Lưu trữ cho từ khóa: trĩ nội độ 2

Trĩ nội chảy máu, đau rát hậu môn?

Tôi 24 tuổi, bị đau rát hậu môn và chảy máu khi đi tiêu. Tôi nội soi đại tràng cách nay 2 tháng, kết quả bị trĩ độ 1, tôi uống thuốc thì triệu chứng chảy máu hết, nhưng giờ mỗi lần đi tiêu xong là hậu môn bị nóng và đau rát, giống như có con gì trong đó vậy, kéo dài khoảng 1 giờ sau mới hết. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp. (trungtha@…)

Theo mô tả của bạn, giai đoạn đầu với triệu chứng đi cầu ra máu và đã đi nội soi để loại trừ các nguyên nhân gây chảy máu khác, đúng là do bệnh trĩ nội. Trĩ nội gồm có 4 độ: 1, 2, 3 và 4. Với trĩ nội độ 1 chỉ có triệu chứng đi cầu ra máu đỏ tươi và không bị sa búi trĩ ra ngoài; trĩ nội độ 2 có triệu chứng chảy máu khi đi cầu và sa búi trĩ ra ngoài nhưng sau khi đi xong búi trĩ tự tụt vào; trĩ nội độ 3 là búi trĩ sa ra ngoài khi đi cầu, khi đi cầu xong không tự tụt vào và phải dùng tay đẩy vào; trĩ nội độ 4 là búi trĩ sa ra ngoài khi đi cầu và không thể đẩy búi trĩ tụt vào được. Bị nóng và đau rát sau đi cầu kéo dài khoảng 1 tiếng thì có thể bạn bị nứt hậu môn – có triệu chứng chảy máu khi đi cầu kèm theo là đau rát nóng kéo dài sau đó. Để điều trị dứt tình trạng này, ngoài việc uống thuốc tăng cường thành mạch và đặt thuốc vào hậu môn, bạn phải chú ý điều trị rối loạn đi cầu như tiêu chảy hay táo bón, tránh các thức ăn có nhiều gia vị cay hay thức ăn gây bón. Cần cải thiện chế độ sinh hoạt hằng ngày như không thức khuya, ăn uống điều độ về giờ giấc lẫn khối lượng…

Bác sĩ Dương Phước Hưng

Thế nào là trĩ độ 2, phương pháp điều trị?

Mẹ cháu bị trĩ, độ 2. Thế nào là độ 2 ạ? Có bao nhiêu mức độ? ở những mức độ tương ứng thì phương pháp cơ bản điều trị là gì ạ? Xin cảm ơn bác sĩ.

Ths Y học cổ truyền Phùng Gia Hợp: Thưa bạn Bùi Hà, theo cháu hỏi, bệnh trĩ hiện nay có 4 độ. Độ 1 chỉ đi ngoài ra máu. Độ 2, đi ngoài ra máu nhưng búi trĩ thập thò ở hậu môn. Độ 3, khi đi ngoài thì búi trĩ ra ngoài, khi nhét lên thì búi trĩ lại vào trong ống hậu môn và trĩ độ 4, khi đi ngoài búi trĩ ra ngoài hậu môn và khi nhét lên thì nó lại ra.

Ở mức độ bệnh của mẹ cháu thì chỉ cần điều trị bằng phương pháp nội khoa là đủ như: ăn nhiều rau, đi ngoài nhanh (đi trong 1-2 phút/lần).

Theo VOV Online

Hỏi: về bệnh trĩ nội

Tôi 24 tuổi, bị đau rát hậu môn và chảy máu khi đi tiêu. Tôi nội soi đại tràng cách nay 2 tháng, kết quả bị trĩ độ 1, tôi uống thuốc thì triệu chứng chảy máu hết, nhưng giờ mỗi lần đi tiêu xong là hậu môn bị nóng và đau rát, giống như có con gì trong đó vậy, kéo dài khoảng 1 giờ sau mới hết. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp. (trungtha@…)

Trả lời: Theo mô tả của bạn, giai đoạn đầu với triệu chứng đi cầu ra máu và đã đi nội soi để loại trừ các nguyên nhân gây chảy máu khác, đúng là do bệnh trĩ nội.

Trĩ nội gồm có 4 độ: 1, 2, 3 và 4:

+ Với trĩ nội độ 1 chỉ có triệu chứng đi cầu ra máu đỏ tươi và không bị sa búi trĩ ra ngoài;

+ Trĩ nội độ 2 có triệu chứng chảy máu khi đi cầu và sa búi trĩ ra ngoài nhưng sau khi đi xong búi trĩ tự tụt vào;

+ Trĩ nội độ 3 là búi trĩ sa ra ngoài khi đi cầu, khi đi cầu xong không tự tụt vào và phải dùng tay đẩy vào;

+ Trĩ nội độ 4 là búi trĩ sa ra ngoài khi đi cầu và không thể đẩy búi trĩ tụt vào được.

Bị nóng và đau rát sau đi cầu kéo dài khoảng 1 tiếng thì có thể bạn bị nứt hậu môn – có triệu chứng chảy máu khi đi cầu kèm theo là đau rát nóng kéo dài sau đó. Để điều trị dứt tình trạng này, ngoài việc uống thuốc tăng cường thành mạch và đặt thuốc vào hậu môn, bạn phải chú ý điều trị rối loạn đi cầu như tiêu chảy hay táo bón, tránh các thức ăn có nhiều gia vị cay hay thức ăn gây bón. Cần cải thiện chế độ sinh hoạt hằng ngày như không thức khuya, ăn uống điều độ về giờ giấc lẫn khối lượng…

Theo Bác sĩ Dương Phước Hưng/ Thanhnien Online

Cách giảm đau khi bị trĩ

Gần đây, bố tôi kêu đau hậu môn, khi đi đại tiện có khi chảy máu. Đi khám, bác sĩ nói bố tôi bị trĩ ngoại độ 2, kê đơn thuốc điều trị và dặn thực hiện chế độ ăn tránh táo bón. Xin hỏi, khi bị trĩ có cách gì để làm giảm đau hay hạn chế bệnh phát triển không?

Nguyễn Thanh Huyền (Lạng Sơn)

Bệnh trĩ được tạo ra do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn. Bệnh gặp ở nhiều người nhưng thường bị bỏ qua hay chỉ đi khám khi thấy không thể chịu nổi vì bệnh ở vùng kín đáo, người bệnh ngại đi khám, nhất là phụ nữ. Trĩ được chia làm 3 loại (trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp) và 4 mức độ (từ 1 đến 4) tùy theo triệu chứng và độ lớn của trĩ. Mỗi loại trĩ và mỗi mức độ có những biện pháp điều trị khác nhau.

Bệnh trĩ không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để trĩ chảy máu quá lâu làm thiếu máu, đôi khi bị nhiễm khuẩn hay sưng phù, thậm chí bầm tím làm đau đớn. Để giảm đau khi bị trĩ, người bệnh nên làm sạch vùng hậu môn sau mỗi lần đi đại tiện bằng nước hay giấy vệ sinh mềm, ngâm hậu môn trong nước ấm 15-20 phút, 3-4 lần/ngày.

Ngoài ra có thể dùng thuốc giảm đau hay thuốc làm mềm phân. Biện pháp tốt nhất là không nên để bị táo bón bằng cách ăn nhiều chất xơ, tránh các thức ăn cay, nóng, nên uống nhiều nước hơn người bình thường (khoảng 2,5l/ngày), không nên rặn hay ngồi lâu trong bồn cầu khi đi đại tiện, nên tập thói quen đại tiện đúng giờ.

BS.Nguyễn Hải Liên