Lưu trữ cho từ khóa: tiêm ngừa

Những điều nên biết về vắc-xin ngừa virút HPV

HPV là virút gây u nhú ở người, rất dễ lây lan: có đến 75% nam và nữ có khả năng nhiễm virút HPV một lần trong đời.

Vắc-xin ngừa virút HPV (virút gây u nhú ở người) không còn là cụm từ xa lạ với chị em phụ nữ. Đó được xem như tấm “áo giáp” an toàn, bảo vệ người phụ nữ trước nhiều bệnh nguy hiểm liên quan đến sức khỏe sinh sản như: ung thư cổ tử cung (UTCTC), ung thư âm hộ, âm đạo, sùi mào gà sinh dục… Tuy nhiên, vẫn có những thông tin rất mới mẻ và hữu ích liên quan đến vắc-xin này mà bạn nên biết.

Vắc-xin ngừa virút HPV có thể bảo vệ phụ nữ trước một số bệnh ung thư?

Nhắc đến ung thư, tất cả mọi người đều sợ hãi và xem đó như một “án tử” trời kêu ai nấy dạ. Tuy nhiên, kỳ thực một số bệnh ung thư có thể phòng ngừa tích cực và chủ động, điển hình như ung thư cổ tử cung.

Nguyên nhân chính dẫn đến ung thư cổ tử cung là do virút HPV gây ra. Đây là virút gây u nhú ở người, rất dễ lây lan: có đến 75% nam và nữ có khả năng nhiễm virút HPV một lần trong đời. Bên cạnh ung thư cổ tử cung, HPV còn là nguyên nhân chính dẫn đến một số bệnh nguy hiểm khác như: ung thư âm hộ, âm đạo, sùi mào gà sinh dục… Bốn chủng virút HPV phổ biến nhất 6,11,16 và 18 chịu trách nhiệm phần lớn nguyên nhân gây ra các bệnh lý nêu trên.

nhung-dieu-nen-biet-ve-vac-xin-ngua-virut-hpv

Tuy nhiên, điều rất may mắn là người phụ nữ lại có thể chủ động bảo vệ chính mình khỏi sự tấn công của các chủng virút HPV phổ biến nói trên bằng tiêm vắc-xin ngừa HPV (vắc-xin đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành từ năm 2008). Chỉ cần tiêm 3 mũi trong vòng 6 tháng, vắc-xin đã có thể phòng tránh cho người phụ nữ những nguy cơ có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Nếu đóng vai trò là người chị, người mẹ trong gia đình, bạn nên cho các bé gái tiêm phòng sớm. Nếu đã là một phụ nữ trưởng thành, bạn nên tìm hiểu và chủ động tiêm vắc-xin này cho bản thân mình. Độ tuổi được khuyến khích tiêm phòng virút HPV dành cho nữ giới là từ 9 – 26 tuổi.

Tìm hiểu thông tin về việc tiêm ngừa virút HPV?

Quan trọng và hữu ích như thế, nhưng nhiều phụ nữ Việt Nam chưa dành sự quan tâm đúng mực đến vắc-xin ngừa virút HPV. Tháng 6 vừa qua, kết quả từ một khảo sát thực hiện bởi Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, cùng với Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương cho thấy: Khảo sát 900 phụ nữ từ 18 – 45 tuổi tại TP.HCM và Hà Nội, có 49% người cho biết đã từng nghe về virút HPV nhưng lại chỉ có… 4% đã tiêm ngừa vắc-xin này!

Thực tế, đã đến lúc nên dành sự quan tâm đặc biệt hơn đến việc tiêm phòng virút HPV, khi mà mỗi năm, ở Việt Nam có khoảng 5.000 phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung. Mỗi ngày trung bình có 9 phụ nữ chết vì ung thư cổ tử cung.

Thông tin về việc tiêm ngừa vi rút HPV rất phổ biến. Bạn có thể tìm kiếm trên website www.hpvinfo.vn, đến Viện Pasteur, Trung tâm Y tế Dự phòng, Bệnh viện Sản phụ khoa tại địa phương hoặc gọi 1800 545459 để được tư vấn. Hãy dành thời gian trao đổi cùng bác sĩ, hiểu thật cặn kẽ về virút HPV và chủ động tiêm phòng sớm. An toàn, ít tốn kém, không gây đau đớn, không mất thời gian, vắc-xin ngừa virút HPV như trang bị cho bạn và những người phụ nữ trong gia đình một tấm áo giáp từ bên trong, bảo vệ bạn một cách hiệu quả và tích cực.

Vắc-xin ngừa virút HPV đang được chuẩn bị đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng

Theo GS Nguyễn Trần Hiển, chủ nghiệm chương trình tiêm chủng mở rộng, ba vắc-xin mới đang được chuẩn bị đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia là vắc-xin phòng viêm phổi do phế cầu, vắc-xin phòng tiêu chảy do virút Rota vàđặc biệt là vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung do virút HPV. Hiện Liên minh Vắc-xin và Tiêm chủng Toàn cầu (GAVI) đã sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam ba vắc-xin này trong những năm đầu đưa vắc-xin vào chương trình.

Lý do đưa 3 loại vắc-xin này vào chương trình tiêm chủng mở rộng vì đây là ba căn bệnh có tỷ lệ mắc cao tại Việt Nam. Ba vắc-xin này cũng được cho là 3 vắc-xin hiệu quả. Ngoài ra, vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung do virút HPV còn có thể phòng một số bệnh đường sinh dục khác.

Theo Suckhoedoisong.vn

Những điều cần lưu ý về tiêm phòng vắcxin HPV

HPV (virút u nhú ở người) là căn bệnh lây lan qua đường tình dục rất phổ biến và nguy hiểm nhất là ở nhóm người trẻ tuổi có cuộc sống tình dục sôi động. Việc phòng ngừa, đặc biệt là tiêm phòng còn hạn chế nên tỷ lệ rủi ro mắc bệnh rất cao.

Liên quan đến căn bệnh này, Trung tâm Kiểm soát & Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) vừa giới thiệu 6 điều cần biết và 6 điều cần làm liên quan đến tiêm phòng vắcxin HPV cho nhóm tuổi vị thành niên.

nhung-dieu-can-luu-y-ve-tiem-phong-vacxin-hpv

Ảnh minh họa

6 điều cần biết về HPV

• Mọi phụ nữ đều có thể bị ung thư cổ tử cung, buộc phải điều trị, phẫu thuật cũng như phải làm các thủ thuật chữa trị, vừa tốn kém thời gian lại hao tổn tiền bạc. Thậm chí nếu nặng có thể phải cắt bỏ hoàn toàn cổ tử cung, tử cung và buồng trứng, mất khả năng làm mẹ và nhiều hệ lụy khác. Nhiều bệnh nhân phải xạ trị và hóa trị liệu, và tệ hơn, dẫn đến tử vong do phát hiện muộn, các phương pháp điều trị không phát huy tác dụng.

• Phụ nữ có thể mắc ung thư âm đạo, cần phải phẫu thuật, thậm chí còn ảnh hưởng vĩnh viễn đến cuộc sống tình dục.

• Khi mắc bệnh, phụ nữ có thể phát triển mụn cóc sinh dục, gây biến dạng bộ phận sinh dục, làm giảm sức hấp dẫn tình dục của người trong cuộc.

• Riêng đối với đàn ông nếu bị viêm nhiễm HPV có thể phát triển ung thư dương vật, phải phẫu thuật cắt bỏ dương vật, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống tình dục.

• Kể cả đàn ông lẫn phụ nữ đều có thể bị nhiễm HPV cổ họng hoặc ung thư vòm miệng, buộc phải phẫu thuật, chiếu xạ và hóa trị liệu, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như khô miệng, giảm vị giác, rụng răng… Đây là hậu quả của việc sinh hoạt tình dục bằng đường miệng.

• Bất cả đàn ông lẫn đàn bà đều có thể bị ung thư hậu môn/trực tràng do HPV, phải phẫu và xạ trị cũng như hóa trị liệu, giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh hoạt hàng ngày.

6 điều cần biết về tiêm phòng vắcxin HPV

• Nên tư vấn bác sĩ nhi khoa để tiêm vắcxin HPV cho nhóm trẻ 8 tuổi trở ra.

• Hãy suy nghĩ kỹ về hậu quả của việc ngại tiêm vắcxin HPV. Sau đó nên cân nhắc tiêm phòng cho con cái, kể cả bé gái lẫn bé trai.

• Nên tư vấn bác sĩ và mua bảo hiểm để giảm chi phí, kể cả tiêm vắxin HPV lẫn dùng thuốc.

• Nếu trẻ chưa tiêm phòng bao giờ cũng nên nói rõ cho bác sĩ biết để xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm HPV để có các giải pháp xử lý hợp lý.

• Tác dụng phụ của vắcxin HPV là rất hiếm. Nhưng nếu có bất kỳ triệu chứng sau khi tiêm thì nên nói cho bác sĩ biết để có cách khắc phục kịp thời.

Theo Nongnghiep.vn

TP.HCM lập hội đồng xem xét vụ tử vong sau khi tiêm vắc xin

Ca tử vong đầu tiên sau tiêm vắc xin “5 trong 1” tại TP.HCM đang được Sở Y tế TP.HCM lập hội đồng xem xét.

Hôm nay 14.1, thông tin từ Sở Y tế TP.HCM, cho biết Sở đang lập hội đồng để xem xét về trường hợp một em bé tử vong sau tiêm vắc xin “5 trong 1” trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Đó là vắc xin ngừa năm bệnh gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não mủ và viêm gan siêu vi B, mà thời gian qua xảy ra một số ca tai biến sau khi tiêm rải rác tại các tỉnh thành.

Trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin trên tại TP.HCM theo Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM đó là bé trai ngụ Q.Thủ Đức, xảy hồi cuối tháng 10.2012.

Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP, bác sĩ Trần Phủ Mạnh Siêu cho biết, trường hợp này phía trung tâm đã đến nơi cư ngụ của bé bị tử vong để tìm hiểu dịch tễ, và đã cung cấp toàn bộ thông tin, dữ liệu cho Sở Y tế TP.HCM.

Trước ca tử vong trên, Viện Pasteur TP.HCM cũng đề nghị Sở Y tế TP.HCM sớm họp hội đồng, đưa ra nhận định, đánh giá để báo cáo về Cục Y tế dự phòng và Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

(Theo Thanhnien)

Thời điểm nào không nên tiêm vắc xin thủy đậu ?

Thuốc chủng ngừa thủy đậu có thể giúp bảo vệ nhiều người khỏi mắc nhiễm loại vi rút này, nhưng không phải ai cũng có thể tiêm loại vắc xin này.

thuy-dau

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Mỹ xác định những người sau đây không nên chích ngừa thủy đậu:

Bất cứ ai đã có phản ứng đe dọa đến tính mạng đối với liều vắc xin này trước đó, bị dị ứng với gelatin hoặc kháng sinh neomycin;

Bị ốm nặng hoặc tình trạng sức khỏe không tốt thì các chuyên gia khuyên bạn hãy hoãn tiêm phòng cho đến khi nào khỏe lại;

Phụ nữ mang thai hoặc đang có kế hoạch mang thai trong vòng một tháng sau khi tiêm vắc xin;

Vừa được truyền máu.

Có hệ miễn dịch bị tổn hại, chẳng hạn như những người bị ung thư hoặc mắc bệnh AIDS;

(Theo Thanhnien)

Tất tần tật những thắc mắc về tiêm ngừa cho bé

(Webtretho) Lịch chích ngừa theo tháng tuổi, mẹo giúp bé không sốt sau chích, kinh nghiệm hạ sốt... bạn có thể tìm thấy tất cả ở những bà mẹ có kinh nghiệm dày dặn trên diễn đàn Webtretho.

Ảnh: Getty images

Với những người đã từng "kinh qua" thì chích ngừa và những vấn đề liên quan chỉ là chuyện nhỏ, nhưng với một bà mẹ trẻ, nhất là lần đầu có con, thì những vấn đề về chích ngừa đôi khi sẽ làm họ  lúng túng, lo lắng. Vậy sao bạn không cùng chia sẻ những câu hỏi và kinh nghiệm của mình ở đây?

Mang thai sau khi tiêm rubella có ảnh hưởng thai nhi?

Em năm nay 25 tuổi. Để chuẩn bị sinh con em đã đi tiêm ngừa rubella được 2 tháng 20 ngày. Em được các bác sĩ tư vấn là phải sau tiêm 3 tháng mới được có em bé, tuy nhiên em muốn “thả” ngay để kịp sinh con trong năm thì có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

(Hải Yến, Thành phố Huế)

Ảnh minh họa

Bà mẹ mang thai từ 3 tháng trở xuống mà bị rubella sẽ gây nguy hiểm đến thai nhi (dễ gây sẩy thai, chết lưu và dị tật bẩm sinh). Khi mắc rubella bẩm sinh, trẻ em có thể bị các dị tật như điếc, đục thủy tinh thể gây mù, tăng nhãn áp bẩm sinh, viêm não – màng não, chậm phát triển tâm thần, gan to, lách to, tim bẩm sinh…

Nguy cơ này có thể lên đến 90%. Vì thế, các bác sĩ đã khuyến cáo phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên đi tiêm phòng rubella. Do khuyến cáo chuẩn “chỉ 1 tháng sau tiêm là có thể có thai” nên việc chị đã tiêm 2 tháng 20 ngày thì có thai rất an toàn rồi.

(Theo Danviet)

7 cách giúp trẻ bớt đau khi tiêm chủng

Dưới đây là một số cách đơn giản nhưng hiệu quả đến mức đáng ngạc nhiên mà bạn cũng như bác sỹ của bạn có thể làm để giúp bớt đau khi tiêm chủng.

Vắc xin bảo vệ trẻ em khỏi các chứng bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, để có được những tác dụng tích cực thì trẻ phải chịu đau khi tiêm và một vài phản ứng phụ sau khi vắc xin được đưa vào cơ thể. Sự đau đớn đôi khi đã mang đến cho trẻ sự ám ảnh về những ống kim tiêm và khiến cho quá trình tiêm khó khăn hơn với trẻ.

Làm trẻ mất tập trung

Điều này đơn giản nhưng khiến trẻ xao lãng, không chú ý tới việc tiêm ngừa và vô tình làm giảm sự đau đớn cho trẻ. Ngay cả những biến thái nhỏ cũng có thể loại bỏ được nhiều vấn đề. Bạn có thể dùng một món đồ chơi mới để thu hút bé, chỉ ra một bức tranh trên tường, phát âm ABC, nói với con điều gì đó buồn cười hay đơn giản chỉ là thổi bóng bay cho bé chú ý…

Giả vờ ho

Một nghiên cứu năm 2010 trên tạp chí Pediatrics cho thấy rằng thực hiện thao tác “ho giả” một lần trước và trong quá trình tiêm chủng giúp giảm các phản ứng đau ở trẻ em lứa tuổi 4 và 5 cũng như lứa tuổi 11 và 12. Các bác sỹ cũng nói rằng với trẻ em trên 3 tuổi chúng có thể tưởng tượng rằng chúng đang thổi nến bánh sinh nhật, nhờ đó giảm bớt cảm giác đau. Vì vậy khi chuẩn bị tiêm, bạn có thể dụ trẻ làm thao tác thổi vào một vòng hoa, chong chóng hay bất kỳ điều gì bạn có thể nghĩ ra lúc đó.

Kẹo ngọt

Một phân tích năm 2010 được công bố trong Archives of Disease in Childhood nghiên cứu ảnh hưởng của việc cho trẻ 1-12 tháng tuổi thử dùng một số lượng nhỏ các giải pháp “ngọt ngào” như kẹo ngọt hoặc đường trước khi tiêm chủng, kết quả là 13 trong 14 trẻ sơ sinh thử nghiệm nghiên cứu khóc ít hơn so với trẻ không được sử dụng. Dung dịch đường mang lại nhiều ích lợi hơn là tác động xấu gây sâu răng mà các mẹ vẫn hay cấm trẻ ăn, và rõ ràng là nó không có nhược điểm hay tác dụng phụ nào cho việc tiêm chủng.

Bật  phim hoạt hình

Điều gì có thể hơn quyến rũ hơn các nhân vật hoạt hình vui tươi, sống động trên màn hình? Một nghiên cứu của Trường Đại học Georgia công bố trong Tạp chí Tâm lý học Nhi khoa cho thấy rằng trẻ em cảm thấy ít đau hơn khi y tá bật phim hoạt hình trong quá trình chủng ngừa. “Bất kỳ kỹ thuật phân tâm nào, cho dù đó là phim hoạt hình, video game, hoặc một điểm thu hút nào đó cũng giúp giảm bớt cảm giác đau đớn cho trẻ”, một tiến sỹ nói. Nếu bác sĩ của bạn không có một TV trong phòng tiêm, bạn có thể mang theo máy xem DVD xách tay hay Laptop để hỗ trợ.

Sử dụng các sản phẩm gây tê, làm mát tại chỗ

Kem EMLA, kem gây tê tại chỗ, có thể làm giảm đau do tiêm chủng ở trẻ em. Một nghiên cứu vào năm 2003 cho thấy rằng những em bé được bôi kem EMLA trước khi chủng ngừa thì bớt đau đớn hơn so với những bé không được bôi. Bạn có thể tìm mua nhiều loại kem gây tê trên thị trường để có thể bôi kem một giờ trước khi tiêm chủng giúp kem phát huy tác dụng tốt.

Ngậm núm vú giả

Núm vú giả có thể giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn trong nhiều trường hợp. Thử nghiệm nhỏ của trường Đại học Michigan cho thấy rằng núm vú giả có thể làm giảm sự đau đớn cho trẻ sơ sinh trước, trong và sau khi tiêm chủng. Và ngâm núm vú giả trong một dung dịch đường còn có thể đem lại hiệu quả hơn. Sau khi tiêm chủng, cho con bú hoặc ngậm núm vú giả cũng giúp làm giảm thời gian khóc của bé.

Hãy xem xét thứ tự của các mũi chích ngừa

Trong một nghiên cứu năm 2009, các bác sỹ đã phát hiện ra rằng trẻ sơ sinh ít có khả năng khóc nếu chúng đã được chủng ngừa kết hợp cho bệnh bạch hầu, bại liệt, uốn ván, ho gà và Haemophilus influenzae Type B (DPTaP-Hib, hoặc Pentacel), tiếp theo là thuốc chủng ngừa liên hợp phế cầu khuẩn (PCV hoặc Prevnar). Trẻ em được tiêm theo thứ tự này đã chứng tỏ bị đau ít hơn so với những trẻ đảo ngược trật tự.

(Theo Afamily)