Lưu trữ cho từ khóa: thụ tinh trong ống nghiệm

Chương trình truyền hình Làm Mẹ – Tập 23: Dưỡng thai sau khi thụ tinh trong ống nghiệm thành công

Kể sao cho hết niềm vui vô bờ của các cặp vợ chồng muộn con nay có được tin vui sau khi trải qua các công đoạn can thiệp y khoa để tăng khả năng thụ thai bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Nhưng cùng với niềm hạnh phúc ấy, bố mẹ luôn canh cánh nỗi lo âu làm thế nào để dưỡng thai đúng cách và giữ được con đến ngày sinh. Chương trình “LÀM MẸ” với chủ đề “DƯỠNG THAI SAU KHI THỤ TINH THÀNH CÔNG” được tư vấn bởiTiến sĩ – Bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết – Phó giám đốc Bệnh viện Từ Dũ phát sóng lúc 18h30 ngày 18/10/2014 trên kênh truyền hình Today TV sẽ giúp các ông bố, bà mẹ trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích để có được một thai kỳ bình yên và khỏe mạnh.
Hiện nay, tỉ lệ các cặp vợ chồng hiếm muộn ngày càng tăng và trên thực tế, số ca thành công đối với phương pháp thụ tinh nhân tạo không phải là tuyệt đối. Với tâm lý lo lắng đó, bên cạnh sự phấn khởi khi biết mình đang mang sinh linh bé nhỏ trong bụng, mẹ bầu và gia đình không khỏi băn khoăn trong việc dưỡng thai sao cho an toàn và em bé ra đời được khỏe mạnh. MC Ốc Thanh Vân cũng có chung thắc mắc về sự khác nhau trong chế độ chăm sóc giữa thai phụ thụ thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm và thai phụ thụ thai tự nhiên, chế độ dinh dưỡng phù hợp trong suốt thai kỳ, các lưu ý cho mẹ bầu khi vận động, nằm, ngồi và di chuyển. Ngoài việc giải đáp những vấn đề trên,Tiến sĩ – Bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyếtsẽ đưa ra những lời khuyên bổ ích và các điểm cần đặc biệt lưu ý đối với bố mẹ sau khi áp dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm thành công.
Ti-n s-- Bác s- Hoàng Th- Di-m Tuy-t - Phó Giám BV T- D-
Tiến sĩ – Bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết
Cuối chương trình, chuyên mục kĩ năng “Hướng dẫn vận động sau khi thụ tinh trong ống nghiệm thành công” do điều dưỡng bệnh viện Từ Dũ hướng dẫn sẽ cho mẹ bầu cái nhìn cụ thể hơn để dưỡng thai một cách an toàn và hiệu quả. Đây sẽ là món quà vô cùng ý nghĩa mà chương trình muốn tặng cho tất cả các bà mẹ đã có được niềm hạnh phúc sau khi thụ tinh trong ống nghiệm thành công.
Mọi thắc mắc liên quan đến chủ đề này, các ông bố, bà mẹ có thể đặt câu hỏi cho chuyên gia tại Góc chuyên gia của Huggies website https://www.huggies.com.vn/goc-chuyen-gia/ để được các bác sĩ giải đáp cặn kẽ hơn. Chương trình được phát sóng hàng tuần vào Thứ Bảy từ 18g30-18g50, phát lại vào 10g sáng Chủ Nhật và 14g chiều Thứ Năm trên kênh truyền hình Today TV từ ngày 17/5/2014. Quý khán giả có thể tìm hiểu thêm thông tin về việc mang thai, sinh con và chăm sóc bé yêu qua nhiều chủ đề khác nhau của chương trình “Làm Mẹ”. Để xem lại các chương trình đã phát sóng, các ông bố và bà mẹ hãy truy cập https://www.huggies.com.vn/goc-video/

Các chủ đề phát sóng tiếp theo trong tháng 10 và 11

Ngày

Tập

Chủ đề

Bác sĩ tư vấn

Kỹ năng

25/10
24
Chăm sóc trẻ sau 6 tháng tuổi
Bác sĩ chuyên khoa I
Nguyễn Thị Từ Anh
Trưởng khoa sơ sinh Bệnh viện Từ Dũ
Kỹ năng thay và mặc tã khi bé vận động

1/11
25
Phương pháp thai giáo giúp bé
thông minh
Phó giáo sư – Tiến sĩ
Nguyễn Thị Ngọc Phượng
Chủ tịch Hội Nội tiết Sinh sản TP.HCM
Kỹ năng thai giáo bằng
âm nhạc

8/11
26
Các bệnh lý tiêu hóa thường gặp ở trẻ
Tiến sĩ – Bác sĩ
Vũ Tề Đăng
Phó Trưởng khoa Sơ Sinh Bệnh viện Từ Dũ
Chăm sóc trẻ tiêu chảy tại nhà

 

Đơn vị tư vấn chuyên môn

:

Đơn vị tài trợ chính:

Đơn vị tổ chức:

logo-tudu
logo-hugies
logo-otb

The post Chương trình truyền hình Làm Mẹ – Tập 23: Dưỡng thai sau khi thụ tinh trong ống nghiệm thành công appeared first on Tin Sức Khỏe.

Bị teo buồng trứng có khả năng thụ tinh trong ống nghiệm hay không?

Hầu hết, phụ rơi vào tình trạng bị teo buồng trứng sẽ phải áp dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh ống nghiệm nếu muốn có em bé.

Tôi bị mất kinh cách đây nhiều năm nhưng xác vì xác định là sẽ không lấy chồng nên tôi cũng không quan tâm lắm. Nhưng đúng là không thể nói trước được cuộc sống. Năm 32 tuổi thì tôi kết hôn. Vài tháng sau khi kết hôn, tôi đã đi khám sức khỏe để thuận tiện cho việc sinh con. Nhưng bác sĩ nói tôi bị teo buồng trứng nên việc thụ thai tự nhiên là rất khó mà muốn thụ tinh nhân tạo thì cũng phải uống thuốc. Và bác sĩ cho thuốc để uống trong 3 tháng và hẹn sau đó đến khám lại.

Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của tôi có khả năng thụ tinh trong ống nghiệm hay không? Mong bác sĩ tư vấn giùm tôi. Tôi xin cảm ơn! - (K. Hải)

bi-teo-buong-trung-co-kha-nang-thu-tinh-trong-ong-nghiem-hay-khong

Hầu hết, phụ rơi vào tình trạng bị teo buồng trứng sẽ phải áp dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh ống nghiệm nếu muốn có em bé. Ảnh minh họa

Trả lời:

Bạn K. Hải thân mến!

Buồng trứng là tuyến cơ quan chủ yếu của nữ, và chức năng chính của nó là để rụng trứng và tiết ra hormone nữ , trong đó việc tiết hormone, bao gồm cả estrogen và progesterone. Giảm hormone nữ nữ thành niên trong estrogen có thể gây ra lão hoá sớm; không có estrogen sẽ dẫn đến vô kinh, teo tử cung. Vì vậy, suy buồng trứng sớm và estrogen có liên quan chặt chẽ với nhau.

Teo buồng trứng là tình trạng ngừng hoạt động chức năng buồng trứng ở phụ nữ làm suy giảm sự phát triển của nang noãn, buồng trứng không đảm bảo được chức năng nuôi dưỡng trứng trưởng thành để rụng và thụ thai. Teo buồng trứng, suy buồng trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở phụ nữ.

Teo buồng trứng do nồng độ hormone estrogen trong cơ thể người phụ nữ giảm. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng teo buồng trứng:

- Nguyên nhân tự phát:  Gặp rối loạn trong chu kì kinh nguyệt dẫn đến đột ngột tắt kinh (mất kinh) có thể gây ra tình trạng suy buồng trứng sớm. Khi kinh nguyệt không đều, lượng hormone estrogen trong cơ thể cũng bị thay đổi dễ dẫn đến rối loạn trao đổi chuyển hóa chất béo và gây ra nguy cơ lão hóa buồng trứng.

- Nguyên nhân chủ quan: Một số những tác nhân như nạo phá thai, nhiễm trùng đường sinh sản, kích trứng quá kích, sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện hay giảm câm quá mức. Tất cả đều là những yếu tố làm suy giảm chức năng buồng trứng khiến buồng trứng lão hóa sớm và teo.

Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị tích cực nào có thể cải thiện khả năng sinh sản của những người bị teo buồng trứng. Hầu hết, phụ rơi vào tình trạng này sẽ phải áp dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh ống nghiệm (IVF) nếu muốn có em bé. Ngoài ra, người bị teo buồng trứng cũng có thể được bác sĩ chỉ định bổ sung estrogen và nhiều hormon khác mà buồng trứng không tạo ra được. Phương pháp này giúp bệnh nhân giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và duy trì khối lượng xương.

Bạn đã đi khám và được bác sĩ hướng dẫn, chỉ định dùng thuốc thì bạn nên thực hiện theo, đi khám lại đúng hẹn để bác sĩ có hướng điều trị thích hợp nhất cho bạn.

Chúc vợ chồng bạn sớm có tin vui!

Theo Afamily.vn

Trao đổi về thụ tinh trong ống nghiệm ở bệnh viện Từ Dũ (TPHCM)

(Webtretho) Là bệnh viện phụ sản hàng đầu cả nước, bệnh viện Từ Dũ (TPHCM) cũng là đơn vị tiên phong trong việc nghiên cứu và áp dụng thành công phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. 

>> Cùng trao đổi về kinh nghiệm thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm tại bệnh viện Từ Dũ.

Kinh nghiệm chuyển phôi đông lạnh

(Webtretho) Phôi được dự trữ đông lạnh từ lần thụ tinh trong ống nghiệm trước đó sau khi được rã đông và làm ấm đến nhiệt độ cơ thể sẽ được cấy vào tử cung người mẹ để đem lại khả năng thụ thai cho cặp đôi đang điều trị hiếm muộn.

>> Tìm hiểu thêm về kỹ thuật chuyển phôi đông lạnh, thủ tục và các xét nghiệm trước khi tiến hành.

Gần 50 triệu cặp vợ chồng vô sinh trên thế giới

Nghiên cứu mới được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố cho thấy có sự thay đổi về tỷ lệ vô sinh trên thế giới trong vòng 20 năm qua. Theo đó, tỷ lệ vô sinh thứ phát tăng, trong khi tỷ lệ vô sinh nguyên phát giảm, theo Healthday.

Trong cuộc nghiên cứu này, các nhà khoa học đã thống kê số liệu ở 277 cuộc điều tra quốc gia để đánh giá mức độ vô sinh tại 190 nước giữa năm 1990 và 2010.

vosinh500
Vô sinh thứ phát tăng trong 20 năm qua – Ảnh: Shutterstock

Kết quả cho thấy, số lượng các cặp vợ chồng vô sinh sau 5 năm cố gắng có con ở hai mốc thời gian 1990 và 2010 là như nhau, khoảng 48,5 triệu cặp vợ chồng trên toàn thế giới.

Trong năm 2010, có 1,9% phụ nữ ở độ tuổi 20 muốn có con nhưng không thể có con (vô sinh nguyên phát), 10,5% phụ nữ đã có con nhưng không thể có con lần nữa (vô sinh thứ phát).

Trưởng nhóm nghiên cứu Gretchen Stevens thuộc WHO và các cộng sự cho biết, số lượng các cặp vợ chồng vô sinh trong năm 1990 và 2010 là tương tự nhau, chỉ khác nhau ở tỷ lệ vô sinh thứ phát và vô sinh nguyên phát. Theo đó, vô sinh nguyên phát giảm 0,1%, còn vô sinh thứ phát tăng 0,4% trong vòng 20 năm qua.

Nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí PLoS Medicine.

(Theo Thanhnien)

Đừng từ bỏ niềm hy vọng khi muộn con

Hạnh phúc trong hôn nhân có thể sẽ không tròn trịa nếu như không gian sống của các cặp vợ chồng thiếu vắng tiếng cười nói bi bô của trẻ thơ. Hiếm muộn – vô sinh là nỗi bất hạnh không chỉ của vợ chồng mà còn là nỗi buồn của gia đình hai bên, tuy vậy đừng bỏ cuộc hay vội từ bỏ quyền được làm cha mẹ của chính mình.

Giữ vững niềm tin ai cũng có quyền làm cha mẹ

Tại Việt Nam, theo báo cáo của Hội nghị Hiếm muộn toàn quốc lần 2 (8/2011) do Bộ Y tế và Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em tổ chức, tỉ lệ hiếm muộn ở độ tuổi sinh sản chiếm gần 10%. Trong đó, theo Bộ Y tế, tỷ lệ hiếm muộn vì lý do sức khỏe ở nữ giới chiếm 51%, ở nam giới chiếm 33% và ở cả hai chiếm 8%. Tỷ lệ này thật sự báo động về tình trạng sức khoẻ sinh sản ở cả hai giới và cần nhận được sự quan tâm từ phía các cơ quan y tế. Khi bị hiếm muộn dù là do phụ nữ hay đàn ông thì đa phần vợ chồng dễ rơi vào trạng thái buồn chán, khủng hoảng tâm lý, nặng nề hơn là trầm cảm trong cuộc sống hôn nhân. Tiếng cười trẻ thơ, giọng nói bi bô của con luôn là niềm hạnh phúc giản dị mà hiếm cặp vợ chồng nào không khao khát. Vì con trẻ giúp gắn kết hôn nhân bằng cả yêu thương lẫn trách nhiệm. Do vậy, đừng bao giờ từ bỏ niềm hy vọng làm cha mẹ khi bạn chưa có được may mắn này.

Ảnh được cung cấp bởi BVQT Hạnh phúc

Đừng quá lo lắng khi muộn con – Hãy tích cực chữa trị

Với mong muốn thắp thêm hy vọng và giúp đỡ các cặp vợ chồng hiếm muộn có cơ hội trải nghiệm niềm vui làm cha mẹ, trung tâm (TT) Hỗ trợ Sinh sản (IVF) tại bệnh viện (BV) quốc tế Hạnh Phúc ra đời nhằm tư vấn và đưa ra những phương pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp nhất với từng khách hàng. Thạc sỹ, bác sỹ Yeong Cheng Toh đến từ Singapore – Giám đốc Y khoa tại TT Hỗ trợ Sinh sản (IVF) BV quốc tế Hạnh Phúc – cho biết, ông hy vọng những kinh nghiệm về điều trị hiếm muộn mà ông đã tích lũy được từ thời gian làm việc tại Anh, Australia và Singapore sẽ giúp ích cho khách hàng Việt Nam. Chia sẻ thêm về trường hợp một nữ bệnh nhân điều trị hiếm muộn hơn 1 năm tại trung tâm, ông cho biết không thể quên được gương mặt đầy nước mắt nhưng chan hòa hạnh phúc của cô khi biết tin việc thụ tinh trong ống nghiệm của vợ chồng cô đã thành công. Nữ bệnh nhân này bị chứng tử cung nhi hoá sau hơn 5 năm bị vô kinh, trong khi người chồng lại có tinh trùng quá yếu. Cả hai đã từng nghĩ suốt cuộc đời này không có cơ hội làm cha mẹ thật sự. Tuy nhiên, hai vợ chồng đã không ngừng hy vọng khi tìm đến BV quốc tế Hạnh Phúc và sau 3 lần thụ thai bằng phôi tươi lẫn phôi đông, cuối cùng niềm hy vọng của họ cũng đã được đáp trả xứng đáng.

Hiếm muộn được xem là một tình trạng bệnh lý cần được điều trị đúng và điều trị sớm. Do đó, khi hai vợ chồng có dấu hiệu hiếm muộn thì điều đầu tiên cả hai nên làm ngay lập tức là tìm đến các trung tâm chuyên khoa hiếm muộn để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Những con số “ươm mầm hy vọng” tại BVQT Hạnh Phúc

Tính đến tháng 10/2012, sau 12 tháng đi vào hoạt động:

  • 250 Ca hỗ trợ sinh sản đã được điều trị tại TT Hỗ trợ Sinh sản (IVF), bệnh viện Quốc Tế Hạnh Phúc.
  • Trong đó: 100 Ca thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, với tỷ lệ thành công 45%…

 

Phụ nữ sinh con giảm nguy cơ chết sớm

 

Các nhà khoa học Đan Mạch vừa phát hiện những phụ nữ không có con sẽ có nguy cơ chết sớm bốn lần so với phụ nữ có con, theo tin tức từ The Telegraph.

Còn đàn ông có con sẽ giảm được nguy cơ chết sớm 50%. Ngoài ra, nguy cơ này cũng được giảm đối với những cặp vợ chồng nhận con nuôi.

Để đưa ra những kết luận trên, các nhà nghiên cứu tại Đại học Aarhus (Đan Mạch) theo dõi hơn 21.000 cặp vợ chồng điều trị thụ tinh trong ống nghiệm, trong thời gian 1994-2005.

Trong thời gian đó, có 15.210 trẻ chào đời và 1.564 trẻ được nhận làm con nuôi, đồng thời có 96 phụ nữ và 200 đàn ông qua đời.


Phụ nữ sinh con giảm nguy cơ chết sớm – Ảnh: Reuters

Giới nghiên cứu phát hiện không có sự khác biệt về tình trạng bệnh tâm thần ở những cặp vợ chồng có con hay không có con.

Tuy nhiên, họ phát hiện tỷ lệ chết sớm từ các bệnh tuần hoàn, ung thư và tai nạn ở những phụ nữ không con cao gấp bốn lần so với những phụ nữ sinh con và nguy cơ này lại giảm 50% ở những phụ nữ nhận con nuôi.

Nghiên cứu mới được đăng trên chuyên san Journal of Epidemiology and Community Health.

(Theo Thanhnien)

 

Vận động giúp tăng khả năng thụ tinh trong ống nghiệm

 Những phụ nữ có lối sống tích cực trong năm muốn thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) có khả năng thụ thai cao hơn.

Kết luận trên được đưa ra sau khi các nhà nghiên cứu tại Đại học Bắc Carolina (Mỹ) theo dõi lối sống của 87 phụ nữ trong năm trước khi họ nhận điều trị IVF, theo báo Daily Mail.


Vận động giúp phụ nữ muốn thụ thai bằng IVF đạt kết quả cao - Ảnh: AFP

Các nhà khoa học phát hiện những phụ nữ làm việc nhà, đi bộ hoặc có những hình thức vận động nhẹ khác thì khả năng thụ thai bằng IVF cao hơn ba lần so với những người gần như cả ngày chỉ ngồi.

Người dẫn đầu nghiên cứu Kathryn Calhoun lý giải rằng vận động giúp ngăn chặn cơ thể sản sinh quá nhiều insulin, vốn được cho là có hại đối với quá trình phát triển của trứng.

Kết quả nghiên cứu mới được trình bày tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Y học sinh sản Mỹ diễn ra từ ngày 20 - 24.10 tại thành phố San Diego thuộc bang California.

(Theo Thanhnien)

Phụ nữ có nguy có bị ung thư nếu thụ tinh trong ống nghiệm

Phụ nữ trẻ có nguy cơ cao đối với căn bệnh ung thư vú bởi vì họ sẽ tiếp xúc với nồng độ cao của lưu lượng estrogen trong khi tiến hành điều trị thụ tinh trong ống nghiệm.

Theo các nhà khoa học Úc thì việc tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm ở độ tuổi còn quá trẻ sẽ khiến cho phụ nữ mắc phải nguy cơ cao đối với căn bệnh ung thư vú.

Cụ thể là với những phụ nữ bắt đầu sử dụng thuốc kích thích sinh sản và sử dụng biện pháp thụ tinh trong ống nghiệm ở độ tuổi khoảng 24 sẽ có 56% nguy cơ phát triển thành căn bệnh ung thư vú so với những phụ nữ ở cùng nhóm tuổi không sử dụng phương pháp này.

Trong khi đó với những phụ nữ bắt đầu tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm ở độ tuổi 40 thì không cho thấy có nguy cơ trên.

Kết quả được đăng tải trên tờ tạp chí Fertility and Sterility này dựa trên  một cuộc nghiên cứu được tiến hành trên 21.000 phụ nữ có độ tuổi từ 20- 40 đang tiến hành điều trị sinh sản tại các bệnh viện phía Tây nước Úc từ năm 1983- 2002.

Louise Stewart- tác giả của công trình nghiên cứu đến từ ĐH Western Australia cho biết: phụ nữ trẻ có nguy cơ cao đối với căn bệnh ung thư vú bởi vì họ sẽ tiếp xúc với nồng độ cao của lưu lượng estrogen trong khi tiến hành điều trị thụ tinh trong ống nghiệm.

Trong suốt 16 năm dõi theo cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học ghi nhận rằng: chỉ có khoảng 1.7% trong tổng số 13.644 phụ nữ chỉ sử dụng thuốc kích thích sinh sản mà không tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm đã phát triển thành căn bệnh ung thư vú.

Trong khi đó với những phụ nữ ở độ tuổi khoảng 24 tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm thì có đến thì nguy cơ ung thư vú tăng cao đến gần 1.5 lần.

Linda Giudice- thuộc American Society of Reproductive Medicine cho biết: “khả năng phát triển thành căn bệnh ung thư vú gắn liền với việc tiếp xúc estrogen, và thời gian tiếp xúc càng lâu thì nguy cơ ung thư vú sẽ càng cao”.

Tuy nhiên, ông cũng giải thích thêm: “Phụ nữ cũng cần nên lưu tâm tới việc sinh đứa con đầu lòng quá muộn- thì cho dù có thụ tinh trong ống nghiệm hay không, cũng sẽ gắn liền với nguy cơ tăng cao của căn bệnh ung thư vú”.

(Theo VTC)

Thụ tinh trong ống nghiệm trẻ dễ bị dị tật

 Một nghiên cứu mới cho thấy trẻ sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm dễ bị dị tật hơn trẻ được sinh tự nhiên, theo Reuters.

Theo thống kê tại Trường đại học Y Nanjing (Trung Quốc), cứ 100 trẻ sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) thì có 4 trẻ bị dị tật.

 
Ảnh minh họa – Ảnh: Shutterstock

Thụ tinh trong ống nghiệm được y học áp dụng trong hơn 3 thập niên qua là phương pháp cho trứng và tinh trùng gặp nhau bên ngoài cơ thể.

Sau khi thụ tinh, phôi được nuôi phát triển trong một thời gian ngắn, sau đó được chuyển vào tử cung.

Tuy nhiên, bác sĩ Zhibin Hu cho biết: “Vẫn còn quá sớm để tìm ra cách giảm thiểu rủi ro này vì chúng tôi chưa xác định được lý do tại sao phương pháp thụ tinh ống nghiệm lại khiến trẻ có nguy cơ bị dị tật cao hơn.

BACSI.com (Theo Thanhnien)