Lưu trữ cho từ khóa: tiêm vắc xin

9 học sinh nhập viện sau khi tiêm vắc-xin sởi, rubella

Sau khi tiêm vắc-xin, nhiều học sinh có triệu chứng nhức đầu, khó thở và được đưa vào bệnh viện để cấp cứu.

9-hoc-sinh-nhap-vien-sau-khi-tiem-vac-xin-soi-rubella

Bác sĩ tiến hành kiểm tra sức khỏe cho học sinh

Khoảng 8 giờ ngày 6-10, tại TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), ngành y tế tiến hành tiêm vắc-xin sởi, rubella cho các em học sinh trung học cơ sở trên địa bàn.

Sau khi tiêm xong, 9 học sinh của các trường: THCS Vũng Tàu, THCS Trần Phú, THCS Huỳnh Khương Ninh có dấu hiệu đau đầu, khó thở nên được nhà trường đưa đến Bệnh viện Lê Lợi để cấp cứu.

Theo bác sĩ Trần Văn Bảy, Giám đốc Bệnh viện Lê Lợi, những trường hợp học sinh cấp cứu trên là do các em sợ bị tiêm thuốc nên dẫn đến khó thở, nhức đầu. Các bác sĩ đã tiến hành theo dõi, kiểm tra sức khỏe.

Đến trưa cùng ngày, cả 9 học sinh đều được xuất viện trở về nhà.

Theo nld.com.vn

Nhận diện những phản ứng sau tiêm vắc-xin

Theo GS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Chủ nhiệm Chương trình tiêm chủng quốc gia khuyến cáo, có rất nhiều dạng phản ứng sau tiêm vắc-xin, nhưng không phải phản ứng nào cũng do vắc-xin gây ra.

Phản ứng sau tiêm nhẹ

Thường không nghiêm trọng, không có nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của người được tiêm chủng. Phản ứng thường xảy ra tại vị trí tiêm như: sưng, đỏ, đau; thậm chí sốt và các triệu chứng khác cũng là một phần của phản ứng miễn dịch. Hầu hết các phản ứng vắc-xin dạng này là nhẹ và tự khỏi. Chẳng hạn, việc tiêm vắc-xin BCG ngừa bệnh lao được chích cho trẻ sơ sinh thì có đến 90-95% trường hợp có phản ứng sưng, đau, đỏ tại chỗ tiêm.

Thông thường ngay sau khi tiêm vắc-xin BCG, xuất hiện một nốt nhỏ tại chỗ tiêm và biến mất sau 30 phút. Sau khoảng hai tuần lại xuất hiện một vết loét đỏ có kích thước bằng đầu bút chì. Sau đó hai tuần, vết loét tự lành, để lại một sẹo nhỏ có đường kính 5mm, chứng tỏ trẻ đã có miễn dịch. Hay như vắc-xin ngừa bệnh thủy đậu, sẽ có từ 7-30% trẻ có phản ứng sưng đau tại chỗ, nhưng biểu hiện này lại lên đến 50% ở trẻ chích vắc-xin DTP toàn tế bào ngừa bệnh ho gà. Trong khi những biểu hiện sốt trên 380C và các triệu chứng kích thích toàn thân, khó chịu không xảy ra khi tiêm vắc-xin BCG, thì khi tiêm vắc-xin ho gà DTP toàn tế bào có 50% ca bị sốt, 60% có các triệu chứng toàn thân. Tương tự, với vắc-xin ngừa bệnh sởi/sởi – quai bị – rubella có từ 5-15% trẻ bị sốt, 5% ca nổi ban toàn thân, riêng uốn ván có 10% sốt và 25% ca bị kích thích toàn thân.

nhan-dien-nhung-phan-ung-sau-tiem-vac-xin

Phản ứng sau tiêm nặng

Sẽ gây ra nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe và tính mạng của người được tiêm vắc-xin, dẫn đến phải nhập viện, di chứng tàn tật hoặc tử vong. Phản ứng nghiêm trọng này rất hiếm gặp. Đơn cử như vắc-xin BCG, tỷ lệ ca nặng dao động từ 0,19 – 1.000 ca/1 triệu liều vắc-xin được chích. Thời gian xuất hiện của mỗi phản ứng nặng cũng khác nhau. Nếu như biểu hiện viêm hạch có mủ thường xuất hiện từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 6 sau khi tiêm, thì phản ứng viêm xương, nhiễm khuẩn BCG lan tỏa lại xuất hiện sau 1-12 tháng.

Hay như ở vắc-xin viêm gan siêu vi B, nguy cơ sốc phản vệ sau khi chích chỉ có 1,1 ca/1 triệu liều được chích và thường xảy ra trong vòng một giờ sau tiêm. Hoặc vắc-xin viêm não Nhật Bản (dạng bất hoạt) có phản ứng biểu hiện thần kinh (như viêm não, bệnh não, thần kinh ngoại biên) cũng chỉ có tỷ lệ 1-2,3 ca/1 triệu liều. Vắc-xin sởi/sởi – quai bị/sởi – quai bị – rubella có thể gây co giật, sốt xuất hiện kéo dài từ 6-12 ngày, giảm tiểu cầu từ 15-35 ngày và cũng có khi sốc phản vệ nhưng với tỷ lệ rất thấp, chỉ từ 1-330ca/1 triệu liều chích.

Tuy nhiên, cả phản ứng nhẹ và phản ứng nặng đều liên quan đến nhiều yếu tố, có thể do vắc-xin, nhưng có khi do vấn đề bảo quản, cách tiêm chủng hay đơn giản là do người bệnh quá lo lắng…

Phản ứng liên quan đến vắc-xin gây ra do một hoặc nhiều thành phần của vắc-xin. Nó cũng là phản ứng của từng cá thể với đặc tính vốn có của vắc-xin, ngay cả khi vắc-xin đã được sản xuất, bảo quản, vận chuyển và chỉ định một cách chính xác.

Phản ứng liên quan đến sai sót tiêm chủng: gây ra bởi việc bảo quản, vận chuyển, chỉ định và tiêm vắc-xin không đúng.

Vì sợ bị kim chích gây đau nên một số trẻ có tâm lý lo lắng khi tiêm. Chính tâm lý lo sợ khiến cơ thể xảy ra phản ứng như: ngất xỉu, thở nhanh, choáng váng, chóng mặt và khó thở… và thường xảy ra ở học sinh nữ. Khi một học sinh này lo sợ sẽ dễ khiến học sinh khác lo sợ theo. Phản ứng sau tiêm do tâm lý sợ sẽ gặp nhiều ở trẻ từ năm tuổi trở lên. Để hạn chế phản ứng sau tiêm do tâm lý đối với trẻ, phụ huynh nên cho trẻ tiêm ở phường/xã, ít tiếp xúc với bạn bè mà chỉ có cha mẹ đi theo. Khi chích ở trường, trẻ cần uống thêm nước trà đường, ăn sáng trước khi chủng ngừa, tránh nguy cơ hạ đường huyết càng khiến trẻ dễ hồi hộp, lo sợ.

Phản ứng sau tiêm vắc-xin có cả những trường hợp không rõ nguyên nhân do thiếu các thông tin liên quan đến việc tiêm chủng. Có những tình huống trùng hợp ngẫu nhiên, không phải do vắc-xin gây ra mà là do một số nguyên nhân khác như do bệnh lý sẵn có của trẻ.

Theo Phunuonline.com.vn

Khi nào nên tiêm vắc xin viêm gan B cho bé?

Cháu đọc báo thấy nói trẻ sau sinh trong 24h được tiêm vắc xin viêm gan B là tốt nhất. Nếu con của cháu chưa được tiêm thì có sao không?

Chào bác sĩ, Hôm sinh cô y tá có tiêm cho bé nhà cháu 1 mũi vắc xin nhưng cháu cũng không biết là tiêm Vitamin K hay viêm gan B. Hôm nay cháu đọc báo thấy nói trẻ sau sinh trong 24h được tiêm vắc xin viêm gan B là tốt nhất. Vậy cháu xin hỏi, nếu con của cháu chưa được tiêm vắc xin viêm gan B thì có làm sao không?  - (Mẹ bé Bá Hữu – Hà Nội)

khi-nao-nen-tiem-vac-xin-viem-gan-b-cho-be

Chào mẹ bé Hữu,

Để phòng ngừa xuất huyết não ở trẻ sơ sinh, ngay sau sinh ra bé sẽ được tiêm một mũi vitamin K1.

Còn vacxin ngừa lao và viêm gan B, bé sẽ được tiêm sau sanh hoặc trước khi mẹ xuất viện (nếu mẹ không bị viêm gan B), trường hợp mẹ có viêm gan B sẽ được chỉ định tiêm ngừa viêm gan B trong vòng 24 giờ.

Trường hợp của bé, em nên xem lại sổ khám bệnh của bé khi xuất viện, thông thường sẽ có ghi rõ những thông tin về tiêm ngừa của bé. Nếu em không mắc bệnh viêm gan B thì việc chậm tiêm sau sanh không đáng lo ngại (tuy nhiên, sẽ không tốt bằng tiêm đúng lịch tiêm chủng) nhưng bé phải được tiêm ngừa vacxin này khi được tròn 2 tháng tuổi.

BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo

BACSI.com (Theo Alobacsi)

TP.HCM lập hội đồng xem xét vụ tử vong sau khi tiêm vắc xin

Ca tử vong đầu tiên sau tiêm vắc xin “5 trong 1” tại TP.HCM đang được Sở Y tế TP.HCM lập hội đồng xem xét.

Hôm nay 14.1, thông tin từ Sở Y tế TP.HCM, cho biết Sở đang lập hội đồng để xem xét về trường hợp một em bé tử vong sau tiêm vắc xin “5 trong 1” trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Đó là vắc xin ngừa năm bệnh gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não mủ và viêm gan siêu vi B, mà thời gian qua xảy ra một số ca tai biến sau khi tiêm rải rác tại các tỉnh thành.

Trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin trên tại TP.HCM theo Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM đó là bé trai ngụ Q.Thủ Đức, xảy hồi cuối tháng 10.2012.

Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP, bác sĩ Trần Phủ Mạnh Siêu cho biết, trường hợp này phía trung tâm đã đến nơi cư ngụ của bé bị tử vong để tìm hiểu dịch tễ, và đã cung cấp toàn bộ thông tin, dữ liệu cho Sở Y tế TP.HCM.

Trước ca tử vong trên, Viện Pasteur TP.HCM cũng đề nghị Sở Y tế TP.HCM sớm họp hội đồng, đưa ra nhận định, đánh giá để báo cáo về Cục Y tế dự phòng và Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

(Theo Thanhnien)

TP.HCM: Kiểm soát chặt việc tiêm vắc xin “5 trong 1″

 Tại TP.HCM mỗi tháng có khoảng 40.000 trẻ dưới hai tuổi cần tiêm vắc xin "5 trong 1" và TP.HCM đang kiểm soát chặt chẽ việc tiêm vắc xin này.

Trao đổi với Thanh Niên Online, TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, cho biết bình quân trong một tháng, mỗi quận, huyện của thành phố có trên dưới 2.000 trẻ dưới hai tuổi có nhu cầu tiêm vắc xin ngừa 5 bệnh nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Đó là vắc xin “5 trong 1”, phòng năm bệnh gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não mủ, viêm gan siêu vi B.

vacxin
Đợi tiêm ngừa cho trẻ ở TP.HCM

Các tai biến ở trẻ sau tiêm vắc xin “5 trong 1” liên tục xảy ra gần đây (gần nhất là ở tỉnh Bình Định, TP.Hà Nội, và tỉnh Kiên Giang), khiến nhiều người lo lắng.

Trước tình trạng trên, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM yêu cầu các đơn vị y tế dự phòng quận, huyện, những nơi có tiêm ngừa cho trẻ, trước khi tiêm vắc xin, nhất là loại vắc xin “5 trong 1” nói trên, cần phải tuân thủ nghiêm việc khám lâm sàng thật kỹ cho trẻ.

Nếu khám thấy trẻ không đáp ứng được điều kiện, sức khỏe để tiêm, thì không ra chỉ định tiêm.

Với những trẻ được tiêm, kỹ thuật viên, bác sĩ phải dặn dò, hướng dẫn kỹ người thân của trẻ theo dõi sát trẻ sau khi tiêm.

Ngoài ra, các đơn vị y tế phải xem kỹ lại khâu bảo quản, lưu trữ, thực hiện tiêm vắc xin.

Bởi, ngoài chất lượng vắc xin, cơ địa của trẻ, thì các khâu lưu trữ, bao quản, vận chuyển, và thực hiện tiêm chích đúng quy trình cũng rất quan trọng.

Các nhà chuyên môn cho rằng, sau việc liên tục xảy ra nhiều trường hợp trẻ bị tai biến sau tiêm như vậy, Bộ Y tế cần xem xét lại thật kỹ lưỡng từng yếu tố một, để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời, tránh gây nguy hiểm tính mạng của trẻ, cũng như ảnh hưởng đến chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia (trẻ được tiêm miễn phí trong chương trình này).

Phản ứng sau tiêm có nhiều mức độ, nhưng có thể có những biểu hiện như, sốt, đau chỗ tiêm, nổi mẩn đỏ, trẻ quấy khóc, bứt rứt, thở nhanh, khó thở, tím tái, co giật, suy hô hấp…

(Theo Thanhnien)

Tử vong sau tiêm Quinvaxem: Nghi vấn chất lượng vắc xin

Hôm qua Hội đồng đánh giá về tai biến tiêm chủng của Bộ Y tế đã có phiên họp bất thường, bởi chỉ trong vòng một tháng, từ đầu tháng 12.2012 đến 5.1.2013 đã có 5/7 trẻ tai biến nặng tử vong sau tiêm vắc xin Quinvaxem.

Ông Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, các trẻ tử vong và tai biến nặng sau tiêm Quinvaxem đều không có bất thường về sức khỏe, không có phản ứng bất thường về mũi tiêm lần đầu (với loại vắc xin khác). Điều tra khẳng định không có bằng chứng cho thấy phản ứng sau tiêm do sai sót quy trình bảo quản, vận chuyển vắc xin và dịch vụ tiêm chủng. “Vì vậy, dù chưa có bằng chứng đầy đủ về liên quan giữa phản ứng nặng sau tiêm chủng với chất lượng vắc xin nhưng cũng chưa thể loại trừ nguyên nhân này”, ông Bình nhận định.

Liên quan đến chất lượng của vắc xin Quinvaxem, GS Nguyễn Trần Hiển, Chủ nhiệm dự án Tiêm chủng quốc gia cho biết, vắc xin này hiện không còn dùng tại Hàn Quốc vì đây là vắc xin thế hệ cũ (sử dụng thành phần ho gà toàn tế bào), Hàn Quốc cũng như các quốc gia có điều kiện tài chính đã thay thế vắc xin này bằng vắc xin thế hệ mới có chứa kháng nguyên ho gà vô bào, có độ tinh khiết cao hơn, ít phản ứng hơn.

Lý giải về việc chưa ngưng sử dụng vắc xin Quinvaxem được bào chế theo công nghệ cũ, có tỷ lệ phản ứng cao hơn và tần suất tai biến nặng xảy ra dồn dập trong các tuần gần đây, ông Hiển cho biết: Đây là vắc xin có giá thành thấp (77.000 đồng/liều) và được viện trợ không hoàn lại. “Nếu chúng ta bỏ tiền mua để đủ cho 4-5 triệu liều/năm thì rất khó khăn. Còn nếu mua vắc xin thế hệ mới (giá thị trường khoảng 500.000 đồng/liều -PV), gấp khoảng 6 lần so với Quinvaxem thì càng khó khả thi. Vả lại Quinvaxem vẫn được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo sử dụng”, ông Hiển nói.

“Từ cuối năm 2012 và đầu năm 2013 ghi nhận tần số xuất hiện cao hơn các trường hợp phản ứng sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem khiến chúng tôi rất lo lắng. Trước mắt, các lô vắc xin liên quan đến phản ứng tại Bình Định, Kiên Giang và Hà Nội đã được tạm dừng sử dụng trên địa bàn”, ông Bình cho biết.

(Theo Thanhnien)

Bình Định: 3 trẻ nhập viện sau khi tiêm vắc xin

Ngày 28.12, chị Nguyễn Thị Thanh Thúy (30 tuổi, ở P.Lê Hồng Phong, TP.Quy Nhơn, Bình Định) cho biết ngày 25.12, con chị là cháu Nguyễn Thu Trúc (gần 3 tháng tuổi) sau khi tiêm vắc xin thì ré lên một tiếng rồi tím tái, ngưng thở, toàn thân mềm rũ. Sau khi được cấp cứu, truyền nước ở bệnh viện, bé mới bình thường trở lại.

Ông Bùi Ngọc Lân, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bình Định, cho biết loại vắc xin mà bé Trúc được tiêm là Quivaxem (ngừa 5 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan siêu vi B và Hib) thuộc lô 1453077, khác với lô vắc xin 1453078 liên quan tới 3 trẻ tử vong sau khi tiêm tại Nghệ An. Ngoài bé Trúc, còn có 2 trường hợp khác tại Quy Nhơn có biểu hiện khóc thét, tím tái, co giật cũng được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Theo ông Lân, 3 trường hợp phản ứng sau khi tiêm này nằm trong tỷ lệ cho phép của mỗi đợt tiêm chủng, người dân không nên hoang mang lo lắng. Tuy nhiên, nếu trẻ bị sốc phản vệ với những biểu hiện như khó thở, tím tái thì có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

(Theo Thanhnien)

Đã có kết luận vụ 3 cháu bé tử vong sau khi tiêm vắc xin

Ngày 20.12, Cục Y tế dự phòng đã có kết luận về vụ việc 3 trẻ em bị tử vong sau khi tiêm vắc xin “5 trong 1” vào ngày 7.12 tại xã Châu Quang, H.Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An.

Theo đó, Cục Y tế dự phòng khẳng định, vắc xin của chương trình tiêm chủng mở rộng đợt vừa qua là số vắc xin Quinvaxem được bảo quản và vận chuyển đúng quy định. Qua kiểm tra, chưa phát hiện sai sót trong quá trình tiêm chủng ở xã này và chưa xác định được bằng chứng về sự liên quan của vắc xin và tiêm chủng đối với các trường hợp tử vong. 3 trường hợp bệnh nhi tử vong sau tiêm vắc xin đều là trẻ 3 tháng tuổi, được xác định đều có biểu hiện phản ứng sau tiêm.

Sở Y tế Nghệ An đã cho dừng lô vắc xin Quinvaxem và OPV đã tiêm cho 3 trẻ này; đồng thời gửi mẫu vắc xin đến Viện Kiểm định quốc gia về vắc xin, sinh phẩm y tế để kiểm định.

(Theo Thanhnien)

Nghệ An: 3 bé sơ sinh tử vong sau tiêm vắc-xin

Tại xã Châu Quang, huyện Qùy Hợp mới đây xảy ra trường hợp 3 trẻ sơ sinh tử vong, sau khi được tiêm vắc – xin.

Gia đình cháu Vi Trung Kiên ở xóm Quang Thịnh, xã Châu Quang cho biết, chiều 6/12, loa truyền thanh xã thông báo sáng 7/12 các gia đình cho các cháu 3- 4 tháng tuổi đến trạm xá xã tiêm phòng.

Sáng 7/12, chị Hà Thị Tuyết (mẹ bé Kiên) và bà Minh đưa Kiên lên trạm xá. Sau khi tiêm xong, cán bộ trạm xá xã bảo: Sau khi tiêm, các cháu sẽ bị sốt nhẹ, đừng lo lắng gì! Trưa đưa cháu Kiên về, chiều bé bị sốt nhẹ, hễ bú vào là nôn ra. Đêm đến, bé khóc, mồ hôi đầm đìa, da tái xanh.

Vì trạm xá dặn sau khi tiêm các cháu có sốt nhẹ, không phải lo lắng gì, nên cả bố mẹ, ông bà không ai báo cáo lên y tá bản, cũng không cho cháu uống thuốc gì ngoài vò lá diếp cá đắp lên đầu để hạ sốt. Sốt li bì sau khi tiêm đến ngày 15/12 thì cháu Kiên tím tái dần rồi tắt thở.

Chị Tuyết nói trong nấc nghẹn: “Cháu từ khi sinh ra chưa bị ốm đau khi nào, da dẻ hồng hào, ăn khỏe, chơi ngoan, vậy mà sau khi tiêm phòng ở trạm xá xong, cháu đã bỏ ông, bỏ bà, bỏ bố, mẹ ra đi”.

Anh Lô Văn Hòa và chị Lương Thị Ngọc, bố mẹ của cháu Lô Quang Thịnh (3 tháng tuổi) ở xóm Quang Hương, kể: Sáng 7/12, chị Ngọc bế con lên trạm xá tiêm phòng. Chiều về, cháu bỗng sốt, ăn cơm nhai, hoặc bú vào là nôn hết ra, người yếu dần.

Cả đêm, cháu khóc gào như bị đau gì đó. Vì cán bộ trạm xá dặn sau khi tiêm các cháu có biểu hiện sốt nhẹ, không phải lo, nên cả nhà không cho cháu uống thuốc gì, chỉ vò lá diếp cá dấp cho cháu rồi chờ đợi mọi việc sẽ qua đi. Ai ngờ, 4 giờ sáng ngày 10/12, cháu lịm dần, tắt thở.

Khi được hỏi “Khi đưa cháu lên trạm xá, ai trực tiếp tiêm cho cháu?”, chị Ngọc nói: “Bà Long, y tá bản tiêm”. Tại nhà bà Hà Thị Long cùng bản Quang Hương, bà Long xác nhận, hôm 7/12, trạm xá có 2 bàn tiêm, một bàn tiêm cho phụ nữ có thai, bàn thứ hai tiêm cho các cháu.

Do các cháu đông quá nên y tá bản tiêm thay cho cán bộ trạm xá. “Hôm đó, tôi tiêm cho 3 cháu, trong đó có cháu Lô Quang Thịnh”. “Bà có nhận định gì sau khi các cháu tiêm đều có biểu hiện như nhau, rồi dẫn đến tử vong?”.

Bà Long trả lời: “Tôi làm y tá đã hơn 20 năm nay, có chứng nhận qua các khóa học, tiêm hàng trăm lần cho người lớn và trẻ em nhưng chưa xảy ra chuyện gì. Hôm 7/12, ở trạm xá, tôi tiêm và nhiều người khác tiêm, đã xảy ra 3 cháu tử vong, nhiều cháu khác cấp cứu kịp nên qua khỏi. Những cháu tử vong đều tiêm ở đùi, tôi nghĩ đây không phải do kỹ thuật tiêm, mà nghi ngờ lô thuốc có vấn đề”.

Tại bản Cù, xã Châu Quang có cháu Vi Hoài Nam (3 tháng tuổi) cũng có biểu hiện như hai cháu nói trên, sau khi tiêm phòng ở trạm xá xã về 2 ngày thì tử vong.

Bà Nguyễn Thị Hồng, Trạm trưởng trạm xá xã Châu Quang, cho biết: “Sáng 7/12, chúng tôi lên Trung tâm Y tế huyện Qùy Hợp nhận đủ liều lượng, và đã kiểm tra kỹ chất lượng thuốc”.

Hôm 7/12, có tất cả 65 cháu tiêm phòng mũi tổng hợp 5 trong 1 (phòng 5 bệnh gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/ viêm màng não mủ do HIB.

“Hiện tại, sau đợt tiêm, cả xã có 3 cháu tử vong, nhưng chưa chắc nguyên nhân do tiêm, do thuốc”, bà trạm trưởng nói.

(Theo Tiền Phong)