Lưu trữ cho từ khóa: thơ

Cách làm nước ép bí đao uống giảm cân

Bí đao (còn gọi là bí xanh) chứa nhiều dinh dưỡng như protit, đường, chất xơ, caroteen, vitamin PP, B1, B2, C, các chất canxi, sắt..; nhưng không có lipid. Lượng natri thấp đồng thời có thêm axit không những có thể tiêu hao lượng mỡ thừa trong cơ thể mà còn ức chế sự chuyển hóa đường thành mỡ, chống lại sự tích mỡ trong cơ thể. Uống nước bí rất ít năng lượng, nên vẫn có thể ăn thêm các thức ăn khác để cung cấp đủ dinh dưỡng. Chính vì thế, uống nước ép bí đao hằng ngày sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả.

Cách làm nước ép bí đao cho cô nàng muốn giảm cân1
Bí đao có nhiều công dụng, trong đó có giảm cân.

Nguyên liệu:

- 300g bí đao

- 1 thìa cà phê muối

- 4 thìa đường

Cách làm:

Cách làm nước ép bí đao cho cô nàng muốn giảm cân2
Nước ép bí đao giúp bạn giảm cân.

- Bí đao gọt vỏ, bỏ ruột, rửa thật sạch rồi thái miếng, cho vào máy ép lấy nước.

- Hòa thêm chút muối và đường rồi khuấy đều cho hai thứ nguyên liệu này tan hết.

- Có thể chia ra uống vài lần trong ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe. Có thể thay đường trắng bằng đường phèn để có vị thanh mát hơn.

Công thức nước ép bí đao và dứa như sau:

Nguyên liệu:

- 1 quả bí xanh.

- 1-3 quả dứa.

- Vài viên đá đập vụn.

Cách làm:

- Bí xanh bỏ vỏ, cắt ruột thành từng miếng tùy ý. 

- Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, bổ thành từng miếng tùy ý. 

- Cho bí xanh, dứa vào máy ép (hoặc có thể dùng máy xay sinh tố). Đổ nước ép ra cốc, cho thêm đá vào để được một ly nước ép hoa quả thơm ngon. 

Dứa cũng có tác dụng giảm cân vì dứa cũng như các loại quả khác là đu đủ, kiwi, trong thành phần có chứa Bromelin. Loại enzim này giúp thủy phân protein thành các axit amin, có tác dụng tốt trong việc tiêu hóa, và phân giải lượng calories thừa trong cơ thể.

Theo Webphunu

Mẹo làm bánh trôi bánh chay ngon

Bánh trôi, bánh chay là những món ăn rất phổ biến trong cuộc sống thường ngày hay trong dịp lễ, tết. Những chia sẻ dưới đây của đầu bếp Võ Quốc sẽ giúp bạn làm được đĩa bánh trôi, bánh chay thơm ngon, đẹp mắt.

banh-troi-1377653793.jpg

Những chiếc bánh trôi trắng tinh thơm ngon luôn là món ăn ưa thích của nhiều người. Ảnh: C.K.

- Để làm bánh trôi, bánh chay ngon phải ngâm gạo nếp cái hoa vàng cho nở mềm. Vo sạch, để ráo nước rồi xay bằng cối xay bột nước, để bột lắng xuống, dùng túi vải vắt khô nước. Muốn bột có vị đậm thì nên cho ít muối vào trước khi xay.

- Thành phần chính của bánh trôi là bột gạo nếp và nhân đường phèn. Trộn hỗn hợp bột làm bánh 9 phần nếp thì 1 phần tẻ. Đường làm nhân bánh ngon nhất là đường phèn vùng Dương Liễu, Cát Quê.

- Nhân bánh chay được làm bằng đậu xanh nấu chín. Đỗ làm nhân phải là giống đỗ tiêu, hạt nhỏ, hấp chín và giã mịn.

- Sau khi nấu đỗ, nên giữ lại một ít đỗ nguyên hạt để rắc lên trên chén bánh chay cùng với mè rang và dừa nạo, vừa để trang trí vừa thêm hương vị cho món ăn.

- Chè đường dùng chung với bánh trôi, bánh chay quấy thêm bột đao hoặc bột sắn dây ướp hoa bưởi làm dậy vị thanh mát, ngọt dịu của bánh.

Khánh Hòa

Thơm ngon chè đậu xanh bột báng

Nguyên liệu:

- 1kg dừa nạo; 6 lá dứa.

- 200g đậu xanh bóc vỏ; 20g bột báng; 20g bột khoai, đường cát.

Dừa nạo sẵn và lá dứa.
Dừa nạo sẵn và lá dứa.
Bột báng ngâm nở mềm. Đậu xanh đãi sạch, ngâm mềm.
Dừa nạo vắt lấy 1 chén nước cốt. Tiếp tục pha nước ấm vào dừa nạo vắt lần 2 lấy nước để nấu chè.
Dừa nạo vắt lấy 1 chén nước cốt. Tiếp tục pha nước ấm vào dừa nạo vắt lần 2 lấy nước để nấu chè.
Bột báng ngâm nở mềm. Đậu xanh đãi sạch, ngâm mềm.
hinh-4-1376146292_500x0.gif

Đun sôi nước cốt dừa lần 2, cho đậu xanh vào nấu chín, tiếp đến cho bột khoai vào nấu khoảng 10p thì cho bột báng vào.

Sau cùng cho chén nước cốt dừa vào, nêm lại đường vừa ăn thì tắt bếp.
Sau cùng cho chén nước cốt dừa vào, nêm lại đường vừa ăn thì tắt bếp.
Chè bột báng đậu xanh có vị ngọt nhẹ, không gắt đem lại hương vị thơm ngon dễ chịu cho người ăn
Chè bột báng đậu xanh có vị ngọt nhẹ, không gắt đem lại hương vị thơm ngon dễ chịu cho người ăn.

Khánh Hòa

Dai dai bánh bột lọc gói xứ Huế

Nguyên liệu: 

- 300g bột năng, 200g tôm, 200g thịt ba chỉ.

- Đường, tiêu, hành lá, muối, nước mắm, hạt nêm, màu hạt điều, lá chuối.

Cách chế biến:

Phần nhân:

banh-6-1376096039_500x0.gif

- Tôm cắt bỏ râu, đuôi, rửa sạch. Thịt ba chỉ rửa sạch thái sợi vừa ăn. Phi thơm dầu, cho tôm và thịt vào xào sơ qua.

banh-4-1376096039_500x0.gif

- Nêm các loại gia vị nước mắm, đường, hạt nêm, muối, tiêu, màu hạt điều rồi rim đến khi tôm  săn chắc lại thì cho hành lá thái nhuyễn vào, tắt bếp.

banh-5-1376096039_500x0.gif

- Cho phần nhân ra đĩa để chuẩn bị làm bánh.

banh-7-1376096039_500x0.gif

- Đổ bột ra một chiếc mâm lớn, đun sôi nước. Rưới từ từ nước sôi lên phần bột, dùng đũa trộn đều. Sau đó dùng tay nhồi đến khi bột kết thành một khối, mềm, mịn và dai là được.

banh-3-1376096039_500x0.gif

- Ngắt bột thành từng viên nhỏ, rồi nặn dẹp ra (bạn có thể dùng vỏ chai sạch cán mỏng sẽ nhanh hơn). Cho phần nhân vào giữa, khép bột hai bên lại.

banh-2-1376096039_500x0.gif

- Lấy một miếng lá chuối nhỏ, thoa lên một ít dầu, cho bánh vào giữa, gói lại rồi đem hấp chín.

banh-1-1376096040_500x0.gif

- Bánh bột lọc chín trong suốt, ẩn hiện màu đỏ của tôm thịt bên trong nhìn rất đẹp mắt. Ăn kèm với món này là chén nước mắm ớt ngọt.

Khánh Hòa

Thơm ngon chả cá nấu riêu

Nguyên liệu quan trọng nhất của món ăn này là chả cá do chính tay bạn chế biến. Vị thơm ngon là lạ của chả cá nấu riêu sẽ làm không khỉ bữa cơm gia đình thêm đầm ấm.

Nguyên liệu:

300g thác lác nạo; 3 trái cà chua
200g hành lá; 200g thì là
5 lát tai chua; 3 thìa súp nước mắm
4 thìa cà phê hạt nêm; 2 thìa cà phê đường; 1/2 thìa cà phê muối; 1 lít nước dùng cá
Ớt sừng, ớt hiểm

thom-ngon-cha-ca-nau-rieu

Các bước thực hiện:

1. Hành, thì là nhặt rửa sạch, vẩy ráo. Cắt lấy chừng 5 đầu hành. Lấy một nhúm thì là nhỏ rửa sạch, băm nhuyễn cùng đầu hành.

Quết dẻo cá thác lác với đầu hành, thì là băm, 1/2 hạt nêm, 1 thìa súp nước mắm và tiêu cho thấm.

Vò cá thành từng viên như trái tắc, để riêng.

Cà chua rửa sạch, xắt múi cau. Hành lá, thì là còn lại cắt khúc ngắn chừng 5-7cm. Tai chua ngâm nở, rửa sạch.

2. Đun sôi nước dùng cá, cho tai chua vào rồi nêm muối, đường và phần hạt nêm, nước mắm còn lại.

Thả cà chua, chả cá, và ớt sừng, ớt hiểm nguyên trái vào, đợi sôi lại, tắt bếp, rắc hành, thì là cắt khúc vào.

Ăn kèm bún tươi hoặc ăn với cơm, chấm nước mắm ớt.

Mách nhỏ:
Tai chua là một loại quả dùng làm gia vị nấu chua hay kho cá, phổ biến ở miền Bắc, thường được xắt lát và phơi khô. Có bán ở các hàng thực phẩm Hà Nội.

Theo Monngonvietnam.vn

Vịt kho chuối xanh ngon lạ

Một món kho thật lạ với vị béo từ thịt vịt chín mềm kết hợp với vị bùi của chuối và mùi thơm từ các gia vị làm bữa cơm gia đình thêm đậm đà, ấm cúng. Quý vị và các bạn hãy thử làm ngay nhé.

Nguyên liệu:

Thịt vịt: 600g; Chuối xanh: 3 trái; Gừng cắt lát: 15g; Hành lá: 2 cọng; Ngò rí: 1 cọng; Ớt hiểm đập dập: 3 trái; Hành tím đập dập: 5 củ; Tỏi đập dập: 5 tép; Đường, muối, tiêu; Dầu ăn, nước mắm, dầu điều; Giấm gạo lên men; Hạt nêm; Bột ngọt.

vit-kho-chuoi-xanh-ngon-la

Cách làm:

- Vịt rửa sạch, để ráo, chặt miếng vừa ăn. Ướp 1/2M muối, 1M hạt nêm, 1M bột ngọt, 1M nước mắm, và 1/2M tiêu để thấm.
- Hành lá, ngò rí cắt khúc 2cm.

- Chuối xanh tước vỏ, cắt khúc 4cm, chẻ làm làm tư, ngâm vào tô nước có pha ít muối và giấm để không bị đen.

- Thắng 2M đường với 2M dầu ăn cho vàng, cho hành tím, tỏi và gừng vào phi thơm, cho vịt vào xào kĩ, thêm 1M dầu điều, đảo đều. Thêm 1 chén nước, ớt hiểm, nấu sôi. Kho vịt với lửa nhỏ khoảng 15 phút, cho chuối xanh vào thỉnh thoảng châm thêm nước cho gia vị thấm đều, cuối cùng cho thêm hành lá cắt khúc. Tắt lửa.

- Cho vịt ra dĩa, trang trí với hành ngò và thêm ít tiêu lên mặt cho thơm.

Mách nhỏ:

- Xào vịt kĩ trước khi cho nước vào kho, thịt vịt sẽ thấm gia vị và ngon hơn.

- Cho chuối vào sau để khi kho chuối không bị nát.

Theo Kienthucgiadinh.com.vn

Hấp dẫn món ghẹ farci

Nguyên liệu:

- 2 con ghẹ tươi, 100g thịt nạc xay nhuyễn.

- 1 thìa cà phê đường, 1 thìa canh hạt nêm, tỏi bằm, tiêu hột, 1 củ hành tây, ớt, xà lách, húng thơm. 

- Làm nước sốt: 1 quả cà chua chín bằm nhỏ, 1/3 chén con nước lọc pha với bột năng. Làm nóng chảo dầu, cho cà chua đã bằm vào xào chín, tiếp đến cho nước lọc pha bột năng vào, nêm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Cách chế biến:

ghe-1-1375318474_500x0.gif

- Ghẹ luộc chín, gỡ lấy thịt, giữ lại mai ghẹ. Hành tây rửa sạch, bằm nhỏ.

ghe-2-1375318474_500x0.gif

- Trộn ghẹ, thịt nạc xay, hành tây, tỏi bằm và tiêu hột đập dập rồi quết dẻo.

ghe-3-1375318474_500x0.gif

- Nhồi phần nhân đã quết vào lại mai ghẹ, trang trí thêm vài lát ớt thái mỏng.

ghe-4-1375318474_500x0.gif

- Sau đó cho ghẹ vào xửng rồi đem hấp chín.

ghe-5-1375318474_500x0.gif

- Ghẹ hấp chín để hơi nguội rồi cho vào chảo chiên vàng.

ghe-6-1375319576_500x0.gif

- Cho ghẹ ra đĩa, rưới nước sốt lên, trang trí với ít xà lách, húng thơm rồi dùng khi còn nóng.

Khánh Hòa

Mẹo hay khi làm món hấp

Hấp hạn chế dầu mỡ, giúp món ăn giữ hương vị thơm ngon tự nhiên. Dưới đây là một số mẹo vặt của đầu bếp Võ Quốc giúp bạn chế biến các món hấp một cách hiệu quả nhất.

- Hợp với kiểu chế biến hấp là các món cá vì nhiều lý do. Trước hết, cá rất mau chín, hơn nữa khi hấp, cá sẽ giữ được vị ngọt thơm tự nhiên. Ngoài ra, phải kể đến các món hải sản khác như tôm, cua, ghẹ, ốc... các loại bánh bột như bánh bèo, bánh nậm, bánh bột lọc...

ca-11-1375154945_500x0.jpg
Sử dụng muối hột trong quá trình hấp sẽ giúp cá thơm ngon hơn. Ảnh: Khánh Hòa.

- Khi hấp, tốt nhất là để cách thủy. Nếu muốn biến hóa một chút, có thể lót thêm muối hột phía dưới các khay hấp (kiểu bung) để tạo mùi vị đặc trưng hoặc thường thấy là hấp với bia. Khi ấy, nhờ hơi nóng được “bọc” kín trong nồi to, món ăn sẽ chín từ từ mà không hề mất đi vị ngọt hay mùi tự nhiên.

- Các gia vị thường được cho vào trong món hấp là gừng, sả, hành, hạn chế tối đa tỏi hay các gia vị nồng khác. Món ăn vì thế mà không bị át hay lẫn mùi.

- Khi thực hiện những món cá hấp đặc biệt như cá hấp xì dầu, cá hấp tàu xì, Tứ Xuyên hay chưng tương, ngoài gia vị chính, nên cho chút gừng cắt sợi hay băm nhuyễn. Gừng vừa làm bớt mùi tanh của cá, vừa làm cho món cá hấp thêm ngon, lại ấm bụng.

ca-12-1375154945_500x0.jpg
Các món hấp thường rất nhanh nguội nên bạn phải dùng ngay khi còn nóng mới thơm ngon và không có mùi tanh đặc trưng. Ảnh: Khánh Hòa.

- Món hấp được làm chín chủ yếu bằng hơi nước nên nhất thiết khi hấp, phải đảm bảo nước thật sôi. Khi hấp, có thể mở bung nắp (để hơi nước thoát bớt ra ngoài) khoảng 2 lần (giữa thời gian hấp và trước khi nhắc xuống), món sẽ mềm và ngon hơn.

Khánh Hòa

Cuốn thịt luộc tôm chua

Nguyên liệu:

- 200g tôm chua Huế, 150g thịt nạc heo.

- 1 củ khoai lang tím, 1 củ khoai lang vàng.

- 150g rau muống, xà lách, húng thơm, bún tươi, bánh tráng.

cuon-2-1374892956_500x0.jpg

Cách chế biến:

Làm nước chấm: Phi thơm dầu ăn, cho tương hột vào xào, tiếp đến cho bột mì, đường, tỏi vào đảo thật đều, nêm lại cho vừa ăn. Tắt bếp, cho hỗn hợp đó vào máy xay nhuyễn với ớt trái là xong.

cuon-4-1374892957_500x0.jpg

- Khoai lang gọt bỏ, luộc chín, thái sợi nhỏ. Rau muống bỏ lá, ngắt thành từng đoạn ngắn, rửa sạch. Xà lách, húng thơm rửa sạch, để ráo nước.

- Thịt nạc heo rửa sạch, luộc chín rồi thái lát mỏng.

cuon-5-1374892957_500x0.jpg

- Làm ướt bánh tráng, xếp xà lách, húng thơm, bún tươi, rau muống lên trên.

cuon-1-1374892957_500x0.jpg

- Trên cùng là tôm chua, thịt luộc. Cuốn chắc tay để các nguyên liệu không bị rơi ra khi thái khúc.

cuon-3-1374892957_500x0.jpg

- Thái thành từng khúc như sushi Nhật, bên trên xếp thêm tôm chua, ăn kèm với nước chấm tương đậu.

Khánh Hòa

Thơm ngon bánh chuối nướng

Bánh chuối nướng mềm dẻo với vị ngọt vừa phải nên có thể dùng làm món ăn chơi hay món tráng miệng đều thích hợp.

banh-chuoi-1-1374110922_500x0.jpg
 

Nguyên liệu:

- 15 trái chuối chín. 2 ổ bánh mì.

- 100g đường cát, 500ml nước cốt dừa, 120ml sữa đặc có đường, 180ml rượu bacardi, 100g bơ tươi (bơ phe).

banh-chuoi-5-1374110922_500x0.jpg

Cách chế biến:

banh-chuoi-4-1374110922_500x0.jpg

- Chuối bóc vỏ, bổ đôi rồi ép thành miếng. Hòa tan bơ, đường và rượu bacardi, sau đó cho chuối vào ướp. Sau khi ướp khoảng 30 phút, cho sữa đặc và 0,5g bơ nấu chảy vào trộn đều.

banh-chuoi-3-1374110922_500x0.jpg

- Bánh mì xé miếng vừa ăn, ướp với nước cốt dừa.

banh-chuoi-2-1374110922_500x0.jpg

- Lấy một khuôn làm bánh bằng inox, lót lớp giấy chuyên dùng làm bánh lên. Thoa đều dầu mặt giấy, lần lượt xếp bánh mì, chuối từng lớp như vậy đến khi đầy khuôn bánh. Trên cùng xếp những khoanh chuối thái tròn khắp bề mặt.

banh-chuoi-6-1374110922_500x0.jpg

- Cho nguyên liệu vào lò nướng, với nhiệt độ trên là 220 độ C, bên dưới là 180 độ C. Nướng bánh trong khoảng 30 phút. 

- Bánh chuối sau khi nướng chín, cho vào tủ lạnh ít nhất là 30 phút trước khi thưởng thức, bánh sẽ ngon hơn.

Khánh Hòa