Lưu trữ cho từ khóa: thuỷ tinh thể

Món canh dưỡng sinh bảo vệ mắt theo Đông y!

Thị lực bạn có dấu hiệu suy giảm? Mách bạn 2 món canh dưỡng sinh theo Đông y giúp bảo vệ cửa sổ tâm hồn!

Món canh bảo vệ mắt ngày thường

Nguyên liệu: gan vịt 150g, rau cần 50g, mộc nhĩ 20g, nấm tươi 50g, tỏi, hành tươi, gừng, dầu ăn, muối, rượu trắng lượng vừa đủ.

Cách làm: Rau cần cắt khúc. Nấm tươi, mộc nhĩ thái chỉ. Gan vịt cắt miếng ngâm rượu trắng, muối.

Đun dầu trong 5 phút, rồi cho gừng, tỏi, nấm, mộc nhĩ xào qua, cho lượng nước vừa đủ đun sôi. Sau đó cho gan vào, thêm gia vị, rau cần, đun sôi là có thể dùng.

Công hiệu: Bổ gan thận, dưỡng huyết, sáng mắt, tăng cường hệ miễn dịch. Thích hợp với người suy gan mắt mờ, nhìn không rõ, thiếu máu dẫn đến quáng gà.  Đây cũng là món canh bảo vệ mắt rất tốt cho trẻ nhỏ.

Canh rau chân vịt dưỡng mắt

Nguyên liệu: gan lợn 60g hoặc gan gà ta 2 lạng, rau chân vịt 130g, muối ăn, dầu ăn vừa đủ. Cố chỉ, cốc tinh, cam khởi, xuyên khung mỗi loại 15g.

Cách làm: Cho 4 vị thuốc vào 1000 cc nước dun trong 20 phút cho cô thành canh để dùng.  Gan lợn rửa sạch, thái miếng mỏng. Rau chân vịt rửa sạch, thái khúc nhỏ. Dùng ít dầu phi hành tươi cho thơm, sau đó cho nước canh 4 vị thuốc, gan lợn, rau chân vịt vào đun sôi,  rồi cho gia vị vừa ăn.

Công hiệu: Bổ gan, dưỡng máu, giúp sáng mắt. Ăn thường xuyên có thể cải thiện thị lực, đồng thời có thể trị chứng thiếu máu ở trẻ nhỏ.

Những lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày:

Ngủ đủ giấc, khoảng 7-8 tiếng với người lớn, và 8 tiếng trở lên với trẻ em.

Duy trì chế độ ăn cân bằng dưỡng chất.

Tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, tận hưởng ánh nắng mặt trời. Bởi ánh mặt trời có thể tác động dẫn máu về mắt, khiến các cơ và hệ thần kinh mắt được thư giãn.

Khi ngồi làm việc hoặc học nên cách 15 phút, nghỉ 5 phút, tránh để mắt phải làm việc căng thẳng trong thời gian dài. Đồng thời, cần ngồi đúng tư thế, giữ mắt cách sách hoặc giấy tờ 30cm, và đảm bảo đủ ánh sáng.

Không nên đọc sách báo ở những nơi có độ rung động, bởi mắt sẽ không ngừng phải thay đổi khúc xạ của thuỷ tinh thể để điều chỉnh cho phù hợp, khiến mắt nhanh bị mỏi, làm thị lực bị giảm sút.

Việc sử dụng mắt để học tập quá sớm trước tuổi đi học không có lợi cho sự phát triển thị lực của trẻ về sau.

Việc phòng ngừa cận thị nên được bắt đầu từ khi mắt còn tốt. Bố mẹ nên giáo dục cho trẻ ý thức bảo vệ mắt từ khi còn nhỏ. Nếu trẻ bị cận thị, nên trị liệu từ sớm, không nên ngay lập tức đeo kính, hoặc mổ. Đồng thời, cần sắp xếp cho trẻ thời gian nghỉ ngơi hợp lý, để tránh làm tăng độ cận.

Meo.vn (Theo Dantri)

Lão thị: căn bệnh thường gặp của tuổi già

Bạn thấy mình phải đặt quyển tạp chí cách xa một tầm tay thì mới nhìn thấy những chữ in nhỏ? Bạn đã chính thức bước sang tuổi trung niên, và trừ phi bạn có thể bằng cách nào đó kéo dài cánh tay của mình ra, còn thì phải đeo kinh, kính hai tròng hoặc ba tròng khi đọc sách là điều đang chờ đón bạn ở phía trước. Tình trạng rắc rối khi phải nhìn gần của bạn có một cái tên – lão thị.

Mắt cũng già đi như mọi bộ phận khác của cơ thể. Nhưng một tin tốt là trừ những bệnh mắt không thể hiệu chỉnh được, và với sự trợ giúp của mắt kính thích hợp, bạn sẽ có thị lực tốt như thời vàng son của mình. Dưới đây là cách để bù lại cho phần cánh tay không còn đủ dài nữa.

Lão thị là gì? Lão thị xảy ra khi thuỷ tinh thể tự nhiên của mắt bị dày lên và kém đàn hồi. Bình thường, một cơ vòng xung quanh thủy tinh thể giãn ra hoặc co lại, làm thay đổi độ cong của thủy tinh thể để điều chỉnh thị lực xa hoặc gần. Với lão thị, cơ vẫn hoạt động nhưng thủy tinh thể trở nên cứng hơn và khó thay đổi hình dạng. Kết quả là hình ảnh rơi ra đằng sau lớp tế bào thần kinh ở võng mạc vì phải rơi đúng vào đó, vì vậỵ thị lực nhìn gần bị mờ. Những thay đổi này không xảy ra qua ngày một ngày hai, mặc dù nó có vẻ như vậy. Một ngày nào đó bạn thấy mình cần phải cầm quyển sách hoặc cuốn tạp chí cách xa mắt để có thể nhìn rõ chữ, hoặc bạn nhầm số 8 thành số 3. Khi mệt mởi hoặc dưới ánh sáng lờ mờ, việc tập trung vào một điểm là đặc biệt khó. Bạn có thể bị đau đầu khi phải làm việc gần mắt. Lão thị xảy ra với tất cả mọi người sớm hoặc muộn, nhưng mọi người thường nhận ra nó vào quãng 45 tuổi. Việc mất khả năng tập trung vào một điểm ít nhận ra hơn nếu trước đó bạn bị cận thị. Người bị cận thị đeo kính để nhìn những vật ở xa. Nếu không có kính, họ có thể nhìn rõ ở gần. Vì vậy, lúc đầu khi bị lão thị, họ có thể khắc phục đơn giản bằng cách không đeo kính. Cuối cùng khi thủy tinh thể tự nhiên trở nên quá cứng, họ sẽ phải đeo kính để đọc như tất cả mọi người.

Kính chỉnh thị: Đưa thị lực trở lại tiêu điểm Nếu bạn có thị lực tốt trước khi bị lão thị, bạn chỉ cần đeo kính lão khi đọc để bù lại. Một chiếc kính bán không cần đơn là đủ. Nhưng hãy hỏi ý kiến bác sĩ mắt về loại phù hợp cho bạn. Bạn có thể cần kính đọc sách theo đơn bác sĩ. Khi mua kính không cần đơn, hãy thử một vài số khác nhau cách cầm tài liệu chữ in cách mắt khoảng 40cm cho đến khi tìm được chiếc kính cho phép bạn đọc được một cách thoải mái Nếu bạn đã đeo kính cận, viễn hoặc loạn thị, bạn cần một đơn kính mới điều chỉnh được cả lão thị. Lựa chọn của bạn gồm:

Kính hai tròng. Có 2 loại – loại có đường kẻ ngang nhìn thấy và loại không có đường kẻ (loại kính 2 tròng cải tiến). Kính hai tròng cải tiến thay đổi dần từ mức nhìn xa ở ngang tầm mắt tới mức nhìn gần dùng để đọc nằm ở đáy kính. Nếu bạn chưa từng đeo kính hai tròng, bạn nên thử loại kính 2 tròng cải tiến. nếu bạn thấy hình ảnh bị méo hoặc lượn sóng hoặc không thể tìm được khoảng cách nhìn rõ hình ảnh, thì có lẽ bạn không có đơn kính phù hợp hoặc có thể kính chưa được lắp đúng. Kính hai tròng bị trễ xuống mũi hoặc các mắt kính không được đặt giữa khung sẽ khiến bạn không nhìn thấy rõ.

Kính ba tròng: Loại kính này sẽ có ích khi bạn mất hầu hết khả năng hội tụ. Bạn sẽ có sự điều chỉnh để nhìn gần, nhìn xa trung bình – như màn hình máy tính – và nhìn xa ngay trong một kính. Do độ phóng đại tăng dần, nên có một dải điều chỉnh thay vì chỉ có hai mức điều chỉnh khoảng cách ·

Kính áp tròng mônô: Với kính áp tròng mônô, bạn mang kính áp tròng điều chỉnh thị lực nhìn xa ở mắt thuận và kính áp tròng điều chỉnh thị lực nhìn gần ở mắt không thuận. Mắt thuận thường là mắt bạn dùng khi chụp ảnh. Mắt dùng để nhìn gần sẽ hơi bị lóa khi nhìn xa, nhưng hầu hết mọi người đều có thể thích nghi được.

Kính áp tròng hai tròng. Nếu bạn cảm thấy khó chịu khi nhìn hình ảnh ở gần hoặc xa bị mờ khi đeo kính áp tròng mônô thì kính áp tròng hai tròng có thể là một lựa chọn cho bạn. Kính áp tròng hai tròng có thể khó lắp. Kính áp tròng có thể xô lệch khi bạn chớp mắt, ảnh hưởng tới chất lượng nhìn. Tuy nhiên, thiết kế của kính áp tròng đang tiếp tục được cải tiến, và bạn có thể may mắn hơn với những thiết kế mới, cho dù những thiết kế cũ không phù hợp với bạn.

Kính mônô cải tiến: Với lựa chọn này, bạn đeo kính áp tròng hai tròng ở mắt không thuận và một kính áp tròng để nhìn xa ở mắt thuận. Trong trường hợp này, bạn sẽ dùng cả hai mắt để nhìn xa và dùng một mắt để đọc. Phẫu thuật chỉnh thị: có tác dụng đối với lão thị không? Trong vài thập kỷ qua, các kỹ thuật phẫu thuật khúc xạ như LASIK, PRK, mở giác mạc hình nan hoa và cấy giác mạc đã được sử dụng để chỉnh tật cận thị, viễn thị và loạn thị. Nhưng những thủ thuật này có thể thực hiện được với lão thị không? Không có phẫu thuật cho phép một mắt đồng thời nhìn rõ ở cả khoảng cách gần và xa – bạn phải lựa chọn. Tuy nhiên, các lựa chọn phẫu thuật bao gồm LASIK, PRK và ít phổ biến hơn là hút thuỷ tinh thể còn trong kết hợp với đặt thủy tinh thể trong mắt. Trong những thủ thuật này chiến lược là:

Điều chỉnh cả hai mắt về khoảng cách : sử dụng LASIK hay PRK – các kỹ thuật phẫu thuật này sử dụng laser để gọt giác mạc – và đeo kính đọc để nhìn gần.

Điều chỉnh một mắt để nhìn xa và một mắt để nhìn gần: sử dụng LASIK hoặc PRK – các kỹ thuật phẫu thuật này sử dụng laser để gọt giác mạc. Hiệu quả của phương pháp này tương tự như khi mang kính áp tròng mônô. Song một số người đáp ứng tốt còn một số thì không. Tuy nhiên, thậm chí với những người phẫu thuật thành công vẫn bị giảm cảm nhận về chiều sâu vì cảm nhận chiều sâu phụ thuộc vào sự hội tụ tốt đồng thời của cả hai mắt tại. Những người có thị lực mônô nên mang sẵn một chiếc kính giúp họ nhìn xa tốt ở cả hai mắt phòng trường hợp cần có cảm nhận chính xác về chiều sâu, như khi lái xe vào ban đêm, khi trời mưa hoặc có sương mù. Những người không muốn có thị lực mônô nữa phải mổ thêm lần nữa để chỉnh lại mắt nhìn gần thành mắt nhìn xa. Sau đó họ phải đeo kính đọc khi nhìn gần.

Tạo građien quang học bằng cách lấy bỏ thủy tinh thể trong mắt và thay bằng một thuỷ tinh thể mới. Thủy tinh thể trong mắt tương tự như kính áp tròng hai tròng cho phép nhìn rõ hình ảnh đồng thời cả ở gần và xa. Quá trình này có một số vấn đề. Hình ảnh nhìn không được sắc nét, có thể gây khó chịu cho một số người, thị lực và cảm giác về độ tương phản có thể gây khó khăn khi lái xe vào ban đêm, khi trời mưa hay sương mù, hoặc khi nhìn những đồ vật khó nhìn.

Luôn coi chừng Dù không thể thôi già đi, nhưng bạn có thể giữ cho mắt luôn trẻ và khỏe mạnh:

Khám mắt thường xuyên. Dù có nhìn tốt đến đâu chăng nữa, bạn cũng cần đi khám mắt thường xuyên để phát hiện các bất thường. Nếu bạn ở độ tuổi từ 40-64, nên khám mắt 2 – 4 năm một lần. Nếu bạn ³ 65 tuổi, cứ 2 năm một lần phải đi khám mắt. Nếu bạn đeo kính hoặc mắc các bệnh về mắt khác, bác sỹ sẽ nói với bạn cần phải đi khám mắt bao lâu một lần.

Phòng chống các bệnh mãn tính. Một số bệnh, như đái tháo đường và huyết áp cao có thể ảnh hưởng tới thị lực nếu không được điều trị đúng.

Các triệu chứng dễ nhận biết. Giảm thị lực đột ngột ở một bên mắt, đột nhiên bị nhìn mờ hoặc nhìn lóa, thấy các chớp sáng, chấm đen hay cầu vồng xung quanh đèn có thể báo hiệu một căn bệnh nguy hiểm như tăng nhãn áp cấp tính hoặc đột quỵ. hãy nói với bác sỹ nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này.

Bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời. Đeo kính râm ngăn tia cực tím (UV). Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn phải ở ngoài nắng lâu, đã phẫu thuật đục thủy tinh thể hoặc đang dùng thuốc kê đơn làm tăng độ nhạy cảm với tia cực tím.

Ăn các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Nên ăn các loại thực phẩm có chứa vitamin A và beta caroten như cà rốt, khoai lang và dưa đỏ.

Sử dụng kính phù hợp. Kính phù hợp sẽ tối ưu hóa thị lực của bạn.

Chiếu sáng tốt. Bật đèn để nhìn rõ hơn.

Sử dụng các dụng cụ trợ giúp thị lực kém. Nếu thị lực của bạn kém, các dụng cụ trợ giúp như kính lúp và sách khổ lớn có thể giúp ích.


8 kẻ thù của mắt

Mắt và những vùng da quanh mắt là những nơi rất nhạy cảm trên khuôn mặt. Nếu không biết cách giữ gìn, những nếp nhăn xuất hiện quanh mắt sẽ làm bạn  'nhanh già' và mất tự tin. 8 lưu ý dưới đây giúp bạn bảo vệ đôi mắt và vẻ đẹp của mình.

Rượu

Rượu là kẻ thù lớn và nguy hiểm nhất đối với đôi mắt của bạn. Tại sao có người sau khi uống rượu lại đỏ mặt, nhiệt độ trong cơ thể tăng lên vùn vụt? Đó là do rượu có thể đẩy nhanh tuần hoàn máu, làm cho huyết quản mao mạch giãn nở, phình to.

 

Rượu là nguyên nhân khiến vùng da quanh mắt bạn bị nám

Vùng da ở xung quanh mắt rất mềm, huyết quản lại rất nhỏ, nếu uống quá nhiều rượu, huyết quản mao mạch rất dễ bị đứt, vỡ và hình thành các nốt đen nhỏ lấm chấm trên da, còn gọi là vết nám. Biện pháp để đối phó với kẻ thù nguy hiểm này là 'trốn' rượu càng xa càng tốt. Nếu trong trường hợp bất khả kháng không thể tránh được, nên uống nhiều nước để vô hiệu hoá những ảnh hưởng của rượu đối với da.

Thuốc lá

Thuốc lá một khi được đốt lên thì tuyệt nhiên là một địch thủ không được xem nhẹ. Những nghiên cứu khoa học gần đây càng chỉ rõ điều đó. Thuốc lá có thể sản sinh ra những nếp nhăn xung quanh mắt. Kể cả bạn không hút thuốc thì cũng không nên nới lỏng cảnh giác. Hơi và khói thuốc của ngưòi hút cũng có thể phá hoại cơ thể và dung nhan của bạn.

Bệnh khô mắt

Khô mắt có thể làm cho mắt trở nên không có thần sắc, khiến người khác luôn có cảm giác như bạn lúc nào cũng buồn rầu. Biện pháp tốt nhất để tiêu diệt kẻ thù này là không ngừng bổ sung nước cho mắt. Hầu hết các chuyên gia làm đẹp và các chuyên gia về mắt đều khuyên nên sử dụng thuốc nhỏ mắt vì nó có ích cho bạn cho dù bạn có đeo kính áp tròng hay bất cứ loại kính nào khác.

Tia nắng mặt trời

Quá nhiều tia tử ngoại chiếu vào sẽ tạo thành nếp nhăn quanh mắt, đục thuỷ tinh thể và các bệnh khác về mắt. Khi đi ra ngoài, bạn nên đeo kính râm hoặc kính chống tia tử ngoại, như thế có thể bảo vệ rất tốt cho mắt của bạn.

Không khí ô nhiễm

Bạn thường mất cảnh giác với kẻ thù này. Đến khi bạn chú ý đến nó thì nó đã làm bạn tổn hại rồi. Lúc đi ra ngoài, kể cả bạn không trang điểm, thì bạn cũng nên đánh một ít kem dưỡng da và phấn nền, như thế sẽ có tác dụng ngăn ngừa bụi bẩn, vi khuẩn.

Lúc ở trong nhà, bạn nên tạo dựng một môi trường trong lành, sạch sẽ. Dùng máy làm sạch không khí để thanh lọc hết các chất ô nhiễm như bụi bẩn, khói thuốc, mùi hôi tanh, lông động vật, vi sinh vật và các chất nhiễm bẩn khác mà bạn không thể nhìn thấy được.

Mỹ phẩm quá hạn

Khi bạn mở một hộp chải mi, bút kẻ mắt hay hộp phấn trang điểm mắt mới, vi khuẩn sẽ bắt đầu xâm nhập vào. Sau khi bạn mở ra sử dụng những đồ mỹ phẩm này, rồi đóng lại, nhiều lần như thế vi khuẩn tích tụ ngày càng nhiều, một khi nó vào mắt thì mắt bạn sẽ bị nhiễm khuẩn hoặc dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khác. Vì vậy, khoảng 6 tháng nên thay mỹ phẩm 1 lần, chải mi thì 3 tháng nên thay một lần.

Ăn kiêng không đúng cách

Ăn kiêng không đúng cách cũng là một trong những kẻ thù tạo nên nguy hiểm cho đôi mắt đẹp của bạn. Theo một nghiên cứu chỉ rõ, trong các loại rau tươi và hoa quả chứa đựng nhiều chất như vitamin E, C, kẽm…có thể phòng chống các bệnh và nếp nhăn quanh mắt. Nếu bạn ăn kiêng, hạn chế ăn các chất béo và chất bột là rất đúng nhưng đồng thời phải tăng thêm lượng rau xanh và hoa quả.

Thiếu ngủ

Nếu bạn thướng xuyên phải làm việc tới 2-3h đêm, sáng 7h phải vội dậy đi làm, vì thế thiếu ngủ sẽ đánh bại bạn. Muốn chiến thắng kẻ thù này, nhất định bạn cần nắm bắt từng cơ hội. Trên xe ô tô đi làm, trong lúc nghỉ trưa, lúc chờ cắt tóc… chỉ cần có chút thời gian, bạn nên nhắm mắt một lúc, như thế mới có thể giữ được đôi mắt trong sáng mạnh khoẻ, thoát khỏi nỗi muộn phiền về quầng thâm mắt và nếp nhăn.

Bạn cần lưu ý, cố gắng hết sức để tránh nạp vào người chất cafein bởi vì nó có thể làm ảnh hưởng đến quy luật nghỉ ngơi của bạn.

Dương Hằng/ Theo Health and Life

PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ CẬN THỊ BẰNG LASER EXCIMER

PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ CẬN THỊ BẰNG LASER EXCIMERCận thị là tật khúc xạ mà người bị nhìn vật sẽ rõ hơn khi để gần mắt, nếu nhìn xa sẽ bị mờ. Thị lực nhìn gần có thể vẫn rõ, nhưng thị lực nhìn xa thì mờ. Cận thị là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực trên thế giới, hiện nay học sinh và sinh viên bị cận thị ngày càng tăng. Cân thị nặng dẫn đến thoái hoá hắc võng mạc trung tâm gây giảm thị lực và có nguy cơ cao bong võng mạc, lác, glôcôm… Cận thị ở các nước phát triển như ở Mỹ chiếm 30% trong dân số. ở nước ta theo thống kê tại các trường trung học tại các thành phố lớn như Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh chiếm từ 18% đến 28%.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

I.   CẬN THỊ

Mở đầu  

Cận thị là tật khúc xạ mà người bị nhìn vật sẽ rõ hơn khi để gần mắt, nếu nhìn xa sẽ bị mờ. Thị lực nhìn gần có thể vẫn rõ, nhưng thị lực nhìn xa thì mờ.

Cận thị là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực trên thế giới, hiện nay học sinh và sinh viên bị cận thị ngày càng tăng. Cân thị nặng dẫn đến thoái hoá hắc võng mạc trung tâm gây giảm thị lực và có nguy cơ cao bong võng mạc, lác, glôcôm…

Cận thị ở các nước phát triển như ở Mỹ chiếm 30% trong dân số. ở nước ta theo thống kê tại các trường trung học tại các thành phố lớn như Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh chiếm từ 18% đến 28%.

Để hiểu về cận thị cần thiết phải hiểu về thành phần và cấu trúc của mắt tham gia vào hệ thống quang học gồm có: Giác mạc, thuỷ tinh thể, võng mạc

-         Giác mạc là phần trắng trong suốt có hình nón phủ ở phía trước mắt, nằm trước mống mắt (xung quanh là mầu trắng đục của củng mạc).

-         Thuỷ tinh thể mầu trắng trong suốt hình thấu kính có 2 mặt lồi nằm sau mống mắt.

-         Võng mạc là một màng mỏng nằm phía sau nhãn cầu, có những tế bào  nhận cảm ánh sáng chuyển ánh sáng vào mắt thành những xung điện chuyền theo dây thần kinh thị giác lên não, tại đó phân tích và giải mã hình ảnh.

-         Người có thị lực bình thường, khi ánh sáng vào mắt do chức năng của giác mạc và thuỷ tinh thể làm ánh sáng chuyển hướng hội tụ đúng vào võng mạc (quá trình đó gọi là khúc xạ) nhờ vậy nhìn rõ được hình ảnh.

-         Mắt cận thị, công xuất hội tụ của giác mạc và thuỷ tinh thể quá lớn, hoặc  trục nhãn cầu quá dài, vì vậy ánh sáng hội tụ phía trước võng mạc, đó là tật khúc xạ cận thị

Phân loại

Có 3 loại cận thị:

-         Cận thị sinh lý: Hay gặp nhất, thường bắt đầu ở lứa tuổi 5 – 10 tuổi, tăng dần độ cận cho đến khi nhãn cầu ngừng phát triển. Có thể do công xuất khúc xạ của giác mạc,  thuỷ tinh thể hay trục nhãn cầu quá dài.

-         Cận thị bệnh lý: ít gặp nhất trong 3 loại cận thị. Bắt đầu giống như cận thị sinh lý, nhưng không ổn định, độ tiến triển của cận thị nhanh, theo độ phát triển bất bình thường của trục nhãn cầu, thường dẫn đến thoái hoá võng mạc.

-         Cận thị mắc phải: Thường gặp sau tuổi thiếu niên, có thể liên quan đến các bệnh như đái tháo đường, đục thuỷ tinh thể, hoặc dùng một số loại thuốc làm tăng công suất hội tụ của thuỷ tinh thể

Mức độ cận thị:

-         Cận thị nhẹ: < - 3D

-         Cận thị vừa: - 3D đến - 6D

-         Cận thị nặng: > - 6D

Nguyên nhân và triệu chứng

Cận thị có thể do nguyên nhân quá dài của trục nhãn cầu, hoặc do khúc xạ của giác mạc,  thuỷ tinh thể quá cao. Nói chính xác là do sự liên quan không tương xứng của giác mạc, thuỷ tinh thể và chiều dài của trục nhãn cầu.

Cận thị có thể do:

-         Di truyền:  Trục nhãn cầu dài, mắt to hơn bình thường…

-         Do điều kiện làm việc thiếu ánh sáng, nhìn gần, căng thẳng, thiếu dinh dưỡng, không được nghỉ thích hợp

Triệu chứng của cận thị:  Nhìn xa mờ, để sách quá gần khi đọc, mắt hay mỏi nhức khó chịu, mắt lác

Chẩn đoán

-         Thường phát hiện các cháu bị cận thị ở độ tuổi bậc tiểu học, nhìn bảng khó, hoặc không tập trung trong lớp học. Giáo viên nên thông báo cho bố mẹ các cháu biết để có thể đưa cháu đến cơ sở y tế có bác sĩ chuyên khoa mắt khám và điều trị.

-         Lác

-         Nhức mỏi mắt

Nếu cháu chỉ bị tật khúc xạ, không có bệnh khác ở mắt, sau khi chỉnh kính tối đa thị lực của cháu là 10/10

Điều trị

Những bệnh nhân bị cận thị có thể điều trị bằng các phương pháp sau:

Đeo kính: Đựoc sử dụng chủ yếu để điều trị cận thị, số kính phù hợp với độ cận thị. Kính phân kỳ sẽlàm ánh sáng đi xa hơn và hội tụ trên võng mạc, hình ảnh sẽ nhìn rõ hơn. Bệnh nhân đựoc đeo kính đúng và thích hợp độ cận thị sẽ tiến triển chậm hơn.

Ngoài ra những bệnh nhân bị cận thị có thể hay gặp một số biến chứng như: Thoái hoá dịch kính võng mạc, xuất huyết võng mạc, bong võng mạc. Khi có những biểu  hiện bất thường ở mắt cần đến khám ngay tại cơ sở y tế có bác sĩ nhãn khoa

Sử dụng kính tiếp xúc: Kính tiếp xúc mỏng hình tròn đựoc đặt vào phía trước nhãn cầu. Có 2 loại kính tiếp xúc: Kính tiếp xúc cứng và kinh tiếp xúc mềm. Tuy nhiên đeo kính tiếp xúc có thể bị biến chứng như: viêm kết mạc dị ưng, hoặc viêm giác mạc…

Phẫu thuật:

Đối với những bệnh nhân không muốn đeo kính hoặc sử dụng kính tiếp xúc có thể phẫu thuật. Tại Bệnh Viện Mắt trung ưong có hai phương phẫu thuật điều trị cận thị bằng Laser Excimer

II. PHẪU THUẬT CẬN THỊ BẰNG LASER EXCIER

Lời giới thiệu

Những người bị các tật khúc xạ: Cận thị, viễn thị, loạn thị có thể đeo kính, dùng kính tiếp xúc hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên nhiều người cảm thấy không thoải mái khi bị phụ thuộc vào kính hoặc kính tiếp xúc, do nghề nghiệp không đeo được kính, nhất là khi lao động, chơi thể thao, bơi lội, học tập căng thẳng vào mùa hè ra mồ hôi nhiều, đi ra ngoài lúc trời mưa…Nhiều người mong muốn thoát khỏi đôi kính vốn là vật bất ly thân để tăng thêm vẻ đẹp cho khuôn mặt.

Từ năm 1986 Laser Excimer được đưa vào dùng để điều trị những bệnh nhân có tật khúc xạ. Từ đó các thế hệ máy Laser Excimer cũng như các kỹ thuật mổ được hoàn thiện và phát triển.

Máy Laser Excimer được lắp đặt tại Viện Mắt TW là thế hệ mới nhất của Mỹ, mỗi lần quét Laser Excimer chỉ lấy đi 0,25 mm (Micro met) bằng 1/40 chiều dầy của một tế bào (10 mm). Do vậy diện cắt trên bề mặt giác mạc có độ chính xác và án toàn rất cao, thị lực sau phẫu thuật phục hồi nhanh, kết quả ổn định lâu dài.

Hiện nay có 2 phương pháp mổ cận thị, loạn thị, viễn thị bằng Laser Excimer

-        PRK (Photo Refractive Keratectomy)

-        LASIK (Laser In Situ Keratomileusis)

Các phương pháp này có ưu điểm: Chính xác, an toàn, kết quả sau mổ ổn định, và có thể điều trị được những bệnh nhân bị cận thị nặng.

Khi phẫu thuật chỉ càn tra thuốc tê tại chỗ. Thời gian phẫu thuật từ 7 – 10 phút, thời gian Laser Excimer tác động trên giác mạc khoảng 20 – 40 giay. Sau mổ, bệnh nhân chỉ ở lại Viện 1-2 giờ, không cần nằm viện.

Bệnh nhân không cảm thấy đau trong và sau khi phẫu thuật.

Phương pháp PRK (photo refractive keratectomy)

Phẫu thuật viên gạt bỏ lớp biểu mô giác mạc vùng trung tâm, sau đó dùng Laser Excimer tạo ra bề mặt cắt phẳng rất chính xác. Tuỳ theo độ cận thị máy Laser sẽ cắt ở mức độ khác nhau. Phương pháp này áp dụng an toàn và hiệu quả cho cận thị dưới 2D.

Phương pháp lasik (laser in situ keratomileusis)

Là phương pháp tối ưu hiện nay, đặc biệt điều trị cận thị nặng. Thị lực phục hồi sau mổ nhanh, vì vậy ở Mỹ 95% bệnh nhân phẫu thuật theo phương pháp này.

Phẫu thuật viên sử dụng máy để tạo một lớp vạt giác mạc hình tròn ở vùng trung tâm giác mạc, dày khoảng 130 mm đến 160 mm.

Sau đó dùng Laser Excimertác động lên lớp nhu mô giác mạcphía dưới vạt, làm cho mối liên kết giữ các phân tử bị phá vỡ một cachs nhẹ nhàng, tạo hình lại độ cong của lớp nhu mô giác mạc với mức độ phù hợp với các tật khúc xạ giác mạc khác nhau. Thời gian Laser tác động kéo dài khoảng 30 giây.

Bề mặt giác mạc được rửa sạch, vạt giác mạc sẽ đặt lại đúng vị trí ban đầu. Hai mắt có thể điều trị trong cùng một lần mổ. Sau mổ bệnh nhân cần tra thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, và đnhiều khám theo hẹn của bác sỹ.

Chỉ định phẫu thuật

1.     Laser Excimer có thể điều trị cho bệnh nhân:

·       Cận thị: -1D đến – 20D

·       Viễn thị: +1 đến +10D

·       Loạn thị: 1D đến 7 D

2.     Tuổi bệnh nhân: Từ 18 tuổi trở lên

3.     Tật khúc xạ ổn định (ít nhất trong 6 tháng gần đây không tăng số kính)

4.     Bệnh nhân tự nguyện mổ Laser Excimer do muốn giảm số kính, không muốn đeo kính, hoặc lí do khác.

Chống chỉ định

1.     Đang có các bệnh cấp hoặc mnhững tính tại mắt như: viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm màng bồ đào, glôcôm, giác mạc hình nón…

2.     Có các bệnh lí toàn thân như: Đái tháo đường, bệnh ác tính…

3.     Đang có thai hoặc trong thời kì cho con bú.

4.     Bệnh nhân không chấp nhận rủi ro có thể có trong phẫu thuật, hoặc có thể còn phải đeo kính sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật

-        Không được dụi tay vào mắt, không được tự vén mi

-        Tra thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ

-        Đến khám lại theo hẹn:

·       Đối với phẫu thuật LASIK: Liên tục 2 ngày sau mổ

·       Đối với phẫu thuật PRK: 3 đến 5 ngày.

·       Sau đó cả 2 phẫu thuật LASIK và PRK đến khám lại 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng.

- Khám lại ngay nếu thấy mắt có biểu hiện bất thường.

http://www.vnnio.org/gioi_thieu_ky_thuat_moi/200501044277417342

Lác mắt – Không chỉ là vấn đề thẩm mỹ

Nhiều bậc cha mẹ vì nghĩ rằng mắt lác chỉ là vấn đề xấu - đẹp nên khi mắt con bị lác lại không đi khám và điều trị sớm. Khi trẻ lớn lên, bắt đầu quan tâm đến hình thức mới tới gặp bác sĩ thì thị lực đã giảm nghiêm trọng. Theo các bác sĩ, lác mắt không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà nếu không điều trị sớm, mắt lác sẽ yếu dần và dẫn đến nhược thị.

Dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm

Bé H. (5 tuổi) ở Thanh Hóa bắt đầu có biểu hiện lác từ khi gần 3 tuổi. Tuy nhiên, gia đình cho rằng triệu chứng không gây hại gì đến sức khoẻ và khả năng nhìn, chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ nên định để cháu lớn lên mới điều trị. Gần đây, thấy con có dấu hiệu nhìn kém, bố mẹ H. mới đưa cháu đi khám. Bác sĩ chẩn đoán H. mắc chứng đục thuỷ tinh thể bẩm sinh giai đoạn nặng và lác mắt chính là một hệ quả của bệnh này.

Cha mẹ không nên chủ quan khi thấy con bị lác mắt vì đó có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm, mà đục thuỷ tinh thể bẩm sinh là một ví dụ. Bệnh này cần được chữa sớm bởi nếu để lâu, tế bào thị giác của trẻ sẽ thoái hoá và rất khó phục hồi.

Ngoài lác, đục thủy tinh thể bẩm sinh còn có một số biểu hiện dễ thấy là lỗ con ngươi của trẻ có màu trắng phấn, thường bị cả hai bên. Mắt có những cử động bất thường như rung lắc. Trẻ nhìn kém, hay dụi mắt, nheo mắt khi nhìn.
Khám mắt cho trẻ tại Bệnh viện mắt TP. HCM.

Bệnh lý khối u võng mạc (thường là ung thư) cũng có thể gây lác. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Nếu phát hiện muộn, trẻ sẽ phải múc bỏ mắt để bảo toàn tính mạng.

Lác do khối u thường có dấu hiệu đi kèm là ánh đồng tử bệnh nhân có thay đổi. Khi trẻ ở trong bóng tối, ánh mắt có màu xanh lơ hoặc trắng xám. Mắt bên tổn thương trông rất dại, vô hồn. Nếu để muộn, mắt có thể đỏ, lồi, gây đau nhức và buồn nôn.

Ngoài ra, các bệnh như viêm màng bồ đào, tổn thương ở não bộ... cũng có thể gây lác. Do đó, khi có biểu hiện này, trẻ cần được đưa đi khám ngay.

Cần được điều trị sớm

Các tật khúc xạ như viễn thị, loạn thị hoặc viễn - loạn thị phối hợp cũng gây lác mắt ở trẻ em, nhất là khi khúc xạ hai mắt lệch nhau. Trường hợp này thường gây lác vào trong. Nếu trẻ bị cận thị số cao nhưng không đều hai bên thì mắt nặng hơn thường bị lác ra ngoài.

Các bác sĩ khuyến cáo, ngay cả với các trường hợp kể trên, lác mắt cũng không phải chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nếu không điều trị, mắt lác sẽ yếu dần và dẫn đến nhược thị.

Do đó, chứng lác cần được điều trị càng sớm càng tốt, và phải chữa dứt điểm trước tuổi đi học. Sẽ là quá muộn khi bệnh nhân đã 5-7 tuổi bởi lúc này não bộ và thị giác đã phát triển hoàn hảo, việc điều trị thường không mang lại hiệu quả cao.

Bác sĩ  Quốc Minh
suckhoe-doisong

Đục thủy tinh thể: Nguyên nhân gây mù lòa

 

Thủy tinh thể là chiếc đĩa trong suốt nằm ở phía bên trong mắt, nó tập trung các tia sáng đi vào võng mạc để tạo thành hình ảnh sắc nét rõ ràng, như thấu kính của máy ảnh tập trung hình ảnh vào phim. Thủy tinh thể có chức năng như một thấu kính hội tụ nằm sau mống mắt và tham gia vào quá trình điều tiết của mắt.

Bệnh đục thủy tinh thể là hiện tượng đục mờ thủy tinh thể. Sự đục mờ này ngăn không cho tia sáng lọt qua, kết quả là võng mạc không thu được hình ảnh và thị lực bệnh nhân suy giảm dẫn đến mù lòa.

Bệnh đục thủy tinh thể là hiện tượng đục mờ thủy tinh thể

Nguyên nhân gây bệnh đục thủy tinh thể: Nguyên nhân phổ biến nhất là do tuổi già (trên 80% người mắc bệnh đục thủy tinh thể là người có độ tuổi trên 50), và các bệnh lý như tiểu đường, tăng huyết áp, cận thị, chấn thương ở mắt, đục thủy tinh thể sau bệnh lý khác của mắt: glaucome (cườm nước), viêm màng bồ đào, tổn thương võng mạc, đục thuỷ tinh thể bẩm sinh.

Triệu chứng của bệnh:

Mắt nhìn thấy mờ, thị lực suy giảm, khó nhìn, lóe sáng, quáng gà, ra nắng mờ hơn trong nơi râm mát. Sức nhìn kém trong các vùng sáng bao quanh. Nhìn một vật thành hai hoặc ba. Thường xuyên thay đổi kính đeo mắt. Người bị đục thủy tinh thể nặng có thể thấy ánh sáng và nhận ra được các tương phản mạnh về màu sắc, nhưng không thể đọc sách báo.

Về điều trị:

Trong giai đoạn sớm, khi sự sụt giảm thị lực chưa ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống thì người bệnh có thể đeo kính râm khi ra ngoài trời nắng, hoặc thay đổi độ kính. Nhưng các biện pháp trên chỉ là tạm thời. Khi mắt mờ nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì cần phải phẫu thuật thay thủy tinh thể. Phẫu thuật đục thủy tinh thể được thực hiện khi thị lực giảm, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

Kỹ thuật tiến bộ nhất là phẫu thuật phaco phương pháp nhũ tương hóa thủy tinh thể bằng máy, sau đó hút ra và thay thế thủy tinh thể nhân tạo. Thị lực người bệnh phục hồi tốt trong thời gian ngắn, mắt trở nên sáng và bệnh nhân không cần đeo kính độ cao trên 10D như phương pháp mổ lấy thủy tinh thể thông thường trước đây.

Cần chú ý, đục thủy tinh thể là một căn bệnh rất phổ biến, là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa mà lại không có cách điều trị phòng ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh. Theo thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương, tại Việt Nam có tới 70% số người mù là do đục tinh thể. Đáng nói là có tới 35% người mù do đục thủy tinh thể không biết bản thân bị bệnh hoặc đây là bệnh có thể chữa được.

Đa số người bệnh lại đến bệnh viện khi ở giai đoạn muộn, rất khó phục hồi thị lực. Nhất là ở những trường hợp mà các dây thần kinh thị giác (nhiệm vụ cung cấp thông tin nhìn thấy đến não) có thể đã bị phá huỷ hoàn toàn, gây mù vĩnh viễn hoặc nếu điều trị được cũng gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, nên tăng cường kiểm tra mắt định kỳ nhất là với người cao tuổi để hạn chế các biến chứng, bảo vệ chức năng thị giác và giảm thiểu tỷ lệ mù lòa.

Theo TTO

8 loại nước giải khát nên uống nhất

Từ lâu, người ta đã rút ra kết luận là mỗi ngày cần uống khoảng 2 lít nước sạch.

 

Một lượng như vậy đủ để loại bỏ những cặn bã ra khỏi cơ thể và làm quá trình trao đổi chất được tiến hành bình thường. Tuy nhiên, thay vì uống nước trắng có những thứ nước giải khát còn tốt hơn bởi chúng mang lại thêm cho bạn những chất có ích và không thể thay thế.

Сác chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra một danh sách 8 loại đồ uống mà mỗi người nên sử dụng hàng ngày. Đó là:

Chè xanh

Do chứa một lượng lớn chất flavonoid, polyphenol và chất chống ôxy hoá, chè xanh trung hoà các gốc tự do, làm cứng xương, bảo vệ tim mạch khỏi bệnh tật và giảm nguy cơ mấc bệnh ung thư.

Chè bạc hà

Loại nước uống này có tác dụng rất tốt đối với quá trình tiêu hoá. Bạc hà có khả năng chống viêm nhiễm và tránh cho những vết xước, vềt thương, mụn nhọt trên da khỏi bị nhiễm trùng.

Sữa đã tách bơ

Sữa tách bơ có khả năng giúp ta ăn ngon miệng và tránh được hiện tượng thừa cân. Trong sữa chứa nhiều chất hydrat cacbon, protit, canxi và vitamin D. Tốt nhất là loại sữa còn chứa 1% chất béo.

Sữa đậu nành

Sữa đậu nành ngăn ngừa bệnh tim mạch do giảm hàm lượng cholesterol “xấu” trong máu. Nhưng sữa đậu nành không thể thay thế hoàn toàn sữa bò, vì nếu chỉ dùng sữa đậu nành có thể thiều canxi và các vitamin D,A.

Nước sôcôla nóng hoặc cacao

Hai loại nước uống này kích thích cơ thể sản xuất ra các hocmôn serotonin, làm đầu óc hưng phấn, vui vẻ. Nước sôcôla nóng và cacao còn ngăn cản sự mắc các bệnh tim mạch. Polyphenol có trong các loại nước này bảo vệ các tế bào khỏi tác động của các gốc tự do, giúp ta trẻ lâu hơn.

Nước cà chua (không thêm muối)

Licopen chứa trong cà chua được coi như chất phòng tránh bệnh ung thư nhiều cơ quan trong cơ thể như ung thư phổi, dạ dày, ruột, gan, tuyến vú và cổ tử cung ở phụ nữ. Nó còn có tác dụng làm giảm các bệnh tim mạch.

Nước bí đao

Các nhà y học đã nói nhiều về công dụng của loại nước này. Nó bảo vệ cơ thể khỏi sự nhiễm trùng hệ tiêu hoá và bài tiết. Ngoài ra nước bí đao còn ngăn ngừa các bệnh răng miệng và giảm cholesterol “xấu” trong máu.

Nước cam vắt

Sự phong phú vitamin C trong nước cam làm tăng tính miễn dịch, bảo vệ cơ thể chống lại nhiều bệnh trong số đó có bệnh đục thuỷ tinh thể và bệnh ung thư. Các bác sĩ khuyên phụ nữ nên dùng thường xuyên nước cam trong thời gian mang thai, vì axit folic có trong đó ngăn được các khuyết tật của bào thai khi phát triển.

Thức ăn cho người cận thị

Cận thị có thể cải thiện được nhờ ăn uống. Dưới đây là những món ăn người cận thị nên dùng.

Thức ăn chứa nhiều vitamin A. Thiếu vitamin A sẽ sinh ra chứng quáng gà, đến mức không nhìn rõ được thứ gì dưới ánh đèn yếu. Ngoài ra còn sẽ làm cho tế bào biểu mô tuyến lệ bị tổn hại, dẫn đến bệnh khô mắt. Thức ăn chứa nhiều vitamin A có các loại gan động vật, sữa bò, sữa cừu, lòng đỏ trứng gà, dầu gan cá, v.v...

* Thức ăn chứa nhiều caroten. Sau khi được cơ thể hấp thu, nó sẽ chuyển hoá thành vitamin A. Những thức ăn này chủ yếu có rau xanh, cải trắng, rau cải xanh,  rau  chân vịt, cài dầu, đậu xanh, bí đỏ, cà chua, cà rốt, táo, khoai lang, bí, gấc.

* Thức ăn có chứa nhiều vitamin B1  và niacine. Thiếu vitamin B1 sẽ gây viêm dây thần kinh thị giác, sung huyết nhú dây thần kinh thị, xuất huyết thị võng mạc, giảm thị lực nhanh. Thiếu niacine sẽ gây ra  rung giật nhãn cầu, thị giác yếu. Thức ăn chứa hai loại chất này tương đối nhiều, có đậu các loại, thịt nạc, lạc, gạo lứt, rau lá xanh, đậu xanh, táo, ngô.

* Thức ăn có nhiều vitamin B2, nhằm đảm bảo cho thị võng mạc và giác mạc chuyển hoá được bình thường. Thiếu vitamin B2 sẽ xuất hiện các triệu chứng chảy nước mắt, mắt đỏ, ngứa, viêm viền mi, viêm giác mạc, đục thuỷ tinh thể. Những thức ăn chứa vitamin B2 tương đối nhiều có nội tạng động vật, sữa bò, cừu, thịt nạc, trứng các loại, đậu các loại, rau lá xanh.

* Thức ăn có chứa nhiều crom, nguyên tố liên quan chặt chẽ với việc gây cận thị. Thiếu crom sẽ kích thích thuỷ tinh thể mắt lồi ra, gây tăng độ cận thị. Nguồn thức ăn chủ yếu có chứa crom là men bia rượu, gan động vật, thịt bò, bột mì thô, gạo lứt, đường đỏ, nước nho, nấm các loại.

* Thức ăn chứa nhiều kẽm. Võng mạc mắt chứa nhiều kẽm cao nhất, trong mi mắt hàm lượng cũng tương đối nhiều. Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng tới thị lực. Thức ăn chứa nhiều kẽm có sò biển, cá trích, gan, trứng.

http://www.tienphong.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=217933

* Thức ăn chứa nhiều calcium (canxi), liên quan tới nhãn cầu. Thiếu calcium, sự đàn hồi của củng mạc nhãn cầu sẽ bị giảm, nhãn cầu giãn, phát triển thành cận thị. Thức ăn chứa nhiều calcium có tôm moi, rau câu, tương vừng, đậu tương, bơ, lòng đỏ trứng.

* Thức ăn chứa selen, liên quan  tới độ nhanh nhạy của thị lực. Nếu mỗi ngày không  đưa vào một lượng selen nhất định, sẽ phát sinh cận thị và các bệnh về mắt khác. Thức ăn chứa nhiều selen có cá tôm, các loại sò, hến và các món ăn bằng bột mì, gạo lứt, đậu tương, vừng, ớt, tỏi, hành tây, nấm, rau mã thầy, cà rốt.

* Thức ăn chứa nhiều phosphor, chất quan trọng để duy trì độ dẻo dai của củng mạc. Thức ăn chứa nhiều phosphor có cá, tôm, sò biển, sứa, tảo đỏ, rau câu

* Thức ăn kiềm tính. Nếu đưa vào quá nhiều các thức ăn acide (axit)  tính, dễ gây ra cận thị. Thức ăn kiềm tính chủ yếu là rau xanh, trái cây, đậu các loại. Cá thịt, trứng, đường, gạo mì, v.v…, thuộc loại thức ăn axit tính.

Theo Kiên Tâm

Kháng sinh nhỏ mắt và những nguy cơ

Phần lớn các thuốc nhỏ mắt là kháng sinh. Cũng như khi uống hay bôi kháng sinh nhỏ mắt có thể gây ra các tai biến, đặc biệt là khi dùng không đúng chỉ định hoặc không  đúng cách.

Nhóm thuốc chỉ chứa kháng sinh

Nhóm này gồm các biệt dược chứa kháng sinh thông thường như chloramphenicol, tetracyclin đến các biệt dược chứa kháng sinh mạnh như cyprofloxacin, moxifloxacin...

Các bệnh về mắt đôi khi có biểu hiện bề ngoài rất giống nhau, nhưng lại do những tác nhân gây bệnh khác nhau, cần phải dùng kháng sinh đặc hiệu, nếu không sẽ không khỏi mà còn tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc. Ví dụ, viêm kết mạc đều làm cho mắt bị cộm, đỏ nhưng nếu do vi khuẩn phải dùng thuốc nhỏ mắt chloramphenicol, nếu do virut phải dùng thuốc mỡ mắt tetracyclin, nếu do lậu cầu phải dùng mỡ mắt tetracyclin kèm theo tiêm penicilin.

Một số thuốc kháng sinh nhỏ mắt có thể gây ra một số tác dụng phụ tại chỗ làm khó chịu ở mắt. Ví dụ, thuốc nhỏ mắt moxifloxacin (vigamox) làm giảm thị lực, khô mắt, viêm giác mạc, cương tụ, đau mắt ngứa mắt, xuất huyết dưới kết mạc. Thông thường, những tác dụng phụ này ít xuất hiện (khi dùng liều thấp), xuất hiện nhiều hơn (khi cần phải dùng liều cao) sẽ hết khi ngừng thuốc. Để đỡ khó chịu ở mắt, đôi khi cần dùng xen kẽ thuốc rửa mắt có tác dụng bôi trơn, giảm kích ứng, tạo cho mắt cảm giác dễ chịu.

Khi dùng nhỏ mắt, có một phần kháng sinh theo các mạch máu ở mắt vào trong cơ thể, tạo ra nồng độ trong huyết tương tuy không cao bằng khi uống với liều điều trị thông thường, nhưng nếu nhỏ quá liều và (hoặc) dùng lâu dài (trên hai tuần) thì thuốc vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ như khi uống. Điều này càng dễ xảy ra hơn với những thuốc có tốc độ thải trừ chậm. Vì lý do này mà chỉ được dùng đúng thuốc, đúng liều (số lần, số giọt phải nhỏ) và không dùng kéo dài (quá 2 tuần). Một vài thuốc dễ gây ra tác dụng phụ toàn thân thường có ghi rõ các chống chỉ định như: không dùng thuốc nhỏ mắt chloramphenicol cho trẻ sơ sinh, người suy tuỷ. Không dùng thuốc nhỏ mắt cyprofloxacin cho phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ dưới 12 tuổi. Một số thuốc nhỏ có gây ra tác dụng toàn thân như khi uống nhưng chưa có thông tin đầy đủ. Tuy nhiên khi dùng loại nhỏ mắt này thường được khuyến cáo  thận trọng.

Thận trọng với các kháng sinh nhỏ mắt.

Trong khi dùng thuốc nhỏ mắt  có kháng sinh, nếu có bệnh khác cần dùng một loại kháng sinh bằng đường uống hay đường tiêm phải rất thận trọng nhằm tránh những tương tác bất lợi. Ví dụ, khi dùng thuốc nhỏ mắt chứa chloramphenicol thì không uống hay tiêm gentamycin, tetracyclin, cephalosporin, polymycin; khi dùng thuốc nhỏ mắt tetracyclin thì không uống hay tiêm penicilin.

Một số thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh có phổ kháng khuẩn trong phòng thí nghiệm rất rộng, nhưng trong thực tế lâm sàng lại chưa hẳn đã có hiệu lực với toàn thể các chủng vi khuẩn đó. Những kháng sinh này nếu dùng lâu dài có thể dẫn đến tăng quá sản những chủng không nhạy cảm, tạo nên sự nhiễm khuẩn khác. Ví dụ, thuốc nhỏ mắt moxifloxacin được chỉ định cho viêm kết mạc do rất nhiều loại vi khuẩn, nhưng nếu dùng kéo dài thì chính nó cũng gây ra bội nhiễm, kể cả bội nhiễm nấm. Một trong những tác dụng phụ hay gặp ở thuốc này lại là gây viêm kết mạc. Các kháng sinh thế hệ mới có phổ kháng khuẩn rộng, nếu cứ coi là loại thuốc đa năng, cứ dùng kéo dài, dễ dẫn đến tác dụng phụ này.

Nhóm phối hợp kháng sinh và corticoid

Nhóm này bao gồm loại kết hợp corticoid với kháng sinh (như chlorocid-H chứa  hydrocortison, chloramphenicol) hoặc với hai hay ba kháng sinh (như maxitrol chứa  dexamethason, neomycin, polymycin)...

Thuốc tiện dùng vì vừa chống nhiễm khuẩn (do kháng sinh), vừa giảm viêm (do corticoid). Tuy nhiên, thành phần corticoid trong thuốc làm giảm sức đề kháng của cơ thể nên làm giảm hiệu lực của kháng sinh hiện có, làm nặng thêm bệnh và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhiễm khuẩn thứ phát (bao gồm cả virut và nấm), làm chậm quá trình liền vết thương, làm tăng áp lực nội nhãn có khả năng tiến triển thành glaucom, tổn thương thị giác, khiếm khuyết thị lực không thường xuyên, hình thành đục thuỷ tinh thể (cataract) dưới bao phía sau, làm mỏng củng mạc dẫn đến thủng nhãn cầu. Tùy theo thành phần và tỷ lệ phối hợp, mỗi biệt dược có hiệu quả và tác dụng phụ ở mức khác nhau. Vì vậy chỉ dùng loại thuốc này khi mà sự phối hợp với liều lượng tương thích trong sản phẩm đem lại hiệu quả đủ chống nhiễm khuẩn, tác dụng phụ của corticoid chỉ ở mức hạn chế (ví dụ dùng trong nhiễm khuẩn bán phần trước của mắt) chứ không dùng rộng rãi cho mọi nhiễm khuẩn hoặc tổn thương khác (như không thể dùng trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng, viêm kết mạc do nhiễm siêu vi, nhiễm nấm, tổn thương nhãn cầu do lao, loét giác mạc củng mạc).

Kháng sinh nhỏ mắt cần phải dùng theo chỉ định của thầy thuốc. Do không thấy ý nghĩa quan trọng của thuốc nhỏ mắt, lại chưa hiểu hết các tác dụng phụ, nhiều người dùng kháng sinh nhỏ mắt tuỳ tiện rất dễ gây tai biến.

Ds. Vũ Trung Hải

10 tác dụng chữa bệnh của chè đen

Theo kinh nghiệm của người Trung Quốc thì chè đen (Black tea) được dùng cách đây hàng nghìn năm, không chỉ là đồ uống hấp dẫn mà còn chữa được nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh tiểu đường.

 

Theo nghiên cứu mới nhất của các chuyên gia ở Trung tâm nghiên cứu Tianjin Key Laboratory (Trung Quốc) thì hợp chất polysaccharide có trong ba loại chè gồm chè xanh, chè ôlong (oolong) và chè đen có tác dụng chữa bệnh tiểu đường rất hiệu quả. Polysaccharide là một loại carbohydrate có nhiều trong chất bột, cellulose, có tác dụng làm chậm quá trình hấp thụ đường của cơ thể.

Trong ba loại chè này thì Polysaccharide có trong chè đen có chức năng ức chế glucose tốt nhất. Ngoài ra nó còn có tác dụng phong bế các gốc tự do của cơ thể, đây là sản phẩm thải của cơ thể, thủ phạm tiêu diệt tế bào và gây ra nhiều bệnh nan y, kể cả ung thư, tim mạch và viêm khớp dạng thấp. Sở dĩ người Trung Quốc chuộng chè đen bởi 10 lợi thế dưới đây:

1. Theo rất nhiều nghiên cứu cho thấy, chè đen có chứa nhiều hợp chất rất tốt cho sức khỏe con người và đã được khoa học ghi nhận.

2. Chè xanh giàu chất chống ôxi hoá (antioxidation) có tác dụng tấn công các gốc tự do gây bệnh, đặc biệt là nguy cơ gây triệt tiêu tế bào.

3. Uống chè đen thường xuyên giúp giảm bệnh tim mạch đột quỵ, bởi nó có lợi cho sức khoẻ mạch máu, giúp máu lưu thông tốt, không bị tắc nghẽn không làm cho các mảng tiểu cầu tích tụ thành động mạch.

4. Theo rất nhiều nghiên cứu, chè đen có tác dụng làm giảm rủi ro gây ung thư bởi nó có chứa các thành phần hữu ích, làm chậm, chặn đứng qúa trình hình thành các khối ung thư mà không ảnh hưởng đến các tế bào khoẻ mạnh liền kề.

5. Chè đen có chứa nhiều hợp chất hữu ích làm chậm quá trình lão hoá của cơ thể, chính điều này mà hiện nay có rất nhiều dược phẩm, kem chống lão hoá sử dụng các chiết suất có trong chè đen, nhất là các kem chống nhăn dùng cho phụ nữ.

6. Uống chè đen thường xuyên, điều độ có tác dụng đốt mỡ và tăng cường quá trình chuyển hoá. Vì lý do trên những người ăn uống tiết thực giảm cân nên uống chè đen.

7. Nếu uống chè đen, chè xanh đều đặn có tác dụng giảm cholesterol xấu (mỡ máu xấu) và làm tăng cholesterol tốt, giảm thiểu bệnh tim mạch.

8. Chè nói chung và chè đen nói riêng, giàu flo có tác dụng bảo vệ răng lợi, chặn đứng nguy cơ gây bệnh về răng, tăng cường sức khoẻ răng và vẻ đẹp nụ cười.

9.Đối với người mắc bệnh tiểu đường, uống chè thường xuyên sẽ có tác dụng làm giảm gluco (đường huyết), duy trì đường huyết ở ngưỡng tối ưu, hạn chế mắc bệnh đục thuỷ tinh thể cũng như các biến chứng khác do bệnh tiểu đường gây ra.

10. Theo nghiên cứu thì uống chè đen nếu bổ sung thêm sữa có thể làm giảm tác dụng của chè vì vậy không nên pha đường hoặc sữa, mỗi ngày nên uống từ 3-4 cốc sẽ mang lại lợi thế cao nhất và nếu kết hợp với ăn uống khoa học, vận động thì tác dụng của chè lại càng được nâng cao.