Lưu trữ cho từ khóa: thủng màng nhĩ

Làm sao biết trẻ bị thủng màng nhĩ?

Con trai tôi 8 tuổi, bị chảy mủ tai. Có người nói cháu bị thủng màng nhĩ nên mới chảy mủ tai. Xin hỏi bác sĩ, làm sao biết trẻ bị thủng màng nhĩ?

Nguyễn Thị Bích (Hà Giang)

lam-sao-biet-tre-bi-thung-mang-nhi

Ảnh minh họa – Internet

Về cấu tạo giải phẫu, màng nhĩ nằm cuối ống tai ngoài, phân chia tai ngoài và tai giữa, có chức năng  bảo vệ tai giữa và dẫn truyền âm thanh. Nếu màng nhĩ bị thủng sẽ làm cho sức nghe giảm và tai giữa dễ bị nhiễm khuẩn.

Muốn biết trẻ bị thủng màng nhĩ phải dựa vào các triệu chứng thủng màng nhĩ như sau: đột ngột đau nhói trong tai nên trẻ kêu đau và khóc, chảy máu tai, ù tai hoặc điếc. Thủng màng nhĩ do viêm tai giữa cấp: trẻ bị sốt, đau nhức tai, ù tai, nghe kém, khi màng nhĩ thủng thấy mủ chảy ra ống tai ngoài.

Nếu thủng màng nhĩ do viêm tai giữa thanh dịch thì triệu chứng không rõ ràng vì viêm tai giữa thanh dịch thường không sốt, không đau tai, ít khi bị ù tai, không có chảy dịch ở tai, chỉ có biểu hiện nghễnh ngãng.

Soi tai sẽ nhìn thấy lỗ thủng. Để phòng thủng màng nhĩ ở trẻ cần điều trị tích cực các bệnh về tai mũi họng để tránh bị viêm tai giữa mủ dẫn đến thủng màng nhĩ; không dùng vật nhọn để ngoáy tai… Bạn nên cho con đi khám tại chuyên khoa tai mũi họng để được chẩn đoán xác định và tư vấn cách điều trị.

BS. Nguyễn Minh Hạnh

Theo Suckhoedoisong.vn

Màng nhĩ bị thủng có thể tự lành không?

Màng nhĩ tôi bị thủng do lấy ráy tai. Xin hỏi nếu không đi điều trị thì có thể tự lành không?Mộc Thiện (TP.HCM)

mang-nhi-bi-lung-co-the-tu-lanh-khong

Ảnh minh họa – Internet

PGS.TS.BS Phạm Kiên Hữu

, phụ trách phòng khám tai mũi họng bệnh viện đại học Y dược TP.HCM:

Thông thường 90% lỗ thủng sau màng nhĩ chấn thương sẽ tự lành trong vòng một tháng. Sau khoảng thời gian này, khả năng tự lành của màng nhĩ giảm rất nhiều, bệnh nhân có thể bị viêm tai giữa mạn, phải uống thuốc điều trị hoặc mổ. Bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được thăm khám kỹ và tư vấn đầy đủ.

Theo SGTT.vn

Đau 1 bên đầu có phải do thủng màng nhĩ không?

Một bên đầu của tôi bị đau, thi thoảng hơi giật. Tôi xin hỏi có phải do biến chứng của thủng màng nhĩ không, trường hợp của tôi có nên vá màng nhĩ hay không?

Chào bác sĩ,
 
Một tuẩn trước tôi có đi khám ở viện Tai Mũi Họng TW, BS kết luận là bị viêm tai giữa và thủng màng nhĩ (tai bên phải), và khuyên tôi là không nên vá màng nhĩ vì đã thủng to có vá cũng không nghe rõ được.
 
BS còn bảo tai phải của tôi đã khô ráo không có mủ nên sẽ không có ảnh hưởng gì, nhưng tôi thấy lo lắng vì bên đầu của tai bị bệnh lại bị đau, thi thoảng hơi giật. Tôi xin hỏi có phải do biến chứng của thủng màng nhĩ không, trường hợp của tôi có nên vá màng nhĩ hay không? Xin chân thành cảm ơn!(P.T Hằng, 62 tuổi – Hà Nội)

dau-1-ben-dau-co-phai-do-thung-mang-nhi-khong

Cô Hằng thân mến!

AloBacsi xin kính gửi tới cô đôi dòng tư vấn như sau:

Khi viêm tai giữa có thể có biến chứng vào nội sọ với các triệu chứng như: sốt cao 39-40 độ, nhức đầu ngày càng tăng, nôn vọt dễ dàng mà không có triệu chứng đau bụng, trạng thái tâm thần lú lẫn, lơ mơ hay kích động… Khi có triệu chứng như vậy cô phải vào bệnh viện ngay để được bác sĩ khám chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý.

Nếu chẩn đoán xác định biến chứng nội sọ do tai thì phải điều trị tích cực bằng phương pháp nội khoa và phẫu thuật. Tùy theo mức độ, vị trí tính chất của biến chứng nội sọ mà bác sĩ có chỉ định phẫu thuật phù hợp.

Vá nhĩ nhằm mục đích: tái tạo lại màng nhĩ giúp cải thiện sức nghe, hạn chế viêm nhiễm xâm nhập từ bên ngoài vào. Việc chỉ định phẫu thuật vá nhĩ sẽ căn cứ vào tình trạng tổn thương của tai giữa và xương chũm, tổng trạng chung của bệnh nhân (các bệnh lý đi kèm như tiểu đường, tim mạch, gan mật …), khả năng hồi phục sức nghe, hiệu quả của cuộc phẫu thuật… Bởi vậy bác sĩ sẽ phải tính toán, chọn lựa giải pháp trị liệu có lợi và an toàn nhất cho người bệnh.

Kính chúc cô bình an, mạnh khỏe!

BS-CK1 TMH Nguyễn Hồng Dũng

(Theo Alobacsi)

Tai bị thủng màng nhĩ, khi nào nên vá?

Tôi nghe nói, vá màng nhĩ có thể chấm dứt được hiện tượng chảy mủ tai, ngứa ngáy bên tai bị thủng màng nhĩ. Xin bác sĩ tư vấn giúp.

Tôi bị viêm tai giữa mạn tính và bị thủng màng nhĩ tai trái. Cứ vài ba tháng tôi lại bị chảy mủ tai, có mùi hôi, ngứa ngáy bên tai bị thủng màng nhĩ. Biểu hiện này cứ tái đi tái lại nhiều lần. Tôi nghe nói, vá màng nhĩ có thể chấm dứt được hiện tượng này. Xin bác sĩ tư vấn giúp thời điểm vá được màng nhĩ? - (Tieu Thanh – QN)

tai-bi-thung-mang-nhi-khi-nao-nen-va

Chào bạn,

Màng nhĩ là một màng kín ngăn cách tai giữa và tai ngoài, nó có chức năng dẫn truyền âm thanh và bảo vệ tai giữa khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và vật lạ. Khi màng nhĩ bị thủng do bất kỳ nguyên nhân nào, có thể do viêm tai giữa tái phát nhiều lần, do chấn thương sẽ làm cho lớp ngăn cách bị phá vỡ rất dễ khiến tai giữa bị nhiễm khuẩn, đặc biệt khi người bệnh giữ vệ sinh không tốt gây chảy dịch màu vàng, nặng hơn là chảy mủ.

Trường hợp của bạn là một ví dụ về sự viêm nhiễm tái lại nhiều lần do thủng màng nhĩ. Bạn không chỉ cảm thấy khó chịu tại chỗ do tai chảy nước, chảy mủ, ngứa ngáy… mà còn rất nguy hiểm do thủng màng nhĩ, chảy mủ tại chỗ không chỉ là triệu chứng riêng của bệnh viêm tai giữa mà có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác ở tai. Nếu không được điều trị đúng có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.

Vá màng nhĩ là một biện pháp nhằm hạn chế sự viêm nhiễm tại tai giữa. Tuy nhiên, điều quan trọng khi bị thủng màng nhĩ là bạn phải giữ vệ sinh tai bị bệnh thật tốt, điều trị nội khoa một thời gian cho tai thật sự khô ráo, không còn viêm nhiễm cũng như điều trị những bệnh nhiễm khuẩn khác liên quan (viêm VA, nấm ống tai ngoài).

Bạn nên đến chuyên khoa tai mũi họng tại các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp và có chỉ định điều trị cụ thể.

BS Châu Thị Kiều Oanh

(Theo Alobacsi)

Tai bị ù sau khi xì mũi, có phải thủng màng nhĩ?

Có phải do xì mũi quá mạnh nên 2 bên tai nghe không giống nhau và 1 bên có vẻ như bị ù. Liệu có phải bị thủng màng nhĩ không ạ?

Chào bác sĩ,

Cháu ở ngoài bắc nên giờ đang là mùa đông. Cháu bị nghẹt mũi và ho có đờm. Khi thấy có dịch ở mũi cháu xì ra. Không biết có phải do xì mũi quá mạnh hay không mà cháu thấy mấy hôm nay 2 bên tai nghe không giống nhau và 1 bên có vẻ như bị ù. Mọi khi cháu ngáp hay nuốt nước bọt là tai hết ù nhưng giờ không thấy hết. Không biết  có phải cháu đã bị thủng màng nhĩ không ạ?

Cảm ơn BS!(Duy Đức – Hà Nam)

tai-bi-u-sau-khi-xi-mui-co-phai-thung-mang-nhi

Bạn Duy Đức thân mến!

Tai và mũi thông nhau qua ống tai vòi, nối từ hòm nhĩ tai giữa xuống vùng mũi hầu. Bình thường khi nhai, khi ngáp lỗ tai vòi mở ra, không khí từ vùng vòm hầu đi vào tai giữa, tạo nên cân bằng áp suất mặt trong và mặt ngoài màng nhĩ.

Khi đường thông tai vòi bị hẹp do viêm, do u, do phù nề… dẫn tới sự lưu thông không khí bị hạn chế hay tắc nghẽn hoàn toàn, áp suất hòm nhĩ tai gữa âm hơn so với bên ngoài, màng nhĩ bị hút vào trong… làm ảnh hưởng tới sự rung của màng nhĩ, gây cảm giác ù tai, thính lực bị ảnh hưởng.

Trong trường hợp của bạn, do mũi xoang bị viêm xuất tiết đờm nhớt, niêm mạc phù nề làm cho sự thông khí vào hòm nhĩ bị ảnh hưởng, khi xì mũi không đúng cách sẽ tống các chất tiết lên tai, gây ù tai, giảm thính lực.

Do đó bạn nên tới BS chuyên khoa Tai Mũi Họng khám và điều trị tích cực viêm xoang, viêm mũi nhé.

Khi muốn xì mũi: bịt từng bên mũi, xì nhẹ nhàng, hết bên này tới bên kia, nên nhỏ nước muối trước cho chất tiết lỏng ra.

Chúc bạn mạnh khỏe nhé!

BS – CK1 TMH Nguyễn Hồng Dũng

(Theo Alobacsi)

Triệu chứng thủng màng nhĩ như thế nào?

Thưa bác sĩ,

Con gái tôi 12 tuổi, bị sốt đau và chảy mủ tai. Nghe nhiều người nói có khi cháu bị thủng màng nhĩ nên mới chảy mủ tai.

Xin bác sĩ cho biết triệu chứng thủng màng nhĩ như thế nào?(Cẩm Nhung – Nghệ An)

trieu-chung-thung-mang-nhi-nhu-the-nao

Trả lời:

Bạn Nhung thân mến,

Màng nhĩ nằm cuối ống tai ngoài, phân chia tai ngoài và tai giữa, có chức năng bảo vệ tai giữa và dẫn truyền âm thanh. Khi màng nhĩ bị thủng sẽ làm cho sức nghe giảm và tai giữa rất dễ bị nhiễm khuẩn.

Màng nhĩ có thể bị thủng do vật nhọn đâm vào, như bất cẩn trong khi lấy ráy tai để que lấy ráy tai đâm vào màng nhĩ; do áp lực quá mạnh tác động lên màng nhĩ như bom mìn thuốc nổ; do viêm tai giữa: tụ mủ trong hòm nhĩ và làm thủng màng nhĩ từ trong ra. Triệu chứng thủng màng nhĩ đột ngột gây đau nhói trong tai, ù tai, chảy máu tai, điếc.

Nếu thủng màng nhĩ do viêm tai giữa cấp thì trước đó sẽ có triệu chứng sốt, đau nhức tai, ù tai, nghe kém, khi màng nhĩ thủng, thấy mủ chảy ra ống tai ngoài. Trường hợp thủng màng nhĩ do viêm tai giữa thanh dịch thì triệu chứng không rõ ràng vì viêm tai giữa thanh dịch thường không sốt, không đau tai, ít khi bị ù tai, không có chảy dịch ở tai, chỉ có biểu hiện nghễnh ngãng.

Điều trị chủ yếu là vá lại màng nhĩ. Phòng bệnh: không dùng vật nhọn để ngoáy tai; điều trị tích cực các bệnh về tai – mũi – họng để tránh bị viêm tai giữa mủ dẫn đến thủng màng nhĩ… Bạn nên cho con đi khám và điều trị tại bệnh viện.

(Theo Sức khỏe & Đời sống)

Bị thủng màng nhĩ có thể đi máy bay hay không?

Chào bác sĩ,

Tôi bị thủng màng nhĩ cách đây hơn 1 tháng và vết thủng khá lớn. Vậy cho tôi hỏi, vết thương có tự lành được không?

Công việc của tôi thường đi công tác xa. Vậy nếu bị thủng nhĩ thì có thể đi máy bay hay không?

Xin chân thành cảm ơn! – (tuhoc…@gmail.com)

bi-thung-mang-nhi-co-the-di-may-bay-hay-khong

BS-CK1 TMH Nguyễn Hồng Dũng:

Chào bạn,

Màng nhĩ nếu bị thủng do chấn thương hay do viêm có thể tự lành (nhất là ở người trẻ). Màng nhĩ của bạn bị thủng khoảng 1 tháng nay, do đó bạn nên tới BS khám kiểm tra lại tình trạng màng nhĩ nhé.

Nếu màng nhĩ không tự lành, bạn tới BV có chuyên khoa Tai Mũi Họng để BS khám và chỉ định vá nhĩ.

Màng nhĩ thủng khi đi máy bay không bị ảnh hưởng gì. Tuy nhiên sau khi vá nhĩ, đi máy do có sự thay đổi áp suất đột ngột khi cất và hạ cánh nên phải lưu ý làm nghiệm pháp ngậm miệng, bịt mũi, nhẹ nhàng đưa hơi lên tai, để tạo cân bằng áp suất trong và ngoài màng nhĩ.

Chúc bạn mạnh khỏe, công tác tốt!

(Theo Alobacsi)

Phẫu thuật điều trị các bệnh lý tai với bác sĩ người Pháp

Từ ngày 12 đến 23/11/2012, tiến sĩ – bác sĩ người Pháp Bernard Colin sẽ trực tiếp thăm khám và phẫu thuật điều trị cho các bệnh nhân tại khoa Tai – Mũi – Họng của Bệnh viện FV. Là bác sĩ Pháp cộng tác định kỳ hàng năm với Bệnh viện FV, tiến sĩ – bác sĩ Bernard Colin khá nổi tiếng trong cộng đồng y khoa Việt Nam về các ca phẫu thuật tai phức tạp.

Trả lại thính lực cho người bệnh

Chị N. T. M. L., sinh năm 1974, ngụ tại Q. PN, TP. HCM, là một trong số các bệnh nhân đã được bác sĩ Colin phẫu thuật tai thành công trong chuyến làm việc năm ngoái tại Bệnh viện FV. Khoảng năm 2010, chị L. bị thủng màng nhĩ tai trái do biến chứng của bệnh viêm tai. Chị đã trải qua một cuộc phẫu thuật tai để vá màng nhĩ nhưng không thành công. Tháng 9/2011, chị tìm đến bác sĩ Colin để phẫu thuật lại.

“Ngay sau ca phẫu thuật, tôi cảm nhận sự khác biệt rất rõ. Sau ca phẫu thuật trước, tai tôi rất đau, cơn đau dai dẳng đến hơn 10 ngày. Ngược lại, ca phẫu thuật do bác sĩ Bernard Colin thực hiện rất nhẹ nhàng, êm ái, thuốc uống cũng ít và sức khỏe phục hồi rất nhanh. Sau ca phẫu thuật, tai tôi không chỉ hết đau nhức mà còn cải thiện thính lực. Tôi rất hài lòng với ca phẫu thuật này. Cùng đợt phẫu thuật tai với tôi là một người bác ruột cũng bị thủng màng nhĩ vì viêm tai và bác cũng rất hài lòng với kết quả phẫu thuật”, chị M. L. cho biết.

Tiến sĩ – bác sĩ Bernard Colin trong một ca khám tai năm ngoái (Ảnh được cung cấp bởi BV FV)

Cũng trong năm ngoái, tiến sĩ – bác sĩ Bernard Colin phẫu thuật điều trị thành công bệnh lý xốp xơ tai cho chị B.K.L, sinh năm 1980, ngụ tại tỉnh Tiền Giang. Trước đó, vào năm 2010, bác sĩ Colin đã phẫu thuật điều trị thành công bệnh lý này cho chị ruột của chị. Chị K.L. hạnh phúc chia sẻ: “Xốp xơ tai vốn là một bệnh lý di truyền nên cả hai chị em tôi đều bị ám ảnh về nó. May nhờ bác sĩ Bernard Colin, cả hai chị em đều tìm lại được thính lực của mình”.

Điều trị càng sớm, tai càng mau hồi phục

Theo tiến sĩ – bác sĩ Bernard Colin, các bệnh lý tai như: viêm tai mãn tính, thủng nhĩ, tổn thương chuỗi xương con dẫn tryền âm thanh… đều tiềm ẩn nguy cơ giảm thính lực và thậm chí là điếc. Nếu được điều trị sớm ngay khi phát hiện bệnh, tỷ lệ hồi phục thính lực của tai khoảng 90%. Vì vậy, bệnh nhân cần đi khám ngay khi có dấu hiệu nghe kém một bên tai giữa nơi đông người hay có nhiều tiếng ồn.

Ngoài các bệnh lý trên, bệnh xốp xơ tai – một căn bệnh về tai di truyền, cũng có thể điều trị thành công bằng phương pháp phẫu thuật. Bệnh này do chuỗi xương con ở tai giữa, chủ yếu là đế xương bàn đạp, bị xơ cứng gây ra. Tùy mức độ xơ cứng, sự dẫn truyền âm thanh vào màng nhĩ sẽ bị suy giảm nhiều hoặc ít. Bệnh xốp xơ tai hay gặp ở nữ giới và trở nặng hơn trong thời kỳ mang thai, cho con bú. Bệnh tiến triển rất chậm, triệu chứng chủ yếu là nghe kém và ù tai, thường bắt đầu từ một tai, sau đó lan dần ra cả hai tai. Hiện nay, phương pháp điều trị hiệu quả nhất là phẫu thuật thay thế xương bàn đạp. Đây là kỹ thuật mà bác sĩ Bernard Colin thực hiện rất thành công tại Bệnh viện FV.

Tốt nghiệp tiến sĩ y khoa chuyên ngành Tai – Mũi – Họng năm 1980, tiến sĩ – bác sĩ Bernard Colin có 25 năm kinh nghiệm làm việc tại Pháp và từng giữ vai trò trưởng khoa Tai – Mũi – Họng tại Bệnh viện St. Luc, Lyon, Pháp, suốt 13 năm. Để đặt hẹn với Tiến sĩ – bác sĩ Bernard Colin, vui lòng liên hệ khoa Tai – Mũi – Họng, Bệnh viện FV: (08) 54 11 33 41 hoặc (08) 54 11 33 33, máy nhánh 7711.

Khoa Tai – Mũi – Họng là một trong những chuyên khoa nổi bật tại bệnh viện FV. Mỗi phòng khám tại khoa đều được trang bị đồng thời cả hệ thống nội soi mềm (Olympus, Nhật Bản) và nội soi cứng (Mega, Hàn Quốc). Hai hệ thống nội soi này thích hợp dùng cho cả bệnh nhân người lớn và trẻ em. Bên cạnh đó, khoa còn được trang bị một phòng cách âm đạt chuẩn với hai máy đo thính lực và nhĩ lượng hiện đại.

Với đội ngũ chuyên gia người Việt và Pháp giàu kinh nghiệm, hệ thống chống nhiễm khuẩn nghiêm ngặt và trang thiết bị được đầu tư hiện đại theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, các ca phẫu thuật được thực hiện tại đây – từ đơn giản như trích rạch màng nhĩ đặt grommet cho đến tinh vi phúc tạp như phẫu thuật lấy bỏ các khối u sàn sọ – đều đạt tỉ lệ thành công cao.

 

Thủng màng nhĩ vì lấy ráy tai bằng vật cứng

Đang lấy ráy tai cho con, chị N.T.H (đường Chiến Thắng, Hà Nội) bằng dụng cụ cứng, bé hét lên một tiếng kêu đau. Vội rút dụng cụ này ra chị H phát hiện tai con chảy máu.

Hoảng hồn, chị tức tốc đưa con đến khám tại một phòng khám tai mũi họng ở phố Hạ Đình. Bác sĩ phát hiện nguyên nhân chảy máu là do màng nhĩ của bé bị thủng do đầu vật nhọn cứng gây ra. Rất may mắn, qua nội soi tai vết thủng màng nhĩ rất nhỏ, có nhiều khả năng tự liền nên bác sĩ không chỉ định phẫu thuật vá màng nhĩ.

Chị H cho biết, bình thường chị vẫn lấy ráy tai cho con bằng tăm bông, nhưng lần này, do lâu ngày chưa lấy, ráy tai keo lại, dùng tăm bông chỉ lau được phía ngoài tai mà không lô được cục ráy keo ra nên chị đã dùng que ngoáy tai cứng với mục đích "xúc" được ráy tai ra, không ngờ chị đưa sâu quá làm con thủng cả màng nhĩ.

Các bác sĩ cảnh báo, cả người lớn và trẻ nhỏ đều phải rất thận trọng với tăm nhọn, vật dụng nhọn (nhiều người dùng khá phổ biến để lấy ráy tai cứng). Tai nạn dùng tăm bông, vật dụng ngoáy tai quá sâu cho trẻ, gây thủng màng nhĩ không phải là hiếm. Vì thế, khi vệ sinh tai phải rất chú ý, không vừa ngoáy tai vừa chơi đùa, không để tự trẻ cầm tăm bông, chỉ nhẹ nhàng xoay tròn tăm bông để lau hết dáy ướt ở bên ngoài, không cho vào sâu.

Riêng với những người có ráy tai cứng, tuyệt đối không cố đẩy đầu vật nhọn vào để lấy ráy tai mà có thể làm mềm ráy tai bằng cách nhỏ vào tai vài giọt muối sinh lý, đợi mềm rồi lấy. Nhưng nếu ráy quá sâu không được cố lấy mà nên đến bác sĩ tai mũi họng. Là những người có chuyên môn, kinh nghiệm bác sĩ có thể gắp được nhũng cục ráy tai cứng to bằng đầu ngón tai út ra khỏi tai mà vẫn an toàn cho người bệnh.

(Theo Dantri)

Có nên lau tai cho bé bằng bông tăm sau khi tắm?

Ống tai có cấu tạo hơi dốc ra ngoài và xuống dưới, ngoài ra đoạn gần cửa tai lại có lông tai và 2 tuyến là tuyến lông và tuyến ráy tai để bảo vệ tai. Khi có bụi bặm, vật dơ vào tai tuyến ráy tai sẽ tiết ra dịch để giữ chúng ở phía ngoài tai không cho vào sâu. Sau đó, các lông tai sẽ từ từ đẩy chúng ra ngoài cửa tai. Vì vậy, thực chất không cần phải lấy ráy tai, mà ráy tai sẽ tự động bị cơ thể đẩy ra ngoài.

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp ráy tai chỉ bị đẩy đến gần cửa tai mà không ra tiếp ngoài cửa tai được, lâu dần sẽ đóng cục trong tai, nếu không lấy ra bé sẽ khó chịu và nghe kém. Trường hợp dễ lấy có thể dùng móc tai khều ra. Nhắm khó lấy thì không nên cố mà phải nhỏ nước muối sinh lý hay glycerinborate vài ngày cho ráy tai mềm ra tự chảy ra ngoài hay nếu phải lấy cũng dễ hơn đỡ gây đau cho bé. Trường hợp ráy tai nằm trong sâu không nên cố lấy mà nên đi bác sĩ tai mũi họng để bác sĩ lấy ra cho bé.

Lấy tăm bông lau ống tai cho trẻ có thể đẩy ráy tai vào sâu hơn

Rất nhiều bà mẹ có thói quen (ngay cả người lớn cũng hay có thói quen này) mỗi lần tắm cho con xong là lấy cây tăm bông lau ống tai cho con. Nếu lau tai thường xuyên như vậy vô tình chúng ta đẩy mỗi lần một ít ráy tai vào sâu hơn. Ráy tai nằm bên ngoài lấy không đau nhưng ráy tai nằm sâu bên trong lấy rất đau. Ống tai chúng ta gồm 2 đoạn: đoạn trong là ống tai xương và đoạn ngoài là ống tai sụn. Khi lấy ráy tai ở vùng ống tai sụn thì không đau, nhiều người còn thấy đã ngứa, nhưng bắt đầu chạm tới vùng ống tai xương thì rất đau. Tự chúng ta ngoáy tai cho mình không bao giờ chúng ta đi sâu hơn được, vì đau là chúng ta dừng, nhưng nếu chúng ta ngoáy tai cho con, hay cho người khác chúng ta không biết điểm dừng, đến điểm đau người được ngoáy tai bị đau có thể có phản xạ chuyển động đầu dễ gây chấn thương ống tai hoặc chấn thương màng nhĩ. Ngoài ra, ráy tai mỗi ngày bằng tăm bông sẽ làm rụng lông tai, dẫn đến làm hư chức năng tống chất dơ ra ngoài cửa ống tai, từ đo hay bị viêm ống tai ngoài hay hay có ráy tai hơn.

Chỉ khi nào trẻ bị nước vào tai, hay khi ói sữa chảy vào tai mới cần dùng tăm bông để lau chùi. Bình thường tắm cho bé xong chỉ cần lau khô vành tai và vùng trước cửa tai là được.

Theo TTƯT.BS.CKII. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY / Suckhoe & Doi song