Lưu trữ cho từ khóa: thiếu vitamin

Nguyên nhân gây thiếu vitamin ở trẻ

Vitamin và các chất khoáng là một trong những yếu tố cần thiết cho sự phát triển cơ thể trẻ em. Trẻ có sức khỏe bình thường, được bú mẹ và ăn uống đầy đủ sẽ không bị thiếu vitamin và khoáng chất.

nguyen-nhan-gay-thieu-vitamin-o-tre

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp như trẻ sinh non, sinh đôi, trẻ lớn quá nhanh, chất lượng bữa ăn không bảo đảm, không được bú sữa mẹ, bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài, rối loạn hấp thu, mắc các bệnh về gan, mật… sẽ bị thiếu vitamin và khoáng chất.

Biểu hiện của trẻ thiếu vitamin

Ths. Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, khi cơ thể bị thiếu vitamin và khoáng chất, trẻ sẽ chậm lớn, mắc một số bệnh, chẳng hạn: thiếu vitamin A có thể gây bệnh ở mắt, nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa; thiếu vitamin B1 dễ bị phù, viêm các dây thần kinh, suy tim; thiếu vitamin C dễ gây chảy máu dưới da và niêm mạc, làm giảm sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn; thiếu vitamin K dễ bị xuất huyết, đặc biệt xuất huyết não, màng não; thiếu vitamin D và canxi sẽ bị còi xương; thiếu kẽm dễ mắc các bệnh ngoài da; thiếu fluor dễ mắc bệnh răng miệng, thiếu sắt dẫn đến thiếu máu….

Nếu trẻ có biểu hiện nguy cơ bị thiếu vitamin và khoáng chất, thì bổ sung các chất này cho trẻ là việc làm cần thiết. Ngoài ra, nếu bạn nghi ngờ chế độ ăn không cung cấp đầy đủ thì ngay cả những trẻ khỏe mạnh cũng nên bổ sung vitamin và khoáng chất. Nhưng, việc bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ phải hết sức thận trọng, vì chúng cũng có nhiều tác dụng phụ không mong muốn như bất kỳ thuốc chữa bệnh nào.

Nguyên nhân gây thiếu vitamin ở trẻ

– Trẻ sống trong những gia đình kinh tế khó khăn nên bữa ăn cho trẻ không bảo đảm chất lượng.

- Trẻ ăn phải gạo bị mốc hoặc để lâu ngày thiếu vitamin B1. Rau quả để bị héo hoặc bảo quản lạnh quá lâu. Do chế biến thức ăn không đúng như đun đi đun lại nhiều lần. Do các tục lệ ăn uống kiêng khem quá mức hoặc trẻ khôngđược bú sữa mẹ…

Ngoài ra, những trẻ bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài, rối loạn hấp thu, các bệnh về gan, mật… là những trẻ hay bị thiếu Vitamin và chất khoáng. Trẻ bị bệnh sốt rét có thể gây thiếu vitamin B1 và tình trạng thiếu vitamin B1 có thể làm phức tạp thêm bệnh sốt rét.

Bên cạnh đó, những trẻ đẻ non, sinh đôi, các trẻ lớn quá nhanh do nhu cầu vitamin quá cao so với sự cung cấp của chúng ta hàng ngày.

Tuy nhiên, việc bổ sung thừa vitamin cho trẻ có thể gây nguy hiểm cho cơ thể trẻ, chẳng hạn như:

- Thừa Vitamin A có thể gây ngộ độc làm tăng áp lực nội sọ dẫn đến trẻ bị nôn nhiều, đau đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển xương có thể làm trẻ chậm lớn, rối loạn thần kinh.

-Thừa Vitamin B6 có thể dẫn tới viêm đa dây thần kinh, giảm trí nhớ, giảm tiết prolactin.

- Do không có hiện tượng tích lũy nên hầu như không gặp thừa Vitamin C,nhưng nếu dùng liều cao theo đường uống có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu chảy.

- Thừa Vitamin D có thể làm cho trẻ chán ăn, mệt mỏi, nôn, dày màng xương, có trường hợp có thể bị thiểu năng, kém trí tuệ, thậm chí gây suy thận và tử vong rất nhanh.

- Thừa Vitamin K thường chỉ gặp khi dùng đường tiêm kéo dài có thể gây tan máu và vàng da.

- Thừa canxi dẫn đến gây mệt mỏi, chán ăn, sỏi thận, tăng huyết áp…xương cốt hoá sớm có thể bị thấp chiều cao

- Thừa sắt dẫn đến gan nhiễm săt, tim nhiễm sắt dẫn đến suy tim

-Thừa kẽm dẫn đến biếng ăn, nôn, rối loạn tiêu hoá…

Lưu ý khi bổ sung vitamin cho trẻ

– Nên cho trẻ dùng dạng lỏng như dung dịch uống vì vừa dễ uống vừa dễ hấp thu.

- Sử dụng thuốc bổ sung vitamin không thay thế được thức ăn, mà vẫn phải ăn uống đầy đủ, cân bằng các nhóm thực phẩm.

Vitamin tự nhiên có rất nhiều trong các loại rau quả, thực phẩm. Do vậy cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo cung cấp đủ vitamin cho cơ thể. Để tránh hậu quả khôn lường do lạm dụng vitamin, cần thực hiện nguyên tắc chỉ bổ sung vitamin khi thực sự cần thiết, không được coi vitamin như là “thuốc bổ” phải dùng liên tục.

Cần đi khám bác sĩ khi có vấn đề về sức khỏe để được có các tư vấn, chỉ dẫn cần thiết. Việc xác định đúng loại vitamin mà cơ thể thiếu để bổ sung thay vì ăn uống tràn lan nhiều loại vitamin là rất quan trọng.

TheoVnMedia.vn

5 dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu vitamin

Với chế độ ăn uống không hợp lý hoặc cách chế biến thực phẩm không đúng hay do có vấn đề về tiêu hóa… có thể dẫn đến sự thiếu hụt các vitamin và khoáng chất.

Hầu hết sự thiếu hụt này được giải quyết bằng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hoặc ăn các thực phẩm giàu vitamin. Trong trường hợp chế độ ăn uống không đáp ứng được cần phải đi khám và có thể phải bổ sung bằng thuốc. Cần lưu ý, khi bổ sung bằng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý dùng. Dưới đây là 5 dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu vitamin.

Các vết nứt ở góc miệng:

Có thể do sự suy giảm sắt, kẽm, vitamin nhóm B như niacin (B3), riboflavin (B2), và vitamin B12. Sự thiếu hụt này phổ biến hơn ở những người ăn chay, ăn kiêng…

Cách khắc phục: Ăn nhiều thịt gia cầm, cá hồi, cá ngừ, trứng, sò, nghêu, cà chua, đậu phộng và các loại đậu như đậu lăng. Hấp thu sắt được tăng cường bởi vitamin C, do đó kết hợp ăn các loại thực phẩm trên với rau như bông cải xanh, ớt chuông đỏ, cải xoăn và súp lơ.

Đỏ hoặc ngứa ngáy trên mặt và rụng tóc:

Đó là do sự suy giảm biotin (vitamin B7), còn được gọi là vitamin dành cho tóc. Việc ăn trứng sống dễ làm cho bạn bị thiếu hụt loại vitamin này vì protein trong trứng sống được gọi là avidin ức chế khả năng của cơ thể hấp thụ biotin.

Cách khắc phục: Cần ăn trứng nấu chín (khi nấu chín sẽ vô hiệu hóa avidin).

5-dau-hieu-canh-bao-co-the-thieu-vitamin

Bị chuột rút có thể là dấu hiệu cảnh báo thiếu magiê, canxi.

Có những nốt đỏ hoặc màu trắng như mụn trứng cá trên má, cánh tay, đùi và mông:

Có thể đó là sự suy giảm axit béo thiết yếu và các vitamin A và D.

Cách khắc phục: Nên ăn cá hồi và cá mòi, các loại hạt như quả óc chó và quả hạnh nhân… Đối với vitamin A, cần bổ sung ăn các loại rau xanh như khoai lang hoặc rau có màu như cà rốt, ớt chuông đỏ. Với các loại rau này sẽ cung cấp beta caroten, một tiền chất của vitamin A, sau đó cơ thể sẽ sử dụng để tạo ra vitamin A.

Ngứa ran, nhói đau, tê ở bàn tay, bàn chân…

Các dấu hiệu trên có thể cho thấy cơ thể đang thiếu vitamin B như axit folic (B9), B6, và B12. Các dấu hiệu trên liên quan trực tiếp đến các dây thần kinh ngoại vi và thể hiện trên da với các triệu chứng trên. Lưu ý rằng, các triệu chứng này có thể được kết hợp với lo âu, trầm cảm, thiếu máu, mệt mỏi, mất cân bằng hormon.

Cách khắc phục: Hãy tìm ăn những rau như bina, măng tây, củ cải, đậu, trứng, bạch tuộc, sò, nghêu, gia cầm.

Chuột rút cơ bắp

Đó là dấu hiệu của sự thiếu hụt magiê, canxi và kali… Nếu xảy ra thường xuyên thì đây là một tín hiệu cảnh báo rằng cơ thể bạn đang thiếu các loại vitamin này.

Cách khắc phục: Ăn nhiều chuối, hạnh nhân, hạt dẻ, bí, anh đào, táo, bưởi, bông cải xanh, rau cải, rau lá xanh đậm như cải xoăn, rau bina và bồ công anh.

Theo Suckhoedoisong.vn

Có thể bị suy giảm nhận thức nếu thiếu vitamin B12

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ chỉ ra rằng: người lớn tuổi nếu không dung nạp đủ vitamine B12 có thể ảnh hưởng xấu đến tư duy và kích thước bộ não.

Nghiên cứu trên được xuất bản trên tạp chí Neurology của các nhà khoa học thuộc Trung tâm y tế trường Đại học Rush (Mỹ) sau khi khảo sát 121 người độ tuổi 50 – 65 trong vòng 5 năm. Các nhà nghiên cứu đã đo lượng vitamine B12 trong máu của những người tham gia và ghi lại quá trình phân giải của nó. Họ cũng ghi lại quá trình kiểm tra, hoạt động tư duy của người tham gia và chụp MRI (cộng hưởng từ) lên bộ não. Theo đó, họ đã phát hiện ra, những người mà cơ thể có lượng vitamine B12 thấp thì kích thước não nhỏ hơn và quá trình nhận thức cũng kém hơn so với những người có lượng vitamine B12 đầy đủ trong máu. Theo các nhà khoa học, vitamine B12 có vai trò quyết định trong việc tổng hợp tế bào hồng cầu cũng như trong việc sản sinh ra các tác nhân quan trọng khác có tác dụng duy trì sự khỏe mạnh của ADN, các hormone, protein và chất béo mà cơ thể cần đến.

co-the-bi-suy-giam-nhan-thuc-neu-thieu-vitamin-b12

Các chuyên gia cho biết: Dường như tất cả các trường hợp thiếu vitamine B12 đều liên quan chặt chẽ và có tác động qua lại đến chức năng nhận thức, điều đó có nghĩa, khi cơ thể thiếu hụt vitamine B12 thì kích thước bộ não sẽ bé đi, và kết quả nhận thức ở người đó cũng sụt giảm.

GS. Tangney, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, khẳng định, sự thiếu hụt vitamine B12 cần được quan tâm đặc biệt ở người lớn tuổi vì xu hướng con người hấp thụ vitamine giảm dần theo thời gian, tuổi tác. Theo một thống kê y tế mới đây, có khoảng 9%-12% người trưởng thành ở Mỹ thiếu hụt vitamin B12. Vì thế, các chuyên gia sức khỏe thuộc Viện Y khoa Mỹ khuyến nghị, nên dung nạp ít nhất 2,2 microgram (mcg) vitamine B12 mỗi ngày. Các thực phẩm chứa nhiều vitamine B12 là cá, thịt (đặc biệt là gan), thịt gia cầm, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa.

Thiếu vitamine B12 cũng là vấn đề nan giải của bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường týp 2 vì họ phải uống thuốc metformin – một loại thuốc phổ biến làm giảm lượng đường trong máu và thuốc này gây cản trở cơ thể hấp thụ vitamine B12.

Trong nghiên cứu gần đây, nhóm các chuyên gia về sức khỏe thần kinh học của Mỹ đã thực hiện một chương trình kỹ lưỡng kiểm tra chức năng não trên 220 người tình nguyện lớn tuổi. Nghiên cứu bao gồm các đánh giá về khả năng ghi nhớ từ, tư duy logic, ghi nhớ chậm, thứ tự con số, kỹ năng nói rõ và đọc. Kết quả cho thấy, những người được bổ sung vitamine B2 đầy đủ trong chế độ ăn uống thì việc nhận thức không suy giảm là bao. Với những người chế độ ăn nghèo vitamine B12 và không được bổ sung qua đường uống thì các kỹ năng tư duy, suy nghĩ và giải quyết về một vấn đề nào đó diễn ra chậm hơn. Các chuyên gia sức khỏe cũng nhấn mạnh, kiểm tra sự sụt giảm lượng vitamine B12 trong máu sẽ là cách tốt nhất giúp nhiều người lớn tuổi tránh được các vấn đề về nhận thức liên quan đến tuổi tác và khiến họ duy trì một trí tuệ minh mẫn.

Lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe là mỗi người khi phát hiện trí tuệ của mình có vấn đề, chẳng hạn như suy giảm nhận thức, hay quên, tư duy chậm… thì nên bổ sung vitamine B12 qua đường uống hoặc đường tiêm theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc, để làm chậm lại (thậm chí đảo ngược) quá trình suy giảm chức năng nhận thức. “Chúng ta có thể làm được điều gì đó đơn giản cho các bệnh nhân trước khi họ phải thực hiện các cuộc kiểm tra lớn hơn về chức năng nhận thức”, GS Tangney khuyến cáo.

Theo Danviet.vn

Nhận biết trẻ bị thiếu Vitamin

Thừa vitamin sẽ nguy hiểm cho trẻ nhưng thiếu hụt cũng nguy hiểm không kém. Do đó, nên theo dõi trẻ có biểu hiện thiếu vitamin hay không để có cách bổ sung hợp lý nhất.

Theo báo cáo của Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO), hiện ở các nước chậm tiến mỗi năm vẫn có trên nữa triệu trẻ em bị mù vì thiếu vitamin A. Trong khi phương thức phòng ngừa tình trạng thiếu hụt viatmin A lại rất đơn giản. Để đề phòng tình trạng thiếu hụt viatmin A ở con, bạn nên quan sát những triệu chứng, những biến đổi bất thường ở trẻ.

Khi đó, bạn chỉ cần điều chỉnh một chút chế độ ăn uống, tăng cường bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin mà trẻ thiếu hụt là được.

- Vitamin A:

+Triệu chứng thiếu: Trẻ chậm lớn, hay mệt mỏi, biếng ăn, biếng chơi, bị khô mắt, sợ ánh sáng, ít nước mắt, da không mịn màng thường khô ráp, bông vảy, sần sùi.

+ Cách điều trị: Cho trẻ ăn nhiều rau củ có màu đỏ như gấc, đu đủ, cà rốt, bí đỏ,...ăn nhiều gan, trứng gà.

nhan-biet-tre-bi-thieu-vitamin

- Vitamin B1:

+ Triệu chứng thiếu: Bị tổn thương các chức năng thần kinh, hay rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón thường xuyên), không tăng cân,..

+ Cách điều trị: Cho trẻ uống nhiều sữa tươi, ăn nhiều ngũ cốc, trứng,..Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống bổ sung vitamin B1.

- Vitamin B3:

+ Triệu chứng thiếu: Bị rối loạn tiêu hóa thường xuyên, viêm miệng lưỡi, không ngủ được.

+ Cách điều trị: Cho trẻ ăn nhiều thịt, cá, ngũ cốc, rau xanh. Không lạm dụng kháng sinh vì sẽ làm rối loạn hệ vi sinh trong đường ruột, làm giảm hấp thụ vitamin B3. Đồng thời cho trẻ uống vitamin B3 theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Vitamin C:

+ Triệu chứng thiếu: Bị viêm nướu, sưng lợi, răng vàng và yếu, dễ sún răng, hay đau mỏi toàn thân.

+ Cách điều trị: Bổ sung cho trẻ 1 trái cam tươi hoặc 1 ly cam vắt mỗi ngày. Cho trẻ ăn nhiều bưởi, cà chua...Đồng thời, cho trẻ uống viên sủi vitamin C nếu có chỉ định của bác sĩ.

- Vitamin D:

+ Triệu chứng thiếu: Bị còi xương, hay đổ mồ hôi trộm, tóc rụng, răng mọc chậm, khi ngủ hay bị giật mình.

+ Cách điều trị: Cho trẻ ăn trứng gà, dầu cá, tắm nắng mỗi ngày. Bổ sung vitamin D theo chỉ định của bác sĩ.

- Vitamin E:

+ Triệu chứng thiếu: Bị thiếu máu

+ Cách điều trị: Cho trẻ ăn nhiều sinh tố bơ, bổ sung dầu hướng dương, dầu cải vào các món canh cho trẻ.

- Vitamin K:

+ Triệu chứng thiếu: Chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu ở da, niêm mạc, rối loạn tiêu hóa, dễ co giật, quấy khóc. Nếu ở tuổi sơ sinh có nguy cơ xuất huyết não.

+ Cách điều trị: Cho trẻ ăn đậu hủ, uống sữa bò tươi.

Điều thuận lợi ở nước ta là có nhiều loại rau củ quả với đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể. Bạn chỉ cần tìm hiểu thông tin, xin tư vấn của bác sĩ là có ngay một thực đơn rất đa dạng để trẻ ăn không ngán mà vẫn đều đặn bổ sung vitamin mỗi ngày.

(Theo Giáo dục TP.HCM)

Các yếu tố gây bệnh còi xương

Trẻ ăn sữa bột có nguy cơ còi xương cao hơn trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào sữa mẹ thì chưa đủ để phòng còi xương vì hàm lượng vitamin D trong sữa mẹ khá thấp (30-60 đơn vị/lít). Vì vậy, trẻ cần tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời.

Còi xương là bệnh rất phổ biến ở trẻ dưới 3 tuổi tại các thành phố công nghiệp vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Việc bổ sung vitamin D vào chế độ ăn của trẻ đã có tác dụng dự phòng và giảm tỷ lệ mắc bệnh. Tuy nhiên, đây vẫn là vấn đề sức khỏe cộng đồng rất quan trọng ở nhiều quốc gia.

Nguyên nhân còi xương là thiếu vitamin D. Việc thiếu chất này sẽ làm giảm hấp thu canxi ở ruột, dẫn tới hạ canxi máu, gây rối loạn quá trình khoáng hóa xương.

Vitamin D tan trong chất béo và có trong thức ăn động vật như gan, cá, trứng, sữa... Tuy nhiên, nguồn cung cấp chủ yếu chính là quá trình tự tổng hợp của cơ thể. Dưới tác động quang hóa của tia cực tím ánh sáng mặt trời, tiền vitamin D ở dưới da sẽ chuyển thành vitamin D.

Các yếu tố nguy cơ còi xương

Thiếu ánh sáng mặt trời: Nhiều trẻ bị còi xương chỉ vì cha mẹ giữ gìn quá kỹ hoặc không có điều kiện cho tắm nắng (do yếu tố địa lý khí hậu, mùa đông, vùng núi sương mù, nhà ở chật chội, ô nhiễm môi trường...).

Tình trạng thiếu hụt nặng vitamin D của người mẹ trong thời gian mang thai: Điều này có thể phá vỡ cân bằng canxi nội mô ở bào thai và gây rối loạn quá trình khoáng hóa xương, dẫn đến còi xương từ trong bào thai. Hàm lượng vitamin D trong sữa mẹ thấp, nên trẻ sơ sinh chủ yếu dựa vào lượng vitamin D dự trữ thu được qua rau thai để đáp úng nhu cầu cơ thể. Vì vậy, việc người mẹ thiếu vitamin D trong thời gian mang thai là yếu tố nguy cơ cao gây còi xương sớm ở trẻ sơ sinh.

Chế độ ăn của trẻ thiếu cả vitamin D và canxi, tỷ lệ canxi/photpho thấp. Chế độ ăn nhiều phytat (có nhiều trong tinh bột), oxalat (có nhiều trong rau) và chất xơ cũng làm giảm hấp thu canxi.

Trẻ suy dinh dưỡng: Một số công trình nghiên cứu cho thấy, còi xương không xảy ra riêng lẻ mà đi kèm với suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, thiếu máu. Trẻ suy dinh dưỡng thường hay rối loạn hấp thu các chất, kể cả vitamin D và muối khoáng; đồng thời thiếu hụt enzym chuyển hóa vitamin D. Ngược lại, tình trạng thiếu vitamin D cũng sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tăng cảm nhiễm với vi khuẩn, do đó tăng nguy cơ suy dinh dưỡng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trẻ suy dinh dưỡng có nguy cơ còi xương cao hơn so với trẻ bình thường.

Trẻ có cân nặng lúc đẻ thấp (dưới 2.500g) có nguy cơ còi xương cao hơn trẻ có cân nặng lúc đẻ bình thường. Nguyên nhân là cơ thể không dự trữ đủ muối khoáng và vitamin D trong thời kỳ bào thai, đồng thời hệ thống men tham gia vào chuyển hóa vitamin D còn yếu.

Có hội chứng kém hấp thu: Tình trạng thiếu vitamin D dễ xảy ra ở những trẻ có hội chứng này. Các bệnh tiêu chảy kéo dài, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, viêm gan tắc mật đều có ảnh hưởng đến hấp thu vitamin D và tăng nguy cơ còi xương.

Để dự phòng còi xương, trong thời gian có thai và cho con bú, người mẹ nên dành thời gian tắm nắng, đi dạo ngoài trời. Nên ăn uống hợp lý, chú ý thực phẩm giàu vitamin D, canxi để phòng tránh còi xương sớm cho trẻ từ trong bào thai và trong những tháng đầu sau đẻ.

Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh, bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu , sau đó cho ăn bổ sung. Chú ý cho ăn dầu mỡ, thực hiện tô màu bát bột. Hằng ngày phải cho trẻ tắm nắng 5-10 phút để có đủ vitamin D.
Bổ sung vitamin D 400 đơn vị/ngày cho trẻ đẻ non, đẻ thấp cân. Một trong những biện pháp phòng bệnh còi xương là tăng cường vitamin D vào thực phẩm cho bà mẹ và trẻ em.

PGS Đào Ngọc Diễn, Sức Khoẻ & Đời Sống