Lưu trữ cho từ khóa: thuốc thang

Trà dược dành cho bệnh nhân trĩ

Để điều trị bệnh trĩ, y học cổ truyền có rất nhiều cách giải quyết như: thuốc ngâm, thuốc đắp, thuốc xông, thuốc thang, trà dược, dược thiện… Trong đó phương pháp dùng trà dược đã tỏ ra có nhiều ưu điểm. Nhiều bệnh nhân rất vui mừng khi lựa chọn cho mình phương pháp này.

Rau má.

Bài 1: Hoa hòe, cỏ mực, lá đắng, lá đinh lăng, dau diếp cá, đương quy, bạch thược, bạch truật, cam thảo mỗi vị 200g (dược liệu ở dạng khô).

Cách chế: Các vị sao giòn, tán vụn, trộn đều bảo quản trong hộp kín tránh ẩm. Ngày dùng 35-40g hãm với nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút là có thể dùng được. Uống dần trong ngày.

Công dụng: bổ trung ích khí, làm co búi trĩ, chống viêm chỉ huyết. Trong bài: đương quy, bạch truật, lá đắng bổ tỳ vị, bổ trung châu; hoa hòe, cỏ mực chỉ huyết và nhận tràng; rau diếp cá, cam thảo, lá đinh lăng tác dụng bổ trợ và điều hòa các vị thuốc. Nếu trĩ chưa chảy máu hoặc chảy máu ít nên dùng bài này từ 2-3 tháng. Đồng thời điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp, dùng những loại thức ăn nhiều chất xơ, chống táo bón, chống dị ứng.

Bài 2: Nhân trần, rau má, cỏ mần trầu, vỏ đậu xanh, ngũ gia bì, khương truật, cam thảo, ngân hoa mỗi vị 200g (dược liệu ở dạng khô).

Cách chế: Các vị sao giòn, tán vụn, trộn đều bảo quản trong hộp kín tránh ẩm. Ngày dùng 35-40g hãm với nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút là có thể dùng được. Uống thay trà trong ngày.

Công dụng: Nhuận gan mật, lợi tiêu hóa, chống viêm chỉ huyết, mát huyết. Bài này phù hợp với bệnh nhân trĩ có tiền sử kiết lỵ, chức năng gan suy giảm, vàng da vàng mắt, đau tức hông sườn, rối loạn tiêu hóa…

Nhân trần, rau má: bổ gan lợi mật; cỏ mần trầu, vỏ đậu xanh: đặc trị bệnh trĩ; ngân hoa: chống viêm tiêu độc; khương truật, ngũ gia bì: bổ tỳ; cam thảo có vị ngọt vừa bổ tỳ vừa điều hòa các vị trong bài.

Với bài này, người bệnh có thể dùng liên tục từ 2 tháng trở lên.

Dấp cá.

Bài 3: Hạ liên châu, ngân hoa, lá đắng, đương quy, bạch truật, huyết đằng, táo nhân, thủ ô, cam thảo, cỏ mực, thăng ma, sài hô, các vị lượng bằng nhau, mỗi lần chế biến nên lấy mỗi vị từ 150-200g.

Cách chế: riêng táo nhân (sao đen), các vị khác sao giòn tán vụn trộn đều bảo quản trong bình kín tránh ẩm. Ngày dùng 35-40g hãm với nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút có thể dùng được. Uống dần trong ngày.

Công dụng: Thăng đề dương khí, đại bổ khí huyết, chống viêm tiêu độc, theo quan điểm Đông y: nguyên tắc điều trị bệnh trĩ bao gồm: thăng đề dương khí, chống viêm, giảm đau, chỉ huyết. Trong bài đương quy, bạch truật, thăng ma, sài hồ: thăng đề dương khí; huyết đắng, thủ ô, đương quy: bổ khí huyết.

Ngân hoa, hạ liên châu: chống viêm tiêu độc, táo nhân sao đen cùng với cam thảo, cỏ mực: dưỡng tâm an thần, chỉ huyết lương huyết. Bài này thích hợp với bệnh nhân trĩ đã bị bệnh lâu ngày, khí huyết lưỡng hư, thể trạng suy yếu, cần được nâng đỡ bồi bổ nguyên khí với tinh thần “Nhân cường tật nhược”.

Bài 4: Ngũ gia bì 200g, củ đinh lăng 200g, bạch truật 200g, trần bì 100g, sơn tra 100g, phòng sâm 240g, sơn thù 200g, biển đậu 200g, cam thảo 200g, cỏ mần trầu 200g, ngân hoa 200g, thảo quả 100g.

Cách chế: Các vị sao giòn, tán vụn, trộn đều bảo quản trong hộp lín tránh ẩm. Ngày dùng 35-40g, hãm với nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút có thể dùng được. Uống dần trong ngày.

Công dụng: bổ tỳ dương, cải thiện tiêu hóa, chống viêm, thăng đề.

Bài này phù hợp với bệnh nhân trĩ, thể trạng hư hàn, hay bị sôi bụng đi đại tiện lỏng, ăn uống chậm tiêu, chân tay lạnh, niêm mạc nhợt nhạt, dày da bụng.

Trong bài: bạch truật, biển đậu, ngũ gia bì, củ đinh lăng, cam thảo: bổ tỳ, kiện tỳ, thăng dương; cỏ mần trầu, ngân hoa: chống viêm tiêu độc; phòng sâm và bạch truật: bổ khí, nâng đỡ tỳ thổ. Dùng phương pháp này các triệu chứng của trĩ giảm rõ rệt. Bệnh nhân dễ chịu ăn uống sinh hoạt được cải thiện.

Lương y Trịnh Văn Sỹ-SKDS

Trà thảo dược điều trị trĩ

Để điều trị bệnh trĩ, y học cổ truyền có thuốc ngâm, thuốc đắp, thuốc xông, thuốc thang, trà dược, dược thiện… Trong đó phương pháp dùng trà dược tỏ ra có nhiều ưu điểm.

Bài 1: Hoa hòe, cỏ mực, lá đắng, lá đinh lăng, dau diếp cá, đương quy, bạch thược, bạch truật, cam thảo mỗi vị 200g (dược liệu ở dạng khô).

Cách chế: Các vị sao giòn, tán vụn, trộn đều bảo quản trong hộp kín tránh ẩm. Ngày dùng 35-40g hãm với nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút là có thể dùng được. Uống dần trong ngày.

Công dụng: bổ trung ích khí, làm co búi trĩ, chống viêm chỉ huyết. Trong bài: đương quy, bạch truật, lá đắng bổ tỳ vị, bổ trung châu; hoa hòe, cỏ mực chỉ huyết và nhận tràng; rau diếp cá, cam thảo, lá đinh lăng tác dụng bổ trợ và điều hòa các vị thuốc. Nếu trĩ chưa chảy máu hoặc chảy máu ít nên dùng bài này từ 2-3 tháng. Đồng thời điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp, dùng những loại thức ăn nhiều chất xơ, chống táo bón, chống dị ứng.

Bài 2: Nhân trần, rau má, cỏ mần trầu, vỏ đậu xanh, ngũ gia bì, khương truật, cam thảo, ngân hoa mỗi vị 200g (dược liệu ở dạng khô).
Cách chế: Các vị sao giòn, tán vụn, trộn đều bảo quản trong hộp kín tránh ẩm. Ngày dùng 35-40g hãm với nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút là có thể dùng được. Uống thay trà trong ngày.

Công dụng: Nhuận gan mật, lợi tiêu hóa, chống viêm chỉ huyết, mát huyết. Bài này phù hợp với bệnh nhân trĩ có tiền sử kiết lỵ, chức năng gan suy giảm, vàng da vàng mắt, đau tức hông sườn, rối loạn tiêu hóa…

Nhân trần, rau má: bổ gan lợi mật; cỏ mần trầu, vỏ đậu xanh: đặc trị bệnh trĩ; ngân hoa: chống viêm tiêu độc; khương truật, ngũ gia bì: bổ tỳ; cam thảo có vị ngọt vừa bổ tỳ vừa điều hòa các vị trong bài.

Với bài này, người bệnh có thể dùng liên tục từ 2 tháng trở lên.

Bài 3: Hạ liên châu, ngân hoa, lá đắng, đương quy, bạch truật, huyết đằng, táo nhân, thủ ô, cam thảo, cỏ mực, thăng ma, sài hô, các vị lượng bằng nhau, mỗi lần chế biến nên lấy mỗi vị từ 150-200g.

Cách chế: riêng táo nhân (sao đen), các vị khác sao giòn tán vụn trộn đều bảo quản trong bình kín tránh ẩm. Ngày dùng 35-40g hãm với nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút có thể dùng được. Uống dần trong ngày.

Công dụng: Thăng đề dương khí, đại bổ khí huyết, chống viêm tiêu độc, theo quan điểm Đông y: nguyên tắc điều trị bệnh trĩ bao gồm: thăng đề dương khí, chống viêm, giảm đau, chỉ huyết. Trong bài đương quy, bạch truật, thăng ma, sài hồ: thăng đề dương khí; huyết đắng, thủ ô, đương quy: bổ khí huyết.

Ngân hoa, hạ liên châu: chống viêm tiêu độc, táo nhân sao đen cùng với cam thảo, cỏ mực: dưỡng tâm an thần, chỉ huyết lương huyết. Bài này thích hợp với bệnh nhân trĩ đã bị bệnh lâu ngày, khí huyết lưỡng hư, thể trạng suy yếu, cần được nâng đỡ bồi bổ nguyên khí với tinh thần “Nhân cường tật nhược”.

Bài 4: Ngũ gia bì 200g, củ đinh lăng 200g, bạch truật 200g, trần bì 100g, sơn tra 100g, phòng sâm 240g, sơn thù 200g, biển đậu 200g, cam thảo 200g, cỏ mần trầu 200g, ngân hoa 200g, thảo quả 100g.

Cách chế: Các vị sao giòn, tán vụn, trộn đều bảo quản trong hộp lín tránh ẩm. Ngày dùng 35-40g, hãm với nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút có thể dùng được. Uống dần trong ngày.

Công dụng: bổ tỳ dương, cải thiện tiêu hóa, chống viêm, thăng đề.

Bài này phù hợp với bệnh nhân trĩ, thể trạng hư hàn, hay bị sôi bụng đi đại tiện lỏng, ăn uống chậm tiêu, chân tay lạnh, niêm mạc nhợt nhạt, dày da bụng.

Bạch truật, biển đậu, ngũ gia bì, củ đinh lăng, cam thảo: bổ tỳ, kiện tỳ, thăng dương; cỏ mần trầu, ngân hoa: chống viêm tiêu độc; phòng sâm và bạch truật: bổ khí, nâng đỡ tỳ thổ. Dùng phương pháp này các triệu chứng của trĩ giảm rõ rệt. Bệnh nhân dễ chịu ăn uống sinh hoạt được cải thiện.  

Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ / SK&ĐS

Cứ viêm khớp lại uống thuốc giảm đau?

Nhiều người cứ thấy khớp tay, khớp gối lên cơn đau là lo đi tìm các loại thuốc nam, lá cây mang về sắc uống, hoặc giã nhỏ đắp lên chỗ đau. Một số khác lại cho rằng viêm khớp là bệnh tự miễn, không thuốc thang điều trị. Hai quan niệm cực đoan trên đều có hại.

Căn bệnh của người nghèo

Buổi sáng khi thức dậy, chưa kịp bước xuống giường, bạn đưa tay cầm điện thoại xem giờ nhưng các đốt ngón tay đều cứng đơ, tại chỗ các khớp buốt lên từng cơn đau, phải tập co duỗi một lúc cơn đau mới giảm dần. Nếu cơn đau cứ tái đi tái lại mỗi ngày như vậy kèm theo sự sưng phù, cứng ở các khớp, bạn có thể đã mắc bệnh viêm khớp dạng thấp!

Đây là một loại bệnh tự miễn, những tế bào thân quen trong cơ thể một lúc nào đó trở nên xa lạ, buộc hệ thống miễn dịch phải tạo ra chất để chống lại. Các bộ phận như phổi, tim, mống mắt, mạch máu, và đặc biệt là các khớp là những thành phần dễ ảnh hưởng nhất.

Nữ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp nhiều hơn nam giới, theo tỷ lệ 5:1. Thường gặp nhất ở phụ nữ sau tuổi 30. Tại Việt Nam, chưa có những khảo sát, nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ dẫn đến thấp khớp, còn theo tài liệu nước ngoài, thói quen sử dụng thức ăn nhanh, thực phẩm tẩm ướp phụ gia, nhiễm virút, thiếu vitamin D... ảnh hưởng nhiều đến bệnh viêm khớp. Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò chi phối khá lớn. Nghiên cứu cho thấy, những người mang nhóm gen HLA - DR4 dễ bị viêm khớp hơn những trường hợp khác. Điều đáng chú ý, phần lớn bệnh nhân viêm khớp đều thuộc diện thu nhập thấp, khiến việc điều trị là nỗi lo lớn cho bệnh nhân.

Di chứng nặng nề

Thường bệnh nhân hay nhầm lẫn viêm khớp với bệnh thoái hoá khớp, lupus đỏ, hay xơ cứng bì, vì đều có dấu hiệu sưng đau, cứng các khớp. Do vậy, việc chẩn đoán nếu hoàn toàn dựa vào lâm sàng sẽ thiếu sót. Cách tốt nhất nên kết hợp giữa lâm sàng và cận lâm sàng (xét nghiệm máu để xác định tốc độ máu lắng, xác định tỷ lệ viêm nhiễm, chụp X-quang khớp bị đau). Sự kết hợp này thường mang lại kết quả chính xác, cho biết bệnh nhân có bị viêm khớp hay không.

Vì sự nhầm lẫn, hay thái độ thờ ơ với bệnh tật, không ít trường hợp hoặc chạy tìm các loại cây cỏ về sắc uống, hoặc ra tiệm mua thuốc giảm đau về dùng, có trường hợp bỏ lơ do bệnh chỉ khó chịu vào buổi sáng và giảm dần cơn đau khi họ làm việc. Nếu lâu ngày bệnh nhân không thăm khám và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp sẽ làm biến dạng khớp, gây mất chức năng hoạt động của các khớp gây co quắp ở ngón tay, chân, teo cơ, không đi lại, sinh hoạt được như bình thường. Bệnh có thể tiến triển xuống các khớp háng, khớp gối. Nguy hiểm hơn, nếu viêm khớp chi phối vùng nội tạng, làm viêm phổi phù thể, viêm mạch máu gây đau nhức, xuất huyết dưới da, viêm van tim... có thể khiến bệnh nhân tử vong.

Bệnh nhà nghèo, điều trị kiểu nhà giàu

Bệnh nhân bị viêm khớp cần thực hiện chế độ sinh hoạt ăn uống điều độ, hạn chế thực phẩm tẩm ướp nhiều chất phụ gia, thức ăn nhanh. Thường xuyên tắm nắng mỗi ngày, giữ vệ sinh trong lành nơi sinh sống và môi trường làm việc. Những hướng dẫn này cũng dành cho những ai chưa mắc bệnh.

Vì là loại bệnh tự miễn, chưa tìm ra nguyên nhân, diễn tiến lại phức tạp nên việc chữa trị phải có sự chỉ định, theo dõi từng bước từ bác sĩ. Không thể vì một cơn đau buốt từ các khớp mà bạn đã vội mua thuốc giảm đau về uống. Bởi các loại thuốc giảm đau có thể gây hại cho bao tử, hội chứng cushing, và hại cho nội tạng. Việc sử dụng thuốc giảm đau phải dựa trên những chỉ định của bác sĩ, họ sẽ lựa chọn loại thuốc ít hại nhất, không chứa steroid.

Một nhóm thuốc khác có thể tác động ngay vào cơ chế tự miễn, gây ức chế miễn dịch gọi là chế phẩm sinh học. Tuy nhiên, giá các thuốc này rất cao nên dù những chế phẩm sinh học này đã có mặt tại Việt Nam cách đây ba năm, không phải bệnh nhân thấp khớp nào cũng có khả năng điều trị. Mỗi đợt điều trị tốn đến vài chục triệu đồng, và phải điều trị nhiều đợt, lâu dài. Đây cũng là sự khốn khó cho những ai không may mang bệnh thấp khớp. Những chế phẩm sinh học này cũng đã bắt đầu được đưa vào danh sách các thuốc thuộc diện bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, chúng chỉ mới ưu tiên cho những trường hợp ung thư.

Theo ThS.BS Hồ Phạm Thục Lan

Meo.vn (Theo SGTT)

Rượu thuốc và thuốc rượu

Trong Đông y, rượu thuốc là loại rượu dùng để chiết xuất và dẫn thuốc trong cơ thể. Còn thuốc rượu là rượu để chiết xuất thuốc dùng ngoài, không uống, có nhiều nơi gọi là “cồn xoa bóp”.

Thuốc của y học cổ truyền được khai thác từ 3 nguồn: thực vật (cây, hoa, lá, rễ, củ), động vật: (thịt, xương, da, sừng, vẩy….) và khoáng vật (chu sa, thần sa, thạch cao, hoạt thạch, thủy ngân, thạch tín…). Chúng được bào chế nhằm làm tăng tác dụng tốt và giảm tác dụng không có lợi cho người dùng, giúp đưa thuốc vào những bộ phận nhất định. Thuốc y học cổ truyền có nhiều dạng bào chế như: cao, đan, hoàn, tán, thuốc thang sắc uống, thuốc rượu, rượu thuốc.

Ảnh minh họa

 

1. Rượu thuốc

Ngày xưa, việc làm rượu thuốc rất đơn giản, cứ một nắm xương bồ rửa sạch ngâm rượu thì thành rượu xương bồ. Một nắm hoa kim cúc ngâm rượu thành rượu kim cúc. Dăm con tắc kè làm thịt phơi khô, ngâm rượu thành rượu tắc kè… Sau dần, các vị thuốc để ngâm rượu ngày càng đa dạng với nhiều loại quý. Các triều vua đều có những công thức riêng và gọi là vương tửu. Thời Minh Mạng có rượu Minh Mạng…, và đến nay thì đã có vô số loại rượu thuốc, không thể kể hết được.

Rượu ngâm thuốc phải là rượu mạnh, tối thiểu là 45 độ. Rượu quá nhạt không có khả năng chiết xuất thuốc. Có thể thử độ mạnh của rượu bằng cách nhúng que có quấn bông vào rượu, nếu đốt cháy được là rượu mạnh. Rượu vừa mua về hay mới nấu không nên dùng ngay bởi hàm lượng chất aldehid còn cao, có thể gây độc.

Về thuốc ngâm rượu, cần chọn theo mục đích chữa bệnh:

- Chữa nhức mỏi xương khớp: Thiên niên kiện, xuyên khung, ngưu tất, bạch chỉ, độc hoạt, khúc khắc, khương hoạt, rắn…
- Bổ máu: Đương qui, hà thủ ô, kỷ tử, thục địa, quả dâu…
- Bổ thận: Đỗ trọng, ba kích, ích trí nhân, thỏ ty tử, kim anh, khiếm thực, tắc kè, nhung hươu, tục đoạn, dâm dương hoắc, rễ cau.
- An thần dễ ngủ: Long nhãn, táo tàu, hạt sen, viễn chí, hà thủ ô.
- Bổ khí: Mạch môn, hoàng kỳ, nhân sâm.
- Kiện tỳ, ăn ngon miệng: Bạch truật, hoài sơn, hạt sen.

Có vị thuốc làm cho rượu có vị chua như: sơn tra, sơn thù, kim anh, bạch thược… Có thứ làm rượu tăng vị ngọt như long nhãn, thục địa, đại táo, cam thảo, la hán, cỏ ngọt. Đa số động vật ngâm rượu đều có vị tanh như bìm bịp, rắn, trăn, tắc kè, mật gấu…

2. Thuốc rượu

Thường dùng loại rượu mạnh hơn 60-70 độ. Thuốc để ngâm thường là những vị có nhiều tinh dầu, vị nóng ấm như: hồi, quế, phụ tử, gừng, ô đầu, tinh dầu bạc hà, màng tang, long não… Cũng có khi dùng các vị thuốc hạ huyết phá ứ như hồng hoa, địa liền, xuyên khung, huyết giác, kê huyết đằng, nhũ hương, mộc dược…

Để rửa và bôi các vết thương phần mềm, chấn thương sưng đau, có thể dùng các thuốc sau: hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm, xuyên khung, bạch chỉ, nghệ, mật gấu.

Để chữa sưng đau răng lợi, có thể dùng các vị đại hồi, tế tân, bạch chỉ, rễ tranh, hoàng liên…

Meo.vn (Theo Sức khỏe & Đời sống)

“Nối giáo” cho con hư

Cứ cái đà “con dại”, cha mẹ bao che, đứng ra giải quyết hết lần này đến lần khác, vô tình đưa con ngày càng đến gần cổng trại giam.

Ngay từ tuổi thiếu niên, Minh H., con trai một của bà Năm ở xã Sông Ray (Cẩm Mỹ-Đồng Nai), đã nổi tiếng ăn chơi khắp vùng.

Gánh tội thay con

Mới ở tuổi thiếu niên, trong khi bạn bè đồng trang lứa gần nhà siêng năng đến trường thì H. lại chỉ ở nhà tụ tập bài bạc, cà phê, thuốc lá. Cha mẹ H. là một đầu mối lớn buôn bán vải ở chợ nên trong nhà luôn sẵn nhiều tiền. Vốn hay cưng chiều con, mỗi khi cậu ấm gây sự làm hư cây cảnh, bể kính nhà người ta hay đánh nhau với bạn bè, ông bà Năm luôn đứng ra thu xếp, sau đó chỉ rầy la, nhắc nhở sơ sơ, vô tình từng ngày “nối giáo” cho con hư. Vì luôn có cha mẹ làm bia che chở, H. ngang nhiên phá làng, phá xóm, chẳng hề sợ ai la mắng hay quở phạt.

“Nối giáo” cho con hư, Làm mẹ, con hu, tre hu, be hu, con uong buong, con hu tai me, lam me, nuoi day con, bao phu nu, day con

Ảnh minh họa: Nguyễn Tài

Có khi nửa đêm, H. rủ rê hơn cả chục đứa bạn ra đường lớn đua xe. Khi hay bị công an bắt cả nhóm về đồn làm đơn tường trình, cha mẹ H. vội vã lên đóng tiền phạt và bảo lãnh cho con trai về ngay. Mỗi lần H. làm sai điều gì, ông bà Năm hầu như chẳng trách móc, rèn dạy chi cả vì H. thường dọa sẽ bỏ nhà đi bụi. Hàng xóm thấy H. càng lớn càng hư hỏng, hay kiếm chuyện đánh nhau, tụ tập băng nhóm gây náo loạn xóm phường nên nói mé, đề nghị ông bà Năm gửi H. vào trường giáo dưỡng. Vậy mà ông bà Năm bênh con chằm chặp, còn tỏ ra bực bội: “Toàn xúi dại. Đưa vào trong đó cho cực thân con tôi à!”. Được thể, thói hư tật xấu của H. ngày càng tăng theo thời gian.

Hậu họa khôn lường

Cách đây hai tháng, gặp bà Năm ở Bệnh viện Chợ Rẫy - TPHCM, tôi không khỏi bất ngờ vì trông bà hốc hác và già đi nhiều. Hỏi thăm bà, tôi được biết H. đua đòi theo bạn bè lên TPHCM làm việc, vừa được hoàn toàn tự do, không phải thấy những cái nhìn dò chừng của cha mẹ vừa có tiếng là làm việc trên TP. Nhưng với thành tích mê chơi, biếng học từ bé, H. chẳng có nổi bằng tốt nghiệp THCS, thế nhưng đã chạy vạy sao đó mà xin được vào làm bảo vệ cho một công ty. Bà Năm ứa nước mắt kể: “Mới làm hơn tuần thì nhậu xỉn chạy xe đụng người ta chấn thương sọ não. H. chỉ xây xát nhẹ nhưng người ta bị nặng lắm”.

Hay tin, vợ chồng bà Năm vội gom hết tiền bạc lên lo liệu hơn cả tháng nhưng sau đó vì nạn nhân qua đời, H. sợ hãi bỏ trốn. Từ quê, ông bà Năm lại vơ vét hết khoản tiền hàng được gần 200 triệu đồng để đưa cho gia đình nạn nhân lo hậu sự. Do ông bà Năm tận tình thăm hỏi, cư xử phải phép nên gia đình nạn nhân không đâm đơn kiện ra tòa. Gây ra chuyện tày trời thế mà từ lúc nạn nhân vào viện cấp cứu cho đến khi mất, H. vẫn không đến nhận lỗi trước gia đình nạn nhân. Mỗi khi người nhà bên ấy hỏi đến, ông bà Năm lại bảo là H. bệnh nặng, không đến được.

Bà Năm kể tiếp: “Thật ra là tôi bảo nó khoan về nhà, chờ tôi với ổng thu xếp ổn đã. Lo chưa xong mà ló dạng, thế nào người nhà nạn nhân cũng làm dữ”. Sau một thời gian trốn chui trốn nhủi, khi được cha mẹ báo đã thu xếp mọi chuyện ổn thỏa, H. liền ung dung trở về nhà.

Mới tuần rồi, trong khi nhậu, nhóm bạn của H. to tiếng với một nhóm nhậu ngồi bàn bên cạnh, H. liền chạy về nhà xách dao chém một người bị trọng thương rồi đón xe lên TP trốn. Không sẵn tiền như trước, ông bà Năm phải chạy vạy khắp nơi để lo thuốc thang cho nạn nhân.

Không biết sau lần này H. có “sáng mắt”, tự ngẫm lại mình và biết thương cha mẹ chưa? Ông bà Năm thì đã mỏi gối chồn chân trước những việc H. gây ra, cũng đã nghĩ đến việc con trai đã lớn, phải tự chịu trách nhiệm nhưng… e là quá muộn.

Cứ cái đà con cứ làm sai thì người làm cha mẹ đứng ra giải quyết mọi chuyện, không sớm thì muộn H. sẽ gây đại họa cho gia đình và chính ông bà Năm đã vô tình đưa con đến gần với cổng nhà giam.

Meo.vn (Theo NLĐ)

Chồng thích ‘vác tù và’

Người vợ rất muốn ông chồng không chỉ đỡ đần công việc tay chân cụ thể mà còn có những tâm tình, chia sẻ với mình về mặt tình cảm. Thế nhưng, nhiều đức lang quân “việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng”…

Chuyện anh chạy vạy xin cho đứa con của chị vợ tương lai vào được ngôi trường như ý mà chị ấy cất công cả tháng vẫn không xong. Chuyện nửa đêm anh đội mưa gió đưa con hàng xóm của nhà… bạn chị đi cấp cứu. Tin nhắn anh gửi thì thú vị khỏi chê, đọc mãi vẫn phải tủm tỉm cười.

Tất cả những điều này làm chị Mai rất hãnh diện, tự hào. Chị cho rằng đàn ông phải vậy. “Giàu sang vì bạn”, chẳng như người yêu mấy cô cùng cơ quan, cứ như “dùi đục chấm mắm cáy”, yêu là chỉ biết đưa người yêu đi ăn, cho tiền, quà và chỉ biết mỗi người yêu mình. Gặp đám bạn người yêu mà phớt tỉnh như… “người Anh”, thật chán. Vậy mà...

Sau ngày cưới chỉ khoảng gần hai năm, bạn bè đồng nghiệp ít còn thấy chị Mai “khoe” về anh chồng ga lăng của mình nữa. Thay vào đó, họ lại hay được nghe chị kết anh cái tội “lóc chóc”, “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Có hôm chị còn đến cơ quan với khuôn mặt bí rị. Hỏi có chuyện gì, chị tức tưởi kể rằng thằng bé con chị ốm sốt đã mấy hôm nay.

Một mình chị đi làm về lại chăm sóc thuốc thang rồi thức đêm canh chừng nâng giấc. Vậy mà bảo anh trông con, mới được chút là kiếm cớ thoái thác để nhót đi chơi tới khuya. Đã vậy, về nhà còn say sưa kể rằng mới đi giúp anh bạn làm quen với chuyên gia để chữa cho con anh ấy tật…“cà lăm”. “Thật là tức phát khóc lên. Anh ta nói mà không thèm suy nghĩ. Vậy ai giúp vợ con anh ta đây? Nếu biết trước có ngày anh ta coi vợ con không bằng người ngoài thế này, ai thèm cưới…” - chị Mai bực bội nói.

Chồng thích 'vác tù và', Tình yêu -  Giới tính, hanh phuc gia dinh, nguoi chong, tinh yeu, hon nhan, vo chong, hanh phuc,

Nhiều người đàn ông chỉ mải chăm lo sự nghiệp ngoài xã hội (Ảnh minh họa)

“Làm phúc nơi nao”

Chuyện nhà chị Hồng (Hà Nội) cũng là một câu chuyện dài. Lấy nhau đã 26 năm, anh Cơ, chồng chị Hồng là thầy giáo nhưng lại có đam mê sửa chữa điện tử. Ấy là anh cứ mày mò tháo lắp, nghiên cứu vậy chứ không có mở tiệm và kiếm thêm đồng nào cả. Thôi thì cũng chẳng sao. Nhưng điều chị Hồng “tức” nhất là dù có tay nghề, dù bị cuốn mất bao nhiêu thời gian lẽ ra phải dành cho gia đình, nhà cửa chật chội vẫn phải dành riêng chỗ để anh bày biện đủ thứ máy móc thập cẩm như cái kho đồng nát và đi thì chớ, về là anh lại dị mọ trong đó suốt buổi, vậy mà việc nhà, từ hỏng máy bơm, gãy cánh quạt, cháy bóng đèn… toàn những việc của đàn ông, chẳng cần phải có nghề, ai cũng làm được thì anh Cơ cứ thường xếp lớp để đó. Năm lần bảy lượt vợ giục giã đến khi bản thân cũng bức bối chẳng có cái mà xài, anh mới chịu rờ đến. Thậm chí nhiều lần chị phải kêu thợ bên ngoài vào sửa, cho anh… chạm tự ái nghề nghiệp, cũng chẳng “xi nhê” gì.

Thế nhưng, ngược đời là việc nhà bạn bè, chỉ cần “ới” cái anh đã có mặt ngay. Còn làm nhiệt tình, trách nhiệm đâu ra đó nữa chứ. Chị Hồng nhiều lần nói tức “hay vì người ta có cơm gà, có rượu đãi”? Chị nói vậy chứ cũng biết chắc không phải vậy. Chỉ vì thương cái nết hiền lành, chân thật của anh mà chị đành chịu nhịn mấy chục năm nay, nuốt cục tức vào trong cho yên cửa yên nhà

Thuộc tính chung

Nhiều chị em khi say sưa kể tội chồng “nhác việc nhà, siêng việc họ” đều đổ riết là cánh đàn ông ấy đã thay đổi tính nết, mà quên mất ngày xưa mình “chết” với các ổng chính vì cái sự thích việc “bao đồng” này của họ. Nhưng lúc đó lại được gọi bằng cái tên rất hay ho là “hào sảng, quảng đại với bạn bè”. Mua dưa được dưa, trồng đậu có đậu, giờ lại trách sao trồng đậu chẳng ra dưa? Đó cũng là “lỗi” của chị em. Thế nên, trừ trường hợp thái quá như bỏ bê hoàn toàn việc nhà cho vợ con; sống như khách trọ, vô tình, vô trách nhiệm và kèm theo nhiều tật xấu khác: độc đoán, cộc cằn, vũ phu…, các “cựu hiệp sĩ” ấy mới đáng bị lên án.

Chồng thích 'vác tù và', Tình yêu -  Giới tính, hanh phuc gia dinh, nguoi chong, tinh yeu, hon nhan, vo chong, hanh phuc,

Hạnh phúc là hai vợ chồng cùng chăm sóc gia đình (Ảnh minh họa)

Còn lại, sự “nhác, siêng” có lúc không đúng chỗ ấy, phần nào hiểu được, bởi đó gần như là thuộc tính chung của đàn ông. Nó na ná như kiểu “văn mình, vợ người”, “nhịn miệng thết khách” vậy thôi. Con người ta cơ bản thường coi trọng đối ngoại hơn đối nội, thích mình xấu đẹp thế nào? Chẳng mấy khi khen. Đã lâu rồi chẳng nói ngọt ngào âu yếm. Vậy mà với mấy em ở cơ quan, mấy chị vợ của đồng nghiệp thì sao dịu dàng tâm lý thế? Thấy mà phát thèm…”.

Có chị lại so sánh chồng mình với… chồng của người khác: “Họ rất chu đáo, lịch sự với mình. Tiếp xúc, chơi chung với họ thật thoải mái, thú vị. Chẳng như “lão ở nhà”, cứ như… bố già, như đối thủ. Giá mà “ổng” có được một nửa của họ cũng hạnh phúc cho mình lắm...”. Xin thưa với các chị, cũng là một kiểu “thóc nhà đem đãi… gà rừng” thôi. Một điều dám chắc là chính cái người các chị đang khen hết lời kia, họ cũng đang bị vợ họ ca bài “ai oán” như mình đang ca cẩm chồng mình vậy đó. Nếu có phép hoán đổi, được trở thành nội tướng của họ, các chị cũng lại về ngay vai trò “ô-sin kiêm quản gia, bảo mẫu”, chẳng còn được “nâng niu” như hoa ở trên tay họ thế đâu. Quy luật tâm lý là vậy.

Cuối cùng, đây là tình tiết trong bộ phim truyền hình: một cặp vợ chồng đang ly thân chờ ly dị. Lâu lâu người chồng đến nhà cũ ăn cơm với vợ con. Ăn xong, lúc ra về, anh ta đã làm điều mà khi còn chung sống chẳng bao giờ làm. Người vợ thấy vậy đã rất… hốt hoảng, gọi điện ngay cho chị gái mình: “Chúng em chắc hết thật rồi. Bởi hôm nay ăn xong, anh ta còn… khen cơm ngon nói “cảm ơn” em nữa”. Và rồi họ ly dị thật. Anh chồng kia đến ở với cô bồ lúc trước. Cũng lại càu nhàu, khó chịu về chuyện cơm nước, nhà cửa với cô ta, chẳng thấy “chiều hết ga”, lịch sự như khi còn là… người ngoài nữa.

Bạn đang chung sống với người đàn ông của mình, anh ấy cứ hay né việc nhà mà lại lanh chanh ở chỗ khác. Vậy là vẫn… yên tâm. Chứ khi họ khác đi, biết đâu đó lại là biểu hiện của sự thay đổi còn đáng lo hơn đấy!

Meo.vn (Theo Sức khỏe đời sống)

Trẻ sinh non tăng cân nhờ nghe nhạc

Nghiên cứu đã chứng tỏ nhiều lợi ích mới của âm nhạc đối với thể chất và tâm hồn của trẻ.


 

Một nghiên cứu vừa khẳng định, chơi nhạc giúp trẻ sinh non đỡ cảm thấy đau và làm giảm sự căng thẳng của bé.

Những loại âm nhạc mà trẻ nghe là những giai điệu như khúc hát ru của mẹ, những bài hát mẫu giáo hoặc nhạc cổ điển.

Âm thanh giúp cho nồng độ oxygen trong máu được tăng lên, do đó, tim cũng đập mạnh hơn vì thể trạng của bé sinh non rất yếu. Trẻ cảm thấy đỡ đau, đỡ khó chịu hơn khi nghe thấy những âm thanh êm dịu.

Âm nhạc giúp trẻ tăng cân...

Lợi ích của việc chơi nhạc bao gồm, giúp làm bố mẹ và bé trở nên điềm đạm và hiền hòa hơn, sự lấy lại cân nặng một cách nhanh chóng và làm giảm thời gian ở bệnh viện.

Tiến sỹ Manoj Kumar, đến từ trường đại học Alberta ở Canada, người dẫn đầu thí nghiệm nói: 'Có nhiều bằng chứng sơ bộ cho thấy, âm nhạc có thể tạo ra nhiều tác dụng tích cực lên trẻ sinh non. Nó làm giảm thiểu những đau đớn khó chịu mà trẻ gặp phải. Âm nhạc cũng kích thích trẻ ăn nhiều hơn, vì thế mà cân nặng được tăng lên".

... và giảm căng thẳng ở trong gia đình.

Tiến sỹ còn nói thêm rằng, âm nhạc cũng có thể làm giảm đi những chi phí về chăm sóc và thuốc thang cho gia đình.

Những kết luận mới này được dựa trên thí nghiệm tiến hành từ năm 1989 đến năm 2006.

Những điều cần biết khi uống thuốc bắc

Đối với các thuốc chữa bệnh tỳ vị hoặc dùng để công hạ, nên uống giữa hai bữa ăn để thức ăn không ảnh hưởng đến thuốc. Còn với các thuốc diệt trùng thì nên uống cách đêm (trước khi ngủ uống một lần, sáng hôm sau uống lần nữa khi còn đói) để tiện cho việc thải các loại trùng bị diệt ra khỏi cơ thể.

Đối với thuốc bắc, việc uống trước hay sau khi ăn, uống nóng hay lạnh, ngâm hay sắc tùy thuộc vào loại thuốc và bệnh cần điều trị. Sau đây là một số hướng dẫn cụ thể:

- Uống trước bữa ăn 30-60 phút:

Áp dụng với các thuốc chữa bệnh can thận hư, bệnh đường ruột, dạ dày và các bệnh từ lưng trở xuống. Trong trạng thái bụng đói, dược tính dễ dàng chuyển xuống dưới, thuốc uống vào sẽ tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc đường tiêu hóa, nhanh chóng đi qua dạ dày, xuống ruột. Nhờ đó, thuốc sẽ nhanh chóng được hấp thu và phát huy tác dụng, không bị thức ăn trong dạ dày làm loãng.

- Uống sau bữa ăn 15-30 phút:

Áp dụng cho các bệnh phía trên như tâm, phế, ngực và trên dạ dày. Các loại thuốc gây kích thích đối với đường tiêu hóa hoặc có độc tính khá cao cũng nên uống sau khi ăn để tránh hấp thu quá nhanh, gây trúng độc.

- Uống vào sáng sớm khi đói:

Áp dụng cho các loại thuốc thang bồi bổ để thuốc được hấp thu đầy đủ. Các thuốc dùng để diệt trùng, công hạ và chữa bệnh mạch máu tứ chi cũng nên uống lúc đói, nhằm làm cho thuốc nhanh đến ruột, nồng độ thuốc không bị giảm đi.

- Uống trước khi ngủ 15-20 phút: Áp dụng cho các thuốc bổ tâm tỳ, an thần, ngủ ngon và chữa các bệnh ứ trệ, bệnh vùng ngực. Uống xong nên nằm ngửa, nếu là thuốc trầm giáng thì nên nằm nghiêng.

- Uống ấm: Các thuốc sắc ôn hòa và bổ dưỡng.

- Uống nguội: Các thuốc sắc giải độc, phòng nôn, thanh nhiệt.

- Uống nóng: Các thuốc sắc giải biểu (cho ra mồ hôi) nên uống nóng để toát được mồ hôi. Các loại thuốc khử hàn, thông huyết mạch cũng nên uống nóng.

- Uống liền một mạch:

Nghĩa là uống một lần hết ngay, hợp với các bệnh nặng hoặc bệnh về dạ dày, các thuốc thông tiện, hoạt huyết, hóa ứ. Mục đích của cách uống này là để thuốc không làm tổn hại đến chính khí, phát huy hết tác dụng.

- Uống từ từ: Tức uống từng tí một hoặc ngậm thuốc, áp dụng cho các bệnh đau họng, nôn mửa nhằm làm cho thuốc ngấm dần vào chỗ đau.

- Ngâm uống:

Với các loại thuốc quý như trầm hương, mộc hương và thuốc có mùi thơm, không nên đun lâu, có lúc nên pha uống (cho thuốc vào cốc, cho thang còn nóng vào ngâm, một lúc sau thì uống). Các loại nhục quế, tàng hồng hoa nên ngâm nước nóng để uống, tránh đun lâu để không làm mất các thành phần có ích trong thuốc.

Nông Nghiệp Việt Nam

Những tin tức liên quan

Chị không tay nuôi em bệnh tật

Để rau cháo và thuốc thang nuôi nhau, 2 chị em đi bán vé số dạo, chị Lan trở thành trụ cột chính nuôi em. Không còn đôi tay từ bé do chiến tranh, Mạch Thị Lan làm mọi việc bằng đôi chân. Nhà càng nghèo hơn khi em gái Mạch Thị Hoa mắc bệnh tim và bị chấn thương cột sống không còn sức lao động. Để rau cháo và thuốc thang nuôi nhau, 2 chị em đi bán vé số dạo, chị Lan trở thành trụ cột chính nuôi em.

Phải qua rất nhiều con đường, cây cầu nhỏ cheo leo trên những kênh rạch chằng chịt của thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, chúng tôi mới đến được căn nhà tạm trong ấp Mỹ Hiệp, xã Tân Tiến, nơi cư ngụ của hai chị em Mạch Thị Lan. Đón khách bằng nụ cười ngượng nghịu, chị Lan kể rằng hôm nay đi bán vé số về sớm vì có một số người đã mua ủng hộ. Vừa run run dùng đôi chân đổ hết đống tiền trong túi rồi đếm, xếp lại, chị Lan vừa cho biết, không mấy khi đếm tiền trước mặt người lạ nên rất mất bình tĩnh. Mấy trăm ngàn đồng trong túi cũng là số tiền lớn nhất mà chị được cầm từ trước đến nay.

Thực ra, Mạch Thị Lan không mang dị tật bẩm sinh. Năm Lan lên 6 tuổi, Mỹ - quân đội Sài Gòn tràn xuống địa phương càn. Gia đình đông anh em, khá nheo nhóc. Người anh trốn quân dịch, vắng nhà. Tai họa giáng xuống Mạch Thị Lan. Khi tỉnh lại, đôi cánh tay của cô đã vĩnh viễn không còn.

Thời gian làm vết thương lành nhưng mất mát thì không bù đắp được. Gia đình lại nghèo. Thương con nhưng cha mẹ Mạch Thị Lan nhất định bắt Lan học sử dụng đôi chân làm những công việc thông thường. Trẻ con, làm bằng tay đã khó, huống chi đôi chân. Loay hoay mãi không xong, nhiều lúc đôi chân co quắp, đã có lúc Lan bỏ cuộc. Khi ấy, người cha lại thủ thỉ động viên con cố gắng. Cái lý của ông rất đơn giản rằng: Lan phải tập làm, tự lo được những sinh hoạt tối thiểu cho bản thân thì ông mới yên tâm bởi không có cha mẹ nào sống mãi được với con và lo cho con được đến hết cuộc đời…

Thương cha, Lan tiếp tục học làm các việc lặt vặt bằng chân. Đầu tiên chỉ là những công việc vệ sinh cá nhân, tự tắm, thay quần áo rồi cầm cây lược chải đầu. Dần dà, cô dùng đôi chân giúp đỡ mẹ cha làm được những việc nhà đơn giản như giặt giũ, nhặt rau, nấu cơm…

Chị Mạch Thị Lan và em gái Mạch Thị Hoa trước căn nhà tình thương ở Hậu Giang.

Thân sinh mất. Nhà nghèo càng nghèo hơn. Người em gái Mạch Thị Hoa kém Lan 6 tuổi nhưng không lấy chồng, ở nhà làm thuê làm mướn để chị em rau cháo có nhau. Chưa được bao lâu thì Hoa phát hiện bị bệnh tim. Những người đàn ông theo đuổi chị dần cao chạy xa bay.

Tai họa tiếp tục giáng xuống trong một lần Mạch Thị Hoa bị tai nạn, chấn thương cột sống. Tuy không đến nỗi bán thân bất toại nhưng sức lao động không còn. Căn nhà lá dựng tạm của hai chị em càng xác xơ hơn.

Ngoài hơn trăm ngàn tiền trợ cấp cho người tàn tật, chi phí hàng ngày của cả hai chị em dựa cả vào công việc hái rau mọc hoang ở các khu vực gần nhà mang ra chợ bán. Nhưng rau hái mãi rồi cũng hết. Thiếu tiền thuốc thang, những cơn co giật, ngất xỉu của Hoa ngày càng nhiều hơn. Đúng lúc ấy có người bày cho hai chị em đi bán vé số. Hàng ngày, không kể mưa hay nắng, cứ đúng 5h sáng, Lan lại trở dậy, lội bộ vượt gần 2km ra đường chính, đi nhờ xe lên khu vực trung tâm lấy vé số đi bán dạo.

Cách bán vé số của chị Lan cũng khá đặc biệt. Vì không còn đôi tay, chị thiết kế một chiếc túi vải nhẹ để đựng tiền và một chiếc túi nhựa trong suốt để đựng vé số. Khách đồng ý mua vé cứ việc đưa tay vào túi chọn vé rồi lại tự động bỏ tiền vào túi vải cho chị.

Đi khắp hang cùng ngõ hẻm từ sáng đến chiều mới về đến nhà, việc bỏ bữa trưa với Mạch Thị Lan đã trở thành chuyện bình thường. Chị bảo rất ngại khi phải dùng đôi chân đưa thức ăn lên miệng giữa chốn đông người, hơn nữa, như thế còn tiết kiệm được một khoản tiền nho nhỏ cho hai chị em. Ngày bán được ít thì mang về được 20.000 đồng, nhiều thì 50.000 đến 60.000 đồng. Trang trải sinh hoạt tạm ổn nếu biết tằn tiện và mỗi ngày không mất một vài chục ngàn tiền thuốc cho hai chị em.

Để tạo thêm thu nhập và việc làm vừa sức với Hoa, hai chị em tính toán mua heo về nuôi, làm đơn đề nghị chính quyền xã hỗ trợ vay vốn theo tiêu chuẩn dành cho hộ nghèo. Heo chưa kịp bán thì gặp dịch, lăn ra chết. Tiền mua giống, mua thức ăn theo đó tiêu tan. Nợ chồng nợ. Chị Lan cho biết, hiện tại hai chị em vẫn nợ ngân hàng 7 triệu đồng và người quen 3 triệu đồng.

Gần đây sức khỏe yếu hơn nên những cơn đau đầu, chóng mặt cứ đến triền miên. Chị Lan chỉ ước, giá như có một chút vốn, chị sẽ mở một quầy vé số nho nhỏ và mua mấy con heo giống về cho em gái cùng phụ nuôi, tạo thêm thu nhập, đỡ rong ruổi ngoài đường mà có tiền trang trải cho em và cho chính mình. Thế nhưng, tất cả chỉ dừng lại ở những điều ước bởi nợ cũ vẫn còn, không ai dám cho hai chị em vay thêm.

Ước muốn của chị có trở thành hiện thực? Hy vọng, số phận sẽ mỉm cười với hai chị em chị Mạch Thị Lan qua tấm lòng thơm thảo của bạn đọc xa gần trên cả nước. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về Tòa soạn Báo CAND 66 Thợ Nhuộm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. ĐT: 0438222157

Ngôi chùa có 111 cụ bà ở TP. HCM

Đi khắp 3 gian phòng ở chùa Lâm Quang (quận 8, TP. HCM), có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh như thế.

Không biết Tết đang về

Hiện, chùa Lâm Quang đang chăm sóc 111 cụ bà từ 65- 86 tuổi, không nơi nương tựa. Chùa được phân thành 2 khu: khu dành cho những bệnh nhân nặng (1 phòng) và khu dành cho những cụ còn khỏe (2 phòng).

Cụ Minh, 74 tuổi, quê Trà Vinh vào chùa đã 6 năm. Cụ được bố trí ở phòng dành cho bệnh nhân còn khỏe bởi cụ còn có thể tự vệ sinh thân thể và xúc cơm ăn. Tuy vậy, trí óc cụ đã đễnh đãng khá nặng.

“Đây là áo len, dành để mặc khi lạnh. Còn đây là giọng ca của bà, bà hát cho con nghe…”, thấy tôi đến gần, cụ Minh nói- chất giọng chậm rãi, nhịp điệu lên xuống nghe như hát.

Hỏi về gia cảnh, cụ Minh lắc đầu, nước mắt chảy dài trên gò má nhăn nheo: “Chết hết rồi! Khổ lắm, cực lắm!”. Như bị chạm vào nỗi đau, cụ chợt nói như giọng của người tỉnh táo.

Những giường bên cạnh, cụ nghêu ngao hát, cụ ôm đầu bần thần, cụ nằm co ro, mệt mỏi…

Theo sư cô Diệu Hằng (chùa Lâm Quang), 111 cụ bà ở đây được 16 sư cô chăm sóc hàng ngày với những công việc như cho ăn uống, thuốc thang, tắm giặt…Tuy vậy, cũng có đôi ba cặp tự chăm sóc nhau bởi họ là những người thân trong gia đình.

Hai chị em cụ Nguyễn Thị Quyến (73 tuổi), cụ Nguyễn Kim Liên (71 tuổi), quê Rạch Giá- Kiên Giang vào chùa đã 5 năm nay. Chồng cụ Quyến chết sớm để lại cho cụ một mụn con trai duy nhất. Cách đây 10 năm, con trai cụ cũng bỏ mẹ ra đi vì sốc ma túy. Thương con, cụ khóc ròng mấy năm trời đến mù cả hai mắt.

Hai chị em cụ Quyến- cụ Liên
Hai chị em cụ Quyến- cụ Liên

Cũng giống chị gái, chồng và con gái duy nhất của cụ Liên cũng lần lượt ra đi. Không người thân, không của cải, hai chị em cụ Quyến nương tựa vào nhau. Cách đây 5 năm, khi không thể tự nuôi sống bản thân, hai cụ vào chùa ở. Ở đây, cụ Liên chăm sóc chị gái từ ăn uống, thuốc thang đến việc trở thành chỗ dựa tinh thần. “Chị Hai tui suốt ngày than khóc khiến tôi nhiều khi cũng chán nản, buồn lòng lắm”, cụ Liên kể.

Mẹ con cô Quách Thị Hui (62 tuổi), Huỳnh Mộng Liên (42 tuổi), quê Bạc Liêu vào chùa đã 5 năm. Hai mẹ con cùng bị tâm thần phân liệt nhưng cô Hui bị nhẹ hơn nên có thể chăm sóc con gái. Tuy vậy, theo sư cô Diệu Hằng, những lúc cả hai mẹ con đều “lên cơn” thì đành nhờ các sư cô và các bệnh nhân khác giúp đỡ.

dsfw
"Tui biết chi Tết đâu. Tết thì cũng vậy thôi mà”.

Khi được hỏi: Có thích Tết không? Có biết Tết đang về không? Cô Hui cười buồn: “Tui biết chi Tết đâu. Tết thì cũng vậy thôi mà”.

“Chưa thấy ai có người thân đến thăm dịp Tết”

Năm 1995, khi sư cô Thích Nữ Huệ Tuyến- trụ trì chùa Lâm Quang, mới về tiếp quản chùa đã thấy có 4 cụ bà hành khất ban ngày đi kiếm sống, ban đêm về đây xin tá túc. Xúc động trước những cảnh đời bất hạnh, sư cô đã đem các cụ vào chùa chăm sóc.

Từ đó ngày càng có thêm nhiều cụ xin đến với cửa chùa. Cho rằng duyên đã gặp duyên, sư cô Huệ Tuyến đã thu nhận tất cả những cụ bà có cảnh đời bất hạnh.

Gian phòng dành cho những bệnh nhân già yếu
Gian phòng dành cho những bệnh nhân già yếu

Sư cô Diệu Hằng- người xuất hành tại chùa Lâm Quang 14 năm nay cho hay, hàng năm, có nhiều cụ mất đi, cũng có nhiều cụ xin vô nhưng con số các cụ luôn tăng lên. Đầu năm 2010 có 95 cụ. Trong năm có 30 cụ mất. Thời điểm này, chùa có tất cả 111 cụ.

Trong chừng ấy năm chăm sóc các cụ, sư cô Diệu Hằng chưa thấy cụ nào được con cháu hay họ hàng xin về. Tết nhất cũng chưa thấy cụ nào có người thân đến thăm hỏi.

Dịp Tết, các cụ được nhà chùa và các tổ chức đoàn thể tổ chức tất niên và lì xì. Nhưng chỉ có những cụ còn khỏe mới cảm nhận được ít nhiều niềm vui năm mới. Còn với 26 cụ đã yếu, 15 cụ bị tâm thần thì không hề biết Tết.

14 năm trực tiếp chăm sóc các cụ, sư cô Diệu Hằng kể, mỗi năm chùa tiếp nhận khoảng 5-6 trường hợp các cụ già bệnh nặng trong thời gian chờ chết được con cháu…gửi nhà chùa chăm sóc. “Với những trường hợp này, Tết nhất cũng không thấy con cháu vào thăm hỏi. Họ chỉ thăm hỏi qua điện thoại và dặn lúc nào người thân họ qua đời thì báo để họ mang về”, sư cô Diệu Hằng ngậm ngùi.

Khi tiếp nhận những trường hợp bất đắc dĩ này, nhà chùa bố trí các cụ ở chung phòng với những bệnh nhân già yếu. Tại đây, hầu hết các cụ đều được cắt tóc ngắn để dễ dàng tắm rửa. Ngày cũng như  đêm, bao trùm căn phòng là những tiếng thở dài, tiếng kêu rên…

Ngoài kia, Tết đã về…