Lưu trữ cho từ khóa: tổ chức Y tế thế giới

Bác sĩ Carlo Urbani hy sinh mình để nhân loại được sống

10 năm về trước, cả thế giới hoảng loạn về đại dịch SARS. Bác sĩ Carlo Urbani (người Italy) đã đến Việt Nam, dành trọn tâm sức, trí tuệ để đẩy lùi căn bệnh đang đe dọa sự sống toàn cầu.

Ngày 29/3/2003, bác sĩ Carlo trút hơi thở cuối cùng. Nói về sự ra đi của ông, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc khi đó là Kofi Annan đã viết: Carlo ra đi trong niềm tiếc thương vô hạn của đại gia đình Liên Hợp Quốc. Ông đã dành trọn đời mình cho sự nghiệp bảo vệ sức khỏe, cứu sống người bệnh, có công trong việc phát hiện sớm dịch SARS. Trớ trêu thay, khi Carlo đang nỗ lực giành giật từng bệnh nhân khỏi lưỡi hái tử thần thì chính căn bệnh quái ác ấy đã cướp đi mạng sống ông…

Bà Pascale Brudon, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ở Việt Nam nhấn mạnh: “Carlo là một con người tuyệt vời, nếu không có ông có lẽ tất cả chúng ta đều bị dịch SARS tàn phá”.

bac si Carlo Urbani
Bác sĩ Carlo Urbani. Ảnh: thefamouspeople.com

Carlo Urbani – người đầu tiên nhận diện Hội chứng hô hấp cấp nặng (SARS)

Ngày 26/2/2003, bác sĩ Carlo Urbani được mời đến Bệnh viện Việt Pháp (Hà Nội) để khám cho một bệnh nhân viêm phổi. Ông đã sớm nhận ra sự bất thường và ngay lập tức cảnh báo cho WHO, đồng thời cùng Bộ Y tế Việt Nam thúc đẩy việc lập hàng rào cách ly ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Bệnh SARS được phát hiện đầu tiên vào tháng 3 năm 2003, khi Bệnh viện Việt – Pháp (Hà Nội) tiếp nhận một bệnh nhân nước ngoài mắc bệnh lạ. Kể từ đó, SARS đã giết chết 774 người trong tổng số hơn 8.000 ca nhiễm trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, dịch đã hoành hành trong 45 ngày, gây nhiễm 65 người, làm 5 người tử vong.

Dịch khởi phát từ Hong Kong, nhưng ở thời điểm đó các chuyên gia y tế đang nghi là cúm gia cầm. Chỉ trong thời gian ngắn, SARS vượt khỏi biên giới Hong Kong lan tới 37 quốc gia. Người nhiễm bệnh nhanh chóng suy hô hấp, suy đa phủ tạng và tử vong. Sau khi nhận được sự cảnh báo của bác sĩ Carlo từ Việt Nam, nỗi hoảng loạn bao trùm thế giới. Ở những quốc gia có dịch SARS, khẩu trang y tế bán chạy nhất, trường học đóng cửa, nhà hàng đóng cửa, các trung tâm mua sắm vắng hoe, sản xuất bị đình trệ, người nước ngoài bỏ về nước…

Bác sĩ Carlo cũng được cảnh báo sự nguy hiểm, hoàn toàn có quyền và có lý do để về nước. Nhưng không bận tâm, ông thường xuyên túc trực bên giường bệnh, an ủi động viên và tìm cách chữa trị cho bệnh nhân. Là một chuyên gia bệnh truyền nhiễm, bằng những nghiên cứu đầu tiên của mình ở Việt Nam, Carlo đã giúp các đồng nghiệp nhanh chóng xác định virus gây bệnh.

mua khau trang
Cuối tháng 3/2003, cả thế giới báo động vì căn bệnh bí ẩn sau được gọi tên là SARS, khắp nơi khẩu trang bán chạy như tôm tươi, nhiều nước đã phải ra lệnh cấm xuất nhập cảnh. Ảnh: AP.

Tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet viết: Biết công việc của mình đang làm là nguy hiểm, nhưng Carlo Urbani nói với vợ “Nếu không làm những công việc này thì chúng ta đến đây để làm gì? Chẳng lẽ ngồi đọc thư điện tử, ký văn bản giấy tờ, đi dự tiệc? Chúng ta không được ích kỷ, mà phải suy nghĩ và hành động vì sự sống của người khác”.

Trung tuần tháng 3/2003, bác sĩ đi dự hội nghị khoa học ở Thái Lan. Vừa đặt chân xuống sân bay, ông thấy người mệt mỏi và sốt. Là người tiếp xúc trực tiếp và đối phó với căn bệnh SARS, Carlo hiểu rất rõ điều gì đang đến với mình. Một đồng nghiệp là bạn thân lao đến ôm, nhưng Carlo gạt đi, yêu cầu người bạn tránh xa, rồi kiên nhẫn đợi xe cứu thương đến. Bà Giuliani Chiorrini đưa các con đến Bangkok, qua cửa kính, Carlo kịp nhìn mặt vợ con lần cuối, trong đó có đứa con út vừa tròn 4 tuổi.

Trong một khoảnh khắc tỉnh táo, đồng nghiệp thông báo cho Carlo cơn sốt của ông đã hạ. Nhưng Carlo không hề ảo tưởng, biết SARS đã không tha mạng sống của mình. Tâm nguyện trước khi nhắm mắt, Carlo đề nghị các bác sĩ cắt lá phổi của mình để lại làm tiêu bản nghiên cứu. Và ông mãn nguyện: “Công việc liên quan đến tôi, dù nguy hiểm nhưng tôi thấy thoải mái, giờ đây tôi đã có tất cả”. Sau khi Carlo mất 2 tuần, virus Corona đã được chỉ mặt vạch tên, đại dịch SARS được khống chế.

“Nhiệm vụ của bác sĩ là đến bên người bệnh”

Đó là câu nói giản dị của bác sĩ Carlo khi đại diện cho Tổ chức Bác sĩ Không biên giới lên nhận giải Nobel hòa bình tại Stockholm (Thụy Điển) năm 1999. Câu nói này đã trở thành triết lý cho tất cả những nhân viên y tế đang khoác trên mình tấm áo choàng trắng.

Bác sĩ Carlo là người yêu cái đẹp, dành tình cảm đặc biệt cho âm nhạc, yêu thích hầu hết các bộ môn nghệ thuật. Nhưng trong sâu thẳm trái tim, bác sĩ Carlo còn có một tình yêu vĩ đại khác: đó là tình yêu thương vô bờ dành cho con người. Tuổi trẻ của ông gắn với công việc từ thiện, nhất là những người bị tật nguyền. Khi trở thành bác sĩ, những kỳ nghỉ hè thay vì đi du lịch hưởng thụ, Carlo tranh thủ khoác ba lô đầy thuốc đến Châu Phi.

Ông nhận thấy, ở những quốc gia nghèo đói như Châu Phi, nguyên nhân tử vong chính lại đến từ những căn bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi một cách đơn giản. Carlo thất vọng mỗi khi chứng kiến bệnh nhân không phải chết vì bệnh lạ, mà chết vì những căn bệnh thông thường như tiêu chảy cấp hay viêm phổi, bởi không ai chịu mang thuốc đến cho người bệnh. Sau bao ngày trăn trở, Carlo quyết định rời bệnh viện để trở thành chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới mang thuốc đến cho người bệnh nghèo. Bạn bè coi việc Carlo gia nhập các bác sĩ WHO giống như từ bỏ cuộc sống giàu sang để quay lại thế giới của người nghèo.

Trong thời gian ở Việt Nam, Carlo tập trung nghiên cứu và điều trị bệnh giun đũa, một căn bệnh trở thành nỗi ám ảnh với ông. Vị bác sĩ luôn băn khoăn tự hỏi: Chỉ cần vài nghìn tiền thuốc, mỗi năm uống 2 lần là tất cả trẻ em đều hết bệnh giun, cơ thể không bị hao mòn, vậy mà tại sao rất ít người chịu làm? Một đồng nghiệp của Carlo, bác sĩ Palmer nhận xét: “Giun đũa không có gì hấp dẫn, nhưng hầu hết trẻ em xứ nhiệt đới đều mắc, còn bác sĩ Carlo là kẻ chống giun đũa quá khích”. Ở Hà Nội, bác sĩ Carlo tự đi xe máy. Thỉnh thoảng ông đưa vợ con về các làng quê, sống cùng những người nông dân chân lấm tay bùn.

Tưởng nhớ đến ông, Tổng thống Italy Azeglio Ciampi từng nói: Ngành y tế thế giới có bổn phận ghi nhớ một vị bác sĩ anh hùng, một công dân can đảm, một người cha gia đình, một người chồng gương mẫu đã bị cướp đi bởi một căn bệnh kinh khủng do chính ông đang lần tìm ra nguyên nhân…

(Theo Vnexpress)

“Tinh binh” khỏe nhất vào mùa đông và đầu xuân

“Tinh binh” nhìn chung khỏe nhất vào mùa đông và đầu xuân.

Đó là kết luận của các nhà nghiên cứu tại Đại học Ben-Gurion (Israel) sau khi khảo sát hơn 6.000 nam giới đang điều trị vô sinh.

Các nhà khoa học phát hiện thấy trong suốt mùa đông, tinh trùng trong cơ thể họ tăng rõ rệt về số lượng, tốc độ bơi, cũng như ít bị dị tật hơn. Tuy nhiên, chất lượng “tinh binh” giảm dần khi càng vào sâu mùa xuân.

Chuyên gia khoa tiết niệu – Tiến sĩ Edmund Sabanegh, người không tham gia nghiên cứu, cho biết một số nghiên cứu trước đó được tiến hành trên động vật cũng thu được kết quả tương tự, đúng theo mùa sinh sản của chúng.

tinh-binh-khoe-nhat-vao-mua-dong-va-dau-xuan

Ảnh minh họa.

Theo nhóm nghiên cứu, nếu yếu tố mùa ảnh hưởng tới chất lượng tinh binh thì các cặp đôi cần nắm được điều này. Biết khi nào cần tập trung nỗ lực để thụ thai có thể giúp các cặp đôi giải tỏa sự bức bối trong lòng và giúp họ tiết kiệm tiền bạc.

Trong khảo sát lần này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích mẫu tinh dịch của 6.445 bệnh nhân nam đăng ký điều trị vô sinh tại trung tâm hỗ trợ sinh sản của họ trong từ tháng 1/2006 – 7/2009.

Trong số này, 4.096 người có quá trình sản xuất tinh trùng diễn ra bình thường và 1.495 người xuất hiện các dị tật, chẳng hạn như có lượng tinh binh thấp. Tổ chức y tế thế giới (WHO) định mức 15 triệu tinh trùng/1 ml tinh dịch là bình thường.

Nhóm nghiên cứu phát hiện thấy những người đàn ông với quá trình sản xuất tinh trùng diễn ra bình thường có “tinh binh” khỏe nhất vào mùa đông.

Chẳng hạn, những người thuộc nhóm này sản xuất khoảng 70 triệu tinh trùng/1 ml tinh dịch trong suốt mùa đông. Khoảng 5% trong số “tinh binh” này có độ di động cao, bơi nhanh, giúp các cặp đôi cải thiện cơ hội thụ thai.

Trong khi đó, mức sản xuất tinh trùng vào mùa xuân của họ là xấp xỉ 68 triệu tinh trùng/1 ml tinh dịch và chỉ 3% trong số chúng có độ di động cao.

Ở những người đàn ông có mức sản xuất tinh trùng bất thường, tinh trùng lại có hơi hướng di động tốt hơn vào mùa thu và đạt tỷ lệ mức tinh trùng có hình dạng bình thường (khoảng 7%) trong suốt mùa xuân.

“Theo kết quả, “tinh binh” bình thường sẽ hoạt động tốt hơn vào mùa đông, trong khi đó, với những trường hợp vô sinh do có lượng “tinh binh” thấp nên tìm cơ hội cho mình vào mùa xuân và mùa thu” – Nghiên cứu nhận định.

Tuy nhiên, theo Sabanegh, trưởng khoa tiết niệu tại Cleveland Clinic ở Ohio (Mỹ), các bác sĩ không nên vội khuyến cáo những người đàn ông có lượng “tinh binh” thấp đợi tới mùa đông hoặc mùa xuân mới thụ thai.

“Chúng tôi vẫn tiếp tục khuyến cáo họ nỗ lực, dù là bất cứ mùa nào, họ có thể cải thiện được tình hình nhờ các biện pháp điều trị” – Sabanegh nói.

Trong các nghiên cứu về động vật, sự thay đổi chất lượng sản xuất tinh trùng theo mùa và khả năng sinh sản có liên quan tới một số yếu tố như nhiệt độ, độ dài quãng thời gian tiếp xúc với ánh sáng ban ngày và sự thay đổi của hormone.

Ở người, nghiên cứu trước đó cho thấy số lượng tinh trùng của đàn ông trên khắp thế giới đang giảm. Nguyên nhân cụ thể chưa được làm rõ, tuy nhiên, nhiều giả thuyết cho rằng đó là do lối sống tĩnh tại hoặc sự phơi nhiễm với các chất hóa học ảnh hưởng xấu tới chất lượng “tinh binh”.

(Theo TTVN)

Đẩy lùi dịch bệnh từ môi trường sống

Năm 2012 là năm thứ hai các nước trong khu vực ASEAN phát động “Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết”. Tại Việt Nam, sau nhiều năm liền thực hiện chương trình quốc gia phòng chống bệnh sốt xuất huyết nhưng diễn biến bệnh vẫn rất phức tạp, thậm chí có xu hướng gia tăng. Tính từ đầu năm đến tháng 7 vừa qua, số bệnh nhân sốt xuất huyết tại khu vực phía Nam đã lên đến gần 32.000 ca (tăng 17% so với cùng kỳ năm 2011). Trong mùa mưa bão hiện nay, tình hình dịch bệnh vẫn còn kéo dài tại một số địa phương ở khu vực Nam Trung bộ và Nam bộ.

Nguy cơ dịch bệnh sốt xuất huyết từ môi trường sống

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh sốt xuất huyết trở nên trầm trọng hơn là con người tạo ra ngày càng nhiều nơi cho muỗi sinh sản :

- Thói quen vứt rác bừa bãi (bao nylon, lon rỗng, hộp xốp, vỏ xe…) không những làm ô nhiễm môi trường mà còn gây ra tình trạng nước đọng tạo môi trường thuận lợi cho lăng quăng phát triển.

- Không vệ sinh thường xuyên các vật chứa nước như: bồn hoa, chậu cây kiểng, hòn non bộ, các lu, vại, hồ chứa nước không có nắp đậy, máng nước đọng trên mái nhà…

- Ngoài ra, các bãi đất trống bỏ không hay những công trình xây dựng đang dang dở cũng là nơi sinh sản lý tưởng của muỗi.

Ảnh do Công ty ROHTO - MENTHOLATUM (Việt Nam) cung cấp

Phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết – trách nhiệm của toàn cộng đồng

Bệnh sốt xuất huyết do muỗi vằn mang mầm bệnh chích vào người và lan truyền từ người này sang người khác. Chỉ một lần chích, muỗi đã có thể truyền bệnh sốt xuất huyết cho người. Vì vậy, việc phòng chống sốt xuất huyết không phải của riêng ai mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Hiện nay có rất nhiều hoạt động cộng đồng nhằm chung tay phòng tránh sốt xuất huyết, mỗi người dân cần kết hợp phòng chống tại nhà với phòng chống tại địa phương, khu vực để cùng đẩy lùi căn bệnh nguy hiểm này.

Bác sĩ Lê Hoàng San, Viện phó Viện Pasteur - TP.HCM. (Ảnh do Công ty ROHTO - MENTHOLATUM Việt Nam cung cấp)

Biện pháp phòng chống

Với tiêu chí “không lăng quăng, không muỗi, sẽ không có sốt xuất huyết”, chúng ta cần nhận thức được tầm quan trọng trong việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết theo những biện pháp sau:

1. Giảm nguồn sinh sản của muỗi:

- Triệt phá, thu dọn những nơi muỗi sinh sản như chai, lọ, những vật dụng thuỷ tinh, nhựa không còn sử dụng; hoặc những hố tường, hàng rào, hố cây, gốc cây, các đồ vật đọng nước quanh nhà như: vỏ đồ hộp, chai lọ, vỏ xe hư cũ, mảnh lu bị bể, gáo dừa…

- Đậy kín lu, vại, hồ, bể chứa nước để muỗi không thể vào đẻ trứng. Hàng tuần nên cọ rửa sạch sẽ ít nhất một lần, thả cá bảy màu diệt lăng quăng (bọ gậy).

- Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muỗi trú đậu, thay nước bình hoa, đổ nước thừa tủ lạnh, bỏ muối vào chén chống kiến bên dưới chân tủ đựng thức ăn…

- Không vứt rác bừa bãi, thực hiện dọn dẹp rác ở các bãi đất trống.

2. Bảo vệ tránh bị muỗi trưởng thành đốt:

- Ngủ màn cả ban đêm lẫn ban ngày.

- Mặc quần áo dài tay, không cho trẻ chơi ở những chỗ tối, bụi rậm.

- Khi cắm trại, sinh hoạt ngoài trời hoặc vào mùa dịch cần mang theo các chai xịt chống, xua đuổi muỗi, nhất là đối với trẻ em. Theo tổ chức Y tế Thế giới và Viện bảo vệ môi trường Mỹ, chất Diethyltoluamide (DEET), nồng độ từ 10-30% có hiệu quả xua đuổi muỗi kéo dài từ 5-8 tiếng, an toàn cho người sử dụng và cho cả môi trường.

Phát hiện bệnh kịp thời

Bên cạnh việc phòng chống, cần chú ý theo dõi để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Các bác sĩ khuyến cáo khi có những triệu chứng như sốt cao đột ngột, đau đầu, đau bụng, cơ thể mệt mỏi, đau mỏi cơ bắp, các khớp, xuất huyết dưới da làm lộ những chấm nhỏ màu đỏ, đốm… nên đến khám tại các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Sốt rét, sốt xuất huyết là các dịch bệnh nguy hiểm rất phổ biến ở nước ta với nguyên nhân chính do muỗi đốt. Hiện nay có rất nhiều cách để phòng chống muỗi nhưng liệu các biện pháp đó có mang lại hiệu quả tuyệt đối và an toàn cho sức khỏe?
Sản phẩm chống muỗi Metholatum Remos chứa thành phần Diethyltoluamide – được tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận an toàn và hiệu quả xua đuổi muỗi – kết hợp tinh dầu oải hương, vừa bảo vệ gia đình bạn khỏi muỗi đốt trong vòng 8 giờ vừa đem đến hương thơm nhẹ nhàng, dễ chịu. Hơn nữa, Vitamin E và tinh chất Aloe Vera trong Metholatum Remos giúp giữ ẩm và dưỡng da, an toàn khi xịt lên da.

Ảnh do Công ty ROHTO - MENTHOLATUM (Việt Nam) cung cấp

- Hướng dẫn: Để cách bề mặt da 10-15 cm, phun một lượng vừa đủ, rồi thoa đều. Đối với vùng mặt và cổ, phun dung dịch ra lòng bàn tay rồi thoa lên da, thích hợp cho cả người lớn và trẻ em trên 4 tuổi.
– Để ngoài tầm với của trẻ em.
– Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Số giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo của Bộ Y Tế – Cục Quản Lý Môi Trường Y Tế: 06/11/MT, ngày 09 tháng 06 năm 2011.
CTY TNHH ROHTO – MENTHOLATUM (VIỆT NAM)
16 VSIP, đường số 5, KCN VN-Singapore, Thuận An, Bình Dương
Tư vấn khách hàng: ĐT: (08 3822 9322
Email: [email protected]

 

Bí quyết giữ phong độ và cơ thể tràn đầy sức sống

Luôn xinh đẹp và tràn đầy sức sống, là một người đẹp cả về hình thể đến tính cách, Hà Hồ – nữ hoàng Vpop quyến rũ – chẳng ngần ngại chia sẻ bí quyết giúp cô đạt phong độ đỉnh cao và một cơ thể tràn đầy sức sống như hôm nay.

Từ nữ hoàng Vpop quyến rũ…

Hà Hồ là cái tên không xa lạ với khán giả Việt, đặc biệt là giới trẻ. Từ một vedette trên sàn catwalk, sở hữu gương mặt ấn tượng và thân hình siêu mẫu, Hà Hồ đã có bước chuyển mình ngoạn mục khi lấn sân sang lĩnh vực âm nhạc. Ở cả hai vai trò, khán giả đều cảm nhận được nhiệt huyết và sự trân trọng với nghề của Hà. Nỗ lực, sự nghiêm túc và hết mình đã giúp Hà khẳng định mình và đi thẳng đến thành công của hôm nay. Không chỉ vậy, trong mắt đồng nghiệp Hà lúc nào cũng tích cực, “máu lửa”, đầy trách nhiệm từ luyện thanh, vũ đạo đến chăm chút từng khuôn hình trong video clip.

Khán giả nhớ đến cô như một nữ ca sĩ xinh đẹp, có chất giọng lạ với tông nữ trầm và luôn cháy hết mình trong từng bài hát. Những bài hit được nhiều người đón nhận như “Và em đã yêu”, “Xin hãy thứ tha”, “Thức tỉnh”, “Tìm lại giấc mơ” hay “Sao ta lặng im” đã giúp Hà chiếm được hàng triệu trái tim người hâm mộ. Hình ảnh Hà Hồ còn ấn tượng hơn khi cô xuất hiện trong cuộc thi âm nhạc đình đám gần đây với tư cách huấn luyện viên. Hà là một trong những “sao” luôn xuất hiện với sự tự tin, thông minh, dí dỏm, thân thiện với mọi người. Trên nhiều trang mạng xã hội, người hâm mộ không ngớt lời ca tụng trước vẻ đẹp “nữ thần” và cách chia sẻ nghề với thí sinh thật chân tình.

(Ảnh do Lavie cung cấp)

đến bí quyết giữ phong độ đỉnh cao và tràn đầy sức sống

Hà Hồ chia sẻ: “Công việc vốn áp lực nên để có cuộc sống bình yên sau sân khấu, bí quyết của Hà là: hãy là chính mình, đừng cố làm một ai khác. Khi bạn cảm thấy thoải mái, bạn sẽ dễ dàng làm điều mình muốn và gặt hái nhiều thành công. Hà thích sống, lao động và học hỏi cái mới. Hà không bao giờ nghĩ mình là ‘nữ hoàng’ hay ‘nữ thần’, nhưng Hà vẫn sẵn sàng đón nhận các danh hiệu mà mọi người ưu ái trao tặng cho.”

Hà hay lướt Facebook để chia sẻ mọi điều trong cuộc sống với người hâm mộ (Ảnh do Lavie cung cấp).

“Để cơ thể tràn đầy sức sống và tinh thần minh mẫn, có thể làm việc với cường độ cao, nhiều năm qua, Hà tập thói quen dậy sớm tập thể dục mỗi ngày. Hà thường chạy bộ quanh khu nhà ở, vừa hít thở không khí trong lành của buổi sớm vừa giữ được sức khỏe, da dẻ hồng hào và thân hình thon gọn.” Thật ngạc nhiên khi Hà lại chọn cách tập thể dục đơn giản, truyền thống và khác với nhiều người nổi tiếng.

Hà tủm tỉm nửa thật, nửa đùa: "Làm việc với giờ nghệ sĩ nhưng lại sống với giờ người thường đấy. Dù có đi hát về trễ lắm thì hôm sau Hà vẫn dậy lúc 7 giờ để chạy bộ." (Ảnh do Lavie cung cấp)

Trò chuyện với Hà, mọi người dễ dàng cảm nhận được sức sống mãnh liệt lan tỏa từ cô. Hà dí dỏm tự nhận mình không phải là người đẹp. Hà giữ được vóc dáng cân đối, nét mặt tươi tắn nhờ việc ăn uống điều độ, đủ bữa và biết cách bổ sung nước và khoáng chất đầy đủ. Mỗi ngày Hà bổ sung từ 1,5 đến 2 lít nước khoáng thiên nhiên. “Hà đi diễn cũng thường mang chai La Vie trong giỏ xách, tranh thủ uống hết một chai để dịu giọng và sẵn sàng cho các buổi diễn tiếp theo. Nghề của Hà cần phải uống nước nhiều nên Hà rất cân nhắc trong việc lựa chọn thức uống. Với Hà, nước khoáng thiên nhiên là lựa chọn an toàn và tốt cho sức khỏe. Hà cũng chuẩn bị sẵn một thùng nước khoáng thiên nhiên La Vie trong xe hơi và bình La Vie 19L tại nhà cho cả gia đình.” Hà tiếp tục chạy bộ, tay cô vẫn cầm một chai La Vie, lâu lâu lại nhấp vài ngụm, không quên bổ sung nước và khoáng chất cho cơ thể thêm sức sống.

Trung bình cơ thể cần 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày để duy trì quá trình trao đổi chất diễn ra liên tục. Vì vậy, bạn cần tiếp nước để thêm sức sống, sẵn sàng cho những hoạt động hàng ngày.

Nước khoáng thiên nhiên La Vie thuộc tập đoàn Nestlé Waters – một trong những tập đoàn nước đóng chai hàng đầu thế giới, với công nghệ sản xuất theo tiêu chuẩn châu Âu, hoàn toàn không sử dụng hóa chất trong quy trình xử lý. Nước khoáng thiên nhiên La Vie còn đạt tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Y tế, Cục An toàn Vệ sinh Tthực phẩm, tổ chức Y tế Thế giới WHO chứa hàm lượng khoáng thấp tốt cho sức khỏe, hoàn toàn an toàn để sử dụng hàng ngày cho mọi lứa tuổi.

(Ảnh do Lavie cung cấp).

 

Bột ngọt – lợi hay hại?

Bột ngọt là một gia vị được phát minh ra cách đây hơn 100 năm và hiện được sử dụng phổ biến trong chế biến món ăn công nghiệp cũng như tại gia đình. Bản chất của bột ngọt là glutamate – thành phần giúp mang lại “vị umami” hay còn gọi là vị “vị ngọt thịt” – nên bột ngọt còn được gọi là “gia vị umami”.

Là một gia vị được sử dụng phổ biến nên tính an toàn của bột ngọt được đánh giá nghiêm ngặt bởi các tổ chức y tế và sức khỏe trên toàn thế giới. Theo Ủy ban Hỗn hợp về Phụ gia Thực phẩm của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) và tổ chức Lương nông Liên hợp quốc (FAO), bột ngọt được đánh giá là gia vị an toàn với liều lượng sử dụng hàng ngày không xác định.

Ủy ban Khoa học về Thực phẩm của Cộng đồng chung châu Âu cũng đánh giá bột ngọt là gia vị an toàn và không có bằng chứng nào cho thấy bột ngọt có hại cho người sử dụng. Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm FDA của Mỹ cũng đã tái xác nhận tính an toàn của bột ngọt tương tự như các gia vị muối, tiêu, giấm…

Những đánh giá mới nhất của các tổ chức y tế và sức khỏe trên thế giới đều cho thấy bột ngọt là một gia vị an toàn cho việc chế biến món ăn. Ở Việt Nam, gia vị này cũng được Bộ Y Tế cho phép sử dụng trong chế biến thực phẩm.

Như vậy, về cơ bản, việc sử dụng gia vị bột ngọt trong nấu nướng cũng tương tự như việc sử dụng các gia vị khác và không phải là một chất dinh dưỡng. Vì là một gia vị nên khi chế biến món ăn, chúng ta cần phải cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết khác như chất đạm, chất bột, chất xơ, chất béo, khoáng chất… có trong các nguồn thực phẩm khác nhau.

Đồ hộp không tốt cho phụ nữ mang thai

Khi mang thai, phụ nữ thường thích ăn đồ chua, thích các loại hoa quả đóng hộp. Tuy nhiên, đồ hộp thường có chứa nhiều chất bảo quản, phụ gia, chất tẩy trắng… có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

 

Đồ hộp có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi

 

Ảnh hưởng của việc sử dụng đồ hộp khi mang thai

Trong quá trình sản xuất để tạo mùi vị hấp dẫn, bắt mắt và bảo quản được lâu ngày, nhà sản xuất thường thêm một lượng chất phụ gia nhất định vào sản phẩm đóng hộp như: những chất tạo mùi tươi ngon có: sắc tố, vị thơm, mì chính, đường hóa học, axit thực dụng… Những chất có thể phòng chống thối rữa, chống ôxi hóa… Những chất có thể nâng cao chất lượng thực phẩm như chất tạo xốp, chất làm trắng, chất làm kết tủa. Vì thế, nếu  sử dụng đồ hộp có chứa các chất này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn Clostridium botulinum phát triển, có thể dẫn tới nguy cơ ngộ độc thực phẩm, rất nguy hiểm cho sức khoẻ của mẹ và thai nhi.

Đường tinh là loại đường nhân tạo duy nhất được phép sử dụng, còn đối với các loại đường hóa học thì tổ chức Y tế thế giới đã quy định mỗi người cứ mỗi kg trọng lượng được phép hấp thụ 0 – 2.5 g đường hóa học mỗi ngày và  không được sử dụng đường hóa học khi chế biến thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong khi đó, ở các sản phẩm đồ hộp lại thường có chứa đường hóa học nên phụ nữ mang thai cần hết sức lưu ý điều này.

Chất phụ gia trong thực phẩm không phải là chất dinh dưỡng, ngoài những chất bắt nguồn từ động thực vật, hoặc chất tăng cường ra thì đa phần không phải là thành phần thực phẩm tự nhiên, có khả năng dẫn tới mẫn cảm, trúng độc, tích tụ chất độc. Mặc dù ảnh hưởng không lớn tới phạm vi tiêu chuẩn bình thường của con người, nhưng lại có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sự phát triển phôi thai trong bụng mẹ. Do vậy, dù hàm lượng chất phụ gia trong thực phẩm đóng hộp không nhiều, song nếu ăn thường xuyên cũng có thể dẫn tới trúng độc dần dần, thậm chí gây ra sảy thai hoặc thai dị tật.

Bên cạnh đó, mặc dù đồ hộp đã được kiểm định về chất lượng, song ở một số loại, nhiều vitamin có thể bị phân hủy trong quá trình chế biến. Ngoài ra, đồ hộp thường có hàm lượng chất béo không cân đối với chất xơ, chất khoáng nên không đảm bảo đủ dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi.

Lưu ý khi sử dụng đồ hộp trong thai kỳ

Khuyến cáo đối với phụ nữ mang thai là: tốt nhất không nên ăn thực phẩm đóng hộp, đặc biệt là trong giai đoạn đầu mang thai.

Ở những giai đoạn, sau bạn có thể sử dụng đồ hộp, nhưng cần hạn chế và cần mua những đồ hộp tại những cửa hàng uy tín, cần kiểm tra kỹ nhãn mác và kiểm định chất lượng trước khi sử dụng.

Để bảo quản được lâu, đồ hộp phải được đóng kín, thanh trùng, do đó những đồ hộp đã mở nắp nhưng chưa dùng hết thì không nên dùng lại. Bên cạnh đó, khi mua đồ hộp, cần chọn loại đồ hộp hạn sử dụng còn dài để tránh hàm lượng sắt, thiếc từ vỏ đồ hộp có thể ngấm vào thực phẩm. Với những đồ hộp đã bị phồng 2 đầu nắp, méo mó thì không nên sử dụng.

Meo.vn (Theo Afamily)

Bị cắt rốn bằng kéo sinh hoạt, cháu bé nguy kịch

Cô con dâu chuyển dạ được bố mẹ chồng đỡ đẻ tại nhà, đứa bé vừa chào đời bà nội liền dùng kéo sinh hoạt cắt rốn. Hơn một tuần sau, cháu phải nhập viện vì bỏ bú, sốt cao… bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị uốn ván và nhiễm trùng sơ sinh.

Đó là trường hợp của bé G.A.T (11 ngày tuổi, ngụ tại Đắk Nông). Gia đình bé T. là người đồng bào H’Mông sống sâu trong bản giáp rừng. Khoảng cách từ nhà đến bệnh viện quá xa, trình độ học vấn lại thấp nên họ chưa tiếp cận được với những dịch vụ y tế. Vì vậy dù đã sinh đến đứa con thứ  hai nhưng người mẹ vẫn chưa được chích ngừa uốn ván.

http://dantri4.vcmedia.vn/EuEav3spzYNlEeSShBoZ/Image/2011/08/catron_7bc15.jpg
Đa phần các trường hợp uốn ván rốn xảy ra ở trẻ thuộc đồng bào dân tộc (ảnh minh họa internet)

Do không có điều kiện nên trong thời gian mang thai, người mẹ không được đi khám thai theo định kỳ. Đến kỳ sinh nở gia đình chủ động để sản phụ sinh tại nhà người đỡ cũng chính là ông bà nội. Sau khi bé T. chào đời, bà nội của cháu đã dùng kéo sinh hoạt để cắt rốn, gần một tuần sau, vết cắt sưng to có biểu hiện mưng mủ… Bé T. bắt đầu sốt cao, bỏ bú và liên tục quấy khóc nên gia đình chuyển đến bệnh viện địa phương.

Sau khi được sơ cứu, bé T. tiếp tục phải chuyển đến bệnh viện Nhi Đồng 2. Tại đây ghi nhận cháu trong tình trạng sốt cao, chân tay co gồng, môi tím tái. Khám cấp cứu, bác sĩ phát hiện quanh rốn của bé có nhiều dấu cắt lể, các kết quả xét nghiệm cho thấy cháu đã bị nhiễm vi trùng uốn ván và nhiễm trùng sơ sinh.

Trước trường hợp của bé T. trong 6 tháng đầu năm 2011 Viện Pastuer TPHCM đã ghi nhận bốn trường hợp tương tự thuộc các dân tộc Khơ Me, Stiêng cư ngụ tại BÌnh Phước, An Giang, Kiên Giang mắc uốn ván rốn. Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới phụ nữ trong độ tuổi sinh con nên tiêm phòng đủ 5 mũi uốn ván theo chỉ định của bác sĩ.

Meo.vn (Theo dantri)

Điều kỳ diệu từ ORESOL

Bị tiêu chảy cấp sẽ mất nước do nước theo phân ra ồ ạt – chính điều này đưa đến suy luận của khá nhiều người, trong đó có một số bà mẹ là: nếu không uống hoặc hạn chế uống nước, sẽ cầm được tiêu chảy! Do suy luận đơn giản như vậy, đã có rất nhiều người, đa số là trẻ con, tử vong vì mất nước và chất điện giải khi bị tiêu chảy.


Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm trên thế giới có khoảng 1,3 tỉ đợt trẻ em dưới năm tuổi bị tiêu chảy, trong đó 3,5 – 4 triệu trường hợp tử vong. Việt Nam là nước đứng thứ ba ở châu Á về số trẻ em nhập viện vì tiêu chảy cấp với tỷ lệ 54%, chỉ sau Hàn Quốc (73%) và Myanmar (56%). Khảo sát tại các bệnh viện nhi cho thấy tình hình trẻ em tiêu chảy cấp điều trị nội trú mỗi năm mỗi tăng. Trẻ từ 6 – 24 tháng tuổi nhập viện do tiêu chảy cấp đạt tỷ lệ cao nhất: 70%.

Cứu nước đường miệng

Vấn đề hàng đầu được đặt ra trong điều trị tiêu chảy cấp, đặc biệt đối với trẻ con, không phải là tìm được thuốc làm dứt ngay tiêu chảy (việc này sẽ làm sau) mà là bù kịp thời lượng nước và chất điện giải bị mất đi. Nếu bù không kịp, người bệnh bị mất nước và chất điện giải trầm trọng chắc chắn sẽ tử vong. Không chỉ với tiêu chảy cấp mà khi bị bệnh sốt xuất huyết hoặc ói mửa trầm trọng, trẻ cũng rất cần được bù nước và chất điện giải để cải thiện tình trạng rối loạn.

Từ đầu thế kỷ 20, các nhà sinh lý học đã nhận thấy trong trường hợp bị tiêu chảy, niêm mạc ruột vẫn có khả năng hấp thụ tốt (trái với suy nghĩ của nhiều người cho là chính niêm mạc ruột không hấp thụ thức ăn nên gây tiêu chảy). Đặc biệt, các nhà sinh lý học đã xác định nồng độ các chất điện giải bị mất đi trong phân tiêu chảy cấp. Việc nghiên cứu đi đến khẳng định: hoàn toàn có thể bù nước và các chất điện giải qua đường uống bằng một dung dịch chứa đường glucose và các ion chất điện giải, miễn sao tỷ lệ các chất này phải thích hợp, và được gọi tắt là dung dịch muối – đường. Đến thập niên 1960, việc sử dụng dung dịch muối – đường mới được áp dụng cho bệnh nhân bị dịch tả nhưng chỉ lẻ tẻ.

Có thể tự tạo dung dịch muối – đường
Đối với các vùng nông thôn, nếu không có điều kiện mua ORESOL, có thể tạo dung dịch muối – đường bằng một trong hai cách sau:

- Pha một muỗng càphê muối ăn (gạt ngang) và tám muỗng càphê đường cát (gạt ngang) vào một lít nước đun sôi để nguội (không có điều kiện đun thì cứ dùng nước thường, không có dụng cụ 1 lít dùng chén ăn cơm đong bốn chén nước đầy cũng được), vắt nửa trái cam vào dung dịch để có thêm kali.

- Nấu 50g gạo với nước, cho thêm muối thành nước cháo muối (tinh bột của gạo ở đây khi nấu lên đóng vai trò chất đường).

Năm 1971, một sự kiện đã giúp phương pháp bù nước và chất điện giải qua đường miệng được áp dụng rộng rãi và thu được những con số thuyết phục. Lúc đó dịch tả bùng phát ở các trại tị nạn chiến tranh dành cho hàng chục triệu người Bangladesh trên đất Ấn Độ. Số bệnh nhân quá đông, bù nước bằng dịch truyền qua đường tĩnh mạch không thể đáp ứng nổi, bắt buộc các bác sĩ ở đây phải áp dụng phương pháp bù nước qua đường miệng bằng dung dịch muối – đường. Không ngờ, phương pháp này cứu sống hàng triệu người, hạ tỷ lệ tử vong từ 30% xuống còn 3%. Kết quả này đã thuyết phục WHO thiết lập chương trình phổ biến phương pháp có thể xem là hàng đầu điều trị tiêu chảy cấp ra khắp thế giới. Dung dịch đó được gọi là ORESOL hay ORS (viết tắt của Oral Rehydration Salts, tức hỗn hợp muối dùng để bù nước qua đường miệng), có thể dùng ở nhà thay cho cách tiêm tĩnh mạch nhỏ giọt thường chỉ thực hiện được ở bệnh viện.

Sử dụng sao cho hiệu quả?

Khi pha thành dung dịch bù nước và chất điện giải có thể hấp thu được, mỗi gói ORESOL theo tiêu chuẩn WHO có thành phần như sau: 3,5g NaCl, 1,6g KCl, 2,5g NaHCO3 (ở xứ nhiệt đới ẩm như ta, NaHCO3 có thể bị hút ẩm hỏng, do đó được thay bằng 2,9g trinatri citrat) và 20g glucose. Hiện nay nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của gói ORESOL mới có thành phần được cải tiến từ ORESOL “kinh điển”: 2,6g NaCl, 1,5g KCl, 13,5g glucose... Nghiên cứu cho thấy, dùng dung dịch ORESOL mới tỷ trọng thấp làm giảm 33% số trẻ phải truyền dịch, giảm 20% lượng phân bài tiết ra ngoài, giảm 30% số trẻ bị nôn ói. Mỗi gói ORESOL được pha trong 1 lít nước (đun sôi để nguội là tốt nhất). Khi bị tiêu chảy cấp, trong 6 – 8 giờ đầu có thể uống dung dịch thoải mái, hoặc uống cho đến khi hết dấu hiệu mất nước. Ngoài ra, cần lưu ý:

Phải pha theo đúng tỷ lệ một gói trong một lít nước, vì pha loãng muối quá sẽ bù nước không đủ, pha loãng đường quá sẽ kém hấp thu, còn đặc quá đối với trẻ sẽ không tốt: thừa muối gây nguy hiểm, thừa đường làm tiêu chảy nhiều hơn.

Dung dịch pha xong chỉ uống trong ngày, còn thừa qua ngày hôm sau phải bỏ vì dung dịch sau khi pha là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển, trong đó có các mầm bệnh.

Trẻ con bị tiêu chảy cấp tạm ngưng cho bú, cho ăn 12 – 24 giờ. Sau đó vẫn cho ăn, bú bình thường (thức ăn dễ tiêu như cháo thịt nạc thêm càrốt, nếu bú bình thường nên pha sữa loãng). Nếu trẻ bị tiêu chảy quá nhiều kèm nôn ói, nóng sốt, nên cho trẻ đi khám ở bác sĩ hoặc bệnh viện.

Không chỉ tiêu chảy cấp, khi trẻ nghi ngờ hay đã bị sốt xuất huyết, hoặc nôn ói nhiều vì bất cứ nguyên nhân gì ta nên dùng gói ORESOL pha cho cháu uống theo chỉ dẫn đã nêu.

PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức

Meo.vn (Theo SGTT)

Mẹ nâng ngực, con có bú nhầm… silicon?

Một trong những điều khiến chị em băn khoăn nhất trước khi quyết định “nâng cấp” gò bồng đảo, là liệu sửa ngực thì có ảnh hưởng đến chức năng tiết sữa, liệu có khi nào trẻ bú mẹ không ra sữa mà thay vào đó là... silicon?


Cần chọn kỹ thuật an toàn để con không trả giá chỉ vì mẹ làm đẹp. Ảnh: Hồng Thái

Muốn đẹp nhưng nơm nớp lo
Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO), các bà mẹ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu. Có như vậy, đứa trẻ sẽ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết từ những tháng đầu. Để có đủ sữa cho con, bên cạnh cơ địa tiết sữa thì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, cho con bú thường xuyên cũng như cho bú đúng cách là những liệu pháp giúp nguồn sữa mẹ thêm dồi dào.
Lời khuyên trên được nhiều bà mẹ đã và đang áp dụng. Tuy nhiên, có những bà mẹ đang phân vân giữa việc chăm sóc con và làm đẹp. Sau khi cai sữa đứa con đầu lòng, vòng một của chị Vân Anh, công tác tại một công ty truyền thông ở Hà Nội, lép xẹp. Chị mất tự tin mỗi khi giao tiếp, quần áo mặc bộ nào cũng thấy xấu vì gò bồng đảo quá khiêm tốn không cân xứng với cơ thể. Muốn “nâng cấp” vòng một, nhưng điều chị Vân Anh băn khoăn là liệu sau này chị muốn sinh thêm cháu nữa có thể cho con bú mẹ được không, chất lượng sữa tiết ra như thế nào? Hơn nữa, khi sinh đứa con đầu sữa của chị không được dồi dào, nếu đi làm đẹp mà sữa mất hẳn thì sao? Sau nhiều đắn đo, chị đến một bệnh viện có uy tín ở Hà Nội để được tư vấn. Sau đó, chị quyết định làm lại vòng một. Hiện chị đang mang thai đứa con thứ hai và vẫn băn khoăn về khả năng tiết sữa của mình.
Kỹ thuật tốt thì vẫn có sữa cho con
PGS.TS.BS Trần Thiết Sơn, Trưởng Khoa Phẫu thuật tạo hình Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội), chia sẻ: Hiện chị em bên cạnh việc làm đẹp còn mong muốn bảo toàn chức năng của tuyến vú. Trước khi tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ đều thăm khám, tư vấn cũng như lựa chọn kỹ thuật nào phù hợp. Nếu sử dụng kỹ thuật tốt thì chức năng tuyến vú không hề bị ảnh hưởng. Chức năng thẩm mỹ được bảo toàn kể cả khi cho con bú. Tuy vậy, sau phẫu thuật cũng nên đi kiểm tra ngực định kỳ để bác sĩ có những lời khuyên.
Cũng theo BS Sơn, sau khi nâng ngực bằng túi độn, phụ nữ vẫn có thể mang thai bình thường mà không có sự nguy hiểm nào do túi độn gây ra cho cả mẹ và bé. Tốt nhất sáu tháng sau nâng ngực, các bà mẹ hãy mang thai. Nếu điều kiện kỹ thuật đảm bảo thì trong quá trình cho con bú, túi độn không ảnh hưởng đến chất lượng sữa, trẻ ngậm bầu vú cũng không có khả năng gây hư hại đến các túi độn nên các bà mẹ không phải lo lắng chuyện trẻ sẽ bú nhầm silicon hay chất độn ngực khác. Các bằng chứng khoa học cũng chưa cho thấy việc nâng ngực gây ra nguy cơ các bệnh như ung thư. Còn sử dụng những kỹ thuật không tốt có thể gây biến chứng ngay tại thời điểm làm lại ngực hoặc sau đó một thời gian ngắn.
Kỹ thuật nào cũng ảnh hưởng đến cơ thể
BS Sơn cho biết thêm hiện có nhiều cách làm đẹp vòng một cho chị em như tiêm silicon, dùng mỡ nhân tạo… Tuy nhiên, những cách này không đảm bảo an toàn nên các cơ sở có uy tín không áp dụng. Nếu chất lượng của loại silicon lỏng được bơm vào người không được kiểm chứng an toàn, sau một thời gian ngắn bơm silicon vào ngực và mông, nhiều trường hợp có thể bị những biến chứng, thậm chí tử vong. Còn dùng mỡ nhân tạo thì dễ gây phản ứng sốc hoặc tai biến do mỡ được tiêm trực tiếp vào tuyến vú. “Phương pháp an toàn nhất hiện nay là đặt túi ngực sau cơ ngực. Chất liệu để nâng ngực thường là túi gel.
Để đảm bảo tuyến vú vẫn được bảo toàn chức năng, túi gel được đặt ở phía sau cơ. Với cách này, trong quá trình mang thai tuyến vú vẫn phát triển bình thường dù kích thước ngực to lên, sau khi sinh bầu vú vẫn tiết sữa nuôi bé. Ngược lại, nếu thực hiện kỹ thuật dễ hơn là túi gel đặt trước cơ tuyến vú, thì tuyến vú sẽ không phát triển và đương nhiên khả năng tiết sữa cũng mất đi”, PGS.TS.BS Sơn khẳng định.
TS.BS Lê Hành, Chủ tịch hội Phẫu thuật thẩm mỹ TPHCM cho biết kỹ thuật nào cũng có ảnh hưởng đến cơ thể ở mức độ khác nhau, có kỹ thuật ảnh hưởng không đáng kể. Phẫu thuật nâng ngực cũng vậy. Hiện có thể sử dụng một số phương pháp làm ngực như đường viền quanh quầng vú, đường viền vú, đường nách… “Nhìn chung, những kỹ thuật đang áp dụng tại các cơ sở có uy tín đều an toàn cho người làm mà vẫn giữ được chức năng của tuyến vú”, TS.BS Lê Hành nói.
Meo.vn (Theo Sài Gòn Tiếp thị)

Tập thể dục 15 phút mỗi ngày, có thể sống thêm ba năm

Một nghiên cứu mới nhất cho thấy chỉ cần 15 phút tập thể dục, con người có thể sống lâu hơn.

Theo hướng dẫn sức khỏe của tổ chức Y tế thế giới (WTO), nghiên cứu của Mỹ và các nước khác, con người nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, như đi bộ nhanh, đi xe đạp và tập thể dục nhịp điệu dưới nước sẽ giúp tăng cường cơ bắp, giảm rủi ro bệnh tật. Nhưng nghiên cứu mới nhất cho thấy chỉ cần 15 phút tập thể dục, con người có thể sống lâu hơn.

Đây là kết quả của các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu sức khỏe Đài Loan, công bố ngày 16.8 sau khi thực hiện trên 416.000 người. Lúc đầu những người tham gia phải trả lời câu hỏi có bao nhiêu bài tập thể dục họ đã làm vào tháng trước. Dựa trên kết quả thu được, những người này được chia thành năm nhóm từ cấp độ không luyện tập đến luyện tập với cường độ cao. Các nhà khoa học sẽ theo dõi tuổi thọ trung bình của những người này trong vòng tám năm.

Kết quả cho thấy, những người tập thể dục ít nhất 15 phút mỗi ngày hay 90 phút mỗi tuần có thể giảm 14% nguy cơ tử vong và kéo dài tuổi thọ thêm ba năm so với những người không tập. Kết quả này cũng tương tự cho cả nam và nữ. Bên cạnh đó, nếu thêm 15 phút tập thể dục cũng giảm thêm 4% tỉ lệ tử vong. Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu không cho biết các bài tập ảnh hưởng tuổi thọ như thế nào. Họ cũng khẳng định lợi ích sức khỏe có thể không hoàn toàn từ tập thể dục.

Giáo sư Anil Nigam, thuộc đại học Montreal, người không tham gia vào cuộc nghiên cứu cho rằng, kết quả này có thể thuyết phục nhiều người trong cuộc sống bận rộn. Vào tháng trước, một nghiên cứu khác của I-Min Lee thuộc trường y tế cộng đồng Harvard, cùng với các cộng sự cho thấy tập thể dục 15 phút mỗi ngày với những hoạt động vừa phải cũng giảm 14% mắc bệnh tim mạch so với những người không tập.

Bản báo cáo cũng cho thấy rằng, người Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan ít tập thể dục hơn so với những người phương Tây và xu hướng tập luyện của họ cũng ít mạnh mẽ hơn.

Minh Hoàng (theo AP) / SGTT