Lưu trữ cho từ khóa: trĩ nội

Trĩ nội chảy máu, đau rát hậu môn?

Tôi 24 tuổi, bị đau rát hậu môn và chảy máu khi đi tiêu. Tôi nội soi đại tràng cách nay 2 tháng, kết quả bị trĩ độ 1, tôi uống thuốc thì triệu chứng chảy máu hết, nhưng giờ mỗi lần đi tiêu xong là hậu môn bị nóng và đau rát, giống như có con gì trong đó vậy, kéo dài khoảng 1 giờ sau mới hết. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp. (trungtha@…)

Theo mô tả của bạn, giai đoạn đầu với triệu chứng đi cầu ra máu và đã đi nội soi để loại trừ các nguyên nhân gây chảy máu khác, đúng là do bệnh trĩ nội. Trĩ nội gồm có 4 độ: 1, 2, 3 và 4. Với trĩ nội độ 1 chỉ có triệu chứng đi cầu ra máu đỏ tươi và không bị sa búi trĩ ra ngoài; trĩ nội độ 2 có triệu chứng chảy máu khi đi cầu và sa búi trĩ ra ngoài nhưng sau khi đi xong búi trĩ tự tụt vào; trĩ nội độ 3 là búi trĩ sa ra ngoài khi đi cầu, khi đi cầu xong không tự tụt vào và phải dùng tay đẩy vào; trĩ nội độ 4 là búi trĩ sa ra ngoài khi đi cầu và không thể đẩy búi trĩ tụt vào được. Bị nóng và đau rát sau đi cầu kéo dài khoảng 1 tiếng thì có thể bạn bị nứt hậu môn – có triệu chứng chảy máu khi đi cầu kèm theo là đau rát nóng kéo dài sau đó. Để điều trị dứt tình trạng này, ngoài việc uống thuốc tăng cường thành mạch và đặt thuốc vào hậu môn, bạn phải chú ý điều trị rối loạn đi cầu như tiêu chảy hay táo bón, tránh các thức ăn có nhiều gia vị cay hay thức ăn gây bón. Cần cải thiện chế độ sinh hoạt hằng ngày như không thức khuya, ăn uống điều độ về giờ giấc lẫn khối lượng…

Bác sĩ Dương Phước Hưng

Làm sao để phát hiện bệnh trĩ

Chúng ta phát hiện bệnh trĩ qua các triệu chứng thường gặp của nó. Có ba loại triệu chứng căn bản nhất được phân loại như sau.

Làm sao để phát hiện bệnh trĩ

A.TRIỆU CHỨNG TOÀN THÂN

Đa số bệnh nhân không có biểu hiện gì khác thường, vì tuy chảy máu có khi thường xuyên nhưng số lượng rất ít. Một số nhỏ bệnh nhân có triệu chứng thiếu máu. Thỉnh thoảng có những bệnh nhân thiếu máu nặng, dung tích hồng cầu dưới 10%. Tuy nhiên, khi phát hiện triệu chứng thiếu máu nặng, người ta thường chú ý đến các bệnh lý khác về huyết học hay xuất huyết tiêu hóa ở người bệnh.

B.TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG

Có 2 triệu chứng chính khiến bệnh nhân đi khám bệnh là chảy máu và sa trĩ.

1. Chảy máu: Triệu chứng này có sớm nhất và thường gặp. Lúc đầu, máu chảy rất kín đáo, tình cờ, bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau, mỗi khi đi cầu, bệnh nhân phải rặn nhiều do táo bón, máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa, cứ mỗi lần đi cầu, đi đứng nhiều hoặc ngồi xỗm thì máu lại chảy. Có khi máu chảy rất nhiều khiến bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi, máu từ búi trĩ chảy ra đông lại trong lòng trực tràng. Sau đó. Bệnh nhân mới đi cầu ra nhiều máu cục.

2. Sa trĩ: đây cũng là triệu chứng thường gặp. Tùy theo mức độ trĩ sa, mà bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Nếu trĩ sa độ 1,2 thì ko gây phiền hà nhiều. Nếu trĩ sa độ 3, bệnh nhân rất khó chịu khi đi cầu, đi đứng nhiều, làm việc nặng. nếu trĩ sa đến độ 4, bệnh nhân thường xuyên khó chịu.

3. Các triệu chứng khác: Búi trĩ có thể hoàn toàn không đau, hay bệnh nhân chỉ thấy cồm cộm, vương vướng nhưng cũng có thể gây đau thực sự và thường xảy ra khi:

- Tắc mạch: Những cục máu đông nhỏ xuất hiện bên trong búi trĩ. Khi tắc mạch, bệnh nhân không dám ngồi ngay ngắn trên ghế, mà chỉ đặt một mông trên ghế.

- Sa trĩ nghẹt: Hiện tượng này sẽ làm cho búi trĩ phù nề, có khi sưng rất to, không thể đẩy lên được làm cho bệnh nhân rất đau.

- Nứt kẽ hậu môn: Tổn thương này làm bệnh nhân rất đau (nhất là khi đi cầu), làm bệnh nhân không dám đi cầu.

- Bệnh nhân có cổ áp xe đi kèm, nằm ngay dưới lớp niệm mạc hay nằm trong hố ngồi – trực tràng… cũng gây đau. Bệnh nhân có chảy dịch nhầy ở hậu môn. Dịch nhầy này có thể do sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn, thường xảy ra khi bệnh nhân có kèm theo sa trĩ nặng, có khi là triệu chứng của bệnh lý khác như viêm trực tràng, u trực tràng… Ngoài ra, bệnh nhân bị ngứa hậu môn và quanh hậu môn do viêm da bởi các chất dịch nhầy. Triệu chứng xảy ra cũng có thể do các bệnh lý ngoài da hay hậu quả của các toa thuốc tại chỗ trong điều trị.

C.TRIỆU CHỨNG THỰC THỂ

Khi khám cho bệnh nhân, thầy thuốc có thể thấy búi trĩ nằm ở ngoài hậu môn, da xung quanh chỗ hậu môn phồng căng bóng, có thể thấy màu xanh của các tĩnh mạch nổi. Thầy thuốc có thể thấy búi trĩ sa ra khi bệnh nhân rặn mạnh. Nếu trĩ sa độ 4 thì xung quanh lỗ hậu môn có 1 vòng niêm mạc gồm nhiều búi trĩ, to nhỏ không đều, giữa các búi trĩ là các ngấn nông sâu khác nhau. Người ta còn chú ý đến các dấu hiệu khác như viêm da quanh hậu môn do sử dụng các thuốc bôi hay tọa dược gây phản ứng kích thích tại chỗ. Các chất tiết quanh hậu môn (chất nhầy hay mủ) mà nguyên nhân có thể do các bệnh lý khác như CROHN, viêm đại tràng, lậu, giang mai… Các bất thường da quanh hậu môn như chàm, ung thư bạch huyết… Trong bệnh sa trực tràng, bệnh nhân có thể bị sa niêm mạc ra ngoài vòng tròn. Khi sờ nắn vào các búi trĩ, thầy thuốc thấy mềm, ấn xẹp và có khi tắc mạch sờ có cảm giác những cục cứng nhỏ như hạt tấm, ấn rất đau.

Ngoài ra, để phát hiện bệnh trĩ, các thầy thuốc còn áp dụng phương pháp thăm khám và soi hậu môn, trực tràng.

Ds. Lê Phương

(Theo SKVN)

Bệnh trĩ thì phải điều trị như thế nào, chế độ ăn uống ra sao?

Hỏi: Thời gian gần đây, lúc đi đại tiện em đi xong rồi nhưng cảm thấy là đi chưa hết, cố gắng đi tiếp nhưng không được và khi vệ sinh thì thấy rướm máu, vài ngày gần đây khi đi thì bị đau rát ở hậu môn, rướm máu và khi vệ sinh thì thấy hậu môn giống như là bị lồi ra vậy, không biết đó có phải là biểu hiện của bệnh trĩ hay không? Nếu bị bệnh trĩ thì phải điều trị như thế nào, chế độ ăn uống ra sao? Em muốn trị bệnh bằng 1 bài thuốc nam có được không? (Khau Yen).

Đáp: Bệnh trĩ được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ. Có 2 loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại. Khi các búi trĩ nội và ngoại kết hợp với nhau gọi là trĩ hỗn hợp. Trường hợp trĩ hỗn hợp hay trĩ nội lâu ngày hợp với trĩ ngoại kéo theo niêm mạc sa xuống và xuất hiện các búi trĩ phụ tạo thành vòng tròn trĩ còn gọi là trĩ vòng. Các triệu chứng chủ yếu của bệnh trĩ là:

- Chảy máu: số lượng máu chảy có thể nhiều hay ít, thường máu đỏ tươi, chảy nhỏ giọt. Tuy vậy không hẳn bệnh nhân nào cũng có chảy máu, có những người búi trĩ rất to và lâu năm mà không có chảy máu.

- Sa búi trĩ khi bệnh nặng: búi trĩ lớn dần và tùy thuộc vào trương lực cơ thắt và hệ thống dây chằng ở hậu môn mà búi trĩ lòi ra ngoài ít hay nhiều, lúc đó người bệnh có thể có cảm giác hậu môn như bi lòi ra theo.

- Đau: thường trĩ không có biến chứng viêm tắc, sa, nghẹt thì không có đau.

- Thăm khám hậu môn trực tràng có thể thấy các búi trĩ.

Chỉ có đi cầu ra máu và những triệu chứng như bạn đã mô tả thì cũng chưa khẳng định được chắc chắn có phải bệnh trĩ hay không, vì đi cầu ra máu có thể gặp trong rất nhiều bệnh như nứt kẽ hậu môn, pôlíp, sa trực tràng, viêm loét đại trực tràng chảy máu và một số bệnh khác nữa . Vì vậy trường hợp của bạn nên được khám xét cụ thể hoặc soi hậu môn trực tràng để có chẩn đoán xác định. Nếu xác định bệnh trĩ rồi thì cũng có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, từ điều trị nội khoa, ngoại khoa hay y học cổ truyền, thuốc nam…  đều có tính chất làm mát, thanh nhiệt, hoạt huyết, hành huyết hay chỉ huyết (cầm máu). Một số thuốc được dùng như:

+ Thuốc uống: thổ hoàng liên, lá diếp cá, tô mộc, trần bì, rau má, cỏ nhọ nồi, lá vông, cam thảo nam, mộc hương, nghệ và kim tiền thảo.

+ Thuốc ngâm: hạt cau, hoàng bá, đảm phàn…

+ Thuốc bôi có các chất như thạch tín, phèn phi, thần sa, nha đạm tử, khô phàn.

Tuy nhiên, để việc dùng thuốc mang lại hiệu quả và không có biến chứng khác, bạn nên đi khám ở các cơ sở chuyên khoa để được bác sĩ hướng dẫn cụ thể.

BS Bạch Long

Em bị trĩ ngoại không đau để lâu có gây ung thư không

Chào bác sĩ, em bị trĩ ngoại, không đau gì hết, vậy em có sao không? Có cần điều trị không hay chỉ cần ăn nhiều chất xơ là được? Để lâu ngày có gây ra ung thư không ạ? (Quỳnh Nga)

Bệnh trĩ là do thành tĩnh mạch ở vùng hậu môn – trực tràng bị suy yếu không còn bền chắc dẫn đến sự  dãn quá mức gây sưng phù tạo nên búi trĩ.

Nếu búi trĩ nằm dưới cơ thắt hậu môn gọi là trĩ ngoại, có thể nhìn thấy bên ngoài. Còn trĩ nội là búi trĩ nằm trên cơ thắt hậu môn, chỉ thấy khi thăm khám hậu môn, tuy nhiên trĩ nội khi bị nặng thò ra ngoài gọi là sa búi trĩ.

Triệu chứng thường là sờ thấy khối mềm ở lỗ hậu môn, có thể chảy máu khi đi tiêu, ngứa đau rát nếu có viêm nhiễm…

Bệnh trĩ có thể đi kèm với viêm đại tràng mãn, táo bón kinh niên, bị u ở vùng trực tràng, có thai, xơ gan cổ trướng, bị viêm nhiễm vùng hậu môn trực tràng…Bệnh hay xảy ra ở người lao động nặng, ngồi đứng lâu(tài xế, hớt tóc, thợ may…).

Nếu bệnh trĩ không gây ra các biến chứng như chảy máu, tắc mạch tạo cục máu đông, trĩ sa và làm nghẹt búi trĩ, nhiễm trùng lở loét… thì không cần điều trị. Vậy trường hợp của em không có triệu chứng gì thì không cần điều trị.

Em cần có chế độ sinh hoạt phù hợp như: tránh làm việc nặng, tránh ngồi nhiều, ăn nhiều chất xơ (rau quả) uống nhiều nước, vận động thể dục thể thao, tránh táo bón, hạn chế các chất kích thích như rượu, gia vị… để phòng ngừa các biến chứng của bệnh trĩ.

Có nhiều phương pháp điều trị như thuốc uống, thuốc đặt hậu môn, tiêm xơ, thắt vòng cao su, phẫu thuật…

Trĩ không trở thành ung thư như em lo lắng. Tuy nhiên, em cũng nên đi khám, nội soi để phân biệt với bệnh lý như ung thư, polyp trực tràng – hậu môn.

Theo Alo Bác sĩ

Bệnh trĩ không ảnh hưởng đến khả năng sinh con

Tôi năm nay 31 tuổi, gần đây, tôi thấy có dấu hiệu bất thường ở hậu môn nên đi khám thì được biết bị bệnh trĩ. Hiện nay, tôi chưa lập gia đình, tôi rất muốn bác sĩ tư vấn cho tôi bệnh trĩ có ảnh hưởng đến khả năng sinh con hay không?

Trần Quang Hùng (Thái Nguyên)

Trĩ là một bệnh lý phổ biến, bệnh được tạo thành do giãn quá mức đám rối tĩnh mạch trĩ (tĩnh mạch ở vùng hậu môn). Triệu chứng của bệnh là chảy máu và sa búi trĩ. Ngoài ra, bệnh còn có những triệu chứng khác như đau khi đi đại tiện, ngứa quanh hậu môn… Bệnh trĩ được chia làm 3 loại (trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp) và 4 mức độ (từ 1 đến 4) tùy theo triệu chứng và độ lớn của trĩ. Mỗi loại trĩ và mỗi mức độ có những biện pháp điều trị khác nhau.

Bệnh trĩ không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để trĩ chảy máu quá lâu làm thiếu máu, đôi khi bị nhiễm khuẩn hay sưng phù, thậm chí bầm tím làm đau đớn, khó chịu và làm giảm chất lượng sống. Bệnh trĩ có thể nhầm lẫn với một số bệnh lý nguy hiểm khác ở vùng hậu môn trực tràng như ung thư trực tràng, polyp trực tràng… Trong thư, bạn chỉ nói mình bị trĩ nhưng chưa nói rõ ở mức độ nào (vì bạn đã đi khám bác sĩ) nên chúng tôi khó tư vấn cụ thể cho bạn biện pháp điều trị nhưng có thể khẳng định với bạn rằng bệnh trĩ chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh chứ không ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng cũng như khả năng có con của bạn.

BS. Nguyễn Hải Liên

Các biến chứng của bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể gây ra các biến chứng như tắc mạch, nghẹt, nhiễm khuẩn.

Bệnh trĩ là bệnh có tỉ lệ người mắc bệnh khá cao, nhất là những người lớn tuổi. Ở nước ngoài có khoảng hơn 50% người trên 50 tuổi mắc bệnh này.

Bệnh trĩ có thể gây ra các biến chứng như tắc mạch, nghẹt, nhiễm khuẩn.

Tắc mạch trĩ

Tắc mạch trĩ ngoại có thể là do vỡ các tĩnh mạch, tạo nên một bọc máu, hoặc là do hiện tượng đông máu ở trong lòng mạch máu. Việc rặn khi đi ngoài, khuân vác nặng, hoạt động thể thao, hậu sản… làm tăng áp lực vùng hậu môn gây sung huyết vùng hậu môn là những yếu tố thuận lợi của tắc mạch trĩ. Một vài ngày hay một vài giờ sau khi xuất hiện, bọc máu đông được bao bọc bởi một màng mỏng, dần dần dính chặt vào da phủ, khó bóc tách. Khi thăm khám thấy ở vùng rìa hậu môn có một  khối sưng màu phớt xanh, kích thước to hơn hay nhỏ hơn hạt đậu, sờ vào thấy căng. Bệnh nhân đau rát. Nếu được rạch ngay lấy cục máu đông thì bệnh nhân thấy dễ chịu ngay. Cũng có khi cục máu đông gây hoại tử phía da trên gây rỉ máu.

Tắc mạch trĩ nội ít hơn nhiều so với tắc mạch trĩ ngoại. Bệnh nhân đau ở trong sâu, có cảm giác gợn cộm như có một vật lạ nằm trong lòng ống hậu môn. Ấn tay vào thành trực tràng cảm giác được một cục cứng có ranh giới rõ rệt. Khi soi hậu môn thấy ở búi trĩ có một chỗ phồng lên màu phớt xanh. Rạch nhẹ vào khối đó có một cục máu đông bật ra.

Nghẹt

Nghẹt là khi búi trĩ hay vòng trĩ sa ra ngoài, mạch có thể bị tắc gây phù nề và do đó không thể tự thụt lại vào trong lòng trực tràng được. Nghẹt có thể một phần, một nửa hay toàn bộ chu vi hậu môn. Khi nhìn, thấy mặt ngoài của trĩ sa nghẹt là da màu xám, ở mặt trong là niêm mạc màu nâu đỏ, sưng nề, rải rác có những nốt xám đen là do hiện tượng hoại tử bắt đầu. Khi nắn, thấy có những chỗ mềm do phù nề, ấn lõm, xen kẽ với những hạt cứng là những cục máu đông. Trĩ sa nghẹt đẩy lên rất khó hay hoàn toàn không đẩy lên được, nhất là loại trĩ vòng, do phù nề nhiều hơn và do cơ vòng thắt chặt. Trĩ sa nghẹt làm bệnh nhân rất đau đớn. Trĩ sa nghẹt hoặc là đỡ sưng nề dần, và rồi có thể đẩy lên được, hoặc là bị hoại tử, lở loét và nhiễm khuẩn.

Nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn của trĩ là viêm khe, viêm nhú. Các khe, các nhú nằm trên đường lược. Biểu hiện lâm sàng của viêm khe, viêm nhú là cảm giác ngứa ngáy hay nóng rát. Thăm trực tràng làm bệnh nhân rất đau, thấy cơ vòng hậu môn thít chặt, giãn nở kém. Soi hậu môn thấy các nhú phù nề sưng to, màu trắng, các khe nằm giữa các búi trĩ bị loét nông, màu đỏ.

Theo GS.TS Nguyễn Đình Hối
Bách Khoa Thư Bệnh Học II

Meo.vn (Theo Khoemoingay)

Bệnh trĩ và cách phòng ngừa

Trĩ là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ trên hoặc tĩnh mạch trĩ dưới hay cả hai gây nên trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, nam mắc nhiều hơn nữ. Bệnh hay xảy ra ở người làm việc nhiều ở tư thế đứng hoặc tài xế, cảnh sát, chăn thú, khuân vác, nông dân, thợ may và vận động viên ở tuổi trung niên.

Triệu chứng và diễn biến bệnh trĩ

Triệu chứng thường thấy nhất là đại tiện ra máu, thường là màu đỏ tươi, xảy ra ngay sau khi đại tiện, hiếm khi trĩ gây xuất huyết ồ ạt nhưng lâu ngày có thể tạo ra thiếu máu mạn tính và nặng. Sau một thời gian thì trĩ lớn và sa, mới đầu hiện tượng sa chỉ nhiều nhất lúc đi đại tiện nhưng về sau sẽ sa liên tục. Bệnh nhân rất đau, nhất là khi ngồi hoặc di chuyển rất khó khăn. Vùng hậu môn và quanh hậu môn bị sưng phù nhiều, tách rộng ra hai bên sẽ thấy niêm mạc trĩ nội thuyên tắc nằm ở giữa. Hai màu niêm mạc trong và ngoài rất khác nhau.

Tình trạng trĩ nội thuyên tắc có thể tự khỏi. Sau vài ngày thì bệnh nhân bớt đau, bớt sưng và trĩ trở vào trong hậu môn. Sau cơn thuyên tắc, trĩ có thể bị xơ hóa, nhỏ lại và bớt chảy máu. Một vài trường hợp bị lở loét bó trĩ hoặc hoại tử từng vùng. Có khi hoại tử tạo ra áp-xe vùng hậu môn và vùng chậu.

Ðiều trị bệnh trĩ:

Quan trọng là vấn đề khám bệnh nhằm loại trừ ung thư đại tràng hay ung thư trực tràng tiềm ẩn.

Bệnh nhân bị trĩ nên dùng khẩu phần nhiều chất sợi, nhiều rau cải, trái cây và uống nhiều nước. Tránh rặn nhiều khi đại tiện, tránh khuân vác nặng.

Nên giữ vùng hậu môn cho sạch. Rửa bằng nước, không dùng giấy lau khi đi đại tiện. Không nên rửa bằng xà phòng vì dễ gây kích thích ngứa nhiều hơn. Nên ngâm hậu môn với nước ấm ngày 4 lần, mỗi lần 10 phút. Có thể đắp gạc lạnh ngày 4 lần, mỗi lần 10 phút. Nếu búi trĩ sa ra ngoài, bệnh nhân nên nhét nhẹ nhàng vào hậu môn để tránh tình trạng thuyên tắc.

Xử trí tình trạng đau phù và viêm trong các cơn trĩ cấp bằng cách bôi thuốc mỡ hoặc thuốc đạn có hydrocortisone tại chỗ. Không nên dùng quá 2 tuần lễ vì hydrocortisone có thể gây teo niêm mạc hậu môn mà cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của thầy thuốc.

Có thể điều trị trĩ bằng các phương pháp khác như nong hậu môn, thắt búi trĩ bằng dây thun, chích xơ hóa búi trĩ hoặc đốt điện, chích nước nóng…, phẫu thuật cắt trĩ áp dụng đối với trĩ độ III và độ IV. Trường hợp trĩ ngoại bị thuyên tắc nên mổ ngay lấy cục máu đông, bệnh nhân sẽ hết đau rất nhanh và phòng được biến chứng do thuyên tắc gây nên.

Bệnh nhân trĩ nên uống nước nhiều (8-10 ly mỗi ngày), nếu làm công việc phải ngồi lâu thì không được lót gối mềm dưới mông vì sẽ làm tăng hiện tượng chèn ép các tĩnh mạch.

Phòng ngừa bệnh trĩ:

Uống nhiều nước giúp phân mềm và dễ đại tiện. Ăn nhiều rau cải, trái cây sẽ giúp phân mềm, khối phân tăng thêm nhờ thế bệnh nhân bớt phải rặn và gián tiếp tránh được bệnh trĩ. Bệnh nhân cần vận động để tránh tăng áp lực trong tĩnh mạch nhất là sau khi ngồi hoặc đứng lâu. Vận động cũng giúp tránh táo bón và giảm trọng lượng nếu bệnh nhân béo phì. Tránh đứng hoặc ngồi lâu.

(BS.Thu TrangSK&ĐS)

Bài thuốc Đông y chữa bệnh trĩ

Trĩ là một bệnh mạn tính thường gặp. Bệnh do các tĩnh mạch trực tràng, hậu mô bị sa giãn và sung huyết tạo thành búi hoặc nhiều búi trĩ. Tùy theo vị trí tĩnh mạch trực tràng và hậu môn mà phân ra trĩ nội hay trĩ ngoại. Người bệnh trĩ thường có cảm giác bứt rứt khó chịu, trường hợp nặng, mắc bệnh lâu ngày người mệt mỏi, sức khỏe giảm sút.

Rau diếp cá.

Bài thuốc chữa bệnh trĩ

Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh theo Đông y là do tạng phế và đại trường thông nhau mà hậu môn thuộc về đại trường, tạng phế mạnh thì khíđầy đủ, nếu hư yếu thì hàn khí không thu liễm lại được làm cho trựctràng lòi ra, đại trường nóng cũng có thể thoát ra. Một nguyên nhân nữalà do ăn uống không điều độ, dùng rượu quá mức, ăn nhiều thức ăn béo, ngồi lâu, ít vận động làm cho thấp tụ lại, mót đi tiêu mà không đi ngay, hoặc táo bón, rặn nhiều, dương minh phủ không điều hòa, quan lạc bị bế tắc, phong nhiệt không lưu thông mà gây nên bệnh.

Tùy theo thể bệnh và mức độ bệnh tật mà có phương pháp điều trị thích hợp kể cả việc can thiệp ngoại khoa để loại bỏ búi trĩ. Xin giới thiệu một số bài thuốc Đông y để điều trị bệnh này.

Thuốc xông, rửa tại chỗ:

Theo kinh nghiệm dân gian dùng một trong những phương sau:

- Nhân hạt gấc (mộc miết tử) 40g, giã nát trộn với một ít giấm thanh rồi bọc vào vải đắp vào nơi búi trĩ.

- Lá muống biển, lá dây đau xương, thêm củ sả, một ít vỏ dừa đốt lên lấy khói xông vào nơi trĩ.

- Lá thiên lý non hoặc loại bánh tẻ 100g, đem rửa sạch giã nhỏ trộn với 10g muối, thêm 300ml nước cất, lọc qua vải gạc, rồi tẩm bông băng vào vết trĩ sau khi đã rửa sạch bằng thuốc tím, ngày 1-2 lần, làm trong vài ba ngày.

- Diếp cá 50g sắc đặc uống ngày 2 lần, bã còn lại dùng đắp vào búi trĩ.

- Xà sàng tử 40g, cam thảo 40g, tán thành bột trộn đều, ngày uống 9g chia làm 3 lần. Đồng thời nấu nước xà sàng tử xông và rửa.

Hoặc dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1: Hòe hoa 20g, kinhgiới 40g, chỉ xác 20g, ngải cứu 40g, phèn chua 12g. Cho vào nồi dùng lá chuối bọc kín, đem đun sôi độ 10 phút, chọc một lỗ thủng xông trực tiếp vào chỗ trĩ. Khi nguội dùng nước đó ngâm rửa, ngày hai lần.

Bài 2: Bạch chỉ 12g, mộcqua 18g, sinh bạch phàn 9g, rau sam 60g, ngũ bội tử 30g, xuyên tiêu12g, hòe hoa 30g, cam thảo 12g. Sắc lấy nước dùng xông rồi rửa nơi đau.

Bài 3: Nếu trĩ thoát ra bên ngoài, sưng đau dùng minh phàn 30g, đại hoàng 20g, huyền minh phấn 30g,sắc lấy nước ngâm rửa trong 15 phút, ngày 2 lần liên tục trong 3-4 ngày búi trĩ sẽ tiêu.

Thuốc uống:

- Trường hợp trĩ nội xuất huyết có khi thành giọt, màu đỏ sắc tươi, họng khô, miệng khát do nhiệt ủng, huyết ứ phải hành huyết, tán ứ, lương huyết, chỉ huyết.

Bài 1: Nụ hòe 50g, tam lăng 40g, chỉ thực 40g, tam thất 10g, thiến thảo 40g. Sắc uống ngày một thang chia làm 3 lần.

Bài 2: Sinh địa 20g, đương quy 12g, xích thược 12g, hoàng cầm 12g, địa du 12g, hòe hoa 12g, kinh giới 12g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 3: Sinh địa 12g, bạch thược 12g, trắc bá diệp 12g, hắc chi ma 12g, đương quy 8g, xuyên khung 8g, hòe hoa 8g, đào nhân 8g, chỉ xác 9g, đại hoàng 4g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 4: Nếu thiên về huyết nhiệt phải lương huyết, chỉ huyết, tán ứ và lý khí. Dùng khổ sâm 10g, hòe hoa 10g, tiểu kế 10g, sa nhân 10g, ô tặc cốt 10g, cam thảo 10g, địa du 10g, bồ công anh 20g, bạch đậu khấu 10g, bối mẫu 10g, lá sen 10g,tam thất bột 3g. Sắc uống ngày một thang.

- Trường hợp trĩ ngoại bị viêm nhiễm do thấp nhiệt, hậu môn sưng đỏ,đau, táo bón, nước tiểu đỏ, phải thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết, giảm đau.

Bài 1: Hoàng liên 12g, hoàng bá 12g, xích thược 12g, trạch tả 12g, sinh địa 16g, đào nhân 8g,đương quy 8g, đại hoàng 8g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Hòe hoa 12g, trắc bádiệp 12g, địa du 12g, chi tử sao đen 12g, kinh giới sao đen 16g, kim ngân hoa 16g, chỉ xác 8g, xích thược 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần.

- Trường hợp người lớn tuổi, trĩ ra máu lâu ngày gây thiếu máu, hoamắt, chóng mặt, ù tai, sắc mặt trắng, rêu lưỡi trắng, mỏng, người mệt mỏi, hơi thở ngắn, tự ra mồ hôi, thuộc thể khí huyết lưỡng hư, phải bổ khí huyết, thăng đề, chỉ huyết. Dùng phương “Bổ trung ích khí”: Nhân sâm 12g, đương quy 10g, bạch truật 12g, cam thảo 10g, hoàng kỳ 24g,trần bì 12g, sài hồ 12g, thăng ma 12g. Sắc uống ngày một thang.

Tùy theo tình trạng bệnh tật và sức khỏe người bệnh, có thể kết hợp vừa dùng thuốc uống tác động toàn thân vừa điều trị tại chỗ sẽ cho kết quả tốt hơn.

DSCKI. Phạm Hinh

Quả sung chữa bệnh trĩ

Trong dân gian lưu truyền kinh nghiệm dùng trái sung để chữa trị bệnh trĩ – cả trĩ nội và trĩ ngoại

Trái sung các cụ thời xưa gọi là “vô hoa quả” (quả không hoa), vì cây không thấy ra hoa mà đã có ngay quả. Nay ta biết, quả sung thực ra là một quả giả, do đế hoa tự tạo thành. Cây sung rất sai quả, quả từ gốc đến ngọn, chi chít trên cành, thành từng chùm trên thân cây và những cành to không mang lá, khi chín màu đỏ nâu.

Quả sung không những có thể dùng để ăn, mà còn có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh Túc thái âm tỳ và Túc dương minh đại tràng. Có tác dụng kiện tỳ thanh tràng (tăng cường tiêu hóa và làm sạch ruột), tiêu thũng, giải độc. Dùng chữa tiêu hóa bất lương (tiêu hóa kém), viêm ruột, kiết lỵ, đại tiện bí kết, trĩ sang (trĩ lở loét), thoái giang (lòi rom, sa trực tràng)…

Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong quả sung có nhiều chất dinh dưỡng quý, nhiều loại đường và nhiều acid hữu cơ. Đặc biệt là, trong quả sung còn xanh còn chiết xuất được những thành phần có tác dụng chống ung thư.

Đúng là, từ xưa trong dân gian có lưu truyền kinh nghiệm dùng trái sung để chữa trị bệnh trĩ – cả trĩ nội và trĩ ngoại. Kinh nghiệm dùng trái sung, vỏ cây và lá sung để chữa trĩ, cũng thấy được đề cập trong một số sách thuốc Đông y. Cụ thể, bạn có thể sử dụng như sau:

- Dùng trái sung xanh (quả chưa chín đỏ). Trái tươi hay hái khô đều được, nhưng đến mùa quả, nên hái lấy vài cân, đem phơi khô, cất đi dùng dần. Hàng ngày dùng 15 – 20 quả, lòng lợn 1 đoạn, nấu canh ăn. Món canh này có tác dụng dự phòng và điều trị khá tốt trĩ nội và trĩ ngoại. Có thể ăn liên tục đến khi khỏi bệnh. Đối với trường hợp sa trực tràng do táo bón, hàng ngày có thể dùng 5 – 10 quả, sắc lấy nước uống.

- Dùng 10 quả sung; nếu không có quả có thể dùng 1 miếng vỏ cây (cỡ 2 bàn tay, đẽo bỏ vỏ ngoài) hoặc một nắm to lá sung, nấu với 1,5 – 2 lít nước. Tối trước khi đi ngủ khoảng 30 phút nấu nước xông giang môn, khi nước đỡ nóng (nhiệt độ còn 370C – 380C) thì lấy nước rửa. Mỗi ngày rửa một lần, liên tục 8 – 10 ngày (1 liệu trình), cũng có tác dụng trị liệu tốt. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, một số trường hợp chỉ xông – rửa như vậy mà bệnh cũng khỏi.

Theo Tri thức trẻ

Bệnh trĩ – Nỗi khổ của hơn nửa dân số Việt Nam.

55% dân số Việt Nam bị các bệnh liên quan đến hậu môn, trực tràng, trong đó trĩ là bệnh hay gặp nhất, chiếm 82,8%, chưa kể một lượng lớn bệnh nhân không đến viện do tâm lý e ngại bệnh tế nhị.

Tính ra hằng ngày có đến hơn một nửa dân số Việt Nam đang âm thầm chịu đựng những đau đớn và trở ngại trong cuộc sống vì bệnh trĩ. Đó là thông tin do PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm - Chủ tịch Hội Hậu môn, trực tràng Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Hậu môn, Trực tràng BV Tràng An cho biết.

Bệnh trĩ – Chớ coi thường

Khi áp lực trong ổ bụng, áp lực trong trực tràng và trong ống hậu môn tăng cao sẽ làm cho tĩnh mạch trực tràng và hậu môn bị phình, giãn ra gây nên bệnh trĩ. Trĩ có hai loại là trĩ nội và trĩ ngoại. Một người bệnh có thể bị trĩ nội hoặc trĩ ngoại nhưng cũng có những người vừa mắc trĩ nội vừa mắc trĩ ngoại. Trong đó trĩ nội gây nhiều rắc rối cho người bệnh hơn cả vì có thể bị thòi ra ngoài, phình to gây đau đớn chảy máu khi rặn đi ngoài, chạy, nhảy, đứng lâu, ngồi lâu ho mạnh... Bệnh trĩ nội ở cấp độ nặng, búi trĩ thường xuyên thòi ra ngoài hậu môn phải dùng ngón tay đẩy lên và đẩy lên trĩ vẫn có thể thòi ra.

Bệnh trĩ - “Nỗi khổ” của hơn nửa dân số Việt Nam, Y tế - thiết bị,

Thế nhưng phần lớn người bệnh khi bắt đầu có những dấu hiệu của bệnh trĩ đều coi nhẹ bệnh này cho đến khi bệnh phát triển đến giai đoạn muộn gây chảy máu, đau đớn. Bệnh trĩ độ nhẹ không làm chết người, nhưng khi để bệnh chuyển độ nặng thi có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu bị chảy máu cấp tính không được cấp cứu kịp thời.

Chữa bệnh sớm để giải quyết triệt để và ngăn ngừa biến chứng

Tất cả những nguyên nhân làm tăng áp lực ổ bụng như táo bón, kiết lỵ, người làm việc văn phòng ngồi lâu hay  phụ nữ vừa trải qua kỳ sinh nở đều có nguy cơ bị bệnh trĩ. Do vậy những người trong nhóm “nguy cơ” này nên tự theo dõi để phát hiện bệnh kịp thời. Khi bệnh còn nhẹ, có thể áp dụng rất nhiều cách chữa bệnh như điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hay sử dụng các thuốc từ y học cổ truyền. Vừa qua ngày 14/4/2011, trong hội thảo “Phương pháp mới trong điều trị bệnh trĩ”, PGS.TS Lê Lương Đống (Phó giám đốc học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam) và nhiều chuyên gia đầu ngành đã giới thiệu một sản phẩm mới có hiệu quả toàn diện trong điều trị bệnh trĩ. Đó là Thăng trĩ Nam Dược. Thăng trĩ Nam Dược với thành phần gồm bài Bổ trung ích khí là bài thuốc điều trị trĩ kinh điển và toàn diện được sao tẩm, chế biến công phu để tăng khả năng chống táo bón và cầm máu giúp phát huy tác dụng tốt ngay cả khi bệnh đang trong giai đoạn cấp. “Trong khi Tây y áp dụng các biện pháp thủ thuật, phẫu thuật vừa đau, tốn kém, lại không phải bệnh nhân nào cũng dám lựa chọn vì sự e ngại về tâm lý thì việc tìm các thuốc Đông y như Thăng trĩ Nam Dược vừa tiện lợi lại an toàn mà có thể giúp trị bệnh tận gốc là một hướng đi mới mẻ và hoàn toàn đúng đắn.” – PGS.TS Nhâm chia sẻ trong hội thảo.

Bệnh trĩ - “Nỗi khổ” của hơn nửa dân số Việt Nam, Y tế - thiết bị,

Anh Trần Khánh Đức (ở 53 Hoàng Ngân, P. Phan Đình Phùng, Nam Định) cũng chia sẻ: “ Tôi bị bệnh trĩ đã hơn 2 năm nay, cũng do thói quen ăn uống không khoa học và ít vận động. Mới đầu chỉ là táo bón nhiều, gây khó khăn khi đi cầu và cảm giác hơi đau rát. Dần dần cảm giác đau rát ngày càng tăng, có khi ngồi ghế salon mà đau đớn tột cùng, kinh hoàng hơn là một lần đi cầu, tôi bị chảy máu, chảy xối xả không cầm lại được. Sau lần đó, tôi gầy rộc đi, người mệt lử.

Những chuỗi ngày khốn khổ đó không biết bao giờ dứt nếu không có một sự tình cờ đến với tôi. Tôi đọc được một bài viết về sản phẩm Thăng trĩ Nam dược trên một tờ báo khi đang ngồi cắt tóc. Khi biết Thăng trĩ Nam dược có nguồn gốc từ bài thuốc gia truyền với những bí quyết chế biến, sao tẩm công phu tôi thực sự rất kỳ vọng, thôi thì có bệnh thì vái tứ phương! Tôi tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng đồng thời gọi điện đến số tư vấn 0439953901 để được bác sỹ tư vấn về các biện pháp đi kèm như ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, hạn chế ăn đồ cay nóng hoặc truy cập thêm website  http://namduoc.vn/san-pham/4/4A/thang-tri-nam-duoc.aspx. Trong thời gian làm việc tôi thường dành chút thời gian đi lại, vận động quanh phòng, tập thói quen đi cầu đều đặn vào một giờ nhất định…Thật kỳ diệu là sau 2 tuần, tôi bớt chảy máu, cảm giác đau giảm nhiều. Uống hết 4 hộp thì bệnh gần như đã khỏi, tôi tăng thêm được 2 kg. Hiện giờ tôi không dám lơ là trong ăn uống và sinh hoạt nữa, thỉnh thoảng tôi vẫn dùng Thăng trĩ để phòng ngừa bệnh tái phát.”
(24H.COM.VN)