Lưu trữ cho từ khóa: thuốc trị loãng xương

Dùng thuốc trị loãng xương phải đúng cách

Quá trình loãng xương có diễn biến âm thầm, kéo dài trong nhiều năm, sau 30 tuổi đã bắt đầu xuất hiện quá trình mất chất xương, mất khá nhiều (trên 50%), thường khoảng vào 50 – 70 tuổi thì triệu chứng đau mới xuất hiện, chủ yếu ở cột sống lưng hay thắt lưng.

Loãng xương ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Triệu chứng đau, còng lưng làm cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt, công việc và cảm giác mình già hơn, yếu hơn, thậm chí có khi gãy cổ xương đùi thực sự, biến người bệnh trở thành tàn phế. Vì vậy, trong sinh hoạt, làm việc, cần cẩn thận khi đi lại, nhất là những nơi trơn trợt, không để bị té ngã. Khi làm việc, cần tránh những động tác gây chèn ép cột sống như khuân vác nặng, gập mạnh cột sống về phía trước.

canxi

Để phòng ngừa loãng xương nên ăn những thực phẩm giàu canxi.

Lưu ý trong điều trị loãng xương

Dùng thuốc nào điều trị?

Khi điều trị loãng xương cần lưu ý, loãng xương phải được điều trị trong thời gian dài nhiều năm và các loại thuốc này hầu hết là đắt tiền như rocaltrol, miacalcic… thường phải kèm theo cung cấp canxi và nội tiết tố nữ khi cần thiết. Tùy theo dạng loãng xương, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn cách điều trị riêng theo từng loại. Bạn không nên tự ý dùng các loại thuốc này.

Các thuốc điều trị loãng xương có tác dụng rất chậm và không phải là thuốc giảm đau nên tình trạng đau có thể vẫn tồn tại và lúc này bác sĩ sẽ cho dùng thêm thuốc giảm đau. Các thuốc này đều có tác dụng phụ gây viêm loét dạ dày ít nhiều. Tốt nhất, bạn phải dùng theo chỉ định và theo dõi của bác sĩ.

Tránh dùng thuốc có thể gây loãng xương

Trong việc phòng ngừa bệnh, cần lưu ý tránh dùng kéo dài những loại thuốc có gây loãng xương, điển hình là thuốc có chứa corticoid. Đặc biệt dưới dạng thuốc uống hay thuốc tiêm, có loại tác dụng kéo dài 3 – 6 tháng. Thuốc có chứa corticoid thường bị lạm dụng để chữa các chứng đau nhức khớp vì giá rẻ, dễ mua mà tác dụng giảm sưng, giảm đau nhanh. Một số người lớn tuổi bị đau nhức khớp đã nghe lời mách bảo của người quen tự mua thuốc uống, vô tình làm trầm trọng thêm bệnh loãng xương.

Bên cạnh tác dụng chữa bệnh, corticoid còn có những tác dụng giữ muối và nước gây phù, tăng huyết áp, suy tim sung huyết, teo cơ, yếu cơ và loãng xương, loét dạ dày, nặng hơn là xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, rối loạn nội tiết, rối loạn kinh nguyệt, suy tuyến thượng thận, làm phát triển nặng thêm bệnh đái tháo đường, lao phổi, cườm mắt, tăng nhãn áp, giảm sức đề kháng nên dễ bị nhiễm khuẩn, nhất là nhiễm lao và nhiễm nấm, teo da, teo cơ áp-xe tại chỗ tiêm.

Thực ra, thuốc corticoid không điều trị hết nguyên nhân gây bệnh mà chỉ làm giảm triệu chứng mà thôi. Nhưng với nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nêu trên, chúng ta phải hết sức thận trọng khi dùng thuốc dạng corticoid. Hơn nữa, người bệnh cần ý thức rằng, không phải chỉ có loại thuốc này mới chữa được bệnh mà còn nhiều thuốc khác ít tác hại nhưng vẫn có tác dụng tốt. Bệnh nhân nên dùng thuốc dưới sự chỉ định, theo dõi, kiểm soát của bác sĩ, không nên tự dùng thuốc dù đây là thuốc rất dễ mua.

Phòng ngừa loãng xương

Vấn đề phòng ngừa loãng xương thật sự cần thiết trên những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương như người cao tuổi, phụ nữ sau mãn kinh…

Ăn uống: Trong ăn uống, nên ăn thêm một số chất chứa nhiều canxi như: rau xanh, tôm, cua, thịt, trứng. Có thể dùng thêm sữa. Nên dùng loại sữa chứa nhiều canxi, ít ngọt, không béo. Nhưng cần lưu ý không nên ăn quá nhiều, dễ dẫn đến dư thừa chất dinh dưỡng, thậm chí là béo phì.

Tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày: Thực tế cho thấy, những người ít vận động, không tập thể dục thể thao, nhất là những trường hợp bị liệt hay phải nằm điều trị lâu tại giường thì quá trình loãng xương xảy ra nhanh hơn bình thường. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy hoạt động thể dục thể thao, vận động cơ bắp làm hạn chế quá trình mất xương và giúp tăng quá trình tạo xương.

Loãng xương là bệnh diễn ra âm thầm trong nhiều năm, lúc đầu còn nhẹ bệnh không có bất kỳ biểu hiện gì nên người bệnh không biết hoặc chủ quan không lo điều trị sớm. Đối với bệnh loãng xương việc ngừa bệnh và phát hiện bệnh sớm rất quan trọng, nhất là những người bước vào tuổi trung niên, phụ nữ sau tuổi mãn kinh, những trường hợp đang dùng thuốc có thể gây loãng xương.

ThS.BS. PHAN HỮU PHƯỚC

Theo Suckhoevadoisong.net

The post Dùng thuốc trị loãng xương phải đúng cách appeared first on Tin Sức Khỏe.

Lưu ý khi sử dụng thuốc trị loãng xương

Bisphosphonates là thuốc chính yếu trong điều trị loãng xương. Tuy nhiên, cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vừa cảnh báo sử dụng Bisphosphonates trong thời gian dài có thể gặp một số nguy cơ như vỡ xương đùi, hoại tử xương hàm và ung thư thực quản!

Lai lịch Bisphosphonates

Bisphosphonates lần đầu tiên được phê duyệt ở Mỹ để điều trị và phòng ngừa loãng xương vào năm 1995. Những thuốc này phát huy tác dụng thông qua cơ chế hoạt động kết hợp vật lý và sinh hoá. Đáng chú ý là, Bisphophosnates gắn với hydroxyapatit trong xương, chúng được đưa vào nền xương. Cơ chế hoạt động chính của Bisphosphonates là làm giảm tiêu xương. Thời gian bán thải của Alendronat ở người được tính là hơn mười năm, phản ánh việc phóng thích Alendronat chậm từ bộ xương. Người ta ước tính rằng, sau khoảng mười năm điều trị bằng uống Natri Alendronat (10mg mỗi ngày), số lượng Alendronat được phóng thích từ bộ xương khoảng 25% lượng hấp thu từ đường tiêu hoá. Do đó, xương đóng vai trò như một hồ chứa đáng kể cho Bisphophosnates, và phải được cân nhắc khi đưa ra các khuyến nghị về việc sử dụng các thuốc này lâu dài.

luu-y-khi-su-dung-thuoc-tri-loang-xuong

Một chuyên gia của FDA đang xem xét cứ liệu hình ảnh gãy xương đùi do sử dụng lâu dài thuốc có thành phần Bisphosphonates. – Ảnh: A.T.

Những cảnh báo mới

Cảnh báo và các biện pháp phòng ngừa khi sử dụng Bisphosphonates bao gồm:

- Kích ứng niêm mạc tiêu hoá phần trên: sử dụng thận trọng trên bệnh nhân có bệnh bộ phận tiêu hoá phần trên. Ngừng sử dụng nếu có triệu chứng mới hoặc triệu chứng tồi tệ đi.

- Tình trạng canxi máu thấp nặng hơn: phải được điều chỉnh trước khi dùng.

- Đau cơ, đau khớp, đau xương nặng: ngưng sử dụng nếu phát triển các triệu chứng nghiêm trọng.

- Hoại tử xương hàm.

- Gãy xương đùi.

Chỉ hiệu quả khi dùng dưới ba năm

Theo khuyến cáo cập nhật của FDA, Bisphophonates được phê chuẩn điều trị, bao gồm: FOSAMAX, FOSAMAX PLUS D, ACTONEL, ACTONEL với canxi, BONIVA, ATELVIA, RECLAST (và các thuốc generic tương đương). Không có trong các khuyến cáo mới và trên nhãn các thuốc sau chỉ ghi là điều trị bệnh Paget hoặc tăng canxi máu ác tính: DIDRONEL, ZOMETA, SKELID và các sản phẩm generic của chúng.

Trong quá trình đánh giá khoảng thời gian tối ưu điều trị bằng Bisphosphonates, FDA tìm thấy rất ít lợi ích khi điều trị trên năm năm. Ngoài ra, các dữ liệu nghiên cứu về gãy xương trên bệnh nhân đã sử dụng Bisphosphonates ít nhất ba năm cho thấy mật độ khoáng xương ở cổ xương đùi và cột sống thắt lưng được duy trì nhưng tốc độ giảm gãy xương không phù hợp. Ngoài ra, tiếp tục sử dụng Bisphosphonates sau năm năm còn liên quan đến tăng nguy cơ bị chứng vỡ xương đùi hiếm gặp, hoại tử xương hàm và ung thư thực quản. Những phát hiện này đã khiến FDA đưa ra các khuyến cáo sửa đổi việc sử dụng những thuốc này sau ba đến năm năm và nhãn thuốc phải ghi rõ: “Thời hạn sử dụng tối ưu chưa được xác định. Sự cần thiết cho tiếp tục điều trị nên được đánh giá lại theo một chu kỳ”.

Theo đánh giá lại của FDA, các bác sĩ sẽ giới hạn sử dụng Bisphosphonates trên bệnh nhân không hơn năm năm và có thể là ba năm.

DS Huỳnh Thị Hồng Gấm
(Khoa dược bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM)

BACSI.com (Theo Sài Gòn tiếp thị)

Tác dụng phụ của thuốc trị loãng xương

Mỗi loại dược phẩm đều có những tác dụng phụ nào đó. Khi đặt lên bàn cân về những rủi ro người sử dụng cần phải nắm rõ tác dụng phụ của từng nhóm thuốc.

Dưới đây là những loại thuốc trị loãng xương phổ biến nhất với những tác dụng phụ thường gặp.

-Bisphosphonates: Bisphosphonates nếu được dùng đường miệng có thể gây kích ứng, viêm dạ dày, thực quản, gây ra chứng khó nuốt, trào ngược dạ dày – thực quản, khó tiêu…, đôi khi có thể gây đau nhức xương khớp.

tac-dung-phu-cua-thuoc-tri-loang-xuong

Ảnh minh họa

Một số tác dụng phụ hiếm gặp cũng đã được báo cáo trong những năm gần đây, chẳng hạn như hoại tử xương hàm. Những người có tần suất cao bị tác dụng phụ này là những bệnh nhân ung thư và sử dụng các loại thuốc trị loãng xương với liều cao. Khi sử dụng Bisphosphonates nên được thẩm định hằng năm và cũng cần có một thời gian ngưng thuốc để hạn chế những tác dụng phụ.

- Raloxifene (Evista): Tác dụng phụ phổ biến của loại thuốc này là sự hình thành các cục máu đông ở các tĩnh mạch ở chân và phổi. Những tác dụng phụ khác như sốt, chuột rút, cơ thể bị giữ nước, các triệu chứng giống cúm…

- Liệu pháp thay thế hormone: Liệu pháp trị loãng xương này thích hợp cho những phụ nữ đang thời kỳ mãn kinh và có các triệu chứng liên quan đến mãn kinh như nóng ran người… Dù có ít tác dụng phụ nhưng nếu được điều trị trên 5 năm hoặc với những bệnh nhân nữ trên 60 tuổi thường xảy ra các tác dụng phụ về tim mạch, đột quỵ, rối loạn đông máu, ung thư vú…

- Teriparatide (Forteo): Thuốc này chỉ được dùng trong những trường hợp bị loãng xương nghiêm trọng, tỉ trọng xương thấp hoặc cho những bệnh nhân bị gãy xương. Những thuốc Teriparatide có thể sử dụng trong 2 năm. Những tác dụng phụ gây ra như run chân, bị kích ứng tại vùng da được tiêm thuốc, xây xẩm, đau cơ, đau khớp, chóng mặt, chuột rút, tim đập nhanh, hạ calcium huyết.

Dù có nhiều tác dụng phụ nhưng công bằng mà nói, những lợi ích trị liệu của thuốc loãng xương đã “phủ bóng” lên những tác dụng phụ của nó. Điều cần làm là bệnh nhân nên hiểu biết những tác dụng của thuốc để hạn chế tối đa.

DS Nguyễn Bá Huy Cường

(Theo Người lao động)