Lưu trữ cho từ khóa: trẻ hiếu động

Thời tiết giao mùa, trẻ dễ bị bệnh

Miền Nam không có mùa đông lạnh giá, tiết trời ấm áp quanh năm, nhưng khi độ ẩm tăng cao cũng vẫn sẽ là điều kiện cho vi sinh vật phát triển. Đặc biệt, những trẻ hiếu động dễ sinh mồ hôi, không được lau kịp thời khiến các bệnh về đường hô hấp, ho cảm gia tăng.

PGS-TS Nguyễn Văn Bàng (phó trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai) chia sẻ, thời tiết thay đổi, giao mùa khiến trẻ thường mắc các bệnh như: ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, đau đầu, sốt, toàn thân khó chịu, viêm mũi, viêm V.A, viêm họng cấp… và ho thường là dấu hiệu cho các bệnh này. Nếu bệnh nhẹ, bác sĩ khuyến cáo không nên dùng kháng sinh cho trẻ. Phương pháp chữa trị chủ yếu là làm long đờm, ăn uống đầy đủ. Nếu được chăm sóc tốt, nhiều trẻ sẽ tự khỏi sau đó vài ba ngày. Nếu trẻ đang bú mẹ, giai đoạn này, bạn nên tăng cường cho trẻ bú mẹ. Nếu trẻ đã bước vào tuổi ăn dặm, bạn nên cho trẻ ăn những loại thức ăn dễ tiêu, ít chất béo, ít chất ngọt và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Khi trẻ bị ngạt mũi, trước bữa ăn, bạn nên nhỏ mũi cho trẻ (dùng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mũi dành cho trẻ) để làm thông mũi trẻ. Trong những ngày thời tiết như thế này, cha mẹ nên vệ sinh cơ thể, đặc biệt là khu vực tai, mũi, họng cho trẻ hàng ngày.

(Ảnh do nhãn hàng Ích Nhi cung cấp)

PGS Bàng nhấn mạnh, các mẹ cần tránh các tác nhân gây dị ứng và cách ly trẻ với môi trường khói thuốc, hóa chất hoặc không nên để trẻ tiếp xúc với chó, mèo. Phòng ngủ của trẻ cần được đặc biệt thông thoáng, trong lành. Không nên trải thảm trong phòng trẻ. Nên thường xuyên giặt chăn, gối dành cho trẻ, sau đó phơi nắng thật khô. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, nhất là với những người có biểu hiện bị cúm. Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh, kem, đá. Tăng cường dinh dưỡng và vitamin C, cho trẻ uống nước đầy đủ.

PGS Dương Trọng Hiếu (nguyên BS bệnh viện YHCT TW) chia sẻ, khi trẻ bị cảm, ho, các bà mẹ cần chú ý chữa trị kịp thời và triệt để. Thực tế hiện nay có nhiều loại thuốc Tân dược được bào chế dưới dạng siro để trẻ nhỏ dễ uống và liều lượng đã được điều chỉnh nhưng không phải vì thế mà các tác dụng phụ của thuốc không đáng ngại. Chức năng đào thải các chất độc của gan, thận còn kém, trẻ lại rất hay bị cảm, ho nên sử dụng thuốc rất thường xuyên. Nếu không cẩn trọng các mẹ sẽ bắt gan, thận của bé làm việc vất vả trong khi chức năng của các cơ quan này còn chưa được hoàn chỉnh. Các mẹ nên tìm các loại thuốc thảo dược an toàn cho bé. Nhưng ngay các thuốc Đông dược cũng có các vị thuốc không khuyến cáo dùng cho trẻ nhỏ như tinh dầu bạc hà, tỳ bà diệp, bạc hà diệp… Thế nên các mẹ chỉ nên lựa chọn các sản phẩm thảo dược được đặc chế dành riêng cho các bé. Cũng cần tìm các thuốc có mùi vị thơm, ngon, dễ uống. Siro Ích Nhi là một sản phẩm đáp ứng được tất cả các điều kiện này. Là sản phẩm được nghiên cứu và đặc chế dành riêng cho trẻ, với thành phần từ kinh giới, mật ong và các thảo dược nhanh giải cảm, giảm ho cho bé mà lại rất an toàn, mùi vị thì thơm ngon, thích hợp với khẩu vị của trẻ. Khi dùng kết hợp với các kháng sinh ở những bé bị cảm, ho nặng, Ích Nhi còn giúp các bé nâng cao sức đề kháng, giảm được các tác dụng phụ của kháng sinh và giúp bé nhanh khỏi bệnh. Đây là sản phẩm được nhiều bác sĩ khoa nhi khuyên dùng.

(Ảnh do nhãn hàng Ích Nhi cung cấp)

Thành phần: xuyên khung 8g, cát cánh 8g. kinh giới 8g, tử uyển 8g, bách bộ 8g, xuyên bối mẫu 8g, hương phụ 8g, cam thảo 8g, trần bì 8g, mật ong 15g, phụ liệu vừa đủ 100ml. Tác dụng: giải biểu, trừ ho, trừ đờm. Chỉ định: thuốc được sử dụng trong các trường hợp điều trị các trường hợp cảm lạnh, cảm cúm, hắt hơi sổ mũi, ngạt mũi, trị các chứng ho do lạnh, ho đờm nhiều. Liều lượng và cách dùng: trẻ sơ sinh – dưới 3 tuổi uống 3ml/ lần x 2 – 3 lần/ ngày; trẻ em 3 – 7 tuổi uống 5 ml/ lần x 2 – 3 lần/ ngày; trẻ em 7 – 12 tuổi uống 7,5 ml/ lần x 2 – 3 lần/ ngày; từ 12 tuổi trở lên uống 10 ml/ lần x 2 – 3 lần/ ngày. Có thể pha loãng với nước ấm cho dễ uống. Chống chỉ định: bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, phụ nữ có thai. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú: + Thời kỳ mang thai: Không sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai. + Thời kỳ cho con bú: Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú. Trước khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sỹ. Tác dụng không mong muốn của thuốc: chưa có báo cáo. Chú ý: thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất. Bảo quản: Trong bao gói kín, nơi khô mát, tránh ánh sáng. Tiêu chuẩn sản phẩm: tiêu chuẩn cơ sở. Quy cách đóng gói: hộp 1 lọ 100ml.

Điện thoại tư vấn sản phẩm: 043.9953901

Website: www.chamsoctre.vn

Hồ sơ đăng ký quảng cáo số: 1322/10/QLD-TT

Tủ thuốc gia đình

Việc dự trữ một số thuốc và vật dụng y tế trong gia đình là điều cần thiết. Sau đây là một số lưu ý đối với tủ thuốc:
- Nên đặt tủ thuốc ở vị trí cao, thông thoáng, tránh tầm với của trẻ nhỏ. Trường hợp trẻ hiếu động tìm cách “nghiên cứu” tủ thuốc thì cần có chìa khóa tủ.

- Thường xuyên vệ sinh tủ thuốc để kiểm tra hạn dùng, chất lượng thuốc cũng như bổ sung thêm những thuốc đã dùng hết.

- Thuốc để trong tủ cũng cần phân biệt và để riêng theo nhóm: thuốc do bác sĩ kê đơn hay thuốc các thành viên trong gia đình thường dùng. Lưu ý thuốc của người lớn và thuốc của trẻ em phải để riêng, tránh gây nhầm lẫn.

- Cạnh tủ nên ghi các địa chỉ liên lạc cần thiết như: bác sĩ, bệnh viện gần nhất, cảnh sát, cấp cứu, hoặc tên và điện thoại của một vài người có thể giúp đỡ khi cần thiết.

- Một số vật dụng y tế cần có trong tủ: bông gòn, gạc, băng thường, băng keo, cặp đo nhiệt độ, kéo, kim đã khử trùng...

- Tủ nên có một số loại thuốc thông dụng như giảm đau, hạ sốt, đau nhức thông thường; viên đặt hậu môn, thuốc ho,si-rô ho cho trẻ, thuốc tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa; thuốc chống dị ứng, oxy già, nước muối sinh lý, thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, dầu gió, kem hoặc gel bôi khi bị muỗi hoặc côn trùng đốt, si-rô gây nôn ói (phòng khi trẻ nhỏ nghịch ngợm uống nhầm thuốc).

Meo.vn (Theo TNO)

Độc đáo suối đá trứng ở Gia Phú

Có những điều giản đơn nhưng chứa nhiều bí ẩn bởi chưa có lời giải thích thuyết phục và có những thắng cảnh ngay gần chúng ta, nhưng không mấy người biết đến. Suối đá trứng ở xã Gia Phú (Bảo Thắng, Lào Cai) là một địa chỉ như vậy.

Mỗi dòng sông, con suối đều gắn với mình một huyền thoại và như đời người, trên mỗi khúc sông, khúc suối lại có một phẩm hạnh riêng. Bắt nguồn từ núi rừng Hoàng Liên hùng vĩ, nơi có đỉnh Phan Xi Păng cao ngất, đoạn đầu đời như đứa trẻ hiếu động quần quật chảy để lại đằng sau nó những khối đá ngổn ngang bên thung lũng Mường Hoa (huyện Sa Pa).


Tác giả bên suối đá trứng.

Vượt qua khe núi hẹp cuối dãy Hoàng Liên (xã Thanh Phú, Sa Pa), dòng suối đổ ra địa phận xã Gia Phú (huyện Bảo Thắng) và cũng kể từ đây nó đã mang tên gọi khác, suối Ngòi Bo. Dấu hiệu của "sự trưởng thành, quãng đời đẹp nhất" của dòng suối là ở đây. Trước khi lững lờ trôi giữa đôi bờ yên ả và kết thúc sứ mệnh khi hòa mình với dòng sông Hồng ở cửa Ngòi Bo, dòng suối đã hiến cho đời những tinh túy với chuỗi thắng cảnh đậm màu thi ca và cơ man bí ẩn hấp dẫn.


Trứng đá đồ chơi yêu thích của lũ trẻ.

Một trong những điểm như thế là suối Đá trứng. Suối Đá trứng là ranh giới giữa thôn Tả Thàng và thôn Khe Luộc, xã Gia Phú. Suối Ngòi Bo đang cuồn cuộn chảy đến đây bỗng lặng lờ trôi êm đềm và phóng khoáng với bến nước rộng như hình thái của một dòng sông. Phía bờ hữu (thôn Tả Thàng), bên bồi là một doi những cát vàng và bãi đá màu trắng tăm tắp. Điều thú vị là những viên đá ở đây dù to hay nhỏ đều rất nhẵn và tròn hoặc chí ít cũng là hơi dẹt hoặc hình bầu dục như quả trứng. Vì thế từ lâu người dân nơi đây vẫn gọi là suối Đá trứng, suối Đá tròn.

Thiên nhiên khéo tạo dựng, người dân thôn Tả Thàng, Khe Luộc chọn những viên đá trứng, đá tròn mang về làm cảnh, trang trí cho ngôi nhà. Một vài người đã nghĩ đến việc sơn màu hoặc sơn họa tiết nghệ thuật cho các viên đá này với mục đích thương mại. Ý tưởng này là hoàn toàn có cơ sở bởi mới đây ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì… nhiều cửa hiệu đã bán chạy như tôm tươi những viên đá cảnh tự nhiên như thế với giá từ 500.000 tới 1 triệu đồng, với viên có khối lượng lớn giá còn cao hơn.

Để đến tham quan suối Đá trứng kỳ thú và chứa nhiều bí ẩn bạn có thể đi từ chợ Xuân Giao hoặc từ chân cầu Bến Đền, nhưng chỉ từ chợ Xuân Giao mới có đường nhựa.

Meo.vn (Theo Lào Cai Online)

Chứng hiếu động quá mức ở trẻ

Những đứa trẻ này thường không tập trung, không chịu ngồi yên một chỗ mà luôn chạy nhảy, làm bừa bộn mọi thứ khiến người chăm sóc và bản thân trẻ cũng mệt nhoài. Theo các chuyên gia tâm lý nhi, trẻ quá hiếu động khó phát triển nhân cách bình thường và rất dễ trở nên hung bạo, nghiện ngập.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Bác sĩ Thái Thanh Thủy, Trưởng khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM, cho biết, rất nhiều trẻ hiếu động quá mức chỉ được cha mẹ phát hiện và đưa đi khám khi bệnh đã nặng. Nguyên nhân của sự phát hiện chậm trễ này là cha mẹ ít quan tâm đến con, giao con cho ông bà hoặc người giúp việc chăm sóc; hoặc họ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về chứng này. Phần lớn phụ huynh không nghĩ đây là một bệnh về tâm lý nên không đưa trẻ đi khám sớm.

Ở tuổi chưa biết đi, trẻ hiếu động thường khóc suốt ngày và ngọ nguậy liên tục. Sự hiếu động bộc lộ rõ hơn khi chúng bắt đầu biết đi (từ 1 tuổi trở lên). Lúc đó, trẻ có một số đặc điểm mà nếu chú ý, cha mẹ sẽ dễ dàng nhận ra:

- Mất khả năng tập trung: Trẻ định làm một việc rồi lại quên mất, luồng suy nghĩ của trẻ lướt qua sự kiện này đến sự kiện khác nhưng không cố định. Ví dụ: Trẻ định đi xuống sân chơi bỗng nhiên lại quẹo vào phòng khách hoặc đã xuống sân mà không nhớ ra ý định ban đầu của mình. Cũng có khi trẻ quá tập trung vào một việc ưa thích nhưng sự tập trung này lại thiếu mạch lạc, thiếu nhất quán; chỉ tập trung được một lúc rồi quên ngay.

- Thiếu khả năng suy nghĩ trước khi hành động hoặc thiếu suy nghĩ đến hậu quả của hành động: Chẳng hạn, trái banh lăn ra ngoài đường, trẻ lập tức phóng theo mà không cần quan sát xem có xe cộ chạy hay vật cản gì không. Ở nhà cũng như trong trường học, trẻ thường phá ngang, phá bĩnh. Vì lẽ đó, trẻ hiếu động dễ gặp tai nạn. Sự hiếu động này xảy ra liên tục và thái quá so với lứa tuổi. Thường trẻ 2-4 tuổi cũng rất nhanh nhạy nhưng đó là sự phát triển bình thường, còn ở trẻ hiếu động có tính chất bệnh lý, các hành động thường không có mục đích, trẻ bồn chồn và không lúc nào yên.

Bác sĩ Lâm Xuân Điền, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TP HCM, cho biết, do không chú ý học nên kết quả học tập của những trẻ quá hiếu động ngày càng sa sút, ảnh hưởng đến thành tích chung của lớp. Thầy cô luôn xem trẻ là học sinh cá biệt nhưng thật ra đó không phải là lỗi của trẻ. Do bị bạn bè xa lánh, trẻ càng hăng hơn, phá rối nhiều hơn và có thể rơi vào tình trạng nghiện ngập rất sớm do bị cô lập. Còn theo bác sĩ Thuỷ, trẻ quá hiếu động nếu được phát hiện sớm và can thiệp đúng mức sẽ phát triển tốt. Nếu không, càng lớn trẻ càng trở nên hung hăng. Với tính khí như vậy, trẻ sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và khó phát triển nhân cách bình thường trong đời sống xã hội.

Bác sĩ Điền cũng cho hay, có nhiều nguyên nhân gây hiếu động quá mức ở trẻ: . Tình trạng gia đình thường xuyên có xung đột sẽ tạo cho trẻ những ức chế về tâm lý. Ở những gia đình này, trẻ ít được quan tâm về mặt tinh thần nên chúng luôn muốn được 'bung ra'.

Chứng hiếu động quá mức có thể được điều trị bằng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cho trẻ có thể gây nguy hiểm vì những loại thuốc này thường chứa chất ma túy, dễ gây nghiện. Còn với liệu pháp tâm lý, kết quả sẽ tốt hơn. Có thể tổ chức các nhóm trẻ hiếu động quá mức để các em hiểu nhau, dễ thích nghi ứng xử hơn và làm cho phản ứng của những người xung quanh giảm đi.

8 điều cần biết để chăm sóc trẻ hiếu động

- Tính nết của trẻ hiếu động sẽ được cải thiện nhiều nếu có sự quan tâm, kiên nhẫn của cha mẹ.

- Không nên đặt biệt hiệu cho con là 'đứa con trời đánh', 'nghịch như quỷ sứ'... Cách đặt biệt hiệu này làm trẻ càng xa cách với bạn bè và trở nên tự ti, hung hăng thêm.

- Việc la mắng, đánh đập càng làm phát triển sự hung hăng của trẻ hiếu động; thay vào đó, nên cư xử dịu dàng với trẻ.

- Không nên so sánh con với những trẻ khác cùng tuổi với ý chê trách, thất vọng. Do đã rơi vào tình trạng đặc biệt nên những gì mà trẻ trông chờ là sự thương yêu của cha mẹ. Đối với những trẻ này, tình yêu của cha mẹ chính là sự sống còn.

- Nên nhìn vào mắt con khi nói chuyện. Bắt trẻ nhìn vào mắt bạn khi nó yêu cầu một điều gì. Thực hiện hành động rõ ràng ngay trước mắt trẻ.

- Giúp trẻ tập hình dung được hậu quả trước khi hành động.

- Dùng những lời động viên, khen ngợi để trẻ tự làm một cách hứng thú những công việc nhỏ có ích.

- Luôn giám sát trẻ.

(Theo Người Lao Động)

Tivi, video game khiến trẻ hiếu động thái quá

Xem tivi, video game 2 tiếng mỗi ngày đủ để trẻ lĩnh gấp đôi nguy cơ mắc các rối loạn về chú ý như hội chứng tăng động giảm chú ý, một nghiên cứu vừa khẳng định.Theo đó, não của trẻ trở nên quen với các màn hình lóe sáng và những cử động liên tục trong các trò chơi và hình ảnh truyền hình. Chính vì thế, khi đến lớp, trẻ sẽ khó mà tập trung được vào những bài học ít có tính kích thích thị giác giống như khi chơi game hay xem tivi.

“Nếu chúng ta rèn luyện cho bộ não thích nghi với những hình ảnh cử động liên tục và ánh sáng chớp liên hồi, với những góc quay đổi hướng liên tục như trong trò chơi video, thì khi trẻ đến lớp, nơi các giáo viên giảng dạy chậm rãi, trẻ sẽ khó mà tập trung sự chú ý vào đó″, giáo sư tâm lý Douglas Gentile, nhận định.

Nhóm nghiên cứu đã yêu cầu 1.323 trẻ em tuổi từ 7 đến 10 – với sự giúp đỡ của cha mẹ chúng – ghi lại thói quen chơi video và xem truyền hình trong vòng 13 tháng.

Nhóm cũng ghi lại bất kỳ trục trặc chú ý nào mà các em nhỏ mắc phải trong khoảng thời gian đó.

Nhóm chuyên gia nhận thấy tình trạng giảm (hoặc mất) khả năng chú ý xuất hiện chỉ sau một năm liên tục trẻ dành 2 tiếng mỗi ngày trước màn hình.

“Tăng động giảm chú ý là một tình trạng bệnh lý, nhưng cũng là bệnh của não. Chúng ta biết rằng não thích nghi và thay đổi dựa trên các kích thích của môi trường, nơi nó được tiếp xúc lặp đi lặp lại”, Gentile cho biết.

“Vì thế, có lý do để tin rằng những kích thích của môi trường làm tăng nguy cơ mắc các loại bệnh lý như tăng động giảm chú ý, giống như việc hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư phổi”.

Tuy nhiên, các tác giả cũng lưu ý rằng tivi và trò chơi video không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra hiện tượng tăng động giảm chú ý và các rối loạn chú ý khác ở trẻ.

vnExpress

Biếng ăn ở trẻ – Thực trạng đáng báo động

Khi cho trẻ ăn, cha mẹ thường gặp những khó khăn như trẻ hiếu động lơ là chuyện ăn uống, trẻ kén ăn… Đây là những dấu hiệu của chứng biếng ăn, mà bố mẹ vẫn thường không chú ý. Theo các chuyên gia Nhi khoa, nếu chứng biếng ăn ở trẻ kéo dài, có thể gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sự phát triển trí não, và thể chất của trẻ.

Thực trạng đáng báo động về tỉ lệ trẻ biếng ăn

Theo thống kê, trên toàn thế giới có hơn 50% trẻ từ 1-6 tuổi mắc chứng biếng ăn. Tại Việt Nam, tỷ lệ này khoảng từ 20 - 45%. Những con số biết nói này, chứng tỏ biếng ăn không chỉ là vấn đề một sớm một chiều. Nếu không được giải quyết triệt để, biếng ăn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và thể chất lâu dài của trẻ.

Biếng ăn- Hậu quả nghiêm trọng

Trẻ biếng ăn thường thiếu dinh dưỡng cần thiết, khiến trẻ luôn có cảm giác mệt mỏi, ít tập trung vào việc học tập và tư duy. Theo một số nghiên cứu về biếng ăn, chỉ số phát triển trí tuệ MDI (Mental Developmental Index) của những trẻ biếng ăn chỉ đạt trung bình 96 điểm, thấp hơn 14 điểm so với những bé ăn uống bình thường (110 điểm). Trẻ biếng ăn thường không thích vận động so với trẻ cùng trang lứa, phần lớn là do mệt mỏi. Trẻ thường ủ rũ và không thiết chơi đùa. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến chứng trầm cảm hay tự kỷ ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra, trẻ biếng ăn còn bị suy giảm hệ miễn dịch dẫn đến việc mắc các bệnh như da thô ráp, dễ bị cảm, mắt khô, tóc xấu, da bị ngứa, dễ mắc các bệnh mãn tính, và khả năng viêm nhiễm đường hô hấp cao.

Nghiêm trọng hơn, biếng ăn gây rối loạn tăng trưởng. Theo nghiên cứu cho thấy, trẻ biếng ăn có nguy cơ thua kém 6%-22% chỉ số cơ thể BMI (Body Mass Index) so với trẻ ăn uống bình thường.

Như vậy, chứng biếng ăn kéo dài có thể ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ trong suốt quãng đời còn lại. Tuy nhiên, với quan niệm trẻ chán ăn, bỏ bữa vài hôm là việc bình thường, cha mẹ vô hình chung góp phần khiến chứng biếng ăn ở trẻ trở nên trầm trọng hơn..

Làm thế nào để trẻ được chẩn đoán biếng ăn và chữa trị kịp thời?

Để kịp thời ngăn chặn chứng biếng ăn, cha mẹ cần đưa trẻ đến các chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ Nhi khoa để được chẩn đoán biếng ăn khi gặp bất kỳ khó khăn gì trong quá trình cho trẻ ăn. Tùy vào từng trường hợp biếng ăn cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra hướng chẩn đoán và điều trị thích hợp, để đem lại hiệu quả tốt nhất. Hiện nay, các chuyên gia dinh dưỡng Nhi khoa đã phân biếng ăn thành 5 dạng như sau:

* Ít thèm ăn: trường hợp này được lý giải do trẻ ham chơi và hiếu động. Trẻ chỉ ăn vài miếng, ăn vội , hoặc không chú ý đến việc ăn uống

* Ác cảm với thức ăn: Trẻ không có thiện cảm với mùi vị, hoặc hình dạng của một số loại thức ăn. Vì vậy, trẻ thường cảm giác khó chịu khi bị ép ăn những loại thức ăn này.

* Trẻ có bệnh: Nếu trẻ mắc bệnh trong người, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, không thiết ăn, hoặc ăn không ngon như ngày thường.

* Sợ ăn: những trẻ rơi vào trường hợp này, thuờng đã trải qua một số sự cố đáng sợ trong quá trình cho ăn, như bị nghẹn, hoặc được cho ăn bằng ống. Chính vì vậy trẻ hay khóc, co rúm người, hoặc không mở miệng khi được cho ăn,

* Thờ ơ với thức ăn: trẻ thường thờ ơ với thức ăn. Ít chịu nói chuyện hoặc ra hiệu với người cho ăn.

Khi phát hiện con có những dấu hiệu trên, cần đưa trẻ đến các chuyên gia nhi khoa để được chẩn đoán.

(Hà Nội Mới)

Học đứng sớm có tốt cho hệ xương của trẻ?

Mới 8 tháng tuổi nhưng bé nhà tôi đã rất thích đứng. Cháu có thể tênh tênh, thậm chí đi men theo mép giường, mép tủ.... Mẹ tôi nói rằng biết đi sớm không tốt vì hệ xương của bé chưa sẵn sàng. Xin hỏi điều này có đúng không?

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Trả lời:

Xương của bé mềm và nhẹ hơn xương của người trường thành nhưng điều này không thể ngăn cản niềm vui và ích lợi từ việc bé khoẻ mạnh, không cần phải trải qua giai đoạn dài học bò mà có thể tự đứng lên để đi.

Hơn nữa, chỉ những trẻ hiếu động biết kiểm soát trọng lượng của mình và có thể đứng vịn vào đồ vật nào đó khi bé mới chỉ 8 tháng tuổi.

Những trẻ này thường biết nhấc hay quan sát chăm chú các đồ vật trong nhà và từ đó nhanh chóng biết học đi để đến gần với những đồ vật làm trẻ vô cùng tò mò kia.

Việc tập đi sớm không hề gây hại cho sự phát triển của trẻ nếu đó là nhu cầu bản năng của bé và thực tế là bạn không thể nào ngăn cản nhu cầu sinh lý này được!

Điều này cũng có nghĩa, sẽ là không tốt nếu bạn nóng vội muốn bé nhanh chóng biết đi trước khi bé sung sướng tự thực hiện được. Những kỹ năng kết hợp cũng phụ thuộc vào sự tự tin và động cơ thúc đẩy bé, và đó cũng là lý do vì sao có những trẻ bị ngã sẽ sợ đứng hay đi trong một khoảng thời gian nhất định.

Việc dùng xe tập đi có thể sẽ làm chậm khả năng tự bước của bé bởi chúng sẽ không học được cách tự đứng lên từ sàn nhà. Nếu dùng xe tập đi, tốt nhất chỉ nên dùng trong 1 thời gian thật ngắn và mặc dù có vẻ như không đúng với tên gọi của nó nhưng tốt nhất là đừng biến chúng thành đồ vật dạy bé tập đi.

Cuối cùng, điều quan trọng, việc tập đi là nhu cầu, là niềm thích thú của bé chứ không phải là sự bắt ép của cha mẹ hay người chăm sóc trẻ.

Theo Dân Trí