp: di chuyển theo dòng nước tiểu ra ngoài được nhưng có thể gây đau đớn và chảy máu đường tiết niệu; mắc kẹt lại ở những chỗ hẹp của niệu quản gây viêm tắc niệu quản; sỏi nằm lại trong đài bể thận hoặc trong bể thận rồi phát triển to dần, choán hết đài bể thận, gây ra những tai biến nghiêm trọng làm hủy hoại thận và các chức năng của thận. Do sỏi thận có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn nên rất dễ làm tổn thương thận, gây nên những vết sẹo trong thận, dẫn đến suy thận. Có bốn loại sỏi thận chính:

- Sỏi canxi là loại phổ biến nhất, khoảng 80%-90% sỏi thận là canxi oxalat và canxi phosphat. Lượng canxi dư thừa trong cơ thể được đào thải qua thận, do nồng độ quá nhiều khó có thể hòa tan trong nước tiểu, nó sẽ kết hợp với các khoáng chất khác tạo thành sỏi. Những người có lượng vitamin D cao, bị cường tuyến giáp hay những người bị suy thận dễ bị sỏi canxi.

- Sỏi phosphat ammonium magnesium do vi khuẩn lên men ure gây nên. Sỏi thường được hình thành sau khi bị viêm đường tiết niệu mạn tính do tạo ra enzym làm tăng lượng amoniac trong nước tiểu. Lượng amoniac nồng độ cao làm vi khuẩn có thể phát triển nhanh hơn tạo điều kiện cho sỏi khuẩn hình thành. Sỏi khuẩn thường có nhiều cạnh nhọn, với kích thước lớn làm tổn thương đến thận.

- Sỏi acid uric hình thành do quá nhiều axit uric trong nước tiểu. Khi lượng axit tăng cao, khoáng chất hình thành kết hợp với canxi và oxalat tạo nên sỏi. Chế độ ăn giàu chất đạm động vật, người bị bệnh gút có nguy cơ bị sỏi urat cao.

- Sỏi cystine hiếm gặp hơn. Cystine là một loại amino acid. Ở người bị bệnh xistine niệu làm cho thận không hấp thu lại xistine. Xistine không được hòa tan tốt trong nước tiểu, khi nồng độ cao sẽ tạo thành sỏi.

Biểu hiện bệnh ra sao?

Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng nên bệnh nhân thường không biết mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi gây đau đớn hay đi tiểu ra sỏi mới biết. Khi phát bệnh có các triệu chứng sau: cơn đau thận do sỏi gây tắc bể thận và niệu quản, gây đau vùng thắt lưng, lan xuống hố chậu, bìu, kèm nôn hay trướng bụng. Có khi chỉ đau âm ỉ vùng thắt lưng do sỏi không gây tắc; đái ra máu do sỏi gây tổn thương đường tiết niệu hay do nhiễm khuẩn gây tổn thương thận chảy máu. Bệnh nhân có thể có sốt cao 38-39 độ, và/hoặc ớn lạnh, thận to đau, cảm giác bỏng rát, đau khi tiểu, nước tiểu đục do nhiễm khuẩn.

Chữa trị sỏi thận như thế nào?

Để điều trị sỏi thận hiệu quả thì việc xác định loại sỏi là rất quan trọng. Có nhiều cách để loại trừ sỏi thận mà không phải phẫu thuật. Uống nhiều nước (trên hai lít một ngày) có thể làm cho sỏi tự ra khi đi tiểu. Hạn chế các thức ăn chứa nhiều canxi, oxalat như: sữa, pho mát, nước chè đặc; ăn ít đạm động vật nếu bị sỏi acid uric. Một số phương pháp điều trị sỏi thận có thể áp dụng:

- Tán sỏi ngoài cơ thể: Các sỏi đài bể thận nhỏ, đường kính dưới 20 mm có thể dùng năng lượng tạo nên từ sóng siêu âm chiếu qua da vào viên sỏi và phá vỡ sỏi. Sóng siêu âm cao hay thấp sẽ tán viên sỏi ra thành nhiều mảnh nhỏ đường kính dưới 4 mm để nó tự ra ngoài qua đường tiểu.

- Tán sỏi thận qua da là phương pháp đưa một máy tán sỏi vào cơ thể qua da vùng thắt lưng vào thận, viên sỏi sẽ bị tán vỡ ra nhờ sóng siêu âm và sau đó được hút ra ngoài qua ống. Phương pháp này có thể tán được những sỏi lớn, rắn ngay trong bể thận đã giãn rộng, có thể rửa sạch, lấy hết cặn sỏi và dẫn lưu bể thận qua da.

- Phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp: sỏi lớn đường kính trên 40 mm, sỏi san hô nhiều gai cạnh găm vào đài bể thận, đài bể thận giãn hay ứ nước...

Làm gì để phòng sỏi tái phát?

Khoảng hơn 50% số người đã từng bị sỏi thận sẽ bị tái phát nên cách tốt nhất là thực hiện biện pháp phòng ngừa, như: thay đổi thói quen sinh hoạt, nên uống đủ nước (khoảng 2-3 lít nước/ngày); giảm lượng thức ăn chứa nhiều oxalat, canxi như các loại quả hạnh nhân, sôcôla, nước chè, rau chân vịt, dâu tây, ăn ít chất đạm động vật nếu bị sỏi acid uric; uống một số loại thuốc giúp kiểm soát lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu; người bị sỏi thận do tuyến giáp tiết ra nhiều hormon cần điều trị triệt để bằng phẫu thuật tuyến giáp.

Theo PLTPHCM

Trị sỏi thận bằng rau Ngổ

Rau ngổ còn gọi là cây rau om, ngổ trâu, thường mọc hoang ở ruộng nước, vùng lầy, có tác dụng trị sỏi thận, rắn cắn, đầy hơi, sổ mũi, viêm tấy đau nhức…

Theo đông y, rau ngổ có tính mát, vị chua, cay, mùi thơm, có tác dụng kháng viêm, lợi tiểu, giải độc do ngộ độc thức ăn, làm giãn cơ ruột, giãn mạch, tăng lọc ở cầu thận nên dùng để trị sỏi thận rất tốt. Ngoài ra, rau ngổ được dùng để trị chứng tiểu ra máu, băng huyết, bệnh lở ngứa ngoài da do phát ban, trị rắn cắn…

Trị viêm tấy đau nhức: lấy 1 nắm rau ngổ tươi rửa sạch, giã nát, đắp vào nơi thương tổn rất công hiệu.

Trị ho, sổ mũi: lấy 15 – 30 gr rau ngổ tươi, rửa sạch, sắc kỹ lấy nước uống hằng ngày.

Trị đầy hơi, tức bụng, ăn không tiêu: lấy rau ngổ tươi rửa sạch, mộc hương nam (mua ở các hiệu thuốc nam). Sắc 2 thứ trên với 1.000 ml nước còn 250 ml thì chia làm 2 lần, uống hết trong ngày.

Trị sỏi thận: lấy 20 – 30 gr rau ngổ tươi, rửa sạch, giã nát. Cho nước sôi để nguội vào lọc lấy nước uống hằng ngày. Kiên trì thực hiện bài thuốc này sẽ cho kết quả tốt.

Trị rắn cắn: lấy 15 – 20 gr rau ngổ tươi, 25 gr kiến cò, giã nát 2 vị trên, thêm 20 – 30 ml rượu trắng, chắt lấy nước uống, còn bã đắp vào vết cắn. Hoặc lấy 20 – 40 gr rau ngổ khô, sao vàng, sắc lấy nước uống 4 – 5 lần liền.

Theo Đất Việt

Nhiễm khuẩn tiết niệu thấp và thuốc trị

Nhiễm khuẩn tiết niệu là viêm đường tiết niệu do vi khuẩn gây nên và có thể gặp ở từng đoạn hoặc toàn bộ đường tiết niệu. Nhiễm khuẩn tiết niệu thấp khi có viêm ở niệu đạo hoặc bàng quang.

Biểu hiện của nhiễm khuẩn tiết niệu thấp bao gồm các triệu chứng tiểu buốt, tiểu dắt, có thể đái ra máu, mủ. Khi đái ra máu, mủ ở đầu bãi thường do nhiễm khuẩn tại niệu đạo, ở cuối bãi thường do nhiễm khuẩn tại bàng quang. Biểu hiện nhiễm khuẩn toàn thân có thể gai sốt hoặc sốt rét run, cũng có khi không sốt.

Điều trị: Tuỳ theo mức độ nặng hay nhẹ, tính chất cấp tính hay mạn tính và chủng vi khuẩn gây bệnh mà có những biện pháp điều trị khác nhau. Nguyên tắc chung là lựa chọn kháng sinh thích hợp, tốt nhất là dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ (tức là sau khi cấy nước tiểu hoặc máu thấy vi khuẩn gây bệnh thì đánh giá mức độ nhạy cảm của vi khuẩn với một số thuốc kháng sinh, từ đó lựa chọn kháng sinh nhạy cảm nhất, dễ hấp thu, ít tác dụng phụ nhất, sẵn có và cân nhắc cả về vấn đề kinh tế); điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ khác.

Trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu thấp thường dùng kháng sinh đường uống kết hợp với thuốc sát khuẩn tại chỗ. Các kháng sinh thường dùng có tác dụng tốt trong nhiễm khuẩn tiết niệu thấp hiện nay như nhóm quinolon: peflacin hoặc ciprofloxacin. Lưu ý không sử dụng quinolon cho phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em dưới 16 tuổi vì thuốc ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ do gây tổn thương sụn khớp. Các nhóm kháng sinh khác như cephalosporin, beta lactam cũng có tác dụng tốt. Một kháng sinh thông thường, rẻ tiền, khá thông dụng hiện nay là co-trimoxazon cũng có tác dụng trong một số trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu nhẹ, tuy nhiên tỷ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh này hiện nay khá cao. Thời gian sử dụng kháng sinh tuỳ thuộc vào chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, căn cứ từng trường hợp cụ thể mà có thể dùng liều duy nhất hay dùng kéo dài 3 – 10 ngày hay kéo dài hơn. Hiện nay hay dùng kháng sinh kết hợp với một số hoá chất như nitrofurantoin, mictasol bleu… là những thuốc đào thải gần như nguyên vẹn qua đường tiểu nên có tác dụng sát khuẩn tại chỗ.

Các biện pháp điều trị hỗ trợ khác trong bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu bao gồm uống nhiều nước thường trên 1,5 lít/ ngày, hạ sốt giảm đau, nâng cao thể trạng. Điều trị các yếu tố thuận lợi như điều trị sỏi tiết niệu (uống thuốc tan sỏi, tán sỏi qua siêu âm, phẫu thuật lấy sỏi…), điều trị u phì đại lành tính tiền liệt tuyến, điều trị các dị dạng đường niệu, điều trị các bệnh kèm theo. Điều trị các biến chứng của bệnh như suy thận, thiếu máu, tăng huyết áp… Tóm lại, nhiễm khuẩn tiết niệu là một bệnh khá thường gặp ở nam giới, nếu phát hiện sớm, điều trị tích cực có thể khỏi hẳn không để lại di chứng. Trường hợp ngược lại có thể dẫn đến suy thận mạn tính là bệnh có tiên lượng xấu.

Theo suckhoedoisong

Vị thuốc quý kim tiền thảo

Cây kim tiền thảo còn có tên gọi là mắt trâu, đồng tiền lông, vảy rồng, mắt rồng. Là cây cỏ, cao 30-50cm, mọc bò. Ngọn non dẹt và có phủ lông tơ, màu trắng. Lá mọc so le, gồm một hoặc 3 lá chét tròn dài 1,8 – 3,4cm, rộng 2 – 3,5cm, do đó có tên là đồng tiền, mặt dưới có lông trắng bạc, mặt trên có những đường gân rất rõ. Hoa màu tía, mọc thành chùm xim ở kẽ lá. Quả đậu nhỏ, giữa các hạt thắt lại.

Cây mọc hoang ở các vùng rừng núi và được trồng bằng hạt làm thuốc. Thu hái chủ yếu vào mùa hè – thu, dùng tươi, phơi hoặc sao khô.

Các nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy kim tiền thảo có tác dụng: lợi tiểu, lợi mật, kháng sinh, kháng viêm, giãn mạch, hạ huyết áp. Công dụng chủ yếu lợi mật, thông tiểu tiện, thường dùng chữa sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang, phù thũng, viêm đường tiết niệu, khó tiêu. Ngày dùng 10 – 30g dưới dạng thuốc sắc. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Cơ chế trị sỏi của kim tiền thảo được giải thích như sau: Trước hết là lợi tiểu, pha loãng dòng nước tiểu, làm ngưng sự gia tăng kích thước của hòn sỏi. Sau đó nhờ tác dụng chống viêm, kháng khuẩn mà làm giảm sự phù nề của niệu quản, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi di chuyển xuống dưới và tiểu tiện ra ngoài. Thời gian điều trị phụ thuộc vào kích thước và vị trí của sỏi trong đường tiết niệu.

Đơn thuốc sử dụng kim tiền thảo:

Chữa viêm đường tiết niệu: Kim tiền thảo 60g, mã đề, bòng bong, kim ngân hoa, mỗi vị 15g, sắc uống 1 tháng.

Chữa sỏi thận (thể thấp nhiệt): với biểu hiện người trì trệ, nước tiểu vàng hoặc đỏ, đái đục có cặn, có sỏi, đau, nặng, tức vùng thắt lưng: Kim tiền thảo 30g, quả dành dành 20g, vỏ núc nác 16g, hoa, lá mã đề 20g, xương bồ 8g, mộc thông 12g, tỳ giải 30g, cam thảo đất 16g, ý dĩ nhân 20g, quế chi 4g. Cho các vị thuốc vào ấm đất với 4 bát nước, đun nhỏ lửa, còn 2 bát, chắt ra, cho nước sắc tiếp, mỗi lần lấy 1,5 bát, trộn chung cả 3 lần, chia uống nhiều lần trong ngày. Uống liên tục 2-3 tháng.

Chữa sỏi đường mật: Kim tiền thảo, nhân trần mỗi vị 40; sài hồ, mã đề mỗi vị 16; chi tử 12g chỉ xác, uất kim mỗi vị 8g; nha đạm tử 6g, đại hoàng 4g. Sắc uống ngày một thang. Uống trong 2 tháng.

Chữa sỏi đường tiết niệu: Kim tiền thảo 40g; mã đề, tỳ giải mỗi vị 20g; trạch tả, uất kim, ngưu tất mỗi vị 12g; kê nội kim 8g. Sắc uống ngày  một thang. uống liên tục 1-2 tháng

Chú ý: Phụ nữ có thai không nên dùng. Người đau dạ dày nên uống thuốc vào lúc no.

(suckhoe&doisong)