Lưu trữ cho từ khóa: tiểu đường týp 1

Bổ sung canxi cho trẻ

Theo số lượng thống kê của một số nhà khoa học Mỹ, khoảng một phần ba trẻ em độ tuổi từ 4-8 thường không hấp thụ đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể.

Dùng nhiều nước trái cây và quá ít sữa là một trong các nguyên nhân. Canxi rất cần thiết cho việc phát triển cơ xương, gần như tất cả đều được hình thành trong thời thơ ấu và niên thiếu. Thiếu canxi làm tăng nguy cơ loãng xương hiện tại và sau này trong cuộc sống, đặc biệt ở các bé gái.

Nhiều loại thực phẩm có lượng canxi cao và rất giàu vitamin D, không chỉ củng cố xương mà còn giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường týp 1 và các bệnh khác. Cần bổ sung phô mai, sữa chua và một số loại sữa. Đậu hũ cung cấp lượng canxi đáng kể, nhưng thường không có hương thơm, khó kích thích sự háo ăn của trẻ. Khắc phục bằng cách chế biến một lượng nhỏ đậu hũ trộn lẫn vào các món khoái khẩu của bé.

Meo.vn (Theo TNO)

Tử vong đột ngột vì tiểu đường

Rất nhiều thanh niên nhầm tưởng bệnh tiểu đường chỉ có ở người cao tuổi hoặc người béo phì, nhưng hoàn toàn không phải vậy. Đã không ít thanh niên trên dưới 20 đã bị chết vì bệnh này.

Bà N.T.Y (Tô Ngọc Vân, Tây Hồ, Hà Nội) vô cùng đau buồn và ngỡ ngàng khi nghe tin cô cháu gái mới 25 tuổi đã mất đột ngột do bệnh tiểu đường.

Cháu của bà mắc bệnh đã 7-8 năm và vẫn được theo dõi ngoại trú sau một thời gian dài điều trị tại bệnh viện. Khoảng nửa tháng trước khi mất, cô gái đã không dùng thuốc insulin theo đơn của bác sĩ.

Có lần bà nhớ, cháu bà nói có một số người bạn khuyên là không cần dùng thuốc và nhịn bớt ăn, sẽ khỏi tiểu đường. Vì thế, cô gái đã làm theo cách như vậy. Bà thì chẳng biết gì nhiều nên không biết khuyên cháu thế nào.

Cho đến khi cơ thể cháu bà bị suy kiệt, đưa vào bệnh viện thì đã muộn. Bác sĩ nói cháu bà đã bị tổn thương rất nhiều cơ quan nội tạng, không thể nào cứu chữa được nữa. Bà cứ ân hận mãi, giá như ngăn cản được cô cháu không làm theo những lời khuyên nhủ lung tung, tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ thì bây giờ cháu bà vẫn còn sống rất khỏe mạnh.

Bác sĩ Kim Loan - Bệnh viện E (Hà Nội) cho biết, tiểu đường là bệnh nội tiết, nguyên nhân chính là rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể do thiếu hoàn toàn hay không hoàn toàn chất insulin. Insulin do tụy sản xuất ra, có tác dụng điều hòa mức đường trong máu (gọi là đường huyết) của cơ thể.

Bệnh hiện rất phổ biến và có xu hướng ngày càng tăng, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Rất nhiều thanh niên nhầm tưởng bệnh chỉ có ở người cao tuổi hoặc người béo phì, nhưng hoàn toàn không phải vậy. Đã không ít thanh niên trên dưới 20 đã bị chết vì bệnh này.

Thông thường bệnh tiểu đường được chia thành hai týp chính. Tuýp 1 (phụ thuộc insulin): Cơ thể thiếu hoàn toàn chất này nên phải đưa thuốc từ ngoài vào cơ thể.

Những người trẻ tuổi rất hay mắc týp này, bệnh tiến triển nặng, yêu cầu phải được theo dõi chặt chẽ. Tiểu đường týp 2 (không phụ thuộc insulin): Cơ thể thiếu hụt một cách tương đối chất này, có những loại thuốc uống vào sẽ kích thích tuyến tụy tiết ra insulin tùy theo nhu cầu của cơ thể.

Cháu gái bà Y được xác định là mắc bệnh tiểu đường týp 1 đã lâu. Với những trường hợp như vậy, việc dùng thuốc insulin là bắt buộc và không bao giờ được ngừng thuốc. Rất tiếc cô gái đã tự nghỉ thuốc điều trị và được đưa đến bệnh viện trong tình trạng quá nặng, cơ thể suy kiệt nên đã tử vong.

Thông thường, các ca tử vong nhanh và đột ngột có thể do đường huyết quá cao (do không dùng thuốc hoặc không kiểm soát chế độ ăn) hoặc do đường huyết quá thấp (do nhịn đói hay dùng thuốc quá liều), hoặc ở giai đoạn biến chứng nặng do tổn thương nhiều cơ quan nội tạng.

Bệnh tiểu đường không phải là vô phương cứu chữa. Có rất nhiều người bị bệnh vài chục năm vẫn làm việc và khỏe mạnh. Do vậy, người tiểu đường muốn sống chung với bệnh một cách hòa bình, cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ dùng thuốc và chế độ ăn uống mà bác sĩ chuyên khoa đã quy định.

Hà Giang/ Theo Tiền Phong

Dây thìa canh – Cây thuốc quý cho bệnh nhân tiểu đường

Trong vài thập niên gần đây cùng với sự phát triển của đời sống, số người mắc bệnh tiểu đường gia tăng nhanh chóng, thực sự trở thành mối lo ngại rất đáng báo động trên phạm vi toàn thế giới.

Theo điều tra xã hội học toàn quốc năm 2002, tỷ lệ măc bệnh tiểu đường của người từ 30 tuổi đến 64 tuổi của Việt Nam là 2,7% (gần 2 triệu người), riêng khu vực thành thị tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường là 4,4%, trong đó tỷ lệ bệnh nhân chưa chẩn đoán bệnh và điều trị là 64,6%. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm, 44% người bệnh tiểu đường ở nước ta bị biến chứng thần kinh, 71% biến chứng về thận, 8% bị biến chứng về mắt, ngoài ra còn các biến chứng về tim mạch, khớp… Các biến chứng này thường tạo nên các di chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tàn phế suốt đời hoặc tử vong.

Dây thìa canh - cây thuốc quý

Dây thìa canh, có tên khoa học là gymnema sylvestre, 1 loại cây dây leo, thân gỗ, được sử dụng tại Ấn độ, Trung quốc hơn 2000 năm nay để trị bệnh nước tiểu ngọt như mật, nó còn có tên Gurmar, có nghĩa là kẻ huỷ diệt đường. Dây thìa canh được biết đến và sử dụng rộng rãi tại nhiều nước như Ấn độ với tên Diabeticin, Mỹ với tên Sugarest, Singapore với tên Glucos care, Nhật Bản, Trung Quốc, Úc…

Hoạt chất chính trong Dây thìa canh là gymnemic acid, với cơ chế tác dụng của đã được xác định là tăng tiết insulin của tuyến tuỵ, tăng cường hoạt lực của insulin, ức chế hấp thu glucose ở ruột, làm tăng hoạt tính của men hấp thu và sử dụng đường, giảm cholesterol và lipid máu.

Đến nay đã có khoảng 70 nghiên cứu về Dây thìa canh trên thế giới, bao gồm cả nghiên cứu trên động vật và người, các nghiên cứu đã cho thấy tác dụng giảm đường huyết rất rõ rệt của Dây thìa canh.

Dây thìa canh tại Việt Nam

Tại Việt Nam, từ năm 2006 các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Dược Hà Nội do tiến sĩ Trần Văn Ơn, phụ trách bộ môn Thực vật chủ trì đã lần đầu tiên điều tra phát hiện Dây thìa canh tai 1 số tỉnh miền Trung và miền Bắc Việt Nam. Nhận thấy đây là 1 cây thuốc quý, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập mẫu, phân loại, nghiên cứu thành phần hoá học, tổ chức nuôi trồng để tạo nguồn dược liệu sạch, ổn định để sản xuất sản phẩm phục vụ người bệnh sản phẩm dạng viên nang tiện dùng cho người bệnh.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Kết quả nghiên cứu đề tài được công bố trên tạp chí Dược học - Bộ y tế số 391 tháng 11/2008 cho thấy dây thìa canh tại Việt Nam cũng cho tác dụng hạ đường huyết như dây thìa canh ở nhiều nước khác. Tác dụng hạ đường huyết của dây thìa canh có những điểm tương đống như insulin nhanh: đỉnh tác dụng hạ đường huyết ở 2h và duy trì đến 4h; mức độ hạ đường huyết tương đương ở thời điểm 2h và 4h. Ngoài ra trên một số nghiên cứu khác cho thấy tác dụng giảm cholesterol máu giảm béo phì cũng rất hiệu quả.

Như vậy dây thìa canh có thể ứng dụng điều trị cho cả bênh nhân tiểu đường týp 1 hoặc týp 2 phối hợp với các thuốc điều trị khác để kiểm soát và làm giảm đường huyết, ổn định kéo dài hàm lượng đường huyết, phòng ngừa biến chứng, giảm cholesterol và lipid trong máu, nâng cao đời sống tình dục của bệnh nhân tiểu đường Nam giới. Hiệu quả sẽ rất khả quan đạt được sau đợt dùng 2-3 tháng, kết hợp với chế độ ăn uống và tập thể dục đều đặn.

Có thể nói việc tìm ra cây Dây thìa canh tại Viêt Nam - một dược liệu quý hiếm, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tiểu đường và mỡ máu, mở ra triển vọng lớn ứng dụng các cây thuốc quý Việt Nam cho sức khoẻ con người - một hướng giải pháp an toàn lâu dài cho bệnh nhân tiểu đường luôn sống vui khỏe.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Những lưu ý ở bệnh nhân tiểu đường

Một cuộc hồi cứu 13 cuộc khảo sát cho thấy, giảm lượng muối trong chế độ ăn uống mỗi ngày là chìa khóa giúp bệnh nhân tiểu đường ngừa được nhiều bệnh tật.


Hàng loạt cuộc khảo sát này liên quan tới 254 bệnh nhân tiểu đường týp 1 hoặc týp 2, theo hãng tin ANI. “Bớt ăn muối giúp giảm đáng kể huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường”, trưởng nhóm khảo sát Rebecca Suckling nói. Dùng nhiều muối là nguyên nhân chính làm tăng huyết áp.

Ở bệnh nhân tiểu đường, huyết áp tăng cao có thể dẫn đến đột quỵ, bệnh tim và bệnh thận. Trong cuộc khảo sát trên, lượng muối hấp thụ trung bình ở các tình nguyện viên giảm còn 11,9g/ngày ở những người bị tiểu đường týp 1 và 7,3 g/ngày ở nhóm bị tiểu đường týp 2.