Lưu trữ cho từ khóa: tiểu ít

Dấu hiệu cảnh báo suy tim sớm

Bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, hẹp, hở van tim và rất nhiều các bệnh tim mạch khác mặc dù nguyên nhân gây bệnh không giống nhau nhưng hầu hết đều chung điểm dừng chân cuối cùng là suy tim. Suy tim khó chữa khỏi, song việc phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm sẽ giúp làm chậm tiến trình phát triển của bệnh. Hãy lắng nghe các dấu hiệu cảnh báo từ cơ thể để giúp bạn chẩn đoán sớm, chính xác và điều trị kịp thời.

1. Đau thắt ngực

Đau ngực thường xảy ra sau một hoạt động gắng sức (chạy bộ, leo cầu thang, làm việc nặng). Vị trí đau ở vùng ngực trái trước tim, có thể là cảm giác khó chịu, hoặc cảm giác bị đè ép sau xương ức lan đến cổ, hàm, vai trái, cánh tay trái. Đau ngực thường bắt đầu từ từ, kéo dài vài giây đến vài phút. Tần suất cơn đau cũng không ổn định, có thể vài tuần, vài tháng một lần, nếu nặng hơn là vài lần trong một ngày.

Nguyên nhân là do khi động mạch vành (ĐMV) bị co thắt có thể gây tổn thương lớp tế bào nội mạc, dẫn đến lắng đọng cholesterol và tạo thành các mảng xơ vữa hoặc một cục huyết khối nhỏ có thể hình thành và cư trú bên trong ĐMV làm tắc nghẽn dòng máu chảy tới nuôi cơ tim.

(Ảnh do nhãn hàng Ích Tâm Khang cung cấp)

2. Khó thở

Khó thở là triệu chứng hay gặp nhất của suy tim, thường xảy ra khi gắng sức, thậm chí khi nằm hoặc tư thế đầu thấp. Người bệnh có cảm giác như hụt hơi, hồi hộp, thở gấp, tức thở. Suy tim càng nặng người bệnh càng khó thở nhiều, có người chỉ bước lên vài bậc thềm, hoặc tự tắm giặt kỳ cọ cũng khó thở. Cuối cùng, người bệnh khó thở cả khi ngồi nghỉ.

Khi tim bị suy yếu không hút được máu từ phổi về, phổi bị ứ huyết, mất tính đàn hồi và trở nên cứng, các cơ thở phải mất nhiều công sức mới làm phổi giãn ra để không khí lọt vào được. Vì vậy gây nên tình trạng khó thở ở người bệnh.

3. Mệt mỏi

Nếu đột nhiên bạn cảm thấy kiệt sức sau một hoạt động nào đấy, mà hoạt động đó trước đây bạn thực hiện rất dễ dàng, hoặc cảm giác mệt mỏi gây khó khăn cho bạn ngay cả khi thực hiện những việc đơn giản như: leo cầu thang, xách giỏ đi chợ hay thậm chí khi đi bộ. Đó là những dấu hiệu cảnh báo trái tim của bạn đang bị suy yếu.

Do tim bị suy yếu, hoạt động bơm hút máu bị hạn chế dẫn đến tim không bơm đủ máu đáp ứng cho nhu cầu của cơ thể. Thiếu máu, người bệnh luôn có cảm giác mệt mỏi và khó khăn trong mọi hoạt động.

4. Ho

Tình trạng ho kéo dài dai dẳng không rõ nguyên nhân có thể là một trong những triệu chứng của suy tim. Ho trong suy tim là ho khan, khó khạc đờm. Tình trạng ho kéo dài làm người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, có khi khàn tiếng. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh bị ho khi nằm, ngả lưng là ho và bắt buộc phải ngồi dậy mới dễ chịu. Tim suy yếu không hút được máu từ phổi, gây nên ứ máu tại phổi và dẫn đến tình trạng ho. Nhiều bệnh nhân dễ nhầm với các bệnh về phổi như viêm phổi, viêm phế quản.

5. Phù

Khi mới bắt đầu, người bệnh chỉ thấy hai mí mắt nặng khi ngủ dậy, mặt hơi phù như mọng nước; buổi chiều thấy phù nhẹ hai bàn chân, giày dép đi buổi sáng vừa, buổi chiều thấy chật. Lấy ngón tay ấn lên mắt cá chân, khi nhấc ngón tay thấy da vẫn lõm. Ở mức nặng hơn, phù làm bụng trướng, khó tiêu, nặng nề. Mặt to ra như béo lên, tuy nhiên, phù do suy tim không giữ nước nhiều như người bệnh thận.

Khi lưu lượng máu qua tim bị chậm lại, máu trở về tim qua các tĩnh mạch bị ứ đọng lại làm các mao mạch căng lên và gây thoát dịch qua thành mao mạch vào các vùng lân cận, gây nên phù. Mặt khác, do thận lọc kém, nước tiểu ít đi, nước tích lại trong người cũng gây phù.

Như vậy, không nên chủ quan khi gặp các dấu hiệu: khó thở, mệt mỏi, ho, phù, đau thắt ngực,…nhất là khi bạn đang mắc một trong số các bệnh về tim mạch. Ngay khi phát hiện có một trong các dấu hiệu trên, hãy đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa để phát hiện và điều trị kịp thời trước khi trái tim bị suy yếu.

TPCN Ích Tâm Khang – có nguồn gốc từ thiên nhiên, với nhiều thành phần có lợi cho tim, giúp:

-  Làm giảm các triệu chứng của suy tim: mệt mỏi, khó thở, ho, phù, xanh xao, hồi hộp

-   Cải thiện tuần hoàn mạch vành, giúp giảm đau thắt ngực.

-   Phòng ngừa suy tim ở những người có nguy cơ cao (bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh mạch vành, bệnh van tim…)

Thông tin tư vấn sản phẩm: 04.3775.9865 – 08.3977.8085

(website: dongtay.net.vn)

(Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh)

 

Nghi án những nốt dị ứng trên da có thể gây suy thận

Trông đơn giản mà lại nguy hiểm đến vậy sao?

Em năm nay 16 tuổi. Nửa tháng trước em bị thủy đậu, mẹ có mua cho em 1 chai thuốc có chứa povidone iod về để bôi với liều lượng 3 lần/ngày. Thế nhưng em sử dụng được gần 1 tuần thì mặt bỗng sưng phù lên. Vì quá lo sợ nên em lập tức lên mạng để tìm kiếm thông tin và nhận ra là mình đã lạm dụng thuốc. Từ đó, em đã ngưng dùng thuốc luôn và mặt em cũng hết sưng. Nhưng nó lại bắt đầu nổi mẩn đỏ, ngứa, bong tróc rất rát, nhất là vào ban đêm khoảng từ 23h đến 2h sáng. Ngoài ra, em còn thấy mình bị ra mồ hôi nhiều hơn bình thường, phải uống nước nhiều nhưng đi tiểu ít và hay mắc tiểu. Đó có phải là triệu chứng của bệnh suy thận không ạ? (koolb…@yahoo.com)


Trả lời:

Chào em,

Theo những gì em mô tả trong thư thì bác sĩ Mèo nghĩ nhiều khả năng là em đã bị dị ứng povidone iod. Nguyên nhân do sử dụng quá liều loại thuốc này khiến cho thận phải làm việc quá sức để bài tiết, dẫn đến tình trạng rối loạn tiểu tiện.

Povidine là một loại thuốc được dùng để sát trùng trước khi phẫu thuật hay tiêm, truyền. Ngoài ra, nó còn được chỉ định để chữa trị một số bệnh ngoài da có liên quan đến sơ nhiễm hay bội nhiễm.

Povidon iod là phức hợp của iod với polyvinylpyrrolidon (povidon), dễ tan trong nước và trong cồn. Dung dịch chứa 0,85 - 1,2% iod có pH 3,0 - 5,5 nên có tác dụng mạnh, có thể thấm nhanh qua da, đặc biệt là khi được dùng nhiều lần ở vùng da rộng và mỏng. Vì vậy, chế phẩm này có thể gây kích ứng tại chỗ khi sử dụng quá liều hoặc không pha loãng dung dịch theo tỉ lệ thích hợp trước khi bôi lên da. Cụ thể là nó có thể gây nhiễm acid chuyển hóa, tăng natri huyết và tổn thương chức năng thận. Không những thế, nó còn gây dị ứng, viêm da, thậm chí xuất huyết tại một số vùng da tiếp xúc với thuốc.

Tình trạng của em hiện nay đã khá nặng do đã lạm dụng thuốc trong một thời gian quá dài. Do vậy, bác sĩ Mèo khuyên em tốt nhất nên nhanh chóng đến bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa uy tín để được khám và tư vấn bệnh trực tiếp, tránh kéo dài để bệnh nặng thêm.

Ngoài ra, hiện nay làn da của em đang bị tổn thương và có những triệu chứng tiêu cực nên em càng cần chú ý những điều sau:

- Tuyệt đối không được tự ý sử dụng bất kỳ loại mỹ phẩm hay dược phẩm bôi ngoài da nào khi chưa có chỉ định của các bác sĩ.

- Chăm chỉ bổ sung nhiều rau xanh và uống nhiều nước để giúp cơ thể bài tiết hết độc tố trong máu.
- Tránh xa các thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò - gà, trứng, đồ hộp, các thực phẩm lên men như mắm, tương…

- Giữ gìn vệ sinh làn da, tránh rửa mặt bằng nước nóng và rửa mặt quá nhiều lần trong ngày.

Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!

Meo.vn (Theo Kenh14)

Chế độ ăn uống trong bệnh thận

Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với người bị bệnh thận. Họ cần hiểu biết và thực hiện đúng chế độ ăn phù hợp với từng loại bệnh thận thì vấn đề điều trị thuốc mới đạt hiệu quả tốt nhất. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một số chế độ ăn uống thường áp dụng trong chuyên khoa thận.


1. Trong bệnh viêm cầu thận cấp


Những thực phẩm nên dùng:

- Chất bột đường: Có nguồn gốc từ các loại đường, mật ong, khoai sọ, khoai lang, miến dong, bột

sắn dây.

- Chất béo: Nên sử dụng 30-35g/ngày.

- Chất đạm: Giảm đạm, số lượng tùy thuộc vào cân nặng. Nên sử dụng đạm có nguồn gốc từ

động vật như thịt nạc, cá, sữa, trứng.

- Các loại rau quả: Trong giai đoạn vô niệu thì không được ăn rau quả. Nếu tiểu được nhiều thì

ăn rau quả như bình thường.

Những thực phẩm không nên dùng hoặc hạn chế:

- Chất bột đường: Không nên sử dụng loại ngũ cốc nhiều đạm như gạo, mì. Chỉ nên ăn dưới

150g/ngày.

- Chất béo: Không nên sử dụng các loại có nguồn gốc động vật.

- Chất đạm: Không nên sử dụng nhiều các chất đạm có nguồn gốc thực vật.

- Các loại rau quả: Theo dõi lượng nước tiểu để sử dụng số lượng rau quả hợp lý. Nếu vô niệu

hoặc thiểu niệu thì không ăn rau quả.

Số lượng thực phẩm nên dùng trong một ngày:

- Gạo tẻ: 100-150g.

- Khoai sọ, khoai lang: 200-300g.

- Thịt nạc hoặc cá: 50-100g.

- Trứng vịt, gà: 1 quả, tuần ăn 2-3 lần.

- Dầu ăn: 20-30g.

- Rau: 200-300g.

- Quả: 200-300.

- Nước: bằng số lượng nước tiểu hàng ngày cộng thêm 300-500ml.

Nếu ăn số lượng như trên thì giá trị dinh dưỡng của khẩu phần ăn sẽ là:

- Năng lượng: 1.600-1.700kcal.

- Ðạm có nguồn gốc động vật: 20-25g.

- Ðạm có nguồn gốc thực vật: 10-15g.

- Tổng số đạm: 30-40g.

- Chất béo động vật: 7-10g.

- Chất béo thực vật: 20-30g.

- Tổng số chất béo: 30-40g.

Chú ý trong giai đoạn phù phải ăn nhạt hoàn toàn, hết phù có thể ăn hai thìa cà phê nước mắm

mỗi ngày.

2. Trong bệnh viêm cầu thận có hội chứng thận hư, chưa suy thận:


Những thực phẩm nên dùng:

- Chất bột đường: Các loại gạo, mì, khoai sắn đều được.

- Chất béo: Chỉ nên sử dụng 20-25g/ngày, 2/3 là dầu thực vật.

- Chất đạm: Ăn thịt nạc, cá, sữa, trứng, đậu đỗ; Lượng đạm 1,5-2g/kg/ngày. Nên sử dụng sữa bột tách bơ để tăng cường đạm và calci.

- Các loại rau quả: Ăn rau quả như bình thường. Nếu tiểu ít thì cần hạn chế.

Những thực phẩm không nên dùng hoặc hạn chế:

- Chất bột đường: Không phải kiêng.

- Chất béo: Không nên sử dụng các loại có nguồn gốc động vật. Giảm số lượng.

- Chất đạm: Không nên sử dụng các phủ tạng động vật như tim, óc, thận. Hạn chế trứng, chỉ ăn

1-2 quả/tuần.

- Các loại rau quả: Nếu vô niệu hoặc thiểu niệu thì không ăn rau quả.

Số lượng thực phẩm nên dùng trong một ngày:

- Gạo tẻ: 300-350g.

- Thịt nạc hoặc cá: 200g hoặc 300g đậu phụ.

- Dầu ăn: 10-15g.

- Rau: 300-400g.

- Quả: 200-300g.

- Muối: 2g.

Nếu ăn số lượng như trên thì giá trị dinh dưỡng của khẩu phần sẽ là:

- Năng lượng: 1.800-2.000kcal.

- Ðạm có nguồn gốc động vật: 20-25g.

- Ðạm có nguồn gốc thực vật: 30-35g.

- Tổng số đạm: 50-60g.

- Chất béo động vật: 7-10g.

- Chất béo thực vật: 15-20g.

- Tổng số chất béo: 20-25g.

Chú ý trong giai đoạn phù phải ăn nhạt hoàn toàn, hết phù có thể ăn hai thìa cà phê nước mắm

mỗi ngày.

3. Trong suy thận:


Những thực phẩm nên dùng:

- Chất bột đường: Các loại đường, mật ong, khoai sọ, khoai lang, miến dong, bột sắn dây.

- Chất béo: Dầu, mỡ, bơ. Nên sử dụng 35-40g/ngày, 2/3 là thực vật.

- Chất đạm: Giảm đạm; Thịt nạc, cá 50g/ngày; Sữa 100-200ml/ngày; Trứng gà, vịt: 2-3 quả/tuần.

- Các loại rau quả: Ăn loại ít đạm, nên dùng loại ngọt, hàm lượng kali thấp.

Những thực phẩm không nên dùng hoặc hạn chế:

- Chất bột đường: Hạn chế gạo, mì. Chỉ nên ăn dưới 150g/ngày.

- Chất béo: Ăn ít mỡ, tránh các loại phủ tạng động vật.

- Chất đạm: Không nên ăn đậu, đỗ, lạc, vừng.

- Các loại rau quả: Tránh các loại có vị chua: Rau ngót, mồng tơi, đay.

Số lượng thực phẩm nên dùng trong một ngày:

- Gạo tẻ: 50-100g.

- Khoai sọ, khoai lang: 200-300g.

- Miến dong: 100-120g.

- Bột sắn, bột đao: 20g.

- Ðường kính: 30-50g.

- Sữa tươi: 100-200ml.

- Thịt nạc hoặc cá: 50g.

- Trứng vịt, gà 1 quả, tuần ăn: 2-3 lần.

- Dầu ăn: 20-30g.

- Rau: 200-300g.

- Quả chín: 200-300g.

Nếu ăn số lượng như trên thì giá trị dinh dưỡng của khẩu phần ăn sẽ là:

- Năng lượng: 1.600-1.700kcal.

- Ðạm có nguồn gốc động vật: 16-18g.

- Ðạm có nguồn gốc thực vật: 11-13g.

- Tổng số đạm: 27-29g.

- Chất béo động vật: 10-12g.

- Chất béo thực vật: 30-32g.

- Tổng số chất béo: 40-45g.

Chú ý ăn nhạt hoàn toàn, hết phù có thể ăn 2 thìa cà phê nước mắm mỗi ngày.

Thạc sĩ NGUYỄN VĨNH HƯNG (Khoa Thận - BV. Bạch Mai, Hà Nội)

Meo.vn (Theo ykhoa)

Tại sao sốt không đáng sợ với trẻ?

Trẻ sốt không phải là điều gì đáng sợ.
Đừng cuống lên tìm cách hạ sốt khi trẻ bị ốm, hãy thả lỏng và để cơn sốt làm nhiệm vụ của nó, một nghiên cứu mới vừa cho biết.

Đa số các ông bố bà mẹ sẽ hoảng lên nếu sờ thấy trán con ấm bất thường. Và lẽ tự nhiên là họ sẽ căng thẳng tìm mọi cách để dập cơn sốt của bé.

Nhưng theo báo cáo mới đây của Viện Nhi khoa Mỹ, hạ sốt ngay lập tức bằng ibuprofen hoặc acetaminophen không phải là cách tốt nhất.

Lý do: Cơn sốt là cơ chế sinh lý có hiệu quả trong việc chống lại sự nhiễm trùng, vì thế việc hạ sốt có thể lại cản trở quá trình lành bệnh.

Cũng theo báo cáo này, ngay cả khi trẻ bị sốt nhẹ, nhiều bậc phụ huynh đã muốn cho bé dùng thuốc, bởi họ chỉ muốn kim nhiệt kế ở mức bình thường. Thực tế là, không có bằng chứng cho thấy sốt sẽ làm bệnh tình của bé nặng lên, hoặc gây các biến chứng thần kinh dai dẳng.

“Vì thế, mục tiêu cơ bản nhất khi trẻ sốt là làm cho thể trạng bé thật thoải mái, thay vì nhăm nhăm làm mát”, báo cáo cho biết.

“Chẳng hạn, nếu em bé một tuổi của bạn bị giật giật tai, trông khó ở và thân nhiệt là 39,5 độ C, bạn sẽ muốn cho bé uống thuốc ngay để bé cảm thấy dễ chịu. Nếu thân nhiệt mới hạ xuống 38,3 độ C nhưng bé đã dễ chịu, thế là ổn. Đừng lo lắng về việc phải hạ nhiệt độ của bé xuống 37 độ C”.

“Sau cùng, sốt là bạn của chúng ta”, tiến sĩ Sullivan nói. “Thông thường, đó là phản ứng tích cực. Nó làm giảm khả năng phân chia của virus và vi khuẩn trong cơ thể, và kích thích cơ thể sản xuất ra nhiều bạch cầu – vũ khí chống lại nhiễm trùng”.

Dưới đây là những lời khuyên cụ thể của tiến sĩ Sullivan khi trẻ ốm, trên rodale.com:

- Đừng chỉ tập trung vào hiện tượng sốt. Ngay cả khi trẻ không sốt hoặc quấy khóc dễ nhận thấy, thì bé có chơi đùa không? Bé vẫn đang chạy nhảy hay ngủ lịm? Bé có khó thở không? Bé có đau không? Da có ửng đỏ không? Tất cả những đặc điểm này đều là dấu hiệu bé bị ốm, cần điều trị.

- Cảnh giác với sự mất nước: Thân nhiệt tăng cao sẽ thúc đẩy sự mất nước, và bản thân chuyện này đã là một vấn đề. Hãy xem miệng bé có khô không, có đi tiểu ít hơn bình thường không. Nếu bé ói mửa, cần bổ sung nước bù điện giải. Nếu bé không ói, có thể cho bé uống loại nước nào mà bé thích, như nước trắng, nước hoa quả.

- Nếu bé bị một loại bệnh mãn tính, thì sốt lúc đó sẽ nguy hiểm hơn nhiều. Chẳng hạn, với trẻ bị bệnh tim mạch, sốt có thể khiến tim làm việc khó nhọc hơn. Khi đó, cần phải xin ý kiến bác sĩ ngay.

- Để ý đến những điều nhỏ nhất. Một bé sơ sinh dưới 3 tháng tuổi khi tăng cao quá 38 độ C cần phải gặp bác sĩ ngay. Ở tuổi này, các bé quá nhỏ để uống thuốc, và thân nhiệt có thể là dấu hiệu của một bệnh nặng hơn.

- Cho bé uống thuốc với liều chính xác. Một phần lớn các ông bố bà mẹ cho trẻ uống thuốc quá liều hoặc không đủ liều, thường là do họ dùng dụng cụ đo không chính xác.

- Để trẻ ngủ. Đừng đánh thức trẻ dậy để cho uống thuốc. Nếu bé ngủ được, nghĩa là bé thấy thoải mái. Bé sẽ cần nghỉ ngơi hơn.

ST

Nước ép bắp cải chữa loét dạ dày và ung thư

Đối với bệnh loét dạ dày tá tràng, nước ép bắp cải giúp chóng làm lành vết loét, thành sẹo. Cách dùng: Mỗi sáng sớm và trước khi đi ngủ uống nửa cốc nước bắp cải ép.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Bắp cải có nhiều muối khoáng, nhất là canxi, photpho, kali, sắt. Lượng vitamin C trong bắp cải chỉ thua cà chua, nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt và 3,6 lần so với khoai tây, hành tây. Trong loại rau này, vitamin C kết hợp sẵn với vitamin P thành phức hợp PC. Vitamin C được vitamin P bảo vệ khỏi bị ôxy hóa nên có giá trị sinh học cao hơn thuốc vitamin C.

Theo Đông y, cải bắp vị ngọt tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt huyết, cầm máu, lợi tiểu, làm mát phổi, thanh nhiệt, trừ đàm thấp, giải độc, sinh tân dịch, chống khát, mát dạ dày, bổ tỳ vị. Người táo bón, tiểu ít không ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.

Cải bắp được dùng làm thuốc chữa bệnh từ thời thượng cổ ở châu Âu. Người ta đã gọi nó là 'thuốc của người nghèo'. Sau đây là một số tác dụng chữa bệnh từ bắp cải:

Chữa dạ dày: Từ thập niên 40, các thầy thuốc Mỹ đã công nhận tác dụng chữa loét dạ dày của bắp cải và sau đó được kiểm chứng trên thực nghiệm. Kết quả cho thấy phần lớn người bị loét dạ dày hành tá tràng đã uống 1/2 lít nước bắp cải mỗi ngày trong 3 tuần.

Qua nội soi, các chuyên gia Ấn Độ đã chứng minh được sự hình thành một lớp màng nhày có 2 chức năng vừa che chở, vừa tái tạo niêm mạc dạ dày dưới tác dụng của bắp cải. Ngoài ra, họ đã xác định được một hoạt chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Hoạt chất này chỉ có trong bắp cải tươi; hàm lượng cao khi còn tươi xanh và thu hái vào mùa xuân hay mùa hè, hầu như mất tác dụng vào mùa đông...

Theo kinh nghiệm dân gian, tác dụng nước ép bắp cải sẽ được gia tăng gấp bội nếu dùng hòa chung với nước ép rau cần tây.

Phòng chống ung thư: Một số công trình nghiên cứu của Viện đại học New York cho thấy, tập quán ăn bắp cải thường xuyên giúp ít bị ung thư đường tiêu hóa. Tất cả các loại cải đều có tác dụng phòng chống ung thư, nhưng rõ rệt nhất được xác định là bắp cải. Nếu ăn mỗi tuần, nguy cơ ung thư ruột giảm 70%, ăn 2 tuần/lần thì giảm 40%.

Viện đại học Minnesota đã chiết xuất được từ bắp cải nhóm hoạt chất indol, giúp giảm tỷ lệ ung thư vú ở động vật thực nghiệm.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

 

Món ăn bài thuốc dùng cho người bệnh đường hô hấp

Thời tiết chuyển từ mùa đông sang xuân là khoảng thời gian các bệnh lý đường hô hấp rất dễ phát sinh. Người bệnh thường bị ho kéo dài ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt. Khi bị ho, người ta thường chỉ chú ý vào việc dùng thuốc mà ít lưu tâm đến vấn đề ăn uống, đặc biệt là việc sử dụng các thực phẩm và món ăn có giá trị hỗ trợ phòng và chữa bệnh. Y học cổ truyền đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm về vấn đề này. Xin được giới thiệu một số món ăn - bài thuốc chữa ho để bạn đọc tham khảo.

Cháo bách hợp, hạnh nhân: Bách hợp tươi 50g, hạnh nhân 10g, gạo thơm 50g. Gạo thơm vo sạch cho nước nấu cháo, cháo sắp được cho bách hợp, hạnh nhân bỏ vỏ vào, cháo nấu loãng cho đường gia giảm. Công hiệu: Nhuận phế khỏi ho. Dùng cho các chứng bệnh ho phổi khô, viêm khí quản... Ngày ăn hai lần.
Cháo hoa bách hợp.

Cháo sơn dược (củ mài), hạnh nhân: Sơn dược 100g, hạnh nhân 200g, kê 100g, một ít bơ. Sơn dược nấu chín, kê sao qua, hạnh nhân sao chín bỏ vỏ, cắt nhỏ. Mỗi lần lấy 10g hạnh nhân bột, sơn dược, kê vừa đủ hoà với nước sôi để nguội, cho một ít bơ là được. Dùng cho chứng bệnh tỳ hư thể nhược, phế hư, ho lâu... Ngày ăn một lần.

Cháo hoàng tinh (củ dong): Hoàng tinh 30g, gạo thơm 100g, đường trắng vừa đủ. Hoàng tinh rửa sạch, cho nước nấu bỏ bã lọc lấy nước trong. Cho gạo thơm vo sạch vào, thêm nước nấu cháo loãng. Cháo chín cho đường vừa đủ. Công hiệu: Bổ tỳ vị, nhuận tâm phế, bổ trung ích khí. Dùng cho các chứng tỳ vị hư nhược, cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém, phế hư, ho khan, hoặc ho khan không đờm, lao phổi ho máu... Ngày một bát chia ăn vài lần, 3-5 ngày một liệu trình.

Cháo nước mía: Nước mía 100-150g, gạo thơm 50g. Gạo thơm vo sạch, cho vào nồi 300ml nước nấu cháo loãng, sau đó cho nước mía vào, đun nhỏ lửa cho đến khi được cháo. Công hiệu: Thanh nhiệt, bồi bổ sức khoẻ, nhuận táo khỏi ho... Dùng cho các chứng ho hư nhiệt, phiền nhiệt, miệng khát, chứng nôn, đi ngoài táo bón. Ăn ngày hai lần.

Cháo quả la hán: Quả la hán 50g, thịt lợn nạc xay nhỏ 50g, muối dầu ăn vừa đủ, gạo thơm 100g. Quả la hán cắt miếng nhỏ, cho gạo thơm đãi sạch vào nồi, cho một lít nước vào đun sôi, cho thịt lợn, quả la hán vào, cháo chín cho muối, dầu ăn vào là được. Công hiệu: Thanh phế tiêu đờm, tiêu thử giải khát, lợi hầu nhuận tràng. Dùng cho các chứng ho đờm hoả, ho bách nhật, táo bón, viêm họng mạn tính, viêm khí quản... Ngày 1 bát, chia vài lần.

Cháo hoa bạch lan: Hoa bạch lan 4 bông, táo đỏ 50g, mật ong 50g, đường trắng 50g, gạo nếp 100g. Nụ hoa bạch lan hái vào sáng sớm, táo đỏ bỏ vỏ thái sợi, cho gạo nếp đãi sạch vào nồi, thêm một lít nước, đầu tiên đun sôi, sau đun nhỏ lửa, nấu thành cháo, cho táo đỏ, hoa bạch lan, đường trắng, và mật ong vào đun qua là được. Công hiệu: Hết đờm, khỏi ho, lợi niệu, hành khí đục. Dùng cho các chứng ho có đờm, tiểu ít mà đỏ, sơn lam trướng khí. Ngày 1 bát, chia ăn vài lần.
Cháo lạc nhân táo đỏ.

Cháo nho: Nho khô 50g, đường trắng 50g, gạo nếp 100g. Gạo nếp đãi sạch, cho vào nồi cùng với một lít nước và nho khô, ban đầu đun lửa to cho sôi, sau đun nhỏ lửa nấu đến khi được cháo, cho đường trắng vào là được. Công hiệu: Ích khí huyết, mạnh gân cốt, trừ phiền khát, lợi tiểu tiện. Dùng cho các chứng khí huyết hư nhược, phế hư, tim loạn nhịp, mồ hôi trộm, phong thấp đau mỏi, đái dắt, phù thũng... Ngày 1 bát, chia ăn vài lần.

Cháo mật ong, tùng tử nhân: Tùng tử nhân 30g, mật ong vừa đủ, gạo nếp 50g. Tùng tử nhân nghiền nát cho cùng gạo nếp đãi sạch vào nồi, nước 400ml, ban đầu đun lửa to cho sôi, sau nấu nhỏ lửa, cháo chín cho mật ong vào là được. Công hiệu: Dùng cho chứng bệnh phổi khô, ho khan, không đờm hoặc ít đờm, da khô và táo bón do tuổi già, hậu sản, cơ thể yếu, khô họng. Ngày một bát chia hai lần ăn nóng. Người tỳ vị hư nhược, đi ngoài phân lỏng và người đàm thấp, nhiều đờm, dạ dày căng trướng, nôn mửa, không thích ăn....nói chung không nên dùng.

Cháo gạo nếp: Gạo nếp 50g. Gạo nếp đãi sạch cho vào nồi, nước 0,5 lít, ban đầu đun to lửa cho sôi, sau đun nhỏ lửa nấu cháo loãng. Công hiệu: Bổ phổi, thanh nhiệt, khỏi ho. Dùng cho chứng bệnh ho, ít đờm, thân nhiệt cao, mồ hôi trộm do phế hư biểu nhiệt... Ngày 1 bát ăn nóng. Người tỳ vị hư hàn và trẻ em không nên ăn nhiều.

Cháo lạc nhân, táo đỏ: Lạc nhân 50g, táo đỏ 50g, đường phèn vừa đủ, gạo nếp 100g. Lạc nhân để cả vỏ đỏ giã nát, táo đỏ rửa sạch bỏ vỏ, cho cùng gạo nếp đãi sạch vào nồi đất, nước 800ml, ban đầu đun lửa to cho sôi, sau đun nhỏ lửa cho đến khi được cháo, cho đường phèn vào đến khi tan hết là được. Công hiệu: Kiện tỳ khai vị, nhuận phế trừ đờm, thanh lợi hầu. Dùng cho chứng ho đờm suyễn, tỳ vị bất hoà, suy dinh dưỡng. Ngày một bát, chia hai lần sáng, tối.

BS. Lê Thu Hương
(suckhoe-doisong)

Cách chữa phù

Thủy thũng trong y học hiện đại là triệu chứng của nhiều bệnh, bao gồm phù do thận, do tim, do gan, phù do dinh dưỡng, phù chức năng, phù do rối loạn nội tiết... Tùy theo từng thể phù mà có cách chữa khác nhau.

* Phù mí mắt, tứ chi và toàn thân, phát bệnh nhanh, sợ lạnh, phát sốt, khớp chi mỏi đau, tiểu tiện bất lợi... vị thuốc thường dùng: ma hoàng, hạnh nhân, phòng phong, phù bình, bạch truật, phục linh, trạch tả, sa tiền tử, thạch cao, tang bạch bì, hoàng cầm.

 

* Phù mí mắt, dần phù đến toàn thân, đái ít sắc đỏ, người phát  mụn nhọt, thậm chí lở loét nhiễm trùng có mủ, sợ gió phát sốt, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác hoặc hoạt sác... vị thuốc thường dùng: ma hoàng, hạnh nhân, tang bạch bì, xích tiểu đậu, ngân hoa, dã cúc hoa, bồ công anh, tử hoa địa đinh, tử bối thiên quý.

* Phù toàn thân, phù rõ 2 chi dưới, ấn không lõm, tiểu tiện ngắn ít, tứ chi nặng nề, ngực ngột ngạt khó thở, ăn kém, mệt mỏi nhiều, rêu lưỡi trắng bẩn, mạch trầm hoãn, khởi bệnh tương đối chậm, quá trình bị bệnh kéo dài... vị thuốc thường dùng: tang bạch bì, trần bì, đại phúc bì, phục linh bì, sinh khương bì, thương truật, hậu phác, trần bì, thảo quả, quế chi, bạch truật, phục linh, trư linh, trạch tả.

 

* Phù toàn thân, bì phù căng phồng sáng bóng, ngực bụng đầy trướng khó chịu, phiền nhiệt miệng khát, tiểu tiện ngắn đỏ, hoặc đại tiện khô kết, lưỡi đỏ, rêu vàng bẩn, mạch trầm sác hoặc nhu sác... vị thuốc thường dùng: khương hoạt, tần giao, phòng phong, đại phúc bì, phục linh bì, sinh khương bì, trư linh, bạch linh, trạch tả, mộc thông, tiêu mục, xích tiểu đậu, hoàng bá, thương lục, binh lang, sinh đại hoàng.

 

* Phù toàn thân lâu ngày, phù nửa người dưới nặng, ấn lõm không dễ hồi phục, bụng đầy trướng khó chịu, ăn kém đại tiện lỏng, sắc mặt không sáng, tinh thần mệt mỏi không có sức, tứ chi mỏi mệt, tiểu tiện ngắn ít, chất lưỡi đạm, rêu lưỡi trắng bẩn hoặc trắng hoạt, mạch trầm hoãn hoặc trầm nhược... vị thuốc thường dùng: can khương, phụ tử, thảo quả nhân, quế chi, bạch quả, phục linh, chích cam thảo, sinh khương, đại táo, phục linh, trạch tả, sa tiền tử, mộc qua, mộc hương, hậu phác, đại phúc bì.

 

* Phù tái phát thời gian ngắn dài không cố định, phù mặt phù thân, phù nửa người dưới nặng, ấn lõm khó lên, nước tiểu ít hoặc ngược lại là nhiều, lưng lạnh đau mỏi, tứ chi lạnh, sợ lạnh người mệt mỏi, sắc mặt trắng bệch, nặng thì ngột ngạt khó thở trong ngực, khó nằm, bụng to trướng đầy, chất lưỡi đạm bệu, rêu trắng, mạch trầm tế trì vô lực... vị thuốc thường dùng: phụ tử, nhục quế, ba kích nhục, tiên linh tỳ, bạch truật, phục linh, trạch tả, sa tiền tử, ngưu tất.

TS Lê Thị Thanh Nhạn (Trưởng khoa Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Tuệ Tĩnh)

Bí quyết đơn giản dành cho các mẹ nhiều sữa sau sinh

Mẹ hãy chú ý tới chế độ nghỉ ngơi, ăn uống và chú ý một số quy tắc nhỏ. Mẹ sẽ hoàn toàn đủ sữa cho con sau sinh!

Quan tâm tới chế độ ăn uống từ khi mang thai

Khi mang thai 6 tháng đầu, ngoài chế độ ăn như bình thường các mẹ cần ăn thêm một chén cơm và thức ăn mỗi ngày. Vào 3 tháng cuối của thai kỳ và nuôi con bằng sữa mẹ, mỗi ngày mẹ nên ăn thêm 2 chén cơm và đầy đủ thức ăn. Ngoài ra nên ăn bổ sung thêm chất đạm, vitamin, chất khoáng và yếu tố vi lượng.

Sau khi sinh điều quan trọng nhất là mẹ luôn phải ăn những đồ nóng sốt: cơm nóng, canh nóng… Chế độ ăn một ngày tốt nhất là sáng ăn xôi, trưa ăn cơm, tối ăn cơm. Ngoài ra mẹ ăn 3 bữa phụ bằng cháo đu đủ xanh nấu móng giò (hoặc chân dê, chân chó), thông thảo, ý dĩ. Uống thêm sữa hàng ngày. Mẹ cũng nên uống nhiều nước và nước phải ấm.

Điều quan trọng là tâm trạng các mẹ phải luôn thoải mái, vui vẻ, ngủ đủ và sâu giấc, nghỉ ngơi hoàn toàn trong thời gian đầu mới sinh. Nhiều mẹ thấy con quấy khóc, chưa có kinh nghiệm sinh con dễ stress sau khi sinh. Điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến lượng sữa ít hay nhiều. Lúc này hãy nghĩ con là trên hết và bỏ qua tất cả mọi chuyện khác để nghỉ ngơi.

Cho con bú thường xuyên

Ăn uống đầy đủ là quan trọng nhưng nếu các mẹ không cho con bú thường xuyên thì cũng không kích thích tạo sữa được.

Để có sữa cho trẻ bú, ngay từ lúc sinh, bà mẹ nên cho trẻ bú càng sớm càng tốt trong vòng vài giờ đầu sau khi sinh, có thể lúc này sữa mẹ rất ít, chỉ chừng vài ml, nhưng trong những ngày đầu chỉ chừng đó sữa đã đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ. Đồng thời tác động mút vú sớm của trẻ sơ sinh ngay sau khi sinh sẽ giúp cho sự tạo sữa bắt đầu.

Một điều quan trọng mà các mẹ cần nhớ là tất cả các mẹ đều có khả năng có đủ sữa cho con bú, ngay cả khi mẹ sinh đôi. Kích thước của bầu vú to nhỏ là do mô mỡ và các tổ chức khác tạo nên, dù thế nào thì số lượng mô tuyến sữa cũng như nhau nên đều có thể tạo ra nhiều sữa.

Trong trường hợp mẹ có cảm giác là mình không đủ sữa do trẻ quấy khóc hoặc không có cảm giác xuống sữa thì cũng đừng quá lo lắng. Mẹ hãy cho con bú theo nhu cầu của bé. Mẹ chỉ thực sự thiếu sữa khi trẻ có biểu hiện tăng cân ít, dưới 500mg/tháng hoặc trẻ đi tiểu ít, số lần đi tiểu ít hơn 6 lần/ngày.

 

Trẻ bú sữa mẹ tăng dưới 500g/tháng là mẹ bị thiếu sữa

Cách ngậm vú và tư thế bế cho con bú rất quan trọng

Cách ngậm vú mẹ của trẻ cũng là điều quan trọng quyết định trẻ có nhận đủ lượng sữa mẹ giúp để tăng trưởng hay không, bởi nếu trẻ ngậm vú không tốt thì dù mẹ có nhiều sữa thì trẻ vẫn không tăng cân được.

Khi bú mẹ, miệng trẻ cần há to, môi dưới cong ra ngoài và cằm trẻ chạm vào vú mẹ để ngậm được cả quầng vú chứ không phải chỉ ngậm núm vú, vì khi trẻ ngậm cả quầng vú thì miệng và lưỡi trẻ mới ép vào các xoang sữa để sữa chảy ra dễ dàng.

Bên cạnh đó, tư thế thân của trẻ cũng quan trong trọng trong việc bú mẹ một cách hiệu quả. Khi cho trẻ bú mẹ thì đầu của trẻ, thân mình và mông trẻ phải nằm trên cùng một đường thẳng và phải được nâng đỡ, đồng thời bụng bé phải áp sát với bụng mẹ, mặt trẻ phải đối diện với vú mẹ. Tất cả những điều kiện trên tạo nên một tư thế bú đúng và cách ngậm bắt vú tốt giúp trẻ bú có hiệu quả. Khi trẻ ngậm bắt vú đúng bà mẹ sẽ cảm thấy không đau ở đầu vú, cảm thấy “rần rần” khi sữa xuống, trẻ nuốt sữa nghe ừng ực và tự nhả vú khi bú xong với vẻ hài lòng, thỏa mãn.

Khi trẻ ngậm vú không đúng cách sẽ gây ra hàng loạt các hậu quả. Trước tiên là bà mẹ sẽ bị đau núm vú do trẻ chỉ bú núm mà không ngậm cả quầng vú, nếu đau núm vú kéo dài sẽ gây tổn thương núm vú, trẻ không bú sữa sẽ quấy nhiều hơn và sữa thì ứ lại gây cương tức vú. Sữa ứ đọng do không được bú sẽ có thế gây ra việc tạo sữa ít hơn, dần dần mất sữa. Do vậy, những bà mẹ nhiều sữa, sau khi trẻ bú nên vắt bớt sữa để làm trống bầu vú vì nếu vú mẹ còn đầy sữa thì cơ thể sẽ tiết ra chất ức chế sự tạo sữa.

Để đề phòng tránh đau núm vú, bà mẹ không nên cho trẻ ngậm núm vú giả hoặc dùng bình sữa. Bởi vì cách bú sữa từ bình rất khác với bú sữa từ vú mẹ, với bình sữa trẻ chỉ cần mút nhẹ là sữa đã ra rất nhiều khi đó trẻ dễ dàng từ chối bú mẹ.

Nếu núm vú quá to hoặc bị tụt vào trong

Khi núm vú phẳng hoặc bị tụt vào trong ở một số mẹ, trong trường hợp đó bà mẹ cần kiên trì cho con bú, động tác bú của trẻ sẽ giúp kéo dài núm vú. Mẹ cũng có thể vắt sữa, đút cho trẻ uống bằng thìa. Khi vắt sữa sẽ giúp cho bầu vú mềm hơn, trẻ sẽ dễ ngậm hơn. Tuyệt đối không cho trẻ bú bình vì sẽ làm cho trẻ khó ngậm bắt vú của mẹ hơn.

Nếu mẹ bị tắc tia sữa và biến chứng viêm vú, khi đó vú sẽ nổi cục cứng, sưng tấy từng mảng và rất đau. Trong trường hợp này bà mẹ vẫn tiếp tục cho con bú với các ngậm bắt vú đúng, dùng khăn ấm chườm vú và massage nhẹ nhàng bầu vú. Bà mẹ cũng cần uống nước nhiều và được nghỉ  ngơi.

Nuôi con bằng sữa mẹ là quá trình tự nhiên nhưng cũng không ít khó khăn và trục trặc xảy ra, do vậy các bà mẹ rất cần sự quan tâm, động viên, giúp đỡ của những người xung quanh để việc cho trẻ bú được thành công

Những ai nên ăn chay?

Chế độ ăn chay rất tốt cho những người mắc bệnh tim mạch như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ máu. Tuy nhiên, nó không phù hợp với trẻ em dưới 18 tuổi.

Có những người ăn chay khoẻ mạnh, sống lâu, ít bệnh tật nhưng cũng có một số người lại bị gầy còm, ốm yếu, xanh xao. Vậy ăn chay tốt hay không tốt?

Có rất nhiều kiểu ăn chay:

- Ăn chay thuần tuý (tuyệt đối): Chỉ ăn rau, trái cây, ngũ cốc, đậu đỗ, kiêng hẳn các thức ăn từ động vật kể cả các sản phẩm của động vật như trứng, sữa, bơ, pho-mát.

- Ăn chay không tuyệt đối: Vẫn ăn trứng, sữa và các sản phẩm của sữa như bơ, pho-mát.

- Ăn chay bán phần: Chỉ kiêng thịt còn vẫn ăn cá, thuỷ hải sản, hoặc chỉ kiêng thịt đỏ (thịt bò, lợn...), thỉnh thoảng vẫn ăn thịt gia cầm.

Ích lợi của việc ăn chay

Ăn chay rất tốt cho sức khoẻ, có tác dụng phòng ngừa và điều trị bệnh tật, điển hình là:

- Ít có nguy cơ bị thừa cân - béo phì, cũng vì thế mà ít mắc các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, sỏi mật, xương khớp, ung thư...

- Giảm huyết áp, ít có nguy cơ bị xơ vữa động mạch, không bị tăng mỡ máu, giảm bệnh nhồi máu cơ tim do xơ vữa mạch vành.

- Giảm nguy cơ bị sỏi thận: Người ăn chay thải canxi, oxalat, axít uric ra nước tiểu ít hơn người không ăn chay do đó ít bị sỏi thận hơn.

- Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư do thức ăn chay chứa nhiều chất xơ, ít chất béo.

- Giảm các bệnh về xương khớp, nhất là bệnh loãng xương, vì thức ăn chay chủ yếu cung cấp chất đạm là đậu tương.

Những hạn chế của ăn chay

Ăn chay cũng có những mặt trái của nó: Có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu vitamin B12 (vitamin này chỉ có trong thịt và các thức ăn nguồn gốc động vật); thiếu sắt, đồng, kẽm ... vì các vi chất này chỉ có nhiều trong thức ăn nguồn gốc động vật. Trong thức ăn thực vật cũng có sắt, kẽm nhưng giá trị sinh học không cao và rất khó hấp thu.

Những người nên ăn chay

Người thừa cân - béo phì, hoặc có nguy cơ bị thừa cân - béo phì: Khi chuyển chế độ ăn chay thường có thay đổi về lối sống, hướng tới việc tập Yoga, thiền, không hút thuốc, uống rượu.

Người bị bệnh tim mạch: Tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loan chuyển hóa mỡ máu.

Người bị loãng xương hoặc có nguy cơ bị loãng xương nhất là phụ nữ tuổi từ 40 trở lên.

Người bị suy thận, sỏi thận.

Người già từ 60 tuổi trở lên đối với nam, 45 tuổi đối với nữ.

Những người không nên ăn chay

Trẻ em dưới 18 tuổi không nên ăn chay vì chế độ ăn này ảnh hưởng đến sự tăng trưởng. Phụ nữ có thai, cho con bú, người gầy yếu, suy dinh dưỡng, thiếu máu cũng là những đối tượng không nên ăn chay. Đối với nam giới tuổi dưới 50-60 cũng vậy.

Trong chế độ ăn chay, chất đạm chủ yếu là từ đậu tương, mà trong đậu tương hàm lượng oestrogen (nội tiết tố chủ yếu của nữ giới) thực vật cao, do đó sẽ phần nào ảnh hưởng đến nam tính. Nói như vậy cũng không có nghĩa là nam giới không được ăn đậu phụ hoặc các sản phẩm chế biến từ đậu tương mà không nên dùng quá nhiều như người ăn chay tuyệt đối.

Như vậy, ăn chay tốt cho sức khoẻ nhưng cũng không nên ăn chay tuyệt đối, mà nên ăn chay bán phần, hoặc ăn chay tương đối. Có như vậy mới đảm bảo sức khoẻ và phòng chống được bệnh tật.

Theo SK

Người viêm cầu thận cấp chỉ nên ăn nhẹ

Nguyên tắc ăn uống với những bệnh nhân viêm cầu thận cấp là ăn nhẹ và ăn nhạt. Nếu tiểu ít hoặc vô niệu thì bỏ hẳn hoa quả.

Viêm cầu thận cấp thường xuất hiện sau một đợt nhiễm khuẩn cấp tính ở cổ họng, ngoài da, răng miệng; đa số là do liên cầu khuẩn tan huyết bêta nhóm A. Bệnh thường gặp ở trẻ em. Cách điều trị chủ yếu là nghỉ ngơi và có chế độ ăn, dinh dưỡng hợp lý.

Viêm cầu thận cấp được xác định khi: Có tiền sử nhiễm khuẩn cổ họng, ngoài da đã khỏi hẳn 1-2 tuần trước; cũng có thể hiện tại còn nhiễm khuẩn; phù, đái ít (phù có thể rất ít, chỉ mọng mi mắt, cũng có thể phù to, trắng, mềm, ấn lõm); đái máu; tăng huyết áp (thường là 140/90 mmHg trở lên).

Bệnh có thể khỏi nhanh trong vòng 4-6 tuần; cá biệt có biến chứng nặng như phù phổi cấp do phù và tăng huyết áp, suy thận cấp, suy thận tiến triển nhanh; một số chuyển thành tiềm tàng, mạn tính.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân viêm cầu thận cấp không có biến chứng nặng là ăn nhẹ, ăn nhạt. Cụ thể:

Đạm (protein): 0,6 g/kg cân nặng mỗi ngày. Đề phòng urê máu tăng; khi bệnh nhân đái tốt, urê máu không tăng thì cho 1 g/kg cân nặng mỗi ngày.

Bột đường: 30 Kcal/kg cân nặng mỗi ngày bao gồm gạo, mỳ, khoai củ, bánh ngọt.

Chất béo: 20 g/ngày.

Nên bớt muối và mì chính, tối đa 2 g muối/ngày, tốt nhất là bỏ hẳn mì chính. Nếu có phù, tăng huyết áp thì phải ăn nhạt tuyệt đối. Uống nước ít hơn lượng đái ra trong ngày. Nếu đái ít hoặc vô niệu thì bỏ hẳn rau quả để phòng tăng kali máu. Bổ sung vitamin dạng thuốc bằng đường uống.

Cần theo dõi lượng nước tiểu, phù, huyết áp, urê máu để gia giảm thức ăn. Sau một tuần nếu thấy urê máu không tăng thì có thể tăng đạm lên 0,8 g/kg cân nặng mỗi ngày. Nếu tiểu tiện bình thường thì ăn rau quả tự do, nước uống bằng lượng đái ra.

(Theo SK&ĐS)