Lưu trữ cho từ khóa: thoái hoá khớp

Cải thiện bệnh thoái hóa khớp bằng thực đơn hàng ngày

Thoái hóa khớp (THK) là một bệnh khớp thường gặp ở người cao tuổi (khoảng 80% cụ trên 70 tuổi). Người bệnh thường có các triệu chứng đau khớp, hạn chế vận động hay sưng khớp, biến dạng khớp. Những người có dị dạng khớp, thừa cân béo phì, chấn thương khớp, khi trẻ lao động nặng thì đến tuổi trung niên hoặc về già cũng dễ mắc bệnh. Vậy làm thế nào để có được chế độ ăn uống phù hợp để dự phòng và giảm nhẹ căn bệnh THK?

Thực phẩm từ động vật

Người THK có thể ăn thịt lợn, thịt gia cầm (gà, vịt), tôm, cua, đặc biệt là nên ăn cá nước lạnh như cá hồi, cá ngừ vì chúng chứa nhiều acid béo omega-3. Nhiều người quan niệm “ăn gì bổ nấy”, do vậy, để phòng ngừa thoái hóa khớp, họ thường ăn những món ăn nấu từ xương ống hoặc sườn. Về mặt khoa học, nước hầm từ xương ống hay sụn sườn bò và bê có chứa nhiều glucosamin và chondroitin là những hợp chất tự nhiên trong sụn, có tác dụng giúp sụn chắc khỏe. Ngoài ra, các món ăn nấu từ xương ống hoặc sườn còn có thể bổ sung nguồn canxi quí báu cho cơ thể. Việc ăn các món ăn từ tôm, cá hầm cả xương cũng giúp bổ sung canxi. Những người cao tuổi nếu có điều kiện thì nên sử dụng những “dược liệu” tự nhiên này.

thoaihoakhop1

Quá trình của thoái hóa khớp.

Thực phẩm từ thực vật

Người THK nên ăn đầy đủ các loại ngũ cốc. Ngoài ra, đậu nành, rau xanh, hạt mầm có đặc tính chống bệnh tật, tăng cường hệ miễn dịch, kháng ôxy hóa. Tăng cường ăn đu đủ, dứa, chanh, bưởi vì các loại trái này là nguồn cung ứng men kháng viêm và sinh tố C, hai hoạt chất có tác dụng kháng viêm. Đặc biệt hiện nay, người ta đã phát hiện được tác dụng chữa THK của quả bơ kết hợp với đậu nành.

Nghiên cứu cho thấy các chất trong trái bơ hay đậu nành có thể kích thích tế bào sụn sinh trưởng collagen, một thành phần protein chủ yếu của gân, sụn và xương. Trong một nghiên cứu, những người bị THK gối hay khớp háng được cho uống trái bơ hay đậu nành trong vòng 6 tháng thấy giảm các triệu chứng của THK và không phát hiện thấy tác dụng phụ gì cả. Một số gia vị như ớt, hạt tiêu, gừng, lá lốt đều có tác dụng chống viêm, giảm đau đối với bệnh THK. Thậm chí, người ta còn phân tách được từ ớt hoạt chất capsain có thể bôi chữa sưng đau khớp thoái hóa.

Có nhiều loại nấm rất có ích cho sức khỏe người cao tuổi. Các món ăn chế từ nấm như canh nấm đông cô, lẩu nấm, nấm hương xào thập cẩm rất được ưa chuộng. Không chỉ là món ăn ngon, các loại nấm còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch… là các bệnh thường hay kèm theo người cao tuổi. Mộc nhĩ có tác dụng hạ huyết áp, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch. Nó còn chứa một loại polysaccharid có khả năng tăng cường miễn dịch trong cơ thể để chống chất phóng xạ và ức chế khối u. Nấm hương được mệnh danh là “vua của các loại nấm” còn có tác dụng chống viêm, chữa cơ thể suy nhược, chứng chân tay tê bại.

thoaihoakhop2

Súp lơ, cà rốt, ớt đỏ giàu vitamin K và C giúp xương chắc khỏe.

Y học hiện đại coi nấm hương như một nguồn bổ sung đáng kể lượng vitamin D2 để phòng và chống bệnh còi xương, trị chứng thiếu máu. Đó là do chất ergosterol có trong nấm hương, dưới tác dụng của tia cực tím trong ánh nắng mặt trời sẽ chuyển thành vitamin này. Nấm hương, mộc nhĩ kết hợp với súp lơ xanh, cà rốt, ớt đỏ để tạo thành món nấm hương xào thập cẩm, không chỉ ngon mà còn có khả năng phòng bệnh THK. Cà rốt và ớt rất giàu vitamin A và E, hai nhân tố cần thiết để bảo vệ bao khớp và đầu xương. Súp lơ xanh là thực phẩm giàu vitamin K và C, giúp cho xương khớp chắc khỏe.

Có quan điểm cho rằng khi chế biến cà chua phải bỏ hạt vì ăn phải thì dễ bị viêm xương khớp. Trên thực tế không đúng như vậy. Ăn cà chua rất có lợi vì có thể làm bớt đau khớp. Hạt cà chua không những không có hại mà còn có thể thay thế aspirin, có tác dụng giảm đau, chống viêm khớp. Tuy nhiên, quả thật có một số thực phẩm không có lợi cho những người cao tuổi như các chất béo (dầu, mỡ các loại), chất ngọt như kẹo, bánh, đồ uống ngọt.

Về đồ uống, các nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển đã chứng tỏ uống rượu vang có điều độ có thể làm giảm một nửa nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp mạn tính.

PGS.TS.BS. NGUYỄN VĨNH NGỌC (Khoa Khớp – Bệnh viện Bạch Mai)

Theo Suckhoevadoisong.net

Thoái hóa khớp – Căn bệnh nguy hiểm ở mọi lứa tuổi

Thoái hóa khớp đang là một bệnh phổ biến và đang ngày càng “tấn công” vào lớp trẻ, nhất là những người làm công việc văn phòng.

Bệnh có thể làm tổn thương đến các khớp và gây cản trở trong công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Thoái hóa khớp tấn công lớp  trẻ

Chị Hạnh Nga, 32 tuổi, là nhân viên văn phòng cho một công ty chuyên về điện tử. Do tính chất công việc của công ty nên chị thường xuyên làm việc với máy vi tính. Dù mới hơn 30 tuổi nhưng chị thường xuyên mệt mỏi, hay đau cổ, vai gáy và lưng dẫn đến thoái hóa các khớp sớm. Khi đi khám, bác sĩ cho biết chị bị thoái hóa khớp sớm và nguyên nhân chủ yêu là do chị làm việc với máy tính lâu, ngồi sai tư thế, đôi khi ngủ ở ghế hoặc gục lên bàn… Đây là những thói quen xấu khiến nhiều chị em văn phòng dễ có nguy cơ bị thoái hóa các khớp cao. Người bị bệnh thường thoái hóa có biểu hiện đau mỏi vùng cổ, sau lan xuống bả vai, cánh tay.  Nhiều lúc cảm giác đau như kim châm tê tê sau nếu bệnh nặng có thể đau nhói, buốt từng cơn.

Chị Mai Anh, nhân viên ngân hàng, có cũng bị thoái hóa khớp hơn 2 năm nay cho dù chị mới 35 tuổi.  Biểu hiện rõ rệt nhất mà chị gặp phải là hễ thời tiết cứ trở lạnh là chân chị đi lại rất khó khăn. Đặc biệt, những lần đứng lên ngồi xuống là một cực hình với chị. Mặc dù chị có đi khám và uống các loại thuốc về xương khớp nhưng tình trạng bệnh của chị cũng không được cải thiện là mấy.

thoai-hoa-khop-can-benh-nguy-hiem-o-moi-lua-tuoi

Ảnh minh họa

Còn anh Hà chồng chị Hương, một nhân viên tư vấn tài chính, lại thường xuyên bị tê bì các đầu ngón chân, đau buốt, đi lại khó khăn… sau khi ngồi quá lâu. Anh thường phải mất vài phút vận động thì hiện tượng này mới đỡ.

Sau khi tìm hiểu các thông tin chị Hương đã sử dụng nhiều biện pháp như xoa bóp, bôi dầu nóng, dán cao, tập thể dục,… nhưng vẫn không đỡ. Chị đã mua cả thuốc giảm đau dành cho viêm cơ, viêm khớp nhưng cũng chỉ giúp anh chống đỡ trong thời gian ngắn, vài ngày sau bệnh lại tái phát.  Đi khám các bác sĩ cho biết anh bị thoái hóa khớp nặng để quá lâu nên phải điều trị lâu ngày và tốn kém.

Không nên thờ ơ với bệnh thoái hóa khớp

Theo các bác sỹ chuyên khoa Chấn thương – Chỉnh hình Bệnh viện E độ tuổi trung bình của người bị thoái hóa khớp thường là 45- 50 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều người làm công việc văn phòng mới bước vào độ  tuổi  ngoài 30 đã gặp những triệu chứng của căn bệnh này, Vì thoái hóa khớp diễn ra âm thầm bên trong khớp, bào mòn và phá hủy lớp sụn bao phủ đầu xương nên phần lớn các bệnh nhân đều chủ quan về bệnh. Thấy các triệu chứng chỉ thoáng qua, nhiều người quên bẵng luôn. Thời gian đầu, các bệnh nhân có cảm giác các cơn đau thưa thớt, đau rồi lại giảm nhưng lâu dẫn vùng đau lan rộng sang các khớp khác, tuần suất dày hơn.

Có bệnh nhân sụn khớp ngón tay bị thoái hóa, tổn thương nghiêm trọng làm ngón tay biến dạng, có bệnh nhân khớp đã bị hủy hoại nặng, dính khớp dẫn đến tàn phế phải nằm một chỗ hoặc ngồi xe lăn. Những người chờ đến khi bệnh phát triển như các bệnh nhân nói trên mới đến  bệnh viện là không ít. Theo các bác sĩ chuyên khoa nội xương khớp, cứ khoảng 100 bệnh nhân khớp tìm đến bác sĩ thì có đến hơn 50% là ở giai đoạn đã quá đau và không thể chịu đựng được nữa.

thoai-hoa-khop-can-benh-nguy-hiem-o-moi-lua-tuoi

Ảnh minh họa

Đối với những trường hợp người béo phì và ít vận động, sụn khớp không được kích thích để tái tạo nhanh chóng nếu đã mắc căn bệnh này mà không điều trị kịp thời sẽ bị tàn phế suốt đời. Đối với người thừa cân, béo phì cần có biện pháp giảm cân để đỡ sự quá tải cho hệ xương khớp nhất là khớp gối và cột sống.

Hiện nay, có rất nhiều bệnh nhân rất thờ ơ với bệnh để giải quyết triệu chứng đau của bệnh, nhiều người bệnh tự mua thuốc điều trị hoặc điều trị theo cách truyền miệng hay  theo các bài thuốc “gia truyền” không rõ nguồn gốc. Cách điều trị này khiến bệnh ngày càng nặng thêm và gây tổn thương nặng đến các cơ quan khác như dạ dày, thận, tim mạch… của người bệnh.

Chính vì thế để phòng ngừa bênh thoái hóa khớp chúng ta cần tập thể dục đều đặn đi bộ, chạy bộ, rèn luyện sức mạnh của đôi chân, tránh bị thừa cân, tránh những động tác quá mạnh, quá đột ngột, nhất là những động  tác có thể làm lệnh trục khớp và cột sống. Trong ăn uống, cần giảm muốn, đường, mỡ, tăng protid, can xi và vitamin. Điều trị tích cực các bệnh lý của hệ thống xương khớp vì đây là các yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình thoái hóa.

Đối với những người bị bệnh này cần lên kế hoạch chế độ sinh hoạt điều độ, thường xuyên tập thể thao, chế độ ăn cân bằng đầy đủ các chất… Đối với người phải ngồi nhiều như giới văn phòng, cần nghỉ giải lao, thay đổi tư thế thường xuyên sau 1-2 giờ.

Hàng ngày cần có quỹ thời gian để tự  xoa bóp khớp gối đều đặn mỗi ngày hai lần vào sáng và chiều. Những phương pháp châm cứu, xoa bóp, day bấm huyết, nắn chỉnh, chườm thuốc… kết hợp với ăn uống hợp lý, bổ sung collagen type 2 không biến tính, cũng có thể làm giám đau khớp gối, giúp tái tạo lại cầu trúc và làm cho khớp gối vững chắn hơn.

Tuy nhiên, khi đã có các dấu hiệu của thoái hóa khớp, cần đến các cơ sở chuyên khoa để kiểm tra và có biện pháp điều trị phù hợp tránh để hậu quả nặng nề sau này.

Theo Afamily.vn

Nhận diện viêm khớp, thoái hóa khớp và bệnh gút

Viêm khớp dạng thấp, gút, thoái hóa khớp đều có triệu chứng giống nhau là đau khớp, nên nhiều người đã nhầm lẫn trong việc phân biệt giữa các bệnh. Hậu quả là đi khám bệnh trễ, bệnh ngày càng tăng nặng, gây nhiều biến chứng…

Viêm khớp dạng thấp: cứng khớp buổi sáng, đau đối xứng

Đây là bệnh tự miễn, nghĩa là tế bào miễn dịch giúp chống vi khuẩn và dọn dẹp tế bào chết tấn công các mô lành ở khớp. BS Hồ Phạm Thục Lan – Trưởng khoa Cơ xương khớp, BV Nhân dân 115 cho biết, ngoài virus, vi khuẩn, yếu tố di truyền cũng được ghi nhận làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Theo thống kê, cứ 100 người thì có ba người mắc bệnh và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi; cứ bốn người bệnh thì có ba người là nữ, thường gặp ở phụ nữ trung niên.

Biểu hiện chính của bệnh là đau, cứng khớp, làm hạn chế sự vận động của khớp, thường xảy ra vào sáng sớm sau khi ngủ dậy, kéo dài từ một-hai giờ, đôi khi cả ngày. Ngoài ra còn có hiện tượng sưng khớp có tính đối xứng, nghĩa là khớp tay này sưng, khớp tay kia cũng sưng tương tự.

Nhìn chung, bệnh thường gây viêm nhiều khớp một lúc, triệu chứng đau tiến triển dần, thường gặp ở các khớp nhỏ bàn tay (cổ tay, khớp liên đốt gần bàn tay, khớp bàn – ngón tay), phối hợp với các khớp khuỷu, gối, cổ chân. Các khớp ít gặp như: khớp háng, cột sống, khớp vai, khớp ức đòn, nếu có viêm các khớp này cũng thường xảy ra ở giai đoạn muộn. Ngoài ra còn có các biểu hiện toàn thân như mệt mỏi, xanh xao, sốt, gầy sút, ăn không ngon, khô mắt và miệng, nốt cứng mọc bên dưới da bàn tay hoặc khuỷu tay, nhịp thở ngắn lại hoặc đau ngực.

nhan-dien-viem-khop-thoai-hoa-khop-va-benh-gut

Viêm khớp do thoái hóa: đau khi vận động, giảm đau khi nghỉ ngơi

Nguyên nhân do tổn thương phần sụn, đệm giữa hai đầu xương, kèm theo phản ứng viêm tại chỗ và giảm thiểu lượng dịch nhầy giúp bôi trơn ở điểm nối giữa hai đầu xương. Triệu chứng cứng khớp do thoái hóa chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, không quá 15 phút. Vị trí thường gặp là ở cột sống thắt lưng, cột sống cổ, gối, bàn tay và khớp háng. Khớp có thể sưng và đau, nhưng khác với khớp viêm có biểu hiện đau liên tục, đau trong thoái hóa khớp gắn liền với vận động và giảm khi nghỉ ngơi, có cảm giác lạo xạo khi cử động khớp. Bệnh gắn liền với tình trạng béo phì, thừa cân và người lớn tuổi.

Gút: đau giữa đêm, đau một bên

BS Hồ Phạm Thục Lan cho biết, nguyên nhân gây bệnh gút là do rối loạn chuyển hóa axit uric, làm tăng nồng độ axit uric trong máu, dẫn đến lắng đọng tinh thể urat trong khớp và một số mô ngoài khớp như tổ chức dưới da, thận, gây viêm khớp, sỏi niệu. Đây là bệnh phổ biến ở nam giới, đặc biệt ở tuổi từ 30 – 50, có thói quen uống nhiều bia rượu, béo phì. Phụ nữ ít mắc bệnh gút, nếu có thường là những người sau mãn kinh.

Biểu hiện bệnh là cơn đau cấp thường xuất hiện đột ngột về đêm. Vị trí bắt đầu thường ở các khớp chi dưới, đặc biệt ngón trỏ bàn chân, cơn đau ngày càng dữ dội, va chạm nhẹ cũng đau, đêm đau hơn ngày. Nơi đau sưng to, phù nề, căng bóng, nóng đỏ, thường đau một bên khớp (không có sự đối xứng). Đợt viêm kéo dài khoảng vài ngày, sau đó tự khỏi. Nhưng nếu không điều trị phòng ngừa, bệnh sẽ tái diễn, khoảng cách thời gian giữa các đợt sưng đau khớp thay đổi nhưng sẽ rút ngắn dần, trong khi thời gian đau lại kéo dài ra, không còn tự khỏi như những đợt đau đầu tiên. Giai đoạn muộn, hiện tượng viêm có thể biểu hiện ở nhiều khớp, có thể đối xứng, xuất hiện những u cục ở nhiều nơi, đặc biệt quanh các khớp, được gọi là nốt tophi. Trong đợt cấp, có thể kèm theo dấu hiệu sốt cao, lạnh run, buồn nôn và nôn.

Khác với viêm khớp dạng thấp, bệnh gút liên quan đến chế độ ăn. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là bệnh thường xuất hiện sau một bữa ăn với nhiều chất đạm, protein như thịt chó, tiết canh, phủ tạng động vật, hải sản kèm uống nhiều bia, rượu. Thay đổi trong ăn uống sẽ làm giảm mức độ nặng và khởi phát của các đợt gút cấp.

Theo Phunuonline.com.vn

Đầu gối đau nhẹ và phát tiếng kêu lục cục là do bệnh gì?

Tôi năm nay 45 tuổi, thời gian gần đây tôi thấy đầu gối bị đau nhẹ, khi vận động thì nghe tiếng kêu lục cục. Xin hỏi tôi bị bệnh gì, điều trị thế nào? – Lê Thị Tuyết (Kiên Giang)

dau-goi-dau-nhe-va-phat-tieng-keu-luc-cuc-la-do-benh-gi

Theo mô tả, nhiều khả năng khớp gối của chị đang bị thoái hóa.  Khi bị thoái hóa khớp, người bệnh thấy đau tại chỗ, đau tăng khi vận động, đau từng đợt; sưng khớp; vận động khó khăn; biến dạng chi như vẹo trong, vẹo ngoài khớp gối; gồ ghề quanh khớp hay vẹo cột sống thắt lưng…; nghe, cảm nhận tiếng lục cục khi bắt đầu vận động khớp…

Nguyên tắc điều trị bệnh là giảm đau cho người bệnh, đồng thời phục hồi chức năng vận động của khớp, sức mạnh của cơ. Không có thuốc đặc trị quá trình thoái hóa khớp, chỉ có thể điều trị triệu chứng và phục hồi sự vận động của khớp bằng tổng hợp các phương pháp nội khoa, vật lý trị liệu và ngoại khoa, tùy tình trạng bệnh cụ thể.

Điều trị nội khoa có thể dùng thuốc bôi ngoài da, thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc tăng cường dịch khớp, tái tạo sụn. Phương pháp vật lý trị liệu gồm tập thể dục, vận động vùng cột sống cổ, cột sống thắt lưng, tập yoga, đạp xe tại chỗ, tập bơi trong nước khoáng nóng, tắm bùn… với nguyên tắc không làm tăng áp lực cho khớp đã và đang bị đau; xoa bóp, nắn gân xương, bấm huyệt, châm cứu…

Khi đã áp dụng các biện pháp trên không có hiệu quả bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật tùy theo tình trạng bệnh. Nếu thoái hóa khớp độ III hoặc IV thì người bệnh được chỉ định thay khớp nhân tạo hoặc hàn cứng khớp.

Để xác định có bị thoái hóa khớp hay không chị cần đến chuyên khoa xương khớp để khám và làm các xét nghiệm, tùy tình trạng cụ thể của bệnh bác sĩ sẽ chỉ định điều trị thích hợp.

BS Đỗ Tiến Dũng

Theo Suckhoedoisong.vn

Trẻ em cũng có thể bị thoái hoá khớp

Nói đến thoái hóa khớp, viêm khớp thông thường là nói đến căn bệnh thường "ưu ái" người cao tuổi, những người ít vận động.

Tuy nhiên, căn bệnh này không chỉ đang "trẻ hóa" ở những người trung niên mà còn tấn công cả trẻ em.

Di chứng nặng nề cho trẻ

Nhiều người trong đó có cả cán bộ y tế nghĩ rằng viêm khớp dạng thấp chỉ gặp đối với người lớn tuổi nhưng trên thực tế, căn bệnh này còn gặp ở tuổi thiếu niên và có thể để lại những di chứng nặng nề cho trẻ trong quá trình phát triển.

Theo BS Mai Trung Dũng - Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện 354, Hội nghị nhi khoa Quốc tế năm 1977 đã thống nhất tên gọi "Viêm khớp dạng thấp thiếu niên" để chỉ tất cả những bệnh viêm khớp mạn tính ở trẻ em dưới 16 tuổi. Đây là bệnh viêm bao hoạt dịch không sinh mủ mạn tính, kết hợp với một số biểu hiện ngoài khớp. Về bản chất, bệnh này ở trẻ em giống với ở người lớn nhưng khác ở kiểu phản ứng lâm sàng. Viêm khớp dạng thấp thiếu niên thường để lại di chứng teo cơ cứng khớp, viêm mống mắt gây tàn tật suốt đời cho trẻ, là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Bệnh có ba thể: Thể ít khớp, thể đa khớp và thể hệ thống. Viêm khớp dạng thấp thiếu niên thể ít khớp được xác định bởi tình trạng viêm khớp xảy ra ở dưới 4 khớp và diễn biến qua 6 tháng. Thường xuất hiện ở các bé gái với tổn thương ban đầu ở các khớp lớn như: Khớp gối, cổ chân, khuỷu, cổ tay. Rất ít khi tổn thương các khớp nhỏ, khớp háng và cột sống. Nếu chỉ viêm một khớp thì thường là khớp gối, khớp sưng đau nhưng vẫn đi lại vận động được. Thể viêm khớp này thường diễn biến nhẹ nhưng nó cũng có thể gây ra hai di chứng nghiêm trọng, đó là: Viêm mống mắt và tình trạng chân bên bệnh dài hơn chân bên lành làm trẻ đi khập khiễng.

Ở thể đa khớp, bệnh này ở trẻ em được xác định với bởi tình trạng viêm từ 4 khớp trở lên và kéo dài trên 6 tháng. Trẻ bị viêm đa khớp thường bắt đầu bởi tình trạng sốt nhẹ kéo dài, mệt mỏi, ăn kém. Triệu chứng đa số bắt đầu từ một khớp, sau đó phát triển sang khớp khác với tính chất đối xứng, sưng đau, phù nề, có thể có tràn dịch khớp gối, bệnh hay gặp ở khớp cổ tay, cổ chân, gối, khuỷu.

Còn viêm khớp dạng thấp thể hệ thống gặp ở trẻ từ 5 - 7 tuổi, khởi phát cấp tính với biểu hiện toàn thân là sốt cao kéo dài, viêm các khớp cổ tay, cổ chân, gối, khuỷu, khớp ngón. Các khớp viêm sưng, nóng, đau, ít đỏ, có thể có tràn dịch khớp. Kèm theo các biểu hiện ngoài khớp với các ban đỏ ở thân mình, tứ chi nhất là lòng bàn tay, bàn chân. Ngoài ra còn có thể có các tổn thương nội tạng như tại gan, lách, hạch, viêm màng ngoài tim, viêm màng bụng, màng phổi... Bệnh tiến triển từng đợt, mỗi đợt vài tuần đến vài tháng, vài năm, thưa dần rồi khỏi, có thể để lại di chứng ở khớp. Một số trường hợp nặng dần rồi tử vong vì các biến chứng suy tim, suy thận do nhiễm tinh bột.

Điều trị và động viên tích cực

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên thể đa khớp là thể nặng nhất do cả số lượng khớp viêm nhiều lẫn tiến triển nặng nề. Bệnh thường tiến triển lâu dài, tăng dần đưa đến dính và biến dạng các khớp, teo cơ nhiều. Trẻ có thể gặp những khó khăn trong các hoạt động bình thường và cần được điều trị chăm sóc đặc biệt.

Về điều trị, điều quan trọng là phải kiểm soát được tình trạng viêm khớp càng nhanh càng tốt. Việc sử dụng các thuốc đặc trị để chống viêm là hết sức cần thiết để giảm các triệu chứng và ngăn ngừa các di chứng về sau, tuy nhiên cần thận trọng các tác dụng phụ của nhóm thuốc này. BS Mai Trung Dũng cho hay, vì bệnh kéo dài mạn tính nên cần nâng đỡ về mặt tinh thần đối với bệnh nhi. Cần quan tâm đến việc học hành, phục hồi chức năng, tái giáo dục và chỉnh hình cho các em.

Trong vấn đề chăm sóc và phục hồi chức năng đối với trẻ VKDTTN, thì việc giữ gìn tốt chức năng vận động của khớp, duy trì sức cơ bằng cách làm giảm viêm tại khớp. Ngoài ra cần chú ý đến các biện pháp ngăn ngừa và xử lý các biến chứng toàn thân, biến chứng do dùng thuốc. Các gia đình có trẻ bị mắc bệnh cần nâng đỡ tinh thần và biết cách chăm sóc. Có chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý để kích thích sự phát triển cho trẻ.

Theo BS Dũng, cần có sự phối hợp chặt chẽ nhiều chuyên ngành trong điều trị, chăm sóc và phục hồi chức năng như: Bác sĩ chuyên về khớp, bác sĩ nhãn khoa, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình, bác sĩ dinh dưỡng, bác sĩ tâm lý, chuyên viên vật lý trị liệu, nhóm công tác xã hội và quan trọng nhất là bệnh nhi và gia đình trẻ. Quá trình điều trị, chăm sóc và phục hồi chức năng là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự hợp tác tích cực của bệnh nhi và gia đình mới có kết quả khả quan.

Các dấu hiệu trẻ bị viêm khớp dạng thấp

-Viêm khớp diễn tiến ở trẻ dưới 16 tuổi và kéo dài quá 6 tháng.

-Khám lâm sàng thấy các biểu hiện viêm khớp, ban đỏ, nốt dạng thấp, dấu hiệu viêm nội tạng hoặc có viêm mắt.

- Một số xét nghiệm giúp gợi ý chẩn đoán như: Tốc độ máu lắng tăng, kháng thể kháng nhân (ANA), yếu tố thấp RF, yếu tố HLA-B27.

-Các hình ảnh X quang và xét nghiệm dịch khớp giúp chẩn đoán phân biệt các bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn.

BS Mai Trung Dũng

(Theo Gia đình & Xã hội)

Không nên coi thường bệnh thoái hoá khớp

Bắt đầu với những biểu hiện thoảng qua hoặc đau nhức khớp từng đợt anh Phong nghĩ do mình làm việc nặng. Anh cố chịu cho đến khi khớp gối sưng to, không thể đi nổi.

Diễn biến khó lường

Mới bắt đầu chớm đông, chị Loan (Hà Đông, Hà Nội) đã thấy đau nhức khắp người. Mỗi khi trời trở lạnh, đầu gối chân chị lại càng đau nhức, khó cử động.

Chị Loan cho biết, cách đây 3 năm chị đã có biểu hiện này. "Sáng ngủ dậy người đau như bị đánh nhưng chỉ vận động một lúc thì đỡ và hết. Nhưng hai hôm nay chân đau không thể bước được, chân như sắp gãy, sợ quá tôi phải đến bệnh viện", chị nhăn nhó nói.

Nằm cùng phòng bệnh với chị Loan, bà Bích (Quỳnh Phụ, Thái Bình) cho biết: "Cái bệnh này cứ như giả vờ, có lúc các khớp xương cứng đờ, đau tê dại, càng vận động, càng nhức. Có lúc chỉ nhoi nhói ở khớp chân, khớp tay rồi thôi. Tôi nghĩ bệnh già nên không đi khám. Giờ phải điều trị lâu, tốn kém, nản lắm".

Phần lớn các bệnh nhân mắc chứng thoái hóa khớp đều chủ quan về bệnh. Thấy các triệu chứng chỉ thoáng qua, anh Phong quên bẵng luôn. Chị Loan thì nghĩ mình đau người do lúc sinh nở không kiêng khem. Còn bà Bích thì cho rằng mình già rồi nên mắc bệnh "thời tiết", chỉ cần uống gừng, xoa dầu là khỏi. Thời gian đầu, các bệnh nhân có cảm giác các cơn đau thưa thớt, đau rồi lại giảm nhưng lâu dần vùng đau lan rộng sang các khớp khác, tần suất dày hơn. "Kết quả chụp phim cho thấy tôi bị thoái hóa khớp đã nặng và phải điều trị lâu dài. Giờ công việc bộn bề phải nằm một chỗ thật là chán hết mức", anh Phong tâm sự.

Tại khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện E (Hà Nội) nhiều bệnh nhân bệnh nặng hơn bà Bích, anh Phong. Có bệnh nhân sụn khớp ngón tay bị thoái hóa, tổn thương nghiêm trọng làm ngón tay biến dạng; có bệnh nhân khớp đã bị hủy hoại nặng, dính khớp dẫn đến tàn phế phải nằm một chỗ hoặc ngồi xe lăn. Những người chờ đến khi bệnh phát triển như các bệnh nhân nói trên mới đến bệnh viện là không ít. Theo các bác sĩ chuyên khoa nội xương khớp, cứ khoảng 100 bệnh nhân khớp tìm đến bác sĩ thì có đến hơn 50% là ở giai đoạn đã quá đau và không thể chịu đựng được nữa.

Nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu

TS.BS Lê Anh Thư - Trưởng khoa Nội Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM cho hay, viêm khớp là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế cho con người. Mỗi ngày bệnh viện đều tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân khớp đến điều trị.

Còn tại BV Nhân dân 115 TP HCM, Ths.BS Hồ Phạm Ngọc Lan - Trưởng khoa Cơ Xương Khớp cho biết: Mỗi ngày, bệnh viện có khoảng gần 200 bệnh nhân tới khám, tái khám các bệnh xương khớp. Trên 50% trong số đó bị thoái hóa khớp. Khoảng 2/3 trong số bệnh nhân được chẩn đoán thoái hóa khớp phải nhập viện. Rất nhiều người khi đến bệnh viện đã ở tình trạng khá nghiêm trọng, thậm chí không còn khả năng điều trị được.

Viêm khớp do thoái hóa (thoái hóa khớp), là bệnh thường gặp nhất trong nhóm các bệnh viêm khớp, xảy ra khi lớp sụn bao bọc ở hai đầu xương bị thoái hóa và hư tổn. Cấu trúc của lớp sụn này vốn rất chắc khỏe nhờ được định hình bởi các sợi Collagen Type 2, nhưng khi các sợi Collgen này bị lão hóa theo thời gian, sụn cũng dễ bị biến dạng và tổn thương.

Tình trạng thoái hóa khớp diễn biến âm thầm, kéo dài và có xu hướng tăng dần. Do chưa nhận thức đúng về bệnh, khi thấy đau khớp, nhiều người thường coi đó chỉ là các hiện tượng nhức mỏi khớp thông thường do thời tiết, lao động nặng... nên không đi khám. Điều này khiến cơ hội phục hồi chức năng vận động của khớp bị bỏ qua, dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng xấu đi. Các khớp tổn thương thường là ở cột sống thắt lưng, cột sống cổ, gối, bàn tay, bàn chân, khuỷu, cổ chân...

Triệu chứng dễ nhận thấy nhất chính là cảm giác đau ở khớp. Khi mới bị, cơn đau thường không rõ lý do và thoáng qua, nhưng càng về sau thì lặp đi lặp lại nhiều lần. Người bệnh có thể thấy các khớp bị sưng hoặc biến dạng, thậm chí phát ra các tiếng động "lắc rắc" khi vận động hoặc thấy các cơ bắp xung quanh khớp bị viêm, đau và yếu đi. Nếu khớp đã bị hủy hoại nặng, dính khớp thì dù được điều trị tích cực, bệnh nhân cũng khó lòng phục hồi chức năng vận động. Các thuốc kháng viêm giảm đau chỉ có tác dụng nhất thời mà không thể làm hồi phục lớp sụn bị thoái hóa, thuốc cũng khó cho tác dụng nếu sụn đã hư nhiều. Hơn nữa, thuốc sử dụng lâu dài sẽ có khả năng gây loét dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng thận.

Ở giai đoạn cuối, sụn khớp bị phá hủy hoàn toàn và đầu xương bị tổn hại nặng nề, người bệnh đứng trước nguy cơ phải thay khớp nhân tạo để có thể duy trì khả năng vận động. Để giải quyết triệu chứng đau của bệnh, nhiều bệnh nhân tự mua thuốc điều trị hoặc điều trị theo cách truyền miệng hay theo các bài thuốc "gia truyền" không rõ nguồn gốc . Cách điều trị này khiến bệnh ngày càng nặng thêm và gây tổn thương nặng đến các cơ quan khác như dạ dày, thận, tim mạch... của người bệnh.

Khi những cơn đau đớn kéo dài, không thể tiếp tục công việc, hạn chế vận động, có khi đến mức không thể tự thực hiện được những sinh hoạt cá nhân tối thiểu... người bệnh mới chạy lại cầu cứu bác sĩ.

(Theo Gia đình & Xã hội)

Phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa khớp bàn tay

Thoái hóa khớp (THK) bàn tay đứng thứ tư trong các vị trí THK thường gặp, gây đau và hạn chế vận động, phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh này cao gấp 3 lần so với nam giới.

Nhờ sự khéo léo và linh hoạt, bàn tay là công cụ lao động hiệu quả, đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người. Do thường xuyên phải cử động, nhất là khi thực hiện những công việc như: cầm, nắm, mang vác hay xách đồ vật… nên bàn tay và các ngón tay dễ bị THK. Nguyên nhân gây bệnh là do lượng máu đến nuôi dưỡng vùng khớp bàn tay giảm sút, sụn bị lão hóa và kém chịu đựng được các yếu tố tác động có hại lên khớp. Đặc trưng của bệnh là cảm giác đau cơ học ở mức độ nhẹ hoặc trung bình. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể bị cứng khớp kéo dài từ 15-30 phút vào buổi sáng hoặc sau khi nghỉ ngơi. Lúc cử động, bàn tay có tiếng lạo xạo và người bệnh khó thực hiện các động tác. Dần dần, cơ bàn tay bị teo nhỏ, ngón tay có thể bị biến dạng.

THK thường gặp ở người cao tuổi, người phải lao động nhiều bằng chân tay, sau chấn thương, gãy xương, người béo phì, mắc viêm khớp dạng thấp, bệnh gút… Theo thống kê, số bệnh nhân bị THK bàn tay là nữ giới chiếm 75%. Do hàng ngày, chị em thường sử dụng đôi tay để thực hiện công việc gia đình như: giặt giũ, chăm con, nội trợ… đây là điều kiện thuận lợi cho THK phát triển. Hơn nữa, tình trạng thiếu hụt canxi ở phụ nữ thường diễn ra nhanh hơn khi bước vào giai đoạn mãn kinh nên nguy cơ mắc bệnh cũng tăng lên.

Để điều trị THK bàn tay, bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân dùng các thuốc chống viêm, giảm đau, dãn cơ và thuốc chống THK tác dụng chậm hay nẹp bất động khớp khi quá đau. Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây nhiều tác dụng phụ như: loét dạ dày, độc gan thận và cơ quan tạo máu…

Hiện nay, những loại thuốc đắp ngoài nguồn gốc thiên nhiên với ưu điểm là giúp giảm đau, điều trị THK hiệu quả mà không gây tác dụng phụ toàn thân đang được nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn. Đi đầu cho xu hướng này là Cốt Thống Linh. Thuốc có thành phần chính là ô đầu Vân Nam có tác dụng giảm nhức mỏi và đau khớp, kết hợp cùng nhiều thảo dược khác như: gừng, huyết kiệt, nhũ hương, một dược, băng phiến, Cốt Thống Linh giúp cải thiện triệu chứng như đau, cứng khớp, ngăn chặn sự tiến triển của THK, trong đó có THK bàn tay.

Để điều trị THK bàn tay, bên cạnh việc dùng thuốc đắp ngoài Cốt Thống Linh, chị em cần tránh mang vác nặng, hạn chế sử dụng đôi tay trong thời gian dài; khi bị đau, nên dùng các công cụ thay thế cho bàn tay (máy rửa bát đĩa, cối xay…).

(Theo Daidoanket)

Hyalob: Phương thuốc điều trị đau và thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là bệnh mạn tính thường gặp ở người trung niên và người có tuổi. Ở Mỹ: 80% người trên 55 tuổi bị thoái hóa khớp.

Vị trí các khớp thường bị thoái hóa: Cột sống thắt lưng chiếm: 38%; Cột sống cổ: 14%; Gối: 14%; Háng: 8%…

Bệnh thoái hóa khớp thường gặp gồm có: thoái hóa cột sống thắt lưng, vôi hóa cột sống, thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa khớp gối …

Thoái hóa khớp gây đau và biến dạng khớp dẫn đến tàn phế, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ làm chậm phát triển của bệnh, giảm đau đớn và duy trì hoạt động bình thường, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Các biểu hiện lâm sàng:

Đau: Đau ở vị trí khớp bị thoái hóa, đau tại chỗ ít khi lan. Đau âm ỉ, có thể có cơn đau cấp. Đau thường xuất hiện và tăng khi vận động hay thay đổi tư thế, thường xuất hiện từng đợt.

Hạn chế vận động: Các động tác của khớp bị thoái hóa bị hạn chế, mức độ hạn chế không nhiều và có thể chỉ hạn chế một số động tác.

Biến dạng: Không biến dạng nhiều như ở các bệnh khớp khác, thường do các gai xương mọc thêm ở đầu xương, ở cột sống biến dạng hình thức gù, vẹo, cong, lõm. Ngoài ra có thể bị teo cơ, tiếng lạo xạo khi vận động, tràn dịch khớp…

Điều trị: Trong nhiều thập niên qua, việc điều trị thoái hóa khớp chủ yếu là dùng các thuốc giảm đau kháng viêm (NSAID) nhằm mục đích giảm các triệu chứng đau và hạn chế vận động khớp. Tuy nhiên, những thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ đặc biệt trên đường tiêu hoá ví dụ như chảy máu dạ dày… và không chữa lành được sụn khớp đã bị hư hỏng. Vì vậy tác dụng của nhóm thuốc này chủ yếu làm giảm đau và giảm bớt hiện tượng viêm.

Ngày nay, người ta sử dụng Glucosamin phối hợp với các chất khác để điều trị thoái hóa khớp.

Hyalob là một sản phẩm của tập đoàn EARTH’S CREATION (Hoa Kỳ) phối hợp bốn thành phần gồm có: Glucosamine; Chondroitin; MSM (Methyl Sulfonyl Methane) và Hyaluronic axit.

Trong đó:

* Glucosamine tương tác lên bệnh lý của sụn khớp một cách hiệu quả. Thực tế lâm sàng cho thấy nó mang lại nhiều ưu điểm trong điều trị hơn hẳn các thuốc giảm đau kháng viêm (NSAID). Glucosamine giúp tăng cường tái tạo sụn khớp, giảm phá hủy sụn đồng thời giảm đau khớp.

Ưu điểm lớn nhất ghi nhận được đến nay là có rất ít tác dụng phụ, một vài trường hợp dị ứng không đáng kể đối với người có cơ địa quá mẫn cảm với thuốc.

Hiện nay, Glucosamine được cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMEA) đưa vào danh mục thuốc giúp cải thiện cấu trúc trong bệnh viêm khớp.

Nhiều nghiên cứu thử nghiệm so sánh Glucosamine với các loại thuốc kháng viêm, giảm đau không steroid (NSAID), cho kết luận như sau:

1. Cải thiện triệu chứng viêm khớp như đau, tầm độ khớp: Glucosamine tương đương với NSAID trong thời gian ngắn và vượt trội hơn hẳn nếu uống thuốc thời gian càng dài.

2. Tính an toàn: Glucosamine vượt trội hơn hẳn với các loại NSAID (NSAID luôn luôn có rất nhiều tác dụng phụ như rối loạn tiêu hoá, chảy máu dạ dày, phù mặt, suy thận…). Trong khi đó rất ít tác dụng phụ được ghi nhận khi sử dụng Glucosamine, một số ít trường hợp bị dị ứng nhẹ.

3. Phối hợp Glucosamine và NSAID: cho kết quả tốt hơn khi dùng đơn độc NSAID trong thời gian ngắn (5-7 ngày). Sau đó ngưng NSAID, tiếp tục sử dụng Glucosamine thì khả năng cải thiện bệnh vẫn tiếp tục được duy trì theo kiểu tuyến tính.

4. Dùng NSAID: thì ngay sau khi ngưng thuốc, bệnh nhân sẽ bị đau trở lại. Ngược lại, ngưng uống Glucosamine, sau khi đã sử dụng đủ liệu trình, thì tác dụng vẫn tiếp tục kéo dài.

5. Với những bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều trị dùng Glucosamine: càng dài thì lợi ích kinh tế càng lớn vì tính an toàn và hiệu quả của nó càng được phát huy.

* Chondroitin (sụn vi cá mập): có tác dụng tăng tính đàn hồi của sụn, tăng cường nuôi dưỡng sụn đồng thời phục hồi và duy trì dịch ổ khớp.

* MSM: chống lại hiện tượng co cứng cơ, giúp khớp cử động dễ dàng hơn, đồng thời tăng cường máu đến nuôi dưỡng khớp.

* Hyaluronic axit (Dịch nhầy khớp): có vai trò làm tăng độ nhớt của dịch ổ khớp và tạo lớp màng mỏng bao bọc bề mặt sụn để tăng nuôi dưỡng và bảo vệ sụn.

Hyalob được sử dụng để khôi phục lại sụn khớp bị tổn thương trong các bệnh khớp có tổn thương sụn như: Thoái hoá khớp, thấp khớp,viêm khớp, chấn thương khớp, gút…

Nhờ sự phối hợp độc đáo cả 4 thành phần trên, Hyalob thực sự rất hiệu quả trong điều trị và dự phòng thoái hóa khớp. Hiệu quả giảm đau thường bắt đầu sau 10 ngày sử dụng. Khi đau nhiều, bệnh nhân nên kết hợp Hyalob với một thuốc giảm đau kháng viêm (NSAID) ví dụ như Meloxicam, Piroxicam… trong một tuần đầu tiên, sau đó tiếp tục sử dụng Hyalob thêm 3-5 tuần nữa thì sẽ cho kết quả cao nhất. Trường hợp đau ít thì bệnh nhân nên sử dụng Hyalob đơn thuần để tránh tác dụng phụ của nhóm thuốc NSAID.

Theo lời khuyên của  Bác Sỹ, bệnh nhân nên sử dụng Hyalob trong ít nhất 4-8 tuần mỗi đợt, với liều thông thường là 2-3 lần/ ngày, mỗi lần 1 viên, trong hoặc sau khi ăn. Mỗi năm bốn đợt, hoặc theo chỉ dẫn của Bác sỹ.

Ngoài ra, Hyalob còn được chỉ định cho các bệnh khớp có tổn thương sụn khác như Viêm khớp, thấp khớp, hư khớp, chấn thương khớp hay gút.

Tóm lại Hyalob có bốn tác dụng chính như sau:

* Tăng sinh sụn

* Tăng dịch khớp

* Tăng độ nhầy dịch khớp

* Chống co cơ giúp vận động dễ dàng hơn.

Hyalob được các Bác Sỹ ưa dùng vì nó giải quyết tận gốc những tổn thương của sụn khớp và giải quyết được hầu hết những triệu chứng cho bệnh nhân đồng thời không có tác dụng phụ trên đường tiêu hoá, không gây chảy máu dạ dày.

Tiến Sỹ, Bác Sỹ Phạm Hồng Huệ
Trưởng khoa Cơ-Xương-Khớp BV Hữu Nghị

(Theo 24h)

Thuốc trị thoái hóa khớp gối

Mẹ tôi năm nay 63 tuổi. Gần đây bà thường bị đau đầu gối, có lần không thể đứng dậy, đi lại rất khó khăn. Đi khám, bác sĩ chẩn đoán là bị thoái hóa khớp gối và yêu cầu phải điều trị lâu dài. Xin hỏi, thoái hóa khớp gối là bệnh gì và điều trị thế nào?

Nguyễn Mai Lê (Bắc Ninh)

Bệnh thoái hóa khớp gối là bệnh rất thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh mà hậu quả dẫn đến tàn phế, người bệnh đi lại khó khăn, không thể ngồi xổm được. Thậm chí có bệnh nhân không thể đứng được và phải ngồi xe lăn hoặc thay khớp gối. Béo phì và giảm lượng estrogen trong máu sau mãn kinh là những yếu tố nguy cơ của thoái hóa khớp gối. Ðể khắc phục tình trạng này cần giảm cân nặng đối với người béo và có chế độ luyện tập đều đặn, điều trị thuốc hợp lý.

Điều trị thoái hoá khớp gối, ngoài việc giảm cân nặng với mục đích giảm quá tải lên khớp gối và giảm hiện tượng nứt sụn khớp. Tập luyện theo các bài tập cho khớp để chống cứng khớp gối ở tư thế gấp và để làm khoẻ các cơ quanh khớp. Phải sử dụng thuốc chống viêm trong đợt tiến triển của bệnh để ức chế các cytokine viêm gây viêm màng hoạt dịch khớp.
Cortiocoid tiêm nội khớp chỉ nên sử dụng trong trường hợp có tràn dịch khớp gối, dịch nhiều kích thích xương dưới sụn và gây đau, sau khi đã hút dịch khớp gối ở phòng đảm bảo vô trùng, thầy thuốc chuyên khoa sẽ chỉ định tiêm nội khớp. Corticoid dạng tiêm nội khớp cũng không được lạm dụng tiêm khớp quá nhiều lần, có thể gây loãng xương.

Hiện nay, ở nước ta nhiều bệnh nhân thoái hoá khớp gối đã được điều trị với axit hyaluronic tiêm vào khớp gối. Axit hyaluronic có trong thành phần dịch khớp, khi khớp gối khô bồi phụ thuốc này có tác dụng làm giảm đau, tác dụng đàn hồi và thay đổi độ nhớt cải thiện vận động của khớp.

Điều trị ngoại khoa khi mà điều trị nội khoa không còn hiệu quả, có thể thay khớp gối hoặc cắt xương chỉnh trục.

BS. Minh Tâm

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn

Thoái hóa khớp gối là một vị trí thường gặp nhất của bệnh thoái hóa khớp. Trong những đợt cấp của bệnh, có thể dùng các thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau đơn thuần, nhưng các thuốc này có nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa. Một số thuốc chống viêm không steroid như indometacin về lâu dài lại có tác dụng có hại lên sụn khớp, làm trầm trọng thêm quá trình thoái hoá khớp (THK). Biện pháp cuối cùng là phải phẫu thuật thay khớp giả, rất tốn kém. Để khắc phục những nhược điểm này, hiện nay, biện pháp sử dụng chất nhờn (như acid hyaluronic hay dẫn xuất của nó) đã được ứng dụng rộng rãi vì tính an toàn và hiệu quả kéo dài.

Acid hyaluronic và THK

Bình thường khớp gối chứa khoảng 2ml dịch khớp. Acid hyaluronic (AH) là một polysacharid có trong thành phần dịch khớp, với hàm lượng từ 2,5 - 4,0mg/ml. Nó bôi trơn mô mềm và phủ trên bề mặt sụn khớp và được tổng hợp bởi tế bào sụn. AH có nhiệm vụ đệm giảm xóc, bôi trơn và bảo vệ khớp. Nó có các tính chất nhớt và đàn hồi tùy thuộc vào lực tác động. Nếu lực tác động lên mạnh, nó có tính chất đàn hồi, còn nếu lực tác động nhẹ thì nó như là dầu bôi trơn. Khi khớp bị thoái hóa, số lượng acid hyaluronic và chất lượng chất này trong dịch khớp bị giảm. Ở bệnh nhân THK gối, lượng acid  hyaluronic chỉ còn một nửa đến hai phần ba so với bình thường, do đó có hiện tượng dịch khớp giảm độ nhớt, mất khả năng bảo vệ sụn khớp, dẫn đến tiến triển huỷ hoại khớp.

Tác dụng điều trị của AH trong thoái hóa khớp

Sự bổ sung AH trong thoái hoá khớp dẫn đến tăng kéo dài nồng độ và trọng lượng phân tử của AH nội sinh, làm cải thiện đáng kể chức năng khớp, giảm đau và tác dụng này có thể kéo dài hàng tháng. Thuốc có tác dụng giảm đau do khi tiêm vào trong khớp, nó làm giảm sản sinh các hóa chất gây viêm trong dịch khớp (PE G2, bradykinin), ức chế cảm thụ đau ở bệnh nhân THK. AH có tác dụng kháng viêm do ngăn chặn tác dụng của cytokyne và ngăn chặn sinh tổng hợp PGE2. Tuy chỉ lưu trong dịch khớp 7 ngày nhưng duy trì tác dụng trong 6 tháng do kích thích sản xuất AH nội sinh. Các thử nghiệm trên lâm sàng đã chứng tỏ, ở người THK, việc bổ sung acid hyaluronic nội khớp có tác dụng giảm đau tốt hơn giả dược. Thuốc đạt hiệu quả tương tự khi tiêm corticoid nội khớp song tác dụng bền vững hơn. Trong thí nghiệm trên động vật, tiêm AH còn có tác dụng bảo vệ và sửa chữa lại các tế bào sụn. AH ức chế thoái hoá sụn khớp do gia tăng hoạt tính của men TIMP (tisue inhibitor metalloprotease), kết khối các proteoglycan và tăng sinh tổng hợp của tế bào sụn khớp. Thuốc có hiệu quả tác dụng rõ rệt đối với bệnh nhân THK trên nhiều mặt, đặc biệt là cải thiện chức năng khớp.

Những trường hợp THK nào được sử dụng AH?

Liệu pháp tiêm sodium hyaluronate vào khớp gối có tác dụng trong điều trị THK gối từ mức độ từ trung bình đến nặng vừa. Nó có ích lợi đặc biệt đối với những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị thông thường, không dung nạp được thuốc đặc biệt là thuốc chống viêm không steroid, cũng như  giúp trì hoãn thời gian thực hiện phẫu thuật thay khớp vốn khó khăn và tốn kém. Có nhiều loại thuốc chứa AH. Thường là hộp 5 ống chứa 2- 2,5ml AH, AH tiêm nội khớp gối 1 ống/tuần trong 5 tuần liên tục. Khi tiêm nội khớp AH cần đảm bảo vô khuẩn khi tiến hành thủ thuật. Khi đã bóc hộp bơm tiêm ra rồi phải tiêm ngay. Nếu khớp có dịch phải hút ra rồi mới tiêm. Thuốc chỉ có hiệu quả khi tiêm hết 3 lần (synvic) hoặc 5 tuần (hyalgan). Thuốc có độ dung nạp khá tốt. Trong một số ít trường hợp chỉ gặp đau nơi tiêm, phản ứng viêm tại chỗ, đau cơ, đau khớp, cảm giác mệt mỏi. Các triệu chứng này chỉ thoáng qua, sau 2-3 ngày là biến mất và thường chỉ gặp trong lần tiêm đầu tiên.

PGS.TS. BS. Nguyễn Vĩnh Ngọc

(suckhoe&doisong)