Lưu trữ cho từ khóa: thuốc xông

Trà dược dành cho bệnh nhân trĩ

Để điều trị bệnh trĩ, y học cổ truyền có rất nhiều cách giải quyết như: thuốc ngâm, thuốc đắp, thuốc xông, thuốc thang, trà dược, dược thiện… Trong đó phương pháp dùng trà dược đã tỏ ra có nhiều ưu điểm. Nhiều bệnh nhân rất vui mừng khi lựa chọn cho mình phương pháp này.

Rau má.

Bài 1: Hoa hòe, cỏ mực, lá đắng, lá đinh lăng, dau diếp cá, đương quy, bạch thược, bạch truật, cam thảo mỗi vị 200g (dược liệu ở dạng khô).

Cách chế: Các vị sao giòn, tán vụn, trộn đều bảo quản trong hộp kín tránh ẩm. Ngày dùng 35-40g hãm với nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút là có thể dùng được. Uống dần trong ngày.

Công dụng: bổ trung ích khí, làm co búi trĩ, chống viêm chỉ huyết. Trong bài: đương quy, bạch truật, lá đắng bổ tỳ vị, bổ trung châu; hoa hòe, cỏ mực chỉ huyết và nhận tràng; rau diếp cá, cam thảo, lá đinh lăng tác dụng bổ trợ và điều hòa các vị thuốc. Nếu trĩ chưa chảy máu hoặc chảy máu ít nên dùng bài này từ 2-3 tháng. Đồng thời điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp, dùng những loại thức ăn nhiều chất xơ, chống táo bón, chống dị ứng.

Bài 2: Nhân trần, rau má, cỏ mần trầu, vỏ đậu xanh, ngũ gia bì, khương truật, cam thảo, ngân hoa mỗi vị 200g (dược liệu ở dạng khô).

Cách chế: Các vị sao giòn, tán vụn, trộn đều bảo quản trong hộp kín tránh ẩm. Ngày dùng 35-40g hãm với nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút là có thể dùng được. Uống thay trà trong ngày.

Công dụng: Nhuận gan mật, lợi tiêu hóa, chống viêm chỉ huyết, mát huyết. Bài này phù hợp với bệnh nhân trĩ có tiền sử kiết lỵ, chức năng gan suy giảm, vàng da vàng mắt, đau tức hông sườn, rối loạn tiêu hóa…

Nhân trần, rau má: bổ gan lợi mật; cỏ mần trầu, vỏ đậu xanh: đặc trị bệnh trĩ; ngân hoa: chống viêm tiêu độc; khương truật, ngũ gia bì: bổ tỳ; cam thảo có vị ngọt vừa bổ tỳ vừa điều hòa các vị trong bài.

Với bài này, người bệnh có thể dùng liên tục từ 2 tháng trở lên.

Dấp cá.

Bài 3: Hạ liên châu, ngân hoa, lá đắng, đương quy, bạch truật, huyết đằng, táo nhân, thủ ô, cam thảo, cỏ mực, thăng ma, sài hô, các vị lượng bằng nhau, mỗi lần chế biến nên lấy mỗi vị từ 150-200g.

Cách chế: riêng táo nhân (sao đen), các vị khác sao giòn tán vụn trộn đều bảo quản trong bình kín tránh ẩm. Ngày dùng 35-40g hãm với nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút có thể dùng được. Uống dần trong ngày.

Công dụng: Thăng đề dương khí, đại bổ khí huyết, chống viêm tiêu độc, theo quan điểm Đông y: nguyên tắc điều trị bệnh trĩ bao gồm: thăng đề dương khí, chống viêm, giảm đau, chỉ huyết. Trong bài đương quy, bạch truật, thăng ma, sài hồ: thăng đề dương khí; huyết đắng, thủ ô, đương quy: bổ khí huyết.

Ngân hoa, hạ liên châu: chống viêm tiêu độc, táo nhân sao đen cùng với cam thảo, cỏ mực: dưỡng tâm an thần, chỉ huyết lương huyết. Bài này thích hợp với bệnh nhân trĩ đã bị bệnh lâu ngày, khí huyết lưỡng hư, thể trạng suy yếu, cần được nâng đỡ bồi bổ nguyên khí với tinh thần “Nhân cường tật nhược”.

Bài 4: Ngũ gia bì 200g, củ đinh lăng 200g, bạch truật 200g, trần bì 100g, sơn tra 100g, phòng sâm 240g, sơn thù 200g, biển đậu 200g, cam thảo 200g, cỏ mần trầu 200g, ngân hoa 200g, thảo quả 100g.

Cách chế: Các vị sao giòn, tán vụn, trộn đều bảo quản trong hộp lín tránh ẩm. Ngày dùng 35-40g, hãm với nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút có thể dùng được. Uống dần trong ngày.

Công dụng: bổ tỳ dương, cải thiện tiêu hóa, chống viêm, thăng đề.

Bài này phù hợp với bệnh nhân trĩ, thể trạng hư hàn, hay bị sôi bụng đi đại tiện lỏng, ăn uống chậm tiêu, chân tay lạnh, niêm mạc nhợt nhạt, dày da bụng.

Trong bài: bạch truật, biển đậu, ngũ gia bì, củ đinh lăng, cam thảo: bổ tỳ, kiện tỳ, thăng dương; cỏ mần trầu, ngân hoa: chống viêm tiêu độc; phòng sâm và bạch truật: bổ khí, nâng đỡ tỳ thổ. Dùng phương pháp này các triệu chứng của trĩ giảm rõ rệt. Bệnh nhân dễ chịu ăn uống sinh hoạt được cải thiện.

Lương y Trịnh Văn Sỹ-SKDS

Trà thảo dược điều trị trĩ

Để điều trị bệnh trĩ, y học cổ truyền có thuốc ngâm, thuốc đắp, thuốc xông, thuốc thang, trà dược, dược thiện… Trong đó phương pháp dùng trà dược tỏ ra có nhiều ưu điểm.

Bài 1: Hoa hòe, cỏ mực, lá đắng, lá đinh lăng, dau diếp cá, đương quy, bạch thược, bạch truật, cam thảo mỗi vị 200g (dược liệu ở dạng khô).

Cách chế: Các vị sao giòn, tán vụn, trộn đều bảo quản trong hộp kín tránh ẩm. Ngày dùng 35-40g hãm với nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút là có thể dùng được. Uống dần trong ngày.

Công dụng: bổ trung ích khí, làm co búi trĩ, chống viêm chỉ huyết. Trong bài: đương quy, bạch truật, lá đắng bổ tỳ vị, bổ trung châu; hoa hòe, cỏ mực chỉ huyết và nhận tràng; rau diếp cá, cam thảo, lá đinh lăng tác dụng bổ trợ và điều hòa các vị thuốc. Nếu trĩ chưa chảy máu hoặc chảy máu ít nên dùng bài này từ 2-3 tháng. Đồng thời điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp, dùng những loại thức ăn nhiều chất xơ, chống táo bón, chống dị ứng.

Bài 2: Nhân trần, rau má, cỏ mần trầu, vỏ đậu xanh, ngũ gia bì, khương truật, cam thảo, ngân hoa mỗi vị 200g (dược liệu ở dạng khô).
Cách chế: Các vị sao giòn, tán vụn, trộn đều bảo quản trong hộp kín tránh ẩm. Ngày dùng 35-40g hãm với nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút là có thể dùng được. Uống thay trà trong ngày.

Công dụng: Nhuận gan mật, lợi tiêu hóa, chống viêm chỉ huyết, mát huyết. Bài này phù hợp với bệnh nhân trĩ có tiền sử kiết lỵ, chức năng gan suy giảm, vàng da vàng mắt, đau tức hông sườn, rối loạn tiêu hóa…

Nhân trần, rau má: bổ gan lợi mật; cỏ mần trầu, vỏ đậu xanh: đặc trị bệnh trĩ; ngân hoa: chống viêm tiêu độc; khương truật, ngũ gia bì: bổ tỳ; cam thảo có vị ngọt vừa bổ tỳ vừa điều hòa các vị trong bài.

Với bài này, người bệnh có thể dùng liên tục từ 2 tháng trở lên.

Bài 3: Hạ liên châu, ngân hoa, lá đắng, đương quy, bạch truật, huyết đằng, táo nhân, thủ ô, cam thảo, cỏ mực, thăng ma, sài hô, các vị lượng bằng nhau, mỗi lần chế biến nên lấy mỗi vị từ 150-200g.

Cách chế: riêng táo nhân (sao đen), các vị khác sao giòn tán vụn trộn đều bảo quản trong bình kín tránh ẩm. Ngày dùng 35-40g hãm với nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút có thể dùng được. Uống dần trong ngày.

Công dụng: Thăng đề dương khí, đại bổ khí huyết, chống viêm tiêu độc, theo quan điểm Đông y: nguyên tắc điều trị bệnh trĩ bao gồm: thăng đề dương khí, chống viêm, giảm đau, chỉ huyết. Trong bài đương quy, bạch truật, thăng ma, sài hồ: thăng đề dương khí; huyết đắng, thủ ô, đương quy: bổ khí huyết.

Ngân hoa, hạ liên châu: chống viêm tiêu độc, táo nhân sao đen cùng với cam thảo, cỏ mực: dưỡng tâm an thần, chỉ huyết lương huyết. Bài này thích hợp với bệnh nhân trĩ đã bị bệnh lâu ngày, khí huyết lưỡng hư, thể trạng suy yếu, cần được nâng đỡ bồi bổ nguyên khí với tinh thần “Nhân cường tật nhược”.

Bài 4: Ngũ gia bì 200g, củ đinh lăng 200g, bạch truật 200g, trần bì 100g, sơn tra 100g, phòng sâm 240g, sơn thù 200g, biển đậu 200g, cam thảo 200g, cỏ mần trầu 200g, ngân hoa 200g, thảo quả 100g.

Cách chế: Các vị sao giòn, tán vụn, trộn đều bảo quản trong hộp lín tránh ẩm. Ngày dùng 35-40g, hãm với nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút có thể dùng được. Uống dần trong ngày.

Công dụng: bổ tỳ dương, cải thiện tiêu hóa, chống viêm, thăng đề.

Bài này phù hợp với bệnh nhân trĩ, thể trạng hư hàn, hay bị sôi bụng đi đại tiện lỏng, ăn uống chậm tiêu, chân tay lạnh, niêm mạc nhợt nhạt, dày da bụng.

Bạch truật, biển đậu, ngũ gia bì, củ đinh lăng, cam thảo: bổ tỳ, kiện tỳ, thăng dương; cỏ mần trầu, ngân hoa: chống viêm tiêu độc; phòng sâm và bạch truật: bổ khí, nâng đỡ tỳ thổ. Dùng phương pháp này các triệu chứng của trĩ giảm rõ rệt. Bệnh nhân dễ chịu ăn uống sinh hoạt được cải thiện.  

Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ / SK&ĐS

Xông hơi “vùng kín”, không khéo hỏng… “hàng”

Tại TPHCM, các dịch vụ massage, spa đang nở rộ do nhu cầu thư giãn và làm đẹp của chị em ngày càng cao.

Nhằm “hút Thượng đế”,nhiều cơ sở đã đưa ra những chiêu rất “độc”- Xông hơi “vùng kín” để trị bệnh phụ khoa, “sạch người”… đang là một dịch vụ được nhiều quí bà, quí cô rất mặn mà!

Khổ như đi...  xông “lá nho”

Theo BS Hữu Vinh: Việc “xông ghế” để trị bệnh phụ khoa như quảng cáo của các điểm xông hơi là chưa được phép.

Cần phải đưa ra được phương pháp, mục đích trị liệu cụ thể. Người trị liệu là lương y, bác sỹ và nhất thiết phải xin phép cơ quan chức năng.

Tuy nhiên, các điểm spa và massge chỉ quảng cáo bằng... miệng chứ không lưu hành văn bản nên chưa thể xử lý được.

Các “thượng đế” cần thận trọng khi dùng phương pháp trị liệu này.

Tại một số phòng khám, chữa bệnh Đông y, các spa... người ta gọi phương pháp này bằng cái tên khá ý nhị: Xông ghế.

Để “tận mục sở thị” có đúng như những lời quảng cáo hoa mỹ,  phóng viên GĐ&XH Cuối tuần đã chọn một spa có dịch vụ này.

Tại điểm spa HBL tại đường Kỳ Đồng (Q.3), khi hỏi dịch vụ “xông ghế”, cô nhân viên vồn vã tiếp thị ngay: “Xông ghế rất tốt cho phụ nữ, nó làm săn và sạch vùng “lá nho”. Hệ thống spa của chúng em “độc quyền” đó chị! Phương pháp này hay lắm nhé! Nước xông được nấu từ 7 loại thuốc Nam như sả, gừng, v..v, giá cả lại phải chăng. Chúng em chỉ lấy 100.000 đồng/lần/20 phút xông...”.

Miệng nói là “độc quyền” nhưng khi tôi hỏi giá một vài chỗ khác thì cô nhân viên mau mắn: “Chị mà lên mấy spa ở đường Võ Văn Tần thì người ta thu 150.000 đồng cơ! Còn ở đường Lê Văn Sĩ và Huỳnh Văn Bánh thì họ thu 130.000 đồng.  Giá ở đây là rẻ nhất rồi chị ơi! Xông một lần có thể trị được bệnh huyết trắng và một số bệnh phụ khoa khác. Nếu chị không có bệnh thì cũng làm săn, sạch, khỏe “lá nho”. Khỏe người lắm đó chị!

Thấy tôi có vẻ ngần ngừ vì lí do: “Vừa sinh xong, không biết có ảnh hưởng gì không”, cô nhân viên liếng thoắng: “Chị yên tâm, phụ nữ vừa sinh xong, xông là tốt nhất. Chị cũng không phải ngại vì mỗi khách hàng có một phòng xông riêng rất thoải mái. Nếu chị thấy buồn, muốn xông cùng cô bạn đi cùng thì chúng em sẽ đặt hai ghế xông gần nhau”...

Tôi thắc mắc: “Bạn chị chưa có chồng. Thế phụ nữ chưa chồng có xông được không? Có bị ảnh hưởng gì không?- Cô nhân viên đáp luôn: “Không sao chị ạ. Xông ghế phù hợp với mọi phụ nữ, không nhất thiết là có chồng hay chưa chồng. Nó sẽ hút sạch chất dơ, bẩn, giúp các chị có cảm giác sạch sẽ, sảng khoái... Sau 20 phút xông, các chị sẽ được tắm qua nước ấm để gột bỏ mùi thuốc... Khách hàng đến đây rất thích dịch vụ này của chúng em. Sau khi xông hơi, các chị  nên massge body để được thư giãn, rất tốt cho sức khỏe”.

Tôi và cô bạn gật đầu đồng ý xông thử. Chúng tôi được bố trí ngồi trên hai ghế xông trong một căn phòng chưa đầy 1 m². Ghế xông cao chừng 40 cm, được đóng từ mấy thanh gỗ không có thành ghế, gá lại thành hình vuông, ở giữa khoét lỗ tương đương với... cái nồi xông. Phía dưới mỗi ghế được đặt một bếp điện từ để đun nóng nồi thuốc xông đang bốc hơi nghi ngút.

Tôi và cô bạn ngồi chưa đầy 5 phút đã giãy nảy lên vì... nóng quá không chịu nổi! Cô nhân viên thò đầu vào trấn an: “Các chị phải xông đủ 20 phút thì “tam giác vàng” mới được săn, sạch được. Nếu nóng quá thì các chị đứng lên một lúc rồi lại ngồi xuống xông tiếp. Đừng bỏ, phí đi...”.

http://chotructuyen.net/images_product/1295428022_1617.JPG
Ảnh minh họa: TL

Không trị được bệnh phụ khoa!

Thanh Mai - Khách hàng từng đi “xông ghế” chia sẻ: “Em có làm thử dịch vụ này ở spa vài lần, nhân viên tư vấn là sẽ làm săn, sạch vùng kín, trị bệnh phụ khoa bằng thuốc Nam, nếu có bệnh, sẽ khỏi ngay(?!) Sau vài lần thử dịch vụ này, em thấy huyết trắng xuất hiện còn nhiều hơn...”.

Trước những mỹ từ quảng cáo hấp dẫn cho dịch vụ xông “tam giác vàng” như thư giãn, giảm stress, làm sạch âm đạo, tránh nhiễm trùng, cải thiện để “cô nhỏ” mịn màng, đàn hồi tốt... không ít chị em đã tìm đến. Dịch vụ này càng có cơ hội hốt bạc.

Còn các chuyên gia khuyến cáo: Nếu chị em phụ nữ đi “xông vùng kín” không đúng cách sẽ rất dễ mua bệnh, thậm chí “hỏng hàng”.

Thu Quế - Nhân viên văn phòng - cho biết: “Em nghe quảng cáo xông ghế trị bệnh phụ khoa nhưng chưa dám thử! Nghe mấy chị kể qua, không biết thực hư thế nào...”. Còn chị Lan Vi – 39 tuổi - thì lại hào hứng: “Chị đi xông trên chục lần rồi. Cảm giác thích lắm. Tuần nào chị cũng đi xông một lần”...

BS Trần Hữu Vinh - Trưởng phòng Y học cổ truyền (Sở Y tế TPHCM ) -trao đổi với PV GĐ&XH cuối tuần: Xông hơi là phương pháp sưởi ấm cơ thể. Tinh dầu của lá xông có tác dụng sát trùng đường hô hấp trên, giúp người bệnh cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái, hết nghẹt mũi...

Việc dùng  thảo dược làm thuốc xông chữa cảm mạo là rất tốt, nhưng phải làm đúng cách. Tuy nhiên, phương pháp dùng các loại thuốc Nam để xông “vùng kín”, chữa bệnh phụ khoa phụ nữ thì bây giờ ông mới nghe nói đến.

“Rất nhiều điểm xông hơi – massage đã thực hiện sai phương pháp. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng. Vì tại đây, nhân viên đều hướng dẫn cho khách hàng  xông hơi (khô hoặc ướt) trước rồi sau đó tắm lại ngay (bằng nước nóng, hoặc nước lạnh) trước khi lên bàn để được massage.

Sau khi xông hơi, tuyệt đối không được tắm lại dù là nước ấm hay nước lạnh. Bởi các lỗ chân lông vừa được xông hơi nóng đang nở ra sẽ hút nước. Nếu tắm ngay, sẽ khiến lỗ chân lông co bít lại, giữ nước, gây ứ trệ, máu huyết giảm lưu thông, khiến đau nhức cơ thể. Thậm chí có thể bị cảm. Cần phải tắm, vệ sinh cơ thể trước, sau đó mới xông hơi nóng rồi lau lại bằng khăn khô sạch trước khi lên bàn massage thì mới khoa học.

Nếu xông hơi nóng thì ít cũng phải 6 tiếng sau mới được tắm. Riêng phương pháp xông hơi “vùng kín” bằng thảo dược, theo tôi không hề có tác dụng chữa bệnh phụ khoa như quảng cáo miệng -  BS. HữuVinh khuyến cáo.

Không khéo... hỏng “hàng”

Theo ThS. BS Hoàng Khánh Toàn- Trưởng khoa Đông y Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, không phải bệnh phụ khoa nào cũng chữa được bằng xông thuốc. Hơn nữa, với mỗi loại bệnh phụ khoa, lại phải có những vị thuốc cụ thể để chữa bệnh cụ thể. Có loại bệnh phụ khoa xông được, có loại bệnh phụ khoa lại không thể xông được.

Thậm chí với một số loại bệnh, nếu lạm dụng việc xông sẽ khiến bệnh lan rộng, nặng hơn! Còn quảng cáo: Có thể giúp thư giãn sảng khoái nhưng nghe qua miêu tả là nồi lá để dưới bếp từ với nhiệt độ cao thì đi xông không bỏng là may chứ đừng nói gì đến chuyện “thư giãn”! Người bệnh không nên hồ đồ cả tin kẻo tiền mất mà bệnh lại nặng thêm!

Ông Phùng Đình Khánh - Chủ tịch Hội Đông y Ninh Bình thẳng thắn: “Dịch vụ “xông lá nho” chỉ là hình thức lừa bịp ăn tiền. Xông không bao giờ khỏi bệnh. Vì không một loại bệnh phụ khoa nào có thể khỏi được thông qua việc bốc hơi của nước lá.

Những loại bệnh nấm thông thường như trùng roi, nấm candida, chàm, nấm hắc lào... bác sĩ còn phải thông qua khám bệnh, soi tươi, xét nghiệm nấm, đặt thuốc hàng tháng trời chưa chắc đã khỏi chứ đừng nói đến chuyện những loại bệnh đó sẽ khỏi sau khi xông bằng nước lá.

Cũng theo ông Phùng Đình Khánh, một số cơ sở spa có liệt kê những bài thuốc xông gồm những vị như ngũ trảo, bạch chỉ, kinh giới, hoắc hương, bạc hà, địa liền, nhục quế, thiên niên kiện, đinh hương, tiểu hồi, phòng phong, xuyên khung, tế tân, khương hoạt, nhũ hương, mộc dược, lá trầu, lá lốt, củ nghệ, phèn chua... Đây đều là những vị thuốc xông rất bình thường có tinh dầu, mùi thơm giúp sát trùng ngoài da, hưng phấn thần kinh, kích thích tiêu hóa...

Đúng là hương của những vị thuốc này có thể giúp thần kinh hưng phấn và “vùng kín” cũng có thể sảng khoái nếu nóng đủ liều. Nhưng trên thực tế, xông tinh dầu thường chỉ dùng trong những trường hợp: cảm cúm, cảm lạnh...

Một số chuyên gia về lĩnh vực Đông y khi được hỏi cũng chia sẻ: Dịch vụ  này hết sức nhố nhăng.

Thông thường khi làm dịch vụ, khách đã vào phòng thì nhân viên bê nồi xông lên ngay- Như thế nghĩa là lá xông đã được nấu sẵn. Chỉ động tác này thôi đã thấy phản tác dụng. Bởi bất kể hình thức xông như thế nào (xông lá hay xông bằng vị thuốc quí), về nguyên tắc nấu như thế là không đúng! Thuốc xông đạt tiêu chuẩn phải là thuốc mới, còn mùi tinh dầu. Dùng tới đâu, cắt thuốc đến đó chứ không cắt sẵn, nấu sẵn. Vì chỉ để sau một vài giờ,  thuốc sẽ giảm tác dụng.

Meo.vn (Theo Gia đình & Xã hội)

Công dụng “hai trong một” của cây sả

Sả là một gia vị được nhân ta dùng phổ biến, đồng thời cũng là một cây thuốc chữa bệnh và trừ côn trùng tốt.Sả là loại cây thảo sống dai, cao khoảng 1m, mọc thành bụi (tên khoa học là Cymbopogon Citratus (L.) Pers.), thuộc họ lúa (Poaceae). Củ sả là một gia vị được dùng trong chế biến nhiều món ăn, chủ yếu là để kích thích tiêu hoá, khử được mùi tanh của cá, thịt, giúp thức ăn thêm thơm ngon.
a

Theo Đông y, sả vị the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông tiểu tiện và tiêu thực. Sả được dùng chủ yếu làm thuốc chữa cảm sốt, đầy bụng, tiêu chảy…

Liều lượng mỗi ngày 8 – 12g lá và củ sả dưới dạng thuốc xông hay thuốc hãm. Phổ biến nhất là nồi nước xông lá sả phối hợp với một số lá khác như lá tre, lá cúc tần, lá bưởi, lá tía tô…  mỗi thứ một nắm, đem nấu nước xông cho ra mồ hôi để chữa cảm sốt, nhức đầu.

Tác dụng chính của sả là ở tinh dầu. Trong lá sả có tinh dầu, thành phần chủ yếu là geraniola và citronelola. Vì vậy, khi ta vò lá sả thấy có một mùi thơm đặc biệt phảng phất mùi thơm của chanh.

Tinh dầu sả bôi lên da hoặc phun trong nhà có thể xua đuổi được ruồi, muỗi và các loài côn trùng khác như dĩn, bọ chét… do đó thường được dùng làm thuốc trừ muỗi và khử mùi hôi.

Phụ nữ cũng thường nấu nước lá sả để gội đầu cho trơn tóc, sạch gầu và có thể tránh được một số bệnh về tóc.

Ngoài ra, củ sả và tinh dầu sả còn dùng để chữa một số bệnh thông thường như giã nát củ sả bôi lên các vết chàm để chữa chàm ở mặt trẻ em. Lấy 3 – 6 giọt tinh dầu sả pha với xi-rô và nước, cho bệnh nhân uống để chữa đau bụng, đầy bụng, chống nôn và thông trung tiện.
TheBee

Mắc bệnh tim mạch, huyết áp không nên xông

Xông là biện pháp chữa bệnh có độ an toàn cao và hầu như không có tác dụng phụ nên được nhiều người khi có bệnh áp dụng. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các bác sĩ có một số trường hợp phải kiêng kỵ và hết sức chú ‎y khi xông.

Trong đông y, có một số bài thuốc xông đơn giản để chữa các triệu chứng cảm cúm, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, chữa ho gió, chữa viêm kết tràng mãn tính….Tuy nhiên xông không nên áp dụng cho trường hợp sốt ngoại cảm vã nhiều mồ hôi. Tuyệt đối cấm xông cho trẻ nhỏ đang bị sốt xuất huyết vì sẽ làm mất nước và tăng xuất huyết. Nói chung không nên xông cho trẻ nhỏ vì dễ làm mất nước mà trẻ nhỏ lại cần đủ nước. Ngoài ra trẻ xông dễ bị ngạt hơi và bỏng.

Khi xông nóng, mạch máu trên mặt da toàn thân giãn rộng, tuần hoàn máu tăng nhanh tạo thêm gánh nặng cho hệ tim mạch. Mặt khác, khi xông trùm kín chăn không khí và oxy bị giảm, vì vậy những người chức năng hô hấp giảm, suy tim nặng không được xông. Những người có tiền sử nhồi máu cơ tim, hẹp động mạch vành, xơ vữa động mạch, cao huyết áp và có cơ địa dễ xuất huyết cũng không nên xông.

Phụ nữ đang hành kinh và những người bị dị ứng với một số vị thuốc trong nồi xông cũng không nên xông. Trước và sau bữa ăn nửa tiếng không nên xông. Trước bữa ăn dạ dày trống rỗng, thế lực giảm, xông ra nhiều mồ hôi dễ dẫn đến mệt lả, sốc…Xông ngay sau khi ăn có thể giảm lượng máu cung cấp cho dạ dày và nội tạng sẽ không có lợi đối với tiêu hóa, dễ dẫn tới đau bụng, buồn nôn, nôn. Trước khi đi ngủ cũng không nên xông vì thần kinh hưng phấn dễ gây mất ngủ.

Theo laodong.vn

Hoa hòe – Vị thuốc quý trị tăng huyết áp

Đông y gọi hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm thuốc. Do vậy, ta phải thu hái hoa hòe,  ngay từ khi nó còn là nụ hoa, là như vậy.

Sau khi thu hái hoa hòe, người ta tuốt lấy nụ hoa, nhặt bỏ các cành con và lá còn sót lại, rồi đem sao. Do hoa hòe có giá trị, nên một số người đã làm giả mạo nụ hòe bằng cách, lấy những cành hòe nhỏ, có kích thước gần bằng nụ hoa, đem thái nhỏ, rồi trộn lẫn vào vị thuốc. Do đó đã làm giảm giá trị chữa bệnh của hoa hòe.

Theo YHCT, hoa hòe có vị đắng nhẹ. Tính hơi hàn. Quy kinh can, đại tràng, có công năng lương huyết, chỉ huyết, dùng trong các trường hợp huyết nhiệt, gây xuất huyết, như chảy máu cam, lỵ, trĩ ra máu, đại tiểu tiện ra máu. Phụ nữ băng kinh, băng huyết. Trên thực tế, hoa hòe có thể sử dụng dưới nhiều hình thưc khác nhau.

Hoa hòe được dùng làm thuốc trong các trường hợp:[/b]

- Cầm máu, ngăn ngừa sự xơ vữa các động mạch… phòng và trị chứng tăng huyết áp, hoặc niêm mạc miệng, lưỡi bị lở loét: có thể dùng hoa hòe sao vàng, hãm uống. Ngày 4 – 6g.

- Với trường hợp hay bị xuất huyết, chảy máu cam, xuất huyết dưới da, dùng hoa hòe sao đen (đem hoa hòe sao nhỏ lửa tới khi toàn bộ bên ngoài hoa có mầu đen, bên trong vẫn còn mầu vàng), hãm với nước sôi, uống ấm, ngày nhiều lần. Có thể phối hợp với một số vị thuốc cầm máu khác, như trắc bách diệp, lá sen, cỏ nhọ nồi,  huyết dụ, địa du, mỗi vị 6g (đều sao cháy), sắc uống, ngày một thang. Uống liền một vài tuần lễ.

Trong Đông y, thường dùng bài cổ phương hòe hoa tán gồm: hòe hoa 12g, trắc bách diệp 12g, kinh giới tuệ 12g, chỉ xác 12g. Phương thuốc này, cho hiệu quả tốt,  đối với các trường hợp xuất huyết: Trĩ huyết, đại tiểu tiện ra huyết, chảy máu cam…, hoặc vừa có ứ huyết vừa xuất huyết: Chấn thương, sưng đau, và chảy máu. Dùng dưới dạng thuốc bột, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 6-8 g với nước ấm.

Hoa hòe còn được dùng để làm thuốc xông hơi và ngâm rửa khi bị trĩ gây đau đớn: hoa hòe, chỉ xác, mỗi vị 20g, ngải cứu 40g, phèn chua 20g, cho vào nồi, thêm nước sạch, bịt kín nồi bằng lá chuối tươi, đun sôi 10 phút. Chọc một lỗ nhỏ, xông nhẹ vào nơi bị trĩ. Sau đó để nước ấm, rồi ngâm, rửa các búi trĩ, sẽ giảm được đau đớn và nhanh khỏi.
Ngoài hoa hòe ra, người ta còn dùng một số bộ phận khác của cây hòe, cũng dùng làm thuốc như quả hòe, còn gọi là hòe giác, có vị đắng, tính hàn. Quy kinh  can, đại tràng; có công năng thanh can đởm, trừ phong, lương huyết, dùng sắc uống trong các trường hợp tỳ vị nhiệt, chảy nhiều dãi, trị mụn nhọt, phụ nữ bị nhọt vú, hoặc trị tăng huyết áp, trị di, mộng tinh. Hoặc lá hòe, dùng lá tươi, sắc đặc tắm khi bị ngứa, lở, dị ứng. Hoặc đem lá hòe, đồ chín, phơi khô, sắc uống hàng ngày, trị mắt bị mờ.

(suckhoe-doisong)

Máy xông mũi họng: dễ dùng nhưng cũng dễ mang… họa

 

Nhiều trẻ mắc bệnh hô hấp trong thời điểm giao mùa. Một số phụ huynh đã bỏ tiền đi mua máy xông mũi họng (khí dung) về tự điều trị cho con. Do không biết cách, cha mẹ đã vô tình làm bệnh của con thêm nặng.

Có thể bị điếc vì tự xông mũi

Bình thường, uống thuốc xuống tới dạ dày sẽ ngấm vào máu rồi toả tới các cơ quan bị viêm nhiễm nên tác dụng chậm hơn. Máy xông khí dung đẩy thuốc dưới dạng hơi sương, tác dụng trực tiếp lên niêm mạc đường hô hấp, thấm sâu vào phế quản rất nhanh, hiệu quả, giảm tối đa phản ứng phụ của thuốc so với đường uống và đường tiêm. Máy nhỏ, tiện điều trị và phòng được bệnh nếu biết dùng đúng cách.

Nhưng hiện nay nhiều người không đưa con đi khám, còn tự ý pha thuốc kháng sinh rồi xông cho trẻ ở nhà. Họ không biết rằng xông kháng sinh lâu, hoặc dùng không đúng liều, đặc biệt là Gentamycin - loại kháng sinh hay được bác sĩ kê đơn xông mũi họng có thể biến chứng làm trẻ bị điếc, phù nề hoặc dễ gây kháng thuốc. Thậm chí, một số thuốc làm trẻ bị suy gan, suy thận, mắc bệnh về gân xương...

Máy xông mũi, họng chỉ dùng khi trẻ bị viêm đường hô hấp (viêm mũi họng, viêm xoang, hen...), hoặc bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người lớn. Không dùng cho trẻ có cơ địa dị ứng với kháng sinh hoặc các thuốc xông khác vì có thể xảy ra sốc phản vệ, cấp cứu không kịp thời dễ tử vong.

Sau khi xông, nếu thấy trẻ có triệu chứng ù tai, chóng mặt, nghe kém... cần dừng xông, đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Chớ tùy tiện xông thuốc kháng sinh, kháng viêm vì có thể gây những tai biến, ảnh hưởng đến sức khoẻ ở các mức độ khác nhau. Dùng lâu ngày còn có thể bị phù nề họng, nhiễm trùng niêm mạc họng làm cho sức đề kháng kém đi và càng dễ mắc bệnh về hô hấp hơn.

Trẻ bệnh, cần đưa đi khám

Bệnh viêm đường hô hấp không phải lúc nào cũng giống nhau, mỗi bệnh lại dùng toa thuốc khác nhau: Ví như trẻ bị dị ứng đường hô hấp, hắt hơi, viêm mũi dị ứng thì dùng thuốc xông dạng Corticoid. Nếu có nhiễm khuẩn hoặc bội nhiễm có thể sẽ phối hợp thêm kháng sinh. Nếu chỉ bị viêm mũi xuất tiết thông thường thì xông hoặc nhỏ nước muối sinh lý là ổn... Vì vậy, khi trẻ có triệu chứng bệnh cần đưa đi khám để được chỉ định rõ ràng dùng thuốc nào, liều lượng bao nhiêu rồi mới về xông ở nhà cho trẻ. Có thể xông rửa mũi, phòng bệnh cho trẻ mỗi khi trở trời bằng nước muối sinh lý hàng ngày.

Không nên tự mua thuốc để xông họng tại nhà và sử dụng đơn thuốc cũ. Xông họng chỉ là phương pháp điều trị một số bệnh lý ở đường hô hấp cấp hoặc mãn tính... Trước khi xông cần được bác sĩ khám và kê đơn thuốc, liều lượng cụ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Mỗi lần xông không quá 15 phút. Nếu dùng thuốc xông không tuân theo chỉ định cũng có thể gây ra những tai họa khôn lường. Xông xong nên vệ sinh máy, nhất là bộ phận lọc không khí, đường ống dẫn khí để hạn chế bụi, vi khuẩn và nấm mốc theo đường xông vào cơ thể gây bệnh. Chú ý trong bộ phận ống xông có con chong chóng (là một thanh nhựa bé tí để đẩy thuốc lên mặt nạ khi máy chạy) do không gắn cố định nên rất dễ bị mất, làm giảm tác dụng khí xông.

Trên thị trường có nhiều loại máy xông khí dung, không nên dùng loại máy rẻ tiền, nguồn gốc không rõ ràng vì hay bị thiếu hệ thống lọc, ngăn bụi, vi khuẩn (hoặc chỉ là miếng lọc thông thường, không đảm bảo an toàn vệ sinh...), làm người xông có thể bị viêm nhiễm nhiều hơn.

BS Lâm Thanh Mai

Có thể bị điếc vì tự xông mũi

Giao mùa khiến nhiều trẻ bị mắc bệnh đường hô hấp. Một số phụ huynh đã bỏ tiền đi mua máy xông mũi họng (khí dung) về tự điều trị cho con. Do không biết cách, cha mẹ đã vô tình làm bệnh của con thêm nặng.

 

Dễ dùng nhưng cũng dễ... họa
Bình thường, uống thuốc xuống tới dạ dày sẽ ngấm vào máu rồi toả tới các cơ quan bị viêm nhiễm nên tác dụng chậm hơn. Máy xông khí dung đẩy thuốc dưới dạng hơi sương, tác dụng trực tiếp lên niêm mạc đường hô hấp, thấm sâu vào phế quản rất nhanh, hiệu quả, giảm tối đa phản ứng phụ của thuốc so với đường uống và đường tiêm. Máy nhỏ, tiện điều trị và phòng được bệnh nếu biết dùng đúng cách.
Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ trước khi xông mũi họng.
Ảnh: Trà Giang
Nhưng hiện nay nhiều người không đưa con đi khám, còn tự ý pha thuốc kháng sinh rồi xông cho trẻ ở nhà. Họ không biết rằng xông kháng sinh lâu, hoặc dùng không đúng liều, đặc biệt là Gentamycin - loại kháng sinh hay được bác sĩ kê đơn xông mũi họng có thể biến chứng làm trẻ bị điếc, phù nề hoặc dễ gây kháng thuốc. Thậm chí, một số thuốc làm trẻ bị suy gan, suy thận, mắc bệnh về gân xương...
-Cần khám cho trẻ trước khi xông để được bác sĩ kê đơn trị bệnh chính xác và phải tuân thủ y lệnh.
-Tư thế ngồi xông cần thẳng và thoải mái. Nếu phải điều trị tại giường, hãy kê gối để tạo thành tư thế ngồi thẳng.
-Người có tiền sử bệnh đường hô hấp cần giữ ấm cơ thể và mũi họng. Thường xuyên vệ sinh răng miệng và súc họng nước muối sinh lý 0,9%; đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh khói bụi, môi trường ô nhiễm...
Máy xông mũi, họng chỉ dùng khi trẻ bị viêm đường hô hấp (viêm mũi họng, viêm xoang, hen...), hoặc bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người lớn. Không dùng cho trẻ có cơ địa dị ứng với kháng sinh hoặc các thuốc xông khác vì có thể xảy ra sốc phản vệ, cấp cứu không kịp thời dễ tử vong.
Sau khi xông, nếu thấy trẻ có triệu chứng ù tai, chóng mặt, nghe kém... cần dừng xông, đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Chớ tùy tiện xông thuốc kháng sinh, kháng viêm vì có thể gây những tai biến, ảnh hưởng đến sức khoẻ ở các mức độ khác nhau. Dùng lâu ngày còn có thể bị phù nề họng, nhiễm trùng niêm mạc họng làm cho sức đề kháng kém đi và càng dễ mắc bệnh về hô hấp hơn.
Trẻ bệnh, cần đưa đi khám
Bệnh viêm đường hô hấp không phải lúc nào cũng giống nhau, mỗi bệnh lại dùng toa thuốc khác nhau: Ví như trẻ bị dị ứng đường hô hấp, hắt hơi, viêm mũi dị ứng thì dùng thuốc xông dạng Corticoid. Nếu có nhiễm khuẩn hoặc bội nhiễm có thể sẽ phối hợp thêm kháng sinh.  Nếu chỉ bị viêm mũi xuất tiết thông thường thì xông hoặc nhỏ nước muối sinh lý là ổn... Vì vậy, khi trẻ có triệu chứng bệnh cần đưa đi khám để được chỉ định rõ ràng dùng thuốc nào, liều lượng bao nhiêu rồi mới về xông ở nhà cho trẻ. Có thể xông rửa mũi, phòng bệnh cho trẻ mỗi khi trở trời bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
Không nên tự mua thuốc để xông họng tại nhà và sử dụng đơn thuốc cũ. Xông họng chỉ là phương pháp điều trị một số bệnh lý ở đường hô hấp cấp hoặc mãn tính... Trước khi xông cần được bác sĩ khám và kê đơn thuốc, liều lượng cụ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Mỗi lần xông không quá 15 phút. Nếu dùng thuốc xông không tuân theo chỉ định cũng có thể gây ra những tai họa khôn lường. Xông xong nên vệ sinh máy, nhất là bộ phận lọc không khí, đường ống dẫn khí để hạn chế bụi, vi khuẩn và nấm mốc theo đường xông vào cơ thể gây bệnh. Chú ý trong bộ phận ống xông có con chong chóng (là một thanh nhựa bé tí để đẩy thuốc lên mặt nạ khi máy chạy) do không gắn cố định nên rất dễ bị mất, làm giảm tác dụng khí xông.
Trên thị trường có nhiều loại máy xông khí dung, không nên dùng loại máy rẻ tiền, nguồn gốc không rõ ràng vì hay bị thiếu hệ thống lọc, ngăn bụi, vi khuẩn (hoặc chỉ là miếng lọc thông thường, không đảm bảo an toàn vệ sinh...), làm người xông có thể bị viêm nhiễm nhiều hơn.
BS Lâm Thanh Mai
(Trung tâm BSGĐ Hà Nội)

Hoa hòe – Vị thuốc quý trị tăng huyết áp

Đông y gọi hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm thuốc. Do vậy, ta phải thu hái hoa hòe,  ngay từ khi nó còn là nụ hoa, là như vậy.

Sau khi thu hái hoa hòe, người ta tuốt lấy nụ hoa, nhặt bỏ các cành con và lá còn sót lại, rồi đem sao. Do hoa hòe có giá trị, nên một số người đã làm giả mạo nụ hòe bằng cách, lấy những cành hòe nhỏ, có kích thước gần bằng nụ hoa, đem thái nhỏ, rồi trộn lẫn vào vị thuốc. Do đó đã làm giảm giá trị chữa bệnh của hoa hòe.

Theo YHCT, hoa hòe có vị đắng nhẹ. Tính hơi hàn. Quy kinh can, đại tràng, có công năng lương huyết, chỉ huyết, dùng trong các trường hợp huyết nhiệt, gây xuất huyết, như chảy máu cam, lỵ, trĩ ra máu, đại tiểu tiện ra máu. Phụ nữ băng kinh, băng huyết. Trên thực tế, hoa hòe có thể sử dụng dưới nhiều hình thưc khác nhau.

Hoa hòe được dùng làm thuốc trong các trường hợp:

- Cầm máu, ngăn ngừa sự xơ vữa các động mạch… phòng và trị chứng tăng huyết áp, hoặc niêm mạc miệng, lưỡi bị lở loét: có thể dùng hoa hòe sao vàng, hãm uống. Ngày 4 - 6g.

- Với trường hợp hay bị xuất huyết, chảy máu cam, xuất huyết dưới da, dùng hoa hòe sao đen (đem hoa hòe sao nhỏ lửa tới khi toàn bộ bên ngoài hoa có mầu đen, bên trong vẫn còn mầu vàng), hãm với nước sôi, uống ấm, ngày nhiều lần. Có thể phối hợp với một số vị thuốc cầm máu khác, như trắc bách diệp, lá sen, cỏ nhọ nồi,  huyết dụ, địa du, mỗi vị 6g (đều sao cháy), sắc uống, ngày một thang. Uống liền một vài tuần lễ.

Hoa hoe Vi thuoc quy tri tang huyet ap

Trong Đông y, thường dùng bài cổ phương hòe hoa tán gồm: hòe hoa 12g, trắc bách diệp 12g, kinh giới tuệ 12g, chỉ xác 12g. Phương thuốc này, cho hiệu quả tốt,  đối với các trường hợp xuất huyết: Trĩ huyết, đại tiểu tiện ra huyết, chảy máu cam…, hoặc vừa có ứ huyết vừa xuất huyết: Chấn thương, sưng đau, và chảy máu. Dùng dưới dạng thuốc bột, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 6-8 g với nước ấm.

Hoa hòe còn được dùng để làm thuốc xông hơi và ngâm rửa khi bị trĩ gây đau đớn: hoa hòe, chỉ xác, mỗi vị 20g, ngải cứu 40g, phèn chua 20g, cho vào nồi, thêm nước sạch, bịt kín nồi bằng lá chuối tươi, đun sôi 10 phút. Chọc một lỗ nhỏ, xông nhẹ vào nơi bị trĩ. Sau đó để nước ấm, rồi ngâm, rửa các búi trĩ, sẽ giảm được đau đớn và nhanh khỏi.

Ngoài hoa hòe ra, người ta còn dùng một số bộ phận khác của cây hòe, cũng dùng làm thuốc như quả hòe, còn gọi là hòe giác, có vị đắng, tính hàn. Quy kinh  can, đại tràng; có công năng thanh can đởm, trừ phong, lương huyết, dùng sắc uống trong các trường hợp tỳ vị nhiệt, chảy nhiều dãi, trị mụn nhọt, phụ nữ bị nhọt vú, hoặc trị tăng huyết áp, trị di, mộng tinh. Hoặc lá hòe, dùng lá tươi, sắc đặc tắm khi bị ngứa, lở, dị ứng. Hoặc đem lá hòe, đồ chín, phơi khô, sắc uống hàng ngày, trị mắt bị mờ.