Lưu trữ cho từ khóa: thời gian biểu

Những thắng cảnh bí ẩn nhất thế giới

Đó là những địa danh được các nhà khoa học dành nhiều thời gian nghiên cứu, phân tích từ lâu. Thế nhưng nguồn gốc và sự thật về chúng vẫn là một ẩn số cho đến tận hôm nay.

1. Thành phố cổ Cahokia (Illinois, Hoa Kỳ)


Đồi mộ cổ Cahokia - Ảnh: meredith.edu

Là thành phố cổ xưa của người da đỏ, Cahokia nổi tiếng nhờ những ngôi mộ cổ. Theo các nhà khảo cổ học, thành phố được xây dựng vào năm 650 sau Công nguyên, cấu trúc phức tạp của thành phố đã phần nào nói lên được trình độ phát triển của xã hội lúc bấy giờ.

Trước khám phá của Columbus, đây là nơi sinh sống của khoảng 40.000 người, là thành phố đông dân cư nhất của Bắc Mỹ tại thời điểm đó.

Cahokia là thành phố nhiều tầng lớp, được tạo dựng từ những bậc thềm. Theo đó, những người hiểu biết và giới tăng lữ sống ở những bậc cao nhất, còn dân thường trú ngụ ở những bậc thấp hơn.

Địa điểm nổi tiếng nhất của thành phố là 109 gò mộ, cao tầm 50m, dành cho những vị hiền triết và người tư tế cuối cùng của thành phố. Vào thời điểm khai quật mộ, người ta tìm thấy nhiều cổ vật, trong đó có lịch cổ, đánh dấu những ngày điểm chí (đông chí, hạ chí) và điểm phân (xuân phân, thu phân).

Cho đến nay vẫn chưa xác minh được bộ tộc nào đã xây dựng nên thành phố Cahokia và vì lý do gì họ lại rời bỏ thành phố. Không ít nhà khoa học so sánh đây với cuộc di cư bí ẩn của bộ tộc Maya (Mexico).

2. Di chỉ khảo cổ Newgrange (Ireland)


Hình ảnh về di chỉ khảo cổ Newgrange - Ảnh: zazzle.com

Nhờ có Newgrange, Ireland có thể tự hào là đất nước có công trình megalithic cổ xưa nhất còn giữ được đến ngày nay. Newgrange được xây dựng vào năm 3200 trước công nguyên, "già" hơn cả Stonehenge ở Anh và kim tự tháp Giza ở Ai Cập.

Xung quanh di chỉ này có những luồng ý kiến khác nhau. Có giả thiết cho rằng Newgrange là một hầm mộ bởi hình thức phong phú của sự chạm khắc trên đá, đặc biệt những hình tròn xoắn ốc, các biểu tượng cùng một chủ đề trong nghệ thuật hầm mộ và ba hốc đá bí mật chứa những "bồn tắm" bằng đá. Một hành lang dài 19m dẫn đến một căn phòng mai táng, bộ khung là những cột đá monolit thẳng đứng nặng 20-40 tấn.

Cảnh tượng thật chẳng khác gì Stonehenge! Bởi thế đông đảo nhà khảo cổ học cho rằng Newgrange là một cái đền cổ chứ không phải là mộ động. Điều đáng nói, những tảng đá lớn mài nhẵn được xếp đặt với độ chính xác hết sức lạ lùng. Công việc này được thực hiện như thế nào vẫn còn trong vòng bí mật.

Lối vào Newgrange hướng chính xác đến chỗ mặt trời mọc vào ngày đông chí. Lúc đó, một đường ánh sáng chiếu qua ô cửa sổ nằm ngay trên lối vào, tỏa sáng hết sức ấn tượng. Từ ngày 19-12 đến 23-12, ánh sáng mặt trời chiếu vào bên trong căn phòng và tỏa sáng rực rỡ chỉ trong khoảng 17 phút.

Thật ra, được nhìn thấy cảnh tượng hiếm hoi đó chẳng khác gì trúng số độc đắc. Năm 2010 có đến 27.000 người tham gia nhưng chỉ có 50 người được chọn tham quan Newgrange vào thời điểm đông chí!

Vào những thời điểm khác, Newgrange mở cửa như thường lệ, cho nên bất kỳ du khách nào cũng có thể đến đây, tận mắt chiêm ngưỡng công trình cổ nhất trên Trái đất.

3. Đài tưởng niệm Yonaguni (Nhật Bản)


Thợ lặn thám hiểm đài tưởng niệm Yonaguni bí ẩn - Ảnh: zazzle.com

Là một thành hệ đá dưới nước nằm ở điểm cực nam của đảo Yonaguni, có lẽ đài tưởng niệm Yonaguni là địa danh bí ẩn nhất trên đất nước mặt trời mọc. Nơi này có cấu tạo bậc giống như các bậc cầu thang với bề mặt bằng phẳng và các góc rõ ràng. Đó là công trình nhân tạo hay là sản phẩm của tự nhiên? Cho đến giờ đây vẫn là đề tài tranh cãi quyết liệt giữa các nhà khoa học.

Địa danh này được biết đến vào năm 1986, khi giám đốc liên hiệp du lịch đảo Yonaguni tìm kiếm chỗ quan sát cá mập đầu búa. Các thợ lặn đã tìm thấy "cổ vật" với những khối đá đồ sộ, những bậc thang và sân bãi nằm yên lặng dưới lòng đại dương sâu thẳm và những vật dụng cổ được làm bằng tay… Tất cả như được thiết kế bởi bàn tay của thợ điêu khắc khổng lồ.

Cũng có ý kiến  cho rằng đây chỉ là vết tích của những trận động đất khủng khiếp từ xa xưa… Mặc cho các nhà khoa học tranh luận và những bí ẩn vẫn chưa có lời giải, đông đảo khách du lịch, đặc biệt là các thợ lặn, vẫn tìm đến nơi này.

4. Stonehenge (Anh)



Các nhà khảo cổ cho rằng các cột đá này được dựng lên từ khoảng 2.500-2.000 trước Công nguyên dù các vòng đất xung quanh được xây dựng sớm hơn, khoảng 3.100 năm trước Công nguyên - Ảnh: Wikipedia

Nổi tiếng nhất trong danh sách này có lẽ là kỳ quan thế giới Stonehenge. Mặc dù các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu, nhưng cho đến nay người ta vẫn chưa thống nhất được nguồn gốc lịch sử và ý nghĩa của Stonehenge.

Nổi bật những quan điểm cho rằng Stonehenge là mộ địa cổ hoặc là đài quan sát thiên văn, là nơi thờ cúng của những người tư tế Anh. Tuy nhiên, chúng đều không được công nhận chính thức. Cho đến nay, vẫn chưa xác định được bằng cách nào những cư dân cổ nước Anh đặt những phiến đá nặng hàng tấn thành một hệ thống như vậy.

5. Bức tranh khổng lồ của nền văn hóa Nazca (Peru)



Những hình vẽ trên hoang mạc Nazca - Ảnh: buzzle.com

"Đau đầu" nhất phải kể đến những hình vẽ khổng lồ trên hoang mạc Nazca, phía nam Peru. Được biết đến qua ghi chép của nhà sử học Pedro Cieza de Leon từ thế kỷ 16, nhưng mãi đến năm 1939 công chúng mới được tận mắt chứng kiến đầy đủ các hình vẽ chụp từ trên  máy bay của hai nhà khảo cổ học Paul Kosok và Maria Reiche.

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khảo cổ học, những hình vẽ khổng lồ này được tạo ra trong suốt thời kỳ tồn tại nền văn hóa Nazca từ giữa năm 200 trước Công nguyên tới năm 600. Chúng được tạo dựng bằng cách đào bỏ lớp đá cuội ôxít sắt phủ trên bề mặt sa mạc Nazca. Khi đá sỏi bị đào đi, đất có màu sáng dưới những đường rãnh đó tương phản với vùng bên cạnh.

Khả năng nhìn thấy toàn bộ những hình vẽ này chỉ có thể từ không trung. Chính điều này làm nảy sinh nhiều nghi vấn và giả thiết, đôi khi khá khác thường. Có người khẳng định người ta tạo ra những hình vẽ kia để "trò chuyện" với các vị thần; số khác lại cho những hình vẽ đó là những đường bay hạ cánh và là dấu hiệu chỉ dẫn dành cho tàu của người ngoài hành tinh. Luồng ý kiến thứ ba khẳng định cư dân Nazca cổ từ xa xưa đã biết cách xây dựng những thiết bị biết bay…

Bài toán lịch sử cho đến nay vẫn chưa có lời giải chính xác duy nhất.

"Vườn hình học" trên hoang mạc Nazca được gìn giữ cho đến tận hôm nay, chứa đựng những bí mật của nền văn hóa đã lùi vào dĩ vãng. Vì thế, dù hành trình đến với Peru và chi phí một chuyến bay trên cao nguyên Nazca không hề rẻ, rất nhiều người đã không ngần ngại rút hầu bao để có thể nhìn thấy di sản thế giới này.

6. Đảo Phục Sinh (Chile)


Moai Ahu Tongariki, khôi phục trong thập niên 1990 - Ảnh: Wikipedia

Đảo Phục Sinh, hay còn gọi là Rapa Nui, là hòn đảo duy nhất trên Thái Bình Dương, nơi xuất hiện hệ thống chữ viết riêng - rongorongo. Mặc dù cư dân cổ trên đảo ghi chép bằng các ký tự tượng hình, cho đến nay vẫn chưa một ai có thể giải mã được các văn tự đó.

Rapa Nui được hình thành từ các núi lửa, vì thế "đặc sản" của hòn đảo này chính là những bức tượng to lớn được tạc từ tro núi lửa cô đặc, được gọi là "moai". Theo truyền thuyết dân gian, trong mỗi bức tượng moai chứa đựng sức mạnh kỳ diệu của tổ tiên - mana.

Đảo Phục Sinh trên thực tế sống dựa vào khách du lịch. Giá cả sinh hoạt, ăn uống ở đây khá cao. Điều này không liên quan đến việc "chặt chém" của người dân bản địa, mà liên quan đến hàng hóa đắt đỏ, bởi lẽ phần lớn chúng đều là hàng nhập khẩu. Đảo không lớn nên khách du lịch có thể tham quan các danh lam thắng cảnh bằng xe đạp hoặc đi bộ. Bạn cũng có thể thuê ngựa nếu muốn.
Moai Ranoraraku - Ảnh: Wikipedia
Không phải ngẫu nhiên đảo Phục Sinh được biết đến là một trong những hòn đảo cô lập nhất thế giới. Trên đảo chỉ có một sân bay và một bến cảng, vì thế muốn đến đây, một lời khuyên dành cho bạn là hãy theo dõi kỹ thời gian biểu của máy bay và tàu thủy, "tự thân vận động" lên kế hoạch cho chuyến đi của mình.

Meo.vn (Theo TT)

“Chuyện ấy” – sáng hay tối ngọt ngào hơn?

Về lý thuyết, thời gian kinh điển để quan hệ tình dục là ban đêm.

Nhưng theo các chuyên gia sức khỏe thì ban đêm chính là thời điểm chúng ta kiệt sức nhất sau một ngày làm việc, trong đầu chúng ta chỉ có một mong muốn đích thực - ngủ và ngủ.

Thời điểm lý tưởng nhất để làm "chuyện ấy" là khi các Adam tỉnh giấc sớm theo bản năng và gửi tặng Eva của họ một "tiệc yêu" bất ngờ.

Ban đêm, cả hai người trong cuộc đều mệt mỏi và thèm giấc ngủ như nhau. Người phụ nữ ngoài giờ đi làm họ phải lo nội trợ, con cái, dọn dẹp cho đến phút chót của buổi tối, còn đàn ông chịu áp lực trụ cột và dư âm công việc trong khoảng thời gian không thể định trước, thế mà đến một giờ nhất định họ cùng phải chung vai gánh vác nghĩa vụ tình dục.

Theo một nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học Mỹ thì việc chúng ta khoe hào hứng thực sự với tình dục mọi buổi tối là nói dối. Đây cũng là một lý do khiến nhiều cặp đôi trong hôn nhân trở nên lười biếng, trốn tránh nhiệm vụ. Lâu dần, người ta không thích nhau nữa cũng là một lẽ thường tình. Trong không ít trường hợp, ngoại tình cũng là một cách trốn “tình dục buổi tối” để tìm đến “tình dục ban ngày”.

Theo lời khuyên của chuyên gia tình dục, nhiều cặp đôi đã thay đổi thời gian biểu tình yêu, họ đi ngủ sớm, để chuông báo thức sớm hơn một chút và kết quả thật mãn nguyện - sinh lực yêu buổi sáng tràn đầy.

Tuy nhiên, việc chúng ta phải dậy theo chuông là một việc không dễ chịu, có một chút trái tự nhiên. Lý tưởng nhất là khi các Adam tỉnh giấc sớm theo bản năng và gửi tặng Eva của họ một tiệc yêu bất ngờ. Yêu buổi sáng - đẹp và có thể thay thế một tách cà phê liều mạnh, cả hai người sẽ mang vẻ sảng khoái kèm nụ cười bí ẩn trong suốt cả ngày.

Có rất nhiều người đã thử và có thêm một phát hiện. Cơn hưng phấn buổi sáng “đe dọa” sẽ ập đến tiếp tục vào ngay buổi tối hôm đó. Vậy hormone tình yêu của buổi sáng đã đè bẹp cơn mệt mỏi của cả ngày, buổi tối đến chúng ta lại bắt đầu như mới.

Yêu buổi sáng có nhược điểm không? Có đấy nhưng mà cũng như không, đặc biệt là các Adam. Trước tiên, bạn chưa kịp có thời gian vệ sinh răng miệng. Thứ hai, nếu tiệc yêu kéo dài bạn có thể mất bữa sáng thịnh soạn. Bạn có thể mua một chiếc bánh mỳ kẹp dọc đường và thưởng thức nó tại văn phòng.

Thứ ba, trong lúc tinh thần sảng khoái bạn sẽ thỏa hiệp với Eva một điều kiện nào đó (về một món quà chẳng hạn) và sau đó vì giữ lời hứa mà bạn phải chịu hao hụt tài khoản.

Tuy nhiên, cả ba thiệt thòi trên là một lệ phí rất nhỏ cho niềm vui tinh thần.

Meo.vn (Theo alobacsi)

Mười lối sống có hại đối với nam giới

“Bận, bận, bận đến “bạc cả đầu”” và kết quả là lối sống của họ cũng quay cuồng trong sự bận rộn không dứt đó. Vậy điều này ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe? Kết quả điều tra 932 nam giới sau đây sẽ chỉ ra điều đó.

1. Ít luyện tập thể thao


Trong 932 người tham gia phỏng vấn, chỉ có 96 người tập luyện thể thao vào một thời gian cố định, còn 68% “hầu như không luyện tập”. Đây chính là thủ phạm dẫn tới hiện tượng mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, từ đó dẫn tới các chứng bệnh liên quan tới mạch máu não và béo phì ở nam giới.

2. “Sợ” không đi khám bác sỹ

Điều tra chỉ rõ, gần một nửa nam giới vì “bận” nên khi bị bệnh không đi khám bác sỹ mà tự “kê đơn” mua thuốc. Có 1/3 nam giới cho rằng đó chỉ là “bệnh vặt vãnh” không đáng phải để tâm. Rất nhiều bệnh do bị “kéo dài” thời gian, làm lỡ mất thời cơ trị liệu tốt nhất, thậm chí còn thành bệnh “lớn” do bị tác dụng giảm bệnh “bên ngoài” của thuốc “che đậy”.

3. Không chủ động kiểm tra sức khoẻ

Trong 932 người, có 219 người chưa bao giờ kiểm tra sức khoẻ.

4. Không ăn sáng

Cùng với tiết tấu cuộc sống hiện đại tăng nhanh, ăn một bữa sáng “thịnh soạn” có đầy đủ chất dinh dưỡng đã trở thành một “việc xa xỉ” của nam giới.

Trong những người “bị” điều tra thì chỉ có 218 người là ăn sáng đều đặn và đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng, còn lại đa phần là không ăn sáng hoặc là cho vào bụng những thứ linh tinh để không bị đói là được.

5. Ít giao lưu với người thân

Có hơn 41% nam giới là “dân” văn phòng rất ít giao lưu với người thân, thậm chí nếu có người thân chủ động quan tâm thì cũng có 32% nam giới có thái độ “đối phó”, kết quả là áp lực tinh thần của nam giới ngày một tăng thêm.

6. Thường xuyên ở trong phòng “điều hoà”

Khi đi làm, có khoảng 70% nam giới ngoài thời gian phải đi ra ngoài vì công việc, còn lại toàn ngồi liền tù tì trong phòng “điều hoà” làm việc, khả năng điều tiết và kháng bệnh trong cơ thể người “ở trong phòng ấm” sẽ bị suy yếu.

7. Chỉ ngồi một chỗ

Trong số những người bị điều tra thì có 542 người có thói quen làm việc là khi ngồi vào máy tính thường không “dễ” đứng dậy, đương nhiên ngoài thời gian đi vệ sinh ra.

Ngồi quá lâu sẽ không có lợi cho tuần hoàn máu, dễ gây ra ngưng trệ trao đổi chất cũ mới và các bệnh về huyết quản tim. Thời gian ngồi lâu cố định ở một tư thế cũng là nguyên nhân gây ra bệnh đau lưng, đau cột sống.

8. “Ôm” lấy máy tính

31% nam giới dùng máy tính quá 8 tiếng mỗi ngày. Sử dụng quá nhiều hoặc quá “dựa” vào máy tính, ngoài tia bức xạ máy tính có hại cho cơ thể ra, còn gây ra các bệnh về mắt, cột sống và thần kinh.

9. Ngủ không đủ

Nam giới làm việc ở văn phòng có tới 60% ngủ không đủ 8 tiếng và 70% thường xuyên mất ngủ.

10. Một ngày 3 bữa không quy luật

Có 1/3 nam giới không đảm bảo được thời gian biểu và dinh dưỡng của 3 bữa ăn hàng ngày. Điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của nam giới.

Meo.vn (Theo Đàn ông)

Mẹ ơi, con nhớ mẹ nhiều!

Ngày nay, nhiều ông bố bà mẹ không có thời gian chăm sóc cho gia đình. Hơn ai hết, con trẻ của chúng ta thiệt thòi nhất khi thiếu đi bàn tay chăm bẵm của cha mẹ.

Bận rộn với quyết toán tài chính cuối năm, mấy tuần nay hôm nào chị Bích (Đống Đa) cũng rời nhà từ sáng sớm, và về nhà lúc nửa đêm. Việc nhà chị phó mặc cho cô giúp việc, đưa đón bé Tôm thì đành nhờ ông xã. Chị bị cuốn vào một mớ các con số hết thu lại chi, hết đầu vào lại đầu ra, hoa hết cả mặt mũi chân tay. Rã rời sau một ngày mệt nhoài, chị lê bước về nhà, không quên ghé vào cửa hàng đại lý đầu ngõ mua cho con hộp sữa. Vừa rón rén bước lên cầu thang, chị giật mình vì bé Tôm đang ngồi thu lu một góc mặt buồn rười rượi, chị vội chạy lên, ôm con vào lòng: “Sao con chưa đi ngủ? Con ngồi đây làm gì?”. Bé Tôm òa lên khóc, hai dòng nước mắt lăn dài: “Mẹ ơi, con đợi mẹ về, con nhớ mẹ lắm rồi!”. Bỗng dưng, chị Bích thấy sống mũi mình cay cay


Ảnh: Inmagine

Làm quản lý một chuỗi cửa hàng thời trang, chị Lan (Cầu Giấy) cũng quay cuồng với việc nhập hàng, xuất hàng, quản lý nhân viên. Mùa đông vừa tràn về, cũng là dịp công việc của chị ngập đầu với những mẫu mã quần áo mới, quản lý và tìm địa điểm mở thêm cửa hàng, rồi cả việc tính toán hàng hóa cho dịp tết sắp tới. Việc chăm sóc con chị cũng không còn sự lựa chọn nào khác là nhờ ông bà hai bên nội ngoại, sáng đưa vội con sang gửi, chỉ kịp dặn dò vài câu là chị lại ba chân bốn cẳng theo công theo việc. Đang ngồi ăn vội suất cơm để đầu giờ chiều họp nhân viên, chị nghe tiếng chuông điện thoại reo, như mọi lần, giọng bé Chip lanh lảnh: “Mẹ ơi, sao mẹ đi nhiều thế, mẹ về với con đi, con yêu mẹ lắm, con thích mẹ ru con ngủ cơ! Huhu…”. Chị Lan buông đũa, ngồi bần thần, cảm giác có lỗi với con ùa dâng lên khiến mắt chị rưng rưng.

Trong nhịp sống hối hả ngày nay, những ông bố bà mẹ ngày càng bận rộn, và thời gian chăm sóc cho gia đình và con cái cũng bị ảnh hưởng sâu sắc. Hơn ai hết, con trẻ của chúng ta thiệt thòi nhất khi thiếu đi bàn tay chăm bẵm của cha mẹ. Cảm giác cô đơn, nhớ nhung như của bé Tôm và bé Chip trên đây có lẽ nhiều lần khiến các bậc phụ huynh phải suy nghĩ. Vì vậy, việc cân bằng giữa thời gian cho công việc và thời gian cho con, đặc biệt là những đứa trẻ ở tuổi nhà trẻ mẫu giáo là một việc vô cùng quan trọng.


Ảnh: Inmagine

Việc bố mẹ cần làm là:

- Dù bận rộn đến đâu, bạn hãy sắp xếp một chút thời gian biểu trong ngày để nói chuyện hoặc chơi đùa với con, để bé có thể gần bố mẹ, và cảm nhận được tình yêu thương của gia đình. Hơn nữa, bé sẽ cảm giác được an toàn khi trong không gian sống của bé có sự hiện hữu của cha mẹ.

- Chú trọng đến thực đơn từng bữa ăn cho con bằng cách dặn dò tỉ mỉ người giúp việc hay người thân để đảm bảo sức khỏe và sự trưởng thành của con.

- Hãy nói cho bé biết lý do vì sao bố mẹ cần làm việc chăm chỉ. Khi bé biết rõ lý do bé sẽ khỏa lấp cảm giác nhớ nhung bằng niềm tự hào vì bố mẹ làm việc là để cho bé có cuộc sống tốt hơn.

Meo.vn (Theo Socola)

3 nguyên tắc vàng dạy con thông minh

Tuân theo 3 nguyên tắc dưới đây, con bạn sẽ thành công ở trường học và hơn thế nữa.

Nhà thần kinh học Mark Fenske giải thích rằng những bộ não mạnh mẽ đến từ những cơ thể khỏe mạnh. Hãy theo những quy tắc vàng dưới đây để bảo đảm rằng con bạn sẽ thành công ở trường học và hơn thế nữa.

1. Cho con ăn thức ăn lành mạnh
Bộ não của trẻ em vẫn đang phát triển. Acid béo Omega-3, Omega-6 và chất chống oxy hóa là rất quan trọng đối với sức khỏe và “bảo dưỡng” các tế bào thần kinh, khớp thần kinh và thùy não đang phát triển của bé. Một lượng đáng kể các chất này trong cá, trứng, các loại hạt, trái cây, quả họ berries, rau… trong chế độ dinh dưỡng của con sẽ vừa nuôi dưỡng cơ thể vừa nuôi dưỡng cho trí não của con.

Giới hạn kẹo bánh, đồ ngọt tiêu thụ mỗi ngày sẽ giúp kiểm soát việc lượng đường trong máu lên xuống đột ngột thường khiến trẻ phân tâm và hành xử thất thường, cũng góp phần giúp điều chỉnh hành vi của bé.


Con có thể thành công nhờ những nguyên tắc rất đơn giản! (Ảnh: Inmagine)

2. Hãy bảo đảm con có giấc ngủ ngon

Trong khi cơ thể con đang ngủ thì bộ não vẫn hoạt động tích cực để xử lý những thông tin nhận được trong ngày và chuyển vào bộ nhớ. Những đứa trẻ không được ngủ đủ giấc hoặc giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn được chứng minh là thường gặp khó khăn hơn trong việc tiếp thu những gì học được ở trường. Giúp con bình tĩnh, thoải mái vào buổi tối và đi ngủ đúng giờ giấc hợp lý sẽ giúp bé nhiều trong việc thể hiện được hết khả năng ở trường.

3. Thêm thể dục vào thời gian biểu của con

Bài tập Toán? Xong. Bài làm văn? Xong. Nhảy dây? Ừm… Theo nghiên cứu được công bố mới đây, những phần của não bộ trẻ em có liên quan đến trí nhớ và chức năng nhận thức ở những đứa trẻ năng động hơn thường lớn hơn. Những nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng những đứa trẻ tham gia hoạt động thể chất tăng cường cũng được cải thiện các kỹ năng đọc hiểu, đánh vần và làm toán hơn. Nói cách khác, nếu bạn muốn con mình dễ ghi nhớ được những gì đã học, tập trung hơn vào bài học và công việc của mình, có kết quả học tập tốt hơn, hãy bảo đảm lịch vận động thân thể của con nữa!

Meo.vn (Theo Eva)

Khi trẻ mắc ADHD

Thực hiện theo những gợi ý sau từ Viện Sức khỏe tâm thần Mỹ, cha mẹ của trẻ mắc hội chứng thiếu tập trung và hiếu động thái quá (ADHD) có thể giúp con mình thành công ở nhà và ở trường.

1. Giữ các vật dụng hằng ngày của trẻ - chẳng hạn như quần áo, đồ chơi, ba lô được gọn gàng, ngăn nắp

2. Lên thời gian biểu cho bài tập về nhà cố định mỗi ngày, duy trì thói quen ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ giấc

3. Khuyến khích trẻ ghi lại tất cả các bài tập và mang về nhà tất cả các loại sách cần thiết

4. Khen thưởng khi trẻ cư xử tốt; 5. Đề ra các quy tắc nhất quán và rõ ràng.

 

Meo.vn (Theo TNO)

3 quy tắc vàng giúp con thành công

(Webtretho) Nhà thần kinh học Mark Fenske giải thích rằng những bộ não mạnh mẽ đến từ những cơ thể khỏe mạnh. Hãy theo những quy tắc vàng dưới đây để bảo đảm rằng con bạn sẽ thành công ở trường học và hơn thế nữa.

1. Cho con ăn thức ăn lành mạnh

Bộ não của trẻ em vẫn đang phát triển. Acid béo Omega-3, Omega-6 và chất chống oxy hóa là rất quan trọng đối với sức khỏe và “bảo dưỡng” các tế bào thần kinh, khớp thần kinh và thùy não đang phát triển của bé. Một lượng đáng kể các chất này trong cá, trứng, các loại hạt, trái cây, quả họ berries, rau… trong chế độ dinh dưỡng của con sẽ vừa nuôi dưỡng cơ thể vừa nuôi dưỡng cho trí não của con.

Giới hạn kẹo bánh, đồ ngọt tiêu thụ mỗi ngày sẽ giúp kiểm soát việc lượng đường trong máu lên xuống đột ngột thường khiến trẻ phân tâm và hành xử thất thường, cũng góp phần giúp điều chỉnh hành vi của bé.

Mời xem thêm: 10 siêu thực phẩm cho con

webtretho_giúp con học tốt

Con có thể thành công nhờ những nguyên tắc rất đơn giản! (Ảnh: Inmagine)

2. Hãy bảo đảm con có giấc ngủ ngon

Trong khi cơ thể con đang ngủ thì bộ não vẫn hoạt động tích cực để xử lý những thông tin nhận được trong ngày và chuyển vào bộ nhớ. Những đứa trẻ không được ngủ đủ giấc hoặc giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn được chứng minh là thường gặp khó khăn hơn trong việc tiếp thu những gì học được ở trường. Giúp con bình tĩnh, thoải mái vào buổi tối và đi ngủ đúng giờ giấc hợp lý sẽ giúp bé nhiều trong việc thể hiện được hết khả năng ở trường.

Mời xem thêm: Các cách tập cho con tự giác ngủ ngoan

3. Thêm thể dục vào thời gian biểu của con

Bài tập Toán? Xong. Bài làm văn? Xong. Nhảy dây? Ừm… Theo nghiên cứu được công bố mới đây, những phần của não bộ trẻ em có liên quan đến trí nhớ và chức năng nhận thức ở những đứa trẻ năng động hơn thường lớn hơn. Những nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng những đứa trẻ tham gia hoạt động thể chất tăng cường cũng được cải thiện các kỹ năng đọc hiểu, đánh vần và làm toán hơn. Nói cách khác, nếu bạn muốn con mình dễ ghi nhớ được những gì đã học, tập trung hơn vào bài học và công việc của mình, có kết quả học tập tốt hơn, hãy bảo đảm lịch vận động thân thể của con nữa!

Tuy nhiên, cũng phải nói rằng không phải đứa trẻ nào cũng là vận động viên bẩm sinh, và đặc biệt trong thời đại ngày nay, không phải đứa trẻ nào cũng có đủ thời gian và động lực để vận động. Trong trường hợp đó, bố mẹ hãy thật linh động và tâm lý để tìm ra cách tốt nhất mà không quá thúc ép gây phản tác dụng.

Mời xem thêm: Khi bé không thích thể thao

Cách theo dõi thai máy

Những tín hiệu chính là kênh giao tiếp từ thai nhi để bạn nhận biết sinh linh bé bỏng đang phát triển khỏe mạnh. Có những lúc thai cử động như gợn sóng nhẹ nhưng cũng có lúc rất mạnh làm bạn đau thốn ở bụng, nhưng bạn rất vui và yên tâm. Tuy nhiên, nếu một lúc nào đó bạn chờ mãi không thấy dấu hiệu thai máy, phải làm sao?

Khi thai ngày càng lớn, bạn thường xuyên cảm nhận thai máy với những cú đạp, hích của bé vào thành bụng. Đây là lúc dấu hiệu cho biết thai nhi đang phát triển khỏe mạnh. Những cú hích, đạp của bé vào thành bụng làm bạn bật cười và tự hỏi siêu quậy nhí đang tung hoành kiểu gì ở trong đấy.

Những tín hiệu chính là kênh giao tiếp từ thai nhi để bạn nhận biết sinh linh bé bỏng đang phát triển khỏe mạnh. Có những lúc thai cử động như gợn sóng nhẹ nhưng cũng có lúc rất mạnh làm bạn đau thốn ở bụng, nhưng bạn rất vui và yên tâm. Tuy nhiên, nếu một lúc nào đó bạn chờ mãi không thấy dấu hiệu thai máy, phải làm sao?

Dấu hiệu không nên xem thường

Thông thường, thai nhi bắt đầu cử động từ tuần thứ bảy hoặc tám, nhưng bạn chỉ có thể cảm nhận được thai máy từ tuần thứ 16 ± 22 trở đi.

Thai máy là những cử động gần giống như nhịp gõ vào thành bụng hay cảm giác lúng búng trong bụng. Bạn có thể cảm nhận cử động thai giống như cảm giác cánh bướm đập hay bắp rang đang bung. Những tín hiệu đó sẽ trở nên rõ ràng hơn khi bạn ngồi hoặc nằm im. Phụ nữ có thể trạng gầy có thể cảm nhận thai máy sớm và thường xuyên hơn người dư cân.

Khi thai từ 30 ± 38 tuần, cử động thai sẽ đạt đến đỉnh cao, trong một ngày đêm có thể hơn 130 lần.

Nếu thai máy yếu hoặc không máy như bình thường, bạn cần đến bác sỹ ngay vì đó là dấu hiệu báo động sức khỏe thai nhi đang nguy cấp. Những mối nguy bao gồm thai bị thiểu ối, thiếu ô-xy hay vấn đề về nhau thai.

Khi người mẹ nhận thấy thai không máy cùng các triệu chứng như nôn mửa, căng vú cũng giảm đi, xuất huyết âm đạo hay những cơn co thắt tử cung, bạn cần phải gặp ngay bác sỹ sản phụ khoa hay siêu âm để đánh giá hoạt động của tim thai.

Nếu thai không máy là dấu hiệu nguy cơ thai chết lưu. Nguy cơ này là rất lớn nếu mẹ hút thuốc (gây tăng nguy cơ ngưng cung cấp chất dinh dưỡng qua nhau thai đến 50%), uống rượu, mẹ bị tiền sản giật, tiền căn thai chết lưu trong thai kỳ trước, thai quá ngày, song thai cùng ối, tăng huyết áp trong thai kỳ, sa dây rốn... Để phòng tránh, thai phụ nên khám thai đều đặn, đặc biệt sau 36 tuần phải theo dõi mỗi tuần.

Đối với những thai kỳ có nguy cơ cao như thai chậm phát triển trong tử cung, cao huyết áp trong thai kỳ, tiền sản giật, song thai, thai quá ngày, người mẹ cần được theo dõi sức khỏe chặt chẽ. Tuy nhiên, đã có trường hợp thai phụ đến ngày khám thai định kỳ, thậm chí đến lúc vào sinh theo ngày dự sinh, mới phát hiện thai đã chết lưu. Vì thế, người mẹ nên để ý đếm cử động thai.

Cách theo dỗi thai máy

Trong khoảng thời gian đầu của ba tháng giữa thai kỳ, có thể bạn thấy thai máy không thường xuyên, có ngày máy nhiều, có ngày máy ít. Bạn cũng không nên quá lo lắng nếu bạn có cảm giác khác bạn bè, hay người thân có bầu cùng giai đoạn, bởi mỗi em bé có thời gian biểu và cách vận động riêng. Lý do là những cử động đó chưa đủ mạnh để bạn có cảm giác.

Vào khoảng tuần thứ 28 trở đi, cử động thai sẽ mạnh hơn và thường xuyên hơn. Từ lúc này, bạn nên đếm cử động thai. Cách tốt nhất là bạn hãy giành một giờ mỗi ngày đếm (giờ mà bạn thường cảm thấy thai máy nhiều nhất).

Thai nhi khỏe mạnh thường có hơn 4 lần cử động trong một giờ. Nếu thai chỉ có 3 cử động trong một giờ, người mẹ nên đếm thêm một giờ nữa vì thai nhi có thể ngủ. Trong giờ kế tiếp đó, thai vẫn cử động 3 lần hay ít hơn, bạn nên đến gặp bác sỹ. Bạn sẽ được chỉ định siêu âm, đo tim thai và đếm cử động thai Non stress test (NST) để đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi. Dựa trên kết quả kiểm tra và thăm khám, bác sỹ sẽ có chỉ định tiếp theo dành cho bạn.

 

Meo.vn (Theo Bacsitructuyen)

Thời gian biểu mẫu cho bé từ 1-2 tháng tuổi – Phần cuối

(Webtretho) Thời gian biểu của bé là một điều hoàn toàn cá nhân, nó cũng giống như việc gia đình bạn có nếp sinh hoạt khác với những gia đình khác vậy. Bạn sẽ học được cách đọc tín hiệu của bé để từ đó thiết lập các khuôn mẫu thời gian ăn, ngủ và chơi sao cho phù hợp với nhu cầu của bé nhất cũng như với nếp sinh hoạt của gia đình bạn.

Các mẫu thời gian biểu tham khảo cho bé 1-2 tháng tuổi:

  1. Mẫu 4 - Hai bé sinh đôi 7 tuần tuổi bú mẹ.
  2. Mẫu 5 - Bé 10 tuần tuổi bú sữa mẹ vắt ra bình.
  3. Mẫu 6 - Bé 7 tuần tuổi bú sữa công thức
  4. Mẫu 7 - Bé 2 tháng tuổi vừa bú mẹ vừa bú sữa mẹ vắt ra bình

>> Chăm con theo thời gian biểu

>> Thời gian biểu mẫu cho bé từ 1-2 tháng tuổi

Mẫu 4: Hai bé sinh đôi 7 tuần tuổi bú mẹ.

Loại thời gian biểu: Kết hợp (bố mẹ áp đặt & theo nhu cầu của bé).

“Thời gian thức dậy của hai bé khoảng giữa 5-7 giờ sáng, phụ thuộc vào thời gian các bé đi ngủ vào tối hôm trước.

Các bé ăn mỗi 1,5-2 giờ, hoặc khi bé đòi ăn. Các bé ăn trong khoảng 10-20 phút và bú xen kẽ hai vú mỗi lần ăn. Tốt nhất là tôi cho cả 2 bé ăn cùng lúc vì như vậy tôi sẽ đỡ mất thời gian hơn. Nếu một trong hai bé không dậy ăn, tôi sẽ đánh thức bé đây.

Cặp sinh đôi của tôi sinh non tháng, nên đến giờ các bé vẫn ngủ khá nhiều. Hai bé ngủ ngắn 3-4 lần mỗi ngày và mỗi lần ngủ khoảng 1-2 giờ. Khi thức, hai bé được cho nằm sấp để tập cơ cổ, tôi hát cho các bé nghe, chúng tôi đi dạo, hoặc tôi cho các bé sang nhà hàng xóm chơi.

Mẹ con tôi không thực sự có thói quen cụ thể vào giờ đi ngủ. Khi bé ăn xong cữ cuối cho buổi tối – thường vào lúc 10-11 giờ tối – tôi cho các bé đi ngủ sau đi đã thay tã và quấn bọc bé cẩn thận, sau đó tôi ngủ cạnh cũi để tiện chăm sóc bé. Thỉnh thoảng các bé sẽ ngủ thẳng giấc đến 5 giờ sáng, hoặc sẽ thức dậy vào khoảng 2 giờ 30 – 3 giờ sáng.

Làm mẹ của một cặp song sinh không có gì là to tát nhưng đó là cả một phước lành và tôi sẽ không đánh đổi để lấy bất kỳ điều gì trên đời.”

Ảnh: Gettyimages

Mẫu 5: Bé 10 tuần tuổi bú sữa mẹ vắt ra bình.

Loại thời gian biểu: Kết hợp (bố mẹ áp đặt & theo nhu cầu của bé).

“Tôi thức dậy lúc 6 giờ sáng để vắt sữa, sau đó cố gắng ngủ trở lại một chút nếu kịp, còn bé thường dậy khoảng 7 giờ sáng và cần ăn. Tôi cho bé ăn theo nhu cầu, nên khi bé đói, tôi đưa bình cho bé và để bé ăn đến khi bé bắt đầu chơi với bình sữa hoặc nhè sữa ra. Bé thường bú khoảng 180ml sữa mỗi lần. Bé từ chối bú sữa công thức, vậy nên tôi cho bé bú bình nhưng hoàn toàn là 100% sữa mẹ.

Giờ ngủ ngày vào khoảng giữa 8-9 giờ sáng. Bé sẽ ngủ trong cũi khoảng từ 20 phút đến 1 giờ. Sau khi ngủ ngắn buổi sáng, hai mẹ con chơi với nhau, tôi thường đặt bé lên đùi (đầu bé ở gần đầu gối còn chân chống lên bụng mẹ). Tôi hát, hươ hươ tay bé, nói chuyện với bé và bắt chước nét mặt cũng như tiếng ê a của bé. Bé bú một bình nữa và tôi vắt sữa tiếp. Đôi khi tôi cho bé đi tắm luôn, hoặc đợi đến sau khi bé ngủ giấc chiều dậy.

Khoảng 1 giờ chiều, bé ăn một cữ nữa và tôi lại vắt sữa, sau đó tôi cố gắng cho bé đi ngủ. Không phải lúc nào cũng thành công, nhưng khi bé ngủ lại được, bé sẽ ngủ trong khoảng 45 phút cho đến 1 giờ 30 phút. Giấc ngủ này thường đến trong khi bé được đu đưa trong nôi, nhưng thỉnh thoảng bé ngủ trong cũi của mình. Cũng có khi bé không chịu ngủ, kể cả khi khó có thể mở được mắt lên.

Nếu bé cáu gắt và không chịu ngủ, tôi sẽ cho bé đi dạo, thường thì việc này luôn khiến bé dễ ngủ hơn. Khoảng 4 giờ chiều, tôi cho bé ăn và vắt sữa lần nữa. Nếu hai mẹ con không đi dạo sớm hơn, đây là lúc cho việc đó. Nếu không, hai mẹ con sẽ vừa chơi rúc rích với nhau vừa xem ti-vi.

Bé thường sẽ ngủ lại vào chiều muộn, hầu như luôn ở trong nôi. Bé sẽ không ngủ khi nằm trong cũi, nhưng thỉnh thoảng lại ngủ trong xe đẩy.

Khi bé thức dậy, tôi cho bé đi tắm nếu trước đó bé không tắm vào buổi sáng. Sau khi tắm, hai mẹ con chơi thêm một chút nữa và tôi mặc đồ ngủ cho bé khi bé đã ăn xong, tôi có thể đặt bé vào giường và cho bé ăn trong khoảng 7 giờ 30 đến 8 giờ tối, và cho bé đi ngủ trong khoảng từ 8-9 giờ tối. Tôi cho bé vào phòng của bé khi đã tắt đèn, cho bé ngậm vú giả và đu đưa nhè nhẹ trên ghế đu khoảng 5 phút đến khi bé bắt đầu gà gật. Tôi đặt bé vào cũi trong tình trạng thiu thiu nhưng vẫn còn thức, đóng cửa và để yên cho bé tự ngủ. Bé ngủ trong khoảng 6 giờ, tôi sẽ vắt sữa lần nữa vào lúc 9 giờ tối và nửa đêm, sau đó tôi đi ngủ.

Ảnh: Inmagine

Bé thường tỉnh giấc vào khoảng 2 hay 3 giờ sáng để thay tã và bú đêm, sau đó ngủ trở lại suốt đêm. Chồng tôi thường thức dậy với bé để tôi có thể nghỉ ngơi. Sau đó cả nhà chúng tôi thức dậy và lập lại chu trình trên cho một ngày mới.”

Mẫu 6: Bé 7 tuần tuổi bú sữa công thức

Loại thời gian biểu: Phụ huynh áp đặt thời gian biểu.

“6 giờ: Bé bú 180ml sữa công thức và ngủ lại.

8 giờ 30 sáng: Giờ chơi buổi sáng của hai mẹ con. Tôi ôm ấp nựng nịu bé, cùng xem ti-vi, cùng chơi, trò chuyện và hát cho bé trong khi theo dõi chương trình yêu thích trên ti-vi.

Ảnh: Gettyimages

10 giờ sáng: Bé bú khoảng 140 ml sữa công thức.

10 giờ 15 – 12 giở 30 trưa: Hai mẹ con lại chơi với nhau. Bé nằm chơi đồ chơi treo cho trẻ sơ sinh hoặc đồ chơi khi nằm sấp. Bé đã có thể cầm đồ chơi khi tôi đặt vào tay bé.

12 giờ 30 – 1 giờ 30 chiều: Giờ ngủ trưa.

2 giờ chiều: Bé bú 140ml sữa công thức.

Sau khi ăn xong, bé nằm đu đưa trong nôi, mải mê nhìn đám đồ chơi treo nôi hoặc xem ti-vi, sau đó thiếp đi một giấc ngắn.

4 giờ chiều: Giờ cau có của bé bắt đầu. Bé sẽ cáu gắt trong khoảng vài giờ tiếp theo.

6 giờ chiều: Bé bú 140ml sữa nữa và vẫn cáu kỉnh cho đến khi lại ngủ thiếp đi .

7 giờ 30 tối: Giờ chơi với bố.

8 giờ 45 tối: Giờ tắm và chuẩn bị đi ngủ. Tôi sẽ mát-xa cho bé với kem oải hương và mặc đồ ngủ cho bé. Bé trở nên rất vui vẻ và cười khanh khách khi tôi làm những việc này và hát hò trò chuyện với bé. Sau đó, mẹ con có một khoảng thời gian yên tĩnh bên nhau. Tôi vặn nhỏ đèn và nói rất khẽ. Tôi làm mọi thứ để bé cảm thấy được xoa dịu. Hai mẹ con cùng nghe hát ru. Khoảng thời gian này thực sự đặc biệt với tôi.

9 giờ 30 tối: Bé bú 180ml sữa nữa rồi đi ngủ. Tôi đứng cạnh cũi bế bé một lúc trước khi đặt con xuống cũi, bật đèn ngủ, hôn bé và rời khỏi phòng. Bé sẽ ngủ trong ít phút nữa và ngủ thẳng đến 6 giờ sáng.”

Mẫu 7: Bé 2 tháng tuổi vừa bú mẹ vừa bú sữa mẹ vắt ra bình

Loại thời gian biểu: Kết hợp (bố mẹ áp đặt & theo nhu cầu của bé).

“Thiên thần nhỏ của tôi thức dậy vào khoảng 6 giờ 30 sáng, nhưng tôi chỉ cho bé ngậm ti giả và bé sẽ nằm nghỉ đến 7 giờ. Tôi thực sự không muốn bé dậy trước 7 giờ.

Bé bú 7 lần trong suốt cả ngày và đêm vào những khung giờ sau: 7 giờ sáng, 10 giờ sáng, 1 giờ chiều, 4 giờ chiều, 7 giờ tối, 10 giờ tối và lúc nào bé thức dậy giữa đêm – thường vào khoảng 3 – 4 giờ sáng. Bé bú khoảng 10 phút trên mỗi vú mẹ, hoặc bú từ 90-120ml sữa nếu mẹ vắt ra bình.

Ảnh: Gettyimages

Bé luôn ngủ rất ngoan vào buổi sáng trong khoảng từ 8-11 giờ sáng. Tôi cố cho bé bú, sau đó là chơi, và tiếp nữa là đảm bảo nếp ngủ. Bé thường rất buồn ngủ và cáu gắt khoảng 1 giờ sau khi ăn xong và ngủ thiếp đi trong khoảng nửa giờ đển 1 giờ trước khi bú cữ tiếp theo.

Giữa thời gian bú và ngủ, hai mẹ con làm một số việc với nhau. Bé bắt đầu với đồ chơi treo trên ghế nhún. Tôi bế bé và hát cho bé nghe. Bé rất thích “trò chuyện”, nhưng bé mới chỉ nói được u oa. Bé thích được bế đứng và “bước đi” trên bụng mẹ. Bé cũng thích ra ngoài chơi.

Sau cữ bú lúc 7 giờ tối, tôi cho bé đi tắm và mát-xa cho bé với kem dưỡng. Hai mẹ con đọc truyện, sau đó tôi đặt bé vào giường. Đây cũng là lúc bé bắt đầu nhặng xị. Bé thường sẽ thiu thiu ngủ trong khoảng 8 – 8 giờ 30. Tôi sẽ đánh thức bé dậy lúc 10 giờ tối để thay tã và cho bé ăn. Bé luôn ngủ lại một mạch tầm 5 - 6 giờ mà không khóc quấy gì cả cho đến cữ bú lúc 3 – 4 giờ sáng. Thật tuyệt vì mọi thứ đều đâu ra đó.”

Nếu gia đình bạn đã áp dụng thành công thời gian biểu sinh hoạt cho bé nhà mình, đừng ngần ngại chia sẻ với Webtretho qua địa chỉ [email protected] bạn nhé! Chúng tôi sẽ giúp bạn chia sẻ thời gian biểu của mình đến hàng trăm ngàn bà mẹ khác.

Đón xem:

>> Thời gian biểu mẫu cho bé từ 3-4 tháng tuổi

<!]]>

Thời gian biểu mẫu cho bé từ 1-2 tháng tuổi – Phần 1

(Webtretho) Thời gian biểu của bé là một điều hoàn toàn cá nhân, nó cũng giống như việc gia đình bạn có nếp sinh hoạt khác với những gia đình khác vậy. Bạn sẽ học được cách đọc tín hiệu của bé để từ đó thiết lập các khuôn mẫu thời gian ăn, ngủ và chơi sao cho phù hợp với nhu cầu của bé nhất cũng như với nếp sinh hoạt của gia đình bạn.

>> Chăm con theo thời gian biểu

Dù mỗi nhà mỗi kiểu nhưng việc tham khảo các thời gian biểu mẫu đã được các gia đình có con cùng độ tuổi áp dụng cũng sẽ giúp các bố mẹ trẻ rất nhiều để tự tin hơn khi tạo thời gian biểu riêng cho bé của mình.

Và khi đã lập được thời gian biểu riêng của mình, đừng ngần ngại chia sẻ với Webtretho qua địa chỉ [email protected] bạn nhé! Chúng tôi sẽ giúp bạn chia sẻ thời gian biểu của mình đến hàng trăm ngàn bà mẹ khác.

Các mẫu thời gian biểu tham khảo cho bé 1-2 tháng tuổi:

  1. Mẫu 1 - Bé 2 tháng tuổi bú bình và một bé lớn 2 tuổi.
  2. Mẫu 2 - Bé 5 tuần tuổi bú mẹ & một bé lớn.
  3. Mẫu 3 - Bé 2 tháng tuổi bú sữa công thức

Nhu cầu cơ bản của bé trong độ tuổi 1-2 tháng tuổi

Khi tạo thời gian biểu cho bé, hãy luôn nhớ rằng các bé ở đội tuổi 1-2 tháng tuổi có những như cầu cơ bản như sau:

  • Ăn 350-700ml sữa mẹ hoặc sữa công thức trong mỗi 24 giờ, mức này có thể cao đến 1l sữa / ngày.
  • Ngủ khoảng 15.5 giờ mỗi 24 giờ - bao gồm cả ngủ đêm và ngủ ngắn ban ngày. Bé thường ngủ 3 giấc ngắn trong ngày (sáng, trưa và chiều tối).
  • Thời gian chơi giúp bé phát triển các cơ quan trọng, học kỹ năng mới và giao tiếp với bạn. Hãy đọc truyện hoặc trò chuyện với con, massage hoặc tắm bé, hoặc đẩy bé ra ngoài đi dạo.


Mẫu 1: Bé 2 tháng tuổi bú bình và một bé lớn 2 tuổi.

Loại thời gian biểu: Kết hợp (bố mẹ áp đặt & theo nhu cầu của bé).

“5 giờ sáng: Bú sớm 120-180ml sữa công thức. Bé thường sẽ ngủ lại sau khi bú xong bình sữa này và tôi (mẹ) cũng có thể ngủ thêm.

8-9 giờ sáng: Bé thức dậy và bú một bình sữa nữa dung tích như trên.

Ảnh: Gettyimages

9-12 giờ trưa: Giờ chơi. Tôi cố gắng dành càng nhiều thời gian chơi với bé lớn càng tốt. Bé lớn vừa qua giai đoạn em bé sẽ chưa hiểu được và thông cảm khi mẹ chăm sóc bé nhỏ vì vậy việc chia sẻ sự quan tâm chăm sóc cho cả 2 bé là rất quan trọng nhưng khá khó khăn.

12 giờ 30 trưa: Tôi ăn trưa cùng với con gái lớn. Bé nhỏ bú thêm bình sữa nữa và ngủ trưa. Bé lớn cũng sẽ ngủ trưa sau bữa ăn trưa.

4 giờ chiều: Thêm một bình sữa nữa cho bé nhỏ.

4 giờ 30 chiều: Giờ chơi. Sau khi bé lớn ngủ trưa dậy, tôi đưa cả 2 bé ra ngoài chơi khoảng 1 giờ trước bữa tối. Bố bọn trẻ sẽ về nhà vào khoảng thời gian này và cũng sẽ chơi với con trong khi tôi dọn sơ nhà cửa và dọn chén đĩa cho bữa tối.

6-7 giờ tối: Ăn tối.

7-8 giờ tối: Bé nhỏ bú thêm một bình sữa nữa và ngủ. Bé lớn xem ti-vi hoặc chơi trong phòng của bé.

8-9 giờ: Giờ tắm và cho bé lớn đi ngủ.

12 giờ đêm: Bé nhỏ bú thêm 1 bình nữa và sau đó cả bé và tôi đều đi ngủ.

3 giờ sáng: Bé nhỏ bú thêm một cữ đêm.”

Mẫu 2: Bé 5 tuần tuổi bú mẹ & một bé lớn.

Ảnh: Gettyimages

Loại thời gian biểu: Theo nhu cầu của bé.

“Mỗi ngày của mẹ con tôi diễn ra theo cách tự nhiên nhất. Bé bú khi nào mà bé thấy đói. Tôi không biết bé sẽ bú bao nhiêu ở mỗi cữ, chỉ đơn giản là cho bé bú đến lúc nào bé còn muốn bú mà thôi.

Bé ngủ ngắn nhiều lần trong suốt cả ngày (hầu hết trong khi tôi đang bế bé, tôi biết điều này là không tốt, nhưng mỗi khi tôi đặt bé xuống thì bé lại thức giấc), và tôi sẽ đặt bé xuống cũi để ngủ khi bé trông có vẻ mệt, vào khoảng 8-11 giờ tối.

Bé thường thức dậy để ăn 2 lần trong đêm và sau đó ngủ đến 8 giờ sáng để ăn một cữ nữa rồi ngủ trở lại khoảng đôi ba giờ nữa.

Tôi không thích theo một thời gian biểu cố định, nó thật sự rất chán. Trong ngày, tôi thường hỏi bé lớn của mình rằng bé muốn làm gì hoặc bé muốn đi đâu. Và chúng tôi sẽ đi với bé nhỏ được địu trước bụng mẹ (vì bé không thích xe đẩy). Tôi không quan tâm lắm đến giờ giấc, tôi cho con tôi ăn khi chúng đói. Điều duy nhất tôi theo là giờ ngủ của bé lớn vào lúc 8 giờ tối. Bố bọn trẻ sẽ bế em bé để tôi có thời gian riêng với bé lớn cho “thủ tục” cuối ngày của bé: thay đồ ngủ, đánh răng, kể chuyện, hôn bé để bé chìm vào giấc ngủ. Tôi biết rõ là cuộc sống sẽ khó khăn khi bọn trẻ đi học, nhưng lúc này nếp sinh hoạt thoái mái như vậy phù hợp với chúng tôi.”

Mẫu 3: Bé 2 tháng tuổi bú sữa công thức

Loại thời gian biểu: Kết hợp (bố mẹ áp đặt & theo nhu cầu của bé).

7:30 – 8 giờ sáng: Ngủ dậy.

8 giờ sáng: Bé bú từ 180-230ml sữa công thức.

9 giờ: Bé buồn ngủ và ngủ đến trưa tầm 1 giờ chiều.

1 giờ chiều: Bé bú từ 180-230ml sữa công thức.

Hai mẹ con chơi với bộ đồ chơi em bé của bé. Tôi đi quanh nhà chỉ cho con cách gọi những đồ vật, hát, ngồi ngoài cửa chơi hoặc đi mua sắm. Bé rất thích nằm trên bàn thay tã khi chúng tôi “trò chuyện”. Tôi cũng đọc sách cho bé, nhưng bé thường bắt đầu lo ra sau 1-2 trang sách.

4 giờ chiều: Bé bú từ 180-230ml sữa công thức.

Sau giấc ngủ dài đầu ngày, bé sẽ chỉ ngủ thêm 1-2 giấc ngắn tầm 15 phút. Chúng tôi “vật lộn” với nhau vào khoảng 5 giờ chiều. Đây là lúc bé bắt đầu trở nên nhặng xị nếu không được ngủ vào buổi trưa.

Giờ tắm bắt đầu lúc 7 giờ tối hoặc có thể sớm hơn một chút nếu bé nhặng xị quá. Bé được tắm mỗi tối vì bé thực sự thấy thư giãn trong nước. Sau khi tắm, tôi mát-xa cho bé với kem em bé và hát những bài hát trẻ con hoặc chơi trò  gọi tên các bộ phận trên cơ thể.

Ảnh: Gettyimages

7 giờ 30 – 8 giờ tối: Bé bú thêm một bình nữa dung tích như trên. Sau bình sữa này, tôi chơi với bé một lúc rồi đặt bé vào cũi khi bé vẫn còn đang thức, trò chuyện với bé và nói cho bé nghe rằng mẹ yêu bé thế nào, cho bé chơi với gấu bông phát nhạc, sau đó bé sẽ tự bi bô với mình một chút trước khi ngủ.

Chúng tôi đang gần đạt được mục tiêu cho bé ngủ suốt đêm. Gần đây, tôi cố gắng không cho bé ăn và chỉ đưa cho bé núm vú giả - và nó có hiệu quả! Khoảng một tuần này, bé chỉ được dỗ dành để ngủ lại mà thôi. Tất cả những gì tôi cho bé là núm vú giả và lúc lắc chú gấu bông phát nhạc và thế là bé ngủ trở lại."

>> Phần 2 - Thời gian biểu mẫu cho bé 1-2 tháng tuổi

<!]]>