Lưu trữ cho từ khóa: thuốc nam

Bài thuốc chữa bệnh hay gặp mùa nắng nóng

Thời tiết nắng nóng kéo dài, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho virut, vi khuẩn, ký sinh trùng phát sinh gây nhiều bệnh. Mặt khác, lúc này sức đề kháng của cơ thể chưa đáp ứng kịp thời, nhất là người già và trẻ em nên dễ mắc các bệnh cảm nắng, ngứa lở ngoài da, tiêu chảy… Sau đây là một số bài thuốc Nam đơn giản dễ kiếm chữa trị các chứng bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng.

Cảm nắng (cảm thử)

Người bệnh mồ hôi ra nhiều, hoa mắt, chóng mặt, người chao đảo, buồn nôn và nôn, toàn thân mệt lả, mạch nhanh, huyết áp hơi thấp, trường hợp nặng có thể bị ngất. Dùng một trong các bài:

Bài 1: phòng sâm 16g, đương quy 16g, cẩu tích 12g, biển đậu 16g, hương nhu 16g, sa nhân (sao đen) 16g, hoàng kỳ 16g, bạch truật 16g, trần bì 12g, sơn thù 12g, hoài sơn 16g, quế 8g, mẫu lệ 16g, lá dâu làm thang 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 2: mẫu lệ chế 16g, cát căn 16g, đậu đen (sao thơm) 30g, lá mít 16g; khoai lang thái lát, phơi khô sao vàng 30g; hoài sơn 16g, liên nhục 12g, mạch môn 16g, đương quy 16g, bạch truật (sao hoàng thổ) 16g, cam thảo 12g, quế 10g, sinh khương 4g, tang diệp 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: biển đậu (sao vàng) 16g, hương nhu 16g, cát căn 20g, mẫu lệ chế 16g, hoàng kỳ 16g, bán hạ 10g, hậu phác 12g, thương truật 16g, quế 10g, sơn thù 12g, mạch môn 16g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

bai-thuoc-chua-benh-hay-gap-mua-nang-nong

Thảo quả trị tiêu chảy do hư hàn.

Tiêu chảy

Do ngộ độc thức ăn: Người bệnh đau bụng từng cơn, bụng trướng. Mức độ đau tăng dần, có thể có nôn, tiếp đến là đi ngoài nhiều lần, phân lổn nhổn, phân lỏng. Dùng một trong các bài:

Bài 1: lá nhót (sao vàng hạ thổ) 20g, hoàng đằng 12g, lá khổ sâm 20g, lá ổi 20g, lá đinh lăng (sao vàng) 20g, biển đậu 16g, kim ngân 20g, trần bì 10g, sinh khương 4g, hoài sơn 16g, tất bát 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: bạch biển đậu 16g, bạch truật 16g, lá ổi 20g, cỏ sữa to lá 20g, hoàng liên 10g, hậu phác 12g, trần bì 10g, lá khổ sâm 20g, sinh khương 4g, cao lương khương 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Do tỳ vị hư hàn:

Người bệnh bụng đau ậm ạch, tiêu hóa chậm, phân lỏng, cơ thể suy nhược dần. Dùng một trong các bài:

Bài 1: phòng sâm 16g, bạch linh 12g, bạch truật 16g, bán hạ 10g, hậu phác 12g, cao lương khương 12g, thần khúc 10g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, đại táo 3 quả, củ đinh lăng 16g, ngũ gia bì 16g, biển đậu (sao) 16g, cam thảo 12g, sinh khương 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: phòng sâm 16g, đương quy 16g, bán hạ 10g, thăng ma 12g, trần bì 10g, thần khúc 10g, thảo quả 6g, ngũ gia bì 12g, hoàng kỳ 16g, bạch truật 16g, hậu phác 10g, sài hồ 10g, chích thảo 12g, thủ ô chế 16g, quế 10g, sơn thù 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ngứa lở ngoài da

Người bệnh ngứa nhiều, gãi nhiều, mặt da bị tổn thương từng mảng, gây tiết dịch, viêm nhiễm, nước tiểu đỏ, da thịt nóng. Nguyên nhân do chức năng gan bị suy giảm và do yếu tố cơ địa. Nguyên tắc điều trị: thanh nhiệt giải độc, lương huyết, chống dị ứng. Dùng một trong các bài:

Bài 1: đan bì 10g, phòng phong 16g, đinh lăng 20g, thổ linh 16g, hoàng bá 12g, bồ công anh 12g, chi tử 12g, kinh giới 12g, hạ khô thảo 16g, kim ngân 20g, mạch môn 16g, sài đất 20g, hoa hòe (sao) 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: trừ phong ngứa, thanh nhiệt nhuận gan, lương huyết, tiêu độc, chống viêm.

Bài 2: ngân hoa 12g, kinh giới 12g, đương quy 12g, đơn lá đỏ 20g, cỏ mần trầu 20g, lá đinh lăng 20g, liên kiều 12g, huyền sâm 12g, thương nhĩ (sao) 16g, rau má 20g, sài hồ 10g, hạ liên châu 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: chống ngứa chống viêm, giải nhiệt tiêu độc, nhuận gan.

Lương y Trịnh Văn Sỹ

Theo Suckhoedoisong.vn

Trẻ ra mồ hôi nhiều có nên cho uống thuốc Bắc?

Con tôi 5 tuổi, cháu ăn uống bình thường nhưng ra mồ hôi rất nhiều khi vui chơi. Mẹ chồng tôi nói đó là do cơ thể yếu, sức đề kháng kém và nên uống thuốc Bắc để bồi bổ. Xin bác sĩ tư vấn giúp.

Ngô Vân Linh (Bình Thuận)

tre-ra-mo-hoi-nhieu-co-nen-cho-uong-thuoc-bac

Ảnh minh họa – Internet

Ở trẻ nhỏ, do hệ thống điều nhiệt chưa hoàn thiện, hiện tượng ra nhiều mồ hôi khi chơi rất hay gặp, cơ thể bé lại đang trong giai đoạn phát triển, trẻ hay hiếu động thích chạy nhảy vui chơi nên dẫn đến bé hay nhiều mồ hôi cả khi trời mát. Khi trẻ lớn dần, hiện tượng này sẽ giảm, trừ một số trường hợp ra nhiều mồ hôi do yếu tố gia đình hay ra mồ hôi do bệnh lý.

Khi ra quá nhiều mồ hôi, quần áo áp vào người làm bé dễ bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp. Vì vậy cần chú ý lau mồ hôi, thay quần áo cho bé khi bị ướt. Cố gắng tạo điều kiện cho bé được chơi trong môi trường thoáng mát để bé đỡ ra nhiều mồ hôi. Đặc biệt khi mua quần áo cho bé bạn nên chọn loại vải cotton dễ thấm nước, tránh các hàng vải dày, nhiều nilon làm bé càng nóng, mồ hôi ra nhiều gây cọ sát da làm da dễ bị nhiễm khuẩn.

Chế độ ăn ngoài việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng, nên tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, đặc biệt có canh trong bữa ăn và uống đủ nước.

Tuy nhiên nếu bé ra mồ hôi quá nhiều cần cho bé đi khám chuyên khoa nhi, dinh dưỡng để xác định bé ra mồ hôi sinh lý hay do bệnh lý. Việc điều trị thuốc Đông y cần phải có chỉ định của bác sĩ y học cổ truyền, không nên tùy tiện dùng thuốc Bắc cho trẻ.

Bác sĩ Lê Hải

Theo Suckhoedoisong.vn

Bài thuốc chữa tắc tia sữa

Tắc tia sữa là hiện tượng hệ thống ống tuyến sữa của mẹ bị tắc… bệnh thường xảy ra trong thời kỳ đầu nuôi con bằng sữa mẹ.
bai-thuoc-chua-tac-tia-sua
Theo y học cổ truyền, tắc tia sữa phần nhiều do tinh thần căng thẳng, can khí uất kết, ăn uống không hợp lý, ngoại tà xâm nhiễm… không chữa trị kịp thời đau phát sốt, để lâu có thể thành bệnh nhũ ung (áp xe), nhũ nham.

* Nếu biểu hiện giai đoạn đầu vú mới sưng nóng đau, phép trị tiêu ứ thông nhũ, thanh thấp nhiệt nên dùng hoa đu đủ hấp:

Hoa đu đủ đực 100g hoặc hơn hấp chín hoặc luộc ăn cả cái lẫn nước hoặc dùng nước hành ta (hành 5 – 7 củ khoảng 100g), giã nhỏ cho 2 bát nước đun vừa sôi vắt lấy 1 bát nước uống nóng.

* Nếu biểu hiện giai đoạn vú sưng nóng đỏ đau phát sốt, có khi chảy dịch vàng, phép trị thanh nhiệt, tiêu viêm thông nhũ nên dùng nước rau má:

Rau má 100g, rau tía tô 100g, vỏ quýt hoặc vỏ cam tươi 30g, các thứ rửa sạch, giã ép lấy nước cốt pha nước sôi cho thêm đường uống ấm.

Lương y Minh Phúc

(Phó Chủ tịch Hội Đông y TP Vũng Tàu)
Theo Kienthuc.net.vn
The post Bài thuốc chữa tắc tia sữa appeared first on Tin Sức Khỏe.

Nấm Linh Chi Sừng Hươu giúp chống ung thư

Các nhà nghiên cứu xác nhận rằng các polysaccharicdes dễ tan trong nước có rất nhiều trong nấmLinh Chi có tác dụng chống ung thư, rối loạn miễn dịch và làm chống cao huyết áp. Thành phần quan trọng khác là triterpenes, còn được gọi là ganoderic acids giúp giảm nhẹ các dị ứng bằng cách ức chế sự phóng thích histamine của cơ thể, đẩy mạnh sự hấp thụ oxy và làm tăng sự hoạt động của gan. Vì vậy, Linh chi được xem như một loại thượng dược, không độc, không tác dụng phụ.

nam-linh-chi-sung-huou-giup-chong-ung-thu

Nấm Linh Chi Sừng Hươu Cao Cấp

Tác dụng: Bảng dược tính của tinh chất trích từ nấm Linh Chi Sừng Hươu Thiên Nhiên có tác dụng:

- Nâng cao sức đề kháng cơ thể, chính vì thế phòng trừ được các chứng bệnh sinh ra do sức đề kháng của cơ thể yếu.

- Có tác dụng điều hòa, ổn định huyết áp. Khi dùng cho người huyết áp cao, nấm Linh chi Sừng Hươu làm hạ huyết áp, dùng lâu thì huyết áp ổn định. Với người suy nhược, huyết áp thấp, nấm Linh chi Sừng Hươu có tác dụng nâng huyết áp nhờ vào khả năng cải thiện, chuyển hóa dinh dưỡng.

- Giảm cholesterol toàn phần, làm tăng nhóm lipoprotein tỷ trọng cao trong máu, trợ tim, chống xơ cứng thành động mạch.

- Linh chi Sừng Hươu có khả năng ổn định đường huyết ở những người bị bệnh đái tháo đường do trợ giúp quá trình tạo glycogen, tăng cường oxy hóa acid béo, giảm tiêu hao glucose.

- Tác dụng bổ khí, làm tăng hệ thống miễn nhiễm của cơ thể.

- Trị đau nhức, mất ngủ; chống dị ứng và ung thư, tăng cường hoạt động của nang thượng thận.

- Làm cho da dẻ hồng hào, điều hoà kinh nguyệt, trống rụng tóc.

- Giúp cơ thể luôn tươi trẻ và gia tăng tuổi thọ.

nam-linh-chi-sung-huou-giup-chong-ung-thu

Cách Dùng:  Có 2 cách sử dụng Linh Chi: Thái lát (xát lát) hoặc Nghiền thành bột

Thái lát:

* Cho Linh chi khô đã rửa sơ hoặc không rửa (Vì bào tử Linh chi dùng được) khoảng 20g --> 30g xát lát, vào 2 lít nước và đun sôi rồi để nhỏ lửa và đun nước khoảng 15phút, sau đó uống nóng hoặc cho vào tủ lạnh, uống dần trong ngày, có thể thêm đường hoặc mật ong, táo khô tùy ý. Bã Linh chi còn lại nấu tiếp nước hai như trên.

* Cho Linh chi xát lát vào bình thủy tinh rót nước sôi và để một giờ rồi dùng dần trong ngày, cách này đơn giản hơn.

nam-linh-chi-sung-huou-giup-chong-ung-thu

Nghiền thành bột: (Linh chi rất khó nghiền vì sẽ bông lên)

Cho vào tách hãm bằng nước thật sôi trong 5 phút sau đó uống hết cả bã. Trường hợp uống cả bã có thể làm người dùng hơi khó chịu vì sự không tan của nó, nhưng đây là cách dùng tốt nhất theo khuyến cáo của các nhà khoa học.

Chú ý thêm:

Nấm Linh Chi Sừng Hươu được dùng tốt nhất vào buổi sáng lúc bụng đói. Uống nhiều nước làm tăng công hiệu của nấm Linh Chi vì giúp cơ thể thải ra những chất độc. Linh chi có vị đắng nên khi đun có thể cho thêm cam thảo hoặc táo tàu sẽ dễ uống hơn.

Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm xin liên hệ:

Hotline0902.55.1028 - 08.6262 5599 - 08.668.41297

Mail: [email protected]  

Website: http://vuonsam.vn

Phan Huy Ích, P.12, Q.Gò Vấp - HCM ( Hẻm Đối Diện Hẻm Chùa Linh Sơn Hải Hội )

Vuonsam.vn làm việc từ 8h - 21h hàng ngày (kể cả thứ 7 và CN)

Lợi ích của Đông Trùng Hạ Thảo

ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

Đông Trùng Hạ Thảo là một phức hợp ký sinh của nấm Cordyceps sinensic trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm, được tìm thấy nhiều trên các độ cao của bình nguyên tại Trung Quốc, Nepal và Tây Tạng.

Loại nấm Cordyceps sinensic này sống ký sinh trên loài sâu bướm và làm chết nó bằng cách ăn hết chất dinh dưỡng từ bên trong để tạo nhanh ra hệ sợi. Thể quả của nấm có thể được nhận thấy qua phần nhô ra từ phần đầu của sâu bướm khi tiêu thụ hết sâu bướm chủ. Mùa đông ấu trùng nằm dưới đất bị bào tử nấm Cordyceps sinensis nhiễm vào, hút hết chất dinh dưỡng làm ấu trùng chết khô. Đến mùa hạ, nấm sinh cơ chất (stroma) mọc chồi khỏi mặt đất nhưng gốc vẫn dính liền vào đầu con sâu, nên được gọi là Đông Trùng Hạ Thảo.

Từ xưa đến nay, Đông Trùng Hạ Thảo được xem như cây thuốc hảo hạng có công dụng kéo dài tuổi thọ, tu bổ sức khỏe. Trong từ điển dược liệu “Bản thảo tùng tân” và “Trung Hoa dược điển” đều giới thiệu Đông Trùng Hạ Thảo là cây thuốc bổ phổi, ích thận, bảo vệ cơ quan gan, tỳ và phổi.

Đông Trùng Hạ Thảo thiên nhiên thường chỉ mọc nơi hiểm yếu, sản lượng ít lại không đảm bảo, không đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng trên thị trường. Tuy nhiên, điều may mắn là ngày nay, các nhà khoa học đã nuôi cấy thành công Đông Trùng Hạ Thảo ở quy mô rộng, giúp người tiêu dùng có thể tìm mua dễ dàng hơn.

loi-ich-cua-dong-trung-ha-thao

THÀNH PHẦN HỮU HIỆU CỦA ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

Đông Trùng Hạ Thảo chứa nhiều thành phần có ích cho sức khỏe con người như Cordyceps polysaccharide, Mannitol, Adenosine…

Cordyceps polysaccharide: Thành phần này có hàm lượng cao nhất trong Đông Trùng Hạ Thảo, với công dụng tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống các bệnh do virus như cảm cúm, viêm gan…

Mannitol: Thành phần Diosmol trong Mannitol có thể tìm thấy ở nhiều loại thực vật, song chỉ Đông Trùng Hạ Thảo mới có hàm lượng Diosmol cao nhất. Ngoài công dụng làm giảm mỡ máu, đường máu và cholesterol, thành phần này còn giúp mạch máu giãn nở, chống các bệnh tim mạch hết sức hữu hiệu.

Adenosine: Giảm sinh trưởng tế bào xấu, tăng lượng oxy trong máu.

Qua hơn 300 năm nghiên cứu, các nhà khoa học hiện đại cuối cùng đã chứng minh được: Đông Trùng Hạ Thảo có hiệu quả đặc biệt trong việc điều trị một số chứng bệnh mà không gây nên bất kỳ phản ứng phụ nào.

ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO THƯỜNG ĐƯỢC DÙNG TRONG VIỆC HỖ TRỢ VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC CHỨNG:

  • Tuần hoàn máu và trao đổi chất kém
  • Mỡ trong máu
  • Hệ miễn dịch suy giảm, thể trạng yếu
  • Thiếu năng lượng, thiếu sinh khí
  • Ho, có nhiều đàm nhớt
  • Suyễn, dị ứng hô hấp
  • Tiểu đường, đường huyết giảm, suy thận, suy gan
  • Vô sinh và rối loạn chức năng tình dục
  • Lão hóa
  • Đau lưng

Đông Trùng Hạ Thảo với dược tính ôn hòa, thích hợp cho cả người già và trẻ em, nam giới cũng như nữ giới, dùng để bảo vệ sức khỏe, bồi bổ thể lực, tăng cường sức đề kháng, tư âm bổ thận, tiêu đờm bổ phổi. Đặc biệt tốt cho người dị ứng hô hấp, mới khỏi bệnh, làm việc quá sức, thiếu ngủ, stress…

Hiệu quả trong việc hỗ trợ và điều trị các chứng bệnh:

  • Lao phổi, ho lâu ngày
  • Viêm và hen phế quản
  • Thận hư và viêm thận mãn tính
  • Cơ thể suy nhược, đau lưng mỏi gối
  • Tăng cường sinh lực
  • Cải thiện chức năng gan
  • Tăng cường hệ miễn dịch
  • Giúp ổn định huyết áp

Tham Khảo Thêm Tin Tức Thị Trường Đông Trùng Hạ Thảo (Click tham khảo)

Tham Khảo Thêm Sản Phẩm Đông Trùng Hạ Thảo (Click tham khảo)

Thông tin chi tiết xin liên hệ:

Công ty TNHH Sâm Yến Nhật Minh

Địa chỉ : 12 Hồ Hảo Hớn - Phường Cô giang - Quận 1

Điện thoại: 08 39209066

Fax: 08 39209066

Hòm thư: [email protected]

Website: www.samyennhatminh.com

Cách dùng Đông trùng hạ thảo tốt nhất

Cách dùng Đông trùng hạ thảocó rất nhiều, nhưng tựu chung lại có thể qui về hai loại:

Một loại là nấu Đông trùng hạ thảocùng với thức ăn để ăn cùng chẳng hạn: dùng Đông trùng hạ thảo để nấu cháo, nấu canh thịt; một cách khác là sơ chế Đông trùng hạ thảo rồi ăn ví dụ như tán nhỏ Đông trùng hạ thảo rồi nuốt hoặc dùng để pha trà ngâm rượu. Hai phương pháp này thì phương pháp nào tốt hơn? rất nhiều người trong đó có cả các phương tiện thông tin đại chúng cũng có cách nói không giống nhau, có người nói cách dùng trước tốt, có người lại nói cách dùng sau tốt, khiến rất nhiều người tiêu dùng lúng túng.

cach-dung-dong-trung-ha-thao-tot-nhat

Đông trùng hạ thảo nấu với thực phẩm rồi mới ăn nên rất vệ sinh, các thành phần có lợi trong Đông trùng hạ thảo kết hợp với các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm, phát huy tốt hơn nữa tác dụng làm thức ăn bổ dưỡng và trị bệnh; nhược điểm là nấu với thức ăn có thể làm mất đi một lượng nhất định các thành phần dưỡng chất trong Đông trùng hạ thảo. Ưu điểm của cách dùng sau là: các thành phần bổ dưỡng trong Đông trùng hạ thảo hầu như không bị mất đi, nhược điểm là khi ăn rất nhạt nhẽo, các thành phần dưỡng chất chỉ giới hạn ở trong Đông trùng hạ thảo, không thể kết hợp với các thành phần dưỡng chất trong thức ăn nên không thể phát huy hết hiệu quả, hơn nữa ăn như thế còn không được vệ sinh lắm.

Hai cách dùng này đều có ưu nhược điểm, người tiêu dùng đều có thể áp dụng, bình thường khi ăn cũng không nhất thiết phải để ý đến cách dùng tốt nhất, tuy nhiên nếu bắt buộc phải so sánh hai cách dùng trên xem cách dùng nào tốt hơn, chúng tôi đề nghị người tiêu dùng trong trường hợp có thời gian và điều kiện cho phép nên cố gắng dùng theo phương pháp trước. Dùng theo phương pháp trước, mặc dù các thành phần dưỡng chất có thể mất đi, nhưng khi nấu dùng lửa nhỏ và hạn chế thời gian trong vòng 2 tiếng thì các thành phần dưỡng chất sẽ mất đi ít, lượng dưỡng chất mất đi sẽ đổi lại được 3 cái lợi:

1. Làm Đông trùng hạ thảo vệ sinh, tất nhiên Đông trùng hạ thảo được đào từ dưới đất lên, trong quá trình phơi khô, bảo quản, vận chuyển không thể tránh khỏi bị nhiễm các loại nấm mốc, những thứ càng tốt thì khi ăn chúng ta càng phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

2. Có thể kết hợp với chất dinh dưỡng trong thực phẩm và các thành phần có lợi khác trong thực phẩm giúp công hiệu của Đông trùng hạ thảo được nâng cao thêm một bậc.

3. Các thành phần có lợi trong Đông trùng hạ thảo kết hợp với thực phẩm sẽ giúp nâng cao khả năng hấp thu các chất này của cơ thể vì đối với hệ tiêu hóa của người thì thực phẩm là thứ gần gũi nhất, dễ tiếp nhận nhất.

Tham Khảo Thêm Tin Tức Thị Trường Đông Trùng Hạ Thảo (Click tham khảo)

Tham Khảo Thêm Sản Phẩm Đông Trùng Hạ Thảo (Click tham khảo)

Thông tin chi tiết xin liên hệ:

Công ty TNHH Sâm Yến Nhật Minh

Địa chỉ : 12 Hồ Hảo Hớn – Phường Cô giang – Quận 1

Điện thoại: 08 39209066

Fax: 08 39209066

Hòm thư: [email protected]
/* */

Website: www.samyennhatminh.com

Bài thuốc trị bệnh từ củ riềng tươi

Theo y học cổ truyền, riềng tính ấm, tác dụng ôn trung tán hàn, giảm đau trừ thấp, kiện tỳ vị, là thuốc tốt đối với những trường hợp tỳ vị hư hàn có biểu hiện: đau bụng âm ỉ, chân tay yếu mềm, cơ thể suy nhược…

Riềng là loại cây gia vị và làm thuốc. Về mặt ẩm thực, riềng luôn được nhắc tới với những món như: thịt dê nộm, cá kho đồng, thịt chó nhựa mận, chân giò nấu chuối xanh… Theo y học cổ truyền, riềng tính ấm, tác dụng ôn trung tán hàn, giảm đau trừ thấp, kiện tỳ vị, là thuốc tốt đối với những trường hợp tỳ vị hư hàn có biểu hiện: đau bụng âm ỉ, chân tay yếu mềm, cơ thể suy nhược…

cu-rieng

Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ củ riềng

- Tỳ vị hư hàn, đau bụng sôi bụng, đại tiện phần lỏng: riềng 12g, bạch truật 12g, lá lốt 16g, lá ổi 16g, sinh khương 6g. Cho các vị vào ấm đổ 3 bát nước sắc lấy 1,5 bát. Chia uống làm 2-3 lần trong ngày.

- Trẻ em bị tiêu chảy nhiều lần, phân có lẫn bọt, quấy khóc: hoài sơn 10g, liên nhục 10g, củ riềng 6g, bạch truật 10g, biển đậu 10g, hậu phác 4g, trần bì 6g, sinh khương 4g. Cho các vị vào ấm đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát, chia làm 2-3 lần uống trong ngày.

- Ngộ độc thức ăn, đau bụng, nôn mửa, có những trường hợp đau bụng dữ dội kèm theo đại tiện lỏng, cơ thể có biểu hiện mất nước, rối loại điện giải, mạch nhanh, huyết áp dưới mức bình thường: củ riềng 16g, hoàng liên 10g, biển đậu 12g, bạch truật 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, sinh khương (nướng) 10g, thảo quả 10g, quế 6g, chính thảo 10g, bán hạ chế 8g. Cho các vị vào ấm, đổ nước 3 bát, sắc còn 1,5 bát, chia làm 3 lần uống (cách 2 giờ uống 1 lần).

- Chữa chứng “Ngũ Canh tả” cứ khoảng 5 giờ sáng là cần đi ngoài, khi muốn đi thì phải đi ngay, không ngừng lại được, phân lỏng, cơ thể yếu mệt, bụng lạnh, chân tay lạnh. Nguyên nhân do tỳ thận dương hư.

Dùng bài thuốc: củ riềng phơi khô 16g, cầu tích 12g, ngũ gia bì 12g, sơn thù 12g, hoài sơn 16g, cố chỉ 10g, đỗ trọng (sao muối) 12g, khởi tử 10g, bạch truật (sao hoàng thổ) 16g, hậu phác 12g, bán hạ chế 10g, trần bì 10g, sinh khương 6g, quế 10g, chính thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang, 10 -12 ngày là một liệu trình.

Bài thuốc xoa bóp: Củ riềng phơi khô 20g, thiên niên kiện 16g, quế 24g, thạch xương bồ 20g, trần bì (sao) 16g, nhân hạt gấc (sao vàng) 20g. Các vị thái nhỏ, bỏ vào chai thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm. Sau 10 ngày là có thể dùng được. Lấy bông tẩm vào thuốc, xoa vào chỗ đau, kết hợp day, bấm nhẹ.

Dùng trong những trường hợp đau xương đau mình trật ngã, sang chấn, sưng đau các khớp, thần kinh tọa, đau nhức cục bộ…

(Theo Bee)

Bài thuốc trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi

 

Chị Nguyễn Thị Hòa, y sĩ định hướng y học dân tộc cổ truyền Trung tâm y tế Tuy Phước (Bình Định), cho biết khi trẻ dưới 1 tuổi bị ho, chảy nước mũi, cảm sốt, nếu gia đình không muốn dùng thuốc tây thì có thể dùng bài thuốc gồm các loại “cây nhà, lá vườn” để điều trị.

Bài thuốc nói trên gồm có các loại như bông đu đủ đực, bông khế, lá tía tô kết hợp với đường phèn. Hoa đu đủ đực mọc ở kẽ lá, thanh chùy có cuống rất dài, dài hơn hoa đu đủ cái. Vỏ, quả, rễ, bông, hạt… đu đủ có thể tinh chế được một số thuốc có tác dụng rất tốt cho việc điều trị một số bệnh nội, ngoại khoa, đặc biệt cho tẩy độc và chống táo. Khế và bông khế có thể chủ trị nóng sốt, chữa ngộ độc (nhất là với ngộ độc mã tiền) chữa dị ứng, viêm loét da. Lá tía tô, còn gọi là tử tô, tử tô tử, tô ngạnh… ngoài việc dùng làm thức ăn gia vị, tía tô còn chữa nhiều bệnh như cảm mạo, động thai, ngộ độc cá đặc biệt chữa ho long đờm, hen suyễn, đau đầu, tê thấp, đau nhức xương khớp…

Cách làm

Cách chế biến bài thuốc ho cho trẻ cần chuẩn bị theo công thức: bông khế 10 gr, bông đu đủ đực 10 gr, lá tía tô 10 gr, đường phèn 5 gr. Rửa sạch bông khế, bông đu đủ, lá tía tô rồi cho vào bát sứ đã có ít nước lọc và đường phèn.


Đu đủ – Ảnh: K.Vy

Đặt bát nước trong nồi có nước, đậy nắp kín và đun cách thủy bằng lửa than, đủ độ nóng sôi nho nhỏ càng lâu càng tốt.

Khi đã đun cách thủy xong, để nguội bát nước rồi cho vào chai thủy tinh (không cho vào chai nhựa và không cho vào tủ lạnh). Hằng ngày cho bé uống thấm dần dần ở đầu lưỡi, từ ít đến nhiều. Nên bắt đầu bằng nửa muỗng cà phê. Các bà mẹ lưu ý phải biết cách cho bé uống thuốc nước, nâng đầu cổ hơi cao so với bụng để tránh sặc, trớ, nôn. Khi cho bé uống, dùng bàn tay của mẹ vuốt từ xuống.

Việc cho bé dưới 1 tuổi khi bị ho, cảm sốt uống thuốc nam rất tốt, nhưng lưu ý khi bé sốt cao, ho sặc sụa, quấy khóc, chán bú sữa mẹ… thì phải đưa đến bác sĩ chuyên khoa nhi để khám.

(Theo Thanhnien)

 

Thuốc Tây có được uống chung với thuốc Nam

Tôi có nên uống thuốc Tây cùng với thuốc Nam để chữa sỏi thận không?

Tôi bị sỏi thận, tiểu ra máu, đi khám bác sĩ cho uống thuốc kháng sinh. Nhiều người mách tôi uống thêm thuốc Nam như kim tiền thảo, bông mã đề, râu ngô, rễ cỏ tranh. Tôi có nên uống thuốc Tây cùng với thuốc Nam để chữa sỏi thận không?(Nhat Minh – TP.HCM)

Trả lời:

Chào bạn,

Qua thư cho thấy bạn bị sỏi thận có biến chứng viêm đường tiết niệu nên bác sĩ đã cho bạn uống một đợt kháng sinh. Bạn không nói rõ vị trí, kích thước của sỏi thận, nên khó tư vấn cho bạn việc phối hợp thuốc đông và tây y.

Trong công tác phòng và khám chữa bệnh, y học vẫn có chủ trương kết hợp nhuần nhuyễn giữa đông và tây y. Trường hợp của bạn nếu kích thước sỏi quá lớn hoặc sỏi nằm ở nhu mô thận thì việc kết hợp đông và tây y sẽ không có kết quả như mong muốn.

Tuy nhiên dùng kết hợp như thế nào phải do bác sĩ chỉ định, nguyên tắc kết hợp phải dựa vào nguyên tắc dùng thuốc, tính chất của thuốc, loại thuốc cần kết hợp, liều lượng thuốc để tránh xảy ra tương kỵ giữa các thuốc. Do đó bạn nên khám chuyên khoa tiết niệu hoặc khám ở Bệnh Viện Y học Cổ Truyền để được điều trị kết hợp thuốc đông tây y hiệu quả.

Thân mến!

(BS chuyên khoa của AloBacsi)

Trị lạnh tay chân bằng thuốc nam

Khi thời tiết chuyển lạnh, nhiều người có cảm giác bàn chân, bàn tay luôn lạnh cóng, buốt giá, tay chân đỏ tấy hoặc trắng bệch, đau nhức… mặc dù đã mặc ấm, đi tất.  Cảm giác này thường gặp nhiều ở phụ nữ, người cao tuổi, người ăn uống kiêng khem, thiếu dinh dưỡng, sức đề kháng kém.  Đông y cho rằng chân tay lạnh là do thận dương suy yếu, do tỳ hư. Để chữa trị bệnh này cần phải bổ thận dương, bổ tỳ dương, điều hòa thân nhiệt.

Xin giới thiệu một số bài thuốc nam điều trị chứng bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng khi cần.

Lạnh tay chân do thận dương suy yếu: Biểu hiện lạnh tay chân, đau lưng mỏi gối, da xanh, sức yếu, ăn uống kém, hay bị hoa mắt chóng mặt. Nếu là nam giới dễ bị tảo tiết, ngủ mơ, tim hồi hộp. Phép trị là ôn bổ thận dương. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: Phá cố chỉ 6g, nhục thung dung 10g, ngũ gia bì 16g, sơn thù 12g, tần giao 12g, hoàng kỳ 12g, mẫu lệ chế 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, đại táo 3 quả, ngải diệp 12g, trần bì 10g, cam thảo 10g, quế 10g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Cây và củ đinh lăng.

Bài 2:

Thục địa (sao khô) 12g, đậu đen (sao thơm) 16g, ngũ gia bì 16g, cẩu tích 12g, ngải diệp 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, khởi tử 12g, thỏ ty tử 12g, phá cố chỉ 10g, quế 8g, thiên niên kiện 10g, trần bì 10g, đại táo 3 quả, sinh khương 4g, phòng sâm 12g, cam thảo 12g, ngũ vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 3: Phòng sâm 12g, đương quy 12g, thục địa 10g, liên nhục 12g, tơ hồng xanh 16g, cẩu tích 16g, phụ tử 6g, sinh khương 4g, ngải diệp (khô) 12g, tần giao 12g, tế tân 10g, dâm dương hoắc 10g, trạch tả 12g, sơn thù 16g, tất bát 12g, lương khương 10g, chích thảo 12g, hoàng kỳ 10g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. 10 - 13 ngày một liệu trình.

Lạnh tay chân do tỳ hư: Biểu hiện chân tay lạnh, dày da bụng, da xanh, môi nhợt, bụng đau âm ỉ, thỉnh thoảng sôi bụng, phân lỏng, ăn uống kém, chân tay yếu mềm. Phép trị là ôn bổ tỳ dương. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: Bạch truật (sao hoàng thổ) 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, trần bì 12g, đại táo 6 quả, củ đinh lăng 16g, ngũ gia bì 12g, quế 8g, sa nhân 10g, hoàng kỳ (sao mật) 12g, sinh khương 4g, chích thảo 12g, đương quy 12g, hậu phác 10g, thần khúc 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 2: Cao lương khương 12g, ngũ gia bì 12g, ngải diệp 10g, bạch truật 16g, đương quy 12g, hậu phác 10g, sinh khương 6g, phòng sâm 16g, hà thủ ô 16g, rễ đinh lăng 16g, cây ngấy hương 16g, trần bì 10g, thần khúc 10g, chích thảo 12g, quế 8g, đại táo 6 quả. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Lương y Trịnh Văn Sỹ

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)