Lưu trữ cho từ khóa: thở khò khè

Thuốc hen suyễn có thể gây sốc cho trẻ

Loại thuốc để làm giảm triệu chứng ngáy và thở khò khè ở những người bị hen suyễn có thể là nguyên nhân khiến cho bệnh nhi phải nhập viện – đó là cảnh báo mới đây của cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết, đó có thể là do chất beta  hoặc LABA – chất dẫn xuất có trong thuốc chữa hen suyễn kết hợp với corticosteroid – thành phần chính của loại thuốc dùng để xịt mỗi khi khó thở. Những cảnh báo này cũng đã được khuyến cáo cho trẻ em và thanh - thiếu niên khi sử dụng corticosteroid dạng hít.  Nhưng  một số trẻ em và người lớn bị hen suyễn có quy định dùng LABA để thư dãn các cơ xung quanh đường thở và ngăn ngừa các triệu chứng như thở khò khè. Nhưng cũng có bằng chứng cho thấy sử dụng lâu dài của các loại thuốc có thể làm tăng nhẹ nguy cơ của các triệu chứng nghiêm trọng bất ngờ.

Báo cáo của FDA kết hợp dữ liệu an toàn từ hơn 100 nghiên cứu, trong đó có khoảng 600.000 người bị bệnh hen suyễn. Các thử nghiệm ban đầu đã được thực hiện với các Cty dược có dùng LABA để sản xuất thuốc chữa bệnh, trong đó có thuốc foradil của  Merck và  serevent của GlaxoSmithKline.

So với các bệnh nhân không dùng thuốc có chứa LABA  thì những người dùng LABA có nguy cơ cao hơn 27% phải cấp cứu, đặt nội khí quản và trong số ít trường hợp có thể tử vong. Đối với trẻ từ 4 – 11 tuổi thì nguy cơ này còn cao hơn, tới 67%. Theo cơ quan cảnh báo và kiểm soát nguy cơ bệnh tật ở Mỹ, hằng năm con số bệnh nhi bị hen suyễn tăng trung bình là  7 triệu trẻ (khoảng 9%). Do vậy, các nhà khoa học khuyến cáo phải hết sức cẩn trọng khi dùng thuốc cho trẻ, tốt nhất là phải có sự tham vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Meo.vn (Theo Laodong)

Trẻ sơ sinh bị mềm sụn thanh quản

Đây là một khiếm khuyết bẩm sinh nhưng triệu chứng xuất hiện thường là khi trẻ 4 – 6 tuần tuổi. Tuy nhiên, cũng có trẻ bị sớm hơn hoặc muộn hơn.

Con mình được gần 3 tuần tuổi, theo chẩn đoán của các bác sĩ bệnh viện Nhi thì con mình bị mềm sụn thanh quản. Cháu thở rít, thở khò khè nhưng không khó thở, ngủ yên và môi hồng. Mặc dù theo thông tin mình được biết thì căn bệnh này sẽ tự khỏi khi trẻ lớn dần, nhưng mình vẫn rất lo.

Mềm sụn thanh quản là khiếm khuyết bẩm sinh khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Hiểu một cách đơn giản thì cấu trúc sụn thanh quản ở trẻ nhỏ chưa hoàn thiện nên các mô sụn bị ép và sa vào đường thở dẫn đến hiện tượng bé thở có tiếng rít, khò khè.


Nếu trẻ bị mềm sụn thanh quản dẫn đến sụt cân, ngưng thở, bỏ bú, sặc sữa… thì phải đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được hỗ trợ kịp thời.(Ảnh minh họa).

Đây là một khiếm khuyết bẩm sinh nhưng triệu chứng xuất hiện thường là khi trẻ 4 – 6 tuần tuổi. Tuy nhiên, cũng có trẻ bị sớm hơn hoặc muộn hơn.

Có trên 99% sẽ dần dần tự khỏi mà không cần điều trị, đa số sẽ hết khò khè khi được 2 tuổi. Tiếng khò khè sẽ tăng trong 6 tháng đầu sau sinh vì lượng khí trẻ hít thở sẽ tăng theo tuổi. Sau tuổi đó tiếng khò khè không tăng nữa và giảm dần rồi biến mất.

Trẻ sẽ được khuyến cáo phẫu thuật nếu điều này khiến trẻ khó bú, kém tăng cân và phát triển.

Sau đây là một số lưu ý khi con bạn bị mềm sụn thanh quản:

•    Luôn giữ phòng ngủ của trẻ thoáng khí và sạch sẽ giúp bé thở dễ dàng hơn.

•    Không nên cho trẻ nằm ngửa vì dưới tác dụng của trọng lực, lớp mô sụn thanh quản càng sa vào đường thở khiến trẻ thở khò khè hơn. Với trẻ nhũ nhi, bạn nên cho trẻ nằm nghiêng, còn với trẻ lớn hơn thì bé sẽ tự nằm theo tư thế mà bé cảm thấy dễ thở nhất.

•    Một số trẻ bị mềm sụn thanh quản sẽ rất khó bú. Vì thế mẹ cần phải tỉnh táo khi cho con bú để điều chỉnh lượng sữa vừa phải với sức bú của trẻ.

•    Trẻ bị mềm sụn thanh quản hay thở bằng miệng khi ngủ nên bạn phải bôi kem dưỡng da vùng môi để tránh hiện tượng khô, nứt nẻ. Trước khi đi ngủ bạn luôn phải làm vệ sinh mũi cho trẻ bằng dung dịch muối sinh lý để trẻ hạn chế thở bằng miệng.

•    Hạn chế tối đa các bệnh liên quan đến đường hô hấp vì trẻ bị mềm sụn thanh quản càng thở khò khè hơn khi mắc thêm các bệnh này.

•    Luôn khám và theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ theo định kỳ. Nếu trẻ bị mềm sụn thanh quản dẫn đến sụt cân, ngưng thở, bỏ bú, sặc sữa… thì phải đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được hỗ trợ kịp thời.

Meo.vn (Theo Eva)

90% bệnh nhân ung thư phổi do hít khói thuốc lá

Thống kê của BV K (Hà Nội) cho thấy, hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư phổi, có đến 90% bệnh nhân ung thư phổi là do hít chất độc này vào người.

Ghi nhận tại Hà Nội, ung thư phổi chiếm 20%, đứng đầu trong hàng trăm loại ung thư. Đa số các bệnh nhân ung thư phổi đã hút hơn 10 điếu thuốc lá/ngày trong 20 năm. Số bệnh nhân còn lại bị ung thư phổi không hút thuốc nhưng đã hít phải một lượng đáng kể khói thuốc lá của người khác hút.


Ảnh minh họa.

 

Những công nhân tiếp xúc với bụi silic (trong quá trình luyện thép, niken, crôm, khí than) cũng có nguy cơ cao bị ung thư phổi và nguy cơ này sẽ tăng gấp nhiều lần nếu những người này đồng thời có hút thuốc lá.

Theo các bác sĩ, triệu chứng hay gặp nhất của ung thư phổi là ho kéo dài, thở ngắn, ho có đờm lẫn máu, đau ngực…. Một thời gian sau bệnh nhân có thể gầy sút, mệt mỏi, thở nông, khản giọng, khó nuốt, đau xương, thở khò khè và tràn dịch màng phổi. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng cho biết, cũng có khoảng 13% bệnh nhân không biểu hiện bất cứ một triệu chứng nào khi khối u của họ được phát hiện.

Hiện đã có nhiều phương pháp điều trị ung thư phổi như đưa chất đồng vị phóng xạ vào phế quản, điều trị bằng tia xạ, laser, các thuốc hóa chất mới, những nghiên cứu sinh học phân tử cũng đang được tiến hành và đạt kết quả khá khả quan. Sau khi được chẩn đoán, điều trị có khoảng 10% bệnh nhân sống thêm được 5 năm.

Để phòng chống bệnh ung thư phổi, các chuyên gia khuyến cáo yếu tố quan trọng nhất là làm giảm số người hút thuốc lá bởi lẽ, 90% bệnh nhân ung thư phổi có liên quan trực tiếp đến hút thuốc là và do vậy có thể phòng tránh được. Tỷ lệ chết giảm xuống rõ rệt ở bệnh ung thư phổi sau khi họ ngừng hút thuốc lá. Bên cạnh đó cần cải thiện vệ sinh công nghiệp, tránh tiếp xúc với bụi silic…

Meo.vn (Theo LĐO)

Viêm phổi kéo dài vì nuốt bóng đèn

Theo tin từ Bệnh viện Nhi đồng 1, Bé P. T. A., 20 tháng tuổi, nhà ở Mỏ Cày, Bến Tre do nuốt bóng đèn gây viêm phổi nặng kéo dài, có nhiều mục đục ở cuống phổi bên trái...

Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Thoa cho biết, cháu A. nhập viện bệnh viện Nhi Đồng 1 vì ho đã 30 ngày Bé ho và sổ mũi liên tục, thở khò khè khi ngủ.


Gia đình cháu A. cho biết, cháu bị ho nhiều gia đình cho cháu uống thuốc có giảm nhưng sau đó lại bị tái lại. Cứ hết thuốc gia đình lại cho cháu đi khám và mua thuốc, rồi nhập vịện tiêm thuốc tại địa phương nhưng không khỏi nên đã đưa đến bệnh viện Nhi đồng 1. Tại bệnh viện, các bác sĩ thấy cháu có những dấu hiệu nghi viêm phổi và cho chụp phim X quang phổi.

Kết quả là tình trạng phổi bị viêm ở cả 2 bên, bên phổi trái còn bị xẹp một phần. Chụp phim kiểm tra lại giúp xác định được có hình ảnh vật kim khí trong lồng ngực bên trái.

Nội soi đường thở thì thấy có nhiều mủ đục ở cuống phổi bên trái. Ở giữa ổ mủ gắp ra được một bóng đèn điện nhỏ, lọai đèn trang trí làm đẹp nhà cửa.

Khi phát hiện có kim khi trong phổi, mẹ cháu A. mới nhớ lại đã để cháu nhặt chơi bóng đèn trong lúc cả nhà đang chuẩn bị ngày Lễ vừa qua. Sau khi cháu ngậm nuốt phải không thấy có biểu hiện gì lạ nên không đưa đi khám bệnh.

Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Thoa cảnh báo, để đề phòng tai nạn nuốt dị vật ở trẻ em nhỏ, các bậc phụ huynh phải luôn để mắt đến bé trong lúc chơi, nhất là trong lúc dọn dẹp, trang hòang nhà cửa. Không cho trẻ chơi bất kỳ vật nhỏ nào không để trẻ nuốt phải khi vô tình đưa vào miệng ngậm mút. Nếu phát hiện hoặc nghi ngờ trẻ nuốt vật lạ vào miệng phải đưa đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

Meo.vn (Theo Vnmedia)

Bệnh viêm phế quản chữa khỏi hẳn được không?

Thưa bác sĩ,

Em tên Thái, 22 tuổi (nam), cân nặng: 55 kg, chiều cao 1,66 m. Gần đây em khó thở nhiều, đi khám kết quả là em bị viêm phế quản. Xin bác sĩ cho biết, bệnh viêm phế quản chữa khỏi hẳn được không ạ, thường thì bao lâu mới khỏi?

(Thái - Kiến Xương, Thái Bình)

http://9minh.com/wp-content/uploads/2011/08/hwkb17_090.jpg
Ảnh Internet

Trả lời:

Thái thân mến,

Viêm phế quản (VPQ) xảy ra khi niêm mạc của các phế quản trong phổi bị viêm. Niêm mạc phế quản bị kích thích sẽ phồng và dầy lên và làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản, sẽ gây ra ho và có thể kèm theo đờm (đàm) đặc.

Bệnh diễn tiến theo 2 dạng: cấp tính (kéo dài ngắn hơn 6 tuần) và mạn tính (ho khạc lâu ngày, ít nhất là 3 tháng trong một năm và đã kéo dài 2 năm liên tục, sau khi loại trừ các nguyên nhân khác: lao, áp-xe, giãn phế quản…)

Viêm phế quản cấp tính bao gồm các triệu chứng ho có đờm và thỉnh thoảng có kèm nhiễm trùng đường hô hấp trên, đa số trường hợp có nguyên nhân ban đầu do virus (đôi khi còn do vi khuẩn) tấn công vào lớp niêm mạc của phế quản.

Những triệu chứng như viêm, tăng tiết dịch gây ra khó thở, thở khò khè là do cơ thể phản ứng chống lại sự nhiễm khuẩn.

Do nguyên nhân là siêu vi nên bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày hoặc 1 tuần mà không cần dùng kháng sinh

Điều trị thông thường cho VPQ cấp tính bao gồm nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ngưng hút thuốc, tránh bị xúc động. Nếu bạn có sức khỏe tốt thì niêm mạc đường hô hấp sẽ trở về bình thường sau khi hồi phục từ nhiễm trùng hô hấp kéo dài trong vài ngày.

Viêm phế quản mạn tính là bệnh diễn tiến nặng và kéo dài, bắt đầu là ho và khạc đờm, đờm ngày càng nhiều khi bệnh tiến triển lâu ngày, hay khí có thêm biến chứng giãn phế quản hoặc áp-xe hóa.

Các đợt ho đờm thường xảy ra lặp đi lặp lại, ban đầu 4-5 lần một năm, mỗi lần 10-15 ngày, về sau thường xuyên và kéo dài hơn. Ở giai đoạn muộn hơn có xuất hiện khó thở (lúc đầu chỉ là cảm giác “trống hơi” nặng nề như bị đè nén trong ngực).

Ô nhiễm môi trường; tiếp xúc với khói bụi, nghiện thuốc lá nặng... là những nguyên nhân chính gây nên VPQ mạn.

Ngoài ra, nhiều đợt VPQ cấp lặp đi lặp lại kéo dài sẽ làm suy yếu và gây kích thích ở phế quản dẫn đến VPQ mạn tính.

Về nguyên tắc, điều trị VPQ mạn cần đạt được 3 mục tiêu: chống nhiễm khuẩn mới; phục hồi lưu thông không khí; chống nguy cơ suy hô hấp.

Em khó thở nhiều và đã được chẩn đoán là viêm phế quản, em nên xem lại bệnh của em là cấp hay mạn vì mỗi loại sẽ có trị liệu và kết quả khác nhau. Bệnh sẽ khỏi hẳn nếu như các nguyên nhân gây bệnh được loại bỏ hoàn toàn.

Chúc em mau khỏi bệnh!

Meo.vn (Theo alobacsi)

Thở nhanh: Dấu hiệu trẻ bị viêm phổi

Cứ một năm, một em bé dưới 5 tuổi có thể bị 5-8 lần nhiễm khuẩn hô hấp. Trẻ dưới 12 tháng càng có nguy cơ bệnh nặng hơn. Phát hiện bệnh viêm phổi ngay tại nhà không khó: Trẻ thở nhanh.

Ngày 5/7, bé Đào Thị N., 10 tháng tuổi ở Đắk Nông, vào điều trị tại Khoa Hô hấp, BV Nhi Đồng 1 vì viêm phổi. Bé thở khò khè, ho hơn một tháng, thở co lõm 50 lần/phút, tím tái, ói sau ho. Các bác sĩ đã phải cho bé thở ô xy.

Người nhà bé N. cho biết, lần đầu tiên bé nhập viện vì viêm phổi lúc 3 tháng tuổi, cứ mỗi 5-10 ngày bé lại tái nhập viện. Ở nhà, bé ho nhiều, khó thở, nôn. Mẹ bé tự phát hiện bé thở nhanh, bụng luôn phập phồng, ngực bị lõm sâu xuống.

Cùng nhập viện vào ngày hôm ấy, còn có bé Lý Thế N., 7 tuổi, ngụ tại Tân Phú (TP.HCM). Bé bị viêm phổi 2 bên. Đến ngày thứ 3-4 của bệnh, bé N. vẫn còn sốt, đau bụng liên tục, đau ngực. Qua kiểm tra, nhịp thở của bé nhanh đến 60 lần/phút. Cánh mũi phập phồng, co kéo.

Thở nhanh: Trẻ đã bị viêm phổi

BS. Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp – BV Nhi Đồng 1, cho biết, theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization – WHO), trong một năm, một em bé dưới 5 tuổi có thể bị từ 5-8 lần nhiễm khuẩn hô hấp. Trẻ dưới 12 tháng càng dễ bệnh nặng hơn vì do sức đề kháng chưa hoàn chỉnh. Số bệnh nhi nhập viện và có nguy cơ tử vong cũng nằm trong nhóm trẻ sơ sinh.

Nhiễm khuẩn hô hấp là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 12 tháng. Bệnh thường có biểu hiện là ho dưới 30 ngày. Nhiễm khuẩn hô hấp có hai loại. Một, nhiễm khuẩn hô hấp trên (viêm nhiễm vùng tai mũi họng) thường do siêu vi, nếu chăm sóc tốt, đa số sẽ tự khỏi. Hai, nhiễm khuẩn hô hấp dưới gồm viêm phế quản, viêm phổi… Miền Nam vào thời điểm giao mùa, là điều kiện thuận lợi để các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp gia tăng, đặc biệt là viêm phổi.

“Hiện nay, trung bình mỗi ngày, Khoa Hô hấp tiếp nhận trên dưới 20 bệnh nhân viêm phổi mới. Trong đó nhiều ca nặng phải hỗ trợ hô hấp, thở ôxy. Viêm phổi thường là nguyên nhân nhập viện và từ vong hàng đầu ở trẻ em”, BS. Tuấn nói.

Tuy nhiên, theo BS. Tuấn, phát hiện viêm phổi tại nhà không khó. “Thở nhanh” là triệu chứng sớm nhất, hơn cả việc thăm khám hơi thở thông qua tai nghe, và kết quả chụp X-quang. Người nhà chỉ cần có một đồng hồ có kim giây, và chú ý theo dõi nhịp thở của trẻ, khi trẻ nằm yên, không quấy khóc. Một nhịp thở tương đương với bụng trẻ nhấp nhô lên – xuống.

“Trẻ dưới hai tháng, thở nhanh khi nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên. Trẻ từ 2 tháng đến dưới 12 tháng, thở nhanh với 50 lần/phút trở lên. Còn đối với trẻ từ 12 tháng đến dưới 5 tuổi, 40 lần/phút trở lên là thở nhanh. Thở co lõm lồng ngực, nghĩa là khi trẻ hít vào, phần dưới lồng ngực sẽ bị lõm vào thay vì nở ra như bình thường. Mọi trường hợp viêm phổi ở trẻ dưới 2 tháng đều nặng và cần phải nhập viện,” BS. Tuấn hướng dẫn.

Tự điều trị kháng sinh: Nguy hiểm

Một sai lầm thường gặp là khi trẻ ho, cha mẹ thường quấn khăn hay chăn để giữ ấm cho trẻ và tránh gió. Nhưng điều đó càng khiến cho các bậc cha mẹ thường không phát hiện được thời điểm con bắt đầu khó thở để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.

“Ngoài ra, mỗi khi trẻ ho, cha mẹ thường tự ý lạm dụng kháng sinh, nhất là dùng các thuốc giảm ho của người lớn. Điều đó sẽ đưa đến rất nhiều bất lợi: kháng sinh trong các trường hợp cảm ho thông thường không hiệu quả trong việc ngừa viêm phổi, tốn kém, thuốc sẽ dẫn đến tác dụng phụ thậm chí là ngộ độc thuốc, đặc biệt là nảy sinh ra vấn đề kháng thuốc về sau,” BS. Tuấn cảnh báo.

Chính vì vậy, cách chăm sóc trẻ bị ho, cảm lạnh tại nhà là tiếp tục cho trẻ ăn hoặc bú nhiều lần hơn. Ngoài ra, trẻ cần được uống đủ nước, làm thông thoáng mũi, giảm ho và đau họng bằng thuốc nam an toàn (theo chỉ định của lương y).

Trẻ cần phải đươc đưa đến bệnh viện ngay khi có một trong những dấu hiệu sau: Khó thở hơn, thở nhanh hơn, bỏ bú hoặc bú kém (trẻ dưới 2 tháng), không uống được (trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi), co giật, ngủ li bì khó đánh thức, thở có tiếng rít, suy dinh dưỡng nặng.

Đặc biệt, trẻ dưới 2 tháng tuổi, sốt hoặc hạ nhiệt đột ngột, thở khò khè cũng là dấu hiệu nguy hiểm.

Theo VietNamNet

Khói hương có thể gây ung thư

Cây hương (nhang) là nét văn hóa truyền thống gắn chặt với đời sống tâm linh của người Việt Nam. Theo các nhà khoa học, việc đốt hương cũng có thể gây ngộ độc cho người.

Ngày rằm, lễ tết... hương lại càng được sử dụng nhiều. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, việc đốt hương cũng có thể gây ngộ độc cho người.

Chị Nguyễn Thu Hương, tập thể Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội mấy hôm nay than phiền, cậu con trai của chị lên cơn ho dữ dội, tiếng thở khò khè và có cơn rít. Đến thăm khám tại bệnh viện, bác sĩ cho biết, con chị đã bị hen phế quản dạng cấp do hít phải khí độc.

Tìm hiểu nguyên nhân thì được biết, chị thường đốt hương trong nhà ở tập thể khá chật hẹp. Vì thế, khói hương không thoát ra được cứ luẩn quẩn khiến nhà rất ngột ngạt. Bác sĩ cho biết, con trai chị phải nằm viện và gia đình phải tạo sự thông thoáng trong nhà thì mới mong giữ sức khỏe cho cả gia đình.

Hương cuốn tàn gây độc nhất

Hiện nay, hầu như thị trường rất ưa chuộng loại hương cuốn tàn (loại hương thắp lên để, thân cuốn cong) vì nhiều người cho rằng, như vậy mới có lộc. Tuy nhiên, để có được loại hương cuốn tàn, nhà sản xuất đã phải tẩm hóa chất axít photphoric (H3PO4) để ngâm tăm hương.   Tăm sử dụng cật tre, sau khi chẻ nhỏ, sẽ ngâm trong hóa chất này một ngày, sau đó nhuộm màu (đỏ, xanh, vàng...) và phơi khô rồi mới cuốn bột mùn. Bột mùn được tạo thành từ mùn gỗ xay nhỏ, tẩm hương thơm hóa chất, thường là mùi trầm. Trước đây, người sản xuất sử dụng trầm để tạo mùi, nay do trầm khan hiếm và để hạ giá thành, người ta thay bằng hương trầm nhân tạo nên rất độc cho sức khỏe con người.

PGS.TS Trần Hữu Hoan, Viện Hóa học Công nghiệp cho biết, về nguyên lý khoa học, mùi thơm được tạo thành bởi những vòng benzen, vòng thơm này khi phát tán có khả năng bẻ gẫy cấu trúc tế bào (nguyên nhân gây ung thư). Khi đốt cháy, chất độc còn tác động lên bề mặt của đường hô hấp, dẫn đến viêm hô hấp mạn tính.

Các nhà khoa học khuyến cáo, giống như khói thuốc lá và khói củi, khói hương có chứa các hoạt chất độc hại, chất đốt và các hợp chất hữu cơ như benzene, toluene, xylenes, aldehydes và polycyclic aromatic hydrocarbons có nguy cơ làm hại đến sức khỏe.

Mở cửa thông thoáng khi thắp hương

BS Lê Thu Hương, Trung tâm y tế quận Tây Hồ khuyến cáo, người già, trẻ nhỏ và đặc biệt là những người có tiểu sử bệnh hô hấp, hen suyễn cần tránh những nơi có khói hương.

Nơi thờ cúng nên để ở chỗ thoáng, khi thắp hương nên mở hết các cửa để khói hương có điều kiện phát tán nhanh, không tích tụ trong nhà. Tốt nhất nên thắp từ 1- 3 nén hương chứ không nên thắp quá nhiều.

Bên cạnh đó, không cắm chân hương vào đồ ăn để cúng (thói quen của rất nhiều người) vì chân hương được tẩm hóa chất sẽ dẫn truyền vào thức ăn, dễ gây ngộ độc.

Ung thư phổi và những điều nên biết

Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong những bệnh nhân ung thư ở nam giới. Ở Việt Nam theo số liệu ghi nhận tại một số vùng ung thư phổi đứng hàng đầu và chiếm 20% trong tổng số hàng trăm loại ung thư.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Các triệu chứng nhận biết

Triệu chứng hay gặp nhất của ung thư phổi là ho kéo dài. Thở ngắn, ho có đờm lẫn máu và đau ngực cũng có thể là dấu hiệu chỉ điểm của ung thư phổi. Một thời gian sau bệnh nhân có thể gầy sút, mệt mỏi, thở nông, khàn giọng, khó nuốt, đau xương, thở khò khè và tràn dịch màng phổi.

Cần chú ý rằng có khoảng 13% bệnh nhân không biểu hiện bất cứ một triệu chứng nào như trên khi khối u của họ được phát hiện.

Phương pháp phát hiện

Có nhiều kỹ thuật được sử dụng để phát hiện ung thư phổi. Ung thư phổi thường được phát hiện đầu tiên bằng chụp Xquang lồng ngực. Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực có thể xác định chính xác hơn vị trí của khối u, kích thước và biết được khối u đã phát triển ra ngoài phổi hay chưa. Có thể chẩn đoán bằng cách sinh thiết, phương pháp sinh thiết thông thường nhất là dùng ống nội soi phế quản. Đưa một ống nhỏ, mềm, dẻo qua mũi hay miệng sau khi đã gây tê, đi qua khí quản vào phổi. Phương pháp này được sử dụng trên 80% bệnh nhân và 2/3 có kết quả sinh thiết dương tính. Xét nghiệm đờm tìm tế bào ung thư chỉ có 1/3 số ca có kết quả dương tính. Nếu khối u ở rìa phổi hay ở xa phế quản thì nội soi phế quản hay xét nghiệm đờm có thể không phát hiện được. Hoặc dùng một kim nhỏ xuyên qua thành ngực vào vùng bất thường sau khi đã gây tê tại chỗ. Phương pháp này chẩn đoán được trên 90% bệnh nhân. Đôi khi cần thiết phải tiến hành sinh thiết thêm nếu các phương pháp trên không thành công. Những mẫu sinh thiết lấy được, được nhuộm và soi dưới kính hiển vi quang học.

Những nguyên nhân gây ung thư phổi

Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. 90% bệnh nhân ung thư phổi do hút thuốc lá. Mặc dù còn 4% bệnh nhân bị ung thư phổi mà không hút thuốc, nhưng vài người trong số họ đã hít một số lượng đáng kể khói thuốc lá (hít khói của người hút thuốc lá). 90% bệnh nhân ung thư phổi đã hút hơn 10 điếu thuốc lá/ ngày trong 20 năm.

Những công nhân tiếp xúc với bụi silic có nguy cơ cao bị ung thư phổi. Nguy cơ này sẽ tăng lên nhiều lần nếu bệnh nhân có hút thuốc lá.

Những tiếp xúc nghề nghiệp khác liên quan tới ung thư phổi bao gồm tiếp xúc với quá trình luyện thép, ni-ken, crôm và khí than.

Tiếp xúc với tia phóng xạ có nguy cơ bị các bệnh ung thư trong đó có cả ung thư phổi. Những công nhân mỏ uranium, fluorspar và hacmatite có thể tiếp xúc với tia phóng xạ do hít thở không khí có chứa khí radon.

Ngoài ra,  nguy cơ ung thư phổi liên quan đến các chất gây ô nhiễm không khí. Các nghiên cứu gần đây thấy ung thư phổi có liên quan yếu tố gen.

Các phương pháp điều trị

Phẫu thuật loại bỏ khối u:

Có hiệu quả nhất khi khối u còn nhỏ và chưa có di căn. Bệnh nhân có thể trạng tốt để phẫu thuật. 20% bệnh nhân được điều trị theo phương pháp này. Những bệnh nhân được phẫu thuật lấy toàn bộ khối u có thời gian sống thêm lâu dài.

Điều trị tia xạ:

Phương pháp này được áp dụng cho 35% bệnh nhân. Mục đích là phá hủy khối u khi nó còn nhỏ (thường có đường kính 6 cm) và không có di căn. Đối với những khối u lớn thì nó làm giảm sự phát triển của khối u. Phương pháp điều trị này kéo dài đời sống của bệnh nhân nhưng ít khi chữa khỏi bệnh.

Điều trị bằng hóa chất:

Có tác dụng tốt ở hầu hết bệnh nhân ung thư phổi loại tế bào nhỏ và đôi khi ở những loại ung thư phổi khác. Những tiến bộ gần đây về hóa trị liệu đã làm giảm đáng kể những tác dụng phụ so với trước đây.

Điều trị hỗ trợ:

Chỉ áp dụng cho khoảng 1/3 bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn muộn không điều trị được bằng các phương pháp kể trên, bao gồm chăm sóc bệnh nhân, điều trị triệu chứng và làm giảm đau.

Cần có một chế độ ăn thích hợp, nghỉ ngơi, chăm sóc về mặt y tế và giải trí đôi khi giúp ích cho bệnh nhân.

Ở hầu hết các bệnh nhân ung thư, kết quả điều trị tốt nhất khi ung thư được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị mới bao gồm đưa chất đồng vị phóng xạ vào phế quản, điều trị bằng tia xạ, điều trị bằng laser, các thuốc hóa chất mới, những nghiên cứu sinh học phân tử đang được tiến hành và đã thu được một số kết quả.

TS. Trần Văn Thuấn

(PGĐ Bệnh viện K - Phó trưởng ban điều hành dự án phòng chống ung thư)

(suckhoe&doisong)

Những dấu hiệu nên đưa bé đi khám sớm

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiNhiều bác sĩ cho biết, không ít bậc cha mẹ có thói quen chủ quan, lơ là với những biểu hiện sức khỏe bất thường của bé. Kết quả, họ thường đưa các bé đi khám khi tình trạng bệnh đã trở nên nghiêm trọng.

Sốt ở bé sơ sinh

Nếu bé dưới 2 tháng tuổi có dấu hiệu bị sốt cao thì nhiều khả năng bé bị ốm nặng hơn cha mẹ nghĩ. Cho dù bé bị sốt mà không kèm theo những triệu chứng nào khác thì bạn vẫn nên lưu ý. Giai đoạn này, do hệ miễn dịch của bé còn yếu nên bé có thể dễ dàng mắc một chứng bệnh truyền nhiễm trầm trọng. Nhiều bậc phụ huynh nhầm tưởng bé bị sốt là do cảm lạnh. Tuy nhiên, nếu mắc cảm lạnh, bé thường không có dấu hiệu bị sốt quá cao.

Bé bị phát ban kèm theo sốt

Nếu bé xuất hiện những đám phát ban nhỏ li ti, màu đỏ (kèm sốt) thì có thể bé mắc chứng bệnh viêm màng não. Những nốt ban trông giống như đốm xuất huyết sẽ giữ nguyên màu sắc nếu bạn dùng tay ấn vào chúng; hoặc nốt ban có xu hướng chuyển sang màu tái trong giây lát khi bạn ấn ngón tay vào chúng; sau đó, chúng sẽ trở lại màu sắc như bình thường. Bé có thể xuất hiện những đốm xuất huyết trên da (không kèm sốt) sau khi bé bị ho hoặc nôn (trớ). Cũng có thể bé bị xuất huyết da sau khi tắm. Trường hợp này, đốm xuất huyết có thể được gây ra bởi sự phá vỡ các mao mạch, bạn nên đưa bé đi khám sớm.

Mí mắt của bé bị sưng đau kèm theo sốt

Sưng mí mắt có thể do bé bị côn trùng cắn; tuy nhiên, nếu kèm theo sốt, có thể bé bị nhiễm trùng xoang.

Dấu hiệu khác là mí mắt bé bị đỏ và sưng phù. Vài giờ đồng hồ sau, mí mắt của bé tiếp tục phồng lên khiến bé khó khăn khi cử động. Bạn nên đưa bé đi khám ngay lập tức.

Bé bị ho liên tục

Nếu bé bị ho nặng kèm dấu hiệu thở khò khè thì nhiều khả năng bé bị chứng hen suyễn tấn công. Trường hợp này, bé cần được khám và dùng thuốc trị hen theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bé tỉnh giấc giữa đêm cùng những tràng ho không ngớt thì có thể bé mắc chứng bệnh về thanh quản. Lúc này, bạn có thể bế bé đến khu vực không khí thoáng hơn như đứng cạnh một khung cửa sổ mở. Bạn nên đưa bé đi khám khẩn cấp nếu bé có dấu hiệu khó thở: xương sườn của bé cử động lên - xuống theo từng nhịp thở, cánh mũi của bé phập phồng…

Bé nôn (trớ) liên tục

Nếu tình trạng nôn (trớ) ở bé lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc bé có dấu hiệu bị ngộ độc thức ăn, bạn nên đưa bé đi khám. Trường hợp khẩn cấp khác là khi bé bị nôn (trớ) ra máu hoặc đờm xanh, đờm vàng. Dấu hiệu này có thể là triệu chứng hẹp môn vị ở bé. Bé cần được chỉ định dùng thuốc và phẫu thuật bởi bác sĩ.

Bé đi khập khiễng hoặc mất khả năng leo trèo

Nếu bé khó khăn trong đi lại (không thể đứng bằng một chân); bé đột nhiên bị sốt thì có thể bé bị nhiễm trùng xương đầu gối hoặc xương hông. Trường hợp này, bé cần được bác sĩ khám nhanh chóng, bởi vì sự nhiễm khuẩn có khả năng phá hủy các khớp xương ở bé. Đôi khi, dấu hiệu bệnh ở bé sẽ trở nên đặc biệt nghiêm trọng nếu bé không được điều trị bằng kháng sinh (theo chỉ định của bác sĩ) trong vòng 48 giờ sau đó. Dấu hiệu điển hình là bé bị ốm trong ngày đầu tiên. Ngày tiếp theo, bé có khả năng bị sốt cao và đau nghiêm trọng ở một phần xương trên cơ thể. Nếu bé không thể cử động khuỷu tay, chân, vai thì bạn càng nên đưa bé đi khám sớm (đặc biệt là những bé dưới 2 tuổi).

Bé bị đau khuỷu tay

Nếu bạn chạm vào tay bé, bé phản ứng bằng cách khóc thét, kéo tay ra xa thì có thể bé đang bị đau khuỷu tay. Chứng bệnh này có thể gặp ở bé dưới 6 tuổi. Nguyên nhân có khả năng do bé bị trật khớp khuỷu tay. Trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành các thao tác nắn, chỉnh để khớp khuỷu của bé trở về đúng vị trí. Bạn nên đưa bé đi khám trước khi khuỷu tay bé có dấu hiệu bị sưng phù.

BS. NGỌC HUÊ (suckhoedoisong.vn)

Coi chừng bệnh nhi mắc dị vật

Bệnh viện Tai mũi họng Cần Thơ vừa lấy dị vật thành công cho một bệnh nhi 4 tuổi bị mắc xương cá nằm ngay giữa đường thở.

Các bác sĩ cho biết xương cá nằm ngay hạ thanh môn bệnh nhân, nếu để lâu ngày không phát hiện sẽ dẫn đến viêm phổi nặng, xẹp phổi có thể gây tử vong. Đó là bé Phan Thị Minh Thư, ở xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, Trà Vinh. Cách đây hơn ba tháng bé ăn cơm bị sặc, người nhà nghi bị mắc xương nên đã dùng nhiều biện pháp dân gian để chữa (nuốt cơm cục, nhờ người sinh ngược vuốt ngực...) và đi rất nhiều bác sĩ vẫn không khỏi. Mẹ bệnh nhi cho biết đã tốn hơn 7 triệu đồng đi khắp nơi điều trị nhưng bé vẫn thở khò khè liên tục, khàn tiếng nên nhiều bác sĩ chẩn đoán bị viêm phổi, hen phế quản...

Trong năm 2007, bệnh viện đã thực hiện nội soi 26 trường hợp dị vật đường thở và hơn 130 ca dị vật đường ăn cho bệnh nhi.  

Theo TTO