Lưu trữ cho từ khóa: tiểu ra máu

Bài thuốc chữa bệnh tiểu ra máu

Tiểu ra máu là hiện tượng khi đi tiểu có lẫn máu tươi hay những cục máu đông trong nước tiểu.

Đông y cho rằng nguyên nhân chủ yếu do thận hư, bàng quang thấp nhiệt, viêm nhiễm đường niệu hoặc do sỏi. Khi viên sỏi di chuyển làm niệu quản hoặc niệu đạo bị tổn thương, nước tiểu có màu đỏ lẫn máu. Tiểu ra máu thường kèm theo đau buốt, bí tiểu hoặc tiểu nhiều lần. Bệnh nhân có cảm giác bế tắc khó chịu…

bai-thuoc-chua-benh-tieu-ra-mau

Sau đây là một số bài thuốc trị theo từng thể bệnh:

Tiểu ra máu do sỏi: người bệnh bí tiểu, đau buốt, nước tiểu màu đỏ hoặc sẫm màu. Đau có thể tăng lên làm người bệnh phải lấy hai tay ôm lấy bụng, người còng xuống.

Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: kim tiền thảo 20g, khổ qua 20g, râu ngô 16g, hương nhu 16g, trúc diệp 20g, cỏ xước 16g, cỏ mực 20g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống 7 – 9 ngày liền. Công dụng: thanh nhiệt trừ thấp, bài thạch.

Bài 2: mộc thông 16g, kê nội kim 16g, mã đề thảo 20g, rau dừa nước 20g, rau má 20g, trinh nữ 16g, khổ qua 16g, kim tiền thảo 20g, hoa hòe (sao vàng) 16g, đinh lăng 16g, cây và lá cối xay 16g, cỏ mực 20g, kim ngân 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: chống viêm, trừ thấp, chỉ huyết, bài thạch.

Do thận hư lâu ngày, thấp nhiệt tích tụ ở bàng quang làm chức năng thăng giáng lưu thoát bị cản trở dẫn đến nước tiểu sẫm màu, có khi lẫn máu. Người bệnh đau đớn, toàn thân mệt mỏi, chất lưỡi đỏ, mạch sác. Phép trị: thanh nhiệt chỉ huyết dưỡng âm.

Dùng 1 trong các bài thuốc:

Bài 1: sinh địa 16g, mộc thông 16g, trúc diệp 20g, lá dâu 16g, cỏ mần trầu 20g, bạch thược 12g, lá đinh lăng 16g, chi tử 12g, xa tiền 12g, mạch môn 16g, hoa hòe (sao cháy) 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: thanh nhiệt dưỡng âm chỉ huyết.

Bài 2: sinh địa 20g, hoàng cầm 12g, a giao 5g, cỏ mực 16g, thạch hộc 16g, đậu đen (sao thơm) 24g, chi tử 12g, rau má 20g, đương quy 16g, sâm hành 16g, lá dâu 20g, lá tre 20g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: thanh thấp nhiệt, dưỡng âm, chỉ huyết.

Trong khi điều trị, nên kết hợp dùng món ăn để hỗ trợ: chè bí đỏ – đậu đen: bí đỏ 250g, đậu đen 100g, đường trắng vừa đủ. Bí đỏ gọt vỏ, bỏ ruột, thái miếng. Đậu đen và bí đỏ cho vào nồi, đổ nước hầm cho chín mềm, cho đường vào quấy đều, thêm 1 – 2 lát gừng giã nhỏ là được. Ăn nguội. Công dụng: nhuận huyết, bổ âm, dưỡng thận, thanh thấp nhiệt.

Lương y Trịnh Văn

(Theo Sức khỏe & Đời sống)

Xử lý khi trẻ tiêu ra máu

Có máu trong phân là một biểu hiện của hiện tượng chảy máu đường tiêu hóa thường gặp ở bé. Có nhiều nguyên nhân khác nhau và tuổi nào cũng có thể gặp. Các mẹ cần chú ý nhé!

Một ngày, sau khi bé đi ngoài, bạn bỗng dưng hốt hoảng khi thấy trong phân của bé có máu. Tình huống này dễ khiến nhiều bậc cha mẹ mất bình tĩnh và lo lắng.

Có đúng là phân có máu?

Máu trong phân bao gồm các loại sau: phân có máu tươi, phân có màu đỏ hoặc phân có màu đen, nâu đen. Trước tiên, bạn phải bình tĩnh quan sát để nhận biết xem đây có đúng là phân có chứa máu không.

Vì sao lại thế? Đôi khi chỉ vì trước đó bạn cho bé ăn các thức ăn, đồ uống màu đỏ như: xi rô, dưa hấu, củ dền… mà hệ tiêu hóa của bé không tiêu hóa, xử lý hết thì kết quả là phân bé sẽ có màu đỏ.

Ngay cả nếu trong ngày bé đã ăn chocolate thì phân bé cũng có thể có màu đen, hoặc khi uống một số loại thuốc kháng sinh, uống bổ sung sắt cũng khiến phân có màu đỏ.


Thấy trong phân của bé có máu, cha mẹ nào chẳng hốt hoảng, lo lắng. (Ảnh minh họa).

Các cấp độ

Bước tiếp theo là xác định xem mức độ chảy máu, hay bé đi ngoài có ra nhiều máu không bởi điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của bé vì lượng máu trong cơ thể trẻ em không nhiều.

Với người lớn, khi mất một lượng máu nhỏ thì chưa ảnh hưởng gì đến tính mạng, nhưng nếu vẫn số lượng đó mà xảy ra ở trẻ em thì thật nguy hiểm. Bé có thể bị sốc do mất máu, dễ dẫn đến tử vong.

Mức độ nhẹ: Bé đi ngoài ra máu ít, máu chỉ dính ở phân, trẻ vẫn hoạt động bình thường, da bé vẫn hồng hào…

Mức độ nặng: Bé đi ngoài ra máu nhiều, liên tục, phân chỉ toàn là máu và không cầm được máu, da bé nhợt nhạt đi nhiều và nhanh chóng, bé vật vã… Lúc này cần đưa bé đến bệnh viện ngay để bác sĩ có thể cầm máu cho bé.

Ngoài ra, bạn cũng cần nắm rõ các biểu hiện cùng với đi ngoài ra máu vì điều này giúp các bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân dễ dàng hơn. Một số biểu hiện cần chú ý: sốt (vì có thể gợi ý trẻ có nhiễm khuẩn), đau bụng, nôn trớ (vì có thể liên quan đến chứng lồng ruột, xoắn ruột, thủng ruột…).

Đặc biệt, cần lưu ý xem trước đó bé có bị táo bón hay không bởi bé đi ngoài ra máu cũng có thể do bé táo bón, mỗi lần đại tiện bé rất đau vì bị nứt kẽ hậu môn.

Nguyên nhân

Ở bé dưới 2 tháng tuổi: Ở những bé sơ sinh 2, 3 ngày tuổi, việc đi ngoài ra máu thường do thiếu vitamin K khiến máu khó đông nên bé rất dễ bị xuất huyết. Ngoài ra, viêm ruột non hoại tử, xoắn ruột cũng là những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng phân có máu…

Ở bé bú mẹ
: Các bé bú mẹ mà đi ngoài ra máu thường do:

-    Tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn: salmonella, vi khuẩn lị, E. Coli…

-    Lồng ruột cấp tính: Trẻ thường đau bụng từng cơn, đại tiện ra phân có máu lẫn nhầy. Trường hợp này còn thường xảy ra ở những trẻ dưới 2 tuổi.

-    Trẻ không hợp với một số loại sữa nào đó. Nếu dùng loại sữa không hợp, trẻ có thể bị viêm đại tràng gây chảy máu.

-    Viêm loét túi thừa Meckel…

Ở bé từ 2 – 5 tuổi: Với bé từ 2 – 5 tuổi thì chứng táo bón khiến nứt kẽ hậu môn là nguyên nhân hay gặp nhất dẫn đến việc đi ngoài ra máu. Ngoài ra, phân trẻ có máu còn do: viêm ruột, lồng ruột, viêm đường mật…

Ở bé đi học: Do viêm nhiễm ở ruột. Vì ở thời điểm này, các bé tiếp xúc với môi trường lạ, lại đang ở độ tuổi hiếu động nên dễ bị nhiễm khuẩn: viêm ruột do amip, lị, viêm đại tràng chảy máu…

Xuất huyết tiêu hóa do bệnh Schonlein – Henoch do vỡ u máu… là những nguyên nhân hiếm gặp hơn dẫn đến việc đi ngoài ra máu.

“Nói không”với đi ngoài ra máu

Từ khi mang thai, người mẹ phải có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng để cơ thể bé hấp thu đầy đủ dinh dưỡng, điện giải và vitamin, phát triển khỏe mạnh. Sau khi sinh, cần tiêm ngay vitamin K để phòng chống xuất huyết ở trẻ.

Cần áp dụng cho bé chế độ dinh dưỡng nhiều chất xơ. Thêm nhiều rau xanh vào khẩu phần ăn hàng ngày của bé. Khuyến khích bé tăng cường hoạt động thể chất để kích thích hệ tiêu hóa.

Tập cho bé thói quen đi tiêu hàng ngày, tránh tình trạng bé nhịn đi cầu vì táo bón. Cần khéo léo tìm hiểu xem bé có nhịn đi tiểu ở trường không, bởi không ít trẻ nhỏ rất “ngại” đi vệ sinh ở trường do sợ cô giáo la mắng hoặc do nhà vệ sinh không sạch sẽ như ở nhà.

Nếu điều này trở thành thói quen, bé sẽ dễ mắc bệnh đường ruột dẫn đến việc đi tiêu ra máu. Hướng dẫn bé giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh khi ăn uống để tránh nhiễm các vi khuẩn đường ruột.

Hãy khuyên bé tuyệt đối không được ăn thức ăn đường phố vì đó là một trong những “con đường” đưa vi khuẩn vào bụng nhanh nhất.

(Theo Xaluan)

Rễ cỏ tranh lợi tiểu, mát gan

Rễ cỏ tranh là bộ phận dùng làm thuốc từ cây cỏ tranh. Cây cỏ tranh là loại cỏ sống lâu năm. Lá mọc thẳng đứng, phiến lá xanh. Cụm hoa hình chùy, có nhiều bông nhỏ, phủ đầy lông mềm và dài màu trắng. Quả thóc nằm trong các mày như vỏ trấu. Cây mọc hoang khắp nơi trong cả nước. Rễ cỏ tranh mặt ngoài màu trắng ngà hay vàng nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc và nhiều đốt mang các lá vẩy và rễ con. Khi làm thuốc, đào lấy thân rễ, cắt bỏ phần trên cổ rễ, rửa sạch đất cát, tuốt bỏ sạch bẹ, lá và rễ con, thái nhỏ.

Trong Đông y thuốc từ rễ cỏ tranh có tên gọi là mao căn. Tùy mục đích chữa bệnh, mao căn được bào chế và có tên gọi khác nhau, cụ thể: Bạch mao căn: (rửa sạch, tẩm nước cho hơi mềm rồi cắt thành đoạn, phơi khô, sàng bỏ chất vụn) mao căn thán: Lấy những đoạn bạch mao căn, cho vào nồi sao tới màu nâu đen, phơi khô; Sinh mao căn: rễ cỏ tranh tươi rửa sạch, thái nhỏ.

Rễ cỏ tranh có vị ngọt tính hàn, đi vào các kinh tâm, phế, tỳ, vị và bàng quang. Có công năng lương huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt, tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, thanh phế vị nhiệt. Chủ trị các chứng như chảy máu cam, tiểu ra máu, bí tiểu, hỗ trợ điều trị viêm thận cấp…

Cỏ tranh.

Bài thuốc chữa bệnh có sử dụng mao căn

Lợi tiểu: Bạch mao căn 30g, râu ngô 40g, xa tiền tử 25g, hoa cúc 5g, tất cả trộn đều, mỗi lần lấy 50g hãm với 0,75ml nước sôi và uống trong ngày. Dùng trong 10 ngày.

Hoặc: Sinh mao căn 50g, lá sen cạn 15g, râu ngô 10g, rau má 10g, rau diếp cá 8g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần trong ngày. Dùng trong 3-5 ngày.

Hỗ trợ điều trị viêm thận cấp: Bạch mao căn 200g, nước 500ml, sắc nhỏ lửa còn lại 100 – 150ml, chia 2 – 3 lần uống, ngày 1 thang. Dùng liên tục trong 1 tháng.

Hoặc: Sinh mao căn, mã đề, kim ngân hoa, cam thảo nam, kim anh tử, đậu đen, hoàng đằng, kinh giới, cỏ mần trầu, mỗi vị 10g. Đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát, uống trong ngày sau bữa ăn. Dùng trong 15 ngày.

Hỗ trợ điều trị tiểu ra máu do nhiễm trùng đường tiết niệu: Mao căn thán, gừng (đã sao cháy). Sắc với 400ml nước còn 100ml, uống trong ngày và khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng trong 7-10 ngày.

Bạch mao căn.

Mát gan:

Sinh mao căn (cạo sạch vỏ) 150g, bạch anh tươi 50g, thịt lợn nạc (thái lát mỏng) 150g, gia vị vừa đủ. Các vị thuốc trên cho vào nồi đun nhừ, nêm gia vị vừa đủ, Ngày ăn 1 lần. Mỗi liệu trình điều trị 10-15 ngày.

Hoặc: Sinh mao căn 200g, sắc với 700ml nước, đun to lửa cho sôi sau đó đun nhỏ lửa 7-10 phút, lọc lấy nước uống thay chè, uống trong ngày. Mỗi liệu trình điều trị 10-15 ngày.

Ngoài là vị thuốc lợi tiểu, mát gan… mao căn còn chữa chảy máu cam, hen suyễn…

Chữa chảy máu cam: Bạch mao căn 36g, chi tử 18g. Sắc với 400ml nước còn 100ml, uống nóng sau ăn hoặc trước khi ngủ. Hoặc: Sinh mao căn 80g, sắc nước uống hàng ngày, uống khi nguội sau bữa ăn. Dùng trong 7-10 ngày.

Chữa hen suyễn: Sinh mao căn 20g. Sắc uống hàng ngày, uống khi thuốc còn ấm, sau bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 8 ngày.

Lưu ý: Người hư hỏa, phụ nữ mang thai không nên dùng.

Theo suckhoedoisong

Rau dừa nước trị viêm đường tiết niệu

Rau dừa nước vị thuốc gọi Du long thái, loại rau lâu nay được hái ngọn lá non làm rau ăn mát bổ và trị chứng tiểu buốt tiểu rắt, tiểu ra máu (viêm đường tiết niệu). Rau có tên khoa học: Jussiaea repens L.

Theo y học cổ truyền rau dừa nước có vị ngọt nhạt, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc lợi tiểu, tiêu thũng. Thường dùng trị phù thũng, tiểu đục, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, ho khan, nóng sốt, lên ban sởi, mụn nhọt, áp xe... dùng dưới dạng cây tươi hoặc phơi khô.

Rau dừa nước.

Một số món ăn, vị thuốc từ rau dừa nước như:

- Chữa tiểu buốt rắt, tiểu ra máu (chứng trọc lâm): dừa nước tươi 200g sắc nước uống ngày vài lần.

- Chữa tiểu ra dưỡng chấp (viêm cầu thận): rau dừa nước, mã đề mỗi vị 50-100g sắc uống.

- Chữa phụ nữ có khí hư màu vàng (do tỳ thận thấp nhiệt): rau dừa nước, rau mã đề, mỗi thứ 100g, lá trinh nữ hoàng cung 2 lá sắc uống ngày 3 lần, một đợt 5-7 ngày.

- Chữa ho khan (do phế nhiệt): rau dừa nước 100g, rau má tươi 100g, gừng 3 lát sắc uống.

- Chữa bệnh trẻ em đầu sài lở: cây tươi giã, vắt nước cốt trộn với dầu mè đắp ngoài.

- Chữa sỏi tiết niệu: Rau dừa nước, rau ngò om (rau ngổ), mỗi thứ 100g sắc nước uống ngày 3 lần, uống nhiều ngày.

- Chữa sốt lên ban sởi: Rau dừa nước, rau kinh giới, rau ngò rí (rau mùi) tươi mỗi vị 40-60g sắc, gừng tươi 3 lát sắc uống ngày vài lần.

- Rau dừa nước dân gian còn dùng chữa tăng huyết áp, kèm chân phù tiểu ít, mụn nhọt bằng cách sắc uống, chữa áp xe, viêm tuyến vú, tuyến mang tai, bệnh zona, chàm, rắn cắn bằng cách cây tươi rửa sạch giã nhuyễn vắt nước uống trong, bã đắp ngoài.

Không nên dùng cho người già thận khí hư ,tiểu nhiều, tiểu không tự chủ.

Lương y Minh Phúc

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Nang thận

Tôi 28 tuổi, nữ, đã lập gia đình, chưa có con. Gần đây tôi đi siêu âm bác sĩ cho biết thận trái và phải có nhiều nang và sỏi. Xin hỏi nang thận là gì và cách giải quyết trường hợp của tôi như thế nào? Tôi rất lo lắng vì dự kiến có thai vào hai tháng nữa. Xin cảm ơn.

Cẩm Hà

- Trả lòi của Phòng mạch Online:

Thận được cấu tạo bởi khoảng 1 triệu đơn vị thận được gọi  là néphrone. Mỗi néphrone đều có nhiệm vụ lọc, tái hấp thu và bài tiết nước tiểu vào một hồ chứa chung là bể thận.

Từ bể thận nước tiểu sẽ chảy theo niệu quản xuống bàng quang để khi bạn buồn đi tiểu, nước tiểu được bài xuất ra ngoài. Nếu một đơn vị thận bị viêm, bị sỏi, bị xơ làm bít lại thì nước tiểu bị ứ hình thành một cái bọc chứa nước. Nước không được đưa ra ngoài sẽ tái hấp thu lại nhưng phần cặn lưu trữ tạo ra những thứ gọi là 'nang thận'.

Có ba loại nang thận: nang đơn độc, chỉ có một ống bị bít tắc, bạn cứ chung sống vui vẻ với nó. Thận đa nang thường do di truyền, cần được theo dõi mỗi 6 tháng siêu âm một lần. Nếu chúng gây đau, nhiễm trùng thì các nhà niệu khoa phải chọc hút. Nang lớn hơn 6cm thì phải mổ vì nó sẽ đè ép các đơn vị thận bên cạnh khiến chúng không làm việc được.

Riêng trường hợp của bạn có thể do sỏi thận hình thành trước làm tắc rồi gây ra nang thận. Thường sỏi thận khi làm việc nặng sẽ gây đau lưng, có người viên sỏi lay lắc sẽ gây cơn đau quặn thận. Có thể trong gia đình (cha mẹ) bạn có người bị tiểu đường hoặc mỡ trong máu cao gây rối loạn chuyển hóa chung. Cũng có thể chế độ ăn của bạn giàu canxi (uống sữa, ăn cá kho nhừ xương, uống nhiều nước suối)... tạo cơ hội lắng đọng thành sỏi. Có khi chỉ vì bạn không chịu uống đủ nước nên không đủ nước hòa tan chất cặn. Nếu thiếu nước, các chất như canxi, oxalat, axit uric không được hòa tan hoàn toàn dẫn đến sự hình thành các tinh thể.

Nước tiểu chứa các chất hóa học như xitrat, manhê, pyrôphôtphat có tác dụng chống lại quá trình tạo tinh thể. Nếu hàm lượng những chất này trong nước tiểu thấp sẽ tạo điều kiện cho sỏi hình thành. Trong những chất này, xitrat đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình chống tạo tinh thể.

Thận có các loại sỏi:

Bốn dạng sỏi hay gặp là: sỏi canxi, sỏi axit uric, sỏi struvite và sỏi cystine.

(1) Sỏi canxi: khoảng 85% thành phần của loại sỏi này là canxi. Canxi kết hợp với các chất thải khác hình thành sỏi. Canxi có thể phối hợp với oxalat để trở thành sỏi canxioxalat hay kết hợp với photphat trở thành sỏi canxiphotphat. Chúng ta ăn uống nhiều canxi hoặc rối loạn hormon cận giáp sẽ làm rối loạn chuyển hóa canxi, photpho, chúng bị thải ra nước tiểu tạo thành sỏi.

Sỏi acid uric: thường gặp ở những đàn ông hay nhậu, uống rượu, ăn thịt màu đỏ, hải sản nhiều.

Sỏi struvite: do đường tiết niệu bị viêm nhiễm, vi khuẩn làm rối loạn cân bằng trong nước tiểu tạo cơ hội cho các chất cặn lắng đọng. Phụ nữ hay bị loại sỏi này do sau khi lập gia đình bị viêm bàng quang nhiều lần, vi khuẩn chạy ngược dòng lên thận gây rối loạn ở bể thận và tạo thành sỏi. Sỏi loại này thường lởm chởm, sắc cạnh, có khi phát triển nhanh, choán bể thận

Sỏi cystin: cystin là một axit amin khó hòa tan. Do di truyền nên một số người có hàm lượng cystin trong nước tiểu cao dẫn đến hiện hình thành sỏi. Loại sỏi này khó điều trị và cần thời gian điều trị dài.

Bạn 28 tuổi và đang muốn sinh con thì cứ theo kế hoạch. Có điều không nên uống sữa mà nên bù canxi bằng cách ăn nhiều rau xanh. Nên uống nhiều nước. Vì bạn không cho biết viên sỏi to bao nhiêu, có gây đau lưng hay đi tiểu ra máu chưa nên rất khó đưa ra lời khuyên cụ thể hơn.

Mong nhận được nhiều thông tin nữa từ bạn. Chúc may mắn.

Theo Tuổi Trẻ

Một số bài thuốc chữa tiểu rắt, tiểu buốt

Hương nhu có thể chữa tiểu buốt.

Những người bị tiểu rắt, tiểu buốt có hiện tượng tiểu ra máu có thể lấy chi tử (sao đen), huyết dụ, lá tre, hoa hòe (sao vàng), rau má mỗi thứ 16 g; đậu đen 20 g, sinh địa 10 g sắc uống ngày 1 thang.

Sau đây là một số bài thuốc khác:

- Thổ linh, kim ngân, mã đề, thương nhĩ mỗi thứ 20 g, sắc uống ngày 1 thang.

- Kim tiền thảo, vỏ bí ngô, đinh lăng, rau diếp mỗi thứ 20 g; trạch tả 16 g, sắc uống ngày 1 thang.

- Nếu nước tiểu đục như nước vo gạo: Kim tiền thảo, đinh lăng, thổ linh, cẩu tích, rễ cỏ tranh, huyền sâm mỗi thứ 16 g; thủy long 30 g, thục địa 20 g, sắc uống ngày 1 thang.

- Nếu nước tiểu đỏ, có hiện tượng nóng rát: Sa tiền, đinh lăng, lá tre, rau má, thổ linh, chi tử mỗi thứ 16 g; thủy long, hương nhu trắng mỗi thứ 20 g, sắc uống ngày 1 thang. Thường xuyên cho bệnh nhân ăn cháo đỗ đen.

Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần chú ý:

- Kiêng rượu, thuốc lá, thuốc lào.

- Chăm lo vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài.

- Kiêng sinh hoạt tình dục.

Lương y Trịnh Văn Sỹ, Nông Nghiệp Việt Nam

Ăn sao nếu tuyến tiền liệt phì đại?

Dù viêm hay phì đại tiền liệt tuyến, cả hai đều không đồng nghĩa với ung thư, nhưng cả hai đều là nhân tố thuận lợi cho sự hình thành của ung bướu ác tính.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Những hiểu biết cơ bản

Khi còn trẻ thì chàng nào cũng cần tuyến tiền liệt để châm nhớt hỗ trợ cho chức năng sản xuất của... tinh hoàn. Nhưng vừa bước qua ngưỡng cửa của độ tuổi 50 thì nhiều ông bắt đầu mè nheo vì tiểu són, tiểu rát, tiểu không ra... do tiền liệt tuyến bỗng nhiên phình bụng tăng thể tích.

Quan điểm đổ tội cho tiền liệt tuyến càng bất công hơn nữa vì nhiều gia chủ không hề biết là tuyến này trước đó đã nhiều năm đưa đầu chịu trận trước đủ loại độc chất, nội sinh cũng như ngoại lai. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy tuyến tiền liệt trên thực tế là nơi tích luỹ các chất oxy-hoá. Tuổi đời càng cao, tuyến tiền liệt càng quá tải với chất phế thải. Bằng chứng là tiền liệt tuyến bắt đầu viêm tấy từ tuổi 25 tuổi, phì đại nhiều hơn từ tuổi 45, và ung thư xuất hiện khi qua tuổi ngũ tuần. Chính vì thế mà nam giới từ tuổi trung niên cần mạnh dạn gõ cửa thầy thuốc khi vừa phát hiện triệu chứng rối loạn tiểu tiện hay dấu hiệu tiểu ra máu hoặc có máu trong tinh dịch.

Tuy phì đại tiền liệt tuyến không là bệnh nan y nhờ có nhiều loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, đặc biệt là nhóm thuốc chẹn alpha, nhưng nếu chỉ trông mong vào thuốc như biện pháp chữa cháy thì là một quan điểm sai lầm. Trái lại, như đã phân tích, viêm hay phì đại tiền liệt tuyến là điều hầu như bất khả kháng trước tình trạng môi trường ngày càng ô nhiễm nặng nề. Vấn đề chỉ là làm sao để tuyến tiền liệt đến lúc nào đó phải viêm cứ viêm, có phì đại thì đành chịu phì đại, nhưng đừng biến thể ác tính.

Thay vì phải dùng đến hoá chất tổng hợp, liệu có cách nào ứng dụng hoạt chất sinh học, chẳng hạn với thực phẩm? Không quá khó để tìm ra đáp án khi kết quả thống kê ở Hoa Kỳ và Trung Quốc cho thấy số người có vấn đề với tiền liệt tuyến ở Mỹ cao gấp 26 lần số bệnh nhân ở Trung Quốc! Như thế, căn bệnh này phải có mối liên quan nào đó với nếp sinh hoạt, hay nói chính xác hơn, với chế độ dinh dưỡng thường ngày.

Thức ăn nên dùng

Tất cả món ăn từ đậu nành và đậu xanh để nhờ hoạt chất thực vật có tác dụng tương tự nội tiết tố, như Isoflavone và Lignane, để ức chế phản ứng viêm tấy trong tuyến tiền liệt.

Tất cả các loại cải, đặc biệt là bắp cải, để mượn chất kháng oxy-hoá trong lá cải làm phương tiện giải độc cho tiền liệt tuyến.

Giá sống, để giảm thiểu nguy cơ biến thể ác tính thông qua hoạt chất kháng ung thư như daifzein, genistein...

Cà chua để mượn lycopin trong vỏ trái cà làm lá chắn chống ung thư.

Các loại cá biển dồi dào dầu béo 3-Omega như cá saba, cá hồi, cá mòi làm phương tiện trung hoà hoạt tính của các chất gây viêm. Với người không thích ăn cá thì mè đen là giải pháp thay thế nhờ cũng chứa nhiều 3-Omega.

Thực phẩm nên tránh

Mỡ động vật cũng như các món ăn béo bở như patê gan, sốt mayonnaise, bơ, món ăn chiên mỡ nổi vì đó là những yếu tố tăng cường hoạt tính của men 5-alpha reductase, nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm tấy của tuyến tiền liệt.

Chất đạm động vật nếu lượng quá cao trong mỗi lần thu nhập. Theo nhiều nhà nghiên cứu, nam giới từ tuổi 50 không nên có hơn 100g thịt trong mỗi bữa ăn nếu muốn phòng ngừa ung thư tiền liệt tuyến.

Theo BS Lương Lễ Hoàng

Sài Gòn tiếp thị

Lạc chữa loét dạ dày, hạ huyết áp

Màng bọc ngoài (vỏ lụa) của nhân lạc có tác dụng cầm máu tốt. Trong vỏ cứng của củ lạc có chất luteolin có tác dụng hạ huyết áp, hạ mỡ máu.

Lạc, còn được gọi là đậu phộng hay đậu phụng, là một loài cây thực phẩm thuộc họ Đậu có nguồn gốc tại Trung và Nam Mỹ. Nó là loài cây thân thảo hàng năm tăng có thể cao từ 3-50 cm. Lá mọc đối, kép hình lông chim với bốn lá chét, kích thước lá chét dài 1-7 cm và rộng 1-3 cm. Hoa màu vàng có điểm gân đỏ, cuống hoa dài 2-4 cm. Sau khi thụ phấn, quả phát triển thành một dạng quả đậu dài 3-7 cm, chứa 1-4 hạt, và quả (củ) thường dấu xuống đất để phát triển.

Nhân lạc có các chất protein, chất dầu béo, amino acid: lecithin, purin, alkaloid, calcium, phosphore, sắt. Chất lysin trong hạt lạc có tác dụng phòng ngừa lão suy sớm và giúp phát triển trí tuệ của trẻ em. Acid glutamic và acid aspartic thúc đẩy sự phát triển tế bào não và tăng cường trí nhớ, ngoài ra chất catechin trong lạc cũng có tác dụng chống lão suy.

Vitamin E, cephalin và lecithin có trong dầu lạc có thể phân giải cholesterol trong gan thành bile acid và tăng cường sự bài tiết chúng, giúp làm giảm cholesterol trong máu, phòng ngừa bệnh xơ cứng động mạch và bệnh ở mạch vành tim, thúc đẩy tế bào não phát triển; ngăn ngừa sự lão hóa của da, làm đẹp và khỏe da.

Theo nghiên cứu, các chất trong hạt lạc có tác dụng phòng ngừa lão hoá phòng ngừa bệnh xơ cứng động mạch và bệnh ở mạch vành tim, thúc đẩy tế bào não phát triển, giúp phát triển trí tuệ của trẻ em, làm giảm cholesterol trong máu. Màng bọc ngoài (vỏ lụa) của nhân lạc có tác dụng cầm máu tốt. Trong vỏ cứng của củ lạc có chất luteolin có tác dụng hạ huyết áp, hạ mỡ máu.

Theo Đông y, nhân lạc có tính bình, vị ngọt béo, có tác dụng nhuận phế, trừ đàm, chỉ huyết, chủ yếu dùng chữa ho, thiếu máu, thiếu tiểu cầu, ít sữa, viêm dạ dày mạn tính,…

Một số món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ lạc:

1. Thiếu máu do huyết hư:

- Hạt lạc cả vỏ lụa 15g nấu với nước, chia làm 2 lần, ăn trong ngày. ăn liên tục 1 tháng sẽ có kết quả tốt.

- Bổ khí huyết, tăng tiết sữa (do khí huyết kém): Hạt lạc cả vỏ lụa 50g, nấm hương 20g, 1 cái chân giò nhỏ, thái miếng lấy phần nhiều thịt nạc, ít mỡ, hầm nhừ, cách ngày ăn một lần. ăn khoảng 7-10 lần

2. Chữa đau họng, khản tiếng: 100g lạc nhân cả vỏ lụa nấu cho nước vào nấu chín, thêm gia vị, ăn ngày 1 lần. ăn liên tục 10-15 ngày.

3. Hen suyễn: Lạc nhân cả vỏ lụa 15g, lá dâu15g, đường phèn 15g, sắc kỹ, chia làm 2-3 lần ăn trong ngày, khi ăn có thể ăn cả lá dâu hoặc bỏ lá dâu. Dùng 1 tháng.

4. Loét dạ dày và hành tá tràng: Lạc nhân 100g, nấu lẫn với thịt lợn hoặc trứng gà để ăn. Mỗi buổi sáng sau khi đánh răng, rửa mặt, ăn 2 thìa lạc đã nấu, nửa giờ sau bắt đầu ăn sáng, dùng liên tục như vậy 1-2 tuần là thấy rõ kết quả.

5. Tăng huyết áp: Vỏ cứng củ lạc, mỗi lần 00g, sắc uống thường xuyên có tác dụng hạ huyết áp.

6. Đi tiểu ra máu do vận động nhiều:

- Lạc nhân, hạt sen (bỏ vỏ cứng và tâm sen) mỗi thứ 30g; Nấu sôi xong cho lửa nhỏ hầm thật nhừ, sau đó 1 thìa đường vào đun tiếp, một lúc sau đem ăn, 2 ngày ăn 1 lần.

- Màng mỏng bọc ngoài nhân lạc khoảng nửa chén con, đem rang khô, nghiền vụn, hòa nước uống ngày 1-2 lần.

theo giadinh.net

Ayurin :Thuốc chữa bệnh viêm tiền liệt tuyến-u sơ tuyến tiền liệt-viêm thận-sỏi thận

Ayurin :Thuốc chữa bệnh viêm tiền liệt tuyến-u sơ tuyến tiền liệt-viêm thận-sỏi thận

             

Là một bệnh thuộc nam khoa

Viêm tiền liệt tuyến ,u sơ tuyến tiền liệt là bệnh rất thường gặp ở tuổi nam giới, có phân ra cấp và mạn tính. Viêm tuyến tiền liệt cấp có triệu chứng tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đau, kèm theo sốt, thuộc chứng Nhiệt lâm. Viêm tuyến tiền liệt mạn biểu hiện chủ yếu là cảm giác khó chịu vùng bụng dưới, vùng hội âm, tinh hoàn, đau vùng dưới thắt lưng, tiểu nhiều lần, niệu đục trắng, thuộc phạm trù chứng tinh trọc, lao lâm.

Trên lâm sàng gặp nhiều chứng mạn tính.

Nguyên Nhân

Theo YHHĐ thì viêm tuyến tiền liệt thường là thứ phát của các chứng viêm niệu đạo, viêm tinh nang, viêm mào tinh hoàn hoặc viêm các vùng lân cận trực tràng. Vi khuẩn gây bệnh thường là các loại tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn đại trường và trực khuẩn loại bạch hầu. Những yếu tố dẫn đến bệnh thường là cơ thể cảm lạnh, rượu chè quá mức, chấn thương vùng hội âm, phòng dục quá độ v v…

Theo YHCT, viêm tuyến tiền liệt cấp là do cảm nhiễm độc tà, thấp nriệt hạ chú gây kinh lạc tắc, khí huyết ứ trệ, bàng quang khí hóa rối loạn. Viêm tuyến tiền liệt mạn là do phòng dục quá độ làn tổn thương tinh khí gây nên thận khí suy yếu, thấp nhiệt tà xâm lấn, hoặc do ngày thường rượu chè quá mức làm cho Tỳ Vị bị tổn thương, thấp nhiệt sinh ra ở bên trong, dồn xuống dưới khiến cho kinh lạc bị trở, khí huyết ứ trệ gây nên

Triệu Chứng Lâm Sàng

+ Viêm Tuyến Tiền Liệt Cấp: Phát bệnh cấp, đột nhiên xuất hiện tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đau, bệnh nặng thì tiểu có máu, sau tiểu có nhỏ giọt, kèm theo các triệu

chứng như sốt sợ lạnh, đau đầu và thân mình. Bệnh nhân có cảm giác vùng hội âm đầy tức đau trụy xuyên vùng cùng cụt, dương vật và phía trong đùi. Khám đường hậu môn phát hiện tuyến tiền liệt sưng to đầy, ấn đau. Nước tiểu có nhiều hồng cầu, bạch cầu, dịch tuyến tiền liệt có mủ (tế bào mủ).

+ Viêm Tuyến Tiền Liệt Mạn Tính: Triệu chứng đa dang, thường có các biểu hiện sau :

. Tiểu không thông lợi, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đau, tiểu xong nhỏ giọt, cảm giác còn muốn tiểu, niệu đạo ngứa, chảy chất dịch trắng đục, có lúc tiểu ra máu hoặc lẫn tinh dịch (hiện tượng bao tinh viêm).

. Đau âm ỉ vùng hội âm, trực tràng xuyên vùng cùng cụt, bên trong đùi và bụng dưới.

. Giảm tình dục, di tinh, tảo tinh, tiết tinh, liệt dương.

. Tinh thần suy nhược, mất ngủ, váng đầu, chóng mặt, mệt mỏi, u uất...

Kiểm tra trực tràng phát hiện tuyến tiền liệt to cứng, mặt trơn hoặc có cục cứng, to nhỏ không bình thường, ấn đau, có thể nhỏ do xơ cứng. Kiểm tra dịch tuyến tiền liệt có nhiều bạch cầu.

U xơ tiền liệt tuyến (còn được gọi tắt là BPH theo tiếng Anh) hay Phì đại lành tính tuyến tiền liệt là một sự tăng kích thước của tuyến tiền liệt ở nam giới trung niên và cao niên. Trong u xơ tiền liệt tuyến, tuyến tiền liệt tăng kích thước và ép vào niệu đạo và bàng quanq, gây khó khăn cho tiểu tiện. Nó gây nên triệu chứng tiểu ngập ngừng, tiểu nhiều lần, tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu và tiểu khó

bệnh có liên quan đến những rối loạn về nội tiết tố sinh dục

Chẩn Đoán Phân Biệt

1. Viêm đường tiểu: kiểm tra nước tiểu bằng kính hiển vi và trực tràng để phân biệt.

2. Lao Tuyến Tiền Liệt: triệu chứng lâm sàng không rõ rệt, sờ tuyến tiền liệt thường có cục, có triệu chứng tiểu ra máu từng đợt và có tiền sử bệnh lao.

3. Ung Thư Tuyến Tiền Liệt: khám dịch tuyến tiền liệt phát hiện tế bào ung thư hoặc sinh thiết phân biệt.

Điều trị : có thể điều trị bằng thuốc ức chế thụ thể alpha-adrenergicCó một số báo cáo cho thấy, vị thuốc dược thảo cọ lùn Nam Mỹ có tác dụng làm giảm các triệu chứng bệnh này. Nghiên cứu của Wilt và cộng sự, 2002, cho thấy tác dụng của thuốc này tương đương finasteride. Giáo sư Đỗ Tất Lợi cũng gợi ý một vị thuốc nam từ cây trinh nữ hoàng cung có tác dụng chữa bệnh .Phép chữa u xơ TLT chủ yếu là bổ tỳ, thận. Tùy theo chứng, có thể gia thêm các vị thuốc để giải khí uất, hành khí hoạt huyết, lợi tiểu hoặc tiêu u xơ..Bệnh được phát hiện càng sớm thì điều trị càng có cơ hội hiệu quả hơn.

,

Dùng ayurin nhập khẩu từ ấn độ

Ayurin : viêm tiền liệt tuyến-u sơ tuyến tiền liệt-viêm thận-sỏi thận

AyuRin  được tổng hợp từ nhiều loại thảo dược có công dụng chính giúp Giúp giảm rối loạn đường tiết niệu.chống viêm lợi tiểu,  .chống sỏi thận, chông viêm thân sỏi fhân ,viêm đương tiêt liêu ,viêm tuyên tiên liêt , u sơ tiền liệt tuyến

Thành phần bao gồm các loại dược thảo sau:  

•  Cao Bạch Tật Lê: kháng khuẩn, chống stress, giảm đau, chống co thắt, chống sỏi thận, làm mát, dịu chứng viêm.

•  Bergenia Ligulata Extract: kháng khuẩn, giảm đau, chống viêm, chống sỏi thận, lợi tiểu.  

•  Cao Bún: kháng khuẩn, chống viêm, giảm lượng nước tiểu còn dư, kích thích giảm đau, giảm sốt và chống nôn.  

•  Dolichos Biflorus: chống sỏi thận, lợi tiểu, dịu chứng viêm, giảm đau.  

•  Sâm Đất: chống viêm, lợi tiểu, giảm sốt, ích thận tư âm, thanh tiết tướng hỏa.  

•  Hương Bài: chống co thắt, lợi tiểu, lọc máu, giảm sốt, chống viêm.  

•  Khoai Ca: chống viêm, giảm đau, lợi tiểu, hạ sốt, thuốc bổ.  

•  Cao Rễ  Ké Đồng Tiền: Kháng khuẩn, chống nấm, lợi tiểu, hạ sốt, làm mát, dịu chứng viêm.  

•  Hemidesmus Indicus: Kháng khuẩn, chống viêm, lợi tiểu, dịu chứng viêm, lọc máu.  

•  Asparagus Racemosus: Lợi tiểu, làm mát, dịu chứng viêm, giảm đau. hoạt huyết khứ ứ, sơ can thông lạc.  

•  Tiêu thất: Lợi tiểu, chống sỏi thận, chống viêm.

Hướng dẫn sử dụng và bảo quản: Người lớn mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 viên.Bảo quản ở nơi khô mát dưới 250C, xa tầm tay trẻ em.

Thời hạn sử dụng: 02 năm kể từ ngày sản xuất, thời hạn sử dụng được ghi ở cạnh nhỏ bề mặt phía dưới của hộp nhãn, phía tay phải của sản phẩm bán lẻ.

Chất liệu bao bì và quy cách bao gói: Chất liệu bao bì: vỉ nhôm, hộp giấy, màng mỏng PE. Quy cách đóng gói: 10 viên/vỉ; 6vỉ/hộp. Khối lượng tịnh viên 400mg/viên.

Giấy chứng nhận: K-AYURVEDA AYURIN  được Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm cấp giấy Chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm số: 1531/2008/YT-CNTC, ngày 12/03/2008.

•  Trung tâm Tư vân và phân phối sản phẩm

•  Bệnh viên đa khoa Sông Thương -Ts Thienquang:  ĐT :0972690610

•  Nhà phân phối :Công ty Phú Hải : DT 02403856218                                                                          

•  Web: http://thuocchuabenh.net -  Emall : [email protected]

•  Trung tâm Tư vân và phân phối sản phẩm Tại TP Hà Nội :

•  Chi nhánh số 1:Phòng khám chuyên khoa -Thạc sỹ ,bác sỹ Nguyễn Huy Cường

•  Địa chỉ :Số nhà 01-Ngõ 133 - Phố Thái Hà - Đống Đa – HN

•  Chi nhánh số 2 :Nhà thuốc 167 - Phố Bạch Mai - Đống Đa - HN

Lạc – Thức ăn, vị thuốc quý trong mùa đông

Lạc - Thức ăn, vị thuốc quý trong mùa đông

Không phải ngẫu nhiên mà lạc được người Trung Quốc đặt cho những cái tên thật đẹp như hoa sinh, quả trường sinh, đường nhân đậu... Các bộ phận của lạc dùng làm thuốc rất quý là cây, lá, củ, nhân và màng bọc ngoài của nhân, dầu lạc... có những tác dụng như dưỡng huyết, bổ tỳ, nhuận phế, hóa đàm và chữa được một số căn bệnh như thai phụ bị phù, loét dạ dày và hành tá tràng...

Thành phần dược lý

Nhân lạc có các chất protein, chất dầu béo, amino acid: lecithin, purin, alkaloid, calcium, phosphore, sắt. Chất lysin trong hạt lạc có tác dụng phòng ngừa lão suy sớm và giúp phát triển trí tuệ của trẻ em. Acid glutamic và acid aspartic thúc đẩy sự phát triển tế bào não và tăng cường trí nhớ, ngoài ra chất catechin trong lạc cũng có tác dụng chống lão suy. Vitamin E, cephalin và lecithin có trong dầu lạc có thể phân giải cholesterol trong gan thành bile acid và tăng cường sự bài tiết chúng, giúp làm giảm cholesterol trong máu, phòng ngừa bệnh xơ cứng động mạch và bệnh ở mạch vành tim, thúc đẩy tế bào não phát triển; ngăn ngừa sự lão hóa của da, làm đẹp và khỏe da. Màng bọc ngoài của nhân lạc có tác dụng chống sự hòa tan của fibrin, thúc đẩy công năng tạo tiểu cầu của tủy xương, rút ngắn thời gian chảy máu, do đó có tác dụng cầm máu tốt. Trong vỏ cứng của củ lạc có chất luteolin có tác dụng hạ huyết áp, chất beta - stosterol có tác dụng hạ mỡ máu.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Một số bài thuốc chữa bệnh

Ho đờm nhiều: Nhân lạc 30g, nấu chín nhừ cho vào trong 30g mật ong, ngày ăn 2 lần.

Ho lâu ngày không khỏi: Nhân lạc, táo tàu, mật ong, mỗi thứ 30g sắc lấy nước, ngày uống 2 lần.

Ho lâu ngày, khí đoản, đờm ít: Nhân lạc 15g, hạnh nhân ngọt 15g, giã nát, mỗi lần làm 10g, thêm mật ong lượng vừa phải, hòa với nước sôi ăn.

Viêm khí quản mạn tính: Dùng vào buổi sáng và tối, mỗi lần ăn 30g lạc.

Tiếng nói khàn: Nhân lạc (để cả màng mỏng ngoài nhân) 60-100g, nấu ăn. Ngày ăn một lần, hoặc cho mật ong lượng vừa phải vào ăn cùng càng tốt.

Tăng huyết áp:

- Nhân lạc để cả màng mỏng ngoài nhân, ngâm trong giấm, bịt kín miệng lọ, ăn sau khi ngâm 1 tuần, mỗi lần ăn 10 hạt, ngày ăn 2 lần.

- Vỏ cứng củ lạc, mỗi lần 125g, nấu lấy nước uống hoặc nấu vỏ lạc nghiền vụn, lấy nước uống mỗi lần 10g, ngày uống 3 lần.

- Lá lạc, thân cây lạc non, mỗi thứ 30g, sắc lấy nước uống, ngày 1 thang.

Bạch cầu giảm:

- Màng mỏng bọc nhân lạc 10g, táo tàu 10 quả, nấu ăn.

- Nhân lạc, ý dĩ nhân (hạt bo bo), đậu đỏ loại nhỏ hạt, táo tàu, mỗi thứ 30g, nấu ăn, ngày 1 thang.

Thiếu máu

- Nhân lạc 100g, táo tàu, đường đỏ, mỗi thứ 50g; nấu nhừ lên ăn, ngày 1 thang.

- Nhân lạc, đậu đỏ, đậu xanh, mỗi thứ 30g; đường đỏ, đường trắng, đường phèn, mỗi thứ 10g; nấu nhừ ăn, mỗi ngày 1 thang.

- Nhân lạc, hạt sen (bỏ vỏ và tâm sen), mỗi thứ 30g; cẩu khởi 15g, táo tàu 9 quả, đường đỏ lượng vừa phải, cho 300ml nước vào nấu cách thủy cho nhừ, ngày ăn 1-2 lần.

Loét dạ dày và hành tá tràng:

Đi tiểu ra máu do vận động nhiều:

- Lạc nhân, hạt sen (bỏ vỏ cứng và tâm sen) mỗi thứ 30g; Nấu sôi xong cho lửa nhỏ hầm thật nhừ, sau đó 1 thìa đường vào đun tiếp, một lúc sau đem ăn, 2 ngày ăn 1 lần.

- Màng mỏng bọc ngoài nhân lạc khoảng nửa chén con, đem rang khô, nghiền vụn, hòa nước uống ngày 1-2 lần.

Di tinh: Màng mỏng bọc ngoài nhân lạc 6g, nấu lấy nước uống, ngày 2 lần.

Đau khớp: Rễ cây lạc 60g, nấu với ít thịt lợn nạc thật nhừ để ăn.

Viêm mũi: Lạc nhân 30g, nấu chín, cho thêm ít đường phèn ăn hết trong ngày, ăn liền trong 2 tuần như vậy là một liệu trình.

Chú ý:

- Những người có thể hàn thấp đình trệ và tiêu chảy kiêng ăn lạc.

- Nếu ăn nhiều lạc rang quá sẽ dễ bị động hỏa (người cồn cào khó chịu, dễ cáu giận).

- Tuyệt đối không ăn lạc đã bị nấm mốc.

(Nguồn Sức khỏe & Đời sống)