Lưu trữ cho từ khóa: trẻ thông minh

Nghịch đồ ăn giúp trẻ thông minh hơn

Nếu bạn từng bực bội khi con mình làm bẩn hết quần áo và vật dụng xung quanh vì tự xúc ăn thì không cần thiết. Nếu bé càng nghịch ngợm trong lúc ăn bao nhiêu thì càng học hỏi được nhiều điều bấy nhiêu.

Có một điều khác nhau cơ bản giữa cách nuôi dạy con của các bà mẹ Việt Nam và các bà mẹ phương Tây, đó là trong khi chúng ta thường bón cho con ăn thì các bà mẹ phương Tây thường để con tự xúc ăn.

Việc để trẻ tự xúc ăn vừa thường lâu hơn vừa có thể làm bẩn quần áo và xung quanh. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học Mỹ chưa hẳn những điều này là hoàn toàn vô ích. Tự ăn cũng là một cách học hỏi đối với trẻ.

nghich-do-an-giup-tre-thong-minh-hon

Ảnh minh họa

Kết quả một cuộc nghiên cứu mới nhất do các nhà khoa học Mỹ thực hiện cho thấy, tất cả những hành động nghịch ngợm trong lúc ăn như: ném đồ ăn, đập vỡ đồ ăn đều có thể giúp bé thu nhận thông tin về thế giới của chúng ta và chúng có tác dụng rất lớn đối với việc học của bé trong tương lai.

Theo họ quá trình này gọi là quá trình học hỏi tích cực và khi trẻ nhỏ được tiếp cận với môi trường xung quanh bằng tất cả các giác quan sẽ giúp trẻ tạo nên những mối liên kết tốt hơn. Những nghiên cứu đã chứng minh trẻ nhỏ thường học về các đồ vật cứng nhanh hơn. Vì chúng dễ nhận dạng đồ vật thông qua hình dạng và kích thước của chúng.

Các chuyên gia Mỹ đã nghiên cứu trên 72 trẻ trên 16 tháng tuổi. Họ đưa cho các trẻ nhiều loại thức ăn mềm và đồ uống như: súp táo, cháo yến mạch, nước quả… Các loại đồ uống này được các chuyên gia tự gọi bằng những cái tên tự tạo đơn giản, rồi sau đó đưa vào những đồ vật có hình dạng và kích thước khác nhau, sau đó cho trẻ nhận diện lại những loại thực phẩm đó. Kết quả cho thấy những trẻ làm đồ ăn dây bẩn nhiều nhất, tức là chơi đùa với đồ ăn, đồ uống nhiều nhất có khả năng gọi đúng tên đồ ăn, đồ uống tốt hơn các trẻ còn lại.

Vì vậy, nếu trẻ có nghịch ngợm với đồ ăn nhiều hơn là ăn chúng thì các bậc cha mẹ cũng không nên lo lắng. Đó không phải là quá trình chơi đùa thông thường mà chính là quá trình học tập cho trẻ. Có thể các bạn sẽ phải dành thời gian nhiều hơn cho mỗi bữa ăn của trẻ, nhưng rõ ràng đó là điều mà bạn nên làm nếu đang nuôi con nhỏ để giúp bé phát triển tốt hơn.

Theo VnMedia.vn

Ăn sáng đều đặn giúp trẻ thông minh hơn

Một nghiên cứu mới của các chuyên gia trường Đại học Tổng hợp Florida đã cho biết rằng: “Nếu ăn sáng đều đặn sẽ giúp trẻ thông minh hơn!”

Để phục vụ cho nghiên cứu này, các chuyên gia đã chọn 1269 trẻ em trên 6 tuổi và tiến hành các bài kiểm tra IQ với các em này. Kết quả cho thấy rằng, loại bỏ những yếu tố có ảnh hưởng đến chỉ số thông minh của trẻ như tình trạng thu nhập của gia đình, sự giáo dục, tác động bên ngoài…  các chuyên gia vẫn nhận thấy những trẻ em ăn sáng đều đặn luôn có điểm IQ cao hơn so với những trẻ em không ăn hoặc bỏ bữa sáng.

Theo các chuyên gia cho biết thì việc bỏ bữa sáng sẽ khiến lượng đường trong máu thấp hơn mức bình thường và khiến não bị thiếu chất dinh dưỡng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển và hoạt động của não trẻ.  Không chỉ có vậy, chất lượng bữa ăn sáng cũng ảnh hưởng tới sự thông minh ở trẻ nhỏ.

Không những thế, những trẻ ăn sáng thường xuyên ít có nguy cơ bị béo phì, mặc dù lượng calo tiêu thụ trong ngày có thể nhiều hơn. Đáng chú ý là bữa sáng có thể cải thiện trí nhớ, nâng cao điểm số và việc đi học đều đặn ở trẻ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì một bữa sáng được cho là tốt nhất với trẻ nhỏ chính là bữa sáng giàu protein.

Các chuyên gia cũng cho rằng thời thơ ấu là giai đoạn quan trọng để trẻ em hình thành thói quen ăn uống tốt và có lối sống tích cực. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng sức khỏe của trẻ sau này. Xây dựng một thói quen tốt về bữa ăn sáng ngay từ khi trẻ còn nhỏ sẽ giúp trẻ nhanh chóng nhận thức được vai trò quan trọng của các chất dinh dưỡng với sự phát triển của não.

Đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ dinh dưỡng sẽ giúp trẻ thông minh hơn, có sức khỏe thể chất tốt và tinh thần luôn sảng khoái. Đây là những nhân tố quan trọng giúp tạo nền tảng cho trẻ có được tương lai tươi sáng sau này.

an-sang-deu-dan-giup-tre-thong-minh-hon

Một số gợi ý về bữa sáng dinh dưỡng cho trẻ

Soup

Bất kì loại soup nào được chế biến cùng rau củ và protein đều là lựa chọn tốt cho bữa sáng. Ở Nhật Bản, món Soup miso lên men đem lại các vi khuẩn có lợi cho hệ thống tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch giúp bạn hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng trong suốt ngày dài. Các mẹ cũng có thể dùng cà rốt, khoai tây, thịt gà… để chế biến thành những món soup thơm ngon cho bé yêu. Tuy nhiên, khi chế biến soup cho con, nên tránh cho nhiều kem vì con sẽ dễ bị đau bụng do hệ tiêu hóa yếu.

Ngũ cốc

Ngũ cốc có thể là bữa sáng tuyệt vời mang lại nguồn dinh dưỡng giúp bé yêu khởi đầu ngày mới. Các mẹ có thể nấu ngũ cốc vào buổi tối và hâm nóng lại trong bữa sáng, có thể thêm trái cây, sữa, các loại hạt, mầm hạt và các loại gia vị khác. So với ngũ cốc tinh chế (bột mì trắng, bánh mì trắng và gạo trắng) ngũ cốc nguyên hạt có 18 vitamin và khoáng chất bổ sung quan trọng giúp bạn có đầy đủ năng lượng vào buổi sáng.

Nấm

Nấm có hàm lượng calo cực thấp và ít chất béo, chúng còn là nguồn dồi dào của vitamin B, kali và selen. Khi được trồng dưới ánh nắng mặt trời, nấm còn là nguồn bổ sung vitamin D hiệu quả với cơ thể. Kết hợp nấm trong bữa sáng sẽ cung cấp thêm cho cơ thể bé yêu thêm nhiều khoáng chất cần thiết.

(Theo Afamily)

Bí quyết giúp trẻ thông minh hơn

Nếu bố mẹ biết cách làm cho con mình trở nên thông minh hơn thì trẻ không những hoàn thành mục tiêu học tập hiện tại ở trường mà còn có cuộc sống hoàn hảo về sau này.

Dưới đây là một số ý tưởng mà bố mẹ có thể áp dụng để giúp con của mình thông minh hơn.

1. Nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ không chỉ giúp bé của bạn có một cơ thể khỏe mạnh, mà nó cũng góp phần vào phát triển, hoàn thiện não bộ. Sữa mẹ có tất cả các vitamin và khoáng chất cần thiết giúp bộ não con người để phát triển và hoạt động hoàn hảo hơn.

Theo một nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng Anh thì việc nuôi con bằng sữa mẹ thậm chí chỉ kéo dài vài tuần sau khi sinh cũng có ảnh hưởng rất tốt đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Các em bé được nuôi bằng sữa mẹ thì khả năng bộ não sẽ phát triển đầy đủ và thông minh hơn.

2. Sử dụng trò chơi để giúp trẻ tư duy

Trò chơi có thể huấn luyện trí não của trẻ suy nghĩ một cách thông minh, nhạy bén hơn. Việc rèn luyện tư duy bằng các trò chơi sẽ giúp trẻ xử lý thông tin và kiến thức nhanh hơn. Bố mẹ có thể sử một số trò chơi trí tuệ như Sudoku và và cờ tướng để kích thích trí não, buộc trẻ phải tập trung suy nghĩ.

Khi bé đến tuổi đi học, bố mẹ nên bắt đầu dạy trẻ một số trò chơi cần phải có sự động não. Các trò chơi này sẽ khiến trẻ tư duy nhanh và trở nên thông minh hơn.

3. Hãy giao tiếp thường xuyên với con trẻ

Dạy dỗ hoặc những cuộc hội thoại với con hàng ngày tại nhà phần nào sẽ giúp bạn huấn luyện tâm trí của trẻ. Bố mẹ nên khuyến khích con mình hòa nhập với mọi người xung quanh. Điều quan trọng của việc này là bố mẹ có thể dạy con mình những điều nên và không nên nói với những người khác.

Bố mẹ phải dạy cho những đứa con của mình khi nào và làm thế nào để giao tiếp với mọi người. Hãy hình thành thói quen cho con bằng sự va chạm thực tế. Bước đầu bố mẹ có thể gián tiếp chỉ bảo cho con bằng các tín hiệu (nháy mắt, gật đầu…). Như vậy dần dần trẻ khi trẻ có nhu cầu giao tiếp, chúng sẽ quan sát và chủ động trong mọi tình huống.

4. Đánh giá cao con trẻ để khuyến khích sự tự tin

Đừng bao giờ quên đánh giá cao những gì con bạn nói, hỏi. Bởi điều đó giúp trẻ có động lực tham gia tích cực hơn ở những lần sau. Các mẹ đừng bao giờ cho rằng những điều con nói là những điều vớ vẩn. Hãy trân trọng những gì con nói, khen ngợi và giải thích cho con những khi cần thiết. Việc cha mẹ tôn trọng và đánh giá cao con, sẽ truyền thêm sự tự tin vào con trẻ. Điều này sẽ giúp các mẹ loại bỏ khả năng con mình trở thành người hướng nội.

bi-quyet-giup-tre-thong-minh-hon

5. Phát triển thói quen ăn uống tốt

Thói quen ăn uống xấu thực sự có thể gây hại cho sức khỏe của con bạn. Điều này thậm chí có thể làm cho tâm trí của con bạn trở nên chậm chạp, kém phát triển. Thực phẩm không tốt có thể làm trẻ chậm phát triển về mặt tư duy là bởi nó không có chứa các vitamin và khoáng chất.

Vì vậy, để cải thiện trí tuệ của con mình, bố mẹ ngoài việc lựa chọn thực phẩm đúng đắn cho con thì cũng cần dạy trẻ những lợi ích của việc ăn thực phẩm lành mạnh và điểm yếu của đồ ăn vặt/đồ ăn nhanh. Nếu bố mẹ thành công trong việc khắc sâu thói quen ăn uống lành mạnh ở trẻ, sau đó việc khiến trẻ thông minh sẽ là chuyện dễ dàng hơn.

6. Hãy chắc chắn rằng con bạn ngủ đủ mỗi đêm

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu chứng minh rằng giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển trí não của trẻ. Một giấc ngủ sâu và đủ giấc ngoài việc giúp trẻ phục hồi năng lượng còn kích thích não bộ, giúp trẻ tăng cường khả năng tập trung, thông minh và sáng tạo hơn. Do vậy, điều quan trọng là cha mẹ phải cho trẻ ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày để đảm bảo con mình được phát triển toàn diện cả về sức khỏe thể chất và tâm thần.

7. Khuyến khích con tham gia vào các hoạt động ngoại khóa

Đừng giới hạn việc giáo dục trẻ chỉ ở các lớp học. Việc học ngoại khóa cũng rất quan trọng để trẻ phát huy bản thân. Sự trải nghiệm và tiếp xúc với thực tế có thể làm cho trẻ tư duy hiệu quả và thông minh hơn. Cũng theo một nghiên cứu của các giáo sư thuộc trường Đại học Columbia Mỹ về Giáo Dục Nghệ Thuật cho trẻ em, nhảy múa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện trí tuệ của trẻ.

Vì vậy, cha mẹ hãy khuyến khích con tìm hiểu thêm các lĩnh vực khác như âm nhạc, nhảy múa, võ thuật, đi xe đạp, bơi lội hoặc bất kỳ hoạt động nào mà con cho đó là thú vị. Các hoạt động ngoại khóa như vậy có thể thúc đẩy kỹ năng học tập của trẻ, và cũng giúp con ghi điểm cao hơn trong bảng thành tích học tập của mình.

8. Luôn ở bên cạnh con

Sự hỗ trợ của cha mẹ vốn rất quan trọng đối với một đứa trẻ. Nếu bạn muốn có những đứa con thông minh, bạn hãy để con biết rằng chúng sẽ luôn có bố mẹ sẵn sàng ở đó để hỗ trợ.

Sự hỗ trợ và khuyến khích của bố mẹ được ví như một cây đũa thần kỳ. Bởi điều này có thể biến một đứa trẻ ngu si, đần độn trở thành một đứa trẻ hoàn hảo trong vòng vài tháng. Hãy khuyến khích con tham gia vào tất cả mọi hoạt động trong gia đình. Dĩ nhiên cha mẹ phải cực chú ý đến những lời đề nghị, thậm chí sẵn sàng thương lượng và thỏa hiệp với con mình.

(Theo A.family)

Những bí quyết khi trẻ biếng ăn

Biếng ăn ở trẻ luôn là một vấn đề khiến các ông bố, bà mẹ lo lắng, mặc dù hầu như bất kỳ đứa trẻ nào cũng trải qua tình trạng này. Trẻ biếng ăn thường có dấu hiệu nhận biết như: chỉ thích ăn một số thức ăn nhất định, chỉ thích ăn vặt, thời gian ăn thường kéo dài. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển về thể trạng cũng như trí tuệ của bé. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý có những phương pháp chăm sóc con một cách đúng đắn và khoa học để bé ăn ngon miệng hơn và giúp bé phát triển một cách toàn diện.

1. Đừng nên ép con ăn

Vì sợ con đói nên các bà mẹ thường “kè kè” chén cơm hay bột bên mình để cho bé ăn mà không biết rằng hành động này chỉ làm bé sợ ăn hơn, và vô hình trung dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ. Nhiều bé chưa kịp đói đã thấy mẹ cho ăn, lâu dần sẽ mất “phản xạ thèm ăn” như những đứa trẻ bình thường khác. Thật ra, chúng ta không nên quá lo lắng việc để con bị đói, vì khi bé đói thì tức khắc cơ thể sẽ “báo động” và bé sẽ tìm cách đòi mẹ cho ăn ngay lập tức.

2. Không để con mất tập trung trong bữa ăn

Trong thực tế, một số phụ huynh thường “dụ” con ăn bằng cách cho bé vừa chơi vừa ăn, vừa xem TV vừa ăn để bé có thể ăn nhiều hơn, nhưng thực sự đây là một việc không tốt cho sức khỏe. Bữa ăn của bé chỉ lên kéo dài 15 – 30 phút. Nếu cho bé ăn khi đang xem TV, hoặc chơi đồ chơi dễ khiến bé phân tâm, và việc không tập trung ăn uống cũng không có lợi cho hệ tiêu hóa của bé.

Bé chỉ thích ăn một số thức ăn nhất định, chỉ thích ăn vặt, thời gian ăn thường kéo dài (Ảnh được cung cấp bởi nhãn hàng Kiddy)

3. Đa dạng thực đơn dinh dưỡng cho con

Việc thay đổi khẩu vị thường xuyên sẽ giúp bé tò mò, hào hứng hơn khi đến bữa cơm. Thêm vào đó, đa dạng món ăn cũng giúp cho bé không bị thiếu chất. Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2000, trẻ em Việt Nam rất dễ bị thiếu các vitamin và khoáng chất, ví dụ như vitamin A, các axit béo cần thiết, DHA, Omega 3, 6, 9 cần thiết cho sự phát triển trí não… vì khẩu phần ăn uống không đa dạng, chế độ dinh dưỡng cho bé vẫn chưa được bảo đảm và đầu tư đúng mức.

Cá hồi là một thực phẩm rất giàu Omega -3 (Ảnh được cung cấp bởi nhãn hàng Kiddy)

4. Bổ sung thêm chất béo cho con

Chất béo là một trong những thành phần rất quan trọng và đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của một đứa trẻ. Ngoài việc giúp bé cảm thấy hợp khẩu vị, ăn ngon miệng hơn, chất béo còn chiếm đến 70-85% cấu tạo của não và dây thần kinh. Trẻ càng nhỏ, tổng lượng chất béo sử dụng càng cao, ví dụ trẻ sơ sinh cần đến 50% năng lượng từ chất béo, trẻ dưới 1 tuổi cần 40-50% và trẻ 1-2 tuổi cần 30-35%. Vì vậy để bổ sung chất béo đầy đủ cho con, mỗi ngày bạn nên thêm một thìa dầu ăn (5ml) vào chén bột, cơm, cháo để bé được cung cấp năng lượng và chất béo đầy đủ cho sự phát triển về thể chất và trí não. Dầu ăn dinh dưỡng dành cho trẻ em Kiddy là một lựa chọn hợp lý cho các ông bố bà mẹ vì dầu ăn dinh dưỡng Kiddy đươc đặc chế theo công thức khuyến nghị của Viện Y Khoa Hoa Kỳ, phù hợp cho trẻ em từ 6 tháng – 8 tuổi, cung cấp DHA tự nhiên từ dầu cá hồi nhập khẩu giúp trẻ thông minh và phát triển toàn diện. Trong 10ml dầu ăn dinh dưỡng Kiddy có chứa tối thiểu 100mg DHA.

Nhằm góp phần tạo thêm những sân chơi lành mạnh cho các bé và tạo điều kiện cho các bậc phụ huynh có cơ hội chia sẻ và bổ sung kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ ở lứa tuổi mầm non, nhãn hàng dầu ăn dinh dưỡng cho trẻ em Kiddy đã phối hợp với các trường mầm non trên cả nước để tổ chức sự kiện “Bé cùng Kiddy vui khỏe đến trường”. Chương trình đã và đang triển khai tại các tỉnh và thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Nha Trang, Hà nội, Quảng Ninh, Hải Phòng.

 

Giúp trẻ thông minh từ trong bụng mẹ

Tất cả các bậc cha mẹ đều mong muốn con mình ra đời có sự khởi đầu tốt nhất với trí thông minh vượt trội.

Vậy họ đã làm gì để tăng chỉ số IQ của trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ? Trên thực tế, để con cái được thông minh, các mẹ bầu thường cho con nghe nhạc cổ điển, lên hẳn một chương trình giảng dạy để đọc cho thai nhi nghe hoặc thậm chí khai thác mã Morse trên bụng mẹ bầu. Tuy nhiên, theo tiến sĩ John Medina – tác giả cuốn ‘Brain Rules for Baby’ (tạm dịch:  Quy tắc phát triển não ở trẻ nhỏ): “Không có một sản phẩm nào được chứng minh là có tác dụng cải thiện trí não của thai nhi. Chúng chỉ tác động đến não một phần rất nhỏ”. Vậy làm thế nào để trẻ thông minh, tăng chỉ số IQ từ trong bụng mẹ?

1. Bổ sung axit folic

Theo lời khuyên từ tiến sĩ John, bà bầu nên bổ sung ít nhất 400 microgram axit folic từ thực phẩm hoặc các loại đa vitamin mỗi ngày. Phụ nữ bổ sung đủ axit folic trước khi mang thai một tháng có thể làm giảm nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh não và cột sống từ 50-70%.  Bổ sung đủ axit folic là bước đầu tiên bạn nên làm để não bộ của bé được phát triển toàn diện.

Bà bầu nên giảm căng thẳng khi mang thai. (Ảnh minh họa)

2. Giảm căng thẳng

Theo các bác sĩ chuyên khoa, stress với mức độ thấp có thể ảnh hưởng tích cực đến thai nhi nhưng nếu bạn quá căng thẳng, thường xuyên stress và stress ở mức độ nghiêm trọng đến mức bạn mất kiểm soát có thể làm giảm chỉ số IQ trung bình của thai nhi đến 8 điểm.

3. Bổ sung DHA

Thêm vào đó, mỗi ngày thai phụ nên bổ sung 350-450 mg DHA, omega 3 (omega3 là acid béo nằm trong nhóm chất béo không bão hòa đa). Một nghiên cứu năm 2003 chỉ ra rằng, những thai phụ uống dầu cá moru, dầu cá tuyết to đầu – một nguồn giàu DHA – từ khi mang thai 18 tuần sẽ sinh những đứa trẻ có chỉ số IQ cao hơn. Những nguồn thực phẩm giàu DHA bao gồm: gan, dầu cá và các loại cá như cá hồi, cá trích, cá ngừ… Một lượng nhỏ DHA cũng có trong lòng đỏ trứng gà và gia cầm. Nếu bạn không thường xuyên ăn những loại thực phẩm này, hãy sử dụng thuốc bổ chứa nhiều DHA.

Đọc sách cho thai nhi nghe cũng giúp tăng trí thông minh ở trẻ. (Ảnh minh họa)

4. Có trọng lượng phù hợp

Trong thời gian mang thai, bạn cần phải ăn uống tốt để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh. Việc mẹ bầu không đạt được trong lượng chuẩn khi mang thai có thể khiến các em bé khi chào đời sẽ bị nhẹ cân, giảm chỉ số thông minh. Theo các nhà khoa học, chỉ số IQ của trẻ sơ sinh tăng khi trẻ đạt khoảng 3,6 kg. Dù vậy, chỉ số này sẽ giảm khi trẻ sơ sinh quá nặng trên 4kg.

5. Cho thai nhi nghe nhạc

Thai nhi từ tuần 23 trở lên có thể nghe được âm thanh từ bên ngoài tử cung. Theo các nhà khoa học, nhạc cổ điển êm ả là phù hợp nhất với thai nhi để phát triển trí não, những em bé này sau khi ra đời cũng sẽ tiếp cận với âm nhạc tốt hơn những đứa trẻ khác. Điều này rất có ích cho bé trong việc học tập sau này.  Thêm vào đó, việc đọc sách cho thai nhi cũng khiến trẻ sau sinh dễ dàng nhận thức âm thanh của ngôn ngữ hơn.

Meo.vn (Theo Eva)

Thực phẩm chứa kiềm giúp trẻ thông minh hơn

Thực phẩm chứa kiềm sẽ có tác dụng giúp trẻ thông minh hơn. Đây là nghiên cứu mới được các nhà khoa học Anh đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu sự phát triển chỉ số IQ ở trẻ.

Các nghiên cứu y tế đã chứng minh rằng thực phẩm có tính axit sau khi vào cơ thể sẽ sản xuất ra các anion, số lượng anion tăng sẽ khiến lượng pH giảm. Trái lại, thực phẩm có chứa tính kiềm khi vào cơ thể lại sản xuất ra cation. Lượng cation tăng lên sẽ giúp thúc đẩy lượng pH có trong cơ thể cũng tăng lên. Chính vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, ăn nhiều thực phẩm có tính kiềm sẽ giúp cải thiện trí thông minh của trẻ và việc này cũng có tác dụng tương tự đối với cả người lớn.

Theo báo cáo y tế cho biết thì căn cứ vào các thành phần cơ bản của thực phẩm có thể chia thành ba nhóm là thực phẩm chứa tính kiềm, thực phẩm trung tính và thực phẩm có tính axit.

Các chất như kali, magiê, canxi thuộc nhóm thực phẩm có tính kiềm. Chất kiềm này có chứa nhiều trong các loại thực phẩm như trái cây, rau quả, các sản phẩm từ đậu nành, tảo bẹ. Phốt pho, calo, lưu huỳnh và iôt thuộc nhóm thực phẩm có tính axit và có chứa nhiều trong thịt, ngũ cốc, dầu động vật, rượu vang và rượu mạnh.

Nếu trong quá trình ăn uống, người lớn điều tiết được sự cân bằng giữa hai nhóm thực phẩm này thì sẽ rất có lợi cho sức khỏe của trẻ nhỏ.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, trẻ có nồng độ acid trong máu cao thì sẽ có chỉ số IQ thấp, trong khi những trẻ có nồng độ kiềm cao thì lại có chỉ số IQ cũng tương đối cao. Chính vì vậy, các nhà khoa học đã đưa ra khuyến nghị các bà mẹ nên lựa chọn thực phẩm có chứa tính kiềm cao để cải thiện mức độ phát triển trí thông minh cho trẻ nhỏ.

http://images1.afamily.channelvn.net/Images/Uploaded/Share/2009/09/22/88689315.jpg
Ảnh Internet

Tác động của chế độ ăn uống được thể hiện trên chỉ số IQ và lợi ích của nó đã được rất nhiều nguuời nhắc tới. Một nhà khoa học Anh tin rằng sự phát triển của bộ não con người có mối quan hệ với độ pH trong dịch cơ thể trẻ.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu trên cơ thể của 42 trẻ nhỏ ở độ tuổi từ 6-13 và nhận thấy rằng, những trẻ nhỏ có độ pH trong cơ thể thấp hơn 7,0 thì có chỉ số IQ bình thường. Tuy nhiên, những trẻ có lượng pH trong cơ thể cao hơn 7,0 thì lại có chỉ số IQ cao vượt trội.

Cũng thông qua nghiên cứu này, các chuyên gia khuyến cáo người lớn không nên cho trẻ ăn quá nhiều thịt mà nên tăng cường các sản phẩm từ đậu nành, ăn nhiều rau, trái cây và hạn chế đồ ngọt.

Đặc biệt trong số các loại hoa quả thì cam là loại quả có chứa nhiều kali, chính vì thế nó không những chỉ là loại quả có tính kiềm mà còn là loại quả có chứa tính acid và rất tốt cho sức khỏe của trẻ.

Meo.vn (Theo Sina)

Sữa mẹ giúp trẻ thông minh và ít bệnh tật

Những trẻ được bú mẹ hoàn toàn khi còn nhỏ sẽ có IQ cao hơn khi trưởng thành. Hơn nữa, sữa mẹ còn giúp trẻ ít bị các bệnh nhiễm trùng ở phổi và tai. Đó là kết luận của hai nghiên cứu mới, đăng trên Tạp chí Hội Y khoa Mỹ số ra hôm qua.

Nghiên cứu thứ nhất được thực hiện tại Copenhagen (Đan Mạch). Bác sĩ Chantry, Giám đốc Khoa sơ sinh Bệnh viện Davis ở California (Mỹ), và các cộng sự đã thu thập số liệu về những trẻ sinh ra trong khoảng thời gian 1959-1961. Họ tiến hành đánh giá kết quả:

- Các thử nghiệm IQ chuẩn của 937 người trong số này khi đạt độ tuổi trung bình 27.

- Các thử nghiệm IQ khác của 2.280 người khi gia nhập quân đội ở tuổi 19.

Sau khi loại bỏ 13 yếu tố có thể ảnh hưởng tới trí thông minh như vị trí xã hội của bố mẹ, trình độ văn hóa bản thân, thu nhập…, các nhà nghiên cứu nhận thấy:

- Trẻ dưới 9 tháng tuổi càng bú mẹ lâu thì IQ càng cao:

+ Bú mẹ dưới 1 tháng: IQ=99,4

+ Bú ít nhất 2 tháng: IQ=101,7

+ Bú mẹ 4-6 tháng: IQ=102,3

+ Bú mẹ 7-9 tháng: IQ=106

- Các trẻ bú mẹ hơn 9 tháng có IQ trung bình là 104.

Thử nghiệm IQ theo tiêu chuẩn của quân đội cũng cho kết quả tương tự.

Tiến sĩ June Machover Reinisch, đồng tác giả của nghiên cứu, nói: “Sự chênh lệch 6 điểm của chỉ số IQ là một khác biệt lớn và đây chỉ là con số trung bình. Có trẻ vượt các bạn tới 15 điểm”. Theo ông, cho con bú cũng có thể là sự lựa chọn của các bà mẹ nhận trẻ sơ sinh làm con nuôi. Ông nói: “Những người này vẫn có thể cho con bú nếu muốn. Họ có thể dùng hoóc môn để sữa xuống nhiều. Điều này đem lại những lợi ích của sữa mẹ và tạo nên mối liên hệ tình cảm mẹ con”.

Nghiên cứu thứ hai của riêng bác sĩ Chantry được thực hiện dựa trên các số liệu của gần 2.300 trẻ ở Mỹ. Công trình này khẳng định rằng những trẻ bú mẹ hoàn toàn thường ít bị các bệnh nhiễm trùng hô hấp và viêm tai hơn những trẻ không bú mẹ. Đây là lần đầu tiên, một nghiên cứu cho thấy những trẻ bú mẹ trong 6 tháng đầu giảm được 20% nguy cơ viêm phổi và 50% nguy cơ viêm tai so với những trẻ chỉ bú mẹ trong 4 tháng.

Bú mẹ hoàn toàn được hiểu là thỉnh thoảng trẻ mới dùng sữa bột pha theo công thức hoặc những thứ nước không phải sữa mẹ. Theo các chuyên gia, các bà mẹ cần cố gắng cho con bú càng lâu càng tốt. Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ khuyến cáo phụ nữ cho con bú tối thiểu trong 6 tháng đầu.

theo WebMD

Ăn rau củ quả tăng trí nhớ

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Nam Florida (Hoa Kỳ) cho thấy: Hợp chất flavonoid có nhiều trong trái cây và rau củ, quả có thể giúp điều trị bệnh Alzheimer và quá trình suy giảm trí nhớ.


Nhiều thử nghiệm cho thấy, hai chất flavonoid là luteolin và diosmin đã giúp giảm lượng beta-amyloid, một loại chất tạo ra các dịch nhầy độc hại bám ở não của bệnh nhân Alzheimer. Giới khoa học cho biết sẽ sớm thực nghiệm đặc tính của hai loại flavonoid kể trên ở người. Trưởng nhóm nghiên cứu Kavon Rezai-Zadeh khuyên chúng ta nên tăng cường các flavonoid trong chế độ ăn uống hằng ngày để giảm nguy cơ mất trí nhớ. Do đó trong dịp Tết và sang năm mới, các bà các chị nhớ đưa vào khẩu phần ăn hàng ngày của gia đình mình các món rau củ quả theo mùa nào thức ấy để giúp trẻ thông minh học giỏi, người lớn thì sáng suốt đến trăm tuổi nhé.

BS. Ninh Hồng

Ăn hải sản giúp phụ nữ mang thai vui vẻ hơn

Kết quả nghiên cứu của Đại học Bristol (Anh) cho biết ăn hải sản có thể giúp phụ nữ đang mang thai có được tâm trạng vui vẻ hơn.

http://210.86.231.15/portal/images/Share/haisan-03.jpg

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu về tâm trạng và số lượng hải sản mà gần 10.000 phụ nữ đang mang thai đã ăn mỗi tuần trong hai năm 1991 và 1992. Họ đã phát hiện ra sự liên quan giữa việc ăn hải sản (có lượng axit béo omega-3 thấp) với nguy cơ cao bị trầm cảm ở những phụ nữ mang thai.

Kết quả nghiên cứu cho thấy những phụ nữ đang mang thai không ăn hải sản có các triệu chứng trầm cảm cao hơn 50% so với những bà bầu ăn 3 bữa ăn hải sản mỗi tuần (tương đương 1,5 gam axit béo omega).

Các nhà khoa học cho biết bị trầm cảm trong quá trình mang thai có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi.

Theo họ, cần phải có các cuộc nghiên cứu kỹ hơn nữa về mối liên hệ giữa việc ăn hải sản và bệnh trầm cảm ở phụ nữ mang thai, nhất là giữa lúc có những nghiên cứu khoa học khuyến cáo những đối tượng này nên hạn chế ăn hải sản và cá để tránh mức độ thủy ngân cao.

Trước đây, các nhà khoa học Đại học Bristol cũng đã chứng minh những bà mẹ ăn nhiều hải sản khi mang thai sẽ sinh ra những đứa trẻ thông minh hơn.

Theo nghiên cứu, những phụ nữ ăn hơn 340g hải sản hay cá mỗi tuần (tương đương với 2-3 lần/tuần) đều có những đứa con thông minh hơn với các kỹ năng phát triển tốt hơn./.

Theo thoibaoviet.com

Thời kỳ “vàng” của trẻ

Đó là thời gian 3 tháng cuối thai kỳ và 12 tháng sau khi sinh. Nếu người mẹ biết cách tác động thì sẽ có tác dụng rất tốt trong việc phát triển trí não, giúp trẻ thông minh hơn về sau

Người mẹ nào cũng muốn con mình sinh ra phải thông minh nhưng làm gì để đạt mục đích này thì họ thường lúng túng. Đó cũng là lý do khiến gần đây những tranh luận về “Phát triển trí não ngay từ khi mang thai” và “Di truyền có phải là yếu tố duy nhất quyết định trí thông minh của trẻ?” thu hút sự quan tâm của đông đảo bà mẹ trẻ mang thai.

Đặc biệt lưu ý 3 tháng cuối thai kỳ

Trước hết, cần khẳng định quan niệm trẻ thông minh là do di truyền, thừa hưởng thông minh từ bố hoặc mẹ là đã cũ bởi bên cạnh di truyền, dinh dưỡng và các kích thích từ môi trường bên ngoài đã được chứng minh là tác động không hề nhỏ đến trí não của trẻ.

Não của trẻ bắt đầu phát triển từ khoảng tuần thứ 8 của thai kỳ và nhanh nhất ở 3 tháng cuối thai kỳ cho tới lúc 1 tuổi. Ở 3 tháng cuối thai kỳ, não của trẻ có thể đạt đến 25% trọng lượng não người trưởng thành. Nếu lúc này thai phụ không quan tâm tác động thì sẽ phí mất cơ hội giúp con thông minh hơn trong tương lai.

Trẻ dưới 12 tháng tuổi cần được quan tâm, chăm sóc đặc biệt.

Tất nhiên, để làm được điều này, không thể hoàn toàn gạt vai trò người cha và những người thân trong việc hỗ trợ cho người mẹ cả về thể chất lẫn tinh thần nhưng vai trò người mẹ vẫn là quyết định.

Cung cấp dưỡng chất theo giai đoạn

Thai phụ đừng nghĩ rằng bổ sung càng nhiều dưỡng chất thì con sẽ thông minh hơn. Nên nhớ là các dưỡng chất chỉ thực sự tốt khi người mẹ cung cấp theo lượng phù hợp ở từng giai đoạn, vì thời kỳ mang thai khác thời kỳ cho con bú. Ngay cả với 2 dưỡng chất quan trọng nhất như DHA và choline thì Hiệp hội Quốc tế về nghiên cứu axít béo và lipid và Viện Y khoa Hoa Kỳ cũng đều có các khuyến cáo về lượng sử dụng.

Thai phụ có thể tham khảo khuyến cáo sau đây của Bộ Y tế và các chuyên gia dinh dưỡng về nhu cầu một số dưỡng chất cần áp dụng mỗi ngày trong thai kỳ và thời gian con bú: Năng lượng cần: 300 kcal và 500 kcal; DHA dạng tạo sẵn: 300 mg (chung cho cả 2 giai đoạn); choline: 450 mg và 550 mg; axít folic: 600 mcg và 500 mcg; sắt: 60 mg và 48 mg; đạm: 25 g (chung cho cả 2 giai đoạn); kẽm: 3,4 mg – 20 mg và 4,3 mg -19 mg.

Do đó, việc thai phụ nắm rõ chu trình phát triển trí não của thai nhi sẽ rất có ích trong việc tác động giúp phát triển trí não của trẻ một cách tối đa. Do trí não của trẻ sẽ lần lượt đạt 25% đến 75% não người trưởng thành trong khoảng thời gian 3 tháng cuối thai kỳ và 12 tháng sau khi sinh nên đây là “thời điểm vàng” quyết định trực tiếp đến sự thông minh và các kỹ năng sống của trẻ sau này.

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng

Trí thông minh của trẻ không phải là thứ để có thể nhìn thấy ngay lập tức như cân nặng hay chiều cao mà cần quá trình hình thành và liên tục nuôi dưỡng, kích thích hợp lý và khoa học.

Điều này có thể làm được thông qua các kích thích từ môi trường và chế độ dinh dưỡng của mẹ lúc mang thai. Trong đó, dinh dưỡng là quyết định và là việc mà các bà mẹ có thể thực hiện dễ dàng.

Có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển trí não của trẻ chính là các dưỡng chất như docosa dexaenoic acid (DHA), choline, axít folic, sắt, kẽm, i-ốt, vitamin B12. Trong đó, DHA và choline là hai dưỡng chất đặc biệt quan trọng và tác động rất lớn đến sự phát triển trí não thai nhi.

Ở 3 tháng cuối thai kỳ, DHA tích tụ vào não của trẻ rất nhiều, tăng đến khoảng 3 – 5 lần cho tới khoảng 12 tuần đầu sau khi sinh. Những bào thai nhận DHA từ mẹ ít thì sau này sẽ có chỉ số IQ thấp hơn đến 20 điểm so với các thai nhi được cung cấp DHA nhiều hơn ngay từ khi trong bụng mẹ.   Còn với choline, đây là một dưỡng chất giúp phát triển cấu trúc não của trẻ, hỗ trợ trí nhớ và khả năng học hỏi của trẻ sau này. Ở giai đoạn gần sinh, choline có vai trò đặc biệt quan trọng với phát triển não và tủy sống, giúp trẻ “lấy đi” lượng dự trữ choline lớn từ mẹ thông qua nhau thai.