Lưu trữ cho từ khóa: thuốc kháng sinh

7 tác động tiêu cực của thuốc kháng sinh

Bên cạnh lợi ích thì chúng ta cũng không thể làm ngơ trước những mặt có hại của loại thuốc kháng sinh được ví như con dao hai lưỡi này.

Thuốc kháng sinh có thể giúp ích người bệnh trong những trường hợp nhiễm trùng nặng. Rất nhiều những đơn thuốc đã được kê trong đó có sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích thì chúng ta cũng không thể làm ngơ trước những mặt có hại của loại thuốc được ví như con dao hai lưỡi này.

Dưới đây là 7 tác động tiêu cực của thuốc kháng sinh mà bạn cần phải được nhận thức rõ ràng:

1. Béo phì

Một trong những tác động tiêu cực đáng ngạc nhiên của thuốc kháng sinh là việc chúng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh béo phì. Tiến sĩ Martin J. Blaser – một chuyên gia nghiên cứu về vi trùng học – cho biết: Những người uống thuốc kháng sinh từ sớm có nguy cơ béo phì rất cao. Trên thực tế, các con vật nuôi công nghiệp được cho sử dụng thuốc kháng sinh với liều lượng thấp để tăng trọng. Điều này cũng không loại trừ nguy cơ thuốc kháng sinh khiến con người ngày càng phát phì.

7-tac-dong-tieu-cuc-cua-thuoc-khang-sinh

Ảnh minh họa

2. Hen suyễn

Thuốc kháng sinh có thể quét sạch nhiều loại vi khuẩn, trong đó có H. pylori. Đây được coi là một vi khuẩn có hại, nó có mặt ở hầu hết bên trong dạ dày của mỗi người.  Tuy nhiên, thực tế thì H. pylori cũng có một số lợi ích đáng ngạc nhiên. H. pylori xuất hiện để ngăn chặn phản ứng miễn dịch, giúp con người giảm thiểu 30% nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn.

3. Chứng ợ nóng

H. pylori cũng giúp cơ thể chống tình trạng trào ngược axit. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những người không có vi khuẩn H. pylori sẽ có nhiều khả năng mắc chứng ợ nóng, vì H. pylori giúp điều chỉnh lượng axit trong dạ dày. Mặc dù loại vi khuẩn này có mặt tiêu cực liên quan đến ung thư dạ dày nhưng nó cũng chỉ ra rằng việc sử dụng thuốc kháng sinh “quét sạch” vi khuẩn H. pylori cũng có thể gây ra một hậu quả không mong muốn, chẳng hạn như chứng trào ngược axit.

4. Bệnh tiểu đường

Như chúng ta đã biết, cơ thể của những người bị tiểu đường type 1 không thể hoặc ít sản xuất ra insulin. Các nghiên cứu chỉ ra việc sử dụng kháng sinh quá sớm sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 1. Bởi lẽ, thuốc kháng sinh tiệu diệt các vi khuẩn có lợi trong ruột, điều này cũng đồng thời thay đổi hệ thống miễn dịch. Kết quả là nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nơi mà hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào tuyến tụy. Vì thế, tuyến tụy không tiết được hóc môn insulin (là hóc môn có tác dụng chuyển hóa carbonhydrate).

7-tac-dong-tieu-cuc-cua-thuoc-khang-sinh

Ảnh minh họa

5. Bệnh viêm ruột (IBD)

Bệnh viêm ruột (Inflammatory Bowel Disease – IBD) gây viêm mãn tính ở đường tiêu hóa, làm đau bụng, tiêu chảy và có thể gây suy nhược cơ thể. Các nhà nghiên cứu Đan mạch đã phát hiện ra rằng, 84% trẻ em mắc bệnh viêm ruột nhiều khả năng đã được sử dụng kháng sinh trước đó. Bằng cách giết chết các vi khuẩn có lợi trong ruột, thuốc kháng sinh đưa con người đến với nguy cơ phát triển bệnh viêm ruột ngày càng cao.

6. Bệnh Celiac

Bệnh Celiac (bệnh đường ruột do cơ thể không hấp thu được chất gluten) là một bệnh tiêu hóa gây tổn thương ruột non và gây cản trở sự hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Những chẩn đoán về bệnh Celiac tăng lên gấp 4 lần kể từ những năm 1950, một phần trong những nguyên nhân gây ra là do mức sử dụng kháng sinh tăng lên. Khi các nhà nghiên cứu phân tích dữ liệu từ một nghiên cứu y tế của Thụy Sĩ, họ đã phát hiện ra mối liên hệ giữa thuốc kháng sinh và bệnh Celiac khi có tới hơn 40% số người mắc bệnh này đã sử dụng liều lượng lớn kháng sinh trước đó.

7-tac-dong-tieu-cuc-cua-thuoc-khang-sinh

Ảnh minh họa

7. Nhiễm trùng do kháng thuốc

Lạm dụng kháng sinh quá nhiều sẽ làm tăng tỉ lệ kháng thuốc, dẫn đến nhiễm trùng nặng do vi khuẩn nhờn thuốc dẫn đến điều trị khó khăn hơn. Một ví dụ tiêu biểu là trường hợp nhiễm vi khuẩn kháng thuốc Clostridium difficile.

Khi thuốc kháng sinh tiêu diệt hết các vi khuẩn tốt trong ruột của bạn thì nó lại tạo điều kiện cho Clostridium difficile phát triển đông đúc hơn. Clostridium difficile gây tiêu chảy, ảnh hưởng đường ruột và có thể làm chết người. Vì thế bạn cần hết sức thận trọng với những trường hợp kháng thuốc nguy hiểm.

Theo Afamily.vn

Mật ong có thể thay thế thuốc kháng sinh

Nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển đã chứng minh mật ong có thể thay thế thuốc kháng sinh và giải quyết được vấn đề kháng kháng sinh.

Khoa học lâu nay vẫn biết mật ong là 1 loại thuốc kháng sinh tự nhiên có thể tiêu diệt được khoảng 60 dạng vi khuẩn. Tuy nhiên, phát hiện và nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Thụy Điển đã chứng minh hiệu quả điều trị bất ngờ của mật ong, khiến loại dược liệu thiên nhiên này hoàn toàn có thể thay thế thuốc kháng sinh và giải quyết được vấn đề kháng kháng sinh.

Các nhà khoa học Thụy Điển đã dùng 1 hỗn hợp 13 chủng vi khuẩn lactic acid lấy từ bụng của ong mật để chữa trị cho chiếc chân bị thương của 1 chú ngựa vốn đào thải mọi phương thuốc trước đó.

mat-ong-co-the-thay-the-thuoc-khang-sinh

Hỗn hợp trộn trong mật ong đã qua xử lý cùng với đường và nước giúp kích thích sản xuất ra các chất chống vi trùng có thể giết các vi khuẩn chống lại thuốc kháng sinh. Khác với mật ong nguyên chất được dùng suốt hàng nghìn năm qua để chống lại sự nhiễm trùng, hỗn hợp vi khuẩn tìm thấy trong mật ong tươi sản sinh ra vô số hợp chất chống vi trùng tích cực.

Khi các vi khuẩn lactic acid này tiếp xúc với mầm bệnh trong phòng thí nghiệm, chúng đã tiêu diệt toàn bộ mầm bệnh. Nhà vi trùng học Alejandra Vasquez thuộc nhóm nghiên cứu của trường đại học Lund của Thụy Điển cho biết: “Thực chất các vi khuẩn sống là nguyên liệu chủ chốt của hỗn hợp này. Chúng tôi có thể biến phương thuốc cổ xưa thành 1 phương pháp chữa trị mới mà chúng ta có thể tiêu chuẩn hóa, ví dụ như trộn mật ong với các vi khuẩn này ở mật độ cao. Quá trình hồi phục mất từ 8 ngày đến 3 tuần nhưng tất cả các vết thương mạn tính đều được chữa khỏi. Chúng tôi nghĩ rằng phát hiện này có thể thay thế cho thuốc kháng sinh song không ngờ kết quả lại tốt như vậy”.

Bước tiếp theo của đội nghiên cứu Thụy Điển là thử nghiệm hỗn hợp kháng sinh tự nhiên từ ong mật trên những người có vết thương mạn tính. Thử nghiệm thành công này có thể giúp cộng đồng y dược khắc phục được những vấn đề ngày càng lớn của hiện tượng kháng lại thuốc kháng sinh.

Cách đây vài tháng, các chuyên gia Khoa Vi sinh thuộc Trung tâm Nghiên cứu Y học Amsterdam (Hà Lan) cũng đã phát hiện hệ miễn dịch của ong sản xuất ra một chất protid có tên là defensin-1, có trong thành phần của mật có tác dụng diệt vi khuẩn rất hiệu quả, đặc biệt có thể dùng để chữa bỏng và các vết nhiễm trùng trên da.

Chất defensin-1 này cũng được chứng minh khả năng chống lại được một số vi khuẩn gây bệnh đã “nhờn” với thuốc kháng sinh vì thế trong một số trường hợp có thể thay thuốc kháng sinh hiện hành.

Theo VOV.vn

5 điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh khi dùng không đúng có thể xảy ra một số tai biến khác nhau, trong đó chiếm tỉ lệ lớn nhất là tình trạng dị ứng

Bộ Y tế đã có quy chế về sử dụng kháng sinh, song trên thực tế, nhiều người bệnh vẫn tự ý đến nhà thuốc kể bệnh để người bán thuốc chọn hộ kháng sinh về dùng mỗi khi trái gió trở trời, dùng vài ngày thấy đỡ thì thôi (nhiều trường hợp do bệnh tự khỏi chứ không phải do dùng kháng sinh).

Dùng kháng sinh không đúng: Hại gan, thận…

Dù các phương tiện truyền thông không ngừng cảnh báo việc sử dụng kháng sinh không đúng cách là mối nguy hiểm dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe, nhưng xem ra tình hình lạm dụng kháng sinh vẫn rất đáng lo ngại. Thuốc kháng sinh khi dùng không đúng có thể xảy ra các tai biến như dị ứng (trường hợp nặng là sốc phản vệ dẫn đến tử vong); loạn khuẩn đường ruột, gây tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa; nhiễm độc dẫn đến tình trạng phổ biến là hại gan, thận; nhiễm độc chọn lọc trên từng bộ phận cơ thể như điếc (streptomycin, gentamycin); đứt gân gót chân nhóm (quinolon); suy tủy dẫn đến tử vong (chloramphenicol); viêm nhiều dây thần kinh (rimifon); hỏng men răng (tetracyclin); mất bạch cầu hạt (sulfamid)…; nguy hiểm hơn là tăng số loại vi khuẩn kháng thuốc.

Trong những tai biến do kháng sinh kể trên thì dị ứng chiếm tỉ lệ lớn nhất. Đặc biệt, cần lưu ý những trường hợp do thiếu hiểu biết, dùng kháng sinh không đúng dẫn đến những tổn thương do tác dụng phụ như: trẻ em bị hỏng men răng (răng vàng ố suốt đời) vì mẹ uống thuốc tetracyclin khi mang thai (do người mẹ thiếu hiểu biết, tự ý mua thuốc dùng hoặc bác sĩ thiếu sót, không biết người bệnh mang thai); trẻ em bị điếc do tiêm streptomycin quá liều bác sĩ quy định (do y tá thiếu trách nhiệm)…

Hiện nay, trên thị trường tân dược nước ta có tới 17 nhóm thuốc kháng sinh với khoảng 500 tên thuốc gốc và hàng ngàn tên biệt dược khác nhau (vì vậy nếu dùng tên biệt dược mà hỏi, nhiều khi đến cả dược sĩ, bác sĩ cũng không thể trả lời ngay được).

Không những thế, nhiều tên thuốc còn được gọi khác nhau, mỗi loại thuốc lại được bào chế dưới nhiều dạng như tiêm, uống, dùng ngoài. Trong đó, thuốc uống và thuốc dùng ngoài cũng có nhiều dạng như thuốc viên (viên nén, viên nén bao đường, viên bao tan trong ruột, viên nhộng…), thuốc nước (nhũ dịch, xi-rô, dung dịch), thuốc gói, thuốc cốm; viên đặt âm đạo; thuốc nước nhỏ mắt, nhỏ tai; thuốc mỡ tra mắt, bôi ngoài; thuốc phun sương xịt mũi… Vì vậy, các loại thuốc này phải được bác sĩ khám bệnh kê đơn mới được sử dụng.

5-dieu-can-luu-y-khi-su-dung-thuoc-khang-sinh

Ảnh minh họa – Internet

5 điều cần lưu ý

Để bảo đảm an toàn mỗi khi phải sử dụng kháng sinh, xin nhắc lại những quy định cần thực hiện dưới đây:

1. Uống thuốc đúng liều, đúng khoảng cách thời gian, để bảo đảm trong cơ thể lúc nào cũng có đủ nồng độ lượng thuốc chống chọi với vi khuẩn. Ví dụ, trong đơn bác sĩ ghi uống 2 lần/ngày thì khoảng cách thời gian giữa 2 lần uống thuốc là 12 giờ. Uống thuốc đủ số ngày bác sĩ ghi trong đơn (một liệu trình) thường là 7 hoặc 10 ngày liền.

2. Nước uống thuốc: Tốt nhất là dùng nước đun sôi để nguội hay nước trà xanh (chè tươi hoặc chè búp khô) do nước trà xanh giúp kháng sinh đẩy nhanh tốc độ diệt vi khuẩn (theo công trình nghiên cứu của TS Mervat Kassem ở Đại học Alexandra – Ai Cập).

3. Những loại kháng sinh phải uống trong bữa ăn là các loại thuốc kích thích đường tiêu hóa, thuốc không bị giảm hấp thu do thức ăn, như: metronidazol, tinidazol; doxycyclin, tetracyclin; ciprofloxacin, norfloxacin, ofloxacin (thường bác sĩ đã có ghi trong đơn thuốc).

4. Những loại kháng sinh phải uống xa bữa ăn (trừ các loại thuốc nêu trên), cụ thể là trước bữa ăn 2 giờ hoặc sau bữa ăn 3 giờ, do các loại thuốc này bị giảm hấp thu do thức ăn hoặc kém bền vững trong môi trường axít dịch vị.

5. Riêng loại viên bao tan trong ruột thì uống lúc nào cũng được.

Cần lưu ý: Trong thời gian dùng thuốc kháng sinh, không nên uống thuốc tránh thai mà phải dùng các biện pháp tránh thai khác. Không uống bia, rượu (nước chứa ethanol) khi dùng một số thuốc kháng sinh như thuốc chống lao, thuốc chứa metronidazol (dạng uống, tiêm, đặt âm đạo), erythromycin, tetracyclin; cephalosporin, clindamycin.

Hiện nay, nhiều cơ sở y tế chưa có điều kiện làm kháng sinh đồ, điều đó không chỉ gây nguy hại cho sức khỏe người bệnh mà còn làm gia tăng nhiều loại vi khuẩn kháng với kháng sinh.

Bác sĩ HOÀNG THANH SƠN

Theo nld.com.vn

Thức ăn có làm giảm tác dụng của thuốc kháng sinh?

Bố tôi bị ho nhiều, đi khám bác sĩ chẩn đoán viêm phế quản và kê đơn cho mua thuốc kháng sinh, ghi uống ngày 2 lần. Khi cụ ăn sáng rồi uống thuốc tôi mới băn khoăn là thức ăn có làm giảm tác dụng của thuốc? Đề nghị quý báo nói cho tôi rõ điều này? Xin trân trọng cảm ơn.

Hoàng Trọng Nghĩa (Thuận Thành, Bắc Ninh)

Bạn không nói rõ, ông cụ uống loại thuốc kháng sinh nào? Một số yếu tố của dạ dày như pH dịch vị, dạ dày rỗng hoặc đầy thức ăn… có ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ thuốc làm tăng hoặc giảm hiệu suất điều trị mà bạn nên biết.

khangsinh

Nếu đó là các kháng sinh kém bền vững trong môi trường acid như: nhóm beta-lactam (penicillin, amoxycilin…), nhóm macrolid (azithromycin, erythromycin, clarithromycin…) khi được uống vào lúc ăn thì thời gian lưu lại của thuốc ở dạ dày lâu hơn khi uống lúc dạ dày rỗng – thuốc dễ bị phá hủy bởi môi trường acid của dạ dày. Mặt khác, có một số kháng sinh như ampicillin, lincomycin,… bị một số thức ăn làm giảm hấp thụ. Do vậy, các thuốc kháng sinh loại này nên uống xa các bữa ăn (khoảng 1 giờ trước khi ăn hoặc 1-2 giờ sau bữa ăn).

Tuy nhiên, có một số kháng sinh lại nên uống vào bữa ăn. Đó là các kháng sinh kích ứng mạnh đường tiêu hóa, không bị thức ăn làm giảm hấp thụ như: doxycyclin và nhóm fluoroquinolon (ciprofloxacin, ofloxacin…) nên uống vào bữa ăn, bởi thức ăn sẽ làm cản trở cơ học làm giảm kích ứng của thuốc với hệ tiêu hóa như buồn nôn, viêm thực quản, loét dạ dày – tá tràng.

Như vậy, uống kháng sinh vào lúc dạ dày rỗng hoặc no đầy thức ăn, phụ thuộc vào hoạt chất uống, bạn và người thân của bạn khi cầm đơn thuốc nên hỏi cặn kẽ để dùng thuốc có hiệu quả điều trị cao.

BS. Vũ Hướng Văn

Theo Suckhoevadoisong.net

Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh amoxicillin

Thuốc kháng sinh amoxicillin, một số người còn gọi tắt là “amox” là một thuốc rất thông dụng, được dùng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn đã được xác định là nhạy cảm gây ra.

Các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (mũi, họng), viêm xoang, viêm tai giữa; Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, tụ cầu gây ra; Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng; Bệnh lậu; Nhiễm khuẩn đường mật; Nhiễm khuẩn da, cơ do liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, E. coli nhạy cảm với amoxicillin; Viêm dạ dày – ruột (bao gồm viêm ruột do Salmonella, không do lỵ trực khuẩn). Amoxicillin còn được dùng phối hợp với các thuốc khác trong điều trị nhiễm H. pylori ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng.

tac-dung-phu-cua-thuoc-khang-sinh-amoxicillin

Thuốc bền vững trong môi trường axit dịch vị của dạ dày nên sự hấp thu của thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn, do đó có thể uống trước hoặc sau bữa ăn. Bột pha hỗn dịch khi dùng có thể trộn với sữa, nước hoa quả, nước và uống ngay lập tức sau khi trộn. Thời gian điều trị tùy thuộc vào loại và mức độ nhiễm khuẩn và được xác định bởi đáp ứng lâm sàng và xét nghiệm vi khuẩn của bệnh nhân.

Khi dùng thuốc cần lưu ý tới một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra, thường gặp như ngoại ban (thường xuất hiện chậm, sau một tuần điều trị). Về tiêu hóa người dùng thấy hiện tượng buồn nôn, nôn, đau thượng vị, tiêu chảy (ở người lớn, tỷ lệ cao hơn ở trẻ em và người cao tuổi)…  Bên cạnh đó một số người có thể gặp phản ứng quá mẫn (ban đỏ, ban dát sần và mày đay, đặc biệt là hội chứng Stevens – Johnson là một phản ứng dị ứng nặng khi dùng thuốc). Những phản ứng không mong muốn của amoxicillin ở đường tiêu hóa thường mất đi khi ngừng điều trị. Tuy nhiên, nếu xuất hiện mày đay hoặc các dạng ban khác, nhất là ban đỏ, phù Quinck… phải ngừng dùng thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ điều trị biết để được xử trí kịp thời, thích hợp. Ở những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với penicillin hoặc các dị nguyên khác thì các phản ứng quá mẫn sẽ trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, trước khi bắt đầu điều trị bằng amoxicillin cần phải điều tra kỹ tiền sử dị ứng với penicilin, cephalosporin và các dị nguyên khác của người bệnh. Nếu người bệnh đã bị dị ứng với thuốc này trước đó thì lần sau tuyệt đối không dùng lại thuốc này (vì nếu dùng phản ứng dị ứng sẽ nặng hơn ở những lần dùng sau). Trường hợp người bệnh dùng thuốc thấy hiện tượng đái ít, có thể đây là một nguy cơ để thuốc kết tinh, phải uống nhiều nước khi dùng thuốc.

Dược sĩ Hoàng Thu

Theo Suckhoedoisong.vn

Phòng ngừa nhiễm nấm vùng kín

ANTĐ - Sự phát triển quá mức của nấm Candida albicans là dấu hiệu của sự mất cân bằng vi khuẩn trong âm đạo. Phụ nữ thường bị nhiễm nấm âm đạo ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Mặc dù ít khi dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng nhiễm nấm gây khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

Giữ khô quần áo. Nóng, môi trường ẩm ướt là điều kiện nấm men phát triển. Vì vậy, bạn nên mặc đồ lót chất liệu thấm hút tốt, thoáng mát và tránh mặc quá chật.

Hạn chế thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh tiêu diệt tất cả vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn có lợi  giúp cơ thể chống lại nhiễm khuẩn. Chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh khi cần thiết, và không bao giờ sử dụng quá liều lượng khuyến cáo.

Tránh hóa chất không cần thiết. Sản phẩm vệ sinh phụ nữ, bao gồm cả thuốc xịt, thụt rửa âm đạo, và thậm chí một số chất bôi trơn có thể làm mất cân bằng độ pH trong âm đạo, tạo điều kiện cho nấm men phát triển.
Chăm sóc bản thân. Hệ thống miễn dịch suy yếu làm cho bạn dễ bị nhiễm trùng, vì vậy hãy tránh sự căng thẳng, lo lắng và nên ngủ đủ giấc.

Điều chỉnh chế độ ăn uống. Nên cắt giảm các loại thực phẩm khiến lượng đường trong máu tăng vọt, như món tráng miệng có đường, nước ngọt, và ngũ cốc chế biến. Sữa chua và tỏi sống là những thực phẩm có chứa chất kháng nấm mạnh.

Bổ sung probiotic. Nếu bạn thường bị nhiễm nấm 3 lần/năm, hãy bổ sung chế độ ăn uống hàng ngày   với probiotic có chứa vi khuẩn Lactobacillus. Nghiên cứu cho thấy axit lactic giúp duy trì độ pH trong âm đạo, ngăn ngừa Candida phát triển quá mức.

Trúc Linh
(Theo Prevention)

Có nên uống thuốc kháng sinh khi bị đi ngoài?

Chào bác sĩ,

Tôi thường xuyên phải đi công tác cơ sở vùng sâu, vùng xa nên hay phải ăn cơm hàng quán không đảm bảo vệ sinh.

Tôi đã dự trữ một số thuốc trị rối loạn tiêu hóa như Loperamid, Motilium, men tiêu hóa… Mới đây, một người bạn bảo tôi khi bị rối loạn tiêu hóa cần phải uống thêm kháng sinh thì mới dứt điểm được. Vậy xin hỏi khi bị đi ngoài có nên uống thuốc kháng sinh không?(Lê Nam – Hà Nội)

co-nen-uong-thuoc-khang-sinh-khi-bi-di-ngoai

Trả lời:

Chào bạn Lê Nam,

Rối loạn tiêu hóa (RLTH) dẫn đến bị tiêu chảy có nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy tùy từng nguyên nhân mà có thuốc khác nhau để điều trị. Một số thuốc trị tiêu chảy chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng chứ không giải quyết được căn nguyên của bệnh nên có thể người bệnh bị tiêu chảy kéo dài. Do đó nếu bị tiêu chảy thường xuyên, cần đến cơ sở khám bệnh để làm đầy đủ các xét nghiệm mới có hướng điều trị đúng bệnh.

Việc sử dụng thuốc kháng sinh để trị tiêu chảy là cần thiết nếu xác định đúng nguyên nhân gây tiêu chảy là do nhiễm khuẩn đường ruột. Các loại thuốc kháng sinh hay dùng trong các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa có nhiều loại với các cách dùng khác nhau. Sau đây chỉ giới thiệu một số thuốc kháng sinh hay dùng đường uống cho người bị RLTH và tiêu chảy:

Tetraxyclin và doxicylin:

Kháng sinh có tác dụng tốt với tiêu chảy do Vibrio cholerae. Vì thức ăn ảnh hưởng đến hấp thu của thuốc nên phải uống thuốc một giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau ăn. Tránh uống sữa khi dùng thuốc này vì sữa tương kỵ với các tetraxyclin. Nên uống thuốc với nhiều nước, uống ít nhất với 1 cốc nước to để tránh kích ứng thực quản. Cần uống thuốc ở tư thế đứng và không nên nằm ngay sau khi uống thuốc. Không dùng chung tetraxyclin với penicillin, thuốc giảm đau opioid, vitamin nhóm B, các thuốc có ion kim loại như calci, magiê, mangan, nhôm, sắt… Vì lý do đó nên không được uống nước khoáng đóng chai khi dùng nhóm kháng sinh này. Không dùng tetraxyclin cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ em dưới 8 tuổi vì gây biến màu răng vĩnh viễn và ảnh hưởng tới sự phát triển của xương. Khi dùng thuốc dài ngày cần thực hiện các xét nghiệm định kỳ đánh giá chức năng gan, thận và tạo huyết.

Co-trimoxazol (biseptol, TM, berlocid):

Đây là thuốc nhóm sulfamid mà thực chất là hai kháng sinh phối hợp gồm sulfamethoxazol và trimethoprim với tỷ lệ 5/1. Trên thị trường có nhiều dạng bào chế với nồng độ tương ứng là 400/80 hoặc 200/40 hoặc 100/20 với các dạng viên nén hoặc hỗn dịch. Thuốc ức chế 2 giai đoạn liên tiếp của chuyển hóa acid folic, có tác dụng diệt vi khuẩn. Thận trọng với bệnh nhân suy thận nặng, suy gan nặng, trẻ em dưới 2 tuổi. Không dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú, thiếu máu hồng cầu do thiếu acid folic. Thuốc cũng có nhiều tác dụng không mong muốn: như buồn nôn, nôn, viêm lưỡi, ngứa, nổi ban da…

Ciprofloxacin (ciprobay, ciplox):

Là một đại diện của kháng sinh nhóm quinolon rất nhiều dạng bào chế để uống hoặc tiêm, dạng viên nén có rất nhiều loại với hàm lượng khác nhau từ 100mg đến 1g. Thuốc hấp thụ nhanh và dễ dàng ở ống tiêu hóa. Thức ăn và các thuốc trung hòa acid làm ảnh hưởng đến hấp thu của thuốc. Thuốc có tác dụng với các vi khuẩn gây bệnh đường ruột nhưng cần dùng đúng bệnh, đúng liều để tránh kháng thuốc. Không dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Không dùng cho trẻ dưới 14 tuổi vì thuốc gây thoái hóa sụn ở trẻ đang lớn. Thận trọng dùng thuốc đối với người cao tuổi, người bị động kinh, người bị thương tổn thần kinh trung ương. Nên uống thuốc 2 giờ sau bữa ăn, uống nhiều với nước. Không dùng đồng thời với thuốc có nhôm, magiê, sắt, kẽm, sucrafat, theophyllin … vì những thuốc này làm giảm hấp thụ ciprofloxacin.

Metronidazol (flagyl, klion):

Thuốc có tác dụng tốt trong điều trị tiêu chảy kéo dài do nhiễm Giardia, lỵ cấp tính, áp-xe gan nặng do amip. Khi uống, thuốc hấp thu nhanh, độ khả dụng sinh học là 100%. Thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Khi tiêm thuốc hấp thụ tương tự như khi uống. Không dùng thuốc khi mang thai (nhất là 3 tháng đầu) và khi đang cho con bú (ngừng cho con bú khi điều trị bằng metronidazol). Không uống rượu khi đang dùng thuốc. Tác dụng phụ thường gặp: buồn nôn, nhức đầu, chán ăn, khô miệng, đau thượng vị, táo bón. Ngừng điều trị khi thấy chóng mặt, lú lẫn tinh thần, bệnh nhân bị bệnh thần kinh trung ương và ngoại biên bệnh có thể nặng thêm.

Trên đây là một số thuốc kháng sinh đường uống hay dùng khi bị RLTH. Tuy nhiên, đối với mỗi trường hợp bị tiêu chảy hay RLTH có sự lựa chọn khác nhau tùy tình trạng bệnh. Cũng như tất cả các thuốc kháng sinh khác, người bệnh không được tự ý dùng mà phải có chỉ định của thầy thuốc trong trường hợp xác định đúng các nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn gây ra. Cần sử dụng đúng loại, theo liều lượng được chỉ định để tránh kháng thuốc.

DS. Quốc Anh

(Theo Sức khỏe & Đời sống)

Thuốc kháng sinh có ảnh hưởng đến thuốc ngừa thai?

Câu hỏi: Vợ tôi vừa được bác sĩ chỉ định thuốc kháng sinh. Cô ấy cũng đang dùng thuốc ngừa thai. Liệu kháng sinh có ngăn thuốc tránh thai phát huy tác dụng hay không? Tôi chưa muốn cô ấy có em bé. Xin chuyên gia hãy giúp tôi làm rõ vấn đề.

vo-chong
Ảnh minh họa:Internet

Trả lời:

Điều đó tùy thuộc vào loại kháng sinh mà cô ấy dùng. Có hai loại kháng sinh, có tên gọi rifampicin và rifabutin, vốn có thể làm hỏng hiệu quả của thuốc ngừa thai. Nhưng những loại thuốc này không được dùng phổ biến, do chúng chỉ được chỉ định cho bệnh nhân lao, bệnh phong và đôi khi là bệnh viêm màng não.

Thế còn những loại kháng sinh dùng phổ biến thì sao? Trong trường hợp những loại được gọi là “kháng sinh phổ rộng”, vốn bao gồm ampicillin và doxycycline, người ta thường cho rằng có một cơ may nhỏ làm giảm hiệu quả của thuốc ngừa thai. Tuy nhiên, kể từ năm 2010, các chuyên gia nghiên cứu về thuốc ngừa thai hàng đầu ở Anh đã nói rằng không có mối nguy thực sự.

Nhưng như bạn biết đấy, vấn đề không đơn giản, thế nên điều quan trọng là bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, cả với thuốc ngừa thai lẫn kháng sinh. Nếu còn nghi ngờ, hãy đi gặp bác sĩ để làm rõ vấn đề hoặc tránh thai theo cách khác, chẳng như sử dụng bao cao su.

(Theo Afamily)

Không thể dùng kháng sinh trị chứng ho kéo dài

 Các nhà nghiên cứu nói rằng thuốc kháng sinh không có hiệu quả trong việc chữa trị cho bệnh nhân bị ho dai dẳng do viêm ngực nhẹ, theo trang tin Top News.

Cuộc nghiên cứu trên 2.000 bệnh nhân ở 12 nước châu Âu cho thấy mức độ nghiêm trọng và thời gian xảy ra các triệu chứng ở các bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh không khác gì so với những người dùng giả dược.

ho

Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng, nếu nghi bị viêm phổi, vẫn nên dùng thuốc kháng sinh do mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Trong cuộc nghiên cứu, chuyên gia Paul Little thuộc Đại học Southampton và các cộng sự đã chia ngẫu nhiên các bệnh nhân thành hai nhóm, một nhóm dùng thuốc kháng sinh và nhóm còn lại dùng giả dược, ba lần mỗi ngày trong một tuần lễ.

Họ hầu như không ghi nhận được sự khác biệt nào về mức độ nghiêm trọng và thời gian xảy ra các triệu chứng giữa hai nhóm. Điều này cũng đúng với các bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên, vốn chiếm gần 1/3 số người được nghiên cứu.

Và những người sử dụng kháng sinh được ghi nhận là có nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, phát ban và tiêu chảy hơn so với những người dùng giả dược.

Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên chuyên san Lancet số ra mới nhất.

(Theo Thanhnien)

Tiềm năng kháng sinh trong da ếch

Khi muốn lên men tạo sữa chua và bảo quản, các nông dân Nga thường thả vào thùng sữa một con ếch, điều kỳ cục này dẫn đến việc phát hiện một số kháng sinh mới. Theo đó, chuyên gia hóa hữu cơ Lebedev cùng các đồng nghiệp từ Trường đại học Moscow đã xác định được tiềm năng kháng sinh trong da ếch.

ech

Trong tự nhiên, môi trường sống của các loài lưỡng cư như ếch, cóc, kỳ giông… khá ẩm ướt, dễ trở thành nơi sinh sôi nảy nở các vi sinh vật, cho nên ếch đã tiết ra một loại peptide như là một kháng sinh để phòng vệ.
Kháng sinh ếch

Các nghiên cứu trước đó cho biết trong da ếch có 21 chất hoạt động như kháng sinh có tiềm năng khai thác để ứng dụng trong y khoa. Lebedev cùng đồng nghiệp sử dụng kỹ thuật xét nghiệm đã phát hiện thêm 76 hợp chất khác. Các thử nghiệm cho thấy hợp chất trên da ếch hoạt động như kháng sinh chống lại vi khuẩn salmonella và tụ cầu.

(Theo Thanhnien)