Lưu trữ cho từ khóa: trẻ sinh non

Trẻ sinh non có nguy cơ bị mù bẩm sinh

Những trẻ sinh non có nguy cơ bị mù bẩm sinh – với tỷ lệ cứ 20 trẻ sinh non thì có 1 trẻ.

tre-sinh-non-co-nguy-co-bi-mu-bam-sinh

Ảnh minh họa – Internet

Các nhà khoa học Anh ước tính số lượng trẻ sơ sinh mù lòa là kết quả của việc sinh non đã tăng 22% trong 10 năm qua. Các chuyên gia cũng liệt kê các dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết sớm nguy cơ mất thị lực ở trẻ sinh non. Các triệu chứng bao gồm mắt đỏ, viêm, ngứa, chảy nước mắt, mắt sưng. Và cha mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ nếu trẻ dụi mắt quá nhiều, phản ứng khó chịu với ánh sáng hoặc nhìn vào mọi vật với một tư thế đầu bất thường.

Theo Anninhthudo.vn

Vì sao trẻ sinh non hay bị bệnh võng mạc?

Em đang mang thai tuần thứ 30, đi khám thai định kỳ phát hiện thai đa ối. Qua tìm hiểu, nếu sinh non tháng, bé hay mắc bệnh võng mạc. Xin bác sĩ tư vấn về căn bệnh này.

Lê Thảo Quyên (Lâm Đồng)

vi-sao-tre-sinh-non-hay-bi-benh-vong-mac

Chào bạn,

Võng mạc là lớp trong cùng của mắt, nhận ánh sáng và chuyển thành thông tin, đưa lên não. Mạch máu nuôi võng mạc chỉ phát triển hoàn thiện ở trẻ sơ sinh đủ tháng. Vì vậy, trẻ đẻ càng non thì số mạch máu đã phát triển càng ít. Ở một số trẻ đẻ non, nhất là trẻ quá nhẹ cân, mạch máu võng mạc phát triển bất thường, gây bệnh võng mạc ở trẻ sinh non, gọi tắt là ROP. Tỷ lệ bệnh càng cao nếu trẻ sinh càng non tháng và càng nhẹ cân.

Giai đoạn đầu, bệnh không thể hiện ra ngoài. Chỉ đến giai đoạn cuối mới thấy con ngươi mắt của trẻ bị trắng đục. Thường với những trẻ sơ sinh đẻ non, nên khám để phát hiện bệnh vào tuần thứ 5 – 7 sau khi sinh, lúc bệnh mới bắt đầu có biểu hiện. Khám sớm hơn sẽ không an toàn cho trẻ.

Trong đa số trường hợp, các mạch máu bất thường sẽ tự lành (khoảng 90%). Ở một số trẻ, các mạch máu này chỉ lành một phần, dẫn đến hiện tượng cận thị hoặc lác mắt sau này. Đôi khi, bệnh để lại sẹo ở võng mạc, khiến thị lực giảm. Trường hợp nặng, mạch máu võng mạc tiếp tục phát triển bất thường và tạo thành mô sẹo gây co võng mạc, kéo nó khỏi vị trí bình thường, dẫn tới giảm thị lực trầm trọng.

Về điều trị, tùy từng trường hợp mà bác sĩ khám cho con bạn sẽ lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất cho bé. Có 2 phương pháp điều trị hay được dùng là laser và lạnh đông. Với những ưu thế vượt trội, ngày nay, laser đã thay thế dần lạnh đông trong điều trị và đã mang lại kết quả rất khả quan.

Hiệu quả của điều trị tốt hơn nếu bệnh được phát hiện sớm và cháu bé bị bệnh ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, với hình thái nặng, kết quả điều trị kém hơn. Nhìn chung, tỷ lệ thành công khi điều trị bằng laser là vào khoảng 65% với hình thái nặng và khoảng 90 – 95% với hình thái nhẹ hoặc trung bình.

BS. Minh Châu

Theo Suckhoedoisong.vn

Trẻ sinh non có nên tiêm vaccin 5 trong 1 không?

Con tôi được 4 tháng tuổi. Sắp đến thời điểm tiêm vaccin cho cháu, nhưng cháu sinh non ở tuần thứ 34 và chỉ nặng 1,5kg. Hiện đang có loại vaccin 5 trong 1 (tức là tiêm một mũi gồm nhiều loại vaccin). Xin hỏi bác sĩ, tôi có nên cho con tiêm vaccin này hay nên tiêm tách từng mũi. Vaccin 5 trong 1 có phải có liều lượng mạnh hơn vaccin mũi 1 hay không?

Nguyễn Thanh Hằng (Hà Nam)

tre-sinh-non-co-nen-tiem-vaccin-5-trong-1-khong
Ảnh minh họa – Internet
Các vaccin phối hợp để phòng được nhiều bệnh trong 1 mũi tiêm là một tiến bộ rất lớn của y học. Sử dụng vaccin phối hợp đảm bảo đáp ứng miễn dịch cho trẻ rất tốt đồng thời giảm được số lần tiêm và giảm nguy cơ các phản ứng sau tiêm chủng. Vaccin 5 trong 1 để phòng 5 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi do Hib đã được triển khai trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Trong trường hợp con chị nên sử dụng vaccin 5 trong 1 sẽ tốt hơn.

PGS.TS. Trần Như Dương

Theo Suckhoedoisong.vn
The post Trẻ sinh non có nên tiêm vaccin 5 trong 1 không? appeared first on Tin Sức Khỏe.

Những điều cần chú ý khi chăm sóc trẻ sinh non

Trẻ sinh non thường có sức đề kháng yếu và sức khỏe gặp nhiều rủi ro hơn so với trẻ bình thường vì vậy cần cha mẹ có cách chăm sóc đặc biệt hơn.

là khi trẻ được sinh ra trước khoảng 3 đến 6 tuần so với thông thường, hoặc giữa tuần 34 hay 36 trong kỳ mang thai của người mẹ. Khi ra đời sớm như vậy, sức đề kháng của trẻ sẽ rất yếu và sức khỏe gặp nhiều rủi ro hơn so với trẻ bình thường. Trong sáu tuần cuối của thai kỳ, trẻ thường sẽ tặng khoảng 200g mỗi tuần.

Dưới đây là những điều các cha mẹ cần nắm vững và theo dõi khi chăm sóc trẻ sinh non.

1. Cho trẻ ăn

Thông thường, trẻ sinh non ăn ít hơn trẻ bình thường, bé bú mẹ hoặc sữa công thức ít hơn. Mặc dù vậy, lượng sữa cần cho trẻ sinh non đòi hỏi nhiều hơn so với trẻ bình thường, đặc biệt trong những ngày đầu nhằm tránh hiện tượng vàng da. Nếu như trẻ quấy khóc không chịu ăn, cha mẹ cần hỏi ý kiến của các bác sĩ khoa nhi để xem xét lại chế độ ăn cho trẻ, đặc biệt là những bà mẹ cho con bú.

nhung-dieu-can-chu-y-khi-cham-soc-tre-sinh-non

Trẻ sinh non có thể gặp nhiều rủi ro mắc bệnh về đường hô hấp. (Ảnh minh họa)

2. Khi trẻ ngủ

Trẻ sinh non sẽ bị buồn ngủ hơn bình thường và có thể ngủ ngay trong lúc chúng đang ăn sữa. Khi đó, các mẹ cần đánh thức trẻ dậy sau 3 hay 4 tiếng để cho ăn. Khi trẻ ngủ, tốt nhất các mẹ nên đặt nằm thẳng lưng để trẻ nằm ở một tư thế thoải mái nhất.

3. Hô hấp của trẻ

Trẻ sinh non có thể gặp nhiều rủi ro mắc bệnh về đường hô hấp, vì vậy khi thấy trẻ có dấu hiệu khó thở  hay có vấn đề gì về hô hấp, cha mẹ cần liên lạc ngay với bác sĩ nhi để phòng trường hợp xấu hơn có thể xảy ra.

4. Nhiệt độ

Khi sinh non, cơ thể trẻ sẽ hơi còi và khả năng điều chỉnh thân nhiệt sẽ kém hơn trẻ bình thường. Phòng cho bé sinh non cần thiết kế tránh gió và luôn ở nhiệt độ đủ ấm. Ngoài ra, một lời khuyên có ích là hãy mặc cho bé của bạn nhiều hơn 1 lớp so với số quần áo mà bạn đang mặc, như vậy cơ thể trẻ sẽ luôn ở trong trạng thái tốt nhất.

nhung-dieu-can-chu-y-khi-cham-soc-tre-sinh-non

Sức đề kháng của trẻ sinh non cũng yếu hơn những trẻ bình thường khác. (Ảnh minh họa)

5. Bệnh vàng da và các bệnh lây nhiễm khác

Trẻ sinh non có thể sẽ mắc bệnh vàng da, một triệu chứng được gọi là tăng bilirubin huyết mà có thể dẫn tới hủy hoại hệ thống thần kinh rất nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Các mẹ nên chắc chắn rằng con mình đã được kiểm tra về bệnh này và cần được kiểm tra bất cứ khi nào da bé chuyển sang màu vàng hoặc ăn không tốt. Ngoài ra, trẻ sinh non thường có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh và dễ mắc các bệnh lây nhiễm, do vậy cha mẹ cần theo dõi thật kĩ.

Bên cạnh đó, những cha mẹ đang có kế hoạch có bé hay các mẹ đang bầu bí thì nên chú ý một số điều sau đây để tránh tình trạng sinh bé non

- Không nên có bầu lại quá sớm sau lần sinh trước.

- Nên mang thai trước 35 tuổi.

- Không nên áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo để có bầu trừ một số trường hợp đặc biệt và cần bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng.

- Nếu lần sinh trước đó cũng là sinh non thì các mẹ cần chú ý và tham khảo ý kiến bác sĩ để theo dõi và đề phòng.

Theo Phapluatxahoi.vn

Chăm sóc trẻ sinh non nhẹ cân thế nào?

Con tôi sinh non, cân nặng lúc sinh 1,2kg. Xin hỏi bác sĩ cách chăm sóc và nhiệt độ trong phòng thích hợp với cháu là bao nhiêu? – Nguyên Đang (dangsoc…@gmail.com.vn)
cham-soc-tre-sinh-non-nhe-can-the-nao
Hầu hết trẻ nhẹ cân đều có biểu hiện nhiều hay ít sự thiếu sót về chức năng của các bộ phận và các hệ thống trong cơ thể. Về hô hấp, trẻ có nhịp thở không đều, có cơn ngừng thở. Về tuần hoàn dễ bị trụy mạch ngoại vi, các chi dễ tím và phù nề, mạch dao động từ 90-220 lần phút.
Về tiêu hóa, phản xạ bú yếu, dạ dày nhỏ dễ giãn to hình tròn nằm ngang và ở cao nên dễ bị nôn trớ sau ăn. Điều hòa thân nhiệt kém dễ bị hạ thân nhiệt. Về thần kinh, vỏ não chưa hoạt động, trẻ thường nằm lịm suốt ngày, thở nông, khóc yếu. Khả năng chống nhiễm khuẩn của trẻ rất kém, dễ bị viêm phổi, viêm ruột hoại tử, nhiễm khuẩn huyết…

Chăm sóc trẻ nhẹ cân:

Phải đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối, nhất là trẻ cân nặng lúc đẻ dưới 1.500g, tốt nhất là nuôi dưỡng tại phòng dưỡng nhi vô khuẩn. Luôn giữ nhiệt độ cơ thể 36,5 – 37oC, muốn thế nhiệt độ phòng phải thích hợp: Nếu trẻ nặng 2.000 – 2.500g thì nhiệt độ phòng khoảng 27 – 28oC; trẻ có cân nặng 1.500 – 2.000g thì nhiệt độ phòng phải đạt 30 – 32oC. Nếu trẻ nặng dưới 1.500g thì nhiệt độ phòng phải 33 – 35oC thì trẻ mới duy trì được thân nhiệt.
Trường hợp con bạn không hiểu hiện tại cháu được chăm sóc ở nhà hay tại phòng dưỡng nhi, nếu ở nhà không có điều hòa thì bạn hoặc người nhà phải thay nhau bế cháu theo phương pháp kanguroo (chăm sóc theo kiểu “da kề da” bằng cách đặt trẻ vào giữa 2 bầu vú phía trong áo của mẹ sao cho da trẻ áp vào ngực mẹ.
Chú ý cho trẻ ăn đủ để tránh hạ đường huyết. Trong tuần đầu, ăn 8 – 10 lần/ngày, ngày đầu 60ml/kg/24 giờ, những ngày sau mỗi ngày tăng thêm 20ml/kg/ngày. Nếu sữa mẹ vắt ra mỗi bữa nhiều hơn nhu cầu của trẻ thì cho trẻ ăn sữa vắt cuối, vì sữa cuối giàu năng lượng.

BS. Kim Anh

Theo Suckhoedoisong.vn
The post Chăm sóc trẻ sinh non nhẹ cân thế nào? appeared first on Tin Sức Khỏe.

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sinh non

 

Ra đời sớm, nhẹ cân, đối diện với nhiều nguy cơ bệnh tật, trẻ sinh non rất thiệt thòi và cần được chăm sóc, nuôi dưỡng đặc biệt.

Sự thiệt thòi đáng thương

Trẻ sinh non tháng là trẻ ra đời trước khi được 37 tuần tuổi tính theo ngày đầu kỳ kinh chót của mẹ. Sinh non không phải là chuyện hiếm, theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cứ trung bình 10 trẻ ra đời, có một trẻ bị sinh non. Và có hẳn một ngày Thế giới vì trẻ sinh non (17.11) nhằm kêu gọi sự nhận thức và quan tâm giúp đỡ của cộng đồng, bởi hằng năm có tới hơn một triệu trẻ sinh non tử vong.

Cứ một ngày được ở lâu hơn trong bụng mẹ (cho đến đủ tháng đủ ngày) trẻ phát triển bằng cả tuần nếu so với khi bị ra đời sớm. Sự thiệt thòi này được thể hiện qua hàng loạt mối nguy hiểm chung của trẻ sinh non nhẹ cân như: thở khó khăn, dễ bị chảy máu trong não, có thể bị bệnh tim bẩm sinh, bệnh lý võng mạc; dạ dày, ruột, các dịch tiêu hóa không đủ gây khó bú, khó bài tiết phân, nước tiểu… Hệ miễn dịch yếu khiến trẻ non tháng dễ bị nhiễm trùng. Trẻ càng non tháng càng không có các chất dự trữ quan trọng như đường, chất béo (DHA, ARA), can xi, sắt vì những dự trữ này chỉ có ngày càng nhiều trong 3 tháng cuối của thai kỳ.

Nuôi trẻ sinh non rất vất vả. Bạn chỉ có thể giảm bớt những căng thẳng, bất an, sợ hãi trong quá trình chăm sóc trẻ bằng cách tuân thủ lịch tái khám trẻ sinh non và nhất là cùng với các bác sĩ, tích cực theo đuổi một chiến lược dinh dưỡng đặc biệt cho con mình.

Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học

Trẻ sinh non có nhu cầu đặc biệt cao về dinh dưỡng để “bắt kịp” với đà phát triển như khi còn trong môi trường bào thai. Thiếu dinh dưỡng, trẻ sinh non có thể tử vong, có thể phải đối mặt với nguy cơ dị tật, có thể chậm phát triển trí tuệ, bất lợi trong phát triển ứng xử khi đến trường. Khó khăn ở chỗ, trong khi nhu cầu đạm, vitamin, khoáng chất đều cao hơn trẻ bình thường thì khả năng dung nạp và hấp thu của trẻ sinh non lại rất hạn chế do kích thước dạ dày không đủ lớn, khả năng tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất thấp. Trẻ sinh non khó tăng cân, hay bị trào ngược dạ dày thực quản, dễ ọc sữa tím tái. Trẻ sinh non cũng thường bị chướng bụng, khó đi tiêu vì thiếu men tiêu hóa và viêm ruột do niêm mạc ruột dễ bị tổn thương. Khoảng trên 30 ngày tuổi, trẻ dễ bị thiếu máu.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, nhưng với những trẻ thiếu tháng, nhẹ cân, bé cần bú được lượng sữa gấp 3 lần so với trẻ bình thường. Với dạ dày nhỏ hơn, khả năng nuốt, hấp thu hạn chế, điều này gần như không thể thực hiện được.

Do đó cần áp dụng chiến lược dinh dưỡng điều trị kết hợp nuôi ăn bằng sữa mẹ. Khi còn nằm viện, trong trường hợp không có sữa mẹ, việc sử dụng sữa cho trẻ non tháng sẽ được các bác sĩ hướng dẫn và thường được duy trì cho đến khi trẻ được 3.600 gr. Sau khi xuất viện, các bà mẹ cần thiết được bác sĩ tư vấn cách tự nuôi trẻ sinh non và tuân thủ đúng theo sự hướng dẫn, bởi trẻ cần được duy trì dinh dưỡng cao năng lượng cho đến khi được ít nhất 9 tháng tuổi và có thể kéo dài đến 12 tháng.

(Theo Thanhnien)

 

Các bé gái sinh tư mắc bệnh lý về mắt

Trở lại Bệnh viện Từ Dũ khám mắt và các chức năng khác sau hơn một tuần xuất viện, cả bốn bé trong ca sinh tư hiếm gặp ra đời hôm 20/6 đều được các bác sĩ cảnh báo phải theo dõi bệnh lý võng mạc do sinh non.

Sáng nay, gia đình chị Trần Thị Tình đã đưa 4 bé từ Lai Vung, Đồng Tháp đến Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM) khám sức khỏe theo lịch hẹn của bác sĩ.

Theo Tiến sĩ Ngô Minh Xuân - Trưởng khoa Sơ sinh Bệnh viện Từ Dũ, do sinh non ở tuần thai thứ 32 và nhẹ cân nên các bé được tập trung khám võng mạc, một bệnh lý có thể dẫn đến mắt mù lòa đối với trẻ sinh thiếu tháng.

Bác sĩ đến từ Bệnh viện Mắt TP HCM là người trực tiếp khám mắt cho cả bốn bé. Theo các bác sĩ, bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non là tình trạng rối loạn phát triển của mạch máu ở võng mạc mắt, bệnh có thể gây bong võng mạc, dẫn đến mù lòa.

Kết quả thăm khám cho thấy, mạch máu để nuôi võng mạc của cả bốn bé đều chưa ổn định. Đặc biệt, bé nhẹ cân nhất lúc sinh (1,2 kg) có biểu hiện bệnh rõ nhất. Các bác sĩ yêu cầu gia đình phải cho các bé bú nhiều sữa mẹ hơn để đủ dinh dưỡng nuôi mạch máu ở mắt.

Ngoài khám mắt, các bé cũng được kiểm tra sức khỏe tổng quát gồm cân nặng, chiều cao, hô hấp, tim mạch.

Chiều cao của các bé chưa tăng so với một tuần trước. Tuy nhiên cân nặng có cải thiện rõ. Lúc mới sinh, các bé nặng lần lượt 1,5 kg, 1,2 kg, 1,6 kg và 1,7 kg.

Bé nhẹ cân nhất khi sinh 1,2 kg hiện đã tăng được hơn 300 gr. Chị Tình cho biết, do mẹ không đủ sữa nên các bé bú chủ yếu bằng sữa công thức và đều bú khỏe.

Trong suốt thời gian khám, các bé thường ngủ ngoan. Đây là những khoảnh khắc mở mắt hiếm hoi của bé.

Các bé sẽ phải tiếp tục trở lại tái khám bệnh lý võng mạc vào tuần sau. Theo thống kê của Bệnh viện Nhi đồng 1, mỗi năm bệnh viện tiếp nhận khoảng 400 em bé sinh non mắc bệnh lý võng mạc cần chữa trị. Nếu phát hiện sớm, phương pháp phẫu thuật laser có thể can thiệp được bệnh lý này.

 (Theo VNexpress)

Giọng nói của mẹ giúp trẻ sinh non hô hấp tốt hơn

Trẻ sinh non sẽ giảm nguy cơ ngừng thở hoặc nhịp tim chậm khi trẻ được nghe bản thu âm nhịp tim và giọng nói của mẹ.

Đây là phát hiện mới nhất của Trung tâm chăm sóc trẻ sơ sinh chuyên sâu tại Brigham và Bệnh viện bà mẹ – trẻ em (BWH) ở Boston, Anh, được công bố trực tuyến trên Tạp chí Y học cho phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh Anh.


Giọng nói của mẹ giúp trẻ sinh non hô hấp tốt hơn

Nghiên cứu này lấy mẫu gồm 14 trẻ sơ sinh, những trẻ được sinh non vào giữa tuần thai thứ 26 và 32. Sau đó, các nhà khoa học tiến hành thu âm giọng nói và nhịp tim của người mẹ rồi cho 14 trẻ nghe vào 4 lần cố định trong ngày.

Thông thường, trẻ sinh non chưa phát triển hoàn toàn đầy đủ so với trẻ sinh đủ ngày đủ tháng. Do vậy, trẻ thường có nguy cơ mắc các bệnh về phổi hoặc tim mạch cao hơn, đặc biệt là chứng ngưng thở và nhịp tim chậm. Tuy nhiên, khi trẻ được nghe âm thanh nhịp tim và giọng nói của mẹ, các biểu hiện đó có xu hướng giảm rõ rệt, hơn là trường hợp để trẻ tiếp xúc với âm thanh và tiếng ồn của bệnh viện.

Ông Amir Lahav, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu trẻ sơ sinh thuộc Bệnh viện bà mẹ – trẻ em BWH cho biết: “Những âm thanh này có ảnh hưởng lớn nhất tới thính giác, kích thích não bộ và các cơ quan khác của trẻ khiến những biểu hiện tiêu cực liên quan tới bệnh phổi hoặc tim mạch đã giảm đi đáng kể”.

Tuy vậy, ông Lahav cũng cho rằng: “Quy mô nghiên cứu với 14 trẻ còn nhỏ và kết quả có thể xê dịch. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để có kết quả khách quan nhất”.

(Theo KID)