Lưu trữ cho từ khóa: trẻ bị sốt

Cách đo thân nhiệt khi trẻ bị sốt

Có phải bạn đang lo lắng về sức khỏe của con mình, nhất là con nhỏ đầu lòng khi bé bị nóng sốt? Có phải con bạn thường hay khóc và khó chịu khi bạn đo thân nhiệt cho bé?

Việc theo dõi thân nhiệt của bé rất cần thiết, nhất là khi trẻ sốt cao. Bạn mong muốn cập nhật thường xuyên hơn thân nhiệt của bé nhưng bé hay ngọa nguậy làm bạn cảm thấy mệt mỏi? Và quan trọng hơn, bạn hay nghi ngờ về kết quả không được chính xác?

Đo thân nhiệt là việc rất cần thiết, nhất là khi bé bị sốt. Thực tế, các bậc cha mẹ thường loay hoay khi đo thân nhiệt cho con, các bé thường ít hợp tác, hay ngọ ngoạy khi chạm vào cơ thể chúng. Điều tất yếu dễ xảy ra là bạn sẽ thất bại, không thể có được kết quả hoặc kết quả đo được không chính xác. Vậy bạn phải làm cách nào?

Dùng nhiệt kế hồng ngoại

Nhiệt kế hồng ngoại đo nhiệt độ ở lỗ tai hoặc vùng trán. Đây là cách đo nhanh nhất (không quá 3 giây), rất thuận tiện và ít xâm lấn vào cơ thể trẻ. Đo nhanh giúp bạn nắm được diễn biến nhiệt độ con bạn một cách liên tục khi trẻ sốt cao hoặc mới vừa uống thuốc hạ sốt. Nên chọn thiết bị của các hãng nổi tiếng trên thế giới, hoặc các sản phẩm đã được kiểm nghiệm lâm sàng với độ tin cậy cao, điển hình có hãng Microlife của Thụy sĩ.

Với nhiệt kế đo tai, ưu điểm đo nhanh. Cách đo đơn giản, đặt đầu nhiệt kế tai hướng vào trong ống tai sau đó ấn nút, sau 1 giây sẽ báo kết quả thân nhiệt trên màn hình.

cach-do-than-nhiet-khi-tre-bi-sot

Nhiệt kế đo tai cho kết quả nhanh chỉ trong 1 giây

Còn với nhiệt kế đo ở trán, ưu điểm là bạn có thể đo thân nhiệt mà không cần chạm vào cơ thể. Vì vậy bạn không lo ngại phải làm bé thức giấc trong lúc đang ngủ. Cách đo, đơn giản chỉ cần đặt nhiệt kế vào vùng giữa trán khoảng cách 2 – 3 cm, bạn di chuyển nhiệt kế chậm từ giữa trán sang vùng thái dương để thiết bị dò đỉnh nhiệt độ và chỉ sau 3 giây, bạn sẽ có ngay nhiệt độ của đứa con yêu quý.

Dùng nhiệt kế điện tử

Hiện nay các loại nhiệt kế điện tử cũng được sử dụng phổ biến vì sử dụng an toàn và thời gian đo nhanh trong vòng 1 phút, so với nhiệt kế thủy ngân phải chờ đến 5 phút. Đối với trẻ, thời gian càng lâu càng gây khó chịu cho bé và khó có được kết quả chính xác. Hầu hết các loại này đều cho kết quả sau 60 giây, riêng hãng nhiệt kế Microlife có loại cảm ứng mạ vàng cho kết quả rất nhanh chỉ trong 10 giây.

Độ chính xác

Bạn không nên nhầm lẫn giữa độ chính xác kỹ thuật của thiết bị với độ chính xác khi sử dụng. Độ chính xác kỹ thuật dao động 0.1 – 0.2 ° C. Nhiệt độ cơ thể con người dao động phụ thuộc vào vị trí đo, thời gian, sinh lí. Thông thường nếu đo nách thì kết quả cộng thêm (0.5 – 0.7° C). Đo ở miệng, lỗ tai, trán kết quả cộng thêm 0.1 – 0.3° C.

Một số dữ liệu thân nhiệt quan trọng:

cach-do-than-nhiet-khi-tre-bi-sot

Dữ liệu từ hãng nhiệt kế Microlife – hãng nổi tiếng trên thế giới về thiết bị kiểm tra thân nhiệt và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe gia đình. Có thể tham khảo thông tin thêm về đo thân nhiệt tại www.microlifevn.com

Với những ưu điểm của các thiết bị đo nhiệt độ hồng ngoại và điện tử, điển hình có hãng Microlife – Thụy Sĩ, tin rằng việc kiểm soát thân nhiệt cho con bạn và cho cả gia đình bạn được dễ dàng hơn và hiệu quả hơn, giảm đi phần nào nổi lo lắng của bậc cha mẹ đối với sức khỏe của con mình.

Theo Phunuonline.com.vn

Không tự ý mua thuốc khi thấy trẻ bị sốt

Sai lầm lớn nhất của các bà mẹ là khi con bị sốt thì cho rằng con bị viêm họng, viêm phế quản, tự ý đi mua thuốc giảm sốt, thuốc kháng sinh về cho con uống.

Trong xã tôi đang có nhiều người bị sốt xuất huyết (SXH). Con gái tôi 7 tuổi, thường xuyên bị sốt do viêm họng, viêm mũi. Trước đây, tôi thường mua thuốc kháng sinh về cho con uống theo đơn thuốc cũ của bác sĩ. Nhưng giờ tôi sợ con tôi có thể bị SXH mà uống thuốc chống viêm họng thì không đúng. Làm thế nào để biết con tôi bị SXH? Nếu cháu bị SXH thì cần chăm sóc như thế nào?

Đinh Thị Hồng (Phú Thọ)

Sai lầm lớn nhất của các bà mẹ là khi con bị sốt thì cho rằng con bị viêm họng, viêm phế quản, tự ý đi mua thuốc giảm sốt, thuốc kháng sinh về cho con uống. Nếu không thấy con đỡ sốt lại thay đổi thuốc hoặc tăng liều. Đến khi con bị phát ban đầy người, chảy máu cam mới nghi ngờ con bị SXH và đưa con đến các cơ sở y tế để khám.

trebisot

Bệnh SHX thường biểu hiện bằng việc sốt cao đột ngột tới 39-40 độ C, kéo dài từ 2-7 ngày, khó hạ sốt, đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu, có thể có dấu hiệu phát ban, không kèm theo ho, sổ mũi. Bệnh có thể nặng hơn với các vết xuất huyết ngoài da một số vùng chân, tay hoặc toàn thân. Nếu xuất huyết trong, người bệnh có thể bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất hiện các vết bầm lớn ở chỗ tiêm, nôn ra máu, đi ngoài ra máu (phân đen), chân tay lạnh, vật vã, hốt hoảng hoặc giảm sốt nhưng lờ đờ nôn ói.

Do đó, nếu trong vùng chị ở có người bị SXH thì khi con hoặc bất cứ thành viên nào trong gia đình bị sốt, chị nên nghĩ ngay đến việc bị SXH. Chị nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán. Hiện tuyến xã cũng đã có những công cụ để kiểm tra nhanh xem con chị bị sốt do SXH hay không để loại trừ và chẩn đoán sang các bệnh khác.

Nếu bệnh nhẹ, chị có thể chăm sóc con tại nhà, cho uống nhiều nước, uống dung dịch oresol, nước trái cây. Cho ăn thức ăn nhẹ như cháo, canh rau, sữa. Hạ sốt với Paracetamol, lau mát khi sốt cao. Làm mát cho trẻ bằng cách lau nước ấm ở các kẽ nách, háng. Không nên dùng nước lạnh lau vùng bụng, ngực vì dễ gây lạnh đột ngột, dễ viêm phổi.

Không dùng Aspirin để hạ sốt. Theo dõi nếu có bất kì dấu hiệu xuất huyết nào hoặc diễn biến nặng hơn (li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều, chảy máu cam, chảy máu chân răng, ói và đi ngoài ra máu) cần đưa đến bệnh viện ngay.

Ông Trần Như Dương- Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư

Theo Danviet.vn

Làm sao để nhận biết trẻ bị sốt?

Xin BS tư vấn giúp làm sao để nhận biết trẻ sốt và cách chăm sóc trẻ bị sốt ở nhà? Cháu nhà tôi tuổi nhũ nhi, tôi rất lo lắng vì trời nắng nóng, thân nhiệt trẻ cũng cao nên khó phân biệt được sốt. Cám ơn BS.Lê Hằng (Hóc Môn, TP.HCM)
lam-sao-de-nhan-biet-tre-bi-sot
Ảnh minh họa: internet

ThS-BS Trương Đình Khải – giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM trả lời:

Tốt nhất là bạn nên cặp nhiệt để biết chính xác nhiệt độ cơ thể. Khi đo bằng nhiệt kế điện tử, nếu sốt dưới 380C, nên cho trẻ uống nhiều nước, bởi sốt thường kèm theo tình trạng mất nước của cơ thể.
Không nên quấn trẻ kỹ vào chăn bông mà chỉ nên đắp tấm chăn mỏng; nên mặc những bộ quần áo có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt, rộng, mát.
Để hạ sốt cho trẻ, bạn nên dùng khăn thấm nước có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ hiện tại của cơ thể khoảng 20C để lau người. Tránh chườm đá lạnh lên người bệnh.
Trường hợp trẻ sốt cao, các biện pháp hạ sốt trên không giúp trẻ hạ nhiệt, thì bạn nên đưa cháu đến các bệnh viện nhi đồng, để được BS khám, xác định bệnh và điều trị kịp thời.
Theo Phunuonline.com.vn
The post Làm sao để nhận biết trẻ bị sốt? appeared first on Tin Sức Khỏe.

Bắt bệnh nhanh khi bé bị sốt

Căn cứ vào từng triệu chứng điển hình, bạn có thể phân biệt bé bị sốt do nhiễm trùng tai, mắc chứng bệnh chân, tay, miệng…

Lưu ý: Những thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, việc chẩn đoán chính xác bé mắc bệnh gì do kết luận từ bác sĩ.

1. Nóng quá

Mặt nhiều mồ hôi, tóc dính bết, nổi rôm sảy, cáu kỉnh, kém hoạt động. Có thể do bé ngồi dưới ánh nắng mặt trời, trong ôtô kín cửa, phòng không thông gió hoặc được mặc nhiều quần áo.

2. Cảm cúm

Chảy nước mũi, ho, đau họng, đau cơ, tiêu chảy, nôn trớ, kém bú. Đột nhiên sốt cao (lên tới 39ºC). Mùa cúm là tháng 11 đến tháng 4 hàng năm.

3. Cảm lạnh

Nước mũi có dịch trắng trong hoặc chuyển sang màu vàng, xanh hay xám. Bé vui chơi, ăn uống bình thường cho đến khi hạ sốt. Nếu bé kém ăn, tỏ ra lờ đờ thì dấu hiệu bệnh đã nặng.

4. Nhiễm trùng tai

Đau tai, quấy khóc, thường dùng tay kéo tai, sốt đến gần 39ºC, có thể kèm theo nôn trớ (hoặc tiêu chảy), kém bú. Trường hợp nặng, có chất dịch màu vàng hoặc trắng chảy ra từ bên trong tai. Nhiễm trùng tai thường xảy đến sau khi bé mắc cảm lạnh.

bat-benh-nhanh-khi-be-bi-sot

5. Chứng chân, tay, miệng

Xuất hiện nốt phồng da trong miệng, lòng bàn tay – chân (có thể ở mông). Sốt nhẹ, đau họng, kém bú. Bệnh thường xuất hiện ở lứa tuổi mẫu giáo nhưng cũng có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào.

6. Chứng ban đào

Sốt cao, kéo dài 2-5 ngày, chảy nước mũi kèm theo. Những nốt màu hồng xuất hiện ở khắp thân, sau đó, lan xuống cổ, mặt và cánh tay. Phổ biến với những bé từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi.

7. Bệnh về thanh quản

Cơn ho sâu, thở khó, phát ra âm thanh khi thở, xuất hiện những triệu chứng như bị cảm.

8. Nhiễm trùng đường tiểu

Cáu kỉnh, đặc biệt lúc đi tiểu. Nước tiểu đục, có thể lẫn máu, mùi chua. Thỉnh thoảng, kèm theo nôn trớ hoặc tiêu chảy. Có khi chỉ sốt, không có triệu chứng khác.

9. Viêm phế quản

Triệu chứng của cảm như ho nhẹ, chảy nước mũi, sốt nhưng dấu hiệu đặc trưng là thở khò khè, nhịp thở nhanh hoặc phải gắng sức khi thở.

10. Viêm phổi

Cơn ho sâu như tiếng động vật sủa; khó thở, thở ra âm thanh, nghe rõ từng nhịp thở khi hít vào – thở ra. Thường kèm theo sốt nhẹ hoặc không sốt, phổ biến với bé dưới 5 tuổi.

11. Viêm dạ dày

Sốt là triệu chứng đầu tiên, tiếp theo với các dấu hiệu ớn lạnh, đau bụng, nôn trớ, tiêu chảy.

12. Nhiễm trùng máu

Sốt cao, có thể kèm tiêu chảy, nôn trớ, cáu kỉnh. Thỉnh thoảng, triệu chứng duy nhất của bệnh là sốt.

13. Viêm màng não

Sốt, nôn trớ, quấy khóc, kém bú, có những đốm phồng trên đầu

Theo TTVN.vn

Xử trí khi trẻ bị sốt

Sốt là một phản ứng của cơ thể và là một triệu chứng thường gặp, nhưng bản chất của mỗi loại sốt có khác nhau.

Đa số các trường hợp sốt là do cơ thể mắc bệnh nhiễm khuẩn, tuy vậy, có một số trường hợp tuy mắc bệnh nhiễm khuẩn nhưng không sốt hoặc sốt nhẹ. Mọi lứa tuổi đều có thể bị sốt nhưng đáng quan tâm nhất là trẻ em, trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân đa dạng

Có rất nhiều nguyên nhân gây sốt ở trẻ. Ở trẻ sơ sinh, khi bị sốt có thể do nhiễm khuẩn, ví dụ nhiễm khuẩn ở rốn do dụng cụ cắt rốn hoặc bàn tay nữ hộ sinh không vô khuẩn tuyệt đối hoặc nhiễm khuẩn do khi lọt lòng bị sặc nước ối. Trẻ sơ sinh nhiễm khuẩn có thể bị nặng hơn khi viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi, nhất là trẻ sinh thiếu tháng, nhẹ cân.

Bệnh nhiễm khuẩn gây sốt ở trẻ gặp nhiều nhất là viêm đường hô hấp (hô hấp trên hoặc hô hấp dưới) như viêm mũi, họng hoặc viêm tai giữa. Viêm mũi họng ở trẻ có thể gây ho, chảy nước mũi, hắt hơi. Nếu bị viêm thanh quản thì ngoài sốt, trẻ còn bị khản tiếng hoặc mất tiếng. Viêm tai giữa ở trẻ thường có sốt (có khi sốt rất cao, lên tới trên 390C), trẻ có thể đau trong tai khiến trẻ quấy khóc nhiều (trẻ dùng tay ngoáy vào tai, nhất là khi trẻ bú), nhất là ban đêm.

Trẻ cũng bị sốt khi mắc bệnh tay – chân – miệng. Mắc bệnh này thì song song với sốt, trẻ bị nổi phỏng rộp ở gan bàn chân, bàn tay, trong miệng làm cho trẻ ăn, uống khó khăn nên khóc nhiều. Một số bệnh nhiễm khuẩn ở giai đoạn đầu chỉ sốt nhẹ (trên 370C) như viêm ruột thừa nhưng sau đó thân nhiệt có thể tăng lên. Một số bệnh nhiễm khuẩn nặng gây sốt cao ở trẻ như sốt phát ban (sởi, sốt xuất huyết Dengue, thủy đậu), viêm màng não (do vi khuẩn não mô cầu, hemophilus influenzae), nhiễm khuẩn huyết. Trẻ cũng có thể sốt mà không do nhiễm khuẩn như một số bệnh về máu, sốt sau khi tiêm một vài loại vắc-xin (thường sốt nhẹ do phản ứng của cơ thể).

xu-tri-khi-tre-bi-sot

Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Xử trí như thế nào?

Khi thân nhiệt của trẻ trên 370C thì gọi là trẻ sốt. Trẻ có thể sốt nhẹ (dưới 380C) hoặc sốt cao (trên 380C) hoặc sốt rất cao (trên 400C). Trong một ngày, biểu hiện sốt ở trẻ có thể có dao động (lúc sốt nhẹ, lúc sốt cao hoặc rất cao). Khi trẻ đã bị sốt thì nên vài ba giờ cần cặp nhiệt độ cho trẻ 1 lần để biết mức độ sốt và quy luật của các cơn sốt ở trẻ nhằm cung cấp cho bác sĩ lúc cần thiết.

Cần cởi bớt quần áo hoặc tã lót và cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát. Không nên cho trẻ nằm trong phòng máy lạnh ở nhiệt độ thấp và cũng không nên quạt mát cho trẻ bằng cách cho quạt xoáy gió vào trẻ. Nếu trẻ còn bú mẹ thì nên cho trẻ bú nhiều hơn bình thường cả về số lần, cả về thời gian.

Đối với trẻ lớn, trong trường hợp cần thiết, có thể cho trẻ tắm nước ấm (nhiệt độ của nước thấp hơn nhiệt độ của cơ thể vài ba độ) nhưng phải tắm ở nơi kín gió, không có gió lùa. Cần cho trẻ ăn thức ăn nhuyễn, lỏng, dễ tiêu (bột, cháo, súp). Cần cho trẻ uống nhiều nước để bù vào lượng nước bị mất do sốt, nhất là sốt cao, kéo dài. Loại nước thông dụng hiện nay là dung dịch oresol (0RS) và dùng theo hướng dẫn sử dụng.

Nếu không có 0RS thì có thể pha dung dịch thay thế gồm muối ăn và đường mía hoặc đường glucoza. Cứ 2 thìa gạt (loại thìa cà phê) muối ăn với 8 thìa gạt đường cho vào 1 lít nước đã đun sôi để nguội, lắc thật đều cho tan hết muối và đường rồi cho trẻ uống với liều lượng như uống ORS.

Nên cho trẻ uống thêm nước cam, chanh tươi. Nếu thấy trẻ không giảm sốt, thậm chí sốt còn tăng lên thì nên cho trẻ dùng thuốc hạ nhiệt, loại thông dụng và an toàn là paracetamol. Đối với trẻ nhỏ thì nên dùng loại viên đạn đặt hậu môn cho trẻ, liều lượng trung bình là 5-10mg/kg cân nặng của trẻ. Đối với trẻ lớn hơn hoặc không có viên paracetamol đầu đạn thì cho uống paracetamol với liều lượng như sau: dưới 1 tuổi, cho uống 60mg/lần; từ 1-3 tuổi, cho uống từ 60-120mg/lần; từ 3-6 tuổi, cho uống 120mg/lần; từ 6-12 tuổi, cho uống 240mg/lần. Cứ sau từ 4-6 giờ cho uống 1 lần (nếu như trẻ vẫn còn sốt trên 380C).

Nếu tình trạng sốt của trẻ không cải thiện được thì nhanh chóng cho trẻ đến cơ sở y tế khám bệnh càng sớm càng tốt, không được chần chừ, nhất là trẻ nhỏ (sơ sinh, nhũ nhi).

(Theo Sức khỏe & Đời sống)

Bé bị nổi mẩn ngứa, sốt và loét miệng là vì sao?

Mấy hôm trời lạnh bé nổi mẩn ngứa ở má và chân, trời ấm lên thì lặng đi. Nhưng 2 hôm nay bé sốt và loét miệng, không chịu ăn.

Con trai em được 19 tháng, nặng 12.5kg, dài 88cm. Mấy hôm vừa rồi trời lạnh, cháu bị mẩn ngứa khắp chân và hai bên má (nốt mẩn hình dạng như vết mẩn sau khi bị muỗi cắn). Lúc về trưa nhiệt độ tăng lên một chút hoặc lúc đêm nằm trong chăn thì những mẩn ngứa lặn đi. Những mẩn ngứa ở má do cháu gãi nên không thấy lặn. Em phải làm sao bây giờ bác sĩ.

Cách đây 2 hôm cháu chảy nước dãi nhiều, hơi thở hôi. Sáng nay cháu bị sốt 38 độ, em kiểm tra thì mới phát hiện trong miệng cháu có vết loét ở môi dưới, đầu lưỡi và dưới lưỡi. em nghĩ cháu bị nhiệt miệng. Em nghĩ không phải bệnh chân, tay, miệng vì lòng bàn tay, bàn chân cháu không có biểu hiện gì.

Trước đó cháu vẫn ăn uống bình thường, tối qua cháu quấy khóc, sáng nay không chịu ăn cháo chỉ uống sữa. Em phải xử lý thế nào cho bé hết nhiệt miệng đây ạ?

Em cảm ơn bác sĩ rất nhiều và kính chúc bác sĩ luôn mạnh khỏe, công tác tốt! – (Hồng Huệ – hue…@gmail.com)

be-bi-noi-man-ngua-sot-va-loet-mieng-la-vi-sao

Chào em Hồng Huệ,

Theo em trình bày, trường hợp của bé BS nhận thấy có các vấn đề sau:

- Sẩn ngứa dị ứng ở cẳng chân.

- Theo dõi vết ngứa ở mặt là do chàm sữa.

- Những vết loét ở miệng vẫn cần được loại trừ bệnh lý tay chân miệng (mặc dù lòng bàn tay, chân không có nốt hồng ban bóng nước) và viêm loét miệng do vi trùng…

Hai vấn đề trên, em có thể dùng thuốc chống dị ứng để giảm ngứa cho bé, Clopheniramin 4mg lần uống ¼ viên, ngày 2 lần. Còn loét miệng em nên đưa bé đi khám để tìm rõ nguyên nhân và cần được theo dõi sát những dấu hiệu nặng của bệnh tay chân miệng cho đến khi loại trừ được bệnh lý này.

Thân mến!

BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo

(Theo Alobacsi)

Xử trí khi trẻ bị sốt co giật

Sốt co giật là một bệnh hay gặp ở trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi (chủ yếu ở lứa tuổi từ 12 – 18 tháng), khi có đợt sốt cao, dấu hiệu co giật chiếm tỷ lệ khoảng 5%. Khi trẻ bị sốt co giật thường làm cho các bậc cha mẹ lo lắng và lúng túng.

Vậy làm thế nào để xử trí khi trẻ bị sốt cao co giật và có các loại thuốc nào ngăn ngừa triệu chứng này?

Thế nào là sốt co giật?

Sốt cao co giật là cơn giật xuất hiện khi nhiệt độ cơ thể > 38oC (đo ở hậu môn), do nhiễm khuẩn hoặc virut nhưng không có tổn thương ở não cũng như không có rối loạn chuyển hoá và ở trẻ chưa từng có cơn co giật không kèm theo sốt bao giờ. Đại đa số bệnh khỏi hoàn toàn, không tái phát và không trở thành bệnh động kinh sau này. Tuy nhiên, bệnh nhi cần được sự quan tâm của gia đình và đưa đi khám bệnh để được điều trị đúng, tránh những sơ suất đáng tiếc có thể xảy ra với trẻ.

Cần phân biệt giữa sốt co giật và bệnh động kinh. Trong trường hợp sốt co giật, cơn giật chỉ xuất hiện khi có sốt cao, cơn thường ngắn, tạm thời và không có biến chứng, có thể có một cơn duy nhất hoặc vài cơn tùy từng trường hợp. Ngược lại, ở bệnh nhân động kinh, một số cơn đầu tiên xuất hiện khi sốt nhưng những cơn sau đó xuất hiện ngay cả khi không sốt.
Sốt co giật được chia làm 2 loại: sốt co giật đơn giản và phức tạp.

Sốt co giật đơn giản: Biểu hiện bằng cơn co cứng, co giật hai bên cơ thể; thời gian ngắn (dưới 15 phút); không liệt vận động sau cơn; xuất hiện ở những trẻ bình thường; không có dấu hiệu kịch phát trên điện não đồ ngoài cơn (điện não đồ ngoài cơn bình thường).

Sốt co giật phức tạp: Biểu hiện bằng co giật 1 bên; thời gian kéo dài quá 15 phút hoặc tái phát với khoảng cách giữa các cơn ngắn; thiếu sót thần kinh sau cơn (có liệt sau cơn); xuất hiện ở những trẻ phát triển thần kinh không bình thường; có bất thường kịch phát trên điện não đồ ngoài cơn.

Khi trẻ sốt cao cần hạ sốt cho trẻ ngay bằng mọi cách.

Cấp cứu trong cơn co giật do sốt?

Cần phải ngay lập tức bằng mọi cách hạ thân nhiệt cho trẻ: nới rộng quần áo; đặt trẻ ở trong phòng thoáng khí, tránh gió lùa; chườm mát toàn thân; đặt viên đạn hạ sốt vào hậu môn cho trẻ để dự phòng sốt tăng lên. Viên đạn đặt hậu môn này có thành phần là paracetamol, liều lượng tùy vào tuổi và cân nặng của trẻ. Ngày dùng không quá 4 lần đặt.

Nếu với tất cả các phương pháp trên đều không có hiệu quả, cơn giật kéo dài > 5 phút, cần đưa trẻ đến bác sĩ khám để dùng thuốc cắt cơn giật.

Co giật khi sốt cao có phải bệnh động kinh?

Ðại đa số các cơn co giật do sốt cao đều khỏi hoàn toàn, không tái phát khi trẻ > 5 tuổi, không để lại di chứng và không gây biến chứng động kinh. Chỉ có khoảng 4% các trường hợp có nguy cơ trở thành bệnh động kinh sau này, thường gặp ở thể sốt co giật phức tạp, có bất thường về phát triển tâm thần vận động hoặc gia đình có tiền sử bệnh động kinh.

Thuốc dự phòng cơn co giật khi sốt cao

Phương pháp tốt nhất là tránh cho trẻ không bị sốt. Nếu trẻ bị sốt thì cần kiểm soát chặt chẽ để thân nhiệt không vượt quá 37,5oC, có thể dùng cho trẻ paracetamol và aspirin xen kẽ nhau với liều phù hợp lứa tuổi, mặt khác, cần điều trị nguyên nhân gây sốt.

Trên thực tế, việc kiểm soát chặt chẽ thân nhiệt không dễ dàng vì nhiệt độ có thể tăng lên rất nhanh. Do đó, trong một số trường hợp, nếu trẻ xuất hiện 2 hay nhiều cơn co giật khi sốt cao, có thể cho trẻ uống thuốc chống co giật trong thời gian từ 18 – 24 tháng. Thuốc hay được sử dụng là: valproate de sodium (depakine) hoặc phenobarbital (gardenal).

Valproate de sodium uống trước bữa ăn, uống vào giờ nhất định, tránh quên hoặc bỏ thuốc đột ngột.

Thuốc có tác dụng không mong muốn là buồn ngủ, lú lẫn (hiếm gặp), rối loạn tiêu hóa gặp trong giai đoạn đầu của điều trị (hạn chế bằng tăng liều dần); tăng cân do ăn ngon miệng; giảm tiểu cầu (mức độ nhẹ); tăng nhẹ men gan; dị ứng da (hiếm gặp); viêm gan, hủy hoại tế bào gan rất nặng nhưng không liên quan đến liều lượng, thường xuất hiện trong 6 tháng đầu của điều trị, hay gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi dùng đa trị liệu (phối hợp nhiều loại thuốc).

Phenobarbital uống 1 lần trong ngày, uống vào một giờ nhất định, tránh quên hoặc bỏ thuốc đột ngột.

Tác dụng không mong muốn của thuốc là ngủ gà, rối loạn chức năng nhận thức, kích động ở trẻ em; còi xương và nhuyễn xương (vì thoái giáng vitamin D); nhiễm độc da.

Ở những trẻ đã có bệnh động kinh đang điều trị, sốt cũng là một yếu tố làm cơn giật tái diễn, do đó, ngoài việc tránh cho trẻ không bị sốt thì cha mẹ cần cho trẻ dùng thuốc kháng động kinh theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc.

BS. Khúc Thị Nhẹn

(Theo Suckhoedoisong)

Dấu hiệu bệnh ở trẻ chớ nên coi nhẹ

Nếu trẻ lớn bị đau bụng phía dưới, bên phải hoặc đột nhiên đau quặn bụng thì bạn hãy bảo con thử nhảy lên xuống. Nếu thấy đau hơn khi làm vậy thì đó có thể là dấu hiệu đau ruột thừa.

Lên chức cha mẹ, đồng nghĩa với việc bạn phải kiêm luôn vai trò bác sĩ, phải học cách bắt bệnh cho con mỗi khi chúng sổ mũi, hắt hơi, khó chịu… Đặc biệt phải biết nhận ra những dấu hiệu nguy hiểm để có thể đưa trẻ đến bác sĩ kịp thời.

Thực tế có nhiều bà mẹ chủ quan nghĩ rằng "nhẹ thôi mà", "đơn giản, ra hiệu thuốc mua vài viên thuốc uống là khỏi’, nhưng kỳ thực trẻ lại bị bệnh nặng, không được chữa kịp thời có thể gây hậu quả khôn lường.

Dưới đây là một dấu hiệu bệnh của trẻ mà cha mẹ chớ nên coi nhẹ:

1. Sốt cao trên 39°C ở trẻ dưới 2 tuổi

- Trẻ nhỏ hay bị sốt do các bệnh nhiễm trùng do virus, vi khuẩn hoặc và ngay cả khi mọc răng. Tuy nhiên, khi sốt trên 39°C cha mẹ cần lưu ý, đặc biệt với trẻ dưới 3 tháng tuổi vì ở tuổi này trẻ dễ bị sốt cao co giật, ảnh hưởng đến tính mạng. Cần cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt và đưa trẻ đi khám để xác định nguyên nhân gây sốt.

- Với trẻ trên 2 tuổi, sốt là bệnh lý phổ biến nên bạn không cần quá lo lắng nếu thấy bé không mất nước và không có biểu hiện bất thường. Bạn có thể cho bé dùng thuốc hạ nhiệt như paracetamol với liều 10mg/kg/1 lần, 4-6 tiếng có thể nhắc lại. Nếu trẻ không hạ sốt dù đã uống thuốc hoặc sốt kéo dài hơn 5 ngày, thì bạn hãy đưa con đến bệnh viện vì khả năng bị nhiễm khuẩn cao.

2. Trẻ sốt kèm theo cứng cổ, đau đầu hoặc phát ban

- Khi con bị sốt kèm theo xuất hiện các ban giống như vết bầm tím hoặc đốm nhỏ hình sao thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Đó có thể là dấu hiệu của bệnh viêm màng não, viêm não do mô cầu. Bệnh này rất nguy hiểm vì diễn biến nhanh và nặng.

3. Da bé xuất hiện các ban bất thường

- Nếu da trẻ xuất hiện những nốt mẩn theo các xoáy tròn, có những đốm nhỏ li ti không biến mất khi ấn lên da, hoặc xuất hiện các vết bầm lớn thì bạn cần đưa con đi khám. Đó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm như rối loạn đông máu.

- Nếu xuất hiện ban lớn đa hình thái, thường hơi sưng lên và ngứa thì có thể là dấu hiệu dị ứng. Ngoài ra, trẻ có thể bị sưng môi, khò khè khó thở... Dù thế nào, bạn cũng cần nhanh chóng đưa con đi khám để tìm nguyên nhân.

- Đặc biệt nếu trẻ da trẻ đột nhiên xuất hiện nốt ruồi mới hoặc hình dạng nốt ruồi cũ thay đổi, sưng lên thì bạn cần đặc biệt lưu ý. Đó có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư da.

4. Đau bụng

- Nếu trẻ nhỏ bị đau bụng thất thường, lúc thì quặn thắt lúc lại không sao thì có thể nghĩ đến chứng lồng ruột. Đây là một loại rối loạn nghiêm trọng ở trẻ nhỏ khi các đoạn ruột bị vướng vào nhau.

- Với những trẻ lớn có biểu hiện đau bụng dưới, bên phải hoặc đột nhiên đau quặn bụng thì bạn có thể bảo con thử nhảy lên xuống. Nếu thấy đau hơn thì đó có thể là dấu hiệu đau ruột thừa.

Trong cả hai trường hợp trên đều phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tiến sĩ Lê Minh Hương
Khoa Miễn dịch-Dị ứng-Khớp, Bệnh viện Nhi Trung ương

(Theo VNE)

Làm gì với cơn sốt đầu tiên của bé

Lần đầu tiên thấy con bị sốt, cha mẹ đừng quá hoảng sợ. Tham khảo những lời khuyên dưới đây để biết cách ứng phó với con sốt đầu tiên của con.

Dùng nhiệt kế ngay

Bé dưới 6 tháng tuổi có thể sử dụng nhiệt kế hậu môn. Bởi vì ống tai của bé còn quá nhỏ nên sẽ không thể đọc được kết quả chính xác nếu dùng nhiệt kế tai.

Thời điểm cần đi khám

Nếu bé dưới 3 tháng tuổi bị sốt, bạn nên đưa bé đi khám ngay tức khắc. Một cơn sốt (hoặc có khi chỉ hâm hấp nóng) ở bé tháng tuổi này có thể cảnh báo nhiễm trùng nghiêm trọng. AAP cảnh báo, phụ huynh nên đưa con đi khám nếu bé 3-6 tháng bị sốt 38,3ºC (hoặc cao hơn); bé trên 6 tháng tuổi bị sốt tới 39ºC (hoặc cao hơn). Hãy tìm những triệu chứng như chán ăn, ho, dấu hiệu của đau tai, nét mặt bất thường, hay buồn ngủ hoặc nôn trớ, tiêu chảy ở bé để kịp thời đưa con đi khám.

Tin vào cảm nhận của mẹ

Ngay cả khi bé không sốt cao nhưng có những biểu hiện bất thường thì bạn nên nhanh chóng đưa con đi khám. Chỉ có mẹ mới là “bác sĩ” tốt nhất, biết con có gì bất thường hay không.

Cho bé đủ nước

Điều quan trọng là cho bé ti mẹ hoặc ti bình trong thời gian sốt để tránh mất nước.

Cho bé thuốc giảm sốt

Bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm sốt cho bé là acetaminophen (hoặc ibuprofen, nếu em bé của bạn ít hơn 6 tháng) để hạ sốt. Không bao giờ được dùng thuốc hạ sốt cho con nhiều hơn lượng chỉ định. Trọng lượng của bé cũng là yếu tố quyết định liều thuốc hạ sốt thích hợp. Luôn dùng thìa (muỗng) đi kèm với thuốc để đo liều thuốc.

Tắm nước ấm

Nếu bé sốt và có vẻ khó chịu, bạn có thể tắm nước ấm hoặc dùng nước ấm lau từng phần cho con giúp hạ sốt.

Lưu ý: Nếu bé sốt nhẹ, không có vẻ gì là khó chịu, ăn ngủ bình thường thì có thể bé không cần dùng thuốc mà chỉ cần nghỉ ngơi, cho ở nơi thông thoáng, không ủ quá ấm… thì bé sẽ tự hạ sốt, bởi đó là cách để cơ thể bé tự chống lại nhiễm trùng.

(Theo Afamily)

Lưu ý khi chăm trẻ bị sốt

Hạ sốt cho trẻ, có một số việc người lớn tưởng tốt, nhưng hóa ra nguy hại vô cùng.

Sốt là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, biểu thị rằng cơ thể đang hoạt động để chống lại chứng viêm nhiễm. Thông thường, căn bệnh này không đáng lo.

Nếu tré bị sốt mà vẫn chơi đùa bình thường, thì người lớn đừng vội cuống và rối lên. Tất cả những gì bạn cần làm để khiến bé dễ chịu hơn là:

-    Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn

-   Cung cấp đủ nước. Có thể dùng các dung dịch bù nước có bán trên thị trường, nhưng cần tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc người có kinh nghiệm đáng tin.

-    Lau người trẻ bằng nước ấm.

-   Cho trẻ dùng acetaminophen hay ibuprofen theo hướng dẫn của bác sĩ, để giảm sự khó chịu.

Sốt là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. (Ảnh minh họa).

Trong trường hợp trẻ lờ đờ, kém vận động, chậm chạp… người lớn cần gọi cho bác sĩ nếu…

-    Trẻ 3 tháng tuổi (hoặc nhỏ hơn) nhiệt độ cơ thể trên 38 độ C, ngay cả khi trẻ không có dấu hiệu bệnh.

-    Trẻ 3 – 6 tháng tuổi có nhiệt độ trên 38.3 độ C hoặc cao hơn, bởi ở tuổi này có nguy cơ mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn nguy cấp (dù tỉ lệ vẫn thấp) cao hơn ở các trẻ lớn hơn.

-    Trẻ đang sốt (dù ở bất cứ độ tuổi nào) có xuất hiện các triệu chứng khác như: nổi ban đỏ, đau tai, sưng hạch bạch huyết, hay khó thở… cần đưa đến bác sĩ khám để chắc chắn rằng trẻ không mắc phải các bệnh nguy hiểm khác, như viêm phổi hay viêm màng não.

Những hiểu lầm tai hại khi chăm sóc trẻ bị sốt:

-    Rất nhiều bậc phụ huynh do thiếu hiểu biết, hoặc chủ quan nên tự ý mua thuốc Aspirin hay thuốc kháng viêm Nonsteroids cho bé sử dụng. Đây là việc làm hoàn toàn sai lầm, vì các loại thuốc này có thể khiến trẻ bị xuất huyết tiêu hóa.

-    Một số người cho rằng, cho trẻ uống ít nước hoặc nặn vài giọt chanh vào miệng… sẽ tốt hơn cho trẻ đang sốt (có kèm theo co giật). Sự thật, việc làm này có thể khiến trẻ bị sặc và gây tử vong.

-    Đổ vào nước ấm một chút rượu hay cồn để lau người cho trẻ… là bí kíp được truyền tai của rất nhiều người. Hoàn toàn đúng, khi nhận định hành động này có thể giúp cơ thể trẻ mát hơn rất nhanh, tuy nhiên, rượu hoặc cồn bốc hơi theo nước sẽ làm trẻ dễ ngộ độc, gây nguy hại cho sức khỏe.

-    Không ít người mách nhau, lấy chanh xoa khắp người sẽ giúp trẻ hạ sốt. Đây là một điều cần tuyệt đối tránh, vì trong chanh có chứa axit loãng, dễ làm bỏng làn da còn mỏng mảnh của bé.

-    Khi trẻ bị sốt, đừng dại dột mà cạo gió cho trẻ. Bởi nếu làm như vậy, bác sĩ sẽ không theo dõi được chỗ nào xuất huyết do bệnh, chỗ nào là nốt cạo gió.

-    Sợ trẻ lạnh, nhiều phụ huynh tích cực lấy chăn quấn hoặc cho trẻ mặc nhiều quần áo. Việc làm này vô hình chung gây hại lớn đến sức khỏe của trẻ, bởi mồ hôi bí bách, không được thoát ra sẽ tích tụ và làm bé càng bệnh nặng hơn. Thậm chí, nó có thể dồn lên não, khiến trẻ bị co giật.

Ngoài ra, trẻ bị sốt thường không muốn ăn, nên người lớn cũng cần chú ý để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ. Đặc biệt, khi trẻ sốt cao, do các men tiêu hoác bị ức chế, trẻ thường chán ăn, vì vậy, phải cho trẻ ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa.

Với trẻ bú mẹ: Cho trẻ bú nhiều lần hơn và thời gian mỗi lần bú lâu hơn bình thường. Nếu trẻ không tự bú được, người mẹ cần vắt sữa vào cốc rồi dùng thìa cho trẻ uống.

Với trẻ lớn hơn (đã ăn bổ sung): Tăng thêm số bữa trong ngày với các loại thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu hóa và chia thành nhiều bữa nhỏ. Thay đổi thức ăn, cho trẻ ăn những loại thức ăn hợp khẩu vị để giúp trẻ ăn nhiều, kích thích sự thèm ăn. Cần cho trẻ ăn tăng đạm và dầu mỡ để đảm bảo đủ nhu cầu đạm và năng lượng khi bị sốt.

(Theo Eva)