Lưu trữ cho từ khóa: thoái hóa đốt sống cổ

Đặc điểm và biểu hiện thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ (THĐSC) ngày càng có xu hướng gia tăng. Bệnh gặp chủ yếu ở người trưởng thành, đặc biệt ở người cao tuổi.

Bệnh có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, đặc biệt có thể gây nên biến chứng nguy hiểm.

Đặc điểm và biểu hiện thoái hóa đốt sống cổ

Cột sống cổ có 7 đốt và được ký hiệu từ C1 – C7. Giữa hai đốt sống từ C2 trở xuống có các đĩa đệm gian đốt sống. Mỗi đĩa đệm được cấu tạo bởi nhân nhầy, vòng sợi, mâm sụn, có chiều cao 3mm bằng 2/5 chiều cao thân đốt sống.

Xung quanh đốt sống có các dây chằng, gân cơ bám vào. Đĩa đệm cột sống cổ là bộ phận chính để liên kết các đốt sống. Mâm sụn gắn chặt vào tấm cùng của thân đốt sống bằng một lớp canxi có nhiều lỗ nhỏ có tác dụng dinh dưỡng cho đĩa đệm (theo kiểu khuyếch tán) và bảo vệ xương khỏi bị nhân nhầy ép vào, bảo vệ đĩa đệm khỏi bị nhiễm khuẩn từ xương đi tới. Nhân nhầy di chuyển khi cột sống cử động và có tác dụng làm giảm xóc khi có lực tác động vào đốt sống. Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng viêm dày và lắng đọng canxi ở các dây chằng dọc cổ, làm hẹp các lỗ ra của các rễ thần kinh thể hiện bằng các triệu chứng lâm sàng. Sự chèn ép rễ thần kinh và tủy sống còn có thể đưa đến sự thoát vị của các nhân đĩa đệm chèn vào tủy sống gây nên các biến chứng, thậm chí biến chứng nguy hiểm.

dac-diem-va-bieu-hien-thoai-hoa-dot-song-co

Biến chứng đáng ngại nhất của thoái hóa đốt sống cổ là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Khi vận động, thậm chí vận động nhẹ thấy đau, đôi khi cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, đầu, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai… làm cho hoạt động phần cổ bị hạn chế (xoay, cúi, ngửa), có thể đốt sống cổ đã bị thoái hóa. Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở người có công việc luôn đòi hỏi cúi nhiều, ngửa nhiều, ngồi nhiều (nhân viên văn phòng, lái xe, đọc sách báo), hoặc ở người thường xuyên mang vác nặng trên đầu (đội cát, đá, vật liệu), hay ngồi trước màn hình vi tính hoặc xem vô tuyến quá lâu (vị trí vô tuyến để cao quá), kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm. Do đó sẽ làm sai lệch cấu trúc bình thường của cổ, dẫn tới biến đổi mô xương, dây chằng, cơ và dễ dẫn đến thoái hóa các mô cột sống hoặc hình thành các gai xương đốt sống cổ. Những người do ít vận động làm cho vùng cổ và vùng gáy không được thường xuyên cử động, hoặc chỉ giữ nguyên một tư thế làm cho máu ít lưu thông, hoặc do ăn uống thiếu chất, nhất là thiếu canxi làm cho các tổ chức bị nuôi dưỡng kém.

Thoái hóa đốt sống cổ còn có thể do tư thế nằm ngủ, chỉ nằm một hoặc hai tư thế, không có thói quen chuyển mình hoặc do dùng gối không phù hợp (rắn quá, mềm quá, cao quá…) làm ảnh hưởng đến việc lưu thông máu đến nuôi dưỡng cột sống cổ, vùng vai gáy.

Thoái hóa đốt sống cổ khi đang ở giai đoạn đầu thì cảm thấy cổ cứng, hơi đau khi cúi xuống và bắt đầu khó xoay chuyển. Nếu không được điều trị thì sau một thời gian thấy đau nhức vùng cổ, đau nhức lan dần xuống vai, gáy, tai, đầu. Giai đoạn tiếp theo, người bệnh xuất hiện đau đầu, xoay cổ thấy đau, vướng, nhất là thỉnh thoảng bị vẹo cổ. Các triệu chứng đau nhức, tê, mỏi ở vùng chẩm, trán, lan xuống cánh tay (một bên hay cả hai tùy theo sự chèn ép vào dây thần kinh) và bắt đầu có tê cánh tay, bàn tay, ngón tay, đó là những biến chứng bắt đầu xuất hiện.

Biến chứng do thoái hóa đốt sống cổ có thể gây ra như rối loạn tiền đình, bởi vì do thoái hóa làm tổn thương vào lỗ tiếp hợp (đau đầu, chóng mặt, buôn nôn, nôn mỗi khi đứng lên, ngồi xuống, thay đổi tư thế lúc nằm). Rối loạn tiền đình còn làm cho người bệnh mệt mỏi, ăn kém, ngủ kém, lo lắng, trầm cảm, đặc biệt là người cao tuổi rất dễ bị ngã gây tai nạn. Đây là một vòng luẩn quẩn, càng lo lắng, mệt mỏi, ngủ kém thì bệnh càng nặng thêm.

Biến chứng đáng ngại nhất của thoái hóa đốt sống cổlà thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Khi gặp phải biến chứng này thì việc điều trị không đơn giản chút nào, nhất là có chèn ép tủy sống, thậm chí còn có thể gây bại liệt một hoặc hai tay, rối loạn cảm giác tứ chi, rối loạn thực vật, chèn ép rễ thần kinh, tủy hoặc gây rối loạn thần kinh thực vật (đại tiểu tiện không tự chủ). Do vậy, để xác định thoái hóa đốt sống cổ cần khám lâm sàng (chuyên khoa thần kinh là tốt nhất), chụp X-quang cột sống cổ, chụp cắt lớp vi tính (CT), tốt nhất là chụp cộng hưởng từ (MRI), kết hợp với các thăm dò hiện đại khác để phát hiện, xử lý kịp thời.

Điều trị và phòng ngừa ra sao?

Nguyên tắc điều trị thoái hóa đốt sống cổ, khi còn ở mức độ nhẹ, cần nghỉ ngơi, thư giãn, kết hợp vật lý trị liệu pháp an toàn (tránh vật lý trị liệu thô bạo làm cho bệnh thêm nặng). Ngoài ra có thể dùng thuốc giảm đau, giãn cơ (uống, dán, thoa ngoài da), thuốc tăng cường thần kinh hoặc vitamin nhóm B hoặc châm cứu giảm đau (với bác sĩ có kinh nghiệm). Việc điều trị bằng phương pháp gì, thuốc gì cần có ý kiến của bác sĩ khám bệnh, tốt nhất là bác sĩ chuyên khoa thần kinh, chuyên khoa khớp, người bệnh không nên tự mua thuốc để điều trị. Không nên vặn, lắc, xoay cổ khi đốt sống cổ đã bị thoái hóa, đặc biệt là khi đã bị thoát vị đĩa đệm. Cần gối đầu với gối có độ cao vừa phải, thật thoải mái (không cao, không thấp quá. mềm mại). Khi ngủ nên có thay đổi tư thế và thỉnh thoảng chuyển mình để cho máu được lưu thông.

Trong cuộc sống hàng ngày tránh lao động nặng quá mức cần thiết, hạn chế đứng, ngồi quá lâu (giữa giờ nên có giải lao để vận động cơ thể). Khi nghi ngờ hoặc có dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt để có hướng khắc phục và chữa trị kịp thời không nên chủ quan tránh để biến chứng xảy ra ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, lao động, sức khỏe và tuổi thọ.

Nên có chế độ ăn giàu canxi (tôm, cua, ốc, uống sữa có can xi…) để tránh loãng xương, tránh thoái hóa khớp và nên ăn nhiều rau, trái cây để bồi phụ các loại vi chất cần thiết, trong đó có các vitamin nhóm B. Nên vận động cơ thể nhẹ nhàng, đều đặn, đúng phương pháp để lưu thông khí huyết.

TTƯT.PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU

Theo Suckhoedoisong.vn

Bài tập giúp cải thiện thoái hóa đốt sống cổ

Đây là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên một số cách vận động dưới đây đem lại hiệu quả cao cho người bệnh.

Từ đốt 3 – 7 hay bị thoái hóa nhất

Cột sống cổ gồm 7 đốt, đốt thứ 7 là đốt bản lề, đốt xoay nhiều nhất, đốt thứ 3 – 7 là đốt vận động, do vậy hay gặp thoái hóa nhất. Thoái hóa đốt sống cổ xảy ra do nhiều yếu tố. Đầu tiên bệnh mắc phải là do một quá trình mang vác, đội nhiều, gặp ở những người lao động nặng như thợ xây, thợ hồ, công nhân. Khi giữa các đốt sống có lớp đệm ở giữa, do quá trình đội vác làm các lớp đệm đó bị xẹp lại làm cho bệnh nhân đau, khó vận động.
Đối tượng thứ hai hay gặp thoái hóa đốt sống cổ là những người lái xe, làm việc lâu trên máy vi tính… do ngồi sai tư thế, nghiêng vẹo cổ, lưng… Đặc biệt, ở nước ta nóng lạnh thất thường, khi thời tiết nóng thì giãn mạch, giãn cơ, thời tiết lạnh thì gây co mạch, co cơ làm bệnh nhân đau. Người bệnh thường cảm thấy mỏi cổ, đau ở giữa phần cổ rồi lan trên gáy, đau nửa đầu, lan ra 2 cánh tay khiến đau khớp vai. Hậu quả của nó là không giơ tay lên cao được, thậm chí không làm được những việc nhỏ nhặt như chải đầu, gãi lưng được, đi tiểu không kéo quần lên…
bai-tap-giup-cai-thien-thoai-hoa-dot-song-co
TS Chương tập động tác cọ.

“Thông bất thống”

Theo Đông y, khi máu không lưu thông được gây ứ đọng C02, gây co cứng cơ khiến bệnh nhân đau. Vì vậy, trong điều trị nguyên tắc chung là làm mềm các cơ cổ, giải phóng tắc nghẽn, lưu thông khí huyết, giải phóng C02. Tất cả các thuốc xoa bóp, biện pháp day bấm đều nhằm tác động cơ học để đẩy máu đi, mục tiêu cơ bản nhằm giãn mạch, giãn cơ. Tuy nhiên, đối với người thoái hóa đốt sống cổ thì yếu tố vận động là cách phòng và điều trị cho kết quả tốt nhất. Người bệnh có thể áp dụng các bài tập dưới đây để cải thiện chứng bệnh của mình:
Bài 1 (cọ): 2 tay đan chéo vào nhau, vắt sau gáy, rồi cọ (nghiêng) sang phải, trái khoảng 30 – 50 lần. Khi nghiêng tai cần sát bả vai.
Bài 2 (cúi ngửa): 2 tay đan chéo  vào nhau, vắt sau gáy và cúi xuống, cằm chạm ngực, ngửa lên gáy (chẩm) phải sát lưng. Động tác này làm khoảng 30 lần.
Bài 3 (vận động cơ vai): 2 tay nắm hờ, xoay song song với 2 vai, sao cho 2 vai nhô lên, tay nhô lên, cổ tụt xuống, để 2 đỉnh vai gần sát tai. Bệnh nhân làm như vậy 30 lần, đổi chiều trước ra sau, sau ra trước.
Bài 4 (kéo giãn): Người bệnh nằm trên giường hoặc ghế tập. Nằm ngửa, nghiêng đầu xuống dưới thành giường khoảng 5 giây rồi đổi bên. Làm như vậy 30 lần.
Ngoài các động tác trên, người bệnh cần tập thể dục thường xuyên, xoa bóp vùng cổ – gáy bằng các thuốc thảo dược như hồi, quế, địa liền, hạt gấc, huyết giáp, khúc khắc, dầu nong não, tinh dầu bạc hà. Mỗi thứ 10g/lít cồn, ngâm khoảng nửa tháng, dùng bã để xoa bóp, dùng nước để ngâm chân, tay, vùng đau mỏi sẽ cho kết quả tốt.

Để phòng bệnh thoái hóa đốt sống cổ, mọi người cần ngồi, làm việc đúng tư thế, không để cơ thể lạnh, đặc biệt phần cổ, ngực. Khi ngủ không được gối đầu cao, gối bằng gối cứng. Về ăn uống, theo Đông y khi bệnh phát thì nên kiêng những chất gây ứ trệ như măng, su hào, cà pháo trắng, cà tím.

TS Nguyễn Văn Chương

(nguyên Chủ nhiệm Khoa Nội – Nhi – Y học Cổ truyền, Bệnh viện Bộ Năng lượng)
Theo Kienthuc.net.vn
The post Bài tập giúp cải thiện thoái hóa đốt sống cổ appeared first on Tin Sức Khỏe.

Phát hiện và điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Phát hiện và điều trị thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh thường gặp ở những người phải sử dụng nhiều động tác ảnh hưởng đếnvùng đầu cổ, gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động cho người bệnh.
Khi có những biểu hiện đau,khó vận động vùng cổ, cần được thăm khám sớm để có kết quả
điều trị tốt nhất.
Những ai dễ bị thoái hóa đốt sống cổ ?
thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở những người có tư thế lao động cúi và sử dụng nhiều động tác ở vùng đầu cổ, có cường độ lao động cao (làm suốt ngày không nghỉ) và thâm niên lao động (tuổi nghề): có thể gặp ở người đi cấy thoái hóa đốt sống cổ và đốt sống lưng), thợ cắt tóc, bác sĩ chuyên khoa răng, thợ trát vách, thợ sơn trần, diễn viên xiếc...
Ở những người cao tuổi, do quá trình lão hóa các đĩa liên đốt, các thân đốt do tưới máu kém nên dễ xuất hiện bệnh hơn ở người trẻ tuổi. Những người có người thân từng mắc căn bệnh này cũng có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn những người trong gia đình không có người bị bệnh.
Những biểu hiện của bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Khi mắc bệnh, có thể một thời gian dài người bệnh không thấy có cảm giác khác thường, sau đó có những biểu hiện sau:
- Các động tác cổ bị vướng và đau. Có thể đôi khi người bệnh ở tình trạng vẹo cổ.
- Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng đến tư thế đầu cổ, “tư thế vẹo cổ”, tư thế sái cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.
Cần phân biệt cơn đau của thoái hóa đốt sống cổ với các biểu hiện của u hố sau, u lành tính trong ống sống cổ. Chính vì vậy khi có những biểu hiện khác thường ở đốt sống cổ phải đi khám ở các bác sĩ chuyên khoa thần kinh để có kết luận và hướng điều trị đúng đắn.
Khi mắc bệnh, các cử động ở cổ bị hạn chế, có thể có cảm giác khó quay đầu, cứng gáy, có điểm đau khi ấn vào các gai xương, các mỏm ngang của cột sống cổ. Chụp X quang cột sống cổ thấy mất đường cong sinh lý, hẹp đĩa liên đốt, biến dạng ở thân đốt và thấy có các gai xương.
thoái hóa đốt sống cổ ở đoạn C1-C2 có liên quan trực tiếp tới quay đầu cổ, tới sự nâng giữ đầu. Nếu thoái hóa ở đoạn C4 sẽ liên quan đến sự vận động của cơ hoành. Khi tổn thương ở đoạn đốt sống này người bệnh còn có biểu hiện nấc, ngáp, chóng mặt...

Để đề phòng hiện tượng gãy, trật khớp mỏm nha gây liệt tứ chi, gây nguy cơ tử vong, tuyệt đối không được vặn cổ, ấn cổ bệnh nhân, người bệnh tránh nằm gối đầu quá cao. thoái hóa đốt sống cổ rất có thể gây tổn thương vào lỗ tiếp hợp, ảnh hưởng đến rối loạn tuần hoàn não. Do vậy người bệnh cần được thăm khám lâm sàng thần kinh kết hợp với các thăm dò hiện đại khác để phát hiện và xử trí kịp thời.
Điều trị thoái hóa đốt sống cổ: Muốn điều trị hiệu quả, người bệnh cần được loại trừ chứng đau gáy chẩm, đau gáy bả vai, cánh tay, các tổn thương cần phẫu thuật như u hố sau, u tủy cổ... Điều trị bệnh chủ yếu là dùng các thuốc giảm đau thông thường kết hợp với biện pháp trị liệu, xoa bóp vùng gáy, vùng mặt và vùng bụng. Nên dùng thêm vitamin E 400 UI, ngày một viên và uống đều đặn hằng ngày. Cần phải sử dụng điều trị phục hồi chức năng chung của toàn cơ thể (nhất là đối với người cao tuổi) với các hình thức như thư giãn, sinh hoạt câu lạc bộ.
Như đã nói đây là căn bệnh chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố nghề nghiệp gây nên, vì vậy đối với các diễn viên xiếc, những người làm nghề có sự tác động nhiều đến vùng gáy, cổ, sau mỗi ngày làm việc cần được xoa bóp, chăm sóc trực tiếp đến vùng này, không nên quá gắng sức trong công việc. Cần phân phối hợp lý giữa thời gian lao động và nghỉ ngơi, hạn chế mức tối đa những tác động không tốt đến các đốt sống cổ. Khi có những biểu hiện đau, khó vận động vùng cổ cần được thăm khám sớm để có kết quả điều trị tốt nhất.
Triệu chứng và điều trị
Bệnh thường xuất hiện ở người đã qua tuổi trung niên (40-50 tuổi); yếu tố nguy cơ là làm việc ở tư thế cúi, cử động nhiều ở vùng đầu cổ, cường độ lao động cao. Những người dễ bị thoái hóa đốt sống cổ nhất là thợ cấy, thợ cắt tóc, nha sĩ, thợ sơn trần, diễn viên xiếc...
Tùy theo loại bệnh, có thể trong một thời gian dài, người bệnh không thấy có cảm giác khác thường. Sau đó, những triệu chứng sau xuất hiện:
- Các động tác cổ bị vướng và đau; có thể thỉnh thoảng bị vẹo cổ.
- Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.
- Khám chỉ thấy các cử động ở cổ bị hạn chế (nặng); có thể cảm giác cứng gáy, có điểm đau khi ấn vào các gai xương và các mỏm ngang của cột sống cổ, chụp X-quang cột sống cổ thấy mất đường cong sinh lý, hẹp đĩa liên đốt, biến dạng ở thân đốt, có các gai xương.
- Với chứng thoái hóa đốt sống cổ ở cao (đoạn C1- C2 - C4), người bệnh còn có triệu chứng nấc, ngáp, chóng mặt.
Để đề phòng hiện tượng "gãy", trật khớp mỏm nha gây liệt tứ chi hoặc tử vong, người bệnh tuyệt đối không được "vặn", "ấn cổ", không nên nằm gối đầu quá cao.
Thoái hóa đốt sống cổ gây tổn thương vào lỗ tiếp hợp, có thể gây Rối loạn tuần hoàn não. Người bệnh cần được thăm khám lâm sàng thần kinh kết hợp với thăm dò siêu âm để xử trí kịp thời.
Về điều trị, trước tiên, cần loại trừ chứng đau gáy chẩm, đau gáy bả vai, cánh tay do u hố sau, u tủy cổ. Khi đã xác định bệnh, cần điều trị thoái hóa, chủ yếu là dùng thuốc giảm đau thông thường và xoa - gõ vùng gáy, mặt, bụng.
Nên dùng thêm vitamin E (400 UI/ngày), Glucosamin Chondroitin ,Shark Cartilage
Kết hợp điều trị phục hồi chức năng chung của toàn cơ thể (nhất là đối với người cao tuổi) với các hình thức thư giãn, sinh hoạt câu lạc bộ. Đối với người có nghề nghiệp dễ dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ, cần phân phối đều giữa lao động và nghỉ ngơi, thư giãn, các xoa bóp phục hồi chức năng
Các bạn có thể tim hiểu rõ thông tin về bệnh cũng như thuốc chữa tại
Website tham khảm về sản phẩm : Thày thuốc giỏi.vn - http://thaythuocgioi.vn
Website chuyên nghành::Thuốc chữa bệnh.com.vn - http://thuocchuabenh.com.vn
Trung tâm hỗ trợ Tư vân sản phẩm : BV Đa khoa Sông Thương – Đường Lê Lợi – TP Bắc Giang
Hà Nội Tháng 1 năm 2013 : Ts Thiên Quang ĐT 0972690610

Đèn hồng ngoại có trị được bệnh thấp khớp?

Công dụng của đèn hồng ngoại trong việc chữa bệnh đau nhức. Nó có trị được bệnh thấp khớp và thoái hóa đốt sống cổ hay không? Bệnh thoái hóa cột sống cổ có gây đau nhức và tê cánh tay, có thể điều trị bằng y học dân tộc và vật lý trị liệu không? Nếu có thì điều trị tại đâu? (Nguyễn Thanh Rạng – Cái Bè, Tiền Giang)

Trả lời của BS Bạch Long:

Nguyên lý của đèn hồng ngoại về cơ bản là sử dụng lý liệu pháp bằng phương pháp nhiệt. Sức nóng của đèn có tác dụng giảm đau, chống co cứng cơ; làm giãn mạch, tăng chuyển hóa và dinh dưỡng tại chỗ; thường duy trì chiếu đèn trong khoảng thời gian 15-30 phút.

Trong quá trình sử dụng đèn hồng ngoại cần lưu ý khoảng cách chiếu đèn với vùng da được chiếu ở khoảng cách vừa phải tránh đụng vào đèn hoặc để quá gần có thể gây bỏng.

Bệnh thoái hóa đốt sống trải qua các giai đoạn khác nhau của một quá trình thoái hóa như hư sụn cột sống, viêm khớp thoái hóa, viêm khớp tăng sản. Bệnh thường hay gặp ở người trên 40 tuổi, phần lớn do thương tổn của đĩa đệm gây nên.

Trên phim chụp X-quang có biểu hiện của hẹp khe khớp, đặc xương hoặc gai xương. Gai xương thường mọc ở phần rìa của thân đốt sống, từ những gai này có thể tạo thành những cầu xương, khớp tân tạo những gai này khi chèn ép vào rễ thân kinh sẽ gây đau nhức và tê cánh tay vùng nhánh thần kinh đó chi phối.

Về phương diện chẩn đoán và tiên lượng, muốn biết rõ tình trạng thoái hóa cần chụp bằng các phương pháp đặc biệt như chụp đĩa đệm, chụp bao rễ… Thông dụng và tiện lợi nhất hiện nay thường chụp MRI.

Về điều trị: Phụ thuộc vào giai đoạn và mức độ tổn thương của tình trạng thoái hóa mà có thể sử dụng các phương pháp điều trị khác nhau hoặc phối hợp giữa các phương pháp. Trong đó bao gồm bất động, nghỉ ngơi khi bị đau cấp tính; lý liệu pháp bằng phương pháp nhiệt (chiếu đèn hồng ngoại), kéo dãn hay ngoài việc sử dụng thuốc tây có thể vật lý trị liệu: nhiệt liệu pháp, điện liệu pháp, xoa bóp bấm huyệt, châm cứu…

Tác dụng của các phương pháp này chủ yếu là làm giảm đau, điều chỉnh rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn chuyển hóa và rối loạn dinh dưỡng tại chỗ. Thường lý liệu và các giải pháp chữa trị bằng y học dân tộc được phối hợp cùng các phương pháp khác như kéo dãn và các biện pháp điều trị nội khoa ít khi điều trị đơn độc. Hiệu quả của các phương pháp này phụ thuộc vào giai đoạn của thoái hóa cột sống.

Tùy theo nơi cư trú hiện tại, bạn có thể đến các trung tâm lý liệu và y học dân tộc như Viện Y học cổ truyền trung ương (ở Hà Nội và TP.HCM đều có), Y học dân tôc Tuệ Tĩnh, Y học dân tộc quân đội…

Theo Thanh niên

Phát hiện và điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh thường gặp ở những người phải sử dụng nhiều động tác ảnh hưởng đến vùng đầu cổ, gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động cho người bệnh.Khi có những biểu hiện đau, khó vận động vùng cổ, cần được thăm khám sớm để có kết quả điều trị tốt nhất.

Những ai dễ bị thoái hóa đốt sống cổ?

Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở những người có tư thế lao động cúi và sử dụng nhiều động tác ở vùng đầu cổ, có cường độ lao động cao (làm suốt ngày không nghỉ) và thâm niên lao động (tuổi nghề): có thể gặp ở người đi cấy (thoái hóa đốt sống cổ và đốt sống lưng), thợ cắt tóc, bác sĩ chuyên khoa răng, thợ trát vách, thợ sơn trần, diễn viên xiếc…

Ở những người cao tuổi, do quá trình lão hóa các đĩa liên đốt, các thân đốt do tưới máu kém nên dễ xuất hiện bệnh hơn ở người trẻ tuổi. Những người có người thân từng mắc căn bệnh này cũng có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn những người trong gia đình không có người bị bệnh.

Những biểu hiện của thoái hóa đốt sống cổ

Khi mắc bệnh, có thể một thời gian dài người bệnh không thấy có cảm giác khác thường, sau đó có những biểu hiện sau:

- Các động tác cổ bị vướng và đau. Có thể đôi khi người bệnh ở tình trạng vẹo cổ.

- Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng đến tư thế đầu cổ, “tư thế vẹo cổ”, tư thế sái cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.

Cần phân biệt cơn đau của thoái hóa đốt sống cổ với các biểu hiện của u hố sau, u lành tính trong ống sống cổ. Chính vì vậy khi có những biểu hiện khác thường ở đốt sống cổ phải đi khám ở các bác sĩ chuyên khoa thần kinh để có kết luận và hướng điều trị đúng đắn.

Khi mắc bệnh, các cử động ở cổ bị hạn chế, có thể có cảm giác khó quay đầu, cứng gáy, có điểm đau khi ấn vào các gai xương, các mỏm ngang của cột sống cổ. Chụp X quang cột sống cổ thấy mất đường cong sinh lý, hẹp đĩa liên đốt, biến dạng ở thân đốt và thấy có các gai xương.

Thoái hóa đốt sống cổ ở đoạn C1-C2 có liên quan trực tiếp tới quay đầu cổ, tới sự nâng giữ đầu. Nếu thoái hóa ở đoạn C4 sẽ liên quan đến sự vận động của cơ hoành. Khi tổn thương ở đoạn đốt sống này người bệnh còn có biểu hiện nấc, ngáp, chóng mặt…

Để đề phòng hiện tượng gãy, trật khớp mỏm nha gây liệt tứ chi, gây nguy cơ tử vong, tuyệt đối không được vặn cổ, ấn cổ bệnh nhân, người bệnh tránh nằm gối đầu quá cao. Thoái hóa đốt sống cổ rất có thể gây tổn thương vào lỗ tiếp hợp, ảnh hưởng đến rối loạn tuần hoàn não. Do vậy người bệnh cần được thăm khám lâm sàng thần kinh kết hợp với các thăm dò hiện đại khác để phát hiện và xử trí kịp thời.

Để điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ: Muốn điều trị hiệu quả, người bệnh cần được loại trừ chứng đau gáy chẩm, đau gáy bả vai, cánh tay, các tổn thương cần phẫu thuật như u hố sau, u tủy cổ… Điều trị bệnh chủ yếu là dùng các thuốc giảm đau thông thường kết hợp với biện pháp trị liệu, xoa bóp vùng gáy, vùng mặt và vùng bụng. Nên dùng thêm vitamin E 400 UI, ngày một viên và uống đều đặn hằng ngày. Cần phải sử dụng điều trị phục hồi chức năng chung của toàn cơ thể (nhất là đối với người cao tuổi) với các hình thức như thư giãn, sinh hoạt câu lạc bộ.

Như đã nói đây là căn bệnh chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố nghề nghiệp gây nên, vì vậy đối với các diễn viên xiếc, những người làm nghề có sự tác động nhiều đến vùng gáy, cổ, sau mỗi ngày làm việc cần được xoa bóp, chăm sóc trực tiếp đến vùng này, không nên quá gắng sức trong công việc. Cần phân phối hợp lý giữa thời gian lao động và nghỉ ngơi, hạn chế mức tối đa những tác động không tốt đến các đốt sống cổ. Khi có những biểu hiện đau, khó vận động vùng cổ cần được thăm khám sớm để có kết quả điều trị tốt nhất.

Theo BSGĐ

Tự chữa đại tiện ra máu

Ít ai kìm nén được nỗi sợ hãi khi thấy mình đại tiện ra máu. Dù do trĩ chảy máu, nứt hậu môn, viêm hậu môn hay tổn thương niêm mạc trực tràng, kết tràng, triệu chứng này có thể thuyên giảm rất nhanh nhờ một số bí quyết dễ học, dễ tự thực hiện của y học cổ truyền Việt Nam.

Khi đại tiện ra máu, người ta có thể đại tiện phân lỏng hoặc rắn, kèm máu trước hoặc sau phân, màu sắc máu phần lớn là đỏ tươi, có khi là màu sẫm. Khi lượng máu ra nhiều sau đại tiện thì hậu môn cũng đau.

Đông y cho rằng đại tiện ra máu là do tích nhiệt trong ruột hoặc tỳ khí hư tổn không thể điều khiển được máu. Có thể chữa theo cách giảm nhiệt đường ruột, cầm máu và bổ khí huyết.

Xử trí

- Cần tập đi đại tiện đúng giờ. Đại tiện khuôn mềm là tốt.

- Giảm tư thế ép bụng như quỳ. Tránh ngồi lâu, đứng lâu và lao động quá độ.

- Kiêng ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, chất thô nhiều bã, không nên dùng những chất kích thích như rượu, thuốc, cà phê. Cần ăn nhiều thứ làm mát ruột, làm nhờn niêm mạc ruột và những thực phẩm như nước lê tươi, nước ngó sen, nước mã thầy, nước rễ lau (lô can), nước rau câu, củ cải ăn chín, mướp đắng, dưa chuột, cải bắp, lòng đỏ trứng gà, táo tây, chuối tiêu, vừng đen, mộc nhĩ trắng...

- Giữ tâm trạng luôn thoải mái, tránh cáu giận. Nếu hay lo lắng âu sầu sẽ làm niêm mạc ruột co bóp, máu không lưu thông.

- Giảm động phòng, nếu không niêm mạc ruột sẽ bị xung huyết, và xuất huyết ngày một tăng.

- Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ hậu môn để tránh viêm nhiễm vùng niêm mạc hậu môn trực tràng.

Tự chữa

Chữa theo cách ăn:

- Ruột già lợn 250g, hoa hoè tươi 15g, nấu canh ăn.

- Mộc nhĩ trắng 10g, táo đỏ 15g, hầm nhỏ lửa cho nát ra rồi ăn.

Chữa bên ngoài:

- Xông hơi: Cho a giao vào giấm, đợi tan ra, chưng lên thành cao. Mỗi ngày dùng 30g ngâm vào 500g giấm. Sau đó đun nóng lên, sau khi xông xong lấy nước rửa hậu môn, ngày hai lần. Dùng chữa hậu môn bị nứt và trĩ chảy máu.

- Bôi thuốc: Dầu thanh lương trộn với bột chu hoàng 1g, bột ngoài hậu môn. Hoặc lấy dầu lòng đỏ trứng gà bôi vào cửa hậu môn. Cách làm dầu trứng gà: lấy một số lòng đỏ trứng gà cho vào bát sành, đun nhỏ lửa, đợi khi trứng ra dầu là được.

- Buộc thuốc: Ngải dại (lá khao tử) giã nát rồi buộc vào hậu môn.

Các phương pháp khác:

-Xoa bụng hàng ngày vào lúc thức giấc và trước khi ngủ. Xoa theo chiều thuận rồi lại theo chiều ngược chiều kim đồng hồ, mỗi lần 100 vòng.

-Thót đít, mỗi ngày 2-3 lần làm, mỗi lần từ 30-50 cái. Dùng chữa trĩ ra máu.

Điều cần tránh

- Nếu thường xuyên đi ngoài ra máu hoặc thấy phân có dính máu, chữa mãi không khỏi; hoặc thấy trong phân có tổ chức hoại tử, có nhiều chất nhầy, người bệnh không nên bỏ qua mà phải đi bệnh viện khám ngay.

- Do sợ đau hậu môn nên bệnh nhân thường nhịn đại tiện, như vậy càng làm phân thêm táo, sinh nhiệt, càng tăng xuất huyết.

- Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt cần chú ý vệ sinh âm đạo kỹ, nếu không dễ gây viêm niêm mạc cửa hậu môn.

BS. Minh Nguyệt, Khoa học & Đời sống

Những tin tức liên quan

Xoa bóp chữa viêm quanh khớp vai

Viêm quanh khớp vai (viêm bờ vai) là tình trạng viêm các tổ chức phần mềm quanh khớp vai như viêm màng hoạt dịch khớp, gân và dây chằng quanh khớp, bao gân cơ nhị đầu... Bệnh thường gặp ở những người tuổi từ 40 – 60, nam giới mắc nhiều.  Theo Đông y, viêm quanh khớp vai còn gọi là kiên tỷ thống. Nguyên nhân là do phong hàn thấp kết hợp với nhau làm bế tắc sự vận hành khí huyết gây đau; do can thận quá hư tổn và bệnh nội thương làm bế tắc sự vận hành khí huyết mà gây đau hoặc do sang chấn gây huyết ứ lâu ngày mà sinh bệnh.

Biểu hiện nổi bật của viêm quanh khớp vai là tình trạng đau vùng vai và hạn chế vận động vùng khớp vai, đặc biệt là khó nhấc tay lên cao, khó chải đầu, khó gãi được lưng. Bệnh nhân có thể thấy đau lan lên cổ, xuống cánh tay. Đau nhiều về đêm. Tùy theo từng thể bệnh mà mức độ đau và hạn chế vận động khác nhau. Xoa bóp bấm huyệt là một trong những phương pháp góp phần giảm đau, trả lại vận động bình thường cho khớp vai, rất hiệu quả đối với thể viêm quanh khớp vai do lạnh, do thoái hóa đốt sống cổ nhưng chưa chèn ép thần kinh, do chấn thương vùng vai nhưng không tổn thương khớp.  Nên thực hiện đều đặn ngày 1 – 2 lần, trong 7 – 10 ngày. Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo áp dụng.

Huyệt tý nhu.

Người bệnh ngồi trên ghế tựa, người chữa đứng bên cạnh, lần lượt làm các thủ thuật sau:

1. Người chữa tiến hành xoa bóp, lăn, day vùng quanh khớp vai của người bệnh khoảng 5 -10 phút để cho các cơ mềm ra.

2. Day huyệt kiên ngung: Người chữa dùng ngón tay cái bấm mạnh huyệt kiên ngung của người bệnh và day khoảng 3 – 5 phút.

3. Day huyệt kiên trinh: Người chữa dùng ngón tay cái ấn day  huyệt kiên trinh của người bệnh khoảng 3 phút.

4. Day huyệt kiên tỉnh: Người chữa dùng ngón tay cái ấn day huyệt kiên tỉnh của người bệnh khoảng 3 phút.

5. Day huyệt tý nhu: Người chữa dùng ngón tay cái ấn day huyệt tý nhu của người bệnh khoảng 3 phút.

6. Day huyệt thủ tam lý: Người chữa dùng ngón tay cái ấn day huyệt thủ tam lý của người bệnh trong khoảng 3 phút.

7. Day huyệt hợp cốc: Người chữa dùng ngón tay cái ấn day huyệt hợp cốc của người bệnh trong 3 phút.

8. Ấn a thị huyệt: Tay cái người chữa ấn vào điểm đau nhất của người bệnh  với một lực mạnh thích hợp.

Huyệt kiên tỉnh.

9. Lắc vai: Người chữa một tay cố định trên khớp vai bị đau, tay kia nắm cổ tay bệnh nhân quay vòng từ từ tăng dần từ nhẹ đến mạnh mỗi chiều khoảng 10 vòng.

10. Trấn động vai : Một tay người chữa cố định trên khớp vai bị đau của người bệnh, tay kia nắm lấy cổ tay bệnh nhân vừa kéo dãn vừa rung trong khoảng vài chục giây, làm như vậy 3 lần.

11. Vò xát vai: Người chữa lấy hai bàn tay vò xát khớp vai người bệnh đến khi nóng lên là được.

12. Nâng vai: Một tay người chữa nắm vào khớp vai của người bệnh, tay kia cầm vào cổ tay bên vai đau của người bệnh nâng về phía trước lên cao quá đầu rồi đưa về phía sau, hoặc đưa về phía ngực.

Lưu ý: - Thủ pháp xoa bóp cần tuân thủ nguyên tắc: tác động từ xa đến gần vùng đau, điểm đau, từ chậm đến nhanh, từ nông đến sâu, từ nhẹ đến nặng tới ngưỡng mà bệnh nhân chịu đựng được.

- Để phòng bệnh cần tránh gió lạnh, ẩm thấp, khi ngủ nên đắp chăn cao quá vai.

- Hằng ngày nên tăng cường tập luyện chức năng khớp vai như dang tay, giơ tay, khép tay, đưa tay ra trước và ra sau, quay tay.

- Điều trị kịp thời các bệnh lý ở khớp vai.

Huyệt hợp cốc.

Vị trí huyệt:

Kiên ngung: ở giữa mỏm cùng vai và mấu chuyển lớn xương cánh tay. Hoặc dang cánh tay thẳng huyệt ở chỗ lõm phía trước ngoài khớp, mỏm cùng - xương đòn.

Kiên trinh: khép cánh tay, huyệt ở trên điểm đầu sau nếp nách 2 tấc.  Hoặc ở chỗ lõm ở đầu khớp vai khi dang tay ra.

Kiên tỉnh: ở điểm giữa đường nối huyệt đại chùy (đốt sống cổ 7) và mỏm cùng vai.

Tý nhu: trên khuỷu tay 7 thốn. Huyệt ở đầu cuối của cơ tam giác cánh tay, trên đường nối huyệt khúc trì và kiên ngung.

Thủ tam lý: dưới huyệt khúc trì 2 tấc (dưới đầu vân ngang ngoài khuỷu tay 2 tấc).

Hợp cốc: khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ và ngón cái.

Lương y Đình Thuấn

NÉOAMINE điêu trị :Thoái hóa đốt sống cổ ,thoái hóa khớp,dính khớp

NÉOAMINE điêu trị :Thoái hóa đốt sống cổ ,thoái hóa khớp,dính khớp

Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng viêm dày và lắng tụ canxi ở các dây chằng dọc ống sống gây hẹp các lỗ chui ra của các rễ thần kinh gây đau mỏi tê, lâu dần gây yếu liệt các nơi mà rễ thần kinh này chi phối. Việc chén ép rễ thần kinh và tủy sống còn có thể do sự thoát vị của các nhân đĩa đệm chèn vào tủy sống, nếu nặng có thể gây yếu, liệt chi. Bệnh thường xuất hiện ở người đã qua tuổi trung niên (40-50 tuổi); yếu tố nguy cơ là làm việc ở tư thế cúi, cử động nhiều ở vùng đầu cổ, cường độ lao động cao. Những người dễ bị thoái hóa đốt sống cổ nhất là thợ cấy, thợ cắt tóc, nha sĩ, thợ sơn trần, diễn viên xiếc...Tùy theo loại bệnh, có thể trong một thời gian dài, người bệnh không thấy có cảm giác khác thường. Sau đó, những triệu chứng sau xuất hiện:Các động tác cổ bị vướng và đau; có thể thỉnh thoảng bị vẹo cổ.Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.đau, tê, nhức mỏi cổ gáy, hai vai, có lúc lan dọc hai cánh tay nhất là khi thời tiết thay đổi. Đặc biệt, do thoái hóa đốt sống cổ nên chị bị cả thiểu năng tuần hoàn não. Đầu chị lúc nào cùng nặng nề, u uất, nhiều lúc còn chóng mặt nữa. - Khám chỉ thấy các cử động ở cổ bị hạn chế (nặng); có thể cảm giác cứng gáy, có điểm đau khi ấn vào các gai xương và các mỏm ngang của cột sống cổ, chụp X-quang cột sống cổ thấy mất đường cong sinh lý, hẹp đĩa liên đốt, biến dạng ở thân đốt, có các gai xương. - Với chứng thoái hóa đốt sống cổ ở cao (đoạn C1- C2 - C4), người bệnh còn có triệu chứng nấc, ngáp, chóng mặt Thoái hóa đốt sống cổ gây tổn thương vào lỗ tiếp hợp, có thể gây rối loạn tuần hoàn não. Người bệnh cần được thăm khám lâm sàng thần kinh kết hợp với thăm dò siêu âm để xử trí kịp thời.Về điều trị, trước tiên, cần loại trừ chứng đau gáy chẩm, đau gáy bả vai, cánh tay do u hố sau, u tủy cổ. Khi đã xác định bệnh, cần điều trị thoái hóa, chủ yếu là dùng thuốc giảm đau thông thường và xoa - gõ vùng gáy, mặt, bụng.Nên dùng thêm vitamin E (400 UI/ngày). Kết hợp điều trị phục hồi chức năng chung của toàn cơ thể

.Chủ trị dùng NÉOAMINE

Viên nén bao phim Neosamine được kết hợp bởi các hoạt chất, trong đó hai chất có tác dụng chính là glucosamin và chondroitin.

-Chondroitin là một polysaccharid, dưới dạng glycosaminoglycan (GAG) được chiết suất từ sụn của cá mập (the Shark fin cartilage) tham gia vào cấu trúc màng tế bào, có trong thành phần của sợi chun các mạch máu lớn và chiếm tỷ lệ lớn trong chất căn bản của mô sụn và xương, đảm bảo cho sụn xương có độ chắc và tính đàn hồi cao. Chondroitin tham gia vào quá trình tái tạo mô sụn, xương. Tác dụng ngăn ngừa sự thoái hoá tế bào, duy trì tính đàn hồi của các cấu trúc có nhiều sợi chun (như gân, cơ, dây chằng) bằng các ức chế men elastase, đồng thời, kích thích quá trình tổng hợp proteoglycan bởi các tế bào sụn. Chondroitin cũng tham gia vào việc duy trì các hoạt động sinh lý của mắt, như: ổn định nồng độ oxy, duy trì lượng nước mắt ở mức bình thường, nhất là ở mắt những người trên 40 tuổi (thường có các túi mỡ ở dưới mắt).Chondroitin sulfat có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là bệnh viêm xương khớp (osteo-arthritis). Cơ chế tác dụng của chondroitin sunfat trong việc làm giảm bệnh lý xương khớp là bảo vệ khớp (chondroprotective action) bằng cách ức chế các enzym có vai trò phá hủy sụn và kích thích tăng hoạt các enzym có vai trò xúc tác phản ứng tổng hợp acid hyaluronic (là chất giúp khớp hoạt động tốt).

-Glucosamine là một amino-monosaccharide, nguyên liệu để tổng hợp proteoglycan, khi vào trong cơ thể nó kích thích tế bào ở sụn khớp tăng tổng hợp và trùng hợp nên cấu trúc proteoglycan bình thường. Kết quả của quá trình trùng hợp là muco-polysaccharide, thành phần cơ bản cấu tạo nên đầu sụn khớp. Glucosamine sulfate đồng thời ức chế các enzym phá hủy sụn khớp như collagenase, phospholinase A2 và giảm các gốc tự do superoxide phá hủy các tế bào sinh sụn. Glucosamine còn kích thích sinh sản mô liên kết của xương, giảm quá trình mất calci của xương.

Do glucosamine làm tăng sản xuất chất nhầy dịch khớp nên tăng độ nhớt, tăng khả năng bôi trơn của dịch khớp. Vì thế glucosamine không những giảm triệu chứng của thoái khớp (đau, khó vận động) mà còn ngăn chặn quá trình thoái hóa khớp, ngăn chặn bệnh tiến triển.

Ðó là thuốc tác dụng vào cơ chế bệnh sinh của thoái khớp, điều trị các bệnh thoái hóa xương khớp cả cấp và mãn tính, có đau hay không có đau, cải thiện chức năng khớp và ngăn chặn bệnh tiến triển, phục hồi cấu trúc sụn khớp.

Ch ủ tr ị

- Tất cả các dạng viêm khớp ,dính khơp (viêm xương khớp, thấp khớp, viêm khớp tuổi thiếu niên).

- Chấn thương thể thao như chấn thương gân, dây chằng và sụn.

- Viêm hoạt dịch, viêm gân, viêm khớp, đau và sưng.• Viêm mô tế bào (phá huỷ collagen).

- Rối loạn thoái hoá collagen.• Thoái hoá cột sống ,thoái hóa đốt sống cổ

- Đau do thoái hóa khớp, viêm khớp cấp hoặc mãn tính, loãng xương.Tái tạo mô sụn khớp.

- Trung tâm Tư vân và phân phối sản phẩm

- Bệnh viên đa khoa Sông Thương -Ts Thienquang: ĐT :0972690610

- Nhà phân phối :Công ty Phú Hải : DT 02403856218

- Web: http://thuocchuabenh.net - Emall : [email protected]

- Trung tâm Tư vân và phân phối sản phẩm Tại TP Hà Nội :

- Chi nhánh số 1:Phòng khám chuyên khoa -Thạc sỹ ,bác sỹ Nguyễn Huy Cường

- Địa chỉ :Số nhà 01-Ngõ 133 - Phố Thái Hà - Đống Đa – HN

- Chi nhánh số 2 :Nhà thuốc 167 - Phố Bạch Mai - Đống Đa - HN