Lưu trữ cho từ khóa: thuốc chữa bệnh loãng xương

Những loại thuốc chữa bệnh loãng xương

“Tôi 50 tuổi, bị bệnh loãng xương. Tôi muốn biết cần phải dùng những thuốc gì để trị bệnh này?”.

Trả lời:

Muốn chữa bệnh loãng xương, phải dùng các thuốc cung cấp nguyên liệu và kích thích quá trình tạo xương, thuốc kìm hãm quá trình hủy xương. Ngoài ra, tùy thuộc vào giới tính, người bệnh có thể dùng các thuốc đặc thù khác.

1. Thuốc kìm hãm quá trình hủy xương

Nhóm thuốc bisphosphonat làm tăng khối lượng xương, nhất là xương cột sống, giảm đáng kể nguy cơ gẫy xương; dùng điều trị và phòng ngừa cho những đối tượng có nguy cơ loãng xương (phụ nữ sau mãn kinh, các bệnh phải dùng corticoid kéo dài). Tuy nhiên, chúng có một số tác dụng phụ: khó chịu ở dạ dày, ruột, đau bụng, ợ chua, đau cơ xương, nhức đầu, viêm thực quản, loét hay xói mòn thực quản.

Man Holding Capsules

2. Thuốc cung cấp nguyên liệu, tăng sự tạo xương

- Canxi dạng vô cơ hay hữu cơ (dạng hữu cơ dễ hấp thu hơn). Hiện thị trường có thuốc canxi dưới dạng viên tan, dễ uống (biệt dược Calcit, Calcium sandoz). Tùy theo mức độ thiếu canxi mà quyết định liều dùng, liều thông thường là một viên 100 mg hòa tan trong nước.

- Vitamin D hay chất chuyển hóa của vitamin D (calcitriol, rocaltrol): Đây là chất điều hòa chuyển hóa canxi, photpho, kích thích các hoạt động của tế bào sinh xương.

3. Các thuốc đặc thù giới tính

Hoóc môn nữ oestrogen, hoóc môn nam testosteron, các chất tổng hợp tương tự (như bibolone, biệt dược là Livital) hoặc thuốc điều hòa thụ thể oestrogen (như raloxifene, biệt dược là Evista, Optuma) giúp cơ thể sử dụng tốt các nguyên liệu tái tạo xương, ức chế các hoạt động của các tế bào hủy xương. Vào tuổi xế chiều, lượng các hoóc môn này giảm sút, gây loãng xương. Trong trường hợp đó, có thể bổ sung oestrogen cho nữ hay testosteron cho nam. Không dùng đơn độc mà phải kết hợp với các thuốc khác.

Lưu ý: Việc dùng các thuốc trên nhất thiết phải theo chỉ định của bác sĩ.

DS Bùi Văn Uy

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)