Lưu trữ cho từ khóa: trẻ ăn

Ép con ăn nhiều chưa chắc đã tốt

Không ít bà mẹ đã cố thúc ép bé ăn cho bằng hết những gì mình muốn. Việc này có nên không? Tiến sĩ Irene Chatoor sẽ cùng các bà mẹ sẻ chia những băn khoăn, lo lắng này.

Ép trẻ ăn hết khẩu phẩn sẽ làm trẻ sợ hãi mỗi khi đến bữa ăn (Ảnh: Shutterstock)

Nhiều ông bố, bà mẹ luôn sợ con mình đói bụng và vì thế luôn cố ép con ăn hết khẩu phần trong mỗi bữa cơm. Các bậc phụ huynh không tin rằng con mình có khả năng biết bụng đã no. Khi thấy trẻ ăn gần hết phần cơm, họ cứ thế thúc ép bé ăn hết những muỗng cuối cùng: “Một muỗng nữa cho mẹ nào!”, “Ráng một muỗng là hết rồi con”… Một số bố mẹ lại cứ khăng khăng con phải ăn những gì mình đã đặt vào đĩa, và họ ép bé ngồi yên ở bàn cho tới khi ăn hết sạch những gì có trong đĩa. Đôi khi họ còn dọa bé nếu không ăn sẽ bị ông kẹ bắt đi. Tệ hơn, trong một vài trường hợp, bố mẹ thậm chí còn dùng hình phạt kiểu đánh đập để bắt trẻ con ăn trọn bữa. Những việc xoay quanh vấn đề thúc ép trẻ nhỏ ăn như thế này thường sẽ trở thành khởi đầu cho một xung đột trầm trọng giữa bố mẹ và con cái. Trẻ sẽ cảm thấy ngao ngán và sợ hãi mỗi khi đến bữa ăn. Ngoài ra, hình ảnh của bố mẹ có thể trở nên xấu hơn trong mắt trẻ, vì bố mẹ luôn nói trẻ chỉ cần ăn một muỗng nữa là đủ nhưng sau đó vẫn tiếp tục ép trẻ ăn thêm nhiều muỗng nữa.

Tiến sĩ Irene Chatoor (giáo sư tâm lý học và nhi khoa, giám đốc chương trình “Y tế tâm lý trẻ sơ sinh và trẻ từ 1-3 tuổi”, trung tâm y tế quốc gia của trẻ em tại Washington, Mỹ) khuyên rằng “Không được ép trẻ ăn. Làm thế sẽ tạo mâu thuẫn và can thiệp vào khả năng nhận biết đói, no của trẻ. Mẹ hãy lên một thời khóa biểu các bữa ăn cho trẻ, gồm ba bữa chính và một bữa xế (chiều). Các bữa chính và bữa xế hằng ngày phải cách nhau 3 – 4 tiếng. Trẻ cần được ngồi ăn tại bàn và đúng giờ. Dọn ra những phần nhỏ, đợi trẻ ăn hết rồi mới múc thêm tiếp. Làm thế sẽ giúp trẻ ngon miệng, khoái ăn, và không bị quá nhiều thức ăn làm cho ngợp. Phương pháp này sẽ hiệu quả hơn trong việc cho trẻ ăn thay vì cứ phải ép trẻ ăn hết một khẩu phần vượt quá khả năng hấp thụ và tiêu hóa của trẻ.”

Thực hiện theo những hướng dẫn trên đòi hỏi bố mẹ phải cùng phối hợp và điều chỉnh thói quen cho trẻ ăn của chính mình. Tuy nhiên, một khi cả nhà đã vào quy củ đâu đó rồi, trẻ sẽ ăn tốt hơn, bữa ăn sẽ thong thả và thú vị hơn cho tất cả mọi người.

Chương trình tư vấn đặc biệt “Bé yêu học ăn” với sự tham gia của giáo sư nhi khoa Irene Chartoor và chuyên gia dinh dưỡng Kim Milano đến từ Hoa Kỳ sẽ giúp mẹ tích lũy thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm để mỗi bữa ăn của bé là niềm vui của cả nhà.

  • Thời gian: 15h, ngày 20/04/2013
  • Địa điểm: White Palace, 194 Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM.

Đăng ký tham gia chương trình tại website www.biengan.com.vn hoặc gọi đến tổng đài 19001519

 
 

Giữ an toàn cho trẻ nhỏ với gói hút ẩm như thế nào?

Với phương châm “Sức khỏe của người tiêu dùng là sự sống còn của công ty”, từng sản phẩm công ty Cổ phần Thực phẩm One.One Việt Nam đưa ra đều dựa trên các tiêu chí tốt cho sức khỏe người tiêu dùng – sản phẩm hoàn toàn tự nhiên không chất tạo màu, không chiên qua dầu, không chất bảo quản, không Cholesterol, tốt cho sức khỏe. Hơn thế nữa, những chiếc bánh gạo One.One được làm từ nguồn nguyên liệu là những hạt gạo Việt Nam trù phú. Chính vì điều đó mà năm 2013 nhãn hàng Bánh Gạo One.One tiếp tục đạt danh hiệu HVNCLC do Người Tiêu Dùng bình chọn.

Ảnh được cung cấp bởi Bánh gạo One One

Vừa qua, trang báo mạng kienthuc.net.vn có đăng tải thông tin “Cháy da, bỏng mắt, loét miệng vì gói chống ẩm trong bánh gạo”, trong đó có một vài thông tin cung cấp không chính thống, không chính xác. Chính vì thế, công ty Cổ phần Thực phẩm One.One Việt Nam chính thức có thông tin phản hồi để người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm:

1. Hai loại chất chống ẩm đang được Công ty sử dụng song song là silicagen (SiO2) và vôi bột (CaO) với trọng lượng rất nhỏ 3-8gam/túi (và không tiếp xúc trực tiếp với bánh gạo) – đây là những chất chống ẩm không nằm trong danh mục cấm và được sử dụng phổ biến ở Việt Nam và thế giới. Chất chống ẩm mà bài báo đề cập là vôi bột (CaO), là chất có độ hút ẩm tốt, an toàn cho thực phẩm và được sử dụng ngày càng nhiều vì có nguồn gốc từ thiên nhiên và gần gũi với con người, không độc hại. Cho đến nay, phần lớn các loại bánh gạo của Nhật cũng đang sử dụng vôi bột (CaO) làm chất hút ẩm cho sản phẩm bánh gạo (vui lòng tham khảo thông tin của công ty sản xuất chất chống ẩm từ CaO lớn nhất Nhật Bản http://www.yabashi.jp/vi/industries03-2.html). Vì vậy Công ty Cổ phần Thực phẩm One.One Việt Nam khẳng định tất cả các chất chống ẩm mà công ty đang sử dụng là hoàn toàn hợp pháp và không nằm trong danh sách hoá chất cấm cũng như là độc hại của Việt Nam.

2. Về trường hợp hy hữu đáng tiếc của cháu bé ở Hà Nội nghịch gói chống ẩm bị bay vào mắt, khi xảy ra sự cố người nhà của cháu bé đã liên hệ với Công ty qua điện thoại đường dây nóng, Công ty đã giải thích và hướng dẫn người nhà đem cháu bé đến bác sĩ chữa trị đúng cách và kịp thời.

Vì phương châm bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng mà ngay sau sự việc đáng tiếc đó, Công ty Cổ phần Thực phẩm One.One Việt Nam đã yêu cầu bộ phận R&D tìm các biện pháp để hạn chế tối đa các tác dụng phụ của chất chống ẩm; đồng thời cũng ngay lập tức phối hợp với các báo viết bài tư vấn tiêu dùng “Cảnh báo tai nạn do hạt chống ẩm trong thực phẩm”, đăng tại các báo uy tín nhất trên toàn quốc như: báo Tuổi Trẻ ra ngày ra ngày 05/02/2013, báo Hà Nội Mới ra ngày 02/02/2013, An Ninh Thủ Đô ra ngày 02/02/2013, Phụ Nữ Việt Nam ra ngày 02/02/2013 và Phụ Nữ Hồ Chí Minh ra ngày 04/02/2013… với mục đích giúp người tiêu dùng trên toàn quốc hiểu rõ hơn về gói chống ẩm và tránh các sự cố đáng tiếc xảy ra trong quá trình sử dụng.

Gói hút ẩm là gì?

Để bảo quản bánh kẹo và thực phẩm khô ráo, tất cả các công ty thực phẩm trên thế giới thường sử dụng “gói hút ẩm” đóng gói trong bao bì chứa bánh kẹo và thực phẩm cần bảo quản. Gói hút ẩm thường là các túi không thấm nước, có cấu tạo đặc biệt cho khí ẩm dễ dàng xuyên qua, bên trong túi chứa các hóa chất có khả năng hút ẩm cao so với trọng lượng của nó như: Silicagen (SiO2), Ôxít Canxi (CaO – vôi sống), đất sét Bentonite… trong đó Silicagen và Ôxít Canxi là được sử dụng nhiều nhất do độ hút ẩm tốt, giá rẻ và an toàn với thực phẩm. Đặc biệt Ôxít Canxi được sử dụng ngày càng nhiều vì đó là chất có nguồn gốc từ thiên nhiên và gần gũi với con người, ít độc hại. Từ thời xa xưa, các cụ đã biết dùng vôi tôi cho vào lo, chai, hũ… để bảo quản các loại bánh, mứt, kẹo cũng như để “Ăn miếng trầu là đầu câu chuyện”…

Các nguy cơ từ gói hút ẩm

Như chúng ta đã biết, hoá chất trong gói hút ẩm sẽ an toàn với thực phẩm và người sử dụng khi để trong gói hút ẩm, cách ly với thực phẩm, nhưng lại không an toàn khi ăn hoặc tiếp xúc trực tiếp vào mắt mũi miệng… chính vì vậy mà hiện nay tất cả các gói hút ẩm thường ghi cảnh báo là Chất chống ẩm không ăn được, Không được xé, Tránh xa tầm tay trẻ em, Bỏ ngay vào sọt rác… Người lớn đã có kinh nghiệm hoặc người biết chữ sẽ làm theo chỉ dẫn của cảnh báo, nhưng đối với trẻ em hoặc người không biết chữ thì lại có nguy cơ nếu không tuân thủ theo cảnh báo. Đã có nhiều trẻ nhỏ phải đi tẩy ruột, bỏng mắt, miệng… khi xé và ăn hóa chất hút ẩm bên trong do không biết hoặc do nghịch nghợm.

Giữ an toàn cho trẻ nhỏ với gói hút ẩm như thế nào?

Chính vì vậy để bảo vệ trẻ nhỏ, tại mỗi gia đình chúng ta nên giảng cho trẻ biết tác hại của gói hút ẩm, khuyên trẻ có thói quen bỏ đi, không nghịch xé, nuốt… gói hút ẩm có trong các gói bánh, kẹo hoặc thực phẩm nói chung. Đối với các trẻ nhỏ hơn, chúng ta nên cẩn thận bỏ gói hút ẩm trước khi đưa cho trẻ gói bánh hoặc kẹo.

Trong trường hợp trẻ ăn phải, tốt nhất chúng ta làm cho trẻ nôn ra và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất để bác sĩ xử lý kịp thời. Trường hợp trẻ nghịch, bị hạt hút ẩm bay vào mắt thì các bác sĩ khuyên chúng ta nên rửa ngay bằng nước sạch sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để bác sĩ điều trị.

Mong rằng một vài thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp ngăn chặn được những tổn hại đáng tiếc xảy ra, đặc biệt đối với các gia đình có trẻ nhỏ, cũng như yên tâm hơn khi sử dụng các sản phẩm, trong đó có bánh gạo One.One.

 
 
 

Thời tiết giao mùa, trẻ dễ bị bệnh

Miền Nam không có mùa đông lạnh giá, tiết trời ấm áp quanh năm, nhưng khi độ ẩm tăng cao cũng vẫn sẽ là điều kiện cho vi sinh vật phát triển. Đặc biệt, những trẻ hiếu động dễ sinh mồ hôi, không được lau kịp thời khiến các bệnh về đường hô hấp, ho cảm gia tăng.

PGS-TS Nguyễn Văn Bàng (phó trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai) chia sẻ, thời tiết thay đổi, giao mùa khiến trẻ thường mắc các bệnh như: ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, đau đầu, sốt, toàn thân khó chịu, viêm mũi, viêm V.A, viêm họng cấp… và ho thường là dấu hiệu cho các bệnh này. Nếu bệnh nhẹ, bác sĩ khuyến cáo không nên dùng kháng sinh cho trẻ. Phương pháp chữa trị chủ yếu là làm long đờm, ăn uống đầy đủ. Nếu được chăm sóc tốt, nhiều trẻ sẽ tự khỏi sau đó vài ba ngày. Nếu trẻ đang bú mẹ, giai đoạn này, bạn nên tăng cường cho trẻ bú mẹ. Nếu trẻ đã bước vào tuổi ăn dặm, bạn nên cho trẻ ăn những loại thức ăn dễ tiêu, ít chất béo, ít chất ngọt và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Khi trẻ bị ngạt mũi, trước bữa ăn, bạn nên nhỏ mũi cho trẻ (dùng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mũi dành cho trẻ) để làm thông mũi trẻ. Trong những ngày thời tiết như thế này, cha mẹ nên vệ sinh cơ thể, đặc biệt là khu vực tai, mũi, họng cho trẻ hàng ngày.

(Ảnh do nhãn hàng Ích Nhi cung cấp)

PGS Bàng nhấn mạnh, các mẹ cần tránh các tác nhân gây dị ứng và cách ly trẻ với môi trường khói thuốc, hóa chất hoặc không nên để trẻ tiếp xúc với chó, mèo. Phòng ngủ của trẻ cần được đặc biệt thông thoáng, trong lành. Không nên trải thảm trong phòng trẻ. Nên thường xuyên giặt chăn, gối dành cho trẻ, sau đó phơi nắng thật khô. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, nhất là với những người có biểu hiện bị cúm. Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh, kem, đá. Tăng cường dinh dưỡng và vitamin C, cho trẻ uống nước đầy đủ.

PGS Dương Trọng Hiếu (nguyên BS bệnh viện YHCT TW) chia sẻ, khi trẻ bị cảm, ho, các bà mẹ cần chú ý chữa trị kịp thời và triệt để. Thực tế hiện nay có nhiều loại thuốc Tân dược được bào chế dưới dạng siro để trẻ nhỏ dễ uống và liều lượng đã được điều chỉnh nhưng không phải vì thế mà các tác dụng phụ của thuốc không đáng ngại. Chức năng đào thải các chất độc của gan, thận còn kém, trẻ lại rất hay bị cảm, ho nên sử dụng thuốc rất thường xuyên. Nếu không cẩn trọng các mẹ sẽ bắt gan, thận của bé làm việc vất vả trong khi chức năng của các cơ quan này còn chưa được hoàn chỉnh. Các mẹ nên tìm các loại thuốc thảo dược an toàn cho bé. Nhưng ngay các thuốc Đông dược cũng có các vị thuốc không khuyến cáo dùng cho trẻ nhỏ như tinh dầu bạc hà, tỳ bà diệp, bạc hà diệp… Thế nên các mẹ chỉ nên lựa chọn các sản phẩm thảo dược được đặc chế dành riêng cho các bé. Cũng cần tìm các thuốc có mùi vị thơm, ngon, dễ uống. Siro Ích Nhi là một sản phẩm đáp ứng được tất cả các điều kiện này. Là sản phẩm được nghiên cứu và đặc chế dành riêng cho trẻ, với thành phần từ kinh giới, mật ong và các thảo dược nhanh giải cảm, giảm ho cho bé mà lại rất an toàn, mùi vị thì thơm ngon, thích hợp với khẩu vị của trẻ. Khi dùng kết hợp với các kháng sinh ở những bé bị cảm, ho nặng, Ích Nhi còn giúp các bé nâng cao sức đề kháng, giảm được các tác dụng phụ của kháng sinh và giúp bé nhanh khỏi bệnh. Đây là sản phẩm được nhiều bác sĩ khoa nhi khuyên dùng.

(Ảnh do nhãn hàng Ích Nhi cung cấp)

Thành phần: xuyên khung 8g, cát cánh 8g. kinh giới 8g, tử uyển 8g, bách bộ 8g, xuyên bối mẫu 8g, hương phụ 8g, cam thảo 8g, trần bì 8g, mật ong 15g, phụ liệu vừa đủ 100ml. Tác dụng: giải biểu, trừ ho, trừ đờm. Chỉ định: thuốc được sử dụng trong các trường hợp điều trị các trường hợp cảm lạnh, cảm cúm, hắt hơi sổ mũi, ngạt mũi, trị các chứng ho do lạnh, ho đờm nhiều. Liều lượng và cách dùng: trẻ sơ sinh – dưới 3 tuổi uống 3ml/ lần x 2 – 3 lần/ ngày; trẻ em 3 – 7 tuổi uống 5 ml/ lần x 2 – 3 lần/ ngày; trẻ em 7 – 12 tuổi uống 7,5 ml/ lần x 2 – 3 lần/ ngày; từ 12 tuổi trở lên uống 10 ml/ lần x 2 – 3 lần/ ngày. Có thể pha loãng với nước ấm cho dễ uống. Chống chỉ định: bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, phụ nữ có thai. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú: + Thời kỳ mang thai: Không sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai. + Thời kỳ cho con bú: Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú. Trước khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sỹ. Tác dụng không mong muốn của thuốc: chưa có báo cáo. Chú ý: thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất. Bảo quản: Trong bao gói kín, nơi khô mát, tránh ánh sáng. Tiêu chuẩn sản phẩm: tiêu chuẩn cơ sở. Quy cách đóng gói: hộp 1 lọ 100ml.

Điện thoại tư vấn sản phẩm: 043.9953901

Website: www.chamsoctre.vn

Hồ sơ đăng ký quảng cáo số: 1322/10/QLD-TT

Có nên cho trẻ ăn cao ngựa để trị còi xương?

(Webtretho) Con biếng ăn, còi xương, suy dinh dưỡng làm cho các bà mẹ rất mệt mỏi. Và khao khát tìm ra phương cách để giúp con vượt qua thời kỳ này đã làm không ít mẹ tự tìm đến nhiều phương pháp ngoại phương ngoài các hướng dẫn của bác sĩ. Cao ngựa bạch cũng được cho là bài thuốc hiệu nghiệm. Thực hư ra sao, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Ảnh: Getty images

"Cao xương ngựa bạch có thể dùng cho trẻ nhỏ. Cháu nhà chị mình ăn có 2 lạng mà xương cứng cáp hơn, còn nhà mình thì mẹ nó quên suốt, lúc nào cũng bị ông ngoại (ông nấu cao mà) hỏi luôn có cho con ăn không? Mình thì thỉnh thoảng mở tủ lạnh con nhỏ nó lấy ăn như kẹo ấy. Tốt mà."

"Tốt nhất đi mua ngựa về tự nấu cao nhé (tránh mua phải hàng giả). Trăm nghe không bằng mắt thấy, tốt nhất là đi mua kiếm con ngựa về xẻ lấy thịt ăn, còn lại xương cho vào nấu cao, thế là yên tâm nhất. Ba mình thường làm như thế, mỗi năm đặt hàng 1 chú về, chăn thả vài ngày rồi nhờ bà con chòm xóm qua phụ nấu cao, vào mùa đông thì mới nấu được. Còn về ngựa bạch hay không thì không quan trọng với các bé. Ngựa bạch là để chữa bệnh, các bé có bệnh gì đâu mà cần ngựa bạch, thế nên các bé cứ ăn uống đủ chất là được. Bé nào còi xương, biếng ăn thì mới cần dùng, mà chỉ cần cao xương ngựa thường là được thôi. Về Hà Nội làm thấy nhiều người mua phải cao ngựa giả quá, nguy hiểm cho các bé lắm, nên các ông bố bà mẹ hãy cẩn thận."

"Sợ quá, được đứa con quý hơn vàng mà các mẹ cũng dám cho ăn linh tinh thế này. Biết nguồn gốc, nhà tự nấu, của người quen thì còn được. Các mẹ dám mua qua lời quảng cáo của người bán thì em cũng đến chịu các mẹ. Là em, thì không bao giờ em cho vào mồm con bất cứ cái gì có nguồn gốc xuất xứ không đảm bảo, nhất là trong giai đoạn hàng Trung Quốc tràn ngập cả nước như thế này. Cái gì nó cũng làm giả được, cái mình nhìn hàng ngày nó cũng làm giả được, huống hồ là cao ngựa chẳng mấy ai có kinh nghiệm để kiểm tra."

Và còn khá nhiều ý kiến khác, bạn có thể cùng bình luận tại đây.

Cùng bệnh viện FV “giúp con ăn ngon ăn vui”

Nhà tâm lý lâm sàng Trần Thị Hồng Nhi, bệnh viện FV, chia sẻ bí quyết hiểu tâm lý trẻ theo từng giai đoạn để giúp trẻ ăn ngon

Làm thế nào để trẻ ăn ngon – ăn vui?

“Khá nhiều bé có biểu đồ phát triển cân nặng và chiều cao hoàn toàn bình thường nhưng vẫn được cha mẹ đưa đi khám dinh dưỡng và khám tâm lý thường xuyên vì cho rằng bé mắc chứng lười ăn hay bị suy dinh dưỡng. Vậy là phụ huynh có ‘bệnh’ chứ không phải trẻ!” – Nhà tâm lý lâm sàng Trần Thị Hồng Nhi chia sẻ một cái nhìn mới về việc kết hợp liệu pháp tâm lý trong điều trị chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ tại Bệnh viên FV.

Chuyện ăn của cha mẹ ảnh hưởng tới con thế nào?

Có một thực tế là nhiều cha mẹ chỉ tầm thước nhưng cứ mong con cao bằng hoặc cao hơn các bạn cùng lứa nên dẫn trẻ đi khám dinh dưỡng liên tục (dù rằng chỉ số chiều cao của trẻ hoàn toàn bình thường). Đó là “bệnh” của cha mẹ. Có cha mẹ thì lại tổ chức bữa ăn cho trẻ dựa trên những trải nghiệm ăn uống của chính mình, cứ ép con ăn món ăn mình thích. Chuyên gia Hồng Nhi, bệnh viện FV, nhấn mạnh: “Thức ăn cung cấp dưỡng chất để trẻ lớn lên, và thức ăn cũng đóng vai trò quan trọng trong phát triển tâm lý và vai trò xã hội của trẻ. Cha mẹ rất nên can thiệp và giúp trẻ xây dựng thái độ tích cực với ăn uống. Tuy nhiên, trước hết, cần xác định những vấn đề trẻ gặp phải trong ăn uống là vấn đề của trẻ hay của chính phụ huynh.”

Bác sĩ Hồng Nhi khoa tâm lý lâm sàn bệnh viện FV (Pháp Việt) (Ảnh do bệnh viện FV cung cấp)

Rất ít trẻ ăn đúng như những gì cha mẹ muốn. Về cơ bản, trẻ từ 1 – 3 tuổi không hiểu khái niệm thức ăn tốt như người lớn. Trẻ có thể “phiên dịch” đồ ăn tốt là đồ ăn mẹ của bạn hàng xóm nấu và đang đút cho bạn ấy ăn. Trẻ cũng không phân biệt được cảm giác no đói mà thường ăn theo “tình cảm” nhiều hơn, như ăn nhiều hơn khi đua với bạn, hoặc không ăn vì không thích màu sắc… Phản ứng của trẻ với các bữa ăn và các loại thực phẩm cũng thay đổi theo từng giai đoạn, nhưng đều có điểm chung là chúng đều muốn ăn uống tự do, chán ăn cơm nhưng lại thích ăn gà rán, khoai tây chiên và kẹo…

Khi nào nên cho trẻ gặp khó khăn trong ăn uống gặp chuyên gia tâm lý

• Khi trẻ không đạt chuẩn về chiều cao, cân nặng, trẻ ăn quá lâu, quấy khóc nhiều, quậy phá nhiều khi đến giờ ăn.

• Khi không khí bữa ăn quá nặng nề và cha mẹ cảm thấy hoàn toàn bất lực với chứng biếng ăn ở trẻ.

Có nên cho trẻ ăn theo ý mình?

Ăn uống không chỉ là đơn thuần cho thức ăn vào miệng. Có thể thấy ở trẻ nhỏ, ăn uống và tình cảm không tách rời, và nguyên nhân của việc ăn uống khó khăn của trẻ đôi khi là do những vấn đề về mặt tình cảm, tâm lý.

Vậy trong “cuộc chiến” tại bàn ăn, đâu là quyền bính của cha mẹ để giúp trẻ “ăn ngon”, đâu là giới hạn sự tự do của trẻ để trẻ “ăn vui”? Nhà tâm lý lâm sàng Hồng Nhi giới thiệu một vài tư vấn riêng đang áp dụng tại Bệnh viện FV:

- Cha mẹ quyết định trẻ ăn gì (chọn những món có giá trị dinh dưỡng cho trẻ), còn trẻ sẽ tự quyết ăn bao nhiêu.

- Cha mẹ chuẩn bị một thực đơn duy nhất cho cả nhà trong mỗi bữa ăn (khi trẻ đã đủ tuổi ngồi ăn chung với người lớn). Điều này sẽ giúp trẻ hiểu rằng gia đình, và sau này là xã hội có những quy tắc, quy định và trẻ cần tôn trọng những giá trị này. Tuy nhiên, đối với những món trẻ cương quyết không ăn, cha mẹ có thể đề nghị trẻ nếm thử 1 miếng, nếu vẫn không thích thì có quyền không ăn món đó.

Bác sĩ Hồng Nhi đang tư vấn cho một thai phụ về tâm lý trẻ theo từng giai đoạn để giúp trẻ ăn ngon (Ảnh do bệnh viện FV cung cấp)

Ngoài ra, để xây dựng thái độ tích cực với việc ăn uống và giúp trẻ “ăn vui”, chuyên gia Hồng Nhi bệnh viện FV khuyên cha mẹ nên:

- Cho trẻ đi chợ, cùng tìm hiểu các loại thực phẩm và cùng nấu nướng: trẻ sẽ thích thú khi khám phá một con cá đang bơi khác với đĩa cá đã chế biến thế nào…

- Giúp con đánh thức khẩu vị: khuyến khích trẻ nếm và mô tả đồ ăn bằng giác quan (nhìn thấy đẹp, sờ thấy mềm, ngửi thấy thơm, nếm thấy ngọt…); không nên để con dùng từ “Thích” hay “Không thích” khi mô tả về một món ăn mới.

- Duy trì bữa cơm gia đình đầm ấm và nhẹ nhàng bằng các “trò chơi”: ví dụ đố bé đoán xem nhai món này sẽ xảy ra điều gì trong miệng, hoặc đố bé tìm được hạt của quả nho trong miệng…

Cha mẹ đặc biệt cần tránh dùng món ăn này làm phần thưởng cho món ăn khác, chẳng hạn hứa với bé ăn hết chén cơm sẽ thưởng đùi gà rán, điều này sẽ càng làm trẻ hiểu sai khái niệm “đồ ăn tốt”. Tránh “ăn cho mẹ vui”, “ăn rồi mẹ thương” vì trẻ sẽ nhầm lẫn cảm giác muốn ăn và muốn được cưng nựng.

“Không có em bé hoàn hảo như trong quảng cáo, và trẻ ăn ngon ăn vui không có nghĩa là phải ăn nhiều, ăn cho cả bố mẹ,” chuyên gia Hồng Nhi bệnh viện FVtổng kết về phương pháp của mình.

Nhà Tâm lý lâm sàng Trần Thị Hồng Nhi tốt nghiệp chuyên ngành Tâm lý lâm sàng và bệnh lý tại trường Đại Học Bretagne Occidentale, Pháp vào năm 2008. Hiện cô là nhà chuyên môn phụ trách toàn bộ các ca tâm lý lâm sàng tại Bệnh viện FV, đồng thời là giảng viên tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Đại học Quốc tế, thuộc khối Đại học Quốc Gia.

Xử trí khi trẻ bị tiêu chảy

Hầu như đứa trẻ nào cũng có thể bị tiêu chảy, đây là bệnh dễ gặp và đa phần được điều trị tại nhà. Nếu xử trí không đúng cách, bệnh có thể trầm trọng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự tăng trưởng của trẻ, nặng hơn có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Biểu hiện và nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ

Khi trẻ đi ngoài phân lỏng hơn bình thường, đi nhiều lần (trên 3 lần mỗi ngày) là đã bị tiêu chảy. Bệnh tiêu chảy cấp thường diễn ra dưới 5 ngày, nếu xảy ra trên 2 tuần là tiêu chảy kéo dài. Bệnh thường xảy ra khi dùng phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc với phân của người mắc bệnh, ăn uống thiếu khoa học hoặc do dùng thuốc. Một số nguyên nhân thường gây tiêu chảy ở trẻ như: nhiễm virus, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, do dùng thuốc (thường gặp khi trẻ uống kháng sinh), do dị ứng thức ăn, do không dung nạp được thức ăn, do ngộ độc…

(Ảnh được cung cấp bởi Dược phẩm Vinh Gia)

Hậu quả của bệnh tiêu chảy ở trẻ

Tiêu chảy kéo dài thường bắt đầu bằng một đợt tiêu chảy cấp và kéo dài. Hậu quả của bệnh thường dẫn đến suy dinh dưỡng nặng và dễ tử vong. Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc tiêu chảy kéo dài cao hơn trẻ lớn. Nguy cơ tiêu chảy cấp chuyển sang tiêu chảy kéo dài ở trẻ trong năm đầu là 22%, giảm xuống 10% ở năm thứ hai và 3% ở năm thứ ba.

Mối nguy hiểm lớn nhất đe dọa tới sức khoẻ với trẻ bị tiêu chảy là tình trạng mất nước. Do vậy khi bị tiêu chảy, trước hết cần bù ngay nước và chất điện giải, sử dụng men vi sinh để cân bằng vi sinh vật đường ruột. Tiêu chảy cấp nếu không được điều trị đúng cách có thể gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch, thậm chí có thể gây tử vong.

Xử trí khi trẻ bị tiêu chảy

Ngay khi trẻ bị tiêu chảy, cần cho trẻ uống bù nước, tốt nhất là uống Oresol (nhớ pha theo đúng chỉ định trên bao bì), cho trẻ uống từ từ từng muỗng cho tới khi hết khát. Nếu trong 24 giờ không uống hết lượng dung dịch đã pha thì đổ đi pha đợt khác vì dung dịch đã pha sẽ bị hỏng.

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy. Việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý sẽ có tác dụng thúc đẩy hồi phục sớm tổn thương niêm mạc ruột, giúp chức năng tiêu hóa hấp thu của ruột nhanh chóng trở về bình thường, rút ngắn thời gian tiêu chảy, cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở trẻ. Vì vậy, nên tránh sử dụng đồ ăn chứa nhiều Lactose, giảm dị ứng protein sữa bò và những thức ăn, nước uống có nồng độ đường, muối quá cao làm tăng nồng độ thẩm thấu dễ gây tiêu chảy.

Cần tiếp tục cho trẻ ăn và bú bình thường (nếu trẻ còn bú) chú ý dùng thức ăn dễ tiêu: cháo thịt nạc, thịt gà nấu với carot, khoai tây; nếu trẻ dùng sữa hộp thì nên pha loãng gấp đôi mức bình thường.

Bổ sung ngay men vi sinh cho trẻ, men vi sinh giúp cung cấp hệ vi khuẩn có lợi với các lợi ích sau: Các vi khuẩn có lợi sẽ nhanh chóng thiết lập sự cân bằng của hệ vi sinh đường tiêu hóa, giúp tăng sức đề kháng của hệ tiêu hóa, đấu tranh để kìm hãm sự phát triển của các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng… Điều này giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.

Nếu trẻ bị tiêu chảy đến ngày thứ 3 sẽ gây ra tình trạng bất dung nạp đường Lactose thứ phát. Điều này thường làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy và là một trong những lý do gây ra tình trạng tiêu chảy kéo dài ở trẻ. Bổ sung sớm men vi sinh có khả năng tiêu hóa đường Lactose sẽ giúp trẻ tránh được tình trạng này.

Như vậy, trẻ bị tiêu chảy nếu được bổ sung men vi sinh phù hợp sẽ nhanh chóng khỏi bệnh, nhanh hồi phục sức khỏe, giảm thiểu các biến chứng nặng của tiêu chảy như mất nước, suy dinh dưỡng, kém ăn, chuyển tiêu chảy cấp sang tiêu chảy kéo dài… Golden LAB là một trong các loại men vi sinh hiện nay được các bác sĩ khuyên dùng và các bà mẹ tin dùng với các lợi ích cho trẻ bị tiêu chảy như:

- Golden LAB chứa các vi khuẩn có lợi sinh acid lactic được phân lập từ kim chi Hàn Quốc nên rất dễ hấp thu và có hiệu quả cao để ngăn ngừa và chống lại tình trạng bất dung nạp đường Lactose.

- Golden LAB, ngoài thành phần Probiotics (các vi khuẩn có lợi), còn thành phần thứ 2 rất độc đáo là Prebiotics (chất xơ thực phẩm), đây là nguồn thức ăn lý tưởng giúp các vi khuẩn có lợi sinh sôi nhanh hơn trong ruột, do đó, giúp tăng nhiều lần hiệu quả của men vi sinh.

- Golden LAB chứa Probiotic thế hệ thứ tư, áp dụng công nghệ bao kép DUOLACTM (là công nghệ bào chế men vi sinh hiện đại nhất) giúp bảo vệ vi khuẩn chống chịu được các tác động của môi trường acid trong dạ dày và dịch mật (pH 2-4), bảo đảm cung cấp đủ lượng vi khuẩn có lợi đến đích là ruột để phát huy tác dụng hiệu quả nhất.

- Golden LAB dùng được cho trẻ sơ sinh.

- Ngoài tác dụng giúp trẻ trong điều trị bệnh tiêu chảy, Golden LAB còn giúp tăng cường hấp thu dưỡng chất, tăng sức đề kháng và kích thích trẻ ăn ngon miệng, do đó trẻ sẽ nhanh chóng hồi phục khi điều trị tiêu chảy.

Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ khi có những triệu chứng như:

- Tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày mà không thuyên giảm.

- Phân bé có lẫn máu, máu có thể màu đỏ tươi, hồng, hoặc nâu đen lẫn nhầy như mũi.

- Bụng đau khi sờ ấn.

- Nôn ói nhiều, không thể cho ăn uống được.

- Có dấu hiệu mất nước nặng như da nhăn, mắt lõm, khóc không có nước mắt, thóp lõm, tiểu ít, bé lừ đừ, da nổi bông…

- Trẻ kèm theo sốt cao.

Ðể hạn chế tình trạng tiêu chảy cho trẻ, cần lưu ý đến giữ gìn vệ sinh trong ăn uống: ăn thực phẩm sạch và nấu chín, không ăn thức ăn bán ngoài đường, sử dụng nguồn nước sạch, rửa kỹ tay trước khi chăm sóc và cho trẻ ăn, tránh để trẻ tiếp xúc với người bệnh, tránh sử dụng kháng sinh bừa bãi.

Xử trí đúng khi trẻ bị tiêu chảy là vấn đề mọi bà mẹ cần nắm vững.

(Ảnh được cung cấp bởi Dược phẩm Vinh Gia)

Gọi 04.39.959.969 để được Tư vấn – Giải đáp miễn phí cách xử lý khi trẻ bị tiêu chảy

 

Cùng bác sỹ tư vấn trực tuyến: “Tiêu hóa khỏe – Trẻ ăn ngon”

Những năm đầu đời đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, ở độ tuổi này trẻ thường hay gặp phải các vấn đề về tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa, mất cân bằng men vi sinh đường ruột, tiêu chảy. Nhiều phụ huynh khi gặp phải vấn đề này thường rất xót con, lúng túng không biết xử lý thế nào?

Bởi vậy, thấu hiểu được sự cần thiết của việc tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia, nhãn hàng Bio-acimin New đã tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến với sự tham gia của TS.BS Trần Thị Minh Hạnh – Phó giám đốc TT Dinh dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh – nhằm phần nào san sẻ bớt những khó khăn của các mẹ trong quá trình nuôi con.

Chương trình tư vấn trực tuyến sẽ được diễn ra vào lúc 14 – 17h ngày 17/10/2012 và 24/10/2012 trên trang của Bio-acimin New.

(Ảnh do Bio Acimin cung cấp)

Như các bạn đã biết thì buổi tư vấn trực tuyến đầu tiên đã diễn ra và kết thúc tốt đẹp vào ngày 17 tháng 10 vừa rồi. Các bạn hãy cùng Bio-acimin New nhìn lại chương trình vừa qua và đặt câu hỏi cho chương trình sắp tới:

(Ảnh do Bio Acimin cung cấp)

Đúng 2 giờ chiều, bác sỹ Minh Hạnh đã có mặt và nhận hoa của Bioacimin New trao tặng. Sau đó, bác sỹ đã bắt tay luôn vào trả lời những thắc mắc của các mẹ gửi đến.

(Ảnh do Bio Acimin cung cấp)

Mọi người đều cố gắng làm việc nghiêm túc để có thể đưa ra những câu trả lời nhằm giải toả những vấn đề về tiêu hoá của các bé. Một số câu hỏi đã được bác sỹ trả lời:

Chị Vũ Thùy Dung – [email protected] – Phú Thọ hỏi:

Chào bác sỹ, em xin phép được hỏi bác sỹ 1 số điều mà em không biết hỏi ai cả. Con em được 3 tuổi rồi nhưng cháu rất hay ốm, lười ăn. Cháu nặng 12.5kg, cao 95cm. Cháu trung bình 1 tháng bị viêm đường hô hấp 1 lần, uống kháng sinh cũng phải ít nhất 1 tuần mới khỏi. Mỗi lần uông thuốc cháu lại đi ngoài, đau bụng, lúc lại táo bón. Cháu ăn mỗi bữa gần 1 bát cơm với khoảng 1/3 lạng thit, ăn thịt không thì cháu ăn được nhiều hơn còn ăn chung với cơn chỉ ăn được thế thôi ạ. 1 ngày cháu uống 3 lần sữa, mỗi lần 150ml hoặc sữa chua, váng sữa, phô-mai tùy hôm ạ, cháu cũng ăn hoa quả nữa. Em đã cho cháu uống Bioacimin mấy đợt, mỗi đợt 15 ngày, mỗi ngày 2 gói nhưng cháu cũng không chịu ăn lắm. Bác sỹ tư vấn giúp em 1 chế độ dinh dưỡng để cháu tăng cường miễn dịch và lên cân ạ. Em cám ơn bác sỹ ạ.

BS Minh Hạnh trả lời:

Thuỳ Dung thân mến, chiều cao của bé như vậy là được rồi nhưng bé bị thiếu cân đó nhé; ở tuổi này bé nên có cân nặng khoảng 14-14,3kg. Bị nhiễm trùng hô hấp thường xuyên và phải dùng kháng sinh liên tục sẽ làm bé bị rối loạn tiêu hoá. Em bổ sung men vi sinh cho bé như vậy là tốt rồi. Chế độ ăn như hiện tại sẽ tạm ổn nếu bé ít bị bệnh. Em nên tăng năng lượng khẩu phần cho bé bằng cách thêm dầu ăn vào mỗi bữa ăn (khoảng 1 muỗng canh dầu), tăng thêm sữa (khoảng 600ml/ngày), ăn yaourt mỗi ngày, và nhớ cho bé ăn trái cây thường xuyên để cung cấp vitamin giúp tăng sức đề kháng. Tránh để bé bị gió lùa, nhiễm lạnh, hít bụi bặm thì sẽ hạn chế được các đợt nhiễm bệnh. Khi bớt bệnh và ăn được thì bé sẽ tăng cân.

Phạm Thùy Linh – [email protected] – Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội hỏi:

Bé nhà em được 21 tháng, ăn uống bình thường nhưng hệ tiêu hóa rất kém nên không hấp thu được thức ăn và sữa. Hiện tại cháu được 10,5kg, có tiền sử cơ địa dị ứng thời tiết. Em muốn hỏi bác sỹ có cách nào khắc phục tình trạng kém hấp thu thức ăn của cháu được không, để cải thiện hệ tiêu hóa cho cháu?

BS Minh Hạnh trả lời:

Chào Thuỳ Linh, bé 21 tháng cân nặng 10,5kg là hơi nhẹ cân một chút. Làm cách nào mà em biết được bé kém hấp thu thức ăn và sữa? Bé đi phân có tốt không? Bé có hay đầy bụng khoảng 2 tiếng sau ăn không? Nếu bụng bé vẫn căng đầy và không tiêu hoá được thức ăn của bữa ăn trước đó thì em nên cho bé uống thêm men tiêu hoá các chất tinh bột, đạm, và béo; nếu bé đi tiêu phân xấu thì em có thể cho bé uống men vi sinh như Bio-acimin New cũng rất tốt. Còn nếu tình trạng không cải thiện thì em nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể nhé.

Rất nhiều, rất nhiều câu hỏi các bà mẹ gửi đến đều được bác sỹ trả lời nhiệt tình. Để theo dõi cũng như tiếp tục được bác sỹ trả lời, mời bạn hãy click vào đây để đặt câu hỏi cho ngày 24/10 nhé.

Giúp con phòng và tránh tái phát “ho, sổ mũi, viêm họng, khò khè” lúc giao mùa

Bệnh viêm đường hô hấp (VĐHH) là bệnh thường gặp, chiếm tỉ lệ 30 – 55% bệnh lý của trẻ em. Trung bình trẻ dưới 5 tuổi mắc từ 5 -10 lần mỗi năm.

Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ thường xuyên xảy ra khi thời tiết giao mùa, môi trường nóng lạnh đột ngột kèm theo khói bụi, ô nhiễm tạo điều kiện để dịch bệnh bùng phát, đồng thời do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên sức đề kháng, khả năng miễn dịch kém không đủ chống đỡ sự tấn công với mầm bệnh bên ngoài. Ngoài ra trẻ còn nhỏ chưa có ý thức vệ sinh tự bảo vệ mình trước nguy cơ lây nhiễm từ môi trường sống và  người có bệnh nên càng dễ mắc bệnh.

 Dấu hiệu ban đầu của bệnh VĐHH chỉ là ho có thể kèm theo sổ mũi, hắt hơi, viêm họng, khò khè, sốt… nhưng lại có mức độ lây nhiễm cao. Trẻ mắc bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, cơ hội học hỏi và khả năng lĩnh hội kiến thức bị gián đoạn mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc của cha mẹ do phải dành nhiều thời gian chăm sóc con yêu khi con bị bệnh.

 Tiếp tục chương trình khảo sát chất lượng một số sản phẩm trong việc hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm đường hô hấp ở trẻ, nhóm chúng tôi tìm đến nhà anh Vũ Đức Lựu để được chia sẻ về kinh nghiệm phòng tránh tái phát các triệu chứng viêm đường hô hấp trong suốt hai năm của bé Bống (Thu Uyên)

 Vừa bước vào căn nhà nhỏ tại địa chỉ  110 B2 KTT Nghĩa Tân, chúng tôi nhận được sự đón tiếp nồng nhiệt của anh chị. Nhìn bé Bống thật xinh xắn và đáng yêu, anh  Lựu chia sẻ: “Bống nhà mình năm nay gần 4 tuổi; đợt bé được 1-2 tuổi hay ốm vặt lắm: ho, biếng ăn, sổ mũi, táo bón, thỉnh thoảng còn bị khò khè, đặc biệt là trường kỳ viêm họng. Mình đang công tác tại ban chỉ huy quân sự quận Hoàng Mai, đọc báo Tiền Phong biết về sản phẩm BigBB có tác dụng tăng cường sức đề kháng giúp hỗ trợ phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm hay gặp ở trẻ nhỏ: viêm đường hô hấp, viêm đường ruột, viêm tai giữa… nhất là các loại viêm nhiễm tái phát nhiều lần. Ngoài ra, BigBB còn giúp trẻ ăn ngon và phòng ngừa chứng táo bón. Mình tìm hiểu kỹ qua báo chí, internet và được sự tư vấn thân quen của nhà thuốc Mai Hương ở Nghĩa Tân bảo sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, an toàn có thể dùng lâu dài. Mình quyết định mua BigBB về cho con dùng liên tục được 2 năm rồi.”

Ảnh được cung cấp bởi BigBB

Theo mạch câu chuyện, chị Cúc mẹ bé Bống chia sẻ: “Bé rất thích uống vì có vị ngọt dịu và mùi thơm, sau khi dùng BigBB liên tục thấy bé ăn ngon hơn, đường tiêu hóa tốt, ăn được nhiều thức ăn, táo bón hết hẳn; các triệu chứng VĐHH cũng giảm hẳn, ít tái phát, đặc biệt là chứng viêm họng, cháu khỏe mạnh hơn. Bây giờ mình đã có thể yên tâm hơn nhiều khi thời tiết thay đổi.”

Anh chị cũng hỏi thêm BigBB dùng cho độ tuổi nào, muốn dùng cho anh trai của Bống năm nay 8 tuổi có được không thì được đáp lời: “BigBB có thể dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi dùng 2 gói/ ngày. Trẻ trên 12 tháng tuổi dùng 2-3 gói/ ngày để hỗ trợ phòng ngừa, 4 gói/ ngày  để hỗ trợ điều trị, chia làm 2 lần và uống trước ăn 30 phút. Để đạt hiệu quả cao nhất nên cho trẻ dùng BigBB theo đợt liên tục 3 tháng sau đó nghỉ 15 ngày và cho bé dùng lại  đợt tiếp theo.”

Chị Cúc cũng chia sẻ với chúng tôi rằng chị đã giới thiệu BigBB cho những người hàng xóm thấy đạt hiệu quả tốt. Chị nhiệt tình dẫn chúng tôi sang nhà cô Vân, hàng xóm nhà chị. Cô Vân là bà của bé Tùng Lâm, cô đang công tác tại Đại học Sư Phạm Hà Nội. Cô chia sẻ: “Bố mẹ cháu đang công tác tại Nga, thỉnh thoảng mới về nên bà chăm cháu. Dạo trước Tùng Lâm còi lắm, khả năng hấp thu dưỡng chất không tốt vì bị táo bón liên tục 4 -5 ngày mới đi 1 lần và hay ốm vặt: ho, sổ mũi, viêm họng… Tôi dùng rất nhiều các sản phẩm trong và ngoài nước rồi nhưng thấy cháu không hợp. Tình cờ nói chuyện với vợ chồng Cúc thì được giới thiệu dùng BigBB. Thấy bảo BigBB dùng rất tốt, mình cẩn thận mang BigBB sang cho chị bác sỹ nhi quen gần nhà hỏi thêm để an tâm. Tùng Lâm đã dùng BigBB được 5 tháng rồi rất hợp, trộm vía từ khi dùng cháu khỏe mạnh, đường tiêu hóa tốt, ăn ngon hơn, táo bón hết hẳn, tăng được 1kg. Tôi rất hài lòng về sản phẩm BigBB này và sang tháng tôi tiếp tục dùng đợt tiếp theo để hỗ trợ phòng ngừa tránh tái phát.”

Để được tư vấn thêm xin gọi: 04.3795.8513 / 0989.332.486

Trứng vịt lộn; óc lợn có tốt cho trẻ?

2 món ăn bổ dưỡng này là 'khoái khẩu' của rất nhiều người lớn, nhưng có nên cho trẻ nhỏ ăn?

Nhiều bà mẹ thắc mắc không biết nên cho con ăn 2 món ăn giàu dinh dưỡng này hay không, hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu về những món ăn này trước khi cho trẻ ăn nhé!

Trứng vịt lộn

Trong quá trình phát triển từ thành phôi đã có một số chất bị chuyển hóa, tiêu hao để biến đổi thành nhiều chất cần thiết giúp cho quá trình tăng trưởng của phôi mà tạo nên giá trị bổ dưỡng của loại trứng lộn dù là trứng vịt hay trứng cút.

Trứng vịt lộn; óc lợn có tốt cho trẻ?, Làm mẹ, cho tre an trung vit lon, con nen cho tre an trung vit lon, co nen cho tre an oc heo, tre an oc heo, lam me, nuoi day con, bao phu nu
Trứng vịt lộn tuy là loại thứ ăn bổ dưỡng nhưng không nên cho trẻ ăn quá nhiều. (Ảnh minh họa).

Trong trứng lộn có chứa vitamin A (retino) và tiền vitamin A (beta caroten) khá cao. Bởi vậy, khi ăn vào cần có đủ lượng dầu mỡ để hòa tan thì cơ thể mới hấp thu được trọn vẹn. Do đó có thể ăn kèm với bánh lạc vừng hoặc uống thêm sau khi ăn một chút dầu ăn lạc hay vừng. Chim cút còn được mệnh danh là sâm động vật nên cút lộn cũng vô cùng bổ dưỡng.

Tuy là loại thức ăn bổ dưỡng nhưng không được lạm dụng vì mỗi khi ăn quá nhiều, cơ thể không dung nạp kịp, bị đào thải ra ngoài, thậm chí sinh tiêu chảy; mặt khác không phải ai cũng dùng được. Vì vậy trẻ em dưới 5 tuổi không nên ăn do sự chuyển hóa các chất của hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa kiện toàn dễ gây sình bụng, tiêu chảy…

Đối với trẻ từ 5 – 12 tuổi, lúc đầu chỉ nên ăn nửa quả trứng vịt lộn hay 1 -2 quả trứng cút lộn mỗi ngày. Trứng lộn thích hợp cho trẻ nhỏ bị còi cọc, thế lực yếu… Có thể cho ăn thường xuyên mỗi ngày 1 quả trứng vịt lộn hay 5 quả trứng cút lộn.

Óc heo có phải là thực phẩm tốt cho trẻ không?

Trong 100g óc lợn có: Chất đạm: 9g, chất béo: 9,5g, lượng cholesterol: 2500 mg, sắt: 1,6g, ngoài ra còn có đường, canxi, phôt pho, nước.

Trứng vịt lộn; óc lợn có tốt cho trẻ?, Làm mẹ, cho tre an trung vit lon, con nen cho tre an trung vit lon, co nen cho tre an oc heo, tre an oc heo, lam me, nuoi day con, bao phu nu
Khi trẻ ăn óc lợn thường xuyên, ăn quá nhiều sẽ có nguy cơ dư thừa chất cholesterol. (Ảnh minh họa).

So với gan lợn, óc lợn có lượng đạm, đường và canxi thì tương đương, nhưng lượng phốt pho kém hơn, đặc biệt sắt thấp hơn 7 lần, lượng nước cao hơn (80% so với 74%).  Nồng độ cholesterol ở óc cao gấp 3 lần so với thận, gấp 5 lần so với gan và hàng chục lần so với thịt nạc. Óc lợn còn có lượng lipid cao hơn 3 lần so với gan lợn.

Khi trẻ ăn óc lợn thường xuyên, ăn quá nhiều sẽ có nguy cơ dư thừa chất cholesterol, nguyên nhân gây nên các bệnh về tim mạch, gan nhiễm mỡ. Trẻ em cần nhiều chất đạm để phát triển trí não, còn ăn quá nhiều chất béo thì có thể gây thừa cân – béo phì, ảnh hưởng đến phát triển não bộ.

Bạn vẫn có thể cho trẻ ăn óc lợn, nhưng cần cho ăn đúng cách, mỗi tuần ăn từ 1 – 2 lần, mỗi lần từ 30 – 50g/bữa, không cho trẻ ăn liên tục, cũng không quá nhiều một lần ăn.

Khi cho bé ăn các món từ óc lợn, bạn bổ sung thêm một chút đạm như thịt, đậu phụ, trứng… cho bữa ăn đó. Đồng thời phải giảm lượng dầu mỡ, quá nhiều chất béo bé sẽ bị rối loạn tiêu hóa.

 

Meo.vn (Theo DD)

Chứng bệnh còi xương ở trẻ em

Trẻ em bị còi xương là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi và phospho.

Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu ánh sáng mặt trời, do kiêng khem quá mức và chế độ ăn nghèo canxi - phospho; những trẻ không được bú mẹ dễ bị còi xương hơn trẻ bú mẹ.


Bệnh còi xương sẽ làm cho bộ xương bị biến dạng. Ảnh minh họa

Những dấu hiệu chứng tỏ trẻ bị còi xương

- Trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi khi ngủ.

- Xuất hiện rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn.

- Các biểu hiện ở xương: thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán (trán dô), đầu bẹp cá trê.

- Các trường hợp còi xương nặng có di chứng: chuỗi hạt sườn, dô ức gà, vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X, chữ O.

- Răng mọc chậm, trương lực cơ nhẽo, táo bón.

- Chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, biết bò, đi, đứng…

- Trong trường hợp còi xương cấp tính: trẻ có thể bị co giật do hạ can xi máu.

Những trẻ dễ có nguy cơ bị còi xương

- Trẻ sinh non, đẻ sinh đôi.

- Trẻ nuôi bằng sữa bò.

- Trẻ quá bụ bẫm.

- Trẻ sinh vào mùa đông.

Phân biệt còi xương và bệnh còi cọc

Trẻ còi cọc: trẻ bị suy dinh dưỡng, có số đo về cân nặng và chiều cao đều thấp hơn trẻ bình thường, cũng có thể kèm còi xương hoặc không.

Bệnh còi xương: có thể gặp ở cả những đứa trẻ rất bụ bẫm, do nhu cầu về canxi, phospho cao hơn trẻ bình thường.

Làm gì khi trẻ bị còi xương?

- Cho trẻ tắm nắng hàng ngày: để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 10 -15 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ). Về mùa đông không có ánh nắng cho trẻ đi tắm điện ở khoa vật lý liệu pháp tại các bệnh viện. Dưới da có sẵn các tiền vitamin D là 7 dehydrocholesterol, dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời các tiền vitamin sẽ bị hoạt hóa chuyển thành vitamin D. Vitamin D có tác dụng điều hòa chuyển hóa và hấp thu canxi, phospho, ánh nắng mặt trời phải được chiếu trực tiếp trên da mới có tác dụng, nếu qua lần vải thì sẽ còn rất ít tác dụng.

- Cho trẻ uống vitamin D 4000 UI/ngày trong 4 - 8 tuần, trong trường hợp trẻ bị viêm phổi, tiêu chảy cần tăng liều 5.000 - 10.000 UI/ngày trong 1 tháng, hoặc cho trẻ tiêm vitamin D 200.000 UI/uống, 3 tháng tiêm nhắc lại một lần trong năm đầu tiên.

- Cho trẻ uống thêm các chế phẩm có canxi như: canxi B1 - B2 - B6: 1 – 2 ống/ngày, trẻ lớn có thể ăn cốm canxi 1 - 2 thìa cà phê/ngày.

- Cho trẻ bú mẹ; ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi: sữa, cua, tôm, cá trong các bữa ăn hàng ngày (cần xóa bỏ quan niệm cho trẻ ăn xương ống, xương chân gà sẽ chống được còi xương); cho dầu mỡ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ: vì vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D trẻ cũng không hấp thu được nên vẫn bị còi xương.

Phòng bệnh còi xương cho trẻ

- Khi có thai các bà mẹ phải làm việc nghỉ ngơi hợp lý để tránh bị đẻ non, có thể uống vitamin D khi thai được 7 tháng: 600.000UI/3 tuần, mỗi tuần 200.000UI.

- Sau khi sinh cả mẹ và con không nên ở trong phòng tối và kín, phòng ở thoáng mát và đầy đủ ánh sáng.

- Sau khi sinh 2 tuần cho trẻ ra tắm nắng 15 - 20 phút/ngày vào buổi sáng (trước 9 giờ).

- Cho trẻ uống vitamin D 400UI/ ngày trong suốt năm đầu tiên nhất là về mùa đông.

- Khi trẻ ăn bổ sung: cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như: sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh và dầu mỡ

ThS.BS. LÊ THỊ HẢI

Meo.vn (Theo SK&ĐS)