Lưu trữ cho từ khóa: tiêu hóa tốt

Ăn chậm giúp giảm nguy cơ tiểu đường

Một nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng ăn nhanh có thể khiến bạn bị mắc căn bệnh tiểu đường sau này.

Theo nghiên cứu này, “cơ hội” cho những người có thói quen ăn nhanh mắc bệnh là rất cao. Ăn nhanh tăng hàm lượng đường ở trong máu ngay lập tức. Do vậy, những người có thói quen ăn nhanh sẽ có nguy cơ bị hội chứng tiền tiểu đường (rối loạn dung nạp glucose - IGT).

Nhà vật lý Padeep Ratnaparkhi nói rõ thêm rằng “Hàm lượng glucose trong máu ở những người bị rối loạn dung nạp glucose là cao hơn bình thường, do đó, họ rất dễ có nguy cơ bị mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, vấn đề là điều này có thể dẫn đến tiểu đường týp 2 nếu không có những bước đề phòng cần thiết. Cơ hội để một người phát triển căn bệnh tiểu đường týp 2 trong vòng 10 năm là 50%”.

Các bác sỹ cho hay, ăn nhanh rất có hại về nhiều mặt đối với chúng ta. Ăn nhanh đồng nghĩa với tăng hàm lượng calo tiêu thụ so với mức yêu cầu cần thiết. Điều này rõ ràng sẽ khiến bạn tăng cân và đây chính là yếu tố có liên quan đến tiền tiểu đường và tiểu đường týp 2. Trái với ăn nhanh, ăn chậm sẽ khiến bạn có cảm giác no sớm hơn và tiêu hóa tốt hơn nhiều.

Ratnaparkhi khuyến cáo “Một chế độ ăn lành mạnh với các bài tập thể dục thường xuyên có thể giúp những người có dấu hiệu tiền tiểu đường kiểm soát tốt hơn lượng glucose có trong máu”.

Do vậy, hãy ăn chậm để tỏ rõ mình là người lịch sự, không những thế còn tránh xa được căn bệnh tiểu đường hiện chưa có phương pháp đặc trị hiệu quả.

Meo.vn (Theo Dantri)

Bé trai 4 tháng rưỡi đã biết thèm ăn

Thưa bác sĩ,

Con trai em được 4,5 tháng, nặng 8.2kg, dài 65cm. Hiện cháu có biểu hiện thèm ăn khi thấy bố mẹ ăn uống. Hơn nữa, sữa của em bây giờ không nhiều, cháu lại không thích ăn sữa ngoài. Vậy em có thể cho cháu ăn dặm được rồi đúng không ạ?

Khi cho ăn dặm em nên cho cháu ăn bột xay hay là nấu cháo thật nhuyễn rồi rây qua lưới ạ? Bác sĩ có thể gợi ý cho em vài món ăn dặm được không ạ? Em xin chân thành cảm ơn! (Hồng Huệ - Hà Nội)

http://www.babyhealthproblem.com/wp-content/uploads/2010/01/babyfood.jpg

Ảnh minh họa

Trả lời:

Qua thư cho thấy em nuôi con rất khéo, bé 4,5 tháng phát triển cân nặng và chiều cao thật tốt.

Vì lợi ích của sữa mẹ, BS nhi khoa thường khuyên các bà mẹ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh.

Trong giai đoạn này thức ăn chính vẫn là sữa mẹ, em cố gắng cho bé bú mẹ càng nhiều thì tuyến sữa mới hoạt động và tiết nhiều sữa. Trường hợp ít sữa quá em có thể bổ sung sữa công thức 1 cho bé, đây là loại sữa có các thành phần dinh dưỡng tương đương với sữa mẹ nên bé dễ hấp thu và ít xảy ra dị ứng sữa.

Lượng sữa trong ngày theo nhu cầu và lứa tuổi của bé khoảng 700 - 800ml bao gồm sữa mẹ và sữa công thức.

Trong độ tuổi (từ 4 - 6 tháng) em có thể tập cho bé ăn dặm, mỗi ngày 1 cữ, mỗi cữ vài muỗng rồi từ từ tăng dần lên đến 1 chén mỗi ngày. Chú ý thức ăn phải từ loãng đến đặc dần để giúp cho hệ tiêu hóa của bé thích nghi.

Em nên dùng loại bột ngọt (bột dành cho bé, không phải bột ngọt nêm thức ăn mà miền Bắc gọi là mì chính) đã được chế biến sẵn. Các loại bột này đều có pha tỉ lệ sữa bột nhất định nên thích hợp cho hệ tiêu hóa của bé hơn là mẹ phải tự làm. Trong mỗi chén bột ngọt, em cũng cần cho thêm dầu ăn để cung cấp thêm năng lượng cho bé.

Ngoài bột ra, em có thể cho bé dùng thêm nước trái cây như cam, quýt, lê… mỗi ngày 1 - 2 muỗng cà phê. Đến khi bé được 6 tháng chuyển sang bột mặn và mỗi chén bột của bé phải đủ 4 nhóm thức ăn (tinh bột, đạm, dầu ăn, rau xanh) em nhé.

BS Thảo chúc bé ăn ngon chóng lớn cho mẹ Huệ vui nha!

Nhân đây, BS Thảo cũng trả lời bạn Lan (Hà Nội - octieu…@yahoo.com.vn) có câu hỏi tương tự:

Thưa BS Nguyễn Thị Thu Thảo,

Con trai em được 4 tháng 20 ngày. Cháu nặng 8.4kg, dài 65cm, vòng đầu 44cm. Lúc sinh cháu được 3.2kg, tháng đầu tăng 1.8kg, các tháng sau tăng từ 1kg - 1.2kg. Nhưng tháng này cháu chỉ tăng 0.5kg.

Từ khi cháu được gần 4 tháng, em bắt đầu phải đi học, khá căng thẳng và thường xuyên phải thức khuya nên nhiều lúc em ít sữa. Cháu không thích ăn sữa ngoài, vậy em có thể cho cháu ăn dặm được chưa ạ? Em nên cho cháu ăn bột dinh dưỡng hay ăn bột gạo? Nếu là bột gạo thì bột gạo xay hay ninh nhừ cháo rồi rây?Em xin chân thành cảm ơn bác sĩ! Kính chúc bác sĩ sức khỏe! 2752

Lan thân mến,

Bé trai 4 tháng 20 ngày tuổi phát triển cân nặng và chiều cao như vậy thật tốt, cho thấy em chăm sóc bé thật khéo và hệ tiêu hóa của bé cũng tốt.

Cũng do bé hấp thu và tiêu hóa tốt nên bé tăng cân nhanh, mỗi tháng cân nặng đều vượt trội (cân nặng tăng từ 1 – 1,8 kg), trong khi bình thường trẻ nhỏ chỉ tăng 600 – 800 gram mỗi tháng.

Đến tháng thứ 4 cân nặng của bé có tăng nhưng chưa đủ chuẩn, có lẽ do lượng sữa của em ít đi vì lo lắng, học hành căng thẳng; em nên tăng thêm số lần cho bú hoặc cho bé bú thêm sữa ngoài, nhưng tốt nhất em nên cho bé bú mẹ cho đủ 6 tháng.

Cách thức cho bé ăn dặm như thế nào, em tham khảo thêm bên trên, em nhé.

Thân ái chào em!

Meo.vn (Theo alobacsi)

Đi ngoài sống phân kèm theo đau bụng mỗi khi ăn các đồ lạ thì là triệu chứng của bệnh gì?

Xin bác sĩ cho biết người hay bị đi ngoài sống phân kèm theo đau bụng mỗi khi ăn các đồ lạ thì là triệu chứng của bệnh gì? Cách khắc phục những triệu chứng trên như thế nào để không ảnh hưởng tới sức khỏe? Xin bs tư vấn giúp. (Nguyễn Ngọc Tuyến)

Trả lời:

Biểu hiện của phân sống kèm đau bụng mỗi khi ăn các đồ ăn lạ thường như bạn mô tả có thể là do rối loạn tiêu hóa gây ra, làm cho không tiêu hóa được thức ăn trong ruột non, khi đi ngoài hiện tượng phân ra gần như còn nguyên của loại thức ăn đó.

Bạn đi ngoài phân sống có nhiều nguyên nhân, hoặc do bạn phải uống kháng sinh hoặc bạnbị rối loạn tiêu hóa, từ đó làm cho trong ruột non bị hỏng những loại men tiêu hóa tốt (vi khuẩn tốt) chỉ còn lại vi khuẩn không tốt cho việc tiêu hóa thức ăn. Bây giờ bạn nên tìm loại men tiêu hóa thường có chứa nhiều loại vi khuẩn sống (loại vi khuẩn có lợi) tốt cho tiêu hóa như VIABIOVIT.

Hiệu quả của việc sử dụng men tiêu hoá VIABIOVIT là nhờ các hoạt tính sau:

Tạo môi trường axit nhờ tiết ra axit lactic, đây là môi trường trường thuận lợi cho hệ vi sinh lên men đường ruột phát triển và ngược lại, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh dạng Gram(-).

Tiết ra các chất diệt khuẩn như: acid acetic, acid benzoic…

Thúc đẩy quá trình tổng hợp vitamin và một số acid amin cần thiết cho cơ thể, do đó rất có lợi cho quá trình tiêu hoá và hấp thu.

Tác dụng của một số vitamin nhóm B và PP: Nâng cao sức đề kháng của cơ thể, đặc biệt giúp tăng cường khả năng tiêu hoá và hấp thu tốt các chất bổ dưỡng cho trẻ sơ sinh. Cân bằng rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột do dùng kháng sinh

Giúp tạo cảm giác ngon miệng và tăng cường tiêu hoá, dùng tốt cho những người rối loạn tiêu hoá ( tiêu chảy, táo bón, đại tràng mãn tính, đầy hơi): những người có nguy cơ bệnh tim mạch và chống lão hoá tuổi già.

Bạn có thể tham khảo thông tin sản phẩm tại đây

http://www.thuocbietduoc.com.vn/sanpham/viabiovit/

Chúc bạn sức khoẻ.

Theo VnMedia

Lợi bất cập hại khi tự ý cho trẻ uống men vi sinh

Con kén ăn, nôn ói hoặc tiêu chảy, nhiều phụ huynh cứ thế mua chế phẩm bổ sung men vi sinh vì cho rằng có thể hỗ trợ chữa được bệnh. Tuy nhiên theo các dược sĩ, việc tự ý dùng men vi sinh, men tiêu hóa như vậy là vô bổ.Thấy cậu con trai 4 tuổi thi thoảng lại bị tiêu chảy, đầy bụng, nghĩ men vi sinh có thể giúp bé hết bệnh, chị Hương (quận 8, TP HCM) ra nhà thuốc mua cho uống. Gần một tháng sau, bé vẫn còn nguyên triệu chứng.

“Tôi cứ nghĩ đơn giản là hệ tiêu hóa của cháu không tốt nên cần bổ sung thêm men kích thích ruột”, người mẹ cho biết.

Đưa con đến khám tại Trung tâm dinh dưỡng TP HCM sau hơn một tháng cho bé dùng men vi sinh nhưng vẫn không dứt chứng đầy bụng, kém ăn, chị Tuyết ở Đồng Nai được các bác sĩ cho hay, chị đã cho con dùng men vi sinh sai cách. Thay vì pha với nước nguội, chị lại hòa với nước sôi nên không có tác dụng.

Chị Nhung nhà ở Bà Rịa – Vũng Tàu thì thường xuyên bổ sung một loại chế phẩm có chứa men vi sinh, với mong muốn kích thích hệ tiêu hóa để cải thiện chứng biếng ăn của cậu con trai 6 tuổi. Tuy nhiên sau gần nửa năm, con trai chị vẫn không cải thiện nhiều về cân nặng. Đến khoa dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM, để được tư vấn, phụ huynh này mới biết mình đã “chữa trị” sai bởi men vi sinh không có tác dụng tăng cân.

Phó giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đức, ĐH Y Dược TP HCM cho biết, hiện có khá nhiều thuốc, chế phẩm có tác dụng giúp chức năng tiêu hóa tốt hơn, trong đó có men vi sinh (probiotic) chứa vi sinh vật có ích giúp cải thiện sự cân bằng của hệ tạp khuẩn ruột.

Giải thích nguyên nhân của việc bổ sung men vi sinh, ông Đức cho biết, trong con người hiện diện rất nhiều loại vi khuẩn tạo thành một quần thể gọi là tạp khuẩn ruột. Trong tạp khuẩn ruột, ngoài vi khuẩn gây hại còn có vi khuẩn có ích, các vi khuẩn này giúp tiêu hóa tốt thức ăn, tiêu sạch và tái hấp thu phần thức ăn còn sót lại ở ruột già, giúp tổng hợp vitamin nhóm B, K, đặc biệt là cân bằng với vi khuẩn có hại, làm cho vi khuẩn có hại không tăng sinh quá đáng gây bệnh.

“Vì các lý do như ăn uống không hợp vệ sinh, uống quá nhiều rượu bia, uống nhiều kháng sinh, có thể khiến vi khuẩn có hại lấn át dẫn đến tình trạng rối loạn đường ruột. Biểu hiện như tiêu chảy, khó tiêu, trướng ruột, giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng. Đây là lúc cần bổ sung men vi sinh”, ông Đức cho biết.

Khẳng định vai trò của men vi sinh trong việc chữa trị chứng rối loạn tiêu hóa, tuy nhiên theo Tiến sĩ Đức, việc tự ý dùng và dùng dài lâu không mang lại kết quả như mong muốn.

“Men vi sinh thường có mặt trên thị trường dưới dạng thực phẩm chức năng, chính vì thế, người dùng không nên lạm dụng hoặc dùng để điều trị rối loạn tiêu hóa thay cho thuốc. Đặc biệt, những người bị viêm tụy cấp, phẫu thuật ruột thì không nên dùng men vi sinh vì sẽ có hại.

Về việc sử dụng men vi sinh, dược sĩ Nguyễn Anh Dũng, nguyên giảng viên Trường ĐH Y Dược TP HCM, cũng cho rằng, nếu người bệnh chưa được bác sĩ thăm khám để xác định nguyên nhân mà cứ bổ sung chế phẩm thì chưa chắc đã chữa được bệnh.

Còn theo tiến sĩ Phạm Hùng Vân, cùng công tác tại Trường ĐH Y Dược TP HCM, đó là chưa kể đến việc người mua chọn chế phẩm bị lẫn các loại vi sinh có hại, công bố loại vi sinh này nhưng thực ra là vi sinh khác, hoặc công bố trên bao bì hàm lượng vi sinh ‘trên trời’ nhưng thực tế lượng vi sinh có thực lại ‘dưới đất’.

Về cách sử dụng, theo các chuyên gia vi sinh, người dùng không nên pha các chế phẩm men vi sinh với nước có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ cơ thể, hoặc “pha buổi sáng uống buổi chiều”, vì như thế vi sinh sẽ bị chết. Việc đặt chế phẩm ở nhiệt độ không thích hợp cũng làm vi sinh bị chết.

“Ngoài việc dùng men vi sinh, các loại thức ăn như kim chi, sữa chua, dưa chua cũng góp phần cung cấp các loại men vi sinh có lợi. Tất nhiên các loại thực phẩm này phải đảm bảo an toàn vệ sinh”, một dược sĩ cho biết.

vnExpress

Người cao tuổi có cần bổ sung vitamin?

Vitamin có vai trò hết sức quan trọng, bảo đảm các chuyển hóa, các quá trình hóa học trong cơ thể, trong đó các quá trình phản ứng men rất hệ trọng mà các quá trình đó vốn đã giảm sút theo tuổi già. Từ đó nổi lên vấn đề vitamin với người cao tuổi rất bức thiết, cần phải quan tâm cung cấp cho họ đầy đủ.

Càng cao tuổi, hấp thu và chuyển hóa vitamin càng giảm

Ở người cao tuổi, khả năng bài tiết dịch vị giảm, đặc biệt giảm HCl làm trở ngại cho hoạt động của các vi khuẩn lên men ở ruột, giảm khả năng tổng hợp một số vitamin của chúng, do đó gây cho cơ thể người cao tuổi thiếu một số vitamin. Trong khi đó, đối với người cao tuổi, nhu cầu về nhiều loại vitamin đều tăng lên. Các vitamin có tác dụng lớn trong việc ngăn ngừa những hiện tượng già trước tuổi, cơ thể suy nhược… Nhiều nhà khoa học đã tổng kết những số liệu nghiên cứu cho thấy sự thấm vitamin qua màng ruột người già giảm sút, sự hấp thu và chuyển hóa vitamin bị biến đổi nặng. Nhiều nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ teo dạ dày ở người già rất cao (Krasinski: 31,5%), sự kém tiết dịch dạ dày và ruột sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu thức ăn, các chất khoáng và vitamin.Nguoi cao tuoi co can bo sung vitamin


Những vitamin cần thiết

Nói chung, các loại vitamin đều cần với người cao tuổi, nổi bật là các vitamin sau:

Beta caroten và vitamin A: beta caroten là tiền chất vitamin A (khi ăn vào cơ thể, nó được chuyển thành vitamin A), nhưng điều đặc biệt là các betacaroten có khả năng khử các gốc tự do (một chất gây hại cho cơ thể) tốt hơn vitamin A; nó còn giúp trẻ hóa làn da, giảm tử vong do bệnh tim mạch. Còn vitamin A thì giúp quá trình tạo da, niêm mạc và tăng sức đề kháng chống nhiễm khuẩn, rất cần cho người bị khô mắt, rụng tóc…

Vitamin E: là chất chống oxy hóa chiến lược nhất hiện nay. Nó có tác dụng chống xơ cứng tổ chức, kích thích dinh dưỡng hệ thần kinh cơ, làm trẻ hóa tế bào, giúp chữa các bệnh ở mô tạo keo… Ngoài ra, vitamin E còn có tác dụng rất rõ trong việc phòng ngừa bệnh tim mạch, giảm sự mệt mỏi, suy nhược.

Vitamin C: tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa, giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sức đề kháng của cơ thể; khi thiếu nó, nhiều phản ứng miễn dịch sinh học của cơ thể giảm xuống. Vitamin C có nhiều tác dụng tốt đối với người cao tuổi như giúp tổng hợp lipid, protein, tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng với nhiễm khuẩn, bảo vệ tốt các mạch máu và hệ hô hấp.

Vitamin D2: có tác dụng trong phòng chống loãng xương, hỗ trợ thuốc chống lao và chống co giật.

Các vitamin B: vitamin B1 giúp chuyển hóa glucid và dẫn truyền thần kinh, dùng chữa tê phù, viêm đa thần kinh, đau xương khớp. Vitamin B2 làm lành các tổn thương mắt, da và niêm mạc. Vitamin B6 tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa ở hệ thần kinh…

Tuy nhiên, ngoài tác dụng riêng biệt của từng vitamin, nhiều công trình điều tra dịch tễ học trên quy mô lớn đã cho thấy ảnh hưởng của nhiều loại vitamin đối với bệnh tật người cao tuổi. Thiếu nhiều vitamin thường làm cho người già có một số triệu chứng dễ mệt, ăn kém ngon, người gầy, bụng đầy – có nhiều hơi, hay ợ hơi, hay đánh trung tiện, đau vùng thượng vị, đau vùng trước tim, giấc ngủ không sâu, hay quên, giảm trí nhớ, chóng mặt, đau đầu, người xanh xao, đau lưng, mỏi khớp, khả năng làm việc giảm, sức đề kháng với bệnh tật kém, mắt mờ, tai nghe kém, khả năng sinh dục yếu… Từ giảm sút hàm lượng các vitamin của cơ thể tất yếu đưa đến rối loạn chuyển hóa các chất dễ dẫn tới các bệnh như đái tháo đường, mỡ máu, gút… So với người trẻ tuổi, ở người cao tuổi, hàm lượng vitamin A giảm sút có chừng mực nhưng vitamin nhóm B và C giảm sút rất nhiều.

Rất cần được bổ sung

Hiện nay, việc bảo vệ sức khỏe cho người cao tuổi bằng các vitamin rất được coi trọng. Nhiều cuộc điều tra về dinh dưỡng đã chứng minh rằng những người trên 60 tuổi, dù có vẻ khỏe mạnh, nhưng cơ thể thường thiếu vitamin và khoáng chất. Các chất này thường có vai trò trong tất cả các phản ứng sinh hóa, giúp dự trữ và nhớ lại các ký ức, đặc biệt là vitamin B1, B6, chất khoáng như kẽm. Ngoài ra, vitamin B6, B9, B12 còn ngăn tích tụ homocystein, một sản phẩm được tạo ra từ sự chuyển hóa các protein có thể gây độc hại cho các tế bào thần kinh. Xu hướng chung là phối hợp nhiều loại vitamin khác nhau. Với những người cao tuổi ăn uống kém, nên chú ý bổ sung thường xuyên chế phẩm polyvitamin có kèm theo một số nguyên tố khoáng đa lượng và vi lượng (selen, mangan, magiê, đồng, kẽm, lưu huỳnh, brom…).

Những người cao tuổi còn có khả năng ăn uống và tiêu hóa tốt thì nên bổ sung vitamin bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin. Trong thực tế, nên có cách ăn nhiều thức ăn tươi hỗn hợp, nếu có điều kiện thì nên tìm ăn những thức ăn giàu các loại vitamin mà cơ thể đang thiếu hụt. Thí dụ, vitamin E có nhiều trong mầm giá đỗ, hành, rau xà lách, trứng, dầu thực vật… Vitamin A có nhiều ở mỡ cá, gan gia súc gia cầm và caroten có nhiều trong gấc, cà rốt, cà chua, bí đỏ, đu đủ, xoài muỗm… Vitamin B1 có nhiều trong men bia, thịt (gà, bò, lợn…), đậu đỗ, lớp ngoài của hạt gạo (cám). Còn vitamin C thì có nhiều trong rau quả tươi. Người cao tuổi ăn nhiều rau quả tươi rất tốt, nó có tác dụng chống xơ mỡ động mạch, chống táo bón, điều hòa tiêu hóa, tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng và có nhiều vitamin, nhất là vitamin C. Nếu cần thì có thể bổ sung chế phẩm polyvitamin hoặc thực phẩm chức năng giàu vitamin.

(Theo SK&ĐS)

Trẻ hay ốm vặt – sự bế tắc của các phụ huynh

Lần thứ ba trong tháng phải xin nghỉ ở nhà trông con, chị Thương (ĐH Quốc gia Hà Nội) đã gần như đã không còn đủ kiên nhẫn. Bé Bống nhà chị 5 tuổi, gần như tháng nào cũng một lần ốm. Đi khám ở bệnh viện, xét nghiệm đủ kiểu, chị cũng chỉ nhận được một câu trả lời từ bác sĩ: “Cháu bé không có vấn đề gì đặc biệt cả, chỉ có sức đề kháng là hơi yếu thôi, cần phải chịu khó ăn hơn nữa!” Nhưng bản thân bé Bống rất chịu khó ăn, mà ốm vẫn hoàn ốm. Nỗi lo của chị càng lớn hơn nữa, khi sang năm thôi là Bống vào lớp 1 rồi, chị đã đành, bé làm sao cứ xin nghỉ học vài ngày mỗi lần ốm đây?

Kém may mắn hơn chị Thương, bé Ngọc Anh của chị Hậu (Hoàng Mai, Hà Nội) lại còn thêm chứng lười ăn. Sau một đợt ho kéo dài hồi 2 tuổi, sau khi uống và tiêm kháng sinh, bệnh khỏi thì cũng là lúc bé bắt đầu ăn kém đi, sức khỏe giảm đi trông thấy. Bệnh thường hay gặp nhất của bé là ho, sổ mũi, viêm họng, kèm theo sốt cao. Cứ lâu lâu lại một lần, dù mỗi lần ốm không quá lâu nhưng không khỏi làm cho anh chị bối rối. Cũng đi bệnh viện, cũng thuốc nọ thang kia, nhưng kết quả vẫn không hề được cải thiện!

Những trường hợp như của chị Thương, chị Hậu nói trên không phải là hiếm gặp. Tại sao con trẻ lại dễ bị ốm vặt như thế, có cách nào giúp chữa trị dứt điểm và an toàn hay không, là “câu hỏi chưa lời đáp” của không ít các ông bố bà mẹ hiện nay.

Vòng luẩn quản của kháng sinh

Càng ngày, việc lạm dụng kháng sinh trong chữa bệnh càng trở thành một vấn đề lớn. Không chỉ cho người lớn, nhiều kháng sinh cũng được các bác sĩ mạnh tay kê cho đối tượng trẻ em. Không ai phủ nhận được vai trò của kháng sinh trong việc chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn, nhưng mặt trái của nó lại chính là tác động tiêu diệt luôn hệ vi khuẩn chí có ích trong ruột, dẫn đến loạn khuẩn ruột sau khi điều trị lâu dài bằng kháng sinh!

Trong khi đó, 70% các tế bào miễn dịch được sinh ra tại các hạch bạch huyết trong thành ruột. Mất đi hệ vi khuẩn chí có ích, khả năng kích thích miễn dịch của cơ thể giảm đi rõ rệt. Hệ miễn dịch suy yếu đi, cũng có nghĩa là các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn … dễ dàng tấn công và gây ra nhiều căn bệnh khác nhau. Và mỗi khi trẻ ốm, đơn giản như nhiễm khuẩn đường hô hấp, ho, viêm họng, nóng sốt … thì một trong những cái đầu tiên chúng ta nghĩ đến, đó là kháng sinh!

Sữa chua, men tiêu hóa sống – khả năng còn giới hạn

Chúng ta luôn cho rằng ăn nhiều sữa chua để bổ sung các vi khuẩn có ích là có lợi cho sức khỏe, giúp chống loạn khuẩn ruột. Điều này hoàn toàn đúng, tuy nhiên tác động còn rất hạn chế. Vì hầu hết các loại vi khuẩn đều bị tiêu diệt ở trong môi trường axit dạ dày, nên khả năng chúng “đi qua” được dạ dày và phát huy tác dụng ở ruột là khá thấp, chỉ vào khoảng 5-10%. Thế thì, bài toán của chúng ta ở đây là, làm sao để gia tăng được hệ miễn dịch một cách hiệu quả và an toàn nhất?

Immune Gamma – “năng lượng” cho hệ miễn dịch

Đã có rất nhiều các nghiên cứu và bài báo gần đây nói về loại nguyên liệu công nghệ sinh học mới này. Được nghiên cứu thành công tại Mỹ, immune  gamma giải được một lúc ba bài toán lớn của hệ miễn dịch.

Một, là vì immune gamma là các tiểu phân rất nhỏ chiết xuất từ thành vách tế bào vi khuẩn thuần chủng lành tính Lactobacillus fermentum, nên khi uống không hề bị ảnh hưởng của axit dạ dày, trực tiếp và toàn vẹn đi đến hệ ruột non, ruột già để phát huy tác dụng.

Hai, là vì immune gamma vừa có tác dụng kích thích hệ miễn dịch sản sinh ra các tế bào miễn dịch không đặc hiệu – lympho B và T, vừa trở thành “thức ăn” để nuôi các tế bào miễn dịch này, nên có thể gia tăng hệ bạch cầu thường trực lên đến 130% - giúp tạo dựng “tấm lá chắn” vững chắc chống lại các bệnh viêm nhiễm hay gặp.

Ba, immune gamma dễ được các vi khuẩn chủng Lactobacilli hấp thụ cho quá trình sinh trưởng, nên giúp gia tăng một cách đáng kể lượng vi khuẩn có ích trong đường ruột, vừa giúp tiêu hóa tốt lại vừa giúp tăng cường miễn dịch một cách an toàn, dài lâu.

Được biết, công nghệ sản xuất immune gamma đã được chuyển giao thành công tại Việt Nam. Chúng ta là nước thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ sở hữu công nghệ sản xuất loại nguyên liệu công nghệ sinh học cao cấp này.

Và giải pháp mới cho trẻ hay ốm vặt

Immunne gamma đã được kết hợp cùng các dược liệu có tác dụng tăng cường miễn dịch khác như Hoàng kỳ, Hoài Sơn, Dấp cá trong sản phẩm BigBB, với mong muốn đem lại một “lối ra” chắc chắn cho những bậc phụ huynh đang bế tắc với vấn đề “tại sao con hay ốm vặt …”. Chỉ với 1-2 gói cốm mỗi ngày pha trong nước hoặc sữa, sau từ 1 đến 2 tháng trẻ sẽ được tăng cường hệ miễn dịch lên một cách mạnh mẽ, giúp giảm thiểu nguy cơ tái phát các bệnh lây nhiễm thường gặp. Ngoài ra BigBB còn giúp trẻ ăn ngon hơn, tiêu hóa tốt hơn và ngăn ngừa hiệu quả chứng táo bón ở trẻ. Thông tin đầy đủ về immune gamma và BigBB, độc giả có thể truy cập www.bigbb.vn để biết thêm chi tiết


Vị thuốc dân gian từ hành và tỏi

Hành và tỏi không chỉ là hai loại gia vị quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày mà còn là vị thuốc rất hay, theo lương y Như Tá.

Công dụng của hành

Trị cảm sốt, đau đầu: Lấy 4-5 củ hành ta để cả rễ, xắt nhỏ, 50g gạo loại ngon, một ít gừng tươi giã nhuyễn đem nấu cháo loãng, nêm nếm gia vị, một ít tiêu bột, giấm ăn. Dùng cháo này để chủ trị cảm sốt, đau đầu, đau sau gáy, ho. Nên dùng lúc cháo còn nóng.

Chữa viêm họng, viêm mũi: Dùng hành củ (hành ta) 50g, gừng tươi 50g, đem giã nát và trộn với hai muỗng giấm ăn, rồi cho vào một tô nước thật nóng rồi đem xông, hít thẳng vào mũi, miệng để chữa những lúc viêm họng, viêm mũi.

Dân gian cũng hay dùng củ hành ta nấu cháo loãng để trị cảm cúm do thời tiết.

Dân gian thường dùng hành làm món ăn khai vị, mục đích là để kích thích ăn ngon miệng, và giúp dạ dày tiêu hóa tốt sau khi ăn. Dân gian cũng hay dùng củ hành ta nấu cháo loãng để trị cảm cúm do thời tiết.

Nhưng, lưu ý thường người ta kỵ dùng cùng lúc hành với mật ong.

Công dụng của tỏi

Trị cúm, sổ mũi, nhảy mũi: Dùng củ tỏi bóc bỏ vỏ ngoài, giã nhuyễn, cho vào một ít rượu hoặc nước chín ngâm một lát rồi khuấy đều, dùng nước này nhỏ vào mũi và ngậm trong miệng mỗi ngày 2-3 lần. Hoặc ăn vài tép tỏi sống ngâm với giấm (ngâm khoảng 1 tháng).

Chữa viêm họng: Dùng củ tỏi bóc vỏ, đem ngâm giấm độ một tháng rồi đem ra cắt lát và dùng tỏi này để ngậm chữa ho.

 

Tỏi có rất nhiều công dụng hữu ích

Nếu bị đau bụng do trúng khí lạnh, có thể lấy củ tỏi, bóc vỏ, giã nhuyễn hòa với giấm ăn, rồi gạn lấy nước này uống. Dân gian còn dùng củ tỏi (loại lớn), bóc vỏ ngoài, giã nhuyễn đem đắp vào gan bàn chân và nằm nghỉ để trị tiêu chảy.

Chữa chứng đầy bụng khó tiêu: Lấy một vài tép tỏi đem ép lấy nước, bỏ bã rồi pha với nước chín để dùng trong ngày. Hoặc dùng tỏi giã nhuyễn ngâm với rượu trắng (ngâm độ hai tuần). Dùng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần độ 10-15 ml.

Phụ nữ sau khi sinh mà bị trúng phong, thì dùng củ tỏi khoảng 30 tép đem nấu với 3 chén nước, nấu còn lại 1 chén nước, dùng nước này uống từ từ.

Bị đau răng, lấy một vài tép tỏi giã nát rồi đem xát vào chỗ đau, đó cũng là cách dân gian hay sử dụng.

D40 Bảo Phúc điều trị tận gốc bệnh Tiểu Đường

D40 Bảo Phúc hỗ trợ điều trị dứt điểm Bệnh tiểu đường.

Bột dinh dưỡng dược lý cao D40 Bảo Phúc. Được sản xuất theo công nghệ sinh học tại Việt Nam, với thành phần hữu cơ 100% không thuốc không hóa chất.

- D40 Bảo Phúc dạng bột dễ uống dùng thay bữa ăn sáng hàng ngày.

- D40 Bảo Phúc thành phần chính là: Đậu tương, đậu xanh, nghệ, các chủng vi sinh vật đặc biệt, giàu axit – amin – giàu dược tính đặc biệt tiêu hóa tốt có tỷ lệ hấp thụ chuyển hóa cơ thể cao.

Lợi ích khi sử dụng D40 Bảo Phúc:

- Cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.

- Giảm và tiến tới chấm dứt sử sụng thuốc tây.

- Ôn định đường huyết.

- Ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm do tiếu đường gây ra.

- Nuôi dưỡng và phục hồi tuyến tụy, giúp tụy sản sinh ra insulin giảm bệnh đái tháo đường

- Giảm mỡ máu, giảm cholesterol có hại.

- Nâng cao hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng.

- bạn đang quan tâm đến bệnh đái tháo đường? Bạn muốn phòng những biến chứng nguy hiểm do đái tháo đường gây ra?

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí: (04)22117716

Nên ăn mứt tết để chữa nhiều bệnh

Ngày nay, món mứt không được ưa chuộng nhiều nữa. Bởi người ta lo ngại về độ ngọt của nó. Nhưng cũng không thể phủ nhận những tác dụng chữa bệnh hiệu quả của các loại mứt tết này. Mứt được coi là món cổ truyền trong mỗi dịp Tết đến xuân về. Trước đây, thiếu món mứt là không khí tết cũng giảm đi phân nửa. Thế nhưng, cho đến nay, người ta không còn chuộng món mứt nhiều nữa. Bởi nó đã trở thành món phổ biến, có thể có bất cứ thời điểm nào trong năm. Hơn nữa người ta cũng lo ngại về độ ngọt của mứt.

Có rất nhiều loại mứt, gần như tất cả các củ quả đều có thể chế biến thành mứt. Nhưng hầu hết các loại mứt đều có chung đặc điểm là rất ngọt, và có thể khiến bạn tăng cân một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, cũng phải kể đến tác dụng chữa bệnh hiệu quả của các loại mứt như sau:

- Trị chướng bụng, khó tiêu: Các loại mứt như mứt gừng, mứt quất… vừa có tác dụng trợ tiêu hóa, lại thông cổ. Gừng kết hợp với đường giúp làm ấm người, kích thích tiêu hóa. Quả quất chín làm thành mứt cũng có tác dụng chữa ho, làm nước giải khát, giúp tiêu hóa tốt hơn.

- Giải độc, thanh nhiệt: Ngoài tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, gừng còn có tác dụng giải độc, chống nôn mửa, trướng bụng, đau bụng do ăn uống không điều độ. Mứt quất, mứt bí cũng có thêm tác dụng giải độc do rượu, thuốc lá gây ra.

- Các bệnh về dinh dưỡng: Mứt cà rốt và mứt hồng là hai loại mứt đứng hàng đầu trong tác dụng trị các chứng liên quan đến dinh dưỡng như: ăn khó tiêu, gầy còm, thiếu máu, trẻ em chậm lớn, chậm mọc răng và ỉa chảy do thiếu chất dinh dưỡng. Mứt cà rốt còn chữa được kiết lị mãn tính. Mứt hồng chữa suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng và ho mãn tính.

- Chữa bỏng, mụn nhọt: Dầu dừa vừa giúp chữa bỏng, mụn nhọt, lai là chất béo dễ tiêu hóa, phòng ngừa xơ vữa động mạch. Ngoài ra phải kể đến mứt khoai lang với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải rượu, trị mụn nhọt.

- Chữa táo bón: Mứt dừa có tác dụng nhuận tràng, là vị thuốc chống táo bón trong những ngày tết do ăn nhiều chất đạm. Hoặc như mứt khoai lang có tác dụng bồi dưỡng cơ thể và giúp nhuận tràng tốt hơn.

Vị thuốc của hành và tỏi

Hành và tỏi không chỉ là hai loại gia vị quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày mà còn là vị thuốc rất hay, theo lương y Như Tá.

Công dụng của hành

Trị cảm sốt, đau đầu: Lấy 4-5 củ hành ta để cả rễ, xắt nhỏ, 50g gạo loại ngon, một ít gừng tươi giã nhuyễn đem nấu cháo loãng, nêm nếm gia vị, một ít tiêu bột, giấm ăn. Dùng cháo này để chủ trị cảm sốt, đau đầu, đau sau gáy, ho. Nên dùng lúc cháo còn nóng.

Chữa viêm họng, viêm mũi: Dùng hành củ (hành ta) 50g, gừng tươi 50g, đem giã nát và trộn với hai muỗng giấm ăn, rồi cho vào một tô nước thật nóng rồi đem xông, hít thẳng vào mũi, miệng để chữa những lúc viêm họng, viêm mũi.

Dân gian thường dùng hành làm món ăn khai vị, mục đích là để kích thích ăn ngon miệng, và giúp dạ dày tiêu hóa tốt sau khi ăn. Dân gian cũng hay dùng củ hành ta nấu cháo loãng để trị cảm cúm do thời tiết.

Nhưng, lưu ý thường người ta kỵ dùng cùng lúc hành với mật ong.

Công dụng của tỏi

Trị cúm, sổ mũi, nhảy mũi: Dùng củ tỏi bóc bỏ vỏ ngoài, giã nhuyễn, cho vào một ít rượu hoặc nước chín ngâm một lát rồi khuấy đều, dùng nước này nhỏ vào mũi và ngậm trong miệng mỗi ngày 2-3 lần. Hoặc ăn vài tép tỏi sống ngâm với giấm (ngâm khoảng 1 tháng).

Chữa viêm họng: Dùng củ tỏi bóc vỏ, đem ngâm giấm độ một tháng rồi đem ra cắt lát và dùng tỏi này để ngậm chữa ho.

Nếu bị đau bụng do trúng khí lạnh, có thể lấy củ tỏi, bóc vỏ, giã nhuyễn hòa với giấm ăn, rồi gạn lấy nước này uống. Dân gian còn dùng củ tỏi (loại lớn), bóc vỏ ngoài, giã nhuyễn đem đắp vào gan bàn chân và nằm nghỉ để trị tiêu chảy.

Chữa chứng đầy bụng khó tiêu: Lấy một vài tép tỏi đem ép lấy nước, bỏ bã rồi pha với nước chín để dùng trong ngày. Hoặc dùng tỏi giã nhuyễn ngâm với rượu trắng (ngâm độ hai tuần). Dùng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần độ 10-15 ml.

Phụ nữ sau khi sinh mà bị trúng phong, thì dùng củ tỏi khoảng 30 tép đem nấu với 3 chén nước, nấu còn lại 1 chén nước, dùng nước này uống từ từ.

Bị đau răng, lấy một vài tép tỏi giã nát rồi đem xát vào chỗ đau, đó cũng là cách dân gian hay sử dụng.

Hạ Mai