Lưu trữ cho từ khóa: trị căn bệnh

Chữa trúng phong, méo miệng bằng thuốc Nam

Khi thời tiết trong ngày thay đổi thất thường, buổi sáng và chiều tối trời se lạnh, nhiều sương hoặc mưa, gió rất dễ bị trúng gió, hay gặp nhất là trúng phong méo miệng. Xin giới thiệu một số bài thuốc Nam chữa trị căn bệnh này để bạn đọc tham khảo áp dụng.

Thuốc uống: có thể dùng một trong các bài:

Bài 1: phòng phong 10g, kinh giới 16g, tế tân 12g, thạch xương bồ 16g, nam tục đoạn 16g, tất bát 12g, cỏ xước 16g, trinh nữ 16g, ngải diệp, cát căn 16g, xuyên khung 12g, đương quy 16g, bạch thược 12g, hà thủ ô 16g, quế 8g, thiên niên kiện 10g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.


Bài 2:

đậu đen (sao thơm) 24g, xấu hổ 16g, ngải diệp 16g, kê huyết đằng 20g, thương nhĩ tử 16g, hy thiêm 16g, sài hồ 12g, rễ cúc tần 16g, ngưu tất 16g, độc lực 16g, rễ cây gấc 12g, cát căn 20g, ngũ gia bì 16g, cẩu tích 12g, bạch thược 12g, quế 10g, thiên niên kiện 10g, chích thảo 12g, đương quy 12g, câu đằng 12g, trần bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Thuốc xoa bóp: quế tốt 30g, thiên niên kiện 20g, thạch xương bồ 20g, phá cố chỉ 20g, xuyên khung 20g, cao lương khương 16g, bạch chỉ bắc 16g, tô mộc 20g. Các vị thái lát nhỏ cho vào chai thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm, sau 10 ngày là dùng được. Dùng bông thấm thuốc, xoa vào nơi bị đau.

Để tăng hiệu quả điều trị, có thể kết hợp day bấm các huyệt địa thương, giáp sa, nghinh hương, ế phong, ấn đường, ngư yêu, thái dương, tứ bạch, phong trì, hợp cốc, bấm ngày/lần, khoảng 15 - 20 phút.

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Ăn xoài ngừa ung thư vú

Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ nhiều nước.

Dưới đây là một số thực phẩm có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa và điều trị căn bệnh này.

Xoài

Ngoài vị ngọt thơm, bổ dưỡng, xoài còn chứa chất có thể phòng ngừa và điều trị ung thư vú. Một nghiên cứu của Viện nghiên cứu Agrilife (Texas, Mỹ) chỉ ra rằng ăn xoài có thể phòng ngừa và trị liệu ung thư đại tràng và ung thư vú.


Dù xoài là một loại quả quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết tác dụng của xoài trong việc chống bệnh tật. Các chuyên gia chỉ ra rằng chất chống oxy hóa trong xoài không phong phú nhưng tác dụng chống ung thư của những loại quả này lại rất hiệu quả, đặc biệt là ung thư đại tràng và ung thư vú.

Polyphenol là loại chất có sẵn trong tự nhiên và có nhiều trong xoài. Các nghiên cứu cho thấy chất này khi kết hợp với một số chất khác có thể phòng ngừa ung thư vú và ung thư đại tràng.

Xoài chứa nhiều đường, protein trong đó lượng Vitamin A và Vitamin C là tương đối lớn. Ngoài ra, xoài còn chứa những thành phần khác như chất béo và các khoáng chất. Ngoài nguồn dinh dưỡng phong phú và có tác dụng chống ung thư, xoài còn có nhiều tác dụng khác như làm đẹp da, phòng ngừa cao huyết áp và táo bón, đặc biệt hiệu quả với việc trị liệu xơ vữa động mạch.

Thực phẩm chứa Vitamin D

Ngoài quả xoài, nhiều thực phẩm có chứa Vitamin D như dầu cá, trứng và gan rất tốt cho cơ thể. Không chỉ có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng, Vitamin D còn ngừa bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tác dụng của Vitamin D đối với hệ miễn dịch.

Theo kết quả từ nghiên cứu liên quan đến công dụng của vitamin D, các nhà khoa học cho biết tăng cường sử dụng Vitamin D có thể làm giảm 25% nguy cơ ung thư vú và hơn 30% nguy cơ ung thư ruột.

Vitamin D có thể được hấp thụ qua da khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, song các chuyên gia khuyên chúng ta không nên lạm dụng việc này để hấp thụ Vitamin D bởi phơi nắng rất dễ gây ung thư da.

Meo.vn (Theo Vietnamnet)

Điều trị u xơ tử cung bằng chế độ ăn uống

U xơ tử cung là khối u lành tính phát triển trong lớp cơ của tử cung. Vì vậy việc chữa trị căn bệnh này không quá khó khăn.

Thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp điều trị u xơ và cải thiện sức khỏe ‘vùng kín’ của chị em. Vậy những người mắc u xơ tử cung cần một chế độ ăn uống thế nào cho phù hợp?

Tăng việc ăn uống đậu nành

Tăng cường tiêu thụ các sản phẩm từ đậu nành và hạt lanh là cách rất tốt để kiểm soát u xơ tử cung. Trong những loại thực phẩm này có chứa phytoestrogen có tác dụng giúp cho việc sản xuất estrogen trong cơ thể được điều hòa.

Bổ sung vitamin K

Vitamin K có công dụng thúc đẩy hiện tượng máu đông và giảm hiện tượng kinh nguyệt ra quá nhiều ở chị em phụ nữ đến thời kỳ 'đèn đỏ'. Đây lại là nguyên nhân chủ yếu gây ung thư tử cung. Bạn có thể bổ sung thêm vitamin K bằng cách ăn những loại rau có nguồn gốc từ biển và uống thêm viên nang bổ sung.

Điều trị u xơ tử cung bằng chế độ ăn uống, Sức khỏe, u xo tu cung, u xo, suc khoe, benh u xo tu cung, chua benh u xo tu cung,

Ăn nhiều rau xanh có tác dụng chữa bệnh u xơ tử cung. (Ảnh minh họa)

Ăn mật mía

Mật mía chứa nhiều chất sắt, giúp bạn tránh bị thiếu máu do kinh nguyệt những ngày 'đèn đỏ' ra quá nhiều. Bạn có thể bổ sung loại thực phẩm này hàng ngày để có tác dụng tốt nhất cho sức khỏe.

Trái cây và rau quả

Những loại trái cây và rau quả tốt cho phụ nữ bị u xơ tử cung là quả anh đào, táo, bông cải xanh, súp lơ và cải bruxen. Những loại thực phẩm này có chứa hợp chất indole-3-carbinol, làm giảm lượng estrogen, có tác dụng giải độc gan rất tốt.

Meo.vn (Theo EH )

Kỳ lạ cậu bé… “mọc sừng quỷ” trên trán

Cậu bé tội nghiệp này tên là George Ashman, 5 tuổi, đến từ Somerset, Anh, từ khi sinh ra cậu bé đã có một vết bớt màu đỏ tươi trên trán. Chiếc bớt “không bình thường” này đã làm mẹ của George sợ rằng khi lớn lên, bé sẽ mặc cảm và bị bắt nạt bởi những đứa trẻ khác.


Cái bớt trên mặt George khi cậu bé còn nhỏ.

Năm George lên 4 tuổi, cậu bé đã trải qua một ca phẫu thuật kéo căng phần da bình thường trên trán. Với cách chữa trị này, lớp da có vết bớt sẽ dần được loại bỏ, nhưng nó cũng đã gây nên những… rắc rối nho nhỏ. Lớp da trên trán cậu bé đã bị phồng lên, khiến cậu bé y hệt một con quỷ có hai chiếc sừng.


Lúc George còn nhỏ: vết bớt đỏ bất thường khiến bé trông rất tội nghiệp.

May mắn là sau 4 tháng cấy ghép chất làm tăng mô biểu bì, phần da trên trán George Ashman đã trở lại bình thường, hai chiếc sừng đã biến mất. Cô Karen, mẹ của George, cho biết: "Lần đầu tiên nhìn thấy ca cấy ghép tại chỗ, tôi đã không thốt nên lời. Ca phẫu thuật khiến con tôi như mọc sừng vậy. Nhưng tôi thực sự tự hào về thằng bé, nó rất can đảm khi chịu đựng và vượt qua tất cả những điều này."


Và đây là hình ảnh cậu bé sau khi đã hoàn toàn khỏe mạnh.

Năm 2006, George ra đời với một vết bớt lớn trên trán cùng cục u mềm do mạch máu bất thường. Hai năm trước, cậu bé đã bắt đầu các ca phẫu thuật để chữa trị căn bệnh hiếm có này. Trong thời gian chữa trị, với hai chiếc sừng trên trán, George đã bắt gặp những ánh mắt tò mò và chế nhạo của những đứa trẻ cùng trang lứa nhưng cậu bé vẫn tỏ ra rất can đảm và mạnh mẽ.

Hiện tại, hai chiếc sừng bất đắc dĩ đã biến mất, George đã có một cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác và cậu bé đã bắt đầu đi học. Thật là một cậu bé may mắn phải không các bạn?

Meo.vn (Theo PLXH)

Hạn chế và triển vọng trong điều trị ung thư

Ung thư là một trong những bệnh nguy hiểm và đáng sợ nhất ở người và nhiều loài động vật, cho đến nay mặc dù đã tốn rất nhiều công sức nhưng loài người vẫn chưa tìm được phương pháp chữa trị căn bệnh này một cách hiệu quả và triệt để.

http://dantri4.vcmedia.vn/FaA3gEccccccccccccos/Image/2011/09/ungthu13911_87684.jpg
Ảnh minh họa

Hiện có ba phương pháp chủ yếu được sử dụng để điều trị các bệnh ung thư lâm sàng đó là phẫu thuật (surgery), xạ trị (radiotherapy) và hóa học trị liệu (chemotherapy). Ngoài ra, phương pháp điều trị sinh học (biological therapy) bao gồm miễn dịch trị liệu (immunotherapy) và hoóc-môn liệu pháp (hormonetherapy) cũng đang được sử dụng rộng rãi trong điều trị ung thư.

Những kỹ thuật giải phẫu và điều kiện liên quan đến phẫu thuật đã được cải tiến đáng kể trong những thập kỷ gần đây. Tuy nhiên thật không may mắn, tỷ lệ sống của các bệnh nhân ung thư khi được điều trị bằng phương pháp này không cải thiện mấy. Phẫu thuật thường gây nên những tổn thương không hồi phục cho bệnh nhân, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh (như sẹo ảnh hưởng đến thẩm mỹ, rối loại cơ năng vận động,..). Hơn nữa phẫu thuật chỉ là phương pháp tạm thời đối với những bệnh ung thư di căn, thậm chí có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Xạ trị là phương pháp quan trọng khác để điều trị ung thư bằng các tia phóng xạ. Tia X (X-ray) gây ra những tổn thương nghiêm trọng đối với tế bào cũng như ảnh hưởng đến sự phân bào của tế bào ung thư và các tế bào bị tác động khác, gây ra chết hoặc bất hoạt tế bào. Mặc dù sự tổn thương các tế bào bình thường xung quanh có thể được khắc phục hoặc hạn chế, nhưng những ảnh hưởng khác của tia phóng xạ như hiện tượng viêm niêm mạc (mucositis), tổn thương tủy xương và viêm da (dermatitis) có thể rất nghiêm trọng trong một số ca bệnh.

Hóa học trị liệu là phương pháp đưa các chất có tính độc vào cơ thể một cách có hệ thống và mục đích. Mặc dù, nó thường xuyên được sử dụng như một phương pháp bổ trợ cho phương pháp phẫu thuật hoặc xạ trị, nhưng vai trò không thể thiếu của phương pháp này đã được khẳng định, đặc biệt với các thuốc mới và cánh sử dụng mới.

Hoóc-môn liệu pháp là phương pháp sử dụng những tác nhân liên quan đến hoóc-môn để ức chế hay chữa các bệnh ung thư có biểu hiện các hoóc-môn thụ cảm. Phương pháp này đóng vai trò quan trọng trong điều trị các bệnh ung thư vùng ngực, đặc biệt estrogen là đích tác động trong rất nhiều bệnh ung thư liên quan đến hoóc-môn, nhất là ung thư ngực.

Miễn dịch trị liệu (hay miễn dịch liệu pháp) là một phương thức điều trị ung thư mới, được phát triển mạnh trong thập kỷ trước và thực sự trở thành một vũ khí triển vọng để chống lại bệnh ung thư. Ngược với các phương pháp khác, miễn dịch liệu pháp chủ yếu tập trung ngăn chặn sự di căn của bệnh và nâng cao sức đề kháng của từng cá thể. Các phương pháp miễn dịch điều trị ung thư dựa trên cơ sở sự ức chế hoặc kích thích miễn dịch thông qua rất nhiều các tác nhân như lymphokine, vắc-xin, các tế bào miễn dịch tác động được kích thích bên ngoài cơ thể, các kháng thể, các phân tử đồng kích thích miễn dịch....

Cùng với những tiến bộ trong nghiên cứu miễn dịch gần đây, đặc biệt là việc nghiên cứu các phân tử kích thích miễn dịch, như CD137 (4-1BB), CD27, OX40 (CD134), HVEM, CD30 và GIRT... cũng như các ligand tương ứng của chúng... các nhà khoa học trên thế giới đã và đang nghiên cứu tìm ra các phương pháp điều trị miễn dịch để chống bệnh ung thư. Có thể liệt kê một số phương pháp miễn dịch chống ung thư:

- Sử dụng anti-GITR mAb (kháng thể đơn dòng kháng GITR) (Kuibeom Ko và cộng sự, 2005).

- Dùng Ligand của 4-1BB (CD137) làm đích tác động vào các tế bào ung thư, dẫn đến làm tăng miễn dịch chống ung thư  (Qiaoxia Li và cộng sự 2008)...

Những phương pháp mới này đang mở ra những tia hy vọng trong điều trị căn bệnh hết sức nguy hiểm này.

Meo.vn (Theo dantri)

Viêm khớp vảy nến

Viêm khớp vảy nến là một bệnh mãn tính có đặc tính là viêm ở da (vảy nến) và xương khớp. Nó cũng có thể gây viêm những vùng khác như mắt, tim, phổi và thận. Bệnh thường xảy ra sau tuổi 40, bất kể đàn ông hay phụ nữ.

Sau đây là một số liệu pháp hỗ trợ cho việc điều trị căn bệnh này.

Dầu cá: Theo tiến sĩ Eric L.Matteson thuộc Bệnh viện Mayo (Mỹ), dầu cá có thể giảm các protein tham gia vào quá trình gây viêm. Ông đề nghị dùng 2.000-3.000 mg mỗi ngày. Tiến sĩ Guy Fiocco thuộc Trung tâm khoa học sức khỏe A&M Texas cho biết người Eskimo có tỷ lệ viêm khớp dạng thấp và viêm khớp vảy nến thấp hơn các nhóm dân số khác một phần nhờ chế độ ăn uống chứa nhiều a-xít eicosapentaenoic, tức dầu cá.

Châm cứu: Tiến sĩ Matteson cho biết liệu pháp châm cứu đã được sử dụng cho tất cả các loại bệnh viêm khớp, kể cả viêm khớp vảy nến. Một số người nói rằng châm cứu giúp họ giảm đau. Kết quả tốt nhất được ghi nhận ở một số khu vực biệt lập, chẳng hạn như viêm khớp đầu gối.

Củ nghệ: Là thành viên của họ gừng, loại gia vị này có thể xoa dịu một số triệu chứng của bệnh viêm khớp vảy nến. Đó có thể là do nghệ có tác dụng giảm một số protein gây viêm nhất định, theo ông Matteson.


Dầu cá được cho là có thể kiềm chế căn bệnh này - Ảnh: Shutterstock

Đông dược: Một số loại thảo dược thường dùng trong y học phương Đông có tác dụng tích cực đối với bệnh nhân viêm khớp. Chẳng hạn, cây lôi công đằng (tên khoa học là Tripterygium Wilfordii) được cho là có tác dụng kháng viêm.

Vitamin D: Một nghiên cứu được công bố trong năm nay cho thấy việc thiếu vitamin D thường xảy ra ở bệnh nhân viêm khớp vảy nến. Một nghiên cứu khác được thực hiện trên 10 bệnh nhân cho thấy 7 người hấp thụ vitamin D giảm được đau khớp, nhưng không có nhóm đối chứng. Thế nên cần nghiên cứu thêm để xác định tác dụng của vitamin D đối với bệnh nhân viêm khớp vảy nến.

L-carnitine: Bắt nguồn từ một a-xít amin, carnitine có liên quan đến quá trình chuyển hóa chất béo và được tìm thấy trong tất cả các tế bào của cơ thể. Những người lành mạnh thường sản xuất đủ carnitine cho chính mình. Có ý kiến cho rằng nó có thể giúp ích cho bệnh nhân viêm khớp vảy nến, nhưng cũng như vitamin D, điều này vẫn cần được chứng minh chắc chắn hơn.

Meo.vn (Theo TNO)

Ăn lá lốt trị được bệnh gút?

Gần đây một số người mắc bệnh gút (gout) đã chỉ nhau kinh nghiệm ăn các món có lá lốt để điều trị căn bệnh vốn được cho là “bệnh của nhà giàu” này. Một số thuốc đông y điều trị bệnh gút cũng đã đưa vào quảng cáo thông tin có tinh chất lá lốt, như một thành phần nổi trội của thuốc. Có hay không công dụng này của lá lốt?Loại rau ăn “kiêm” vị thuốc

Cây lốt, còn gọi tất bát, có tên khoa học Piper lolot, thuộc họ Hồ tiêu – Piperaceae. Cây thường được trồng bằng cách giâm cành nơi ẩm ướt, dọc bờ nước để lấy lá làm gia vị, ăn sống như các loại rau, hoặc làm thuốc. Lá lốt có hình tim, năm gân chính toả ra từ cuống lá. Một số cách chế biến món ăn với lá lốt được ưa thích: luộc chấm nước mắm tỏi, gừng; xào với thịt bò, thịt heo, các loại hải sản; xắt sợi như cọng chỉ, nặn chanh vào ăn sống; nấu canh với các loại nhuyễn thể như: ngao, sò, ốc, hến… Đặc biệt, món canh lá lốt nấu với cá là món ăn bổ dưỡng, giúp người già có thể ăn được nhiều cơm, đồng thời chống đỡ được một số bệnh tật.

Theo kết quả nghiên cứu hiện đại, lá và thân cây lốt chứa các chất ancaloit, flavonoid và tinh dầu, với thành phần chủ yếu là beta-caryophylen; rễ cũng có chứa tinh dầu nhưng thành phần chính là benzylaxetat. Lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau. Trong y học cổ truyền, lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, công dụng ôn trung (làm ấm bụng); tán hàn (trừ lạnh); hạ khí (đưa khí đi xuống); chỉ thống (giảm đau); yêu cước thống (đau lưng, đau chân), tỵ uyên (mũi chảy nước tanh thối kéo dài), trị nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu… Kinh nghiệm dân gian thường dùng lá lốt đơn lẻ hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác như rễ cỏ xước, lá xương sông, rễ bưởi bung… sắc lấy nước uống hoặc ngâm tay chân để chữa các chứng đau nhức xương khớp, đau vùng ngực và bụng do lạnh; chứng ra nhiều mồ hôi tay, chân; mụn nhọt, đau đầu, đau răng…

Người bệnh gút có thể dùng lá lốt

Mặc dù lá lốt có nhiều công dụng trong y học cổ truyền nhưng cho đến nay chưa thấy có y thư cổ nào đề cập đến việc dùng lá lốt để trị liệu thống phong – chứng bệnh mà y học hiện đại gọi là bệnh gút. Trên thực tiễn lâm sàng ở các bệnh viện y học cổ truyền, cũng chưa thấy công trình nghiên cứu nào khảo sát và chứng minh công dụng này. Các thông tin mà nhiều người cho rằng nhờ ăn lá lốt đã có người khỏi bệnh gút hoặc bớt đau nhức do bệnh gút gây ra có thể chỉ là kinh nghiệm đơn lẻ ở một địa phương hoặc của một số bệnh nhân nào đó. Đây cũng là vấn đề gợi mở lý thú để các nhà y học đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu và chứng minh khả năng phòng chống bệnh gút của loại cây dân dã này. Xét về tính hợp lý trong điều trị, với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt, dùng lá lốt để hỗ trợ trị liệu bệnh gút cũng có thể chấp nhận được. Đến nay cũng chưa thấy có báo cáo nào ghi nhận những tác hại nguy hiểm của những bài thuốc dân gian có dùng lá lốt.

Cuối cùng, cần nhấn mạnh một điều, nguyên tắc điều trị với bệnh gút là phải dùng thuốc để trung hoà, giảm tổng hợp axít uric trong cơ thể. Quá trình điều trị chỉ kiểm soát được bệnh chứ không chữa khỏi bệnh. Nhiều người bệnh không hiểu điều này, cứ nghĩ phải có một loại thuốc nào đó chữa khỏi hẳn và nôn nóng đi tìm. Nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc, quảng cáo chữa được bệnh gút thực chất chỉ giúp bệnh nhân giảm cơn đau trước mắt chứ bệnh vẫn còn đó và vào một ngày đẹp trời nào đó, cơn đau có thể quay lại.

Hai bài thuốc với lá lốt

Đau nhức xương khớp: lấy 5 – 10g lá lốt phơi khô, sắc hai bát nước còn nửa bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, sau bữa ăn tối, trong vòng mười ngày. Ra nhiều mồ hôi tay, chân: lá lốt tươi 30g, rửa sạch, để ráo, cho vào nồi cùng một lít nước, đun sôi khoảng ba phút. Khi sôi cho thêm ít muối, để ấm, dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân trước khi đi ngủ tối. Thực hiện liên tục trong 5 – 7 ngày.

Chỉ nên ăn tối đa 100g lá lốt mỗi ngày

Lá lốt có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô. Như bất kỳ vị thuốc nào, đều cần phải dùng đúng liều. Lạm dụng, thuốc bổ cũng thành độc. Vì vậy mỗi người chỉ nên ăn từ 50 – 100g lá lốt mỗi ngày. Lưu ý, những người đang bị vị nhiệt táo bón (biểu hiện lợi hàm sưng đỏ; lưỡi khô; môi nẻ; đi tiêu khó khăn, nóng bức trong người…) không nên dùng lá lốt.

Theo SGTT

Chữa đau khi… cực khoái

Là cơn đau xuất hiện đột ngột khi phóng tinh do rối loạn chức năng sinh lý thường gặp ở nam giới. Tùy theo mức độ, vị trí đau và những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Lương y Huyên Thảo (Hà Nội) giới thiệu những bài thuốc giúp bệnh nhân điều trị căn bệnh éo le này.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh: do bao quy đầu quá hẹp, bị viêm nhiễm cơ quan sinh dục, sử dụng thuốc chống trầm cảm, an thần, dịch âm đạo có độ acid quá cao...

Theo Đông y, chứng phóng tinh đau có liên quan tới trạng thái bệnh lý ('thấp nhiệt'; 'khí trệ, huyết ứ'; 'can thận âm hư'; 'can khí uất kết'...). Lương y Huyên Thảo lưu ý người bệnh cần căn cứ vào những triệu chứng cụ thể để chọn sử dụng bài thuốc hợp lý sau đây:

Bài 1

Thành phần: Đương quy 15g, đào nhân 10g, hồng hoa 10g, xuyên khung 10g, sài hồ 10g, chỉ xác 15g, cát cánh 6g, ngưu tất 10g, sinh địa 15g, diên hồ sách 15g, trần bì 15g, hương phụ 10g, bồ công anh 30g, dây kim ngân 15g. Gia giảm: Đau dữ dội, thêm: Nhũ hương 10g, một dược 10g, ngô công 2 con.

Cách sử dụng: Cho thuốc vào nồi. Cho nước ngập trên mặt thuốc. Đun to lửa cho sôi, sau đó đun nhỏ lửa 20-30 phút rồi chắt nước ra. Sắc 2 nước. Nước thứ nhất đổ nước cao hơn mặt thuốc 4cm và hầm thuốc 30 phút. Nước thứ hai ngập 2cm và hầm 20 phút. Hợp 2 nước lại, chia 2-3 lần uống trong ngày, cách xa bữa ăn. Uống theo từng liệu trình 10 ngày, giữa các liệu trình nghỉ 3- 4 ngày.

Tác dụng : Hành khí giải uất, hoạt huyết hóa ứ, thanh nhiệt giải độc, chỉ thống (giảm đau). Dùng chữa đau như thắt, như dùi khi phóng tinh, ở dương vật, vùng xương mu, vùng hội âm. Kèm theo chứng trạng như: ngực sườn đầy tức, thần trí u uất, chất lưỡi tím tái, mạch nhỏ rít hoặc cơ quan sinh dục bị tổn thương.

Bài 2

Thành phần: Hạt mã đề 20g, biển súc 20g, cỏ roi ngựa 3g, thổ phục linh 30g, hổ trượng căn 20g, xuyên sơn giáp 10g, xuyên tâm liên 8g, mộc thông 10g. Gia giảm: Tinh hoàn sưng đau, thêm: Ô dược 10g, xuyên luyện tử 10g. Đau vùng hội âm, thêm: Đại hoàng 10g, diên hồ sách 10g, Tinh dịch có lẫn huyết khối đen, thêm: Bồ hoàng 10g, kim tiền thảo 15g. Người uể oải, mệt mỏi, thêm: Hoàng kỳ 30g, đẳng sâm.

Cách sử dụng: như bài 1.

Tác dụng: Chữa phóng tinh đau do viêm túi tinh.

Bài 3

Thành phần: Hoàng bá 15g, trí mẫu 12g, sinh địa 15g, thục địa 15g, quy bản (sắc trước 20 phút) 20g, trạch tả 10g, chỉ xác 10g, diên hồ sách 10g, cam thảo 6g,

Cách sử dụng giống như bài 1.

Tác dụng: Bổ âm, lương huyết, chỉ thống. Chữa vùng bụng dưới, bẹn và vùng hội âm đau khi xuất hiện xung động tình dục và đau tăng lên khi phóng tinh kèm theo những chứng trạng như tinh thần uể oải, lưng gối đau mỏi, tai ù, mắt hoa, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch nhỏ nhanh.

Bài 4

Thành phần: Sinh địa 20g, mộc thông 20g, cam thảo 9g, trúc diệp (lá tre, trúc) 12g, mã đề 12g, liên tử tâm (tâm sen) 9g, diên hồ sách 10g.

Cách sử dụng như bài 1.

Tác dụng: Thanh tâm, tả hỏa, chỉ thống. Chữa bẹn và hội âm đau từng cơn trong quá trình giao hợp. Kèm theo những triệu chứng toàn thân như bồn chồn, nóng ngực, miệng khát, tiểu tiện nóng đỏ, đêm ngủ không yên, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng.

Theo Thanh Niên

Tỏi và kali giúp phòng chống bệnh huyết áp cao

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiMới đây các nhà nghiên cứu cho biết tỏi và kali giúp những người bị huyết áp cao điều trị bệnh hiệu quả.

Bạn bị huyết áp cao? Đừng vội nghĩ tới việc dùng thuốc tân dược ngay, hãy chú ý tới thức ăn hàng ngày của bạn. Hai nghiên cứu mới đây của Úc và Mỹ cho biết tỏi và kali cũng hữu hiệu như các loại thuốc tân dược khác trong việc làm giảm áp lức mạch máu.

Để có được kết quả trên, nhóm nghiên cứu người Úc đã tiến hành nghiên cứu trong vòng 11 năm tác dụng của tỏi đối với. Họ tiến hành so sánh hiệu quả của tỏi và những thực phẩm khác đối với những người bị huyết áp cao. Nhóm ăn tỏi được đề nghị ăn từ 600 - 900mg tỏi mỗi ngày tương ứng với 3,6 - 5,4mg chất allixin có trong tỏi. Nói cách khác 1 giọt nước tỏi chứa từ 5 - 9mg chất này.

Kết quả cho thấy hệ mạch của những người ăn tỏi đã giảm được áp lực máu. Tác dụng của tỏi được ghi nhận không kém gì những loại thuốc tân dược đang được dùng điều trị căn bệnh này.

Nhóm nghiên cứu người Mỹ đã tiến hành nghiên cứu tác dụng của kali với căn bệnh này. Họ khẳng định chất khoáng này không thể thiếu đối với sức khoẻ tim mạch. Sau khi tiến hành nghiên cứu trong nhiều năm về tác dụng của chất này với bệnh cao huyết áp, họ đi đến kết luận tăng cường ăn những chất chứa kali hàng ngày sẽ giúp bệnh nhân huyết áp cao giảm tới 10% áp lực đối với mạch máu. Tác giả nghiên cứu cũng nhấn mạnh chất này có rất nhiều trong hoa quả và rau xanh. Ngoài ra bệnh nhân huyết áp cao cũng cần giảm lượng muối trong bữa ăn.

Theo Santé / Dantri

Hà Nội: Một bệnh nhân tử vong sau gây mê

Ngày 7/5, tại khoa ngoại bệnh viện E Hà Nội, sau khi được tiêm thuốc gây mê để tiến hành phẫu thuật đốt hạch giao cảm ngực chữa bệnh ra mồ hôi tay, bệnh nhân Nguyễn Đức Toàn, 22 tuổi đã ngừng tim và tử vong. Hiện vẫn chưa có kết luận cuối cùng về nguyên nhân tử vong.

Bệnh nhân Nguyễn Đức Toàn (sinh năm 1985) quê ở xóm Đoàn Viên- Xã Cao Viên- Thanh Oai- Hà Tây vốn bị căn bệnh ra nhiều mồ hôi tay. Do bất tiện trong sinh hoạt, Toàn quyết định đến viện khám và phẫu thuật để điều trị căn bệnh này. Bệnh nhân được chuẩn đoán ra mồ hôi tay và được chỉ định mổ đốt hạch giao cảm ngực. Ngày 3/5 bệnh nhân nhập viện. Sau khi khám và kiểm tra sức khoẻ của Toàn, khoa ngoại đã lên lịch mổ cho bệnh nhân Toàn vào ngày 7/5.

PGS.TS Đoàn Hữu Nghị, Giám đốc BV E cho biết, trong thời gian chuẩn bị cho ca mổ, các bác sĩ phát hiện thấy bệnh nhân có dấu hiệu bất thường về tim mạch nên đã quyết định hội chẩn tim mạch trước khi phẫu thuật. Kết quả, bệnh nhân có rối loạn dẫn truyền nhĩ thất nhánh bên phải, mạch đập 60 lần/phút (mạch hơi chậm). Tuy nhiên, sức khỏe của bệnh nhân Toàn vẫn cho phép tiến hành ca mổ.

Trong bản tường trình về vụ việc, BS Nguyễn Trung Dũng, trưởng khoa phẫu thuật gây mê hồi sức bệnh viện E Hà Nội nêu rõ, lúc đầu, trách nhiệm gây mê được giao cho BS CK II Đoàn Ngọc Quyên gây mê. Nhưng nhận thấy đây là một ca mổ mà công tác gây mê hồi sức không đơn giản, do bệnh nhân có bệnh tim, mạch chậm, rối loạn thần kinh thực vật từ nhỏ nên BS Dũng quyết định cùng tham gia vào cuộc mổ với vai trò phụ giúp cho bác sĩ Quyên. Như vậy, kíp mổ này được 2 bác sĩ cùng tiến hành gây mê.

Vào khoảng 9h sáng ngày 7/5, các bác sĩ bắt đầu gây mê. Quá trình đặt ống nội phế quản được tiến hành trong khoảng thời gian 10 phút và vẫn đảm bảo đủ ôxy để bệnh nhân thở. BS Quyên điều chỉnh ống cẩn thận và cho biết có thể bắt đầu cuộc mổ, tình trạng bệnh nhân ổn định. Sau khi gây mê, BS Dũng ra ngoài có việc riêng, chỉ còn BS Quyên chỉ huy cuộc gây mê. Sau đó khoảng 7 – 8 phút, y tá gọi BS Dũngvào. Lúc này, BS Dũng kiểm tra phát hiện không bắt được mạch bệnh nhân. Thấy tình trạng bệnh nhân nguy kịch, hai bác sĩ Quyên và bác sĩ Dũng ngay lập tức hồi sức cấp cứu cho bằng xoa bóp tim ngoài lồng ngực, tăng cường thở ôxy… Bằng mọi biện pháp cấp cứu trong 3h nhưng tim bệnh nhân không hồi phục được, cuối cùng bệnh nhân đã tử vong khi chưa kịp phẫu thuật. BS Dũng cũng tự nhận mình cũng có phần trách nhiệm vì chưa lường hết được các diễn biến nên không cứu được bệnh nhân.

BS Nghị cho biết, sau khi xảy ra sự việc, bệnh viện đã giải thích với người mà bệnh nhân và đưa ra phương án giải quyết. Trong trường hợp nghi ngờ bệnh nhân chết liên quan đến gây mê thì cần phải mổ tử thi để kiểm tra, xem bệnh nhân này Toàn có bất thường về tim mạch, hô hấp hay ở cơ quan nội tạng khác hay không. Còn nếu gia đình không đồng ý mổ tử thi, bệnh viện sẽ có trách nhiệm lo tang lễ chu đáo cho bệnh nhân

Trả lời câu hỏi của phóng viên, những trường hợp có bất thường ở tim mà vẫn chỉ định phẫu thuật thì có nguy cơ như thế nào? PGS Nghị cho biết, bệnh nhân vẫn được phẫu thuật, nhưng nguy cơ sẽ cao hơn những người bình thường. Mà bất cứ một ca phẫu thuật, gây mê nào đều có những rủi ro.

Trước thắc mắc của người nhà bệnh nhân về việc bệnh viện không yêu cầu gia đình ký vào bản cam kết trước khi phẫu thuật, PGS Nghị giải thích, trước phẫu thuật, bệnh nhân đã tự nguyện kí vào biên bản cam kết chấp nhận những rủi ro, nguy cơ của gây mê hồi sức và của phẫu thuật. Trường hợp này bệnh nhân đã đến tuổi thành niên, hoàn toàn được quyền quyết định kí vào biên bản cam kết mà không cần phải người nhà đứng ra kí.

BS Nghị cho biết thêm, đến nay, gia đình bệnh nhân vẫn không đồng ý cho mổ tử thi. Do vậy, nguyên nhân gây tử vong cho bệnh nhân sau gây mê vẫn chưa được xác định. 'Để biết chính xác nguyên nhân gây tử vong, tốt nhất là mổ khám nghiệm tử thi. Còn trong trường hợp không mổ, giả thiết gây tử vong cũng được chúng tôi đặt ra, có thể là bệnh nhân có phản ứng quá mẫn cảm với thuốc, hoặc do tiền sử bệnh tim của bệnh nhân này. Trước mắt, bệnh viện và gia đình sẽ tiếp tục bàn bạc để đưa ra phương án giải quyết hợp lý nhất. Nếu gia đình kiên quyết không mổ tử thi, chúng tôi cũng sẽ nhận một phần trách nhiệm về mình, sẽ lo chu đáo ma chay cho bệnh nhân Toàn', BS Nghị nói.

Hồng Hải (Theo Dantri)