Lưu trữ cho từ khóa: tiêu tiền

Giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ

Một điều không may là nhiễm trùng đường tiết niệu rất hay gặp ở phụ nữ. Bất cứ hành động nào tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập vào bàng quang đều có thể dẫn đến nhiễm trùng.

nhiem-trung-duong-tiet-nieu
Ảnh minh họa

Tuy nhiên hãy tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau để giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu:

- Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày.

- Đi tiểu sau khi quan hệ để loại bỏ vi khuẩn thâm nhập vào bên trong.

- Sử dụng nước ép nam việt quất (một hợp chất tên tannin có trong nước ép nam việt quất có tác dụng cản trở sự bám dính của vi khuẩn vào bàng quang).

- Lau khô theo chiều từ trước ra sau mỗi lần đại, tiểu tiện.

- Tuyệt đối không “yêu” qua đường âm đạo sau khi vừa quan hệ tình dục qua đường hậu môn.

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể dẫn tới các dạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn, như viêm thận-bể thận hoặc nhiễm trùng máu. Vì vậy nếu chị em nghi ngờ mình bị bệnh này thì hãy đến gặp bác sĩ để điều trị kịp thời!

(Theo ANTD)

Chứng tiểu són sau sinh

Sau khi sinh em bé, rất nhiều chị em mắc phải chứng tiểu không tự chủ, chỉ một cái hắt xì, một cơn ho hay một trận cười là quần “ẩm ướt”.

Són tiểu là khi bệnh nhân không kiểm soát được lúc nào họ đi tiểu. Kết quả là họ tiểu són ra quần, nhiều khi phải mang tã khi đi ra đường. Sự cố khó nói này khiến chị em rơi vào trạng thái lo lắng, xấu hổ, mất tự tin.

Vừa cười vừa són ướt quần

Sau khi sinh con thứ hai, chị Minh Anh (33 tuổi, giáo viên một trường trung học cơ sở ở Cầu Giấy, Hà Nội) nhiều lần “dở khóc dở cười” vì chứng mót tiểu. Nhiều khi đang giảng bài chưa hết một tiết học chị phải cắt ngang đi tiểu đến 2 lần. Đi vệ sinh nhiều chị cũng thấy ngại và xấu hổ với học sinh nên đôi lúc chị cố “nhịn” nhưng không thể nào “nhịn” được, nhiều khi “nhịn cố” lại thành ra “ướt quần”. Vậy là, rút kinh nghiệm, những ngày sau chị dùng băng vệ sinh thấm ướt để đối phó.

Ngoài việc phải cố nhịn, những lúc bất ngờ hắt hơi, ho mạnh hay cười to chị Minh Anh cũng bị… són ra quần. Qua tâm sự, thấy một vài người đã sinh con cũng có triệu chứng y như mình nên chị nghĩ  đó là tình trạng chung của phụ nữ sau khi sinh và chỉ một thời gian sẽ khỏi nên chị chấp nhận sống chung với bệnh và đối phó bằng cách dùng băng vệ sinh hàng ngày.

Tuy nhiên, gần 2 năm nay chị vẫn phải chịu đựng chứng bệnh khó nói này, mà dùng mãi băng vệ sinh cũng không tốt nên chị quyết định đi khám. Bác sĩ cho biết chị mắc bệnh tiểu không tự chủ và cần làm các xét nghiệm xác định nguyên nhân, tình trạng bệnh để áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

sau-khi-sinh
Chị em chớ coi thường chứng són tiểu, cần điều trị sớm để tránh rắc rối sa này.
Ảnh minh họa

Tiểu tiện không tự chủ không chỉ đối phổ biến với phụ nữ sau sinh mà nhiều phụ nữ mang thai cũng gặp rắc rối này, ví dụ như trường hợp của chị Mai Lâm ở Sơn Tây, Hà Nội. Chị Lâm mắc chứng tiểu không tự chủ từ khi mang thai con trai đầu nhưng nghĩ rằng sinh xong sẽ hết nên chị âm thầm chờ đợi. Sinh con đã gần 6 tháng nay chứng són tiểu vẫn chưa dứt.

Xấu hổ không biết chia sẻ cùng ai, chị đi khám chuyên khoa thì được chẩn đoán mắc chứng tiểu không kiểm soát nên đi bác sĩ để chữa trị càng sớm càng tốt để trành bệnh trở thành kinh niên.

Đừng xem nhẹ bệnh tiểu són

Theo bác sĩ sản khoa Lê Thị Kim Dung, thì nhiều chị em cho rằng són tiểu không nguy hiểm đến sức khỏe cũng như không để lại di chứng nên họ thường âm thầm chịu đựng hoặc chọn cách đối phó bằng việc sử dụng băng vệ sinh hằng ngày.

Tuy nhiên, thực tế són tiểu gây trở ngại rất lớn trong sinh hoạt, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và có thể gây viêm nhiễm đường sinh dục do luôn ở trong tình trạng ẩm ướt.

Tiểu són là triệu chứng rất thường gặp ở phụ nữ đang mang thai, phụ nữ sau khi sinh con. Sau quá trình gắng sức để vượt cạn, các cơ xung quanh bàng quang và niệu đạo sản phụ trở nên yếu và khó kiểm soát việc tiểu tiện. Trường hợp chọn phương pháp sinh gây tê ngoài màng cứng cũng dễ khiến chị em có cảm giác tê ở đáy chậu khiến việc đi tiểu không tự chủ được. Triệu chứng này có thể sẽ tự khỏi sau từ 3- 6 tháng sau khi sinh em bé. Song tình trạng này cũng có thể kéo dài hơn, có người thậm chí đến hàng năm sau vẫn chưa kiểm soát được việc đi tiểu trở lại bình thường.

Theo bác sĩ Dung, có khoảng 30% số ca tiểu són xảy ra sau sinh nhưng phần lớn có thể tự khỏi. Số còn lại sẽ tồn tại ở các mức độ khác nhau tùy nguyên nhân mà việc điều trị sẽ được chỉ định thích hợp. Có trường hợp phải dùng đến phẫu thuật, thuốc nhưng có những trường hợp bệnh nhân chỉ cần tập các động tác nhằm tăng cường sức cơ của cơ quan kiểm soát sự đi tiểu là đã có thể giải quyết được.

Bác sĩ Dung khuyến cáo, với những chị em mắc chứng khó kiểm soát tiểu tiện này thì ngay khi buồn tiểu, tức tức bụng nên đi tiểu luôn. Són tiểu cũng có thể là một triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu. Nếu tình trạng són tiểu vẫn không hết sau sinh, đặc biệt là sau một khoảng thời gian đã luyện tập thì hãy tìm gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

(Theo Afamily)

Trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày

Việc bé đi tiểu nhiều lần nếu là bé trai có khả năng bị hẹp bao qui đầu, còn bé gái có khả năng bị nhiễm khuẩn tiết niệu.

Chào bác sĩ! Con tôi hiện được 6 tháng rưỡi chỉ nặng 7kg, như vậy có bị suy dinh dưỡng không? Tôi vẫn cho bé bú mẹ nhưng hiện nay tôi đã cho bé uống thêm sữa ngoài và ăn dặm.

Bé rất lười uống sữa và ăn bột, có cách giúp bé ăn tốt không thưa bác sĩ? Hàng ngày bé đi tiểu rất nhiều lần khoảng 20 lần, như vậy có bình thường không?

(Nguyen Thi My Linh – mylinhnt…@yahoo.com)

tre-em

Trả lời:

Bạn không nói rõ là bé trai hay gái, nếu là bé trai phải đạt tiêu chuẩn 8,3kg, còn bé gái là 7,6 kg, tuy nhiên dù là trai hay gái thì bé cũng chưa bị suy dinh dưỡng mà là đe doạ suy dinh dưỡng.

Việc bé lười ăn có rất nhiều nguyên nhân có thể do thiếu vi chất dinh dưỡng như thiếu kẽm, sắt, canxi… có thể đang bị ốm, hoặc thức ăn chế biến không hợp khẩu vị… Bạn nên cho con đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và có hướng điều trị theo nguyên nhân.

Còn việc bé đi tiểu nhiều lần nếu là bé trai có khả năng cháu bị hẹp bao qui đầu, còn bé gái có khả năng bị nhiễm khuẩn tiết niệu cho nên cũng phải cho cháu đi khám bác sĩ mới chẩn đoán được.

(Theo Afamily)

Trẻ em dễ bị kích thích bàng quang do khói thuốc lá

Một nghiên cứu mới đây cho thấy cha mẹ hút thuốc lá có thể khiến con họ có nguy cơ cao hơn bị kích thích bàng quang.

Trẻ nhỏ độ tuổi từ 4-10 đặc biệt có nguy cơ cao bị phơi nhiễm khói thuốc thụ động.

Bàng quang bị kích thích có thể gây buồn tiểu, đi tiểu nhiều và tiểu tiện không tự chủ. Nghiên cứu này cho thấy phơi nhiễm khói thuốc thụ động làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Trẻ phơi nhiễm càng nhiều thì các triệu chứng kích thích bàng quang càng xấu hơn.

Các nhà nghiên cứu thuộc Bệnh viện Đại học Robert Wood Johnson và Đại học Rutgers đã phân tích thông tin khảo sát về 45 trẻ tuổi từ 4-17. Tất cả đều có các triệu chứng bị kích thích bàng quang. Các nhà nghiên cứu đã chia những trẻ này thành 4 nhóm dựa trên độ nặng của các triệu chứng: rất nhẹ, nhẹ, trung bình hoặc nặng.

Họ thấy rằng trẻ bị các triệu chứng trung bình hoặc nặng dễ bị phơi nhiễm với khói thuốc thụ động hơn. Trong số những trẻ này, 23% có mẹ hút thuốc lá và 50% thường xuyên phơi nhiễm khói thuốc thụ động trên xe ô-tô.

Các tác giả lưu ý rằng mặc dù nghiên cứu phát hiện ra mối liên quan giữa hút thuốc thụ động và các vấn đề về bàng quang song nó không chứng minh mối quan hệ nhân quả.

(Theo ANTD)

Giúp chị em đối phó với bàng quang yếu

Mất kiểm soát tiểu tiện hoàn toàn có thể là hậu quả thai kì hoặc là kết quả về mặt vật lý của việc tăng cân, ngực xệ hoặc có sẹo để lại do cắt tầng sinh môn.

Tuy nhiên, mang thai không phải là điều kiện duy nhất dẫn đến tình trạng này.
Tuy nhiên, mang thai không phải là điều kiện duy nhất dẫn đến tình trạng này.Mất kiểm soát chuyện đi tiểu là tình trạng dễ gặp ở phụ nữ hơn là ở đàn ông. Số chị em gặp trường hợp này cũng không phải là ít, chỉ là ở mức độ nặng nhẹ khác nhau mà thôi. Cứ bốn phụ nữ thì lại có một người gặp khó khăn trong việc kiểm soát chuyện tiểu tiện. Tuy nhiên, vì nó là chuyện tế nhị nên các chị em không sẵn sàng nói ra với bất cứ ai.

Rò rỉ nước tiểu có thể là do các cơ bắp sàn khung chậu và bàng quang bị ảnh hưởng trong quá trình mang thai, mà cơ bắp sàn xương chậu và bàng quang có nhiệm vụ ngăn chặn nước tiểu rò rỉ ra ngoài khi chưa nhận được “lệnh”. Trong quá trình mang thai, các cơ bắp này giãn ra và không còn thực hiện tốt chức năng ngăn chặn của mình nữa, đặc biệt với những phụ nữ không tập thể dục sàn khung chậu thì khả năng rò rỉ tiểu tiện càng dễ xảy ra.

Sau khi mãn kinh, thiếu estrogen làm suy yếu van thoát ra từ bàng quang và nước tiểu có thể bị rò rỉ nếu áp suất bên trong bụng tăng lên (có thể do ho hoặc hắt hơi). Sau mãn kinh, niêm mạc bàng quang có thể trở nên quá mức nhạy cảm với sự hiện diện của nước tiểu và luôn cố gắng đẩy nước tiểu ra ngoài – đó là kích thích bàng quang.

Béo phì cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Chất béo sẽ cạnh tranh không gian với bàng quang làm giảm khối lượng của bàng quang và gia tăng áp lực lên bàng quang nên rất có thể còn làm cho nước tiểu bị nhiễm trùng. Để xử lý rắc rối này có thể phải dùng đến biện pháp phẫu thuật.

Đối với bàng quang dễ bị kích thích ở tuổi mãn kinh, các bài tập quan trọng cho các sàn chậu có thể giúp kiểm soát chứng mất kiểm soát tiểu tiện ở bất cứ độ tuổi nào.

Trước tiên, tập cảm giác co thắt như thể đang cố ngăn dòng nước tiểu chảy ra, giữ trong vòng năm giây thì thả lỏng ra, thư giãn trong năm giây, sau đó làm lại một lần nữa. Tiếp theo, thắt chặt và thư giãn các cơ bắp gấp 10 lần, mỗi lần như thể bạn đang cố gắng để đưa một đối tượng vào trong âm đạo. Làm như vậy 10 lần mỗi ngày hoặc nhiều hơn, khoảng cách đều nhau trong nhiều giờ. Đây được gọi là bài tập kegel

Một khi bạn đã nắm vững kỹ thuật, bạn có thể thực hành bài tập này bất cứ nơi nào, ở bất kì tư thế nào dù nằm, đứng, xem truyền hình…

BACSI.com (Theo Xaluan)