Lưu trữ cho từ khóa: trĩ

Rau mồng tơi chữa trĩ, nhức đầu, mụt nhọt

Bị mụn nhọt,trĩ,giã lá mồng tơi trộn với ít muối đắp lên; nhức đầu say nắng lấy lá mồng tơi giã nát đắp vào thái dương và trán sẽ khỏi.


Rau mồng tơi

Rau mồng tơi mát và lành tính thường được dùng nấu canh trong bữa cơm gia đình. Trong dân gian loài thực vật này còn có tác dụng chữa một số loại bệnh như:

- Mụn nhọt sưng tấy: Lá mồng tơi đem giã hoặc say nhuyễn (không cho thêm nước),trộn với ít muối đắp lên mụn.

- Nhức đầu,say nắng: Giã nát lá mồng tơi đắp vào thái dương và trán. Sau đó dùng vải bó lại để giữ nguyên vị,để bệnh nhân nằm ngủ một giấc dậy sẽ khỏi.

- Da mặt khô,nhăn: Lấy lá mồng tơi non ở đầu nhánh,giã nát lấy nước cốt thêm ít muối thoa nhiều lần rồi rửa sạch. Thực hiện vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ

- Tiểu nóng hoặc khó tiểu: Giã hoặc xay nhuyễn lá mồng tơi,vắt lấy nước cốt hòa với nước đun sôi để nguội,thêm một ít muối. Uống hỗn hợp này vào buổi sáng trước khi ăn điểm tâm,còn bã mồng tơi dùng để đắp lên bụng dưới chỗ bọng đái.

- Trĩ: Giã nhuyễn lá mồng tơi đắp vào chỗ bị trĩ. Hàng ngày nấu canh mồng tơi với cá diếc ăn như canh.

- Vú sưng tấy hoặc nứt: Giã hoặc xay nhuyễn lá mồng tơi,trộn với ít muối đắp lên 3 lần mỗi ngày.

Chúc các bạn thực hiện thành công.

(Theo VnExpress)

Bài thuốc từ mồng tơi

Rau mồng tơi còn có các tên gọi khác là mùng tơi, tầm tơi, tên theo tiếng Hán là lạc quỳ, chung quỳ, yên chi thái, đằng thái, còn tên khoa học của nó là Basella rubra Lin.

Mồng tơi tính hàn, cả Đông và Tây y đều khẳng định là loại rau có tác dụng nhuận tràng, thanh nhiệt. Các nghiên cứu còn cho thấy, nó giúp thải chất béo, tốt cho người có mỡ và đường máu cao. Sau đây là vài bài thuốc của rau mồng tơi trong mùa nắng nóng.

Trị chứng táo bón, nóng ruột: Mùa hè, thời tiết nắng nóng, nhiều người bị táo bón. Một bài thuốc rất đơn giản bằng rau mồng tơi là lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội uống một lần. Sau vài lần uống sẽ đại tiện dễ. Để có kết quả tốt hơn thì sau khi uống 2 giờ nên ăn thêm vài củ khoai lang. Trong thời gian uống thuốc kiêng các thứ nóng như rượu, ớt, hạt tiêu…

Trị sưng trĩ: Trĩ là bệnh của nhiều người và cũng gây khó chịu. Đã có nhiều biện pháp chữa trĩ cả Đông y và Tây y, nhưng nếu bạn bị trĩ nhẹ thì có thể sử dụng mồng tơi như sau: Lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát nhuyễn cùng vài hạt muối đắp vào chỗ trĩ sưng, đồng thời nấu canh mồng tơi ăn với cá diếc (ăn cả nước và cái) rất hiệu nghiệm.

Trị chứng đi tiểu nóng buốt: Khi tiểu tiện thấy nóng buốt và rất khó thì lấy lá mồng tơi từ sáng sớm (4h sáng) những lá này phải lau sạch từ hôm trước (đánh dấu và vẫn để trên cây) mang về cho vào cối sạch giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội và vài hạt muối rồi uống lúc mặt trời mọc. Bã dùng để đắp vào bụng dưới (chỗ bàng quang). Chỉ sau vài lần làm như thế sẽ có kết quả.

Thanh nhiệt, giải độc: Ăn mùng tơi với nhiều cách mà bạn có thể nghĩ ra như canh nấu với mướp, rau đay, cua… Giúp da tươi nhuận, hồng hào: Rau mồng tơi luộc chấm hoặc trộn vừng đen đã rang tán bột. Hay dùng rau mồng tơi nấu canh với cá trê vàng, mỗi tuần ăn một lần.

Lợi sữa: Phụ nữ sau sinh nấu canh mồng tơi ăn sẽ có nhiều sữa, chống táo bón.

Làm đẹp da: Lá mồng tơi còn có tác dụng dưỡng da. Ăn rau mồng tơi giúp lưu thông khí huyết, nhuận tràng giúp da dẻ mịn màng, tươi trẻ. Hoặc để dưỡng da, làm mịn nếp nhăn ở mặt, chống thô ráp có thể lấy vài lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ.

Mồng tơi tươi giã nát rồi lấy bông thấm vào nước cốt nhét vào lỗ mũi chữa chảy máu mũi do huyết nhiệt (chảy máu cam). Dùng mồng tơi giã nát, lấy nước bôi lên chỗ da bị bỏng sẽ mau lành. Mồng tơi trộn với đường phèn, giã nát, đắp vào chỗ bị thương sẽ giúp cầm máu, vết thương mau lành.

Chú ý: Rau mồng tơi tính mát lạnh, nên dùng cẩn thận với người hay bị lạnh bụng đi ngoài. Để bớt lạnh, nên nấu kỹ hoặc phối hợp thêm các thức ăn khác nguồn gốc động vật.

(Theo ANTD)

Một nửa dân số mắc bệnh trĩ

Theo tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch Hội hậu môn trực tràng, cho biết, tỷ lệ mắc trĩ ở Việt Nam hiện nay lên tới 35-50%. Một nghiên cứu mới đây ở các tỉnh phía Bắc, có tới 55% dân số mắc trĩ.

Tăng nguy cơ và mức độ nặng của bệnh trĩ ở dân văn phòng

Trĩ có một phần nguyên nhân từ yếu tố nghề nghiệp. Bởi vậy những nghề phải ngồi nhiều liên tục như thợ may, lái xe, hay những người làm các công việc nặng bốc vác, thợ phu hồ... sẽ có nguy cơ cao bị trĩ. Đặc biệt hiện nay, một đối tượng mới bị trĩ tấn công là dân phòng, giới trẻ, sử dụng máy tính trong công việc, học tập, vui chơi nhiều giờ, toàn thân hầu như ít vận động. Yếu tố này làm tăng áp lực đối với các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, nên gia tăng đáng kể số bệnh nhân mắc trĩ cũng như tăng mức độ nặng của trĩ.

Một nửa dân số mắc bệnh trĩ

Càng e ngại bệnh càng nặng

Nhưng điều đáng nói trĩ là bệnh ở chỗ kín, dẫn đến tâm lý bệnh nhân ngại khám bệnh, ngại nói với những người khác, thậm chí một số người nhất quyết không để người khác nhìn thấy “chỗ ấy”. Do vậy, hầu hết bệnh nhân đều đợi đến khi chịu không nổi nữa mới sử dụng đến các phương pháp chữa trị. Khi đó búi trĩ quá lâu, quá to hoặc để đến lúc quá đau đớn, gây ra những biến chứng rất nguy hiểm: tắc mạch, nứt hậu môn, sa trĩ, chảy máu ồ ạt cấp tính…

Đừng để biến chứng xảy ra

Vậy nên nếu không muốn đau đớn và đối mặt với nguy hiểm, tốt nhất bạn đừng để biến chứng xảy ra. Ngay khi có biểu hiện của bệnh trĩ nên uống nhiều nước ăn nhiều rau xanh kết hợp tập thể dục nhẹ nhàng và sử dụng một số các chế phẩm thảo dược có tác dụng điều trị trĩ an toàn. Nhiều ghi nhận của bệnh nhân cho thấy có thể sử dụng sản phẩm tiêu trĩ SAFINAR được chiết xuất từ các dược liệu quý như hòe giác, đương quy, phòng phong, chỉ xác, hoàng cầm, địa du có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp nhuận tràng, gia tăng tính đàn hồi của mạch máu, làm bền thành mạch, kháng viêm, chống nhiễm khuẩn, giảm đau, giúp tiêu dần búi trĩ. Sản phẩm hiệu quả đối với tất cả các loại trĩ nội, trĩ ngoại và được bộ Y tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc. Safinar do công ty CP Dược TW Mediplantex sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP – WHO (Tổ chức y Tế Thế giới), đã được ứng dụng lâm sàng điều trị cho rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh trĩ, mang lại hiệu quả an toàn giúp điều trị nhanh và ngăn ngừa tái phát.

Một nửa dân số mắc bệnh trĩ

Trước nguy cơ ngày càng nhiều người nhất là trí thức văn phòng mắc bệnh trĩ, để phòng tránh mắc bệnh “khó nói” này, các bạn nên uống một ly nước vào mỗi buổi sáng, ăn nhiều chất xơ, tập thể dục, đi đại tiện đều đặn. Đồng thời khi có triệu chứng mắc trĩ cần thăm khám sớm và sử dụng các loại thảo dược an toàn giúp điều trị sớm bệnh, tránh tai biến nguy hiểm có thể xảy ra.

Dược sĩ Thúy Hạnh

ĐT tư vấn: 04.36686226 - 0466756717

Web: http://tribenhtri.vn

 

Táo bón và trĩ ở phụ nữ – Nỗi niềm khó tỏ

Trĩ và táo bón là bệnh xảy ra khá phổ biến ở nước ta. Không nguy hiểm nhưng do đây là một bệnh của vùng kín, nên bệnh nhân thường ái ngại khi đi khám, nhất là đối với phụ nữ.

Bởi vậy, họ thường âm thầm chịu đựng hàng chục năm, cứ ôm mãi nỗi niềm không biết tỏ cùng ai này, và kết quả là khi đến bệnh viện thì tổn thương thường là quá nặng.

Hiện nay, ước tính cứ 20 người thì có 1 người mắc những căn bệnh này. Tỉ lệ mắc bệnh cao nhất là phụ nữ mang thai và những nữ nhân viên văn phòng phải ngồi lâu vì công việc. Đây là một trong những căn bệnh của thời đại công nghiệp, khi mà quỹ thời gian của phụ nữ chúng ta ngày càng eo hẹp, mọi người vội vã với những bữa ăn nhanh, giàu năng lượng nhưng thiếu chất xơ trong khi lại ít có cơ hội vận động hơn trước. Có rất nhiều cách để chữa bệnh này nhưng chị em thường chọn giải pháp uống thuốc và sử dụng các bài thuốc đông y thay vì vào bệnh viện để các bác sỹ tây y cắt búi trĩ cho mình.

Nguyên nhân dẫn đến sự lựa chọn ấy theo nhiều bệnh nhân đó là tâm lý sợ phải vào bệnh viện để cắt trĩ, sợ đau và không hiệu quả. Phương pháp điều trị bằng đông y tuy cần có thời gian lâu hơn nhưng họ cho rằng nó tính an toàn cao.

Theo Tiến sĩ Hoàng Khánh Toàn – Trưởng khoa y học cổ truyền BV Trung ương Quân đội 108, chị em có thể sử dụng các bài thuốc đông y như: Bài thuốc cổ phương Bổ trung ích khí thang… Những thang thuốc tập trung các vị thuốc quý gồm nhục thung dung, vừng đen, bá tử nhân có tác dụng hoạt trường, làm tăng khả năng co bóp của ruột giúp trơn ruột, có công năng thăng dương ích khí, tiêu tán những khí bị tích tụ, điều trị táo bón, trĩ nội và trĩ ngoại rất tốt.

Táo bón được coi là thông tin phản ánh sự thay đổi sinh lý và bệnh lý. Do đó, khi chữa trị táo bón, chúng ta cần tìm hiểu rõ nguyên nhân phát sinh táo bón để chữa trị tận gốc. Khi có những triệu chứng của táo bón và trĩ, các chị em cần đi khám bệnh sớm để điều trị và phát hiện sớm những bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ung thư do trĩ và táo bón gây ra. Sử dụng các phương pháp đông y như uống, bôi thuốc chỉ có thể áp dụng cho người bị bệnh táo bón và trĩ nội độ 1 và 2. Trong trường hợp bạn bị nặng, hơn thì bắt buộc phải vào bệnh viện để có những biện pháp xử lý và chữa trị kịp thời trước khi quá muộn.

Theo TCPN