Lưu trữ cho từ khóa: thính lực

Bé bị dị tật vành tai nhỏ có nguy hiểm?

Con tôi bẩm sinh đã bị dị tật vành tai nhỏ. Xin hỏi, bệnh này có nguy hiểm không? Có xử lý được không?B. (Long An)

be-bi-di-tat-vanh-tai-nho-co-nguy-hiem

Ảnh minh họa: internet

BS Nguyễn Anh Tuấn – BV Tai Mũi Họng TP.HCM, trả lời:

Dị tật tai nhỏ bẩm sinh không phải là bệnh lý đe dọa tính mạng nhưng ảnh hưởng đến tâm lý và thẩm mỹ bệnh nhân, khiến bệnh nhân tự ti. Nhiều em không hòa đồng với bạn bè, dẫn tới giảm kết quả học tập đáng kể. Với người lớn, sự tự ti sẽ giảm chất lượng cuộc sống, giảm năng suất lao động.

Theo y văn, có bốn độ dị tật tai nhỏ:

Độ 1: Tai biến dạng rất ít, gần giống tai bình thường nhưng nhỏ và có ống tai ngoài

Độ 2: Tai biến dạng một phần và ống tai ngoài hẹp hoặc bít.

Độ 3: Tai ngoài biến dạng nhiều, thường chỉ là một mẩu da nhỏ, đôi khi có sụn. Đây là dị tật thường gặp nhất.

Độ 4: Hoàn toàn không có vành tai.

Hiện nay, phẫu thuật tạo hình vành tai trong dị tật tai nhỏ là một trong những phẫu thuật khó khăn và phức tạp trong phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ. Trên thế giới có một số tác giả báo cáo về phẫu thuật này, tại Việt Nam cũng có vài bài báo cáo, nhưng chưa có công trình nào công bố đầy đủ và rõ ràng. BV Tai Mũi Họng TP.HCM đã thực hiện được gần 40 ca. Trong những trường hợp này, chúng tôi nhận thấy, dị tật tai nhỏ là bệnh lý bẩm sinh, ở nam nhiều hơn nữ, bên phải nhiều hơn trái và độ 3 là thường gặp nhất (78,4%). Phẫu thuật sẽ gồm hai giai đoạn chính. Giai đoạn một: tạo khung sụn vành tai từ sụn sườn tự thân, tạo hình gờ bình tai, tạo hình dái tai. Ba tháng sau thực hiện giai đoạn hai: nâng khung sụn. Trẻ em có thành ngực mỏng, sụn sườn mềm dễ bóc tách và dễ tạo hình nên phẫu thuật dễ hơn so với người lớn, tỷ lệ thành công 72,7% .

Tốt nhất, bạn nên đưa cháu đến BV kiểm tra, để được BS khám và có hướng điều trị cụ thể.

Theo Phunuonline.com.vn

Vì sao mắt bị mờ sau viêm kết mạc?

Chào bác sĩ ạ,

Cháu bị đau mắt cũng được vài ngày, đi khám thì BS kết luận cháu bị viêm kết mạc và bảo phải tiêm. Cháu được tiêm vào 2 mắt và cho thuốc về tra theo chỉ dẫn. Giờ mắt cháu đỡ đỏ hơn nhưng nhìn hay bị mờ và không rõ như trước. Cháu muốn hỏi mắt cháu có sao không ạ? – (Bùi Hưng – hungbui…@gmail.com)

vi-sao-mat-bi-mo-sau-viem-ket-mac

TTƯT.BS CK2 Nguyễn Thế Hồ:

Bạn Hưng thân mến,

Trong phát đồ điều trị viêm kết mạc không có thuốc tiêm nào cả bạn à. Viêm kết mạc là một trong những bệnh nhẹ nhất của mắt và kết mạc đáp ứng rất tốt với thuốc uống và thuốc nhỏ mắt do có nhiều mạch máu. Với những điều phân tích trên thì không có lý do gì mà phải dùng thuốc tiêm cho viêm kết mạc, vừa gây đau vừa nguy hiểm vừa tốn nhiều tiền…

Một số trường hợp sau viêm kết mạc, bệnh nhân cảm thấy mờ hơn trước vì thực ra có kèm theo viêm giác mạc. Tuy nhiên hiện tượng này thường chỉ tồn tại chừng 1 tuần lễ thì hết.

Thân chào bạn!

(Theo Alobasci)

Tai bị chảy nước màu vàng là bệnh gì?

Chào bác sĩ,

Tai em bị chảy nước màu vàng và đùn rất nhiều ráy tai ướt. Trước em có đi khám BS nói em bị rối loạn tuần hoàn ốc tai. Nhưng em đi mua thuốc họ hỏi triệu chứng của rối loạn tuần hoàn ốc tai, em lại không có những dấu hiệu đó. Vậy xin hỏi BS em chảy nước tai và ráy tai ướt là bị bệnh gì, và cách chữa trị thế nào?

Em cảm ơn BS!(Em Trang)

tai-bi-chay-nuoc-mau-vang-la-benh-gi

BS-CK1 TMH Nguyễn Hồng Dũng:

Bạn Trang thân mến,

Ráy tai do các tuyến nhờn có tính acide của các tuyến nhờn nằm dưới da ống tai tiết ra. Ráy tai có người khô, có người ướt, nhưng đều là bình thường nếu không có viêm nhiễm gì tại ống tai.

Chảy nước tai như bạn mô tả không rõ ràng nên không thể xác định tính chất bệnh lý. Nếu có viêm nhiễm do vi trùng ống tai ngoài thường có triệu chứng chảy mủ đặc, ngứa ống tai. Nếu chảy mủ do viêm tai giữa thủng nhĩ thì dịch nhày đục…

Do đó nếu chỉ là chất ráy tai dạng ướt dễ chảy ra ngoài thì bạn hoàn toàn yên tâm nhé, chỉ cần theo dõi thêm, không ngoáy tai thường xuyên vì dễ gây sang chấn, dễ gây nhiễm trùng, nhiễm nấm ống tai…

Nếu chảy tai dịch nhày, hôi, nghe kém, chóng mặt thì bạn phải đi khám tại BS chuyên khoa Tai Mũi Họng ngay.

Chúc bạn luôn mạnh khỏe!

(Theo Alobacsi)

Coi chừng rách màng nhĩ vì lấy ráy tai

Ba ngày sau khi lấy ráy tai ở tiệm, anh thấy tai mình đau nhức, chảy dịch vàng. Tại bệnh viện, chàng sinh viên vốn nghiện lấy ráy tai được xác định rách màng nhĩ.

Bệnh nhân cho biết, cậu nhân viên làm tai anh đau nhói nhưng không ngờ lại tổn thương nghiêm trọng như vậy. “Tôi cứ nghĩ màng nhĩ nằm rất sâu. Khó có thể chạm tới được”, bệnh nhân này nói.

Cùng đến BV Tai Mũi Họng trong tình trạng tai bị đau nhức và ù kéo dài, anh Khoa nhà ở Tân Bình cũng cho biết mình thường xuyên có thói quen lấy ráy tai ở tiệm.

“Hôm đó khi anh thợ hớt tóc cố lấy miếng ráy to và bám rất sâu thì tôi nghe tiếng ‘rắc’. Sau đó tôi ù tai và đau dữ dội trong hai tuần, uống thuốc vẫn không khỏi. Giờ đến bệnh viện mới biết mình bị rách nhĩ”, anh này cho biết.

Theo các bác sĩ BV Tai Mũi Họng TP HCM, bệnh tổn thương tai do ngoáy tai như anh Hải là rất phổ biến. Trung bình mỗi năm, bệnh viện này tiếp nhận hàng trăm ca bị thủng màng nhĩ vì lấy ráy không đúng cách. Không ít người phải chấp nhận tình trạng giảm thính lực vì tổn thương lâu ngày mới nhập viện.

“Trung bình mỗi tháng có hàng chục bệnh nhân nhập viện. Nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh tự ngoáy tai bằng các vật cứng như tăm, chìa khóa, hoặc viêm nhiễm nấm do lấy ráy tai ở tiệm hớt tóc”, một bác sĩ cho biết.

BS Nguyễn Quảng Đại, trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện FV cho biết, cùng nguyên nhân này, tháng nào bệnh viện cũng có từ 2 đến 3 trường hợp thủng nhĩ. “Hầu hết bệnh nhân đều trong tình trạng tai bị đau nhức sau khi lấy ráy. Các tổn thương thường thấy là nhiễm trùng, nhiễm nấm ngứa, viêm tai và tổn thương màng nhĩ”, bác sĩ Đại nói.

Theo bác sĩ Đại, nguyên nhân chính khiến bệnh nhân bị thủng nhĩ hoặc nhiễm trùng tai là do nhân viên vốn không có kiến thức về cấu trúc của tai nên dễ làm tổn thương các bộ phận trong tai vốn rất nhạy cảm. Mặc khác, các dụng cụ ráy tai dễ nhiễm bào tử nấm bẩn và vi khuẩn do dùng chung với rất nhiều người.

Lấy một mẫu bông ngoáy tai của tiệm hớt tóc mang đi xét nghiệm, các bác sĩ Viện Pasteur TP HCM phát hiện có đến hơn 1.300 vi khuẩn gây viêm da, mụn nhọt, lở loét. Ngoài ra kết quả còn dương tính với loại nấm độc có trong phổi, khoang mũi, tai, khi nhiễm rất khó chữa trị, dễ gây ápxe.

Tai nạn không chỉ xảy ra ở người lớn, tại khoa Tai Mũi Họng, BV Nhi Đồng 1, TP HCM, các bác sĩ cũng thường xuyên tiếp nhận những trường hợp trẻ tổn thương tai do bố mẹ ngoáy không đúng cách, do cố lấy ráy “bẩn”.

BS Nguyễn Trương Khương, khoa Tai Mũi Họng, BV Nhi Đồng 1 cho biết, ráy tai được tiết ra bởi một tuyến đặc biệt, có nhiệm vụ giữ lại bụi bặm và làm chậm sự phát triển của vi khuẩn để bảo vệ ống tai phía trong và màng nhĩ.

“90% trẻ em không cần phải lấy ráy tai, vì ráy tai sẽ cùng với lớp biểu bì của da bị bong tróc dần chuyển ra ngoài cửa tai để đưa vi khuẩn, bụi bặm ra ngoài làm sạch ống tai. Chính vì thế phụ huynh không cần phải cố lấy cho trẻ”, bác sĩ Khương nói.

Từ thực trạng trên, các bác sĩ khuyên người dân nên cẩn trọng trong việc ngoáy tai và lấy ráy tai. Cách tốt nhất để làm sạch tai là dùng tăm bông thấm giấm ăn ngoáy nhẹ. Riêng các vật dụng móc tai không nên dùng chung hoặc phải rửa sạch bằng dung dịch sát khuẩn trước khi dùng.

(Theo VnExpress)

Ngoáy tai 1-2 lần/ngày tốt không?

 Chị Nguyễn Thị Nhung (Ứng Hòa, Hà Nội) có thói quen ngày nào cũng ngoáy tai từ 1 - 2 lần, có lúc chị dùng bông, thậm chí có lúc dùng tăm. Tuy không có cảm giác ngứa hay nhiều ráy tai nhưng chị nghĩ ráy tai rất bẩn, cần phải ngoáy thường xuyên để vệ sinh tai tốt hơn.

Lời bàn: PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Viện trưởng viện Tai Mũi Họng T.Ư cho biết, ráy tai cũng có những lợi ích nhất định như bảo vệ tai, sát khuẩn, điều chỉnh âm thanh... Trong nhiều trường hợp, ráy tai không nhất thiết phải ngoáy hằng ngày.

Nếu thính lực của tai bình thường, ráy tai không gây trở ngại, khó chịu gì, thì không nên lấy ráy tai ra. Khi có cảm giác ngứa ngáy trong tai, nên lấy bớt ráy tai bằng tăm bông ngoáy nhẹ ở ống tai ngoài, không dùng đinh, kẹp tóc nhọn, tăm, móng tay... ngoáy tai vì rất dễ gây tổn thương màng nhĩ.

(Theo bee)

Bệnh nhân ù tai có thể bị điếc do mất ngủ

Một nghiên cứu mới đây tại Mỹ cho thấy những người ngủ càng kém thì tình trạng ù tai càng nặng.

Nghiên cứu được tiến hành trên 117 bệnh nhân ù tai được chữa trị tại Bệnh viện Henry Ford (Mỹ) từ năm 2009-2011.

Ù tai kèm theo mất thính lực và chóng mặt thì phải đi khám bệnh – Ảnh: Shutterstock

Theo đó, những bệnh nhân càng mất ngủ thì họ lại càng bị ù tai, và xúc cảm ngày càng tệ hơn.

Bác sĩ Kathleen Yaremchuk – Trưởng khoa Tai mũi họng của bệnh viện cho biết, hầu hết trường hợp ù tai không gây nên bệnh trạng gì. Nhưng nếu bị ù tai nặng hơn hay kèm theo mất thính lực và chóng mặt thì cần phải đi khám ngay.

Theo Healthday, hơn 36 triệu người Mỹ bị bệnh ù tai. Dù nguyên nhân chủ yếu chưa được tìm ra, nhưng một vài nghiên cứu cho thấy ù tai và giấc ngủ có liên quan nhau.

(Theo Thanhnien)

Bỗng dưng… mất thính lực

Có một số loại dược phẩm gây ảnh hưởng lên thính lực. Chúng được gọi là ototoxic medications, có thể gây tổn hại tới thính lực hoặc làm tăng sự nghiêm trọng cho những người có sẵn các vấn đề về thính lực.

Sự giảm thính lực có thể cải thiện sau khi ngưng sử dụng thuốc. Tuy nhiên, cũng có vô số dược phẩm gây ra sự mất thính lực vĩnh viễn. Hiện nay có trên 200 loại dược phẩm gây ảnh hưởng lên thính lực. Thường gặp nhất là các thuốc trị nhiễm vi trùng và các thuốc trị ung thư, các thuốc tim mạch.


Mức độ của sự mất thính lực được xác định dựa vào lượng thời gian mà bệnh nhân sử dụng những dược phẩm gây mất thính lực. Triệu chứng dễ thấy khi một dược phẩm gây ảnh hưởng lên thính lực bao gồm sự ù tai ở một bên tai hoặc cả 2 tai có thể kèm theo chóng mặt, buồn nôn, mất thăng bằng khi đi đứng... Nếu cứ âm thầm chịu đựng thì sự mất thính lực càng trở nên nghiêm trọng hơn và người sử dụng chỉ có thể biết được khi không còn nghe rõ được.

Thông thường, người sử dụng những dược phẩm có khả năng gây mất thính lực thường không phát hiện ra những thay đổi của tai ở giai đoạn sớm nhất. Ù tai là triệu chứng dễ thấy nhất, tuy nhiên vẫn có nhiều dược phẩm gây mất thính lực không gây nên sự ù tai. Sự mất thính lực có thể xảy ra vài tuần, thậm chí vài tháng sau khi ngưng sử dụng thuốc.

Có rất nhiều yếu tố cùng ảnh hưởng đến tác động của những loại thuốc gây mất thính lực trong hệ thống thính giác. Những yếu tố này bao gồm sự mất thính lực sẵn có. Tác động của tiếng ồn trong khi và sau khi sử dụng những thuốc gây giảm thính lực, khoảng thời gian dùng thuốc, chức năng thận, phóng xạ và những sự tương tác với các loại dược phẩm khác. Những thuốc “quen mặt” gây mất thính lực bao gồm:

- Kháng sinh nhóm Aminoglycosides: các kháng sinh này dùng để trị nhiễm vi khuẩn bao gồm streptomycin, kanamycin, và những kháng sinh thuộc “gia đình - mycin”. Kháng sinh nhóm Aminoglycosides thường hay sử dụng ở vùng hẻo lánh hoặc ở những nước chậm phát triển do giá thành thấp. Riêng tại Trung quốc hơn một nửa những trường hợp mất thính lực nghiêm trọng là do sử dụng aminoglycosides.

- Các thuốc Salicylates: cụ thể là aspirin. Khi sử dụng aspirin liều cao trong những trường hợp đau khớp thì aspirin sẽ gây giảm thính lực với triệu chứng ù tai. Không như những trường hợp mất thính lực do các loại dược phẩm khác. Sự mất thính lực gây ra bởi các thuốc salicylates sẽ được cải thiện trong vòng 48 - 72 giờ sau khi ngưng sử dụng thuốc.

Các tác nhân khác: như thuốc lợi tiểu, thuốc trị sốt rét như quinine... Các thuốc kháng viêm không steroid (NAIDs) như ibuprofen cũng gây ảnh hưởng lên thính lực.

Sử dụng dược phẩm bao giờ cũng có tác dụng phụ. Vì vậy, người sử dụng thuốc cần trang bị cho mình một kiến thức tối thiểu bằng cách hỏi bác sĩ, dược sĩ tất cả các tác dụng phụ mà bạn được kê toa và khả năng những dược phẩm này có thể gây mất thính lực hay không.

Bạn cũng nên thường tra tự kiểm thính lực của bạn trước khi và trong khi sử dụng dược phẩm, với sự trợ giúp của một bác sĩ về thính học (audiologist) và cần báo cáo đầy đủ cho thầy thuốc về những thay đổi về thính giác mà bạn cảm thấy lạ hoặc là sự mất thăng bằng khi đi đứng...

DS. NGUYỄN BÁ HUY CƯỜNG (ĐH Dược Murdoch- Úc)

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Bí mật các nếp nhăn trên gương mặt

Mỗi nếp nhăn khác nhau đều tiết lộ tình trạng sức khỏe và bệnh tật đấy bạn.

1. Nếp nhăn trên trán - Liên quan đến bệnh trầm cảm

Dấu hiệu của các nếp nhăn: Các nếp nhăn ngang nhỏ ở trên trán, là tiêu chí của một người có suy nghĩ chín chắn, có khả năng quan sát nhạy bén và thái độ suy nghĩ tích cực. Đối với não mà nói, khả năng ghi nhớ là quan trọng nhất, bởi vậy nó cần một chế độ ăn uống bổ dưỡng. Các nếp nhăn đứt quãng, lượn sóng, dễ xuất hiện tâm trạng bồn chồn, đau buồn, có thể mắc chứng trầm cảm.

Cách đối phó: Làm những việc vui vẻ để giảm bớt căng thẳng cho bản thân, khi ngồi thư giãn bạn nhớ dùng tay nhẹ nhàng massage trên trán nhé!

2. Nếp nhăn trên sống mũi – Liên quan đến bộ nhớ

Dấu hiệu của nếp nhăn: Trước trán trên sống mũi xuất hiện nếp nhăn thể hiện bạn thường lao động trí óc một cách “lao tâm khổ tứ”. Người có nếp nhăn loại này dễ bị mắc chứng đau nửa đầu.

Cách đối phó: Có rất nhiều thực phẩm giúp tăng cường trí nhớ của bạn, bạn có thể tự mình làm món bánh nướng để tăng sức khỏe cho đại não. Bạn lấy một thìa húng tây và một thìa bột mì, cho thêm chút nước, trộn đều, sau đó cho vào lò nướng. Vậy là bạn đã có một món bánh nướng ngon và bổ cho não rồi. Bởi húng tây và bột mì là thực phẩm giàu nguyên tố vi lượng, rất tốt cho việc tăng trí nhớ. Da mặt cũng cần bổ sung năng lượng, nên dùng các sản phẩm chăm sóc da chứa creatine có thể tăng cường khả năng làm việc của làn da.


3. Nếp nhăn trên má - Vấn đề về mạch máu

Dấu hiệu của nếp nhăn: Má là nơi có làn da khá mỏng manh, rất dễ thấy được các vấn đề về mạch máu. Nếu má trái nhiều nếp nhăn sâu hơn má phải, có thể là gan của bạn không tốt; má xuất hiện nếp nhăn chéo, bạn nên kiểm tra xem liệu có bị huyết áp cao; nếu các nếp nhăn hình liềm xuất hiện trên gò má, trên chân, bạn có thể bị bệnh gì đó, nên đi kiểm tra xem sao.

Cách đối phó: Bạn lưu ý chế độ ăn uống kết hợp thịt và rau, cũng nên thường xuyên tham gia các hoạt động thể chất. Đối với da mặt nên chú ý giữ ẩm và tẩy tế bào chết.

4. Nếp nhăn trên mũi - Cơ quan đại diện là tim

Dấu hiệu của nếp nhăn: Nếp nhăn trên mũi là nếp nhăn di truyền, cùng với sự tăng lên của tuổi tác, đến khi già càng hiện rõ. Nếu trên sống mũi xuất hiện nhiều nếp nhăn hình chữ thập, không loại trừ bạn bị bệnh cột sống hoặc thận, người bị nếp nhăn này cột sống thường bị biến dạng.

Cách đối phó: Để tăng cường chức năng của tim mạch, bạn có thể uống một ít rượu vang đỏ mỗi ngày, đây là thức uống bổ dưỡng nhất cho tim. Đồng thời sử dụng các sản phẩm chăm sóc da nguyên chất chứa viatmin C, có hiệu quả ngăn ngừa da chảy xệ.

5. Nếp nhăn giữa lông mày - Đại diện cho sư căng thẳng và áp lực

Dấu hiệu của nếp nhăn: Nếp nhăn giữa hai lông mày gọi là nếp nhăn của sự tức giận. Khi một người trầm tư hoặc tức giận tập trung chú ý giữa hai lông mày sẽ xuất hiện nếp nhăn gọi là nếp nhăn giận dữ. Nếu bị căng thẳng hoặc tinh thần chịu áp lực nếp nhăn tức giận sẽ theo tới. Ngoài ra nếp nhăn giữa hai lông mày đó cũng cho thấy dấu hiệu xoang của bạn không tốt.

Cách đối phó: Mỗi ngày nên uống 5 - 10 viên hạnh nhân ngọt, đây là thực phẩm tốt nhất cho thần kinh.


6. Nếp nhăn quanh mắt - Đại diện cho cảm xúc

Dấu hiệu của nếp nhăn: làn da xung quanh mắt rất nhạy cảm, nếp nhăn này thường được gọi là nếp nhăn nụ cười hay nếp nhăn cảm xúc. Nếp nhăn này không chỉ thể hiện một tâm trạng vui vẻ, mà còn thể hiện tậm trạng lo lắng buồn phiền. Dấu hiệu của nếp nhăn có thể bạn bị bệnh trĩ, nếp nhăn gần mắt là dấu hiệu của tim không tốt, nếp nhăn hình vết chân chim, biểu hiện thính lực giảm, đau nửa đầu.

Cách đối phó: Bạn nên kiểm soát tình cảm của mình và có thời gian thư giãn.

7. Nếp nhăn dưới mắt - Đánh dấu khả năng bài độc

Dấu hiệu của nếp nhăn: Nếp nhăn dưới mắt là mốc đánh dấu khả năng bài độc trong cơ thể của thận và bàng quang. Làn da dưới mắt rất mỏng và khô nhanh, có túi mắt bạn cần phải chăm sóc thận. Dưới mắt xuất hiện những nếp nhăn hình bán nguyệt đó là dấu hiệu của thận, bàng quang và tim có bệnh.

Cách đối phó: Cần phải bổ sung thực phẩm giàu tính kiềm, uống nhiều nước. Các loại thực phẩm như lúa mì lúa mạch rất tốt cho việc rửa sạch thận. Nhẹ nhàng massage chăm sóc cho làn da dưới mắt và sử dụng loại kem bôi mắt thích hợp.

8. Nếp nhăn ở cằm – liên quan mật thiết đến trạng thái của cả cơ thể

Dấu hiệu của nếp nhăn: Nếp nhăn dưới cằm phản ánh tình trạng sức khỏe của đường tiêu hóa. Những nếp nhăn dưới cằm và môi dưới cũng có thể là có bệnh trĩ, nếp nhăn dưới cằm sâu, dạ dày có vấn đề.

Cách đối phó: Bổ sung các thực phẩm giàu collagen như chân gà. Khi dạ dày không tốt cần phải chăm sóc và chữa trị kịp thời.

Meo.vn (Theo iOne)

Sau khi nạo VA tôi vẫn bị ù tai, tại sao vậy ạ?

Khoảng 3 tuần nay tôi bị ù tai, BS chẩn đoán bị VA tồn dư sưng lên làm ù tai. Tôi đã nạo VA và thấy nghe to hơn 1 chút nhưng vẫn ù tai.

Thu Duyên thân mến!

VA là một phần của hệ thống bạch huyết trong vùng mũi họng, gồm các amydale (amidan) là: amygdale vòm (VA), amygdale quanh lỗ tai vòi, amygdale họng, amygdale lưỡi, hoạt động mạnh từ khi sinh ra cho tới 5-7 tuổi, sau đó chức năng của chúng giảm dần, thoái triển, teo dần. Trong đó, amgdale vòm và vòi là ảnh hưởng tới tai giữa nhiều nhất, vì chúng nằm gần và ngay lỗ tai vòi.

VA tồn dư là VA vẫn to, không teo đi khi tới tuổi dậy thì, chúng bị viêm nhiều lần, trở thành ổ nhiễm trùng, thấm nhập nhiều tế bào viêm, tế bào xơ.

Tai giữa liên quan với mũi họng bởi một ống thông nhỏ, hẹp đi từ hòm nhĩ xuống vòm họng (gọi là vòi nhĩ hay vòi tai), chức năng là tạo sự thông khí từ khoang mũi, vòm với tai giữa, tạo thăng bằng áp lực mặt ngoài và mặt trong của màng nhĩ.

Khi VA quá phát, niêm mạc mũi xoang viêm xung huyết phù nề, cùng với dịch tiết gây bán tắc hay tắc nghẽn tai vòi, hậu quả là tai giữa thiếu thông khí, áp lực giảm xuống, gây viêm tai giữa thanh dịch, hay viêm tai giữa mủ... làm cho tai giảm sức nghe, ù tai khó chịu.

Em bị viêm mũi dị ứng nạm tính, VA tồn dư đã nạo, nghe có rõ hơn, chứng tỏ việc điều trị đã đúng hướng, kết quả khả quan.

Tuy nhiên để thành công, em cần tiếp tục khám tại BV chuyên khoa Tai mũi họng để được đo thính lực đánh giá mức độ nghe của tai, đo nhĩ lượng đánh giá sự thông khí của vòi nhĩ và là cơ sở để theo dõi điều trị tiếp tục. Khi tai vòi thông thoáng, áp lực tai giữa cân bằng với bên ngoài, tai giữa hết viêm, triệu chứng ù tai sẽ dần cải thiện và hết.

Chúc em chóng khỏe, có cuộc sống hạnh phúc!

Meo.vn (Theo Alobacsi)

Biến chứng viêm đường hô hấp trên ở trẻ

Hỏi: Xin chào bác sĩ. Con tôi rất hay bị ho và chảy nước mũi không rõ nguyên nhân do thời tiết hay do ô nhiễm môi trường. Tôi có đưa cháu đi khám thì bác sĩ nói cháu bị viêm đường hô hấp trên. Vậy xin hỏi viên đường hô hấp có những loại nào và có biến chứng gì nguy hiểm? Xin cảm ơn bác sĩ.


Cần chăm sóc bé chu đáo khi có dấu hiệu viêm đường hô hấp

Trả lời: Viêm đường hô hấp trên được chia làm 2 loại cấp tính và mạn tính.

Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên cấp tính sẽ diễn biến trong vòng vài ba ngày với các dấu hiệu sốt cao hoặc vừa, ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, thay đổi giọng, giọng mất đi. Ở trẻ em dưới 1 tuổi đôi khi nôn nhiều, quấy khóc. Khi khám họng lúc đó sẽ thấy niêm mạc họng đỏ rực. Sau đó các dấu hiệu trên mất đi. Khi bị bội nhiễm các vi khuẩn trên, bệnh sẽ diễn biến nặng lên, trẻ hay bị viêm phế quản, viêm phổi.

Khi bị viêm đường hô hấp cấp tính mà không được điều trị hoặc điều trị không dứt điểm thì rất dễ dàng chuyển thành mạn tính. Triệu chứng của viêm đường hô hấp mạn tính là ho húng hắng, rát họng, nuốt thấy hơi vướng như có vật gì nằm trong họng, đặc biệt ở trẻ em là chảy nước mũi thường xuyên (một hoặc cả hai bên mũi).

Một số trẻ em bị VA mạn tính kéo dài mà căn nguyên do vi khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa) thì chất nhầy chảy ra ở mũi thường có màu xanh. Ngoài chảy mũi, trẻ ngủ thường thở bằng miệng. Viêm tai giữa cấp cũng là một biến chứng hay gặp của nhiễm khuẩn hô hấp trên cấp tính nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây thủng màng nhĩ, giảm thính lực hoặc nặng có thể gây biến chứng nội sọ do viêm tai.

Bạn hãy lưu ý theo dõi chặt chẽ sức khỏe của bé và điều trị kịp thời để tránh các nguy cơ viêm mạn tính và biến chứng.

Meo.vn (Theo Meyeucon)